Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo "Giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.71 KB, 5 trang )



nghiên cứu - trao đổi
40 - Tạp chí luật học






Phan Thị Hơng Thủy *
iện nay, trớc yêu cầu chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, việc hoàn thiện cơ chế
giải quyết tranh chấp kinh tế của các doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài tại Việt Nam
đ trở thành một trong những yêu cầu bức xúc
bởi vì các lí do chủ yếu sau:
- Cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế hiện
nay ở Việt Nam, tuy vẫn đợc coi là công cụ
góp phần tạo trật tự ổn định cho hoạt động của
các chủ thể kinh tế, trong đó có các doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài - bộ phận
quan trọng của nền kinh tế quốc dân nhng
vẫn còn nhiều hạn chế nên cha thực sự đáp
ứng yêu cầu của tình hình mới. Vì vậy, vấn đề
đặt ra là cần phải quan tâm đến những nét đặc
thù của cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế
của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài tại Việt Nam sao cho vừa phù hợp với cơ
chế giải quyết tranh chấp kinh tế nói chung,
vừa thể hiện đợc những nét riêng có của các


doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài tại
Việt Nam nhằm tạo ra sự hấp dẫn hơn đối với
các nhà đầu t nớc ngoài, đảm bảo khả năng
sinh lợi và an toàn vốn đầu t; tạo niềm tin về
môi trờng pháp lí ổn định, rõ ràng, đồng bộ,
bảo đảm cho các doanh nghiệp có vốn đầu t
nớc ngoài phát triển lâu dài và ổn định tại
Việt Nam.
- Hiệp định thơng mại Việt - Mĩ đ có
hiệu lực và Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập
Tổ chức thơng mại thế giới (WTO) cũng là
những nhân tố quan trọng để việc xây dựng và
hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh
tế của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài tại Việt Nam trở thành yêu cầu có tính
cấp bách.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin
đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn
thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của
các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài
tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
1. Hoàn thiện pháp luật về đầu t nớc
ngoài
1.1. Tiếp tục hoàn thiện Luật đầu t nớc
ngoài tại Việt Nam
Việc tiếp tục hoàn thiện Luật đầu t nớc
ngoài tại Việt Nam đợc thực hiện bằng các
biện pháp cụ thể sau:
Một là, bổ sung vào Luật đầu t nớc
ngoài tại Việt Nam các định nghĩa nh:

- "Doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài": là doanh nghiệp đợc thành lập theo
Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam, có sự
góp vốn và tham gia quản lí điều hành của
nhà đầu t nớc ngoài để tiến hành hoạt
động kinh doanh trên lnh thổ Việt Nam
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- "Tranh chấp kinh tế của các doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài" là tranh
chấp liên quan đến hoạt động kinh tế (nhằm
mục đích thu lợi nhuận) của các doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài và đợc
H
* Công ti luật Hoàng Long


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 41

pháp luật quy định là tranh chấp kinh tế.
- Giải quyết tranh chấp kinh tế của các
doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài "bằng
thơng lợng" là cách thức tự các bên tranh
chấp bàn bạc tìm ra cách tháo gỡ vớng mắc
mà không có sự can thiệp từ ngời thứ ba,
trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp của từng bên, có tính đến yếu
tố thoả hiệp vì lợi ích chung. Đây là giai
đoạn tiền xét xử.
- Giải quyết tranh chấp kinh tế của các

doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài "bằng
hoà giải" đây là giai đoạn tiền xét xử do các
bên tranh chấp tự giải quyết bằng thơng
lợng là chủ yếu nhng có sự tham gia của
ngời thứ ba đóng vai trò trung gian để hoà
giải các bên. Ngời thứ ba này có thể là cá
nhân, có thể là tổ chức theo luật định.
- "Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế
của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài" bao gồm các cơ quan: Các loại tổ chức
trọng tài, cơ quan quản lí nhà nớc về đầu t
nớc ngoài và toà án Việt Nam - là các cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh
tế của doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài
có chức năng, thẩm quyền mà pháp luật quy
định.
Ngoài Điều 24 Luật đầu t nớc ngoài hiện
hành, theo chúng tôi, bốn vấn đề nêu trên đây
có thể bổ sung thành chơng riêng trong Luật
đầu t nớc ngoài hiện hành, gọi là chơng về
giải quyết tranh chấp kinh tế của các doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài.
- Quy định rõ loại hình tranh chấp về
kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu t
nớc ngoài tại Việt Nam và thẩm quyền của
các cơ quan xét xử. Về vấn đề này, chúng
tôi thấy rằng cần theo xu hớng mở rộng
thẩm quyền của toà án kinh tế trong giải
quyết tranh chấp kinh tế của các doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài.

