Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thiết kế Sinh thái trong các lĩnh vực thiết kế TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 54 trang )

1. MỤC LỤC
1.

MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1

I.

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 2

II.

MỞ ĐẦU ĐỀ TÀI ..................................................................................................................... 4
2.

Lý do chọn đề tài. .................................................................................................................. 4

3.

Mục đích nghiên cứu. ............................................................................................................ 5

4.

Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................................... 7

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu. ......................................................................................................... 12

6.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 12



II .

NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 14
1. Cơ sở lý luận thực tiễn. ....................................................................................................... 14
1.1. Tổng quan lịch sử đề tài: .................................................................................................. 14
Tìm hiểu sơ lược về EcoDesign .............................................................................................. 18

Thiết kế Sinh thái trong các lĩnh vực thiết kế ......................................................................... 19
EcoDesign/Thiết kế Sinh thái - Ở đâu cũng có!....................................................................... 20
2. Mô tả phương pháp và tổ chức thiết kế. ............................................................................. 20
III.

HỒ SƠ THIẾT KẾ. ............................................................................................................. 28

1.

Cải tiến mẫu theo ý tưởng câu thành ngữ “ nước đổ lá khoai”: ........................................... 28

2.

Tìm hiểu về quy định nhân trắc cho các sản phẩm bàn trà . ................................................ 36

3.

Công đoạn tiến hành làm mơ hình. ...................................................................................... 37

4.

Thử nhân trắc của mơ hình. ................................................................................................. 38


5.

Hệ thống bản vẽ kĩ thuật: .................................................................................................... 39

6.

Hệ thống mô tả lắp ráp. ....................................................................................................... 50

7.

Hệ thống phương án màu, lo go, tên sản phẩm. ................................................................... 51

Bộ bàn trà ngoại thất ý tưởng nước đổ lá khoai được lấy tên là “Mộc Nhiên” để diễn tả sự
kết hợp giữa vật liệu tự nhiên là gỗ và ý tưởng từ hình ảnh đặc sắc của thiên nhiên. .................. 52
8.

Không gian sử dụng. ........................................................................................................... 52

9.

Poster. ................................................................................................................................. 54

.................................................................................................................................................... 53

1


I.


LỜI MỞ ĐẦU

Tôi tên là Nguyễn Thị Truyền sinh viên khoa Mỹ thuật công nghiệp
của trường Đại Học Tôn Đức Thắng.
Sau 4 năm học tập nghiên cứu tại trường tôi đã chọn bộ môn thiết kế
đồ gỗ để làm đồ án tốt nghiệp hồn thành chương trình cử nhân ngành Mỹ
thuật cơng nghiệp của mình. Và chủ đề tơi mốn hướng đến là bộ bàn trà
dành cho những không gian mở, có mái che hướng đến ngoại thất, như
sảnh, hiên hay những cơng trình nhà chịi, nhà dù đặt ngồi sân vườn của
các ngôi nhà rộng rãi hay các quán cà phê, sảnh ban cơng khách sạn hay
các cơng trình tương tự khác.

G

ỗ đã được lựa chọn là vật liệu phổ biến nhất trong các sản phẩm trang
trí nội thất từ sau thời kì đồ đá. Bởi giá trị cao về thẩm mỹ, thuận lợi về
nguồn gốc khai thác đến đặc tính dễ dàng khi sản xuất và sự thân thiện với
môi trường của gỗ, mà gỗ đã chiếm ưu thế hơn hẳn các vật liệu nhân tạo,
tổng hợp khác.
Bằng kĩ thuật thủ công những sản phẩm bằng gỗ mang đủ mọi hình
dáng, kích thước cũng như cơng năng ra đời. Ở giai đoạn đầu thì các sản
phẩm đồ gỗ góp phần thể hiện sự giàu có cho tầng lớp vương giả. Rồi cách
mạng khoa học công nghệ diễn ra, sản phẩm đồ gỗ được phổ biến tới mọi
tầng lớp, từ hình dáng đến cơng nghệ sản xuất khơng ngừng cải tiến. Trong
tương lai người sử dụng dần tìm đến những sản phẩm với hình dáng mới
mang cơng năng cơ bản, khơng cịn phải theo đầy đủ ngun tắc như các
sản phẩm công nghiệp rập khuôn. Mà công nghệ sản xuất sẽ không ngừng
cải tiến để phục vụ những sáng tạo hình dáng mới, nhằm phục vụ yêu cầu
thẩm mỹ, cơng năng và hài hịa trong khơng gian kiến trúc.
Đồ gỗ qua các thời kì dài thay đổi đã hình thành nên các xu hướng

