Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá tính dễ tổn thương của ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.1 KB, 10 trang )

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG CỦA NGÀNH NI TRỒNG,
ĐÁNH BẮT THỦY SẢN TẠI HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Bùi Sỹ Bách
Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản, thuộc các xã ven biển huyện Hậu Lộc, trên cơ sở của phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn
thương. Kết quả cho thấy mức độ dễ bị tổn thương của ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở
huyện Hậu Lộc từ trung bình đến cao (VTS = 0,41 ÷ 0,64), do mức độ phơi lộ đối với khu vực này từ
trung bình đến cao (E = 0,4 - 0,6). Trong khi năng lực thích ứng ở mức độ thấp và trung bình (AC
= 0,25 ÷ 0,38) chiếm 4/6 xã nghiên cứu. Điều này cho thấy ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
tại Hậu Lộc chịu tác động của biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu giúp cơ quan, ban ngành và địa
phương đưa ra các chính sách phù hợp cho ngành ni trồng, đánh bắt thủy sản tại Hậu Lộc, Thanh
Hóa trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Đánh bắt thủy sản; Nuôi trồng thủy sản; Dễ bị tổn thương.
Abstract
Assessment of vulnerability of fisheries and aquaculture industries in the context of climate
change. A case study in Hau Loc district, Thanh Hoa province
This study assesses the impacts of climate change on the fisheries and aquaculture industries
in coastal communes of Hau Loc district on the basis of vulnerability assessment method. The
results show that the vulnerability of the fisheries and aquaculture industries in Hau Loc district is
moderate to high (VTS = 0.41 ÷ 0.64) due to the exposure to this area from moderate to high (E =
0.4 - 0.6) while the adaptive capacity is low and moderate (AC = 0.25 ÷ 0.38) accounting for 4/6
of the studied communes. This shows that the fisheries and aquaculture industries in Hau Loc is
affected by climate change. The research results help agencies, departments and localities to come
up with appropriate policies for the fisheries and aquaculture industries in Hau Loc, Thanh Hoa
in the context of climate change.
Keywords: Climate change; Fisheries; Aquaculture; Vulnerability (V). 
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn biến bất thường khó đốn định, đã tác động tiêu cực lên


nhiều lĩnh vực của đời sống trên cả quy mơ tồn cầu, khu vực và quốc gia. BĐKH không những
khiến nhiệt độ tăng và nước biển dâng mà còn khiến cho các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan
biến động mạnh hơn cả về không gian và thời gian, xảy ra với tần suất nhiều hơn và diễn biến bất
thường hơn, đã gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa,
xã hội, tác động xấu đến môi trường trên quy mô tồn cầu, trong đó có Việt Nam. Sự gia tăng các rủi
ro từ BĐKH là một trong những áp lực làm tăng tính dễ bị tổn thương của những sinh kế dựa vào
các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại của dân cư ven biển.
Trong những năm gần đây, nguồn lợi hải sản có sự suy giảm, nhất là những vùng ven bờ. Một
trong những nguyên nhân là do sự thay đổi của thời tiết và khí hậu. Nghiên cứu của các nhà khoa học
cho thấy số ngày nước biển nóng lên đã tăng gấp đôi từ năm 1982 - 2016 và nhiều khả năng sẽ tiếp
tục tăng khi Trái Đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài có nguy cơ phá hoại các rạn
228

