Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.49 KB, 10 trang )

NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN
THƠNG QUA MƠN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC HIỆN NAY
Hoàng Thị Ngọc Minh
Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội
Tóm tắt
Hiện nay, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ơ nhiễm mơi trường diễn ra ngày càng phức tạp
và nghiêm trọng, việc bảo vệ mơi trường khơng cịn là nhiệm vụ của một tổ chức hay của bất cứ
cá nhân riêng lẻ nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, các trường đại học có vai trị
rất lớn trong việc định hướng, giáo dục ý thức, trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, việc “giáo dục mơi trường” lồng ghép trong chương trình học, trong đó có mơn
học Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy, phải có những
giải pháp thiết thực để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên Việt Nam theo tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
học.

Từ khóa: Bảo vệ mơi trường; Sinh viên; Mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh; Các trường đại
Abstract

Enhanced environmental protection considerations for students through the subject of Ho Chi
Minh’s thought in universities
Nowadays, climate change and environmental pollution are more and more complicated
and serious. Environmental protection is no longer the task of an organization or individual, but
the responsibility of the whole society. In particular, universities are playing an important role
in orienting and educating students’ awareness and responsibility in environmental protection.
However, the integration of “environmental education” in the curriculum, including the subject
of Ho Chi Minh’s thought for students, still faces to many difficulties and limitations. Therfore,
practical solutions to raise awareness of environmental protection for Vietnamese students
according to Ho Chi Minh thought is neccessary.
Keywords: Environmental protection; Student; Ho Chi Minh’s thought; Universities.
1. Mở đầu


Trong những năm gần đây, do sức ép của dân số và sự phát triển kinh tế một cách thiếu tính
tốn, các nguồn tài nguyên trên Trái đất ngày càng vơi cạn, mơi trường bị suy thối nghiêm trọng,
thậm chí ở một số vùng có nguy cơ bị phá huỷ hồn tồn. Hàng loạt các vấn đề về mơi trường
đã nảy sinh, như: Biến đổi khí hậu tồn cầu; Suy thối đa dạng sinh học; Suy thối tầng Ozone;
Hoang mạc hóa đất đai;... Các vấn đề nêu trên đang là những thách thức đối với sự sống cịn của
lồi người. Để phát triển bền vững, bên cạnh phát triển kinh tế – xã hội, cũng cần phải quan tâm
xây dựng một mơi trường sống an tồn, khơng chỉ ở hiện tại mà cho cả những thế hệ tương lai.
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng những dành trọn cuộc đời mình đấu tranh cho
độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, mà còn với mong ước non sông, đất nước trở
nên tươi đẹp, nhân dân Việt Nam mãi mãi được hạnh phúc vẹn toàn, Người sớm hình dung và chỉ
ra những định hướng phát triển lâu dài cho đất nước. Định hướng đó khơng chỉ là những tư tưởng
về xây dựng con người và môi trường xã hội mà cịn nhằm xây dựng mơi trường tự nhiên lành
170

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


mạnh, gắn kết giữa phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Nhiều tư tưởng
của Người về phát triển bền vững đã trở thành hiện thực.
1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường
Kế thừa và phát triển quan điểm của Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Chủ nghĩa Mác - Lênin
về tính thống nhất vật chất của thế giới, về quan hệ hữu cơ giữa con người và tự nhiên, Hồ Chí
Minh cũng đã khẳng định con người và tự nhiên có quan hệ thống nhất và chặt chẽ với nhau. Tự
nhiên là một trong những tiền đề, cơ sở quan trọng để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của
con người, như: đất; nước; khơng khí;...
Phật giáo chủ trương một nếp sống hài hòa với thiên nhiên, khích lệ thương người thương vật,
đề cao lối sống lành mạnh và giản dị, với mục đích xây dựng một môi trường sống xanh và sạch.
Nho giáo cho rằng con người phải nắm được quy luật của tự nhiên trong hoạt động sản xuất,

