nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 29
ThS. Trần Quang Huy *
uật đất đai đợc Quốc hội thông qua ngày
14/7/1993 là một trong những đạo luật
quan trọng thể hiện đờng lối tiếp tục đổi mới
toàn diện mọi mặt kinh tế - x hội của đất nớc
do Đảng ta khởi xớng và lnh đạo. Sau hơn 5 năm
thực hiện, ngày 2/12/1998 Quốc hội khóa X kì họp
thứ 4 đ thông qua Luật số 10/1998 nhằm sửa đổi, bổ
sung Luật đất đai năm 1993 và chính thức luật
hóa các quyền của tổ chức trong nớc đợc
Nhà nớc giao đất, cho thuê đất, mở rộng thêm
các quyền cho hộ gia đình và cá nhân đồng
thời xác định rõ các hình thức giao đất, cho
thuê đất nhằm điều tiết nguồn thu tài chính
cho ngân sách nhà nớc.
Song, hiện nay chủ trơng cải cách thủ tục
hành chính đ đợc đa vào một số văn bản
pháp luật nh Luật đầu t nớc ngoài tại Việt
Nam năm 2000, Luật khuyến khích đầu t
trong nớc sửa đổi, bổ sung đ đơn giản hóa
một số thủ tục hành chính trong quản lí nhà
nớc. Trong khi đó, Luật đất đai hiện hành về
mặt nội dung quản lí hầu nh không thay
đổi. Vì vậy, ngày 29/6/2001 tại kì họp thứ IX,
Quốc hội khóa X đ thông qua Luật số 25/2001
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.
Chúng tôi xin đề cập một số nội dung cơ
bản sau:
1. Về vấn đề khung giá đất
Luật đất đai năm 1993 thừa nhận đất có giá và Nhà
nớc ban hành khung giá các loại đất để tính thuế
chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền
thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, đền bù thiệt hại
về đất khi thu hồi. Khung giá của Chính phủ quy định
tại Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 quy định mức
giá tối thiểu và tối đa cho từng hạng đất nông nghiệp,
lâm nghiệp, từng hạng đất và loại x cho đất khu dân c
nông thôn, cho từng vị trí và các loại đờng phố đối với
đất đô thị làm cơ sở cho uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ơng ban hành giá các loại đất tại
địa phơng theo nguyên tắc không đợc cao hơn giá tối
đa và không thấp hơn giá tối thiểu mà Chính phủ quy
định. Qua thực tiễn khảo sát bảng giá đất của 61 tỉnh và
thành phố thì giá đất mà các tỉnh quy định không xét tới
giá trị sử dụng và khả năng sinh lợi của đất đai ở từng
địa phơng có các điểm khác nhau mà cứ quy định sao
phù hợp với Nghị định của Chính phủ. Riêng đối với đất
đô thị, các địa phơng đợc áp dụng hệ số điều chỉnh K
theo Quyết định số 302/TTg ngày 13/5/1996 của Thủ
tớng Chính phủ, theo đó việc áp dụng hệ số K với mức
giá tối thiểu bằng 0,5 lần của bảng giá các loại đất đô
thị cùng loại áp dụng cho những đô thị mà kinh tế còn
chậm phát triển hoặc mức giá tối đa bằng 1,8 lần đối với
đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, x hội của địa
phơng hoặc vùng lnh thổ. Ngày 21/3/1998 Chính phủ
đ ban hành Nghị định số 17/1998/NĐ-CP cho phép uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh đợc quyền điều chỉnh tăng hoặc
giảm 50% so với giá đất mà các địa phơng đ ban hành
bao gồm cả hệ số K.
Căn cứ vào khung giá của Chính phủ, các
địa phơng đ ban hành giá đất nhằm thực
hiện các mối quan hệ kinh tế, tài chính về đất
đai giữa Nhà nớc và ngời sử dụng đất, làm
phơng tiện thực thi các chính sách tài chính
về đất đai. Có thể nói rằng việc thừa nhận đất
đai là hàng hóa đặc biệt và ban hành khung giá
của Nhà nớc là bớc tiến quan trọng trong
L
* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trờng đại học luật Hà Nội
nghiên cứu - trao đổi
30 - Tạp chí luật học
nhận thức về đất đai với tính cách là tài sản
quốc gia, nguồn tài chính tiềm năng lớn.
