Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ứng dụng chỉ số chất lượng nước và chỉ số ô nhiễm nước để đánh giá chất lượng nước sông rế đoạn chảy qua huyện An Dương, Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.25 KB, 9 trang )

ỨNG DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ CHỈ SỐ Ô NHIỄM
NƯỚC ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẾ ĐOẠN CHẢY
QUA HUYỆN AN DƯƠNG, HẢI PHÒNG
Lê Việt Hùng, Phùng Thị Linh, Trần Thùy Chi
Trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường Hà Nội
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước Sông Rế, đoạn chảy qua huyện An Dương,
thành phố Hải Phịng. Nguồn nước mặt Sơng Rế được đánh giá ở mức cao, là nguồn nước thô
quan trọng của thành phố. Hiện nay, chất lượng của nguồn nước trên lưu vực đang có biểu hiện
bị ơ nhiễm do các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế, xã hội. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp lấy mẫu (25 mẫu) và phân tích mẫu nước, từ đó so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột
A2) và tính tốn chỉ số chất lượng nước (WQI), chỉ số ô nhiễm tổng hợp (CPI) để đánh giá chất
lượng nước. Kết quả tính tốn cho thấy, nguồn nước Sơng Rế có thể dùng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt, giá trị WQI thể hiện chủ yếu màu xanh lá cây và màu vàng, giá trị CPI thể hiện ở mức ô
nhiễm nhẹ. Các chỉ tiêu TSS, PO43-, NH4+ bị ô nhiễm. Nguyên nhân gây ô nhiễm tại các điểm quan
trắc chủ yếu là do rác thải, chất thải sinh hoạt của các hộ dân thôn Vân Tra, xã An Đồng. Bên
cạnh đó nước sơng cịn bị ảnh hưởng bởi nguồn thải từ các công ty, nhà hàng trên địa bàn huyện
và của chất thải nông nghiệp.
Từ khóa: Chỉ số chất lượng nước; Chỉ số ơ nhiễm nước; Chất lượng nước; Sông Rế; Huyện
An Dương.
Abstract
Application of water quality index and water pollution index to assess the quality of water Re
river belowing An Duong district, Hai Phong city
The study was conducted on Re river in An Duong district, Hai Phong city to determine the
status of water quality using the Water quality index (WQI) and Comprehensive pollution index
(CPI). The river is used as domestic water sources and for another different purposes of the city. At
present, the water is contaminated by the impact of people activities and economic development.
The study collected 25 water samples to analyze water quality parameters. After that, the results
were compared with National regulation QCVN 08-MT:2015/BTNMT (colume A2) and were used
to calculate water quality index (WQI) and water pollution index (CPI). The calculation results
showed that the river can be used for domestic uses. The WQI results were represented in green


and yellow color, the CPI value expressed light pollution with TSS, PO43-, NH4+ values were higher
than required by the Government Regulation. The main causes of pollution in water sampling
locations are solid wastes, waste water from households in Van Tra, An Dong commune. Beside
that, the river water quality is also affected by waste water from factories, restaurants which
located nearby and by agriculture activities. 
Keywords: Water quality index; Water pollution index; Water quality; Re river; An Dương
district.
1. Đặt vấn đề
Hải Phòng là một thành phố trẻ ven biển, nguồn nước dưới đất và nước mặt tại đây hầu hết bị
nhiễm mặn. Các tầng chứa nước ngầm có bề dày mỏng (2 - 3 m) và nằm rất gần mặt đất (0,5 - 2m),
số lượng ít mà phân bố lại khơng tập trung nên chưa thể lấy làm nguồn sản xuất nước sạch. Các
140