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


san hô và tảo bẹ, cũng như đe dọa đến mơi trường sống của nhiều lồi cá và sinh vật biển khác. Nhiệt
độ tăng làm cho nguồn thức ăn của cá bị suy giảm. Mưa lũ có thể làm giảm khả năng sinh đẻ, phát
triển của các loài cá. Bên cạnh đó, sự thay đổi một số yếu tố như: mực nước biển, nhiệt độ, độ mặn,
tốc độ và hướng gió, độ dày trầm tích sẽ ảnh hưởng lớn tới thủy sinh vật, qua đó tác động đến khả
năng cung cấp dinh dưỡng cho cá [1].
Đối với nuôi trồng thủy sản (NTTS), đặc biệt nuôi trồng tại các vùng ven bờ, trên biển, đảo
thường xuyên chịu tác động bởi thiên tai và BĐKH. Thể hiện sự gia tăng nhiệt độ làm giảm q
trình sinh trưởng của một số lồi thủy hải sản và tăng cường các loại vi sinh vật gây hại. Nghề khai
thác thủy sản vẫn luôn được xem là một trong những nghề rủi ro nhất ngay cả khi chưa có tác động
của BĐKH. Trong bối cảnh BĐKH, nghề khai thủy sản lại càng trở nên rủi ro hơn. Nghề khai thác
hải sản có truyền thống từ lâu đời, ngư dân từ bao đời nay gắn liền với biển, phụ thuộc hồn tồn
vào thiên nhiên [1]. Chính vì vậy, khi BĐKH xảy ra, sẽ gây khơng ít khó khăn cho cộng đồng ngư
dân ven biển. Đây sẽ là cộng đồng bị tác động đầu tiên và chịu nhiều áp lực khi sinh kế chính phụ

thuộc vào nguồn lực tự nhiên.
Với chiều dài 12,5 km bờ biển, Hậu Lộc là địa phương có thế mạnh về phát triển ni trồng,
đánh bắt thủy, hải sản. Ngành nghề này, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của huyện.
Trong những năm qua, nhà nước nói chung và huyện nói riêng đã có nhiều chính sách khuyến
khích phát triển ngành nghề như mở các lớp tập huấn, chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp
sang nuôi trồng thuỷ sản, hỗ trợ vốn, hỗ trợ đóng mới tàu thuyền,... Do đó diện tích ni trồng và
số lượng tàu bè cũng gia tăng. Năm 2019, huyện có tổng diện tích ni trồng là 1.979,9 ha, tăng
3,05 % so với năm 2018. Trong đó, diện tích ni nước ngọt là 730,9 ha; diện tích ni nước lợ là
506,87 ha; diện tích ni nước mặn là 742,1 ha, tổng số phương tiện đánh bắt là 690 tàu, thuyền
[2]. Sản lượng những năm qua tăng mạnh so với những năm đầu do sự phát triển của ngành nghề,
song khơng duy trì ổn định giữa các năm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết
cực đoan như: bão, hạn hán, sương muối, số ngày nắng nóng, rét đậm rét hại,... tác động nghiêm
trọng đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của huyện.
Bài báo này trình bày kết quả đánh tổn thương của ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của
dân cư ven biển huyện Hậu Lộc trong bối cảnh BĐKH, từ đó, làm cơ sở cho ngành, địa phương xây
dựng kế hoạch phát triển bền vững ngành đánh bắt và NTTS thích ứng với BĐKH.
2. Phạm vi, số liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Khu vực nghiên cứu

Hình 1: Bản đồ khu vực nghiên cứu [7]
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

229


Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, cách thành phố Thanh Hố 25 km về phía Đơng Bắc
với tổng diện tích tự nhiên là 14.367,19 ha. Phía Bắc giáp huyện Hà Trung và Nga Sơn, phía Nam
giáp huyện Hoằng Hố, phía Tây giáp huyện Hoằng Hố và Hà Trung, phía Đơng giáp biển Đơng.
Tồn huyện có 27 đơn vị hành chính (26 xã và 01 thị trấn), dân số 176.571 người (năm 2019).