hướng dẫn nhân dân về đạo lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên đồng thời cũng thể hiện sự nhân ái
của con người đối với cây cối, loài vật.
Lão giáo cho rằng, tự nhiên vận hành có quy luật của nó và tự nhiên cũng có tính tự điều
tiết. Tự nhiên có lợi chứ khơng có hại nên cứ để cho tự nhiên vận hành theo đúng quy luật của nó,
khơng nên đảo lộn trật tự của giới tự nhiên.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, con người nằm trong lòng tự nhiên nhưng con người lại cải
tạo và chinh phục tự nhiên. Xã hội ngày càng phát triển thì sự cải tạo chinh phục tự nhiên của con
người ngày càng mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong quá trình cải tạo chinh phục tự nhiên để phục vụ cho
cuộc sống của mình, con người khơng được phá vỡ sự cân bằng động của hệ thống con người - tự
nhiên. Bởi nếu phá vỡ sự cân bằng động của hệ thống này thì con người phải gánh chịu những hậu
quả tai hại khó lường.
Tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng giữa các tư tưởng đó đều có điểm chung là tơn trọng
thiên nhiên, sống hài hịa với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa
những tư tưởng này một cách chọn lọc và nâng lên một tầm cao mới, đặc biệt với những hành động
cụ thể trong bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm đem lại hạnh phúc bền vững cho con người.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường là một hệ thống luận điểm về vai trò, tầm quan
trọng, nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường, nhằm xây dựng một môi trường trong lành, bền
vững, phục vụ tốt cuộc sống của con người”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường
đã làm rõ được:
Một là, khẳng định mơi trường có vai trị quan trọng đối với sự sống của con người và sự phát
triển bền vững của mỗi quốc gia. Việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh
biến đổi khí hậu tồn cầu và ơ nhiễm mơi trường hiện nay.
Hai là, để bảo vệ môi trường cần có sự lãnh đạo, quản lý, chung tay của các cấp, các ngành,
các đồn thể chính trị - xã hội. Thực hiện một cách đồng bộ từ chăm sóc, khai thác, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên đến giữ gìn, vệ sinh mơi trường tự nhiên trong sạch, bền vững.
Ba là, để bảo vệ môi trường cần thực hiện hữu hiệu các giải pháp từ tuyên truyền, giáo dục
đến tổ chức, thực hiện; phát động các phong trào thi đua; kiểm tra, giám sát; nêu gương người tốt,
việc tốt.
1.3. Vai trị của mơi trường và tầm quan trọng của bảo vệ mơi trường
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không tập trung nhiều vào nghiên cứu lý luận về môi

trường mà Người cho rằng, để phát triển xã hội, xây dựng một cuộc sống thực sự tốt đẹp và hạnh
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

171


phúc cho nhân dân,  một mặt, con người phải đấu tranh nhằm cải tạo xã hội;  mặt khác, đấu tranh để
cải biến tự nhiên vì lợi ích của mình.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mơi trường có một vai trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống
cũng như trong việc xây dựng, phát triển đất nước, như: đất; nước; không khí; khống sản; rừng;...
Khi những thứ này thiếu hụt sẽ đe dọa đến sự sống còn và phát triển của con người. Người cho
rằng: “Rừng vàng vì rừng có nhiều gỗ và lâm sản có thể đổi lấy nhiều máy móc, hàng hóa…; núi
bạc vì núi non có nhiều quặng có thể xây dựng cơng nghiệp để phát triển kinh tế” [1].
Hồ Chí Minh khơng chỉ thấy được vai trị quan trọng của tự nhiên đó là mang lại cho con
người những của cải quý giá mà Người còn thấy được những tác hại mà môi trường gây ra cho con
người đó là: hạn hán; lũ lụt; động đất và hậu quả của nó gây ra thật khó lường. Nếu môi trường, cơ
sở tồn tại của con người bị phá hủy thì khơng những sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn
ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Bảo vệ môi trường chính là một trong những
điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nêu rõ: “Đảng
ta là phải làm nhiều việc, trong đó làm cả việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Cụ thể hơn đó là:
Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất và nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân,
xây dựng Chủ nghĩa xã hội”[1].
Sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, chủ trương sống hài hoà với thiên nhiên, con
người và đất nước đã thể hiện tầm nhìn, nhận thức sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế
giới tự nhiên. Khẳng định vai trị vơ cùng to lớn của môi trường đối với con người trong sinh hoạt
và sản xuất, Người cịn nhìn thấy tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Người cho rằng, môi trường tự nhiên là vô giá nhưng không là vô tận nên con
người cần phải tơn trọng tự nhiên, khai thác hợp lý, có quy hoạch đi đôi với tái tạo và bảo vệ môi
trường tự nhiên để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho chính con người.