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


sơng, lạch ở Hải Phịng tuy nhiều nhưng cũng thường bị nhiễm mặn, nhất là về mùa khô, nguồn
cấp nước cho các khu đô thị vẫn phải sử dụng nước từ 03 con sơng chính đó là: Sơng Rế, Sơng Giá
và Sơng Đa Độ. Trong đó Sơng Rế - bắt nguồn từ Hải Dương, là con sông hiện tại đang cung cấp
nước ngọt cho các quận nội thành Hải Phòng.
Hiện nay, Sông Rế đang là nguồn cấp nước tưới tiêu cho hơn 10.000 ha đất canh tác nông
nghiệp của huyện An Dương và Hồng Bàng. Đây cũng là nguồn nước thô quan trọng của thành
phố, phục vụ cho các nhà máy nước: An Dương (công suất 140.000 m3/ngày, năm 2013 được nâng
công suất lên 200.00 m3/ngày), nhà máy nước Vật Cách hiện tại (công suất 11.000 m3/ngày, sẽ
được nâng công suất lên 60.000 m3/ngày), nhà máy nước Kim Sơn (giai đoạn I đang thi công là
25.000 m3/ngày, theo quy hoạch là 200.000 m3/ngày) đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước sạch cho
nhân dân các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An và huyện An Dương, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và 03 khu công nghiệp Nomura, Tràng Duệ và An Dương. Tuy nhiên,
nguồn nước mặt nơi đây hiện đang đối mặt với nhiều thách thức. Vì nằm ở phần hạ lưu của các

dịng chảy nên Sông Rế luôn chịu tác động của nước thải từ các khu dân cư, bệnh viện, các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trang trại và gia trại, thậm chí cả nước thải của các khu cơng nghiệp
ở phía thượng nguồn. Các nguồn thải này nếu khơng được kiểm sốt, quản lý kịp thời sẽ là ngun
nhân chính dẫn đến sự suy giảm chất lượng nguồn nước cấp phục vụ cho sinh hoạt của thành phố
trong tương lai.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thu thập, thống kê và xử lý các số liệu
Thu thập, thống kê và xử lý các số liệu, thơng tin về địa hình - địa mạo, khí tượng thủy văn,
các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực Sông Rế đoạn chảy qua huyện An Dương
qua các năm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên khu vực nghiên cứu.
2.2. Phân tích và tổng hợp số liệu
Nhập, xử lý các số liệu thu thập được, các số liệu phân tích bằng phần mềm EXCEL, nhập
các kết quả thống kê điều tra đã thực hiện ở trên.
2.3. So sánh đánh giá
Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, áp dụng cột A2 (dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2).
Nghiên cứu sử dụng 08 thông số để so sánh đánh giá. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số
theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT được thể hiện theo Bảng 1.
Bảng 1. Bảng quy định giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8


Thông số
pH
BOD5
COD
DO
TSS
NH4+
PO43Coliform

Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN hoặc CFU/100 ml

Giá trị giới hạn (Cột A2)
6 - 8,5
6
15
≥5
30
0,3
0,2
5000

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


141


2.4. Khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích mẫu nước
Mẫu nước được lấy theo phương pháp lấy mẫu nước sơng suối (TCVN 6663 - 6:2008). Đo
đạc, phân tích các thông số chất lượng nước như: DO, BOD5, COD, NH4+, PO43- , tổng Coliform,
pH theo phương pháp đo đạc chỉ số chất lượng nước. Các phương pháp bảo quản mẫu nước, đo và
phân tích các thơng số chất lượng nước như Bảng 2 và Bảng 3
Bảng 2. Phương pháp bảo quản mẫu nước
STT
1
2
3
4
5

Mẫu
TSS
BOD5
COD, NH4+
PO43Tổng Coliform

Phương pháp bảo quản mẫu
Bảo quản điều kiện bình thường
Bảo quản trong mơi trường tối, bảo quản lạnh từ 1 - 5 0C
Acid hóa đến pH ≤ 2 với H2SO4, bảo quản lạnh từ 1 - 5 0C
Bảo quản lạnh từ 1 - 5 0C
Bảo quản lạnh từ 1 - 5 0C trong môi trường tối


Thời gian bảo
quản tối đa
24 h
5 ngày
24 h
8h

Bảng 3. Các phương pháp phân tích các thơng số chất lượng nước lưu vực sông nghiên cứu
Thông số
STT
1
Nhiệt độ
2 Đo nhanh tại
DO
hiện trường
3
EC
4
pH
TSS
5
6
7
8

BOD5
Phân tích
trong phịng
thí nghiệm


COD
NH4+

9

PO43-

10

Coliform

Phương pháp phân tích
Đo bằng máy đo, HACH HQ 40d
Đo bằng máy đo, HACH HQ 40d
Đo bằng máy đo, HACH HQ 40d
Đo bằng máy đo, HACH HQ 40d
TCVN 6625:2000 - Phương pháp lọc qua cái lọc sợi thủy tinh
TCVN 6001-1:2008 - Phương pháp pha loãng và cấy cố bổ
sung Allythiourea
TCVN 6491:1999 - Phương pháp chuẩn độ Đicromat
Trắc quang - phương pháp phenat (4500 NH3 -F,
SMWW,1999)
TCVN 6202:2008 - Phương pháp đo phổ dùng molipdat
TCVN 6187-2:1996 - Phương pháp nhiều ống, xác định và
đếm vi khuẩn coliform