Các xã ven biển là Đa Lộc, Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc và Hòa Lộc được lựa chọn
nghiên cứu điển hình (Hình 1).
2.2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đánh giá tổn thương dựa vào chỉ số được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế (OECD, 2003) đề xuất và được nhiều tổ chức và nhà khoa học sử dụng rộng rãi. Phương pháp
này được khuyến nghị sử dụng để đánh giá tổn thương ở vùng ven biển [4].
Lựa chọn các chỉ thị tổn thương
Một chỉ thị (indicator) là một đơn vị đo lường độc lập cho 01 đặc tính của đối tượng bị tác
động và chỉ số (index) là một đơn vị đo lường tổng hợp vài chỉ thị. Chỉ thị và các chỉ số có thể được
sử dụng để định hướng các can thiệp ưu tiên và ra quyết định. Tuy nhiên, các chỉ thị của nguy cơ tổn
thương cũng cần phản ánh tình hình KT - XH và môi trường ở các quốc gia, khu vực và các quy trình
hình thành nguy cơ tổn thương và các năng lực sẵn có.
Việc lựa chọn các chỉ thị phù hợp cho một tai biến cụ thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Các chỉ
thị cần phải chứa đựng các đặc điểm của tai biến, nhưng từ khía cạnh KT - XH, các chỉ thị cũng
cần thể hiện mức độ phát triển của khu vực, các đặc trưng văn hóa, xã hội và tình trạng kinh tế.
Các chỉ thị được lựa chọn có thể khác nhau về loại hình, số lượng và quy mô đánh giá theo khu
vực nghiên cứu. Dựa vào khía cạnh tổn thương hiện hữu, các chỉ thị cũng được phân loại theo các
chỉ thị tự nhiên và KT - XH. Như vậy, mỗi chỉ thị đều được gắn trọng số theo mức quan trọng của
nó trong việc xác định nguy cơ tổn thương do thiên tai.
Bảng 1 biểu thị 05 thành phần chính, 24 thành phần phụ (chỉ thị) chia thành 03 nhóm (E), (S)
và (AC) cho khu vực nghiên cứu.
Bảng 1. Bộ chỉ thị phục vụ đánh giá tổn thương ngành thủy sản huyện Hậu Lộc
Nhân tố Thành phần chính

230

Số TP
phụ

E


Dao động khí hậu 5

S

Nhóm chỉ số liên
quan tới ngành
thủy sản

6

Tên thành phần phụ
[1] Lượng mưa trung bình năm
[2] Lượng mưa trong bão lớn nhất theo thời kỳ
[3] Độ lệch nhiệt độ TB năm
[4] Độ lệch nhiệt độ tối cao TĐ năm
[5] Độ lệch nhiệt độ tối thấp TĐ năm
[6] Tỷ lệ lao động trong ngành thủy sản
[7] Diện tích ni trồng thủy sản
[8] Số hộ ni trồng thủy sản
[9] Tỷ lệ hộ có ni tơm
[10] Tỷ lệ hộ có ni cá
[11] Tỷ lệ hộ có ni thủy sản khác

Đơn vị
mm
mm
0
C
0

C
0
C
%
Ha
Hộ
%
%
%

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


Nhân tố Thành phần chính

Số TP
phụ

Năng lực lao động 5

AC

Cơ sở hạ tầng

Tên thành phần phụ

Đơn vị

[12] Tỷ lệ lao động sơ cấp nghề

[13] Trung cấp
[14] Cao đẳng
[15] Đại học

%
%
%
%

[16] Tỷ lệ lao động thủy sản kiêm các ngành nghề khác
%
[17] Số tàu, thuyền, xuồng khai thác thủy sản biển có
Cái
động cơ
[18] Dịch vụ hậu cần nghề cá có động cơ
Cái
[19] Số cơ sở chuyên chế biến thuỷ sản
Cơ sở
[20] Số hộ có thuyền xuồng đánh bắt thủy sản khơng
Hộ
động cơ
[21] Tỷ lệ hộ được hỗ trợ xây nhà
%
[22] Tỷ lệ người được cấp miễn phí thẻ BHYT
%
[23] Tỷ lệ hộ được vay vốn ưu đãi
%
[24] Tập huấn về thủy sản
Lớp