Tuy nhiên, việc quy định tại Điều 12 Luật
đất đai năm 1993 đ bộc lộ những tồn tại nhất
định, ví dụ nh cha bao quát hết các mục đích
nh thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử
dụng đất, kê biên bất động sản đồng thời
cha thấy đợc hết trách nhiệm của uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh trong việc ban hành giá đất,
giá đất do Nhà nớc quy định cha phù hợp
với thực tế gây khó khăn cho các địa phơng
khi thực hiện chính sách đền bù, khiếu kiện
trong dân. Tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP,
Chính phủ đ cho phép đền bù thiệt hại về đất
khi thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh lợi ích công cộng, lợi ích quốc
gia theo giá đất phù hợp với khả năng sinh lợi
và giá chuyển nhợng quyền sử dụng đất thực
tế. Việc này giải quyết đợc vấn đề giá đất đền
bù nhng cũng làm phát sinh sự bất cập giữa
quyền và nghĩa vụ của ngời sử dụng đất (khi
giao đất thì Nhà nớc thu thấp, khi đền bù thì
Nhà nớc phải đền bù cao).
Để giải quyết tình trạng này, Luật đất đai
sửa đổi, bổ sung ngày 29/6/2001 giao cho
Chính phủ quy định khung giá các loại đất cho
từng vùng, theo từng thời gian và nguyên tắc,
phơng pháp xác định giá đất. Căn cứ vào quy
định của Chính phủ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quy định giá các loại đất phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phơng để tính thuế chuyển
quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thu đất, lệ
phí trớc bạ, tính giá trị tài sản khi giao đất,
bồi thờng thiệt hại khi Nhà nớc thu hồi đất.
Nh vậy, thông qua việc ban hành khung
giá các loại đất và nguyên tắc, phơng pháp
xác định giá đất trong nghị định tới đây của
Chính phủ để thực thi Luật đất đai sửa đổi, bổ
sung năm 2001, Nhà nớc vẫn bảo đảm vai trò
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai đồng
thời thực hiện chính sách tài chính quốc gia
đối với các nguồn thu từ đất.
2. Vấn đề quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Điều 18 Luật đất đai quy định về thẩm
quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai trong khi đó vẫn ghi nhận thẩm quyền
của Quốc hội trong việc phê chuẩn quy hoạch
của cả nớc, Uỷ ban thờng vụ Quốc hội
thông qua kế hoạch hàng năm của Chính phủ
tại Điều 23 luật đất đai. Nh vậy, vấn đề này
đợc đặt không đúng chỗ, vì nội dung Điều 23
quy định về thẩm quyền giao đất của các cơ
quan hành chính nhà nớc. Thực ra, trên thực
tế hơn 8 năm qua cũng cha bao giờ Uỷ ban
thờng vụ Quốc hội thông qua kế hoạch hàng
năm của Chính phủ trong việc chuyển giao đất
nông nghiệp, lâm nghiệp sử dụng vào mục
đích khác mà cứ 5 năm một lần Uỷ ban thờng
vụ Quốc hội thông qua kế hoạch của Chính
phủ đối với tất cả các loại đất chứ không riêng
gì đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Vì vậy, không
thể để mi tình trạng này. Ngoài ra, Điều 18
quy định còn rất chung chung, không xác định
cụ thể việc xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất đai của Quốc hội và Chính phủ trong
từng thời kì. Theo điều luật này, Quốc hội vừa
quyết định quy hoạch vừa quyết định kế hoạch
sử dụng đất, trong khi kế hoạch sử dụng đất là
sự cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất đai trong
từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, quan điểm sửa
đổi Điều 16 và 18 Luật đất đai dới 3 góc độ.