2.5. Đánh giá chất lượng nước
•Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số chất lượng nước WQI
Trên cơ sở các chỉ số WQI tính được, tiến hành phân loại và đánh giá chất lượng nước theo
các thang điểm WQI, từ 0 - 100. Sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá

chất lượng nước để so sánh, đánh giá tương ứng với mục đích sử dụng. Chỉ số WQI được tính tốn
theo Quyết định 1460/QĐ-TCMT ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Tổng cục Môi trường.
Bảng 4. Bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước
Khoảng giá trị WQI
91 - 100
76 - 90
51 - 75
26 - 50
10 - 25
<10
142

Chất lượng nước
Rất tốt
Tốt
Trung bình
Xấu
Kém
Ơ nhiễm rất nặng

Màu sắc
Xanh nước biển
Xanh lá cây
Vàng
Da cam
Đỏ
Nâu

Mã màu RBG
51;51;255

0;228;0
255;255;0
255;126;0
255;0;0
126;0;35

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


•Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số ô nhiễm tổng hợp
Chỉ số ô nhiễm tổng hợp được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một thủy vực dựa
trên các thơng số quan trắc. Cơng thức tính:

CPI =

1 n
∑ Pli
n i =1

Trong đó:
CPI: Chỉ số ơ nhiễm tổng hợp;
N: Số chỉ tiêu chất lượng nước theo dõi;
PIi: Chỉ số ô nhiễm của thông số thứ i được tính theo cơng thức:
Pli =

Ci
Si

Trong đó:

Ci: Nồng độ đo được của thông số thứ i trong môi trường nước;
Si: Ngưỡng giới hạn cho phép của thông số thứ i quy định trong quy chuẩn môi trường.
Các thơng số sử dụng để tính tốn CPI trong nghiên cứu này gồm: TSS, PO43-, N-NH4+,
COD, BOD5 và Coliform.
Bảng 5. Bảng xác định giá trị CPI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước
Khoảng giá trị
0 - 0,2
0,21 - 0,40
0,41 - 1,00
1,01 - 2,00
> 2,01

Chất lượng nước
Sạch
Khá sạch
Ô nhiễm nhẹ
Ơ nhiễm trung bình
Ơ nhiễm nặng

3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả quan trắc
Q trình quan trắc mơi trường nước tại lưu vực Sông Rế, đoạn chảy qua huyện An Dương
trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 4/2021 và được chia làm 05 đợt: đợt 1 (03/12/2020);
đợt 2 (06/01/2021); đợt 03 (07/02/2021); đợt 4 (10/3/2021) và đợt 5 (15/4/2021).

Hình 1: Vị trí các điểm quan trắc trên Sông Rế đoạn chảy qua huyện An Dương
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

143



Để đánh giá chất lượng nước Sông Rế đoạn chảy qua huyện An Dương, lựa chọn 05 điểm
khảo sát như sau:
Bảng 6. Bảng danh sách vị trí lấy mẫu
STT
1
2
3
4
5

Vị trí lấy mẫu
Đ208 thôn Lương
Quy, xã Lê Lợi.
Khu sinh thái Nam
Sơn
Tổ 3 Thị Trấn An
Dương
Thôn Vân Tra, Xã
An Đồng
381, Đường 208, Xã
An Đồng


hiệu
mẫu
NM1
NM2
NM3

NM4
NM5

Tọa độ lấy mẫu

Mô tả điểm quan trắc

Khu vực này bị ảnh hưởng bởi các hoạt động
20°51’54,39”N
sản xuất của Công ty TNHH giày Phúc Đạt và
106°35’53,32”E
các hoạt động sản xuất nơng nghiệp của xã.
20°52’6,27”N
Trên sơng có rác thải sinh hoạt, nước đục
106°36’11,00”E
20°52’0,72”N
Vị trí lấy mẫu trước có màu xanh rêu
106°36’46,30”E
20°52’3,32”N Có nhiều bèo, nước màu xanh nhạt và có vẩn
106°36’55,70”E đục
20°51’58,98”N Khu vực chịu ảnh hưởng của các công ty, nhà
106°37’50,95”E hàng trên địa bàn xã và của chất thải nông nghiệp.

