Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII
Trường Đại học Giao thơng vận tải
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lê Thị Thúy1*
1
Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội
*Email:
Tóm tắt. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bão
đã tác động đến mọi mặt đời sống toàn cầu. Bên cạnh những cơ hội thúc đẩy phát triển
cũng đang đặt ra khơng ít những thách thức đối với các nước đang phát triển. Trong
giáo dục đại học ở Việt Nam, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã và
đang làm cho một bộ phận sinh viên ảnh hưởng tiêu cực về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống. Vì vậy, để phát triển bền vững cần tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị,
đạo đức nhằm trang bị cho sinh viên lập trường tư tưởng chính trị, sống theo đúng
chuẩn mực đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc.
Từ khóa: Giáo dục, chính trị, tư tưởng, đạo đức, trường đại học, truyền thống văn hóa
dân tộc
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kết luận số 94 – KL/TW ngày 28 tháng 03 năm 2014 của Ban Bí thư về việc tiếp
tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã nhận
định “Đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm
tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo
trong đời sống xã hội”[1]. Từ nhận định của Ban Bí thư và từ thực tế cuộc sống, chúng
ta có thể khẳng định rằng giảng dạy các mơn lý luận chính trị trong các trường đại học,
cao đẳng luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần hết sức chú trọng. Tuy
nhiên, nhiều năm lại đây việc giảng dạy các môn học này bên cạnh những thành tựu
đạt được thì cũng đang bộc lộ những bất cập đáng kể. Để quá trình dạy và học môn
học này thu được những kết quả như mong muốn, chúng ta cần có cái nhìn tồn diện
hơn từ nhiều góc độ cả phía người dạy, người học và nội dung chương trình, thời gian
dành cho mơn học, để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp, khắc phục hạn chế, phát
huy thành tựu trong dạy và học mơn học này.
2. NỘI DUNG
2.1 Vị trí, vai trị của giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học
-466-
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII
Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục nhà trường, nhất là giáo dục ở bậc cao đẳng, đại học, là đào tạo con
người cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự
phát triển đất nước. Bên cạnh việc đào tạo sinh viên theo từng lĩnh vực chuyên môn
chuyên sâu, đào tạo kỹ năng nghề để sau khi ra trường họ có thể hoạt động theo lĩnh
vực chun mơn đã được đào tạo; thì việc giáo dục lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính
trị, đạo đức, lối sống, cho sinh viên là một công việc không thể xem nhẹ.
Trang bị lập trường tư tưởng chính trị, đạo đức ở các trường đại học hiện nay với
một khối lượng kiến thức rất rộng, được chắt lọc, kết tinh ở những môn: Triết học Mác
– Lê nim, Kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Chủ nghĩa xã hơi khoa học, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mang tính khoa học, vừa mang tính
giai cấp, có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giáo dục rèn luyện lập trường tư tưởng, tu
dưỡng đạo đức cách mạng, xây dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên. Để giáo dục đào
tạo sinh viên trở thành những người hữu ích, có đạo đức, có nhân cách, có bản lĩnh,
khơng lệch lạc về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống thì cần sự cộng hưởng của rất
nhiều môn học, nhưng các mơn lý luận chính trị đóng một vai trị khơng nhỏ. Bởi,
giảng dạy các mơn lý luận chính trị, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, nâng cao
đạo đức cách mạng cho sinh viên, nhằm thống nhất ý chí, tư tưởng, phẩm chất cách
mạng và năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên vận dụng
những hiểu biết ấy vào thực tiễn cuộc sống để phục vụ tốt hơn cho công cuộc xây
dựng CNXH, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn:
“Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ để nâng cao trình độ lý luận của Đảng
ta đặng để giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế…, để
Đảng ta có thể làm tốt hơn cơng tác của mình, hồn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng
của mình” [2].