(1)
Thứ nhất, không quy định thẩm quyền của
Uỷ ban thờng vụ Quốc hội trong việc thông
qua kế hoạch của Chính phủ. Thẩm quyền tập
trung vào Quốc hội và cứ 5 năm một lần Quốc
hội xét duyệt quy hoạch sử dụng đất trong
phạm vi cả nớc phù hợp với kế hoạch năm
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 31
năm của Nhà nớc. Việc quy định nh vậy vừa
phù hợp với thực tế, vừa thể hiện sự cải cách
hành chính trong quá trình xây dựng, quyết
định quy hoạch.
Thứ hai, Chính phủ vừa xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ơng, vừa xét duyệt luôn kế hoạch
hàng năm của các tỉnh khi có nhu cầu chuyển
mục đích sử dụng đất.
Thứ ba, không xác lập thẩm quyền lập quy
hoạch, kế hoạch của các bộ, ngành, cơ quan
trực thuộc Chính phủ vì các quy hoạch và kế
hoạch này đ thể hiện trong quy hoạch của
vùng lnh thổ. Riêng đối với đất an ninh và
quốc phòng là bộ phận đất chuyên dùng đặc
biệt phục vụ bí mật quốc phòng, đảm bảo an
ninh quốc gia thì việc lập quy hoạch, kế hoạch
do Bộ quốc phòng và Bộ công an trình Chính
phủ phê duyệt.
Việc sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, 3 Điều 16 và 18
của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai
năm 2001 là phù hợp với thực tế. Ngày 1/10/2001 Chính
phủ đ ban hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP nhằm sẽ
cụ thể hóa các quy trình về lập, nội dung quy hoạch, kế
hoạch, thẩm quyền xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất để Luật thực sự đi vào cuộc sống.
3. Vấn đề thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
3.1. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất sử
dụng vào mục đích khác
Điều 23 của Luật đất đai năm 1993 quy
định thẩm quyền giao đất, thuê đất tập trung
chủ yếu ở Chính phủ, dẫn đến tình trạng Chính
phủ phải giải quyết nhiều việc mang tính sự vụ
và trên thực tế vẫn không kiểm soát đợc, vừa
làm giảm trách nhiệm của chính quyền địa
phơng. Hàng năm Chính phủ vừa xét duyệt kế
hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ơng, sau đó trong nhiều trờng
hợp Chính phủ lại quyết định giao đất, thuê đất
dẫn tới tình trạng có những dự án Chính phủ
phải quyết định nhiều lần.
Vì vậy, khoản 5 Điều 1 Luật đất đai sửa
đổi bổ sung năm 2001 quy định:
1. Chính phủ quyết định giao đất trong các
trờng hợp sau đây:
a. Giao đất có thu tiền sử dụng đất để tạo vốn xây
dựng cơ sở hạ tầng theo dự án;
b. Giao đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng và an ninh.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ơng quyết định giao đất, cho thuê
đất cho các đối tợng sau:
a. Tổ chức sử dụng đất;
b. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nội thành
phố, thị x.
3. Uỷ ban nhân dân huyện, thị x, thành phố thuộc
tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia
đình, cá nhân trừ trờng hợp quy định tại điểm b khoản
2 điều này.
Việc sửa đổi, bổ sung Điều 23 nh trên giải quyết
đợc hàng loạt vấn đề sau đây:
+ Luật đất đai sửa đổi, bổ sung đ làm rõ
các thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của
Chính phủ. Đây là điểm rất quan trọng, vì
trớc đây xác định rằng Chính phủ đợc quyền
giao đất sử dụng vào mọi mục đích và trong
những trờng hợp cần thiết. Tuy nhiên, các
quy định không xác định rõ trờng hợp nào là
cần thiết, nhiều thẩm quyền của Chính phủ
nằm tản mạn ở một số nghị định của Chính
phủ mà không phải bất cứ ai cũng nắm vững
các quy định này để áp dụng pháp luật cho
đúng.