Kết quả diễn biến chất lượng nước Sông Rế đoạn chảy qua huyện An Dương qua các đợt
quan trắc:
Nhìn chung, pH tại các vị trí quan trắc dao động không đáng kể trong các đợt. Hầu hết các
vị trí quan trắc đều đạt QCVN 08:2015/BTNMT (cột A2, pH= 6,5 - 8).
Giá trị DO tại 05 vị trí trong 05 đợt thực hiện quan trắc đều cho kết quả cao hơn giới hạn cho
phép của QCVN 08:2015/BTNMT (cột A2, DO ≥ 5 mg/l) và các giá trị DO không có sự chênh
lệch nhiều ở mỗi điểm quan trắc. Hàm lượng DO cao nhất tại điểm NM4 (Thôn Vân Tra, Xã An

Đồng) đợt 01 với DO = 6,5 mg/l, thấp nhất tại điểm NM1 (Đ208 thôn Lương Quy, xã Lê Lợi) đợt
01 với DO = 5 mg/l.

Hình 2: Biểu đồ diễn biến DO
Hình 3: Biểu đồ diễn biến pH
Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng BOD5 từ đợt 01 đến đợt 05 có xu hướng giảm nhẹ, độ
chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên tất cả các kết quả quan trắc trong 05 đợt đều nằm trong giới
hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT cột A2 (BOD5 = 6 mg/l). Giá trị cao nhất tại vị trí NM1
(Đ208 thơn Lương Quy, xã Lê Lợi) của đợt 02 (BOD5 = 5,8 mg/l), thấp nhất tại vị trí NM4 của đợt
01, đợt 02 (BOD5= 2,3 mg/l). Kết quả tính tốn cho thấy trung bình hàm lượng BOD5 ở vị trí NM2
là 4,54 mg/l, cao nhất so với các vị trí cịn lại.
Giá trị COD có sự thay đổi lớn qua các đợt quan trắc. Từ đợt 01 đến đợt 04, giá trị COD có
xu hướng giảm mạnh, tuy nhiên từ đợt 05 lại có xu hướng tăng. Tuy vậy, kết quả phân tích cho thấy
hàm lượng COD đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT cột A2 (COD =
144

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


15 mg/l). Giá trị COD cao nhất tại điểm NM5 của đợt 01 (381, Đường 208, xã An Đồng) với COD
= 14 mg/l do điểm NM5 là nơi tiếp nhận các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất của các công ty,
nhà hàng trên địa bàn xã và của chất thải nông nghiệp. Giá trị COD thấp nhất tại điểm NM4 của
đợt 04 với COD = 5,5 mg/l.

Hình 5: Biểu đồ diễn biến COD
Hình 4: Biểu đồ diễn biến BOD5
Hàm lượng Amoni có sự biến đổi qua các đợt và hầu như vượt quá quy chuẩn cho phép. Vị
trí NM1 (Đ208 thôn Lương Quy, xã Lê Lợi) đợt 02 có giá trị cao nhất là 1,5 mg/l, cao gấp 0,2 lần
quy chuẩn cho phép. Vị trí NM2 đợt 03 có hàm lượng Amoni thấp nhất 0,15 mg/l. Điểm lấy mẫu

NM1 cách khu vực chứa rác thải tập trung 300 m, số lượng rác thải khá nhiều và không được xử
lý. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của Cơng ty TNHH giày Phúc Đạt và các hoạt động sản xuất
nông nghiệp của xã Lê Lợi đã gây ra ô nhiễm cho Sơng Rế.
Hàm lượng Phosphat có sự khác nhau giữa các điểm quan trắc có 2/5 điểm chỉ tiêu PO43vượt quy chuẩn. Trong đó vị trí NM4 (thơn Vân Tra, xã An Đồng) đợt 1 có giá trị cao nhất là
0,42 mg/l, vị trí NM4 của đợt 3 có giá trị thấp nhất 0,015 mg/l. Nguyên nhân điểm NM4 bị ô nhiễm
chỉ số Phosphat là do khu vực này chịu ảnh hưởng bởi các nguồn thải từ các hoạt động kinh doanh
của các nhà hàng, doanh nghiệp và nước thải sinh hoạt trên địa bàn xã An Đồng.