2.2 Thực trạng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học
hiện nay
Về ưu điểm: Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức cho sinh viên, từ lâu trong các trường đại học, giáo dục lý luận chính trị, đạo đức đã
được tiến hành thường xuyên trong khuôn khổ chương trình và cũng đã thu được nhiều
kết quả tốt đẹp. Chúng ta đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên có đức, có tài góp phần to
lớn vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Những năm gần đây, do tác động của xu thế
hội nhập quốc tế, vấn đề đạo đức và giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh,
sinh viên được bàn đến khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như
trên các diễn đàn về giáo dục. Có nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức, với mục đích
nhìn nhận, xem xét để đưa ra những đánh giá xác thực về thực trạng lập trường tư tưởng
chính trị, đạo đức của sinh viên hiện nay và mong muốn đề ra những giải pháp có tính
khả thi về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức trong các trường đại học ở Việt Nam hiện
nay.
Ở một số trường đại học, giáo dục đạo đức đã thực sự được coi trọng hơn, môn
Đạo đức học trở thành một trong những mơn học bắt buộc trong chương trình. Có giáo
trình riêng. Giáo viên là những người được đào tạo đúng chuyên ngành, tâm huyết với
nghề, thực sự là tấm gương cho sinh viên noi theo. Các hoạt động Đoàn, Hội, cũng
-467-
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII
Trường Đại học Giao thông vận tải
thường nhấn mạnh đến những giá trị đạo đức, hướng tới giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
Nhiều sinh viên khi được hỏi về sự yêu thích của bản thân đối với mơn Đạo đức học thì
trả lời “mơn học thực sự có ý nghĩa, đem lại nhiều giá trị của cuộc sống, giúp sinh viên
thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, thấy rõ hơn vai trò, trách nhiệm của bản thân với gia
đình, cộng đồng và dân tộc…”. Sinh viên tự tích cực, chú động rèn luyện trau dồi đạo
đức.
Về hạn chế: Nhìn chung cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức ở nước ta
đang cịn nhiều bất cập, chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của chiến lược xây
dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Quá trình giáo dục đạo đức
cho sinh viên hiện nay không phải ở đâu, khi nào cũng thu được những kết quả tốt đẹp
như trên, mà bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều hạn chế như sau:
Thứ nhất, một số trường chỉ chú trọng luyện tài mà chưa thực sự chú trọng đến
rèn đức cho sinh viên, thậm chí trong chương trình học khơng có mơn Đạo đức học.
Một thực tế cho thấy, quá trình đức dục ở các bậc học như Tiểu học, Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông được thực hiện khá tốt thông qua các môn học, đặc biệt ở môn
Đạo đức, môn Giáo dục công dân. Nhưng lên các bậc học như trung cấp, cao đẳng, đại
học thì q trình giáo dục đạo đức đơi khi được hiểu là chỉ được lồng ghép nhau thông
qua các môn Lý luận chính trị và một số mơn học, hoặc người học tự lĩnh hội, tự giáo
dục. Trong khi đó, vì tính đặc thù của một số mơn học khó lồng ghép, vì nội dung mơn
học q nhiều, thời gian q eo hẹp, hoặc vì nhiều lý do khác mà giáo viên chưa thật
quan tâm, thậm chí quên mất nhiệm vụ lồng ghép để giáo dục đạo đức cho người học
trong quá trình truyền thụ kiến thức.
Thứ hai, một số trường có chú ý nhưng kết quả chưa cao, giáo dục đạo đức chỉ
được lồng ghép trong các môn học, hoặc với một mơn học riêng nhưng số tiết rất ít ỏi
ở môn học tự chọn và giáo viên dạy môn này không được đào tạo chuyên ngành chỉ là
kiêm nhiệm nên không truyền tải được vào người học hết những giá trị của mơn học.
Thứ ba, một số trường có quan tâm đến giáo dục đạo đức cho sinh viên, trong
chương trình học có mơn Đạo đức học, có giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành,
nhưng phương pháp giảng dạy chưa thực sự lôi cuốn, thu hút người học, chưa “chạm
tới trái tim người học”, và đơi khi chính những người đi giáo dục đạo đức lại chưa
thực sự là tấm gương đạo đức cho sinh viên noi theo, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến
quá trình giáo dục đạo đức.
Thứ tư, nội dung và phương pháp giáo dục đơi khi mang tính hàn lâm, kinh viện,
xa rời thực tiễn cuộc sống khó nhớ, khó hiểu, khó vận dụng. Và kết quả thu được của
quá trình giáo dục đạo đức là khơng cao.
Thứ năm, hoạt động Đồn, Hội gắn với nội dung giáo dục đạo đức chưa thường
xuyên, liên tục đơi khi chỉ mang tính hình thức, phong trào.