1.4. Nội dung bảo vệ mơi trường
1.4.1. Chăm sóc, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
 Tài ngun đất, nước, khơng khí
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, tự nhiên là cơ sở và điều kiện tất yếu cho sự tồn tại,
phát triển của con người và xã hội lồi người. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh, Người
q trọng từng tấc đất bởi vì tấc đất cũng q hóa như tấc vàng. Chăm sóc và sử dụng hợp lý, có
hiệu quả tài nguyên đất, nước là một trong những nội dung quan trọng nhằm bảo vệ mơi trường.
Theo Hồ Chí Minh, khi đất và nước bị suy thoái sẽ đe dọa đến sự sống còn và phát triển của con
người. Đối với nước ta, nền kinh tế nông nghiệp lúa nước giữ vai trò chủ đạo, phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên. Trong khi đó, khí hậu lại thất thường, bão lụt, hạn hán liên tiếp xảy ra nên giải
quyết vấn đề đất và nước có tầm quan trọng đặc biệt vì “có đất lại có nước thì dân giàu nước
mạnh” [1], chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đất nào. Vì vậy, để cải thiện mơi trường đất
và nước, Hồ Chí Minh u cầu phải làm tốt cơng tác thủy lợi và coi đó là một trong những biện
pháp quan trọng.
Bên cạnh đó, bảo vệ mơi trường khơng khí trong lành, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân luôn
được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm. Người tố cáo tội ác của Chủ nghĩa đế quốc, thực dân gây
ô nhiễm môi trường sống của nhân dân các nước thuộc địa: “Tất cả nhà cửa đều bị đốt cháy ra
tro. Đồng ruộng và thóc lúa cũng đều bị đốt cháy… khói đen của các đám cháy che kín cả một
bầu trời” [1]. Khơng những thế chúng cịn có những hành động tàn phá, hủy diệt môi trường khi
sử dụng thuốc độc, chất hóa học, các loại bom trong các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.
172

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


 Tài ngun khống sản
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, tài ngun khống sản có vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc xây dựng, phát triển đất nước. Trong buổi nói chuyện với các Đại biểu Cơng nhân và
Cán bộ ngành than, Người nói: “Người ta thường gọi than là “vàng đen”. Nó rất cần thiết cho

cơng nghiệp, nơng nghiệp, thương nghiệp, vận tải, quốc phòng và đời sống của nhân dân. Trong sự
nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội càng cần rất nhiều than” [1]. Mục đích
xây dựng đất nước là sản xuất thật nhiều than để phục vụ cho việc sản xuất nhưng phải tổ chức và
quản lý thật tốt, không để xảy ra tình trạng khai thác tự phát, vừa khơng kiểm sốt được, vừa ảnh
hưởng đến mơi trường. Vì vậy, những người làm trong ngành than phải luôn luôn cố gắng hơn nữa
để mức sản xuất than tăng nhanh những cũng phải vững chắc.
Hồ Chí Minh ln khuyến khích mỗi người lao động phải thi đua tăng năng suất, cải tiến kỹ
thuật, đặc biệt ở miền núi, Người nói: “Ở các mỏ Apatit Lào Cai, mỏ thiếc Cao Bằng, khu gang
thép Thái Nguyên, công nhân là người dân tộc rất đông,… Bây giờ đã lái được xe, lái được máy
xúc, khơng kém gì cơng nhân nam giới” [1]. Đồng thời, phải tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, trong đó
có tiết kiệm của cải, tài nguyên. Trong Bài nói với cán bộ và công nhân công trường Đèo Nai, Cẩm Phả,
Người yêu cầu: “Phải đào than nhiều, phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm nguyên liệu vật liệu”
[1]. Than và điện rất cần cho sự phát triển của ngành công nghiệp và nông nghiệp. Các cán bộ, công
nhân hãy ra sức làm cho nhiều, nhanh, tốt, rẻ nhưng đồng thời cũng phải tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng phê phán một số xí nghiệp dùng máy móc và nguyên liệu
chưa hợp lý làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng xấu đến mơi trường. Người
nói: “Nếu ai cũng tùy tiện dùng xi măng, sắt, thép, gỗ, than, dầu, v.v., “quá mức một chút”, thì
chúng ta sẽ lâm vào tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu, và công cuộc xây dựng kinh tế của
chúng ta sẽ gặp thêm biết bao nhiêu khó khăn” [1].
 Tài ngun rừng
Hồ Chí Minh đã sớm thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với sự sống
của vạn vật và con người. Người thường nói: “Rừng vàng”, “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ,
xây dựng thì rừng rất quý” [1]. Rừng là một yếu tố quan trọng trong tổng thể tự nhiên, một bộ phận
cơ bản của môi trường sống, chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố khác như: địa hình; khí hậu;
thủy văn; đất đai. Rừng giữ vai trị điều hịa khí hậu, giữ đất, giữ nước, giúp cho việc bảo vệ và cân
bằng môi trường, đảm bảo sự sống trên Trái đất. Vì vậy, Hồ Chí Minh ln đề cao vai trị của rừng
và cơng tác trồng cây gây rừng, đồng thời, gắn liền với phát triển kinh tế. Người nhận thấy rằng,
việc khai thác bừa bãi, khai thác mang tính bóc lột, tước đoạt tài ngun rừng thì sẽ để lại hậu quả
vơ cùng to lớn. Nếu rừng kiệt thì khơng cịn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây
ra lụt lội và hạn hán. Phá rừng nhiều sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, mơi trường và ảnh hưởng đến sản