thiết kế đồ gỗ và xu hướng sử dụng sản phẩm. Năm 2014 đã và đang thịnh
2


hành xu hướng tương phản nhẹ hài hòa. Năm 2015 được dự đoán các sản
phẩm sẽ hướng đến thiên nhiên, đưa cảm giác, khơng khí và sự sống của
thiên nhiên vào nhà. Theo xu hướng chung của thời đại EcoDesign hay còn
gọi là Thiết kế Sinh thái đã trở thành một xu hướng thiết kế phổ biến, nó
mang tầm vóc của một xu hướng tương lai xa bởi vì thiết kế sinh thái đặt
vấn đề môi trường là trọng điểm, một chiều hướng tư duy thiết kế bền vững
lấy sự sống của con người làm triết lý.
Qua những nghiên cứu về vật liệu gỗ và các hình dáng, kiểu cách
của các sản phẩm đã có cũng như mong muốn mang lại một hình dáng sản
phẩm mới phục vụ cho khơng gian ngoại thất theo xu hướng thiên nhiên
đang được hình thành cho thời gian tới. Tôi sẽ giới thiệu tới thị trường đồ
gỗ ngoại thất một bộ bàn trà lấy ý tưởng từ câu thành ngữ “Nước đổ lá
môn”. Bộ bàn trà mang tên “Mộc Nhiên” sẽ mang lại một cảm giác gần gũi
thiên nhiên cho mọi cơng trình ngoại thất.
Hình dáng tự nhiên của lá cây, giọt nước, kết cấu chung đặc thù của
lá sẽ được tôi nghiên cứu tìm tịi. Dựa vào đó tơi sẽ đưa ra kết cấu chính
cho sản phẩm của mình.
Hi vọng thiết kế của tơi được đón nhận, tơi sẵn sàng đón nhận góp ý
tích cực từ phía người sử dụng phản hồi.

3


II.

MỞ ĐẦU ĐỀ TÀI

Thông tin chung về đồ án
Tên đồ án : Bộ bàn trà dùng cho không gian ngoại thất có mái che
Loại đồ án : Thiết kế sản phẩm bằng chất liệu gỗ.

2. Lý do chọn đề tài.
hông gian sống ngày càng được chúng ta đầu tư hơn, bởi vì nó mang
lại cho ta khơng khí mà ta muốn hướng đến. Ví dụ những nơi rộng
vắng người nên có cách bài trí tạo cho khơng gian có chút ấm áp để xua đi
cái vắng vẻ lạnh lẽo, hay nơi luôn đông đúc cần đến những hiệu ứng cảnh
quan, không gian mở rộng, xanh mát để giảm bớt cảm giác ngột ngạt. Thế
nên trong không gian đô thị đông đúc ta muốn mang thiên nhiên tới bên
mình ngồi cách tạo ra những không gian hướng mở và trồng cây xanh thì
cịn có thể đưa hình dáng, tình cảm thiên nhiên vào cả vật dụng được bày
trí trong khơng gian đó nữa. Trọng tâm của các khơng gian sử dụng có phải
chính là sản phẩm phục vụ cho mục đích chính của khơng gian đó. Ví dụ
phịng ngủ có trang hồng tiện nghi đến mấy thì chiếc giường vẫn là vật
dụng chính. Vì vậy đồ vật chính có khả năng sẽ đem lại một phần lớn linh
hồn cho không gian, một chiếc ghế cong lượn hình vỏ sị trong sảnh khách
sạn lấy ý tưởng từ biển sẽ đem đến giữa thành phố một cơn gió biển thổi
sóng cuộn dạt dào.

K

Một bộ bàn ghế trông như một lùm cây lá trên to che lá nhỏ ở dưới,
trên mặt bàn thì những ly thủy tinh trong tròn như giọt sương đọng lại sau
buổi tinh sương. Hơn nữa bộ bàn ghế đó lại đặt ở dưới mái hiên cạnh bên
là mảnh sân nhỏ với ao nước giữa thảm cỏ xanh non, và những rặng hoa
đủ màu. Có phải một khơng gian khơng cần mênh mông đã đủ mang cả một
hồn thiên nhiên xanh mát vào tận sân trên của các tòa nhà cao tầng giữa
thành phố.

