Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Những vấn đề pháp lý về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.19 KB, 25 trang )

M ỤC L ỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng được
mở rộng và phát triển, trở thành bộ phận hữu cơ ngày càng quan trọng của nền kinh tế, đóng
góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn
vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Sau 20 năm, Việt Nam nhận được gần 98 tỷ USD vốn đăng
ký đầu tư với 9.500 dự án. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đồng thời là cầu nối quan trọng
giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch,
dịch vụ và tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh
tế thế giới.
Chỉ tính riêng trong 3 quý đầu năm 2008, với dự án lớn nhất Việt Nam vừa được cấp
phép cho khu liên hợp thép 9,8 tỷ USD tại Ninh Thuận, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đã gấp 5 lần cả năm ngoái. Đây là một con số đáng ghi nhận đã góp phần khẳng định vai
trò của đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế hiện
nay.
Xuất phát từ mối quan tâm muốn tìm hiểu các thủ tục để thành lập doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài cũng như thực trạng trong quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, nhóm chúng
em quyết định chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại VN. Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho tiểu luận này.
Do hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện, dù đã cố gắng, đề tài rất có thể còn nhiều
sai sót. Kính mong sự đóng góp, phê bình của thầy giáo và các bạn!
2
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm
Theo Luật Đầu tư Việt Nam 2005, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm
doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt
Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
2. Đối tượng và hình thức đầu tư


2.1. Đối tượng đầu tư
- Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh
thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.
2.2.Các hình thức đầu tư
2.2.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Gồm có các hình thức đầu tư:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà
đầu tư nước ngoài.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài
* Nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây:
- Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài
chính khác theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có
hoạt động đầu tư sinh lợi;
- Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
* Ngoài các tổ chức kinh tế nêu trên, nhà đầu tư trong nước được đầu tư để thành lập hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
b) Đầu tư theo hợp đồng: Gồm có các hình thức
- Hợp đồng BCC;
- Hợp đồng BOT;
- Hợp đồng BTO;
- Hợp đồng BT.
3
* Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân
chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.
Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của

mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong
hợp đồng.
Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên
khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
* Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành
các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát
nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện
dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng
BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT.
c) Đầu tư phát triển kinh doanh: Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua
các hình thức sau đây:
- Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
- Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
d) Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại
- Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam.
Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành,
nghề do Chính phủ quy định.
- Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh.
Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật này, pháp luật về
cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.2.2. Các hình thức đầu tư gián tiếp
Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
- Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
- Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ
chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về

chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN
3.1. Các nguồn luật điều chỉnh
4
- Luật đầu tư Việt Nam 2005: thông qua ngày 29/11/2005 quy định về hoạt động đầu tư
nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam
và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt
động của các loại hình doanh nghiệp được Quốc hội Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.
- Luật Thương mại Việt Nam 2005: ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005
- Các bộ luật Việt Nam khác có liên quan
3.2. Các văn bản dưới luật
- Nghị định số 23/2007/NĐ-CP: Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
- Nghị định 101/2006/NĐ-CP: quy định việc đăng ký lại/chuyển đổi và đăng ký đổi giấy
chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Quyết định số 238/2005/QĐ – TTg ngày 29/09/2005 của Chính phủ về tỷ lệ tham gia
vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt
- Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy
chế khu công nghệ cao
- Quyết định số 53/2004/QĐ- TTg ngày 05/04/2004 của Chính phủ về một số chính sách
khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao
- Thông tư 182/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp
- Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/04/2003 của Chính phủ Về việc chuyển đổi một