xuất, đời sống rất nhiều. Vì vậy, đồng bào miền núi và trung du cũng như đồng bào miền xuôi nên
tham gia công cuộc phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của chính mình,
phải bảo vệ “vàng” của chúng ta.
Hồ Chí Minh cho rằng, phá rừng thì dễ nhưng gây lại rừng thì phải mất hàng chục năm.
Người luôn kêu gọi nhân dân không nên khai thác bừa bãi, phải ra sức trồng cây gây rừng: “Vì lợi
ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” [1]. Sự nghiệp trồng cây
được xem là quan trọng như sự nghiệp trồng người. Bởi trồng cây hay trồng người cũng là phục
vụ lợi ích cho con người, vì con người. Từ năm 1959, Người đã khởi xướng phong trào “Tết trồng
cây” và nêu lên một quan niệm mới về mùa xuân:
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

173


“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân” [1].
Để việc trồng cây gây rừng đạt hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các tổ chức và cá
nhân phải có kế hoạch hợp lý, trồng cây nào phải tốt cây ấy, trồng cây không phải là việc làm qua
loa, làm xong rồi thì bỏ đấy, mà phải ra sức chăm sóc cho cây sống và tươi tốt.
1.4.2. Giữ gìn, vệ sinh mơi trường trong sạch
Một trong những vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm là giữ gìn vệ sinh
mơi trường trong sạch, đảm bảo sức khỏe của nhân dân. Trong tác phẩm “Đời sống mới” (1947),
Người viết: “Phải có nếp sống vệ sinh, đường sá phải sạch sẽ. Ao tắm giặt, giếng nước uống phải
phân biệt và chăm sóc cẩn thận. Những ao hồ khơng cần thì lấp đi, cho đỡ muỗi. Phải có cầu xia
chung, hoặc cầu xia riêng từng nhà. Đã khỏi hôi thối, ruồi nhặng, lại có phân tốt” [1]. Ruồi, muỗi,
chuột là những sinh vật gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật, ốm đau, ảnh hưởng đến sức khỏe của
nhân dân, sức lao động giảm sút, cơng cuộc phát triển kinh tế và văn hóa bị hạn chế nên phải tích
cực tham gia diệt trừ chúng.
Mơi trường sống có vai trị cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người. Vì thế,

phải giữ gìn vệ sinh trong gia đình và nơi cơng cộng. Người yêu cầu mỗi người dân phải giữ gìn
vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, nhà cửa sạch sẽ, vườn cũng sạch sẽ. Hồ Chí Minh căn dặn,
phong trào vệ sinh nên tổ chức và phát động liên tục, khơng nên khi thì rầm rộ, khi thì bỏ qua, “Cần
giáo dục rộng khắp cho nhân dân biết giữ vệ sinh, giáo dục phải đi đôi với kỷ luật để chấm dứt những
thói xấu. Phải giáo dục cho nhân dân lối sống lành mạnh, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, xây
dựng môi trường sống lành mạnh” [1].
Trước lúc đi xa, trong “Di chúc” Người viết: “Tôi yêu cầu thi hài được đốt đi, nói chữ là
“hỏa táng”. Tôi mong rằng cách hỏa táng sẽ dần phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt
về mặt vệ sinh lại khơng tốn đất. Bây giờ ta có nhiều điện thì “điện táng” càng tốt hơn” [1]. Qua
đó cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ chú trọng, quan tâm xây dựng đời sống mới mà cịn
ln có ý thức bảo vệ và phịng chống ơ nhiễm môi trường.
1.4.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường
 Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về ý thức bảo vệ mơi trường
Hồ Chí Minh cho rằng: “Phải tun truyền một cách thiết thực và rộng khắp trong nhân
dân, làm cho đồng bào hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường” [1]. Để
làm cho mọi người dân hiểu hết được tác hại của việc xâm hại đến môi trường và ý nghĩa của
việc bảo vệ mơi trường sống thì biện pháp quan trọng đó là tăng cường giáo dục, thuyết phục,
làm cho già, trẻ, gái, trai ai cũng hiểu và tích cực tham gia bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Phải coi công tác bảo vệ mơi trường là việc của tồn dân, huy động sức dân, chỉ có lịng tin và
sức mạnh của nhân dân thì sự nghiệp đó mới thành cơng.
Đồng thời, sử dụng phương pháp giáo dục thuyết phục kết hợp với kỷ luật cũng được Hồ Chí
Minh đưa ra và xem đó là biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường. Người rất coi trọng việc làm
gương để người dân làm theo. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh là một tấm gương điển hình của một con
người có nếp sống giản dị, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh.
 Vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và các tổ chức chức đồn thể trong cơng
tác bảo vệ môi trường
Đảng là lực lượng lãnh đạo phải có đường lối bảo vệ mơi trường đúng đắn, phù hợp với
tình hình thực tế tại từng địa phương trong cả nước và trên thế giới. Toàn thể Đảng viên phải
174


Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


gương mẫu để nhân dân học tập và làm theo. Tuyệt đối chống cách khoán trắng, chống quan
liêu, mệnh lệnh.
Nhà nước quản lý công tác bảo vệ môi trường thông qua đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước phải
có chính sách đúng, kế hoạch phù hợp và đem lại hiệu quả cao.
Mặt trận và các đoàn thể quần chúng là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường phải phát huy dân chủ cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Thường xuyên kiểm tra,
giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giải thích cho nhân dân thấy
được tầm quan trọng của bảo vệ mơi trường.
Như vậy, Hồ Chí Minh ln khẳng định vai trị lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, các
tổ chức đoàn thể trong bảo vệ mơi trường. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi sự quản lý của các cấp
ủy Đảng, chính quyền về công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện
nay còn chưa tốt, hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao.
 Tổ chức các phong trào thi đua bảo vệ mơi trường
Để khuyến khích nhân dân có ý thức hơn nữa và có những hành động thiết thực trong bảo
vệ mơi trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phát động các phong trào thi đua bởi Người cho
rằng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu
nước nhất” [1]. Các phong trào bảo vệ môi trường khơng chỉ dừng lại ở hình thức mà phải chú
trọng thực hiện có hiệu quả, có chất lượng thơng qua các phong trào thi đua, mọi người dân, từ
già đến trẻ, gái đến trai, mọi cấp, mọi ngành đều hiểu và tích cực tham gia. Bởi vì, đó là cơng việc
không phải của riêng một cá nhân, một tổ chức nào mà là cơng việc, nhiệm vụ của tồn xã hội và
toàn nhân loại.
Người đã khởi xướng phong trào “Tết trồng cây”, “Vệ sinh yêu nước” và được nhân dân cả
nước nhiệt tình hưởng ứng, tạo thành một phong trào thi đua sơi nổi, rộng khắp. Hồ Chí Minh cho
rằng, đây là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các
em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, trong đó thanh niên là lực lượng làm chủ của phong trào.
 Nêu gương người tốt, việc tốt và góp ý phê bình những tổ chức, cá nhân vi phạm trong bảo

vệ môi trường
Để làm cho mọi người dân hiểu hết được tác hại của việc xâm hại đến môi trường và ý nghĩa
của việc bảo vệ môi trường sống thì một trong những biện pháp quan trọng đó là thường xuyên biểu
dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong cơng tác bảo vệ mơi trường, đồng
thời, phê bình những biểu hiện khơng tốt trong nhận thức và hành vi xâm hại đến mơi trường. Trong
bài “Tết trồng cây”, Hồ Chí Minh đã nêu lên những tấm gương điển hình trong phong trào trồng
cây gây rừng để qua đó khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân học tập và làm theo: “Những cá nhân
có thành tích xuất sắc như: Anh hùng trồng cây Nguyễn Văn Tần; cụ Nguyễn Văn Quắc ba năm liền
chiến sĩ thi đua về trồng cây ở Ninh Bình; cụ Nơng Quảng Liêm tự tay mình trồng được 3.500 cây trên
đồi trọc…” [1].
Bên cạnh đó, Người cũng thẳng thắn phê bình, góp ý những nơi thực hiện chưa tốt trong cơng
tác bảo vệ mơi trường, phải có kế hoạch thực hiện từng bước chắc chắn thì mới đem lại hiệu quả cao.
2. Sự cần thiết nâng cao ý thức sinh viên về bảo vệ môi trường thông qua môn học Tư
tưởng Hồ Chí Minh
Hiện nay, mơi trường đã trở thành vấn đề chung của tồn nhân loại, tình trạng ô nhiễm môi
trường đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đảng Cộng
sản Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo vệ mơi trường và xác định đó là một trong ba trụ cột phát
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