4

Cơ chế chính sách 4

Trong đó, độ phơi bày (E) được hiểu là độ lớn và thời gian duy trì của các hiện tượng liên
quan đến BĐKH, như mức độ hạn hán hoặc thay đổi của nhiệt độ, số ngày nắng nóng và lượng
mưa trong các thời kỳ khác nhau; độ nhạy cảm (S) là mức độ mà một hệ thống chịu ảnh hưởng bởi
các tác động của (E); khả năng thích ứng (AC) là khả năng của hệ thống chịu đựng (tồn tại, đứng
vững) hoặc phục hồi sau các tác động của (E).
Các chỉ thị (thành phần phụ) tiếp cận được (có số liệu) mới được xem xét đánh giá, cụ thể
như các số liệu khí tượng từ các trạm Tp. Thanh Hóa và Yên Định thời kỳ 1990 - 2019, số liệu từ
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn thu thập phục vụ tính toán (E), số liệu từ niên
giám thống kê của huyện Hậu Lộc 2020 và số liệu của Tổng cục Thống kê được thu thập phục vụ
tính tốn S và AC.
Phương pháp tính chỉ số tổn thương
Gồm 04 bước chuyển từ các chỉ thị (indicators) sang các đặc trưng (profiles) và cuối cùng
là chỉ số chuẩn hóa tổng hợp (index) của nguy cơ tổn thương. Đối với mỗi đặc trưng có 01 giá trị
được xác định thông qua việc so sánh dữ liệu của các chỉ thị thuộc về đặc trưng đó. Các giá trị đặc
trưng sẽ được sử dụng làm đầu vào cho việc tính tốn các giá trị của 03 thành phần/biến: Độ phơi
lộ, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Chỉ số của nguy cơ tổn thương (vulnerability index)
của vùng được tính tốn bằng việc tổng hợp các giá trị của các thành phần này. Các bước tính tốn
như sau [5]:
Bước 1: Chuẩn hóa các chỉ thị được lựa chọn của từng thành phần/biến
- Giá trị của các chỉ thị được chuẩn hóa cho tất cả các huyện/xã cần tính tốn.

X ij =

X ij (t ) − MinX ij
MaxX ij − MinX ij


(1)

Trong đó: Xij: Giá trị chuẩn hóa của chỉ thị j tại địa phương i; Xij(t): Giá trị thực của chỉ thị
ij; Min Xij: giá trị thực nhỏ nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các huyện/xã; Max Xij: giá trị thực lớn
nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các huyện/xã.
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

231


Việc tính tốn theo cơng thức (1) nhằm mục đích đưa các yếu tố khác nhau có đơn vị
khác nhau quy về cùng một đơn vị không thứ nguyên và cho kết quả giá trị của các chỉ thị nằm
trong khoảng từ 0,0 - 1,0. Trong đó, giá trị 0 thể hiện tác động ít nhất và giá trị 1 thể hiện tác
động lớn nhất.
- Sắp xếp dữ liệu chỉ thị theo huyện/xã
Huyện/xã
1
2
...
i
...
M

1
X11
X21
...
Xi1
...

XM1

Chỉ thị
...
J
...
X1j
X2j
...
Xij
...
...
...
XMj

2
X12
X22
...
Xi2
...
XM2

....
...

K
X1k
X2k
...

Xik
...
XMk

...
...
...

Ghi chú: M: Các vùng/địa phương; K: Các chỉ thị được thu thập/ lựa chọn;
Xij: Giá trị của chỉ thị j tương ứng với vùng i

Bước 2: Xác định giá trị/chỉ số chung của các chỉ thị cho từng thành phần/biến
Các giá trị chuẩn hóa của các chỉ thị P được tích hợp lại để có được giá trị chung của huyện/xã
k

P=

∑X
j =1

ij

(2)

n

Trong đó: n: Số lượng các chỉ thị trong huyện/xã i; Xij: Giá trị/chỉ số chuẩn hóa của chỉ thị
j tại huyện/xã i.
Bước 3: Tính toán giá trị các thành phần/biến
Giá trị của các chỉ thị trong một thành phần/biến được tích hợp lại để có được giá trị chung

của thành phần/biến đó
k

C=

∑W

Pj

j =1

* Pj

k

∑W
j =1

(3)