số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Thông tư số 89/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế
đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư
- Thông tư số 50/TC-TCĐN của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các quy định về tiền
thuê đất, mặt nước và mặt biển đối với các dự án
- Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành bản quy định
về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển
- Các văn bản dưới luật khác có liên quan
3.3. Các điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
Điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế được áp dụng
trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
5
quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc các bên trong giao
dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán
thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
6
PHẦN II:
CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Các thủ tục pháp lý cần thiết để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, tổ
chức, cá nhân nước ngoài (Nhà đầu tư nước ngoài) được bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư
tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu
tư tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của
Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan
Theo Nghị định 108, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án
và thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt
Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
1.1. Chứng nhận đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài gắn với việc thành
lập tổ chức kinh tế hoặc chi nhánh
1.1.1. Thủ tục Đăng ký - cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài lần
đầu đầu tư vào Việt Nam với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam
và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư, dự án có vốn đầu tư nước ngoài quy mô vốn đầu
tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu
tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương bao gồm 02 phần: hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi
loại hình doanh nghiệp để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
a) Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản về nội dung chính của dự án đầu tư như tư cách pháp lý của nhà đầu tư; mục
tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu
sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
b) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp - Nhà đầu tư
chọn một trong các loại hình dưới đây:
* Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nước ngoài: Hồ sơ bao gồm:
- Dự thảo Điều lệ Công ty (được chủ sở hữu Công ty và người đại diện theo pháp luật của
Công ty ký từng trang)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (chủ sở hữu):
7
+ Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực
của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các loại giấy tờ: Quyết
định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ tương đương khác, Điều lệ
hoặc tài liệu tương đương khác.
+ Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực

của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Hộ chiếu
hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực.
- Văn bản uỷ quyền của Chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở
hữu công ty là tổ chức.
- Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với Công ty TNHH 1 Thành viên được tổ
chức và quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp. Kèm theo danh
sách này phải có Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) của
một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực của từng đại diện theo uỷ
quyền .
- Các loại giấy tờ khác:
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh
nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
+ Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ
hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các cá nhân khác quy định tại Khoản 13 Điều 4
Luật Doanh nghiệp (đối với Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của
pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề)
* Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Hồ sơ bao gồm
- Dự thảo Điều lệ Công ty (được người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc
người đại diện theo uỷ quyền ký từng trang)
- Danh sách thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
+ Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc
chứng thực của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các loại
giấy tờ: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ tương đương
khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
+ Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc
chứng thực của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy
tờ: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu
lực.
- Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) một trong các

giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương
ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân.
- Các loại giấy tờ khác:
8
+ Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa
nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
+ Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp
thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh
nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
+ Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ
hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các cá nhân khác.
* Thành lập Công ty Cổ phần (không bao gồm mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt
Nam): Hồ sơ bao gồm:
- Dự thảo Điều lệ Công ty (được người đại diện theo pháp luật, các cổ đông sáng lập hoặc
người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập ký từng trang
- Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các cổ đông sáng lập:
+ Đối với cổ đông sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc
chứng thực của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các loại
giấy tờ: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ tương đương
khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
+ Đối với cổ đông sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc
chứng thực của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy
tờ: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu
lực.
- Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) một trong các
giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền tương
ứng đối với cổ đông sáng lập là pháp nhân.
- Các loại giấy tờ khác:

+ Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa
nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
+ Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp
thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh
nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
+ Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ
hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các cá nhân khác.
* Thành lập Công ty Hợp danh: Hồ sơ bao gồm:
- Dự thảo Điều lệ Công ty (được các thành viên hợp danh ký từng trang).
- Danh sách thành viên Công ty hợp danh.
9
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên hợp danh:
+ Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp-không quá 3
tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực của mỗi thành viên hợp danh.
- Các loại giấy tờ khác:
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh
nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
+ Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ
hành nghề của các thành viên hợp danh (đối với Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà
theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề)
* Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hợp đồng do một hoặc nhiều nhà đầu tư
nước ngoài ký kết với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp
doanh) để tiến hành đầu tư, kinh doanh; trong đó có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân
chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh mà không thành lập pháp nhân. Hồ sơ đăng ký
kinh doanh loại hình này bao gồm:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: có đủ nội dung theo quy định tại điều 55 - Nghị định
108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/09/2006, được đại diện có thẩm quyền của các bên
hợp doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng.

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên hợp doanh:
+ Đối với thành viên là pháp nhân: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng
thực của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các loại giấy tờ:
Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ tương đương khác,
Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
+ Đối với thành viên là cá nhân: Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực
của cơ quan cấp-không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy
chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực.
- Văn bản uỷ quyền và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ
quan cấp) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của các
bên hợp doanh.
- Các loại giấy tờ khác:
+ Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp
thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với trường
hợp Hợp doanh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp
định).
+ Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ
hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các cá nhân khác quy định tại Khoản 13 Điều 4
10

×