- Cách xác định thời điểm phát sinh tranh
chấp và phát sinh quyền của các bên yêu cầu
toà án giải quyết: Cụ thể là 6 tháng nhng
lấy mốc sau khi các bên đ trải qua hình thức
giải quyết bằng thơng lợng và hoà giải trên
cơ sở văn bản do các bên tranh chấp kí vào
hoặc có ý kiến của cơ quan hoà giải.
- Quy định về thủ tục hoà giải tại toà án:
Có thể có sự tham gia của các thành phần
khác nh cơ quan quản lí nhà nớc về đầu t
nớc ngoài, các cơ quan chuyên môn của ủy
ban nhân dân tuỳ theo từng loại tranh chấp.
Đây là điểm khác với thủ tục hoà giải các vụ
án kinh tế hiện hành (chỉ có các bên đơng
sự).
- Thời hạn yêu cầu toà án giải quyết
tranh chấp kinh tế (nhất là đối với các tranh
chấp phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp có
vốn đầu t nớc ngoài): Cần dài hơn quy
định hiện hành, cụ thể là 2 năm nh quy định
của Luật thơng mại. Tuy nhiên, song song
với quy định này cần có quy định đề cao và
khuyến khích các bên giải quyết nhanh
chóng vụ tranh chấp bằng thơng lợng và
hoà giải.
- Trình tự và thủ tục giải quyết tranh
chấp bằng thơng lợng giữa các bên tranh
chấp, thẩm quyền của những ngời tham gia
họp và giá trị pháp lí của các thoả thuận đạt
đợc giữa các bên.

- Trình tự và thủ tục giải quyết tranh
chấp bằng hoà giải nói chung và tại cơ quan
quản lí nhà nớc về đầu t nớc ngoài nói
riêng: T cách pháp lí và thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của các cơ quan, tổ chức
đứng ra hoà giải giữa các bên; giá trị pháp lí
của các kết quả giải quyết tranh chấp của các
cơ quan, tổ chức có chức năng hoà giải.
- Quy định về thi hành các quyết định
của tổ chức trọng tài.
Hai là, sửa đổi quy định về tổ chức, hoạt


nghiên cứu - trao đổi
42 - Tạp chí luật học

động của doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài.
Cần thiết phải sửa đổi một số quy định liên
quan đến nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động
của doanh nghiệp liên doanh (và cả đối với
doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài thuộc sở
hữu của nhiều nhà đầu t nớc ngoài), ví dụ:
- Sửa đổi quy định về nguyên tắc xác định
số lợng đại diện của các bên tham gia vào hội
đồng quản trị, có thể không theo tỉ lệ vốn góp
mà theo số lợng cụ thể để tránh những trờng
hợp có thể gây khủng hoảng và bế tắc nh luật
hiện hành. Và việc xác định số lợng có thể
theo nguyên tắc bằng nhau cụ thể các bên có

thể cử ngời của mình tham gia hội đồng quản
trị với số lợng bằng nhau nhng nếu khi có số
phiếu ngang nhau thì bên nào có chủ tịch hội
đồng quản trị thì sẽ đợc thông qua.
- Sửa đổi quy định về thẩm quyền của phó
tổng giám đốc thứ nhất (là bên Việt Nam) theo
hớng tăng thẩm quyền để tạo thế đối trọng lại
quyền hạn của tổng giám đốc nhằm tránh gây
thiệt hại cho doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài do quyết định sai lầm của tổng giám
đốc trớc khi có sự can thiệp của hội đồng
quản trị. Có thể sử dụng cơ chế đồng giám
đốc trong doanh nghiệp liên doanh để thay
thế cho cơ chế một giám đốc làm đại diện
cho doanh nghiệp.
- Sửa đổi quy định pháp luật về chế tài đối
với các bên không có thiện chí đối với bên kia
(triệu tập họp, biểu quyết, thành lập ban thanh lí).
+ Sửa đổi quy định về hoạt động của hội
đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh giữa
các nhiệm kì.
+ Bổ sung những quy định về trình tự giải
quyết tranh chấp giữa các bên tham gia liên
doanh.
Ba là, sửa đổi quy định về vai trò của cơ
quan quản lí nhà nớc về đầu t nớc ngoài:
Vai trò của cơ quan quản lí nhà nớc thể
hiện không những ở khâu xét duyệt thẩm
định hồ sơ mà còn cả ở việc giải quyết tranh
chấp phát sinh của các doanh nghiệp có vốn