Hình 6: Biểu đồ diễn biến NH4+
Hình 7: Biểu đồ diễn biến PO43Hàm lượng TSS của 05 đợt quan trắc đều nằm trong QCVN 08:2015-BTNMT cột A2. Vị trí
NM2 (Khu sinh thái Nam Sơn) đợt 03 có giá trị cao nhất là 35 mg/l. Vị trí NM2, đợt 01 có giá trị
thấp nhất 6 mg/l.
Giá trị Coliform qua các đợt quan trắc không vượt quá QCVN 08:2015-BTNMT cột A2
(Coliform = 5000 mg/l). Tại điểm NM5 (381, Đường 208, xã An Đồng) có hàm lượng Coliform
cao nhất 4500 mg/l do vị trí NM5 là khu vực chịu ảnh hưởng bởi các nguồn thải từ các công ty,
nhà hàng trên địa bàn xã và của chất thải nông nghiệp.
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

145


Hình 8: Biểu đồ diễn biến TSS
Hình 9: Biểu đồ diễn biến Coliform Dọc lưu vực sơng ghi nhận tình trạng vượt quy chuẩn 03 chỉ tiêu quan trắc: TSS, PO43-, NH4+.
Nguyên nhân gây ô nhiễm ở các điểm quan trắc chủ yếu là do rác thải, chất thải sinh hoạt của các
hộ dân thôn Vân Tra, xã An Đồng. Bên cạnh đó nước sơng cịn bị ảnh hưởng bởi nguồn thải từ các
công ty, nhà hàng trên địa bàn huyện và của chất thải nơng nghiệp.
3.2. Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) tại các điểm quan trắc
Kết quả tính tốn chỉ số chất lượng nước Sông Rế đoạn chảy qua huyện An Dương được thể
hiện theo Bảng 7.

Bảng 7. Kết quả tính tốn chỉ số chất lượng nước Sơng Rế
Vị trí quan trắc
Kí hiệu WQI đợt 1 WQI đợt 2 WQI đợt 3 WQI đợt 4 WQI đợt 5
Đ208 thôn Lương Quy, xã Lê Lợi NM1
86
75
74
56
60
Khu sinh thái Nam Sơn
NM2
65
76
75
68
85
Tổ 3 Thị Trấn An Dương
NM3
84
73
73
86
81
Thôn Vân Tra, xã An Đồng
NM4
77
80
78
45
38

381, Đường 208, xã An Đồng
NM5
87
81
87
85
43
Dựa vào chỉ số WQI tính tốn được, có thể thấy chất lượng nước Sơng Rế đợt 01 có 04/05
điểm có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần có các biện pháp xử
lý phù hợp, chiếm 80 % trong tổng số điểm quan trắc. Đợt 02 có 03/05 điểm có chất lượng nước
sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, chiếm 60 %
trong tổng số điểm quan trắc. Đợt 03 có 02/05 điểm có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, chiếm 40 % trong tổng số điểm quan trắc.
Đợt 04 có 02/05 điểm có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các
biện pháp xử lý phù hợp, chiếm 40 % trong tổng số điểm quan trắc và trong đợt 04 có điểm NM4
tại thôn Vân Tra, xã An Đồng, chất lượng nước Sông Rế thể hiện ở mức xấu. Đợt 05 có 02/05 điểm
có chất lượng nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù
hợp, chiếm 40 % trong tổng số điểm quan trắc. Trong đợt 05 có 2 điểm NM4, NM5 tại thơn Vân
Tra và 382, đường 208 xã An Đồng chất lượng nước Sông Rế thể hiện ở mức xấu.
Chất lượng nước sơng có sự phân biệt rõ ràng trong từng thời gian và trên từng đoạn khác nhau
của Sơng Rế. Nhìn chung chất lượng của nguồn nước trên lưu vực đang có biểu hiện bị ơ nhiễm do
các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là các vị trí NM1, NM4, NM5, các hoạt
động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn xã Lê Lợi, rác thải, chất thải sinh hoạt của các
hộ dân thôn Vân Tra, xã An Đồng đang gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nước.
146