Hơn nữa không gian ngoại thất đang ngày càng được nâng tầm quan
trọng. Trong cuộc sống đô thị ngột ngạt với phịng máy lạnh kín bưng, thì
khơng gian thống đãng với gió tự nhiên và cây cối dưới những mái hiên,
mái nhà chịi khơng vách ngăn khiến người ta không thể bước ra khỏi bộ
bàn ghế và ly trà thanh nhiệt mát lạnh. Những khơng gian ngồi trời thực
sự thì chỉ có thể dùng với buổi sáng mát mẻ hay buổi tối trời thanh cao, các
thời gian quá nắng và mưa thì bàn ghế trong khơng gian đó không dùng
được. Thế nên đề tài này được lựa chọn đáp ứng nhu cầu thực tế của các
4


không gian sảnh hiên sân vườn mà xưa nay chủ đề này chưa được chú ý
nhiều để tạo ra những sản phẩm riêng biệt cho nó.

3. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài này gồm các vấn đề sau:
ôi đã nhận thấy trong xã hội hiện đại, mối liên hệ giữa người thiết kế
nhà sản xuất và nhà phân phối ngày càng có xu hướng nhập làm một.
Vì mâu thuẫn giữa khâu thiết kế và sản xuất ln là rào cản trong q trình
hồn thiện ý tưởng thiết kế.

T

Sơ đồ 2.1 Ta đặt một tam giác đều tượng trưng cho ba khía cạnh của
mâu thuẫn:
Trước đây mọi
thứ làm ra chỉ
đáp ứng được
2 trong 3 yêu
cầu.


Ngày nay với
trí tuệ con
người điểm
yếu này được
khắc phục.

Ý tưởng
mới lạ,
thẩm mỹ
cao.

Sản
phẩm.
Giá cả, lợi
nhuận, tiết
kiệm.

Cơng năng
sử dụng.

Về văn hóa sử dụng trong xã hội hiện đại mỗi người đều mong muốn
chọn cho mình những sản phẩm phù hợp nhất với bản thân và với khơng
gian riêng, và tìm sự mới lạ độc đáo thể hiện cá tính riêng của mình nhưng
phải nằm trong điều kiện kinh tế của họ cho phép. Điều này làm cho các
sản phẩm quen thuộc lâu nay dần trở nên mất đi tính mới lạ. Để tìm kiếm ra
một giải pháp cho yêu cầu này nhà thiết kế phải đối mặt với tam giác của sự
mâu thuẫn, và giải quyết mâu thuẫn này là một yếu tố tôi muốn lồng ghép
vào sản phẩm mới của mình.
Về kinh tế không thể phủ nhận những sản phẩm đi theo hướng hình

dáng đẹp theo cơng năng và thuận lợi cho cơng nghiệp mang lại một nguồn
lợi trước mắt về kinh tế dồi dào. Nhưng điều đó đưa lại một lối mịn ngày
càng hẹp trong tư duy thiết kế. Vì vậy bứt phá tìm ra những hình hài mới,
thậm chí đề xuất cách sử dụng mới hay công năng mới sẽ trở thành tiền đề
cho những cải cách, phiên bản đổi mới hay tạo ý tưởng cho những công
5


trình thiết kế nào khác. Từ những cái thay đổi ban đầu có hướng đến giá trị
kinh tế thì các cải tiến kinh tế của sản phẩm sau này có tiền đề để đẩy
mạnh hơn. Thúc đẩy tư duy cải tiến là thúc đẩy cải tiến kinh tế bền vững.
Về thực tế đó là xu hướng ngày nay của người dùng cũng muốn tìm
đến sự mới lạ, độc đáo của sản phẩm. Vì cơng năng sử dụng đã được đáp
ứng đầy đủ từ các sản phẩm đã có nên yêu cầu sử dụng đi lên một mức
khác đó là cảm giác về cái nhìn của đồ dùng mình sở hữu. Giống như sau
giai đoạn tạo ra những thứ để mặc thơi thì người ta cần mặc đẹp hơn là chỉ
mặc thơi, có thể cơng năng mặc bớt đi một chút, nhưng đạt được cái đẹp tối
đa thì người ta vẫn chọn. Điều đó thúc đẩy tơi đi đi tìm một hình dáng mới
cho một sản phẩm đã có sẵn cơng năng rất tốt. Cơng năng đó là kế thừa
một hệ thống kích thước tiêu chuẩn cho sản phẩm đã đúc kết qua nhiều thế
hệ sản phẩm.
Mục đích ứng dụng vật liệu và công nghệ vào sản phẩm mới là:
hiết kế càng hiện đại thì càng hướng đến sự bền vững trong thiết kế.
Việc sử dụng nguyên liệu là yếu tố tác động trực tiếp đầu tiên tới môi
trường. Tôi tự đưa ra câu hỏi việc ưu tiên sử dụng các loại vật liệu nhân
tạo, sản phẩm công nghiệp để trực tiếp khơng dùng đến ngun liệu tự
nhiên liệu có phải là một ý kiến hay? Tơi đã có suy nghĩ dùng vật liệu nào
phù hợp với công dụng sản phẩm nhất, phù hợp nhất với môi trường sử
dụng của sản phẩm để đem lại lợi ích sử dụng sản phẩm tối đa, ví như sự
tiện dụng và tuổi thọ lâu dài và phát huy thẩm mỹ tối đa của vật liệu là cách