đầu t nớc ngoài. Do đó, cần quy định thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp, hiệu lực
pháp lí của các quyết định giải quyết tranh
chấp của cơ quan này. Cần quy định mối
quan hệ giữa các cơ quan xét xử với cơ quan
này, ví dụ, có thể quy định rằng trong quá
trình giải quyết từng vụ tranh chấp cụ thể,
toà án cũng có thể căn cứ vào các ý kiến,
quan điểm của ngời có thẩm quyền trong
Cơ quan quản lí nhà nớc về đầu t nớc
ngoài - với t cách là cơ quan chuyên trách
về quản lí hoạt động đầu t nớc ngoài để ra
quyết định.
1.2. Tiếp tục và khẩn trơng ban hành các
văn bản dới luật để hớng dẫn chi tiết thi
hành Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam
Cần ban hành thêm các văn bản dới luật
hớng dẫn giải quyết tranh chấp kinh tế của
các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài
cụ thể:
Một là, đối với giải quyết tranh chấp
bằng thơng lợng trực tiếp.
- Đối với phơng thức giải quyết tranh
chấp kinh tế bằng thơng lợng, cần có văn
bản hớng dẫn về các vấn đề:
+ Thành phần họp (là đại diện có thẩm
quyền của các bên tranh chấp).
+ Hình thức biên bản họp giải quyết
tranh chấp và giá trị của các biên bản.
+ Thời gian tối đa tiến hành tự thơng

lợng để giải quyết tranh chấp.
+ Quy định ngời có thẩm quyền theo
dõi thực hiện các kết quả.
Hai là, đối với phơng thức giải quyết
tranh chấp bằng hoà giải:
- Quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 43

giải quyết bằng hoà giải tại cơ quan quản lí
nhà nớc về đầu t nớc ngoài.
- Xác định thời hạn phải đa tranh chấp ra
giải quyết bằng hoà giải.
- Giá trị pháp lí về kết luận giải quyết.
- Việc thi hành các tranh chấp đ đợc
hoà giải.
- Quy định chế tài nếu các bên không
tuân thủ trình tự giải quyết nh quy định
của pháp luật.
Ba là, đối với phơng thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài:
- Thủ tục tố tụng của trọng tài nhằm tạo ra
cơ sở pháp lí và sự thống nhất của các quy tắc
trọng tài của các tổ chức trọng tài hiện nay ở
Việt Nam và đối với các tổ chức trọng tài nớc
ngoài (nếu có trong tơng lai).
- Về tổ chức trọng tài ad-hoc: Vì ở nớc ta
cha có điều kiện để phát triển hình thức trọng

tài này cho nên cũng cần phải ban hành văn
bản quy định thẩm quyền của trọng tài đối với
loại hình tranh chấp này.
- Về áp dụng pháp luật: Cần bổ sung quy
định về áp dụng pháp luật nớc ngoài để xét
xử với điều kiện những quy định pháp luật
nớc ngoài không trái với luật Việt Nam.
- Quy định về giá trị pháp lí của phán
quyết trọng tài: Cần bổ sung quy định pháp
luật về biện pháp thi hành phán quyết của
trọng tài trong trờng hợp bên thua kiện
không tự nguyện thi hành bằng việc yêu cầu
toà án công nhận phán quyết trọng tài theo
hai hớng gồm:
+ Công nhận một cách đơng nhiên mà
không cần xem xét lại vụ việc.
+ Công nhận phán quyết trọng tài thông
qua trình tự thủ tục xem xét nh đối với việc
công nhận phán quyết trọng tài nớc ngoài
(nhng đơn giản hơn).
Đối với cả hai trờng hợp cần có quy
định về lệ phí công nhận.
- Cần bổ sung quy định pháp luật về vai
trò hoà giải của trọng tài viên trong việc giúp
các bên tranh chấp tìm đợc tiếng nói chung,
bởi vì thực tế hiện nay có xu hớng, các bên
tranh chấp tìm đến trọng tài viên với t cách
là chuyên gia để làm trung gian hoà giải hơn
là t cách nh là một tổ chức có chức năng
xét xử và ra phán quyết đối với tranh chấp.