+ Điều 23 Luật đất đai sửa đổi, bổ sung bỏ các quy
định về hạn mức giao đất đối với các công trình chuyên
dùng theo tuyến và không theo tuyến. Đây là vấn đề còn
nhiều tranh ci song thực tế nếu các dự án sử dụng đất
trên 1 ha cho một công trình chuyên dùng phải do Chính
phủ quyết định thì hầu hết các công trình đang triển
khai trên phạm vi cả nớc đều do Chính phủ quyết định
giao đất. Theo chúng tôi, nếu còn quy định hạn mức
nghiên cứu - trao đổi
32 - Tạp chí luật học
giao đất thì đây sẽ là rào cản rất lớn trong việc thực thi
thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Điều 23 đợc sửa đổi, bổ sung đ xác định rõ sự
phân cấp giữa Chính phủ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, uỷ
ban nhân dân cấp huyện khiến cho các thẩm quyền vừa
không tập trung ở Chính phủ, vừa không thả nổi cho
chính quyền địa phơng mà mỗi cấp đều có phạm vi đối
tợng đợc giao đất, cho thuê đất hết sức cụ thể.
3.2. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
nông nghiệp, lâm nghiệp
Theo quy định của Luật đất đai, ngời sử
dụng đất nông nghiệp vợt hạn mức sau ngày
1/1/1999, những ngời không trực tiếp sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì phải thuê đất
nhng Điều 24 Luật đất đai năm 1993 cha
quy định về vấn đề này. Vì vậy, khoản 6 Điều
1 Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 sửa
đổi, bổ sung Điều 24 xác định rõ thẩm quyền
giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp nh sau:
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao đất, cho
thuê đất đối với tổ chức kinh tế sử dụng đất.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị x, thành phố
thuộc tỉnh giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá
nhân.
3. Uỷ ban nhân dân x, phờng, thị trấn
cho thuê đất thuộc quỹ đất công ích của x,
phờng, thị trấn.
Việc quy định nh trên có sự phân cấp rõ ràng
trong giao đất và cho thuê đất nông nghiệp, lâm nghiệp
đối với từng cấp uỷ ban nhân dân. Mặt khác, sau nhiều
năm chúng ta phục hồi lại thẩm quyền giao đất, cho
thuê đất nông nghiệp, lâm nghiệp của uỷ ban nhân dân
cấp quận đối với thành phố trực thuộc trung ơng. Đây
là điểm mới rất đáng quan tâm, vì hiện nay khi mở rộng
các thành phố trực thuộc trung ơng, nhiều quận mới
đợc thành lập trên cơ sở là các huyện trớc đây còn
nhiều đất nông, lâm nghiệp. Vì vậy, giao cho uỷ ban
nhân dân cấp quận thẩm quyền này là hợp lí. Một điểm
nữa cũng rất đáng quan tâm là tại khoản 3 Điều 24 cho
phép uỷ ban nhân dân x, phờng, thị trấn có thẩm
quyền cho thuê quỹ đất công ích. Thực ra việc cho thuê
đất công ích đ tiềm ẩn từ Luật đất đai năm 1993, sau
đó triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định số 64/CP
ngày 27/9/1993 của Chính phủ về giao đất cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên, các
quy định trớc đây xác định việc cho thuê đất trên cơ sở
hợp đồng. Đặc biệt, sau Luật đất đai sửa đổi, bổ sung
năm 1998 thì hợp đồng từ sau ngày 1/1/1999 có thời hạn
tối đa không quá 5 năm. Song với quy định hiện nay
hình thức pháp lí xác định mối quan hệ giữa uỷ ban
nhân dân cấp x với hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thu
đất công ích là quyết định thuê đất.