Thứ sáu, bản thân một số sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
cần phải trang bị tư tưởng chính trị, đạo đức trong q trình học tập và trong cuộc sống
nên chưa tích cực, tự giác, tự nỗ lực vươn lên để rèn luyện, tu dưỡng hoàn thiện bản thân.
-468-
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII
Trường Đại học Giao thông vận tải
Với đặc thù các môn học trang bị lập trường tư tưởng chính trị thường có tính trừu
tượng, tính khái quát cao, đã làm cho sinh viên khi bắt đầu tiếp cận học tập thì kiến thức
về lý luận chính trị thường cịn non nớt, lúng túng trong việc tìm phương pháp học phù
hợp.
2.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị,
đạo đức trong các trường đại học hiện nay
Theo chúng tơi, để q trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên
trong các trường đại học hiện nay đạt được hiệu quả cao thì cần chú ý đến nhiều yếu
tố, trong đó có 4 yếu tố quan trọng là; về các cấp quản lý thiết kế khung chương trình,
người đi giáo dục, người được giáo dục.
2.3.1. Về phía các cấp quản lý
Cần nghiên cứu thật kỹ tầm quan trọng của việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức
trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để thiết kế nội dung trong
khung chương trình giảng dạy đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phù hợp.
Về nội dung: Cần có sự đổi mới về nội dung, phải gắn với thực tiễn, phải mang
hơi thở của cuộc sống, gắn với những vấn đề thời sự của đất nước, của thế giới, hướng
tới những giá trị chân - thiện - mỹ nhằm khơi dậy giá trị nhân văn trong người học,
đánh thức được tính người trong con người. Nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức phải giúp sinh viên thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của những tư
tưởng chính trị của Đảng và các giá trị đạo đức trong đời sống. Giáo dục cho sinh viên
những giá trị truyền thống của dân tộc như: truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn
kết, truyền thống nhân ái, nhân nghĩa…. Giáo dục cho sinh viên học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho thanh niên, như: Giáo dục lý tưởng sống trung với
nước, hiếu với dân: thực hiện lý tưởng sống dâng hiến, phát huy truyền thống dân tộc.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh Người đã nêu rõ: “Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và
trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống
nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới vì nước ta là một bộ phận của thế giới” [6].
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: Nhiệm vụ của thanh niên không phải là
hỏi nước nhà đã làm cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?
Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà
mà hy sinh phấn đấu chừng nào? Giáo dục ý chí phấn đấu khơng ngừng; Giáo dục đạo
đức cần, kiệm, liêm, chính: thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích
riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc.
Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng xa xỉ,
chống cách sinh hoạt uỷ mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang. Giáo dục kỹ
năng, phong cách và phương pháp làm việc khoa học: sống đoàn kết và hồ đồng với
mọi người xung quanh, tơn trọng giúp đỡ đồng nghiệp và các cá nhân trong tập thể.
Ngoài ra, cũng cần giáo dục cho sinh viên những nội dung tư tưởng chính trị, đạo đức
trong điều kiện hiện đại hoá xã hội, như: Kiên định tin tưởng vào sự lãnh đạo của
-469-
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII
Trường Đại học Giao thơng vận tải
Đảng, thực hiện đúng các chính sách pháp luật của nhà nước. Giữ vững đạo đức nghề
nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, Đạo đức trong sự phát triển của khoa học
công nghệ, Đạo đức mơi trường.
2.3.2. Về phía giảng viên
Bác Hồ từng căn dặn: “Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Cịn
sống thì cịn phải học, cịn phải hoạt động cách mạng” [3]. Đối với một giáo viên,
trong quá trình giáo dục cũng cần phải là người được giáo dục. “Tình hình thế giới và
trong nước ln biến đổi, cơng việc của chúng ta nhiều và mới, kỹ thuật của thế giới
ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp sự biến
đổi vơ cùng tận thì chúng ta phải nghiên cứu học tập” [4]. Bác căn dặn: “Về cách học
phải lấy tự học làm cốt” [5].
R. Roysingh – một chuyên gia giáo dục của UNESCO từng khẳng định: “Chất
lượng của một nền giáo dục không vượt quá tầm chất lượng những giáo viên làm việc
cho nó”.