Ngoài ra, trớc mắt, nhằm tạo điều kiện
để các doanh nghiệp lựa chọn tổ chức trọng
tài trong giải quyết tranh chấp kinh tế, các tổ
chức trọng tài hiện nay ở Việt Nam cũng
phải tham khảo các kinh nghiệm giải quyết
về tranh chấp đầu t nớc ngoài của các
nớc để bổ sung, sửa đổi quy chế giải quyết
của trọng tài cho phù hợp với yêu cầu của
thực tế. Cần lu ý các vấn đề:
- Thời hạn giải quyết cần phải nhanh.
- Quy định lệ phí trọng tài cho phù hợp
(biểu phí hiện nay là khá cao).
Bốn là, đối với phơng thức giải quyết
tranh chấp bằng toà án:
- Về cơ quan tài phán: Mở rộng thêm
hình thức giải quyết bằng toà án thông
qua việc quy định các bên tranh chấp có
quyền thoả thuận chỉ định toà án nớc
ngoài hoặc toà án quốc tế giải quyết tranh
chấp kinh tế của các doanh nghiệp có vốn
đầu t nớc ngoài.
2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các cơ quan có thẩm quyền
trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế
của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài tại Việt Nam
2.1. Cơ quan quản lí nhà nớc về đầu t
nớc ngoài
Hoạt động của đầu t nớc ngoài không



nghiên cứu - trao đổi
44 - Tạp chí luật học

thể phát triển hiệu quả mà không có sự quản lí
của Nhà nớc thông qua các cơ quan quản lí
nhà nớc về đầu t nớc ngoài cụ thể là Bộ kế
hoạch và đầu t (có sự phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn
khác). Do đó, việc nâng cao năng lực của các
cơ quan quản lí đối với hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài là yêu
cầu không thể thiếu đợc trong phơng hớng
xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh
chấp kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu
t nớc ngoài. Nâng cao năng lực của cơ quan
này trớc hết là nâng cao năng lực pháp luật
của chính các cán bộ đợc giao nhiệm vụ làm
công tác hoà giải tranh chấp của các doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài.
2.2. Toà án
Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật về giải quyết tranh chấp, cần
thiết phải nâng cao năng lực trình độ của các
cơ quan giải quyết tranh chấp bằng các biện
pháp nâng cao năng lực trình độ của thẩm
phán và cán bộ của toà án:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của toà án
là phải tạo ra đội ngũ thẩm phán có trình độ,
năng lực, ngoại ngữ để có đủ khả năng xét xử

giải quyết các tranh chấp kinh tế, nhất là các
tranh chấp phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp
có vốn đầu t nớc ngoài.
- Cần cải cách hành chính trong hoạt động
của cơ quan xét xử. Ví dụ, đơn giản thủ tục
hành chính tại các khâu nộp đơn, xin cấp trích
sao, cấp bản án
3. Tăng cờng công tác giáo dục ý thức
pháp luật của các doanh nghiệp có vốn đầu
t nớc ngoài tại Việt Nam
Việc giáo dục ý thức pháp luật là yếu tố
cần thiết bởi vì khi các bên đ hiểu biết pháp
luật, hiểu về quyền và nghĩa vụ thì thờng là
họ tự nguyện thực hiện cam kết, cho nên sẽ ít
phát sinh tranh chấp. Hoặc nếu có bất đồng ý
kiến thì dễ tìm đợc tiếng nói trong giải
quyết bằng thơng lợng. Các giải pháp cho
vấn đề này bao gồm:
+ Nâng cao năng lực của bên Việt Nam
trong doanh nghiệp liên doanh: Lựa chọn
ngời có năng lực để cử vào liên doanh; kịp
thời thay thế cán bộ không đủ năng lực, kém
phẩm chất, hoạt động không hiệu quả trong
doanh nghiệp liên doanh; có kế hoạch bồi
dỡng, bổ sung kiến thức pháp luật nói
chung, kiến thức về quản lí nói riêng cho cán
bộ của mình; tổ chức đội ngũ chuyên gia giỏi
về mặt pháp luật, khoa học, công nghệ
chuyển giao, kinh tế - tài chính; nhờ sự giúp
đỡ của các cơ quan t vấn, có trình độ để

giúp đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ
của mình.
+ Đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với
các cán bộ của bên Việt Nam đợc cử vào
liên doanh nh: Phải am hiểu pháp luật; có ý
thức học hỏi và hợp tác với đối tác nớc
ngoài; có ý thức bảo vệ quyền lợi của bên
Việt Nam cùng với quyền lợi của doanh
nghiệp liên doanh và quyền lợi của bên nớc
ngoài.
+ Nâng cao ý thức pháp luật của nhà đầu
t nớc ngoài bằng các hình thức:
- Tuyên truyền tại chỗ;
- Tuyên truyền bằng cách mở các lớp tập
huấn do Bộ kế hoạch và đầu t chủ trì có sự
phối hợp với các bộ ngành có liên quan (Bộ
t pháp, toà án nhân dân, công ti luật) để các
doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài có
điều kiện giao lu, trao đổi kinh nghiệm học
hỏi nhau.
- Thông qua các phơng tiện thông tin
đại chúng, phát hành sách báo./.

×