175


triển bền vững. Vì vậy, đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về Bảo vệ môi trường được đưa ra. Thực hiện
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được
một số kết quả nhất định, nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân được nâng lên. Việc phịng
ngừa, khắc phục suy thối, ơ nhiễm mơi trường được quan tâm và đạt được một số kết quả tích cực,
tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, tình trạng ơ
nhiễm mơi trường trở nên khá nghiêm trọng, với nhiều vụ án lớn, như: Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm
môi trường biển khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế;

cháy rừng ở miền Trung gây hậu quả nặng nề; Cháy ở nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đơng;
Ơ nhiễm bụi mịn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; Đổ trộm dầu thải gây ơ nhiễm nguồn nước
Sông Đà;... đã làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống nhân dân. Đảng Cộng
sản Việt Nam nhận định: “Chất lượng môi trường một số nơi tiếp tục xuống cấp” [2].
Để phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, cần phải: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ,
cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu,
thiên tai khắc nghiệt” [2], thực hiện phát triển bền vững đất nước. Bảo vệ môi trường khơng cịn
là nhiệm vụ của một tổ chức hay cá nhân riêng lẻ nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó,
các trường đại học có vai trị rất lớn trong việc định hướng, giáo dục ý thức, trách nhiệm của sinh
viên trong việc bảo vệ môi trường.
Với tư cách là một trong những môn khoa học trong nền tảng Lý luận của Đảng Cộng sản
Việt Nam, là mơn học cơ bản của các mơn Lý luận Chính trị, chiếm 11,81 % (2/11 tín chỉ) trong
chương trình các mơn Lý luận Chính trị ở bậc giáo dục đại học. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường
cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống quan điểm của Hồ
Chí Minh về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, làm cho sinh viên nâng cao nhận thức
về vai trị, vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh đối với đời sống Cánh mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng
của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.
Nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học có vai trị quan
trọng trong hình thành, củng cố nền tảng tư tưởng cho đội ngũ cán bộ tương lai của Đảng và Nhà
nước. Từ học môn này, nhiều sinh viên đã cố gắng phấn đấu toàn diện cả về học tập, tu dưỡng đạo
đức để trở thành Đồn viên ưu tú, cảm tình Đảng và Đảng viên. Đối với sinh viên, đội ngũ trí thức
tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, gắn liền với phát triển kinh tế tri
thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu.
Đối tượng của học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ là bản thân hệ thống các quan
điểm, lý luận được thể hiện trong tồn bộ di sản của Người mà cịn là q trình vận động, hiện thực
hóa các quan điểm, lý luận đó trong thực tiễn Cách mạng Việt Nam. Đại hội lần thứ XII (2016)
của Đảng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ

Chí Minh”; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) đã cụ thể hóa chủ
trương trên và yêu cầu: “Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường
chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học
và với yêu cầu giáo dục, đào tạo”. Nghị quyết Đại hội XIII (2021) của Đảng cũng khẳng định:
“Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh bằng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ”. 
176

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


Với mục đích góp phần giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho sinh viên trong
việc lồng ghép giảng dạy mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được các trường đại học rất quan
tâm. Đội ngũ giảng viên đại học không ngừng nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn, kỹ năng
nghiệp vụ, thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên thông
qua từng bài học. Sinh viên với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong q trình tự giáo dục, cũng có
đóng góp nhất định để đạt được mục tiêu của giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường.
Tuy nhiên, tình trạng sinh viên chưa thể hiện mình trong vấn đề bảo vệ mơi trường chung nơi
cơng cộng cịn phổ biến. Những hệ sinh thái cần phải được bảo tồn trong nhà trường song vẫn chưa
được trân trọng do tư tưởng ỷ lại, cho rằng nhiệm vụ chăm sóc cây cối, bảo vệ mơi trường khơng thuộc
trách nhiệm của bản thân. Suy nghĩ này có lẽ ăn sâu vào một bộ phận không nhỏ các em sinh viên, dẫn
đến thái độ bàng quan với việc sống còn của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc nhân tạo trong nhà trường và
trong xã hội. Vì vậy, việc giáo dục ý thức, trách nhiệm để dẫn đến chuyển đổi hành vi theo hướng thân
thiện với môi trường là một yêu cầu cần thiết đặt ra trong các trường đại học hiện nay.
Mục tiêu kiến thức của môn học phục vụ thiết thực cho chuyên ngành được đào tạo còn hạn
chế. Việc lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường trong các bài giảng
còn chưa đem lại hiệu quả cao, sinh viên chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Thông qua