Pj

Trong đó: C: Giá trị chung của thành phần/biến; Wpj: Trọng số của chỉ thị thứ j
Trọng số của chỉ thị phụ thuộc vào số lượng của các giá trị/chỉ số nằm trong nó. Trong nhiều
trường hợp khi tính tốn giá trị của các biến thành phần do tập hợp các chỉ thị trong mỗi thành
phần/ biến có số lượng lớn gây khó khăn trong việc đánh giá vai trị của các chỉ thị nên thường sử
dụng phương án lấy trọng số của tất cả các chỉ thị ngang bằng nhau [5].
Bước 4: Tính tốn chỉ số tổng hợp mức độ dễ bị tổn thương
Tích hợp các giá trị của 03 thành phần/biến sẽ có chỉ số tổng hợp mức độ dễ bị tổn thương.
Theo Preston, B.L, D. Abbs et al [6] chỉ số tổn thương tổng hợp được tính tốn theo cơng thức:

Vi = 1/3 (E + S + 1 - AC)
232

(4)

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


Trong đó:
Vi: Chỉ số tổn thương tổng hợp của huyện/xã i.

E: Độ phơi lộ, chỉ số E càng cao thì mức độ tác động càng mạnh .
S: Mức độ nhạy cảm, S càng cao mức độ nhạy cảm càng lớn.
AC: Khả năng thích ứng, AC càng cao thì khả năng thích ứng càng cao.
Như vậy, chỉ số tổn thương tổng hợp được tính bằng giá trị trung bình của các chỉ số chính/
thành phần.
Bước 5: Phân cấp mức độ dễ bị tổn thương
Thang đánh giá nguy cơ tổn thương được xác định trong khoảng từ 0 đến 1, chỉ ra mức độ
nguy cơ tổn thương theo 4 cấp, cụ thể:
Bảng 2. Phân cấp mức độ dễ bị tổn thương
STT
1
2
3
4

Chỉ số dễ tổn thương V
0 < V ≤ 0,25
0,25 < V ≤ 0,5

0,5 < V ≤ 0,75
0,75 < V ≤ 1

Mức độ
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao

Tuy nhiên, đối với một khu vực khác nhau, dựa vào chỉ số tổn thương cụ thể tại khu vực đó,
thang đánh giá có thể chia theo các cấp khác nhau.
3. Kết quả và thảo luận
Từ số liệu thứ cấp thu thập được, sắp xếp các chỉ thị phù hợp theo thành phần chính (Bảng
1), được các giá trị theo Bảng 3.
Bảng 3. Giá trị các chỉ thị phục vụ đánh giá tổn thương ngành thủy sản huyện Hậu Lộc
TP phụ Đơn vị Đa Lộc
[1]
mm 1.514,20
[2]
mm
210,80
0
[3]
C
1,50
0
[4]
C
1,20
0

[5]
C
1,70
[6]
%
16,10
[7]
Ha
697,00
[8]
Hộ
325,00
[9]
%
7,97
[10]
%
6,41
[11]
%
2,66
[12]
%
0,00
[13]
%
1,95
[14]
%
0,49

[15]
%
0,73
[16]
%
23,37
[17]
Cái
78,00

Hưng Lộc
1.514,20
210,80
1,50
1,20
1,70
38,06
60,52
133,00
0,78
3,98
0,07
1,09
0,00
0,00
0,00
0,29
62,00

Ngư Lộc

1.514,20
210,80
1,50
1,20
1,70
99,95
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
1,15
0,22
0,34
0,36
0,18
295,00

Minh Lộc
1.664,90
235,00
1,40
1,00
0,90
58,74
104,00
75,00
0,03
1,59
0,93

3,05
0,46
0,00
0,10
2,91
87,00

Hải Lộc
1.664,90
235,00
1,40
1,00
0,90
74,99
237,50
265,00
0,21
1,73
9,98
1,20
2,08
0,56
1,20
9,21
15,00