Trong bối cảnh phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ,
khối lượng kiến thức không ngừng tăng lên theo cấp số nhân, những cách tiếp cận cũ
cũng như sự chậm trễ trong chuyển đổi sẽ không thể đem lại kết quả như mong muốn,
thậm chí là rào cản cho q trình hội nhập vào khu vực và thế giới. Bởi vậy, để thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình, nếu khơng muốn để mình lạc hậu, để khơng trở thành
người tụt hậu trong lĩnh vực chun mơn của mình, khơng đáp ứng được yêu cầu của
nghề nghiệp, không muốn đứng yên tại chỗ thì mỗi giáo viên, giảng viên giảng dạy các
mơn lý luận chính trị phải tự ý thức được việc nâng cao trình độ chun mơn, trình độ
lý luận chính trị, rèn giũa phẩm chất đạo đức để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và
đào tạo trong điều kiện hiện nay.
Sự vận động, phát triển của thực tiễn, sự đổi mới của nội dung dạy học tất yếu
đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu, để nâng cao năng lực của
bản thân, đáp ứng yêu cầu của xã hội. “Nhà giáo cần cập nhật kiến thức bằng cách tự
học, tự nghiên cứu để nâng cao học vấn. Nghệ thuật sư phạm là kết quả chắt lọc tinh
tuý của quá trình lao động sư phạm sáng tạo của bản thân, là kết quả của việc tham gia
vào các hoạt động nghiên cứu khoa học” [6].
Người thầy - người đi giáo dục luôn phải xác định rõ rằng trong q trình giáo
dục tư tưởng chính trị, đạo đức để đạt hiệu quả thì cần có sự phối hợp của nhiều tổ
chức và cá nhân trong gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Tuy nhiên, người người
thầy có một vai trị vơ cùng to lớn. Khổng Tử đã từng nói: người thầy khơng chỉ dạy
chữ cho trị mà cịn dạy trị bằng tồn bộ nhân cách của mình. Người học trị khơng chỉ
học chữ ở thầy mà cịn học cả cách sống, cách đối nhân xử thế của thầy. Tài năng, đức
độ của người thầy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin, lý tưởng trong sự hoàn thiện
nhân cách người học. Bởi vậy, họ phải là những người khơng chỉ giỏi về chun mơn
mà cịn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng sống, là tấm gương sáng cho
sinh viên noi theo. Có thể nói, để q trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức đạt
-470-
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII
Trường Đại học Giao thơng vận tải
hiệu quả cao, thì phẩm chất đạo đức nhà giáo của mỗi giảng viên có vai trị rất lớn.
Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lương tâm nghề nghiệp của
nhà giáo phải được hết sức chú ý để cho mỗi giảng viên xứng đáng là một nhà giáo
trong vai trò: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.
Từ xưa đến nay, người thầy thực sự là người thầy phải là những người có năng
lực chun mơn và phẩm chất đạo đức gương mẫu, luôn làm việc với cái “tâm” và
hướng vào cái “thiện”, phải là người hướng đạo trên đường đời. Người thầy phải là
nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà đạo đức có lịng tin và sự can đảm của một quan tòa để
phân xử cái thiện, cái ác ở trong mình để bồi dưỡng lý tưởng, niềm tin khoa học và
đạo đức cho sinh viên.
Về phương pháp giảng dạy: có lẽ đây là vấn đề được bàn đến khá nhiều. Bởi giáo
viên có năng lực, nội dung tốt, nhưng phương pháp khơng phù hợp thì kết quả thu được
khơng cao. Phương pháp là cách thức, là con đường để đưa nội dung đến với người học,
giúp người học dễ nắm bắt được nội dung bài học một cách có hiệu quả. Phương pháp
giáo dục tưởng chính trị, đạo đức cần đạt tới là hướng người học tự giác, tích cực, chủ
động chiếm lĩnh tri thức chứ không phải nhồi nhét lý thuyết sng. Có thể đặt ra các tình
huống có vấn đề trước một hiện tượng xa rời lý tưởng chính trị, một hành động thiếu đạo
đức để người học suy nghĩ; và có thể thơng qua các câu chuyện, các tấm gương đạo đức
để dẫn dắt sinh viên đưa ra những suy nghĩ của mình về nhân vật và về bản thân, rút ra
những lý tưởng chính trị và những giá trị đạo đức để hướng tới. Thông qua những hoạt
động của tổ chức Đoàn, Hội, những buổi sinh hoạt chuyên đề, như tiếp lửa truyền thống,
về nguồn, nối vòng tay lớn… để giáo dục đạo đức cho sinh viên một cách trực tiếp nhất
và có hiệu quả. Bên cạnh đó, dù là sinh viên đại học, nhưng vẫn cần sự phối hợp chặt chẽ
giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức để đạt hiệu quả.