bảo vệ môi trường theo chiều sâu và bền vững nhất. Ví dụ một sản phẩm
ngồi trời có nên dùng ván ép nhân tạo thay vì ván tự nhiên? Dùng lại nào
hợp lý hơn? Kim loại hay nhựa là hai chất liệu được xem như không “xanh”
nhất vậy có nên tuyệt đối khơng dùng đến?... Những câu hỏi này xin được
phép lý giải trong mục Định hướng cải tiến mẫu (phần B,II)

T

Việc ứng dụng công nghệ như thế nào là một vấn đề đáng lưu tâm thứ
hai sau nguyên vật liệu. Công nghệ sản xuất quyết định mức độ thành bại
của hình hài thiết kế, vậy nên cơng nghệ nên được cải tiến để đảm bảo hình
hài của sản phẩm, vì khi đó sẽ mở ra một trang mới cho cơng nghệ sản
xuất, sẽ khơng cịn khó khăn với các sản phẩm tương tự và các sản phẩm
hình dáng được thay đổi hình dáng tự do hơn. Tuy nhiên giới hạn cơng
nghệ chính dùng trong sản phẩm của mình tơi muốn nhấn mạnh tới kĩ nghệ
cắt hàn, xử lý inox, công nghệ xử lý trước thành phẩm để đảm bảo độ bền
của gỗ, công nghệ cắt CNC đang được khuyến khích phổ biến sử dụng cho
việc cắt, phân rập cực kì chính xác, sau cùng là cơng nghệ sơn xử lý bề
mặt theo như mong muốn.
6


Từ những mục đích muốn mang đến trong sản phẩm như trên tơi đưa
ra mục đích chung là sẽ tìm một vật liệu thực sự phù hợp với yêu cầu của
sản phẩm và bằng mọi cơng nghệ hiện có thể đáp ứng để hoàn thành sản
phẩm bộ sản phẩm.

4. Đối tƣợng nghiên cứu.
Trong khuôn khổ thời gian và yêu cầu đồ án tốt nghiệp cho phép và để phục
vụ cho đề tài nghiên cứu của mình tơi hướng đến sáu đối tượng nghiên cứu

chính sau đây:
A- Bộ bàn trà.
Khái niệm: “Bộ bàn trà” là một loại bàn và ghế thường dùng để ngồi
uống nước. Khác với bàn ghế ăn chiếc bàn trà thường nhỏ vì mục đích đặt
để của bàn trà không nhiều, thường là bộ ly cốc và các vật dụng nhỏ như
sách báo, dĩa trái cây, dĩa bánh kẹo… Tùy mục đích sử dụng chính bàn trà
đơi khi có kích thước khơng tương đồng với ghế đi kèm, điều này thường
thấy ở các bộ salong, bàn thường nhỏ hơn ghế rất nhiều vì mục đích của
bộ này là để ngồi thư giãn nhiều hơn là uống nước. Hay kích thước mặt
bàn tương ứng với số lượng ghế để những người ngồi ghé sát nhau tâm
sự uống nước…Bộ bàn trà đơi khi đơn giản cực kì nhưng đảm bản cơng
năng ngồi uống nước là chính, nhưng khi nằm trong khơng gian giành riêng
cho bộ bàn trà đó thì nó được thiết kế hình dáng cầu kì, hình dáng của bộ
bàn trà sẽ quyết định phong cách, bài trí khơng gian xung quanh vị trí đặt để
của nó.
Bộ bàn ghế phải kết hợp với không gian mới đủ tạo cho người dùng
đúng tâm trạng họ mong muốn. ví dụ bộ bàn trà nhiều ghế đặt trong những
không gian rộng nhiều người qua lại thích hợp với những cuộc gặp gỡ, tụ
họp. Ngược lại bộ từ một đến ba ghế chỉ thích hợp cho khơng gian n tĩnh
tạo sự thư thái cho những người bạn thân nhâm nhi trị chuyện.