3.3. Thẩm quyền cho phép chuyển mục
đích sử dụng
Trong Luật đất đai năm 1993, vấn đề
chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất nông
nghiệp trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu
năm hoặc nuôi trồng thuỷ sản cha đợc quy
định. Trong khi đó nhu cầu chuyển đổi từ mục
đích này sang mục đích khác thờng xảy ra
trong đời sống dân c, đặc biệt hiện nay tốc độ
chuyển từ đất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản ở
nhiều tỉnh miền tây Nam Bộ, vùng Duyên Hải
miền Trung rất lớn. Có nơi, có lúc việc chuyển
mục đích này mang tính tự phát, do lợi nhuận
từ việc nuôi tôm sú cao, ngời dân tự tiện
chuyển từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ
sản nh ở Bạc Liêu từ 10/2/2001 đến
28/8/2001 đ có 88000 ha đợc chuyển đổi
tăng 53.000 ha so với năm 2000; tỉnh Cà Mau
có 209.000 ha đợc chuyển đổi vợt hơn
100.000 ha so với kế hoạch, riêng 8 tháng năm
2001 có 132.000 ha đợc chuyển đổi.
(2)
Thực tiễn trên cho thấy, việc chuyển mục đích sử
dụng đất là nhu cầu tất yếu của hộ nông dân. Tuy nhiên,
nhu cầu này cần phải đợc thực hiện có kế hoạch, trên
cơ sở quy hoạch đ đợc cơ quan nhà nớc có thẩm
quyền phê duyệt.
Vì vậy, việc bổ sung Điều 24a và 24b trong Luật
đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 nhằm xác định thẩm
quyền cụ thể của cơ quan nhà nớc trong việc cho phép
chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất. Theo đó,
cơ quan nhà nớc có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
từ cấp tỉnh trở xuống theo quy định tại Điều 23, 24 Luật
đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 có quyền cho phép
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 33
chuyển mục đích sử dụng các loại đất. Quy định này
một mặt đáp ứng nhu cầu bức xúc của ngời sử dụng
trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chủ động sản xuất
kinh doanh, mặt khác, Nhà nớc vẫn đảm bảo đợc sự
quản lí của mình theo quy định và pháp luật.
3.4. Thẩm quyền cho thuê đất đối với tổ
chức và cá nhân nớc ngoài
Cho đến trớc khi Luật đất đai sửa đổi, bổ sung
năm 2001 có hiệu lực, Điều 80 của Luật đất đai năm
1993 giao toàn bộ thẩm quyền cho thuê đất đối với tổ
chức, cá nhân nớc ngoài cho Chính phủ. Trong 8 năm
qua vấn đề thu hút đầu t nớc ngoài vào Việt Nam có
những thăng trầm nhất định, để phù hợp với các thay đổi
đó, Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam đ nhiều lần
đợc sửa đổi, bổ sung nhằm khuyến khích hơn nữa dòng
vốn đầu t vào Việt Nam. Với Luật đầu t nớc ngoài
năm 2000 và Nghị định số 24/2000/NĐ-CP về thi hành
Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam nhiều quy định
mới thể hiện chính sách cởi mở trong đầu t của Đảng
và Nhà nớc Việt Nam. Trong khi đó, các thẩm quyền
về cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu t vào Việt
Nam không còn phân cấp nh Luật đất đai năm 1993.
Mặt khác, trong nhiều trờng hợp cho thuê đất để xây
dựng công trình ngoại giao, các văn phòng đại diện của
tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì thẩm quyền tập trung
hoàn toàn ở Chính phủ, không có dấu hiệu phân quyền
cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy, khoản 1 của Điều
80 đ đợc sửa đổi bổ sung nh sau:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ơng quyết định việc cho thuê đất đối với các trờng
hợp sau:
a. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lnh sự, cơ
quan đại diện khác có chức năng ngoại giao của nớc
ngoài tại Việt Nam.
b. Cơ quan đại diện các tổ chức Liên hợp
quốc; cơ quan, tổ chức liên chính phủ, cơ quan
đại diện của các tổ chức liên chính phủ.
Quy định nh trên khắc phục tình trạng tập
trung thẩm quyền ở Chính phủ, mặt khác, tăng
cờng trách nhiệm của uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh khi cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân
nớc ngoài.