2.3.3. Về phía sinh viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng; Học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập tinh
thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những
nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn
cảnh thực tiễn ở nước ta. Học để làm, cho nên lý luận phải đi đơi với thực tiễn. Vì vậy,
mỗi sinh viên (người dược giáo dục) phải tự nhận thấy việc học tập tư tưởng chính trị
và rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách là việc làm không thể thiếu đối với mỗi
người, đặc biệt đối với sinh viên – những thanh niên trí thức, thì lại càng cần thiết. Mỗi
sinh viên phải thực sự thấy vị trí, vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức trong sự tồn
tại và phát triển nhân cách của mình. Phải thấy được bên cạnh luyện tài thì rèn đức sẽ
giúp họ trở thành những con người phát triển toàn diện. Như Bác Hồ đã từng khẳng
định, “có tài mà khơng có đức thì vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì
cũng khó”. Mỗi sinh viên phải có tinh thần tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo trong
q trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức để biến quá trình giáo dục thành quá
trình tự giáo dục. Bởi giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức khơng thể có hiệu quả nếu
chỉ chú trọng nhồi nhét những lý thuyết từ sách vở mà người học không tự giác tham
gia một cách chủ động.
-471-
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII
Trường Đại học Giao thông vận tải
Sinh viên (người được giáo dục), mỗi sinh viên phải tự nhận thấy việc học tập
tưởng chính trị và rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách là việc làm không thể thiếu
đối với mỗi người, đặc biệt đối với sinh viên – những thanh niên trí thức, thì lại càng
cần thiết. Mỗi sinh viên phải thực sự thấy vị trí, vai trị quan trọng của giáo dục đạo
đức trong sự tồn tại và phát triển của mỗi người. Phải thấy được bên cạnh luyện tài thì
rèn đạo đức sẽ giúp họ trở thành những con người phát triển toàn diện. Như Bác Hồ đã
từng khẳng định, “có tài mà khơng có đức thì vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm
việc gì cũng khó”. Mỗi sinh viên phải có tinh thần tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo
trong q trình giáo dục tư tưởng, đạo đức để biến quá trình giáo dục thành quá trình
tự giáo dục. Bởi giáo dục đạo đức khơng thể có hiệu quả nếu chỉ chú trọng nhồi nhét
những lý thuyết từ sách vở mà người học không tự giác tham gia một cách chủ động.
3. KẾT LUẬN
Ngày nay, để giáo dục Việt Nam tham gia vào hội nhập toàn cầu, sánh vai được
với các nước trên thế giới, hịa nhập mà khơng hịa tan; để tạo ra được một lớp người
có khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, có lập trường tư tưởng vững
vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh của thế hệ trẻ Việt Nam
hiện đại như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra, thì cần phải chú ý
nhiều hơn nữa đến giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức. Giáo dục tưởng chính trị và
đạo đức có vai trị rất quan trọng trong giáo dục toàn diện con người. Giáo dục tư
tưởng chính trị, đạo đức là cả một q trình, để q trình đó đạt kết quả tốt thì cần sự
chung tay, góp sức của cả giáo viên, sinh viên, các nhà quản lý, các tổ chức Đoàn, Hội
và của toàn xã hội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. ĐCSVN, BCHTW kết luận số 94 – KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về
việc tiếp tục đổi mới việc học tập Lý luận chính trị trong hệ thống quốc dân. Tr1.
[2]. HCM (1995) tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr492
[3]. HCM (1995) tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr92
[4]. HCM (1996) toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr392
[5]. HCM (1995) tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr273
[6]. PGS. TS. Phạm Viết Vượng (2008) Giáo dục học, Nxb ĐHPS, tr105
-472-