Hòa Lộc
1.664,90
235,00
1,40

1,00
0,90
48,04
139,35
221,00
1,70
7,03
0,00
3,20
0,52
0,43
0,26
2,03
116,00

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

233


TP phụ Đơn vị
[18]
Cái
[19]
Cơ sở
[20]
Hộ
[21]
%

[22]
%
[23]
%
[24]
Lớp

Đa Lộc
1,00
7,00
0,00
0,40
54,44
12,28
3,00

Hưng Lộc
3,00
25,00
1,00
0,25
60,00
4,97
6,00

Ngư Lộc
19,00
52,00
0,00
0,64

75,33
5,25
4,00

Minh Lộc
2,00
18,00
0,00
0,50
13,53
6,18
2,00

Hải Lộc
3,00
34,00
7,00
0,84
92,26
13,38
0,00

Hòa Lộc
1,00
6,00
0,00
0,15
4,11
9,45
0,00


Sử dụng các công thức (1); (2); (3) và (4) tính tốn được kết quả như Bảng 4. Kết quả nghiên
cứu cho thấy mức độ nhạy cảm cao ở xã Đa Lộc với (S = 0,70) và lớn nhất trong các xã nghiên
cứu, tuy nhiên khả năng thích ứng ở mức độ trung bình với (AC = 0,38).

Hình 2: Giá trị E, S và AC của các xã ven biển huyện Hậu Lộc
Ngược lại độ nhạy cảm thấp nhất là xã Ngư Lộc với (S = 0,17) và khả năng thích ứng ở mức
độ cao và cao thứ 2 trong các xã nghiên cứu với (AC = 0,53), Hải Lộc là xã có độ nhạy cảm ở mức
độ cao và lớn thứ 2 sau Đa Lộc với (S = 0,52), thích ứng ở mức độ cao và lớn nhất trong các xã
nghiên cứu với (AC = 0,65) (Bảng 4 và Hình 2).
Các xã có chỉ số VTS - chỉ số DBTT của ngành đánh bắt và NTTS ở mức độ cao bao gồm xã
Đa Lộc và Hưng Lộc với (VTS = 0,53 - 0,64) do độ phơi lộ ở mức độ cao (E = 0,6), trong đó mức
độ dễ bị tổn thương lớn nhất trong các xã nghiên cứu là Đa Lộc với VTS = 0,64. Các xã có mức độ
DBTT trung bình (VTS = 0,41 - 0,50) là Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc và Hòa Lộc, đây là những
xã có độ phơi lộ ở mức độ trung bình (E = 0,4), ngược lại, xã có mức độ DBTT thấp nhất trong
các xã nghiên cứu là Ngư Lộc với VTS = 0,41, dù độ phơi lộ ở mức cao (E = 0,6) nhưng xã chỉ có
hoạt động dịch vụ và đánh bắt thủy sản, khơng có hoạt động NTTS nên mức độ nhạy cảm rất thấp.
Những tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến xã Ngư Lộc ở mức độ trung bình,
thấp nhất so với các xã có cả hoạt động đánh bắt và NTTS (Hình 3).

234

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học cơng nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

235


AC

S

E

Nhân
tố

Tính
tốn
TP
phụ
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]
[11]
[12]
[13]
[14]
[15]
[16]

[17]
[18]
[19]
[20]
[21]
[22]
[23]
[24]

[Đa
Lộc]
0,00
0,00
1,00
1,00
1,00
0,00
1,00
1,00
1,00
0,91
0,27
0,00
0,00
0,94
0,88
0,61
0,23
0,00
0,02

0,00
0,36
0,57
0,87
0,50

[Hưng
Lộc]
0,00
0,00
1,00
1,00
1,00
0,26
0,09
0,41
0,10
0,57
0,01
0,34
0,34
0,00
0,00
0,00
0,17
0,11
0,41
0,14
0,14
0,63

0,00
1,00

[Ngư [Minh [Hải [Hịa
Lộc] Lộc] Lộc] Lộc]
0,00
1,00 1,00 1,00
0,00
1,00 1,00 1,00
1,00
0,00 0,00 0,00
1,00
0,00 0,00 0,00
1,00
0,00 0,00 0,00
1,00
0,51 0,70 0,38
0,00
0,15 0,34 0,20
0,00
0,23 0,82 0,68
0,00
0,00 0,03 0,21
0,00
0,23 0,25 1,00
0,00
0,09 1,00 0,00
0,36
0,95 0,38 1,00
0,36