Đối với các dự án đầu t nớc ngoài vào
Việt Nam của tổ chức, cá nhân nớc ngoài,
ngời Việt Nam định c ở nớc ngoài thì thẩm
quyền cho thuê đất thực hiện theo quy định
của Chính phủ. Nói một cách khác, các dự án
sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và 50 ha đối
với các loại đất khác do Thủ tớng Chính phủ
quyết định, dới mức trên do chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định. Quy định nh
trên sẽ đồng bộ với các văn bản pháp luật về
đầu t nớc ngoài tại Việt Nam.
4. Về vấn đề bồi thờng thiệt hại khi
Nhà nớc thu hồi đất
Đây có lẽ là vấn đề đợc nhiều ngời quan
tâm nhất vì đền bù thiệt hại, giải phóng mặt
bằng là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, có
liên quan đến nhiều đối tợng khác nhau (Nhà
nớc, chủ dự án, ngời bị thu hồi đất). Thực
hiện Hiến pháp 1992 và Luật đất đai năm
1993, Chính phủ đ ban hành Nghị định số
90/CP ngày 17/8/1994 quy định về việc đền bù
thiệt hại khi Nhà nớc thu hồi đất vì mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng, lợi ích
quốc gia. Theo quy định này, giá đất tính đền
bù là giá đất do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban
hành theo khung giá do Chính phủ quy định
nhng giá đất này thờng thấp hơn so với giá
đất thực tế chuyển nhợng tại các địa phơng.
Vì vậy, ngời bị thu hồi đất không đủ khả
năng tái tạo lại tài sản đ bị thiệt hại. Mặt
khác, hàng loạt các tồn tại khác tiềm ẩn trong
quá trình thực thi nghị định nh phạm vi đền
bù hẹp, điều kiện đền bù về đất và tài sản cha
thỏa đáng, cha có chính sách hỗ trợ cho ngời
bị thu hồi đất để ổn định cuộc sống. Đây cũng
chính là các nguyên nhân làm giảm tiến độ
thực hiện các dự án của Nhà nớc do ách tắc ở
khâu giải phóng mặt bằng. Cùng thời gian đó,
các dự án sử dụng vốn ODA của các tổ chức
tài chính quốc tế đợc triển khai ngày một
nhiều, "độ vênh" của chính sách đền bù trong
nớc với chính sách tái định c của các tổ chức
nghiên cứu - trao đổi
34 - Tạp chí luật học
tài chính quốc tế đ làm phát sinh những bất
hợp lí giữa các đối tợng bị thu hồi đất. Để
giải quyết các thực tế bức xúc trên, Chính phủ
đ ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP
ngày 24/4/1998 thay thế cho Nghị định số
90/CP. Tuy nhiên, thực tế công tác đền bù thiệt
hại, giải phóng mặt bằng và tái định c trong
thời gian vừa qua diễn ra rất phức tạp, Nghị
định số 22/1998/NĐ-CP vẫn cha đáp ứng đầy
đủ đòi hỏi của cuộc sống.
Trong Hội nghị bàn về sửa đổi bổ sung
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 14, 15
tháng 12/2000 tại Hà Nội, phó Thủ tớng
Nguyễn Công Tạn nói tới một thực tế là "trong
số gần 550.000 đơn tha kiện của dân có gần
một nửa liên quan đến đền bù giải phóng mặt
bằng"
(3)
và "Nghị định số 22/1998/NĐ-CP là
một trong hai nghị định thiếu thành công nhất
của Chính phủ trong thời gian vừa qua và cần
phải đa các quy định có tầm quan trọng vào
trong Luật đất đai sửa đổi, bổ sung".
(4)
Vì vậy, tại khoản 1 của Điều 27 Luật đất
đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định mang
tính nguyên tắc: Trong trờng hợp cần thiết,
Nhà nớc thu hồi đất của ngời sử dụng để sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng thì ngời bị thu
hồi đất đợc bồi thờng thiệt hại hoặc hỗ trợ.