việc nghiên cứu, phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và vận dụng các
quan điểm của Người để đánh giá thực trạng; đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và giá trị lý luận,
thực tiễn của quan điểm trên. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường cho sinh viên,
đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh với nhiệm vụ bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng u cầu
sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, dưới tác động
của ô nhiễm môi trường hiện nay.
3. Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường đại học
thông qua môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
Để phục vụ thiết thực cho cơng tác đào tạo của các trường đại học, cần làm tốt một số giải
pháp cơ bản sau:
3.1. Đối với Nhà trường
Nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc tác động một cách có mục đích, có kế hoạch để
hình thành nhân cách xã hội của thế hệ trẻ theo những yêu cầu xã hội và nền giáo dục mong đợi;
truyền bá và chuyển giao di sản văn hóa, chuẩn bị cho cá nhân bước vào đời sống xã hội với hành
trang tri thức, trí tuệ, đạo đức, thái độ tình cảm và nghề nghiệp. Vì vậy, để thực hiện tốt và đạt hiệu
quả cao trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên cho sinh viên thơng
qua mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, cần chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo theo hướng mở
trong xây dựng các học phần, chuyên đề bắt buộc và tự chọn gắn với yêu cầu của thực tiễn. Xây
dựng nội dung chuyên đề phục vụ công tác đào tạo của Nhà trường có chất lượng tốt; giao nhiệm
vụ cụ thể cho Khoa và Bộ môn chuyên môn chịu trách nhiệm về chuyên môn trong xây dựng Đề
cương chuyên đề, biên tập tài liệu, sách chuyên khảo phục vụ công tác giảng dạy; thẩm định và
đánh giá chất lượng nội dung chương trình, đề cương chuyên đề, tài liệu tham khảo, chuyên khảo
đáp ứng mục tiêu đào tạo.
Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể phục vụ cho việc lồng ghép nội dung, triển khai thực hiện
chuyên đề có hiệu quả.
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


177


3.2. Đối với Khoa và Bộ môn
Khoa chủ quản cần phối hợp chặt chẽ với Phòng Đào tạo và các Khoa chuyên ngành tham
gia xây dựng Khung chương trình đào tạo; chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc lồng ghép nội dung
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường trong từng Bộ môn.
Thông qua các hoạt động sinh hoạt chun mơn, bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh cần triển
khai tới các giảng viên kiến thức chuyên sâu về bảo vệ mơi trường theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
đánh giá được thực trạng bảo vệ môi trường ở Việt Nam, ở trường để từ đó, đưa ra được những
giải pháp cụ thể với những hành động thiết thực góp phần bảo vệ mơi trường trong sinh viên và
trong mỗi cán bộ, giảng viên.
Tổ chức thảo luận nội dung Chuyên đề để đi đến thống nhất nội dung và phương pháp
giảng dạy.
3.3. Đối với giảng viên
Giảng viên là trung tâm, quyết định hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Yêu
cầu đối với giảng viên là phải nắm vững những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi
trường; có q trình nghiên cứu sâu sắc về con người, đạo đức, phong cách, lối sống, quá trình hoạt
động Cách mạng của Người để lồng ghép nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giảng viên hướng sinh viên
nhận thức được vai trò của tài nguyên và môi trường trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta,
vai trò của sinh viên với tư cách là nguồn lực con người (động lực quan trọng nhất trong xây dựng
CNXH ở nước ta).
Giảng viên lồng ghép trong giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và con
người. Qua đó, định hướng cho sinh viên có thái độ tự giác rèn luyện tu dưỡng, học tập tích lũy
tri thức chun ngành, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, chuẩn mực đạo đức theo
tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; có lý tưởng phấn đấu trở thành cán bộ
công chức, viên chức đủ “tài” và “đức” để góp phần giữ gìn, bảo vệ tài ngun và môi trường, xây
dựng Tổ Quốc giàu mạnh.