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững



Hình 10: Biểu đồ chỉ số chất lượng nước WQI của 05 đợt quan trắc
3.3. Kết quả tính tốn chỉ số ơ nhiễm tổng hợp (CPI)
Kết quả tính tốn chỉ số ô nhiễm tổng hợp cho thấy, giá trị CPI bình quân trong đợt 01, đợt
03, đợt 04, đợt 05 đều nằm trong khoảng 0,76 - 0,88 (ô nhiễm nhẹ). Giá trị CPI bình qn đợt 02
đạt 1,11 (ơ nhiễm trung bình).
Bảng 8. Kết quả tính tốn giá trị CPI bình quân của các đợt quan trắc
Đợt quan trắc
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Đợt 4
Đợt 5

Giá trị CPI
0,85
1,11
0,85
0,76
0,88

Chất lượng nước
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm trung bình
Ơ nhiễm nhẹ
Ơ nhiễm nhẹ
Ơ nhiễm nhẹ

Cụ thể, trong đợt 01 có vị trí 03 vị trí NM1, NM2, NM5, giá trị CPI đạt mức 03 (ô nhiễm
nhẹ), vị trí NM3, NM4, giá trị CPI đạt mức 04 (ơ nhiễm trung bình). Đợt 02 chỉ có vị trí NM5, giá
trị CPI đạt mức 3 (ô nhiễm nhẹ), các vị trí cịn lại đều ở mức 4 (ơ nhiễm trung bình). Đợt 03 và đợt

04 có duy nhất vị trí NM3, giá trị CPI đạt mức 4 (ơ nhiễm trung bình), các vị trí cịn lại đều ở mức
3 (ơ nhiễm nhẹ). Đợt 05, các vị trí NM3, NM4, NM5, giá trị CPI đều đạt mức 3 (ô nhiễm nhẹ), 02
vị trí NM1, NM2, giá trị CPI đạt mức 4 (ơ nhiễm trung bình).

Hình 11: Biểu đồ chỉ số ô nhiễm tổng hợp tại các điểm của 5 đợt quan trắc
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

147


4. Kết luận
Nhìn chung chất lượng nước Sơng Rế, đoạn chảy qua huyện An Dương vẫn đủ điều kiện
cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động khác như giao thơng hay tưới tiêu. Việc
tính tốn chỉ số WQI và chỉ số ô nhiễm tổng hợp đã mang tới cái nhìn thực tế hơn về diễn biến chất
lượng nước Sông Rế. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì nhu cầu sử dụng nước tăng
lên kéo theo vấn đề về ô nhiễm MT nước, nếu khơng có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng
nước bị ơ nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất. Ngoài các biện
pháp quản lý từ các cấp, ban, ngành cần phải có sự kết hợp của tồn thể người dân mới có thể thực
hiện được tồn diện các giải pháp bảo vệ môi trường nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08:2015/
BTNMT.
[2]. Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Tài nguyên nước cho phát triển
bền vững.
[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường. Quyết định số 1460/QĐ- TCMT “Về việc hướng
dẫn kỹ thuật tính tốn và cơng bố chỉ số chất lượng nước của Việt Nam”.
[4]. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện An
Dương năm 2019.
[5]. Phạm Ngọc Dũng và cộng sự (2005). Quản lý nguồn nước. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[6]. Nguyễn Minh Anh, Nguyễn Thu Hằng, Bùi Thị Huyền, Nguyễn Hoàng Mỹ, Cao Thị Huệ, Cao Trường
Sơn (2020). Đánh giá chất lượng nước hồ An Dương, tỉnh Hải Dương sử dụng chỉ số chất lượng và các chỉ
số ô nhiễm nước. Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
[7]. Nguyễn Thế Tồn (2017). Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông trên địa bàn thành phố Hải Phòng
và đề xuất các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước. Đại học Bách khoa Hà Nội.
[8]. S. Liu, and J. P. Zhu (1999). Comparison of several methods of environment quality evaluation using
complex indices. Environ. Monit, vol. 4, no. 5, pp. 33 - 37.
[9]. V. Prachi, and G. Rajiv (2020). Water quality assessment of natural lakes and its importance: An
overview. Material Today: Proceedings. (Online: Available: />[Accessed May.20,2020]).
[10]. Cổng thơng tin điện tử thành phố Hải Phịng />
Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Trịnh Thị Thủy

148

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững



×