Việc bồi thờng hoặc hỗ trợ đợc thực hiện
theo quy định của Chính phủ đồng thời Nhà
nớc có chính sách để ổn định đời sống cho
ngời có đất bị thu hồi. Trong trờng hợp
ngời bị thu hồi phải di chuyển chỗ ở thì đợc
mua nhà của Nhà nớc hoặc đợc giao đất có
thu tiền sử dụng đất. Hi vọng rằng trong thời
gian tới Nghị định mới của Chính phủ về chính
sách bồi thờng thiệt hại sẽ ra đời thay thế
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP nhằm cụ thể các
quy định tại Luật đất đai sửa đổi, bổ sung.
Điểm mới quan trọng tại khoản 2 Điều 27
xác định cơ chế thực hiện việc cỡng chế đối
với ngời bị thu hồi đất trong trờng hợp họ cố
tình chây ỳ, không chấp hành quyết định của
cơ quan nhà nớc, xúi giục, kích động ngời bị
thu hồi đất khiếu kiện gây mất đoàn kết và ổn
định x hội. Luật xác định rõ: Trờng hợp
phơng án bồi thờng đ đợc cơ quan nhà
nớc có thẩm quyền phê duyệt, đợc công bố
công khai và có hiệu lực thi hành theo quy
định của pháp luật mà ngời bị thu hồi đất
không thực hiện thì cơ quan ra quyết định thu
hồi có quyền ra quyết định cỡng chế.
Ngoài ra, trong trờng hợp cộng đồng dân c xây
dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng
đồng theo quy hoạch bằng nguồn vốn do nhân dân đóng
góp hoặc Nhà nớc có hỗ trợ thì việc bồi thờng do
cộng đồng dân c tự thỏa thuận với ngời bị thu hồi đất.
Đây là quyết định rất cần thiết vì hiện nay nhiều công
trình nh mở rộng đờng làng, thôn xóm, kênh mơng
nội đồng, các công trình văn hóa, x hội nhiều gia đình
tự đóng góp không đòi hỏi bồi thờng hoặc chỉ hỗ trợ
phần nào. Vì vậy, Nhà nớc không cần can thiệp quá
sâu vào mối quan hệ truyền thống trong cộng đồng dân
c mà do họ tự thỏa thuận trên tinh thần đoàn kết, tợng
trợ và cùng đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu dân
c.
5. Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất
Theo quy định của Luật đất đai, tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân trong nớc có quyền thế
chấp giá trị quyền sử dụng đất tại tổ chức tín
dụng Việt Nam. Trong khi đó, Luật đầu t
nớc ngoài tại Việt Nam cho phép doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đợc thế chấp
giá trị quyền sử dụng đất thuê tại tổ chức tín
dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng liên doanh,
tổ chức tín dụng nớc ngoài đợc phép hoạt
động tại Việt Nam.
(5)
Từ đó phát sinh sự không
bình đẳng giữa tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nớc trong việc thế chấp giá trị quyền sử dụng
đất và hạn chế khả năng cho vay của các tổ
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 35
chức tín dụng liên doanh hoặc tổ chức tín dụng
100% vốn nớc ngoài đợc phép hoạt động
trên lnh thổ Việt Nam. Vì vậy, Luật đất đai
sửa đổi bổ sung năm 2001 đ bổ sung Điều
78g nh sau:
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân có quyền thế
chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Luật
đất đai thì đợc thế chấp hoặc bảo lnh bằng giá trị
quyền sử dụng đất, tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
gắn liền với đất đó tại tất cả các tổ chức tín dụng đợc
phép hoạt động tại Việt Nam không phân biệt tổ chức
tín dụng đó là của Việt Nam hay nớc ngoài./.
(1).Xem: Điều 16 và 18 Luật đất đai sửa đổi bổ sung
năm 2001.
(2).Xem: Báo tin tức số 716, ngày 28/8/2001.
(3).Xem: Báo đầu t số ra ngày 19/12/2000.
(4).Xem: Báo an ninh thủ đô ngày 26/5/2001, bài phỏng
vấn phó thủ tớng Nguyễn Công Tạn.
(5).Xem: Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày
21/7/2000 về thi hành chi tiết Luật đầu t nớc
ngoài tại Việt Nam.