Với nền tảng tri thức chuyên môn sâu rộng, giảng viên sẽ tự tin kết hợp nhiều phương pháp
trong bài giảng, lôi cuốn sinh viên vào q trình khám phá, tìm tịi tri thức mới. Chất lượng của
đội ngũ giảng viên không chỉ thể hiện ở tri thức, tầm hiểu biết sâu rộng, mà cịn thể hiện ở phương
pháp truyền tải tri thức đó đến người học. Giảng viên phải thành thạo các phương pháp giảng dạy
tích cực; thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy trong mỗi giờ lên lớp.
Giảng viên các môn Lý luận Chính trị nói chung, Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng ngồi
nhiệm vụ truyền tri thức cho sinh viên còn phải thực hiện vai trò tuyên giáo và nhiệm vụ giáo dục
lý luận mà Đảng, Nhà nước giao phó. Nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện tốt nhất khi bản thân
giảng viên phải là tấm gương sáng về ý thức, trách nhiệm với những hành động cụ thể bảo vệ môi
trường. Đây là yêu cầu bắt buộc và cũng thể hiện sự khác biệt của giảng viên giảng dạy Lý luận
Chính trị so với giảng viên ở các lĩnh vực khác.
Chủ động nghiên cứu, tìm hiểu các lĩnh vực đào tạo của Nhà trường để trong quá trình giảng
dạy liên hệ gắn với thực tiễn các chuyên ngành đào tạo cho phù hợp và hiệu quả.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, các hướng nghiên cứu phải được gắn với mục
tiêu đào tạo và phục vụ thiết thực cho công tác đào tạo của trường.
3.4. Vai trị của Đồn Thanh niên
Tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục chính trị, đảm bảo vai trò định
178

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


hướng chính trị của Đồn. Tổ chức cho Đồn viên, thanh niên học tập Chuyên đề tư tưởng và tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường.
Để Đồn viên, thanh niên phát huy vai trị xung kích, sáng tạo trong hoạt động bảo vệ môi
trường, tổ chức đồn phải quan tâm làm tốt cơng tác giáo dục, tuyên truyền, tổ chức các buổi sinh
hoạt, tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng, mục đích, nội dung của nhiệm vụ
bảo vệ mơi trường; kịp thời phê phán những biểu hiện thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường, thói
quen sinh hoạt làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường của Nhà trường.

Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế của từng Khoa trong Nhà trường, Đoàn Thanh niên
nên cụ thể hố thành các chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ mơi trường. Nội dung kế hoạch
hành động đó bao gồm nhiều hoạt động như: Xây dựng cơng trình thanh niên; trồng mới, bổ sung
thêm hệ thống cây xanh; tổ chức chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vun xới vườn hoa; tích cực thu dọn,
xử lý các loại chất thải, nhất là chất thải rắn, rác thải nhựa;...
Đoàn Thanh niên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cần đẩy mạnh các hoạt
động hỗ trợ sinh viên trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, như: xử
lý chất thải, chất thải rắn;... nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên có điều kiện học tập, đồng
thời, nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu khoa học để các bạn trẻ có cơ hội thể hiện sự sáng
tạo, đóng góp các ý tưởng, sáng kiến, đề xuất giải pháp góp phần bảo vệ mơi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu. Đồng thời, có biện pháp động viên kịp thời đối với những sinh viên có thành tích
tốt trong học tập, có ý tưởng mới, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học; thường xuyên báo cáo lên
cấp trên để kịp thời ghi nhận những đóng góp của các em. Tham gia các hoạt động khoa học, công
nghệ của Trường, Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ, các loại hình câu lạc bộ học thuật về môi trường;
nghiên cứu khoa học môi trường cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa trong sinh viên.
4. Kết luận
Với quan điểm phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên,
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra những phương hướng, nhiệm vụ đó là:
Bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, tồn xã hội và của mọi cơng dân. Kết
hợp chặt chẽ giữa kiểm sốt, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ mơi trường
sinh thái. Để góp phần thực hiện được điều đó, đối với mơi trường giáo dục và đào tạo ở các trường
Đại học, phải đồng bộ đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy của tất cả các học phần, trong đó,
chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy các mơn Lý luận Chính trị nói chung, học phần Tư
tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, lồng ghép nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ mơi trường
vào trong giảng dạy có ý nghĩa vơ cùng thiết thực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Chí Minh (2011). Tồn tập, tập 5, 7, 11, 12, 13, 14. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Văn phòng Trung
ương Đảng, Hà Nội.
[3]. Vũ Dũng (2011). Đạo đức môi trường ở nước ta - lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Từ điển Bách

Khoa, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Tuyết Hạnh (2015). Vấn đề phát triển bền vững trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng
sáng tạo của Đảng. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.

Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Lê Thị Thùy Dung

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

179



×