0,95 0,38 1,00
0,11
0,22 1,00 0,25
0,61
0,00 1,00 0,77
0,30
0,08 1,00 0,22
1,00
0,26 0,00 0,36
1,00
0,06 0,11 0,00
1,00
0,26 0,61 0,00
0,00
0,00 1,00 0,00
0,71
0,51 1,00 0,00
0,81
0,11 1,00 0,00
0,03
0,14 1,00 0,53
0,67
0,33 0,00 0,00
Công thức (4): VTS

Cơng thức (1)

0,44

0,58


0,14

0,48

0,21

0,24

0,70

0,06

0,60

0,56

0,75

0,35

0,17

0,60

Hưng Ngư
Lộc Lộc

0,60


Đa
Lộc

0,27

0,14

0,44

0,20

0,40

Minh
Lộc

Cơng thức (2)

0,75

0,43

0,75

0,52

0,40

Hải
Lộc


0,13

0,09

0,65

0,41

0,40

Hịa
Lộc

0,64

0,38

0,70

0,60

Đa
Lộc

0,53

0,25

0,24


0,60

0,41

0,53

0,17

0,60

Hưng Ngư
Lộc Lộc

0,43

0,30

0,20

0,40

Minh
Lộc

Cơng thức (3)

Bảng 4. Giá trị các chỉ thị được chuẩn hóa và E, S, AC và V của ngành Thủy sản thuộc xã ven biển huyện Hậu Lộc

0,42


0,65

0,52

0,40

Hải
Lộc

0,50

0,32

0,41

0,40

Hòa
Lộc


Hình 3: Giá trị VTS của 6 xã ven biển huyện Hậu Lộc
Nhìn chung, với giá trị (E = 0,4 - 0,6) cho thấy độ phơi lộ ở mức trung bình và cao, mức độ
nhạy cảm cao (S = 0,52 - 0,64) là xã Hải Lộc và Đa Lộc do 02 xã có diện tích và số hộ NTTS lớn
nhất trong 06 xã nghiên cứu. Trong đó, Đa Lộc là xã có mức độ dễ bị tổn thương cao nhất (VTS =
0,64), ngược lại, mức độ nhạy cảm thấp (S = 0,17 - 0,24) ở các xã Ngư Lộc, Minh Lộc và Hưng
Lộc, do có diện tích NTTS thấp nhất trong các xã nghiên cứu, đặc biệt, Ngư Lộc không có diện
tích NTTS, chỉ có hoạt động dịch vụ và đánh bắt vì vậy mức độ nhạy ở mức thấp (S = 0,17), do
đó mức độ DBTT thấp nhất (VTS = 0,41). Xã có mức độ nhạy cảm trung bình là Hòa Lộc với (S =

0,41), điều này cho thấy các xã ven biển của huyện Hậu Lộc đang chịu tác động bất lợi của BĐKH
trong khi khả năng thích ứng ở độ thấp hoặc trung bình (AC = 0,25 - 0,38). Chỉ có Ngư Lộc và Hải
Lộc là có khả năng thích ứng cao (AC = 0,53 - 0,65) do cơ sở hạ tầng được đầu tư lớn hơn, ngồi
ra Ngư Lộc khơng có hoạt động NTTS do đó khả năng thích ứng với BĐKH ở mức cao, trong khi
Hải Lộc là xã có tỉ lệ lao động thủy sản kiêm các ngành nghề khác nên khả năng thích ứng với
BĐKH ở mức cao hơn.
Do đó, ngồi năng lực thích ứng của dân cư, cần có sự nỗ lực của các cấp, các ngành trung
ương và địa phương để ứng phó với những tác động tiêu cực của BĐKH đến ngành đánh bắt và
NTTS của ven biển huyện Hậu Lộc, nâng cao khả năng thích ứng thơng qua việc đầu tư có sở hạ tầng,
nguồn lực con người và cơ chế chính sách, duy trì và phát huy các giải pháp thích ứng chủ động giúp
cộng đồng dân cư nơi đây thích ứng tốt hơn với BĐKH đã và đang diễn biến khó đốn định.
Nghiên cứu này là một trong số ít nghiên cứu đánh giá tổn thương cho ngành đánh bắt và
NTTS trong bối cảnh BĐKH ở quy mơ cấp xã ở khu vực ven biển nói chung và huyện Hậu Lộc
nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu cần được mở rộng cho các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa và
cần được bổ sung thêm các chỉ thị: số ngày nắng nóng, rét đậm rét hại, tần suất bão, thiệt hại của
NTTS, thiệt hại tàu thuyền khai thác của khu vực nghiên cứu,... để tính yếu tố tác động được đầy
đủ hơn. Nghiên cứu cũng chưa tiếp cận được số liệu Trạm khí tượng Nga Sơn (gần các xã ven biển
huyện Hậu Lộc), do trạm này mới được thành lập nên chuỗi số liệu chưa đủ phục vụ tính toán.
4. Kết luận
Nghiên cứu đã đánh giá tác động của BĐKH đến ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở 06
xã ven biển của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở sử dụng phương pháp đánh giá tính dễ
236

Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học cơng nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững


bị tổn thương, với việc lựa chọn 24 thành phần phụ sắp xếp vào 05 thành phần chính để tính tốn E,
S, AC và định lượng được VTS.


Tính dễ bị tổn thương của ngành đánh bắt và NTTS ở huyện Hậu Lộc từ trung bình đến cao
(VTS = 0,41 ÷ 0,64), do mức độ phơi lộ đối với khu vực này từ trung bình đến cao (E = 0,4 - 0,6),
trong khi năng lực thích ứng ở mức độ thấp và trung bình (AC = 0,25 ÷ 0,38) chiếm 4/6 xã nghiên
cứu. Điều này cho thấy ngành đánh bắt và NTTS khu vực nghiên cứu đã và đang chịu tác động rõ
nét của BĐKH. Chỉ có 2/6 xã nghiên cứu là Ngư Lộc và Hải Lộc có khả năng thích ứng cao (AC =
0,53 - 0,65) do cơ sở hạ tầng được đầu tư lớn hơn. Ngoài ra, Ngư Lộc khơng có hoạt động NTTS,
do đó, khả năng thích ứng với BĐKH ở mức cao. Mặt khác, Hải Lộc là xã có tỉ lệ lao động thủy
sản kiêm các ngành nghề khác nên khả năng thích ứng với BĐKH ở mức cao hơn.
Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các cơ quan, ban ngành, địa phương có cái nhìn khái quát về
các nguồn lực, hoạt động của ngành đánh bắt và NTTS, mức độ tổn thương do BĐKH cũng như
năng lực thích ứng của cộng đồng dân cư ven biển huyện Hậu Lộc.
Lời cảm ơn: Bài báo này kế thừa một phần kết quả thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp cơ
sở 2021 “Nghiên cứu, đánh giá tính dễ tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu đối với sản xuất
nông nghiệp và thủy sản tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Văn Viết, Đinh Vũ Thanh (2017). Biến đổi khí hậu và nơng nghiệp Việt Nam, tác động - thích
ứng - giảm thiểu và Chính sách. Nhà xuất bản Tài ngun - Mơi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
[2]. UBND huyện Hậu Lộc (2020). Niên giám Thống kê. Chi cục Thống kê huyện Hậu Lộc.
[3]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011). Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
[4]. Marrk R Bezuijen (2011). Rapid assessment of potential climate change impacts to coastal habitats and
selected species in the study area off the Project “Building coastal resilience in Vietnam, Cambodia and
Thailand”. Report presented for IUCN Southeast Asia.
[5]. Livia Bizicova and et al., (2009). Vulnerability and climate change, impact assessments for adaptation.
Module 4.
[6]. Preston, B.L, D. Abbs et al., (2007). Spatial approaches for assessing vulnerability and consequences
in climate change assessments.
[7]. />
Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Phản biện: TS. Thái Thị Thanh Minh


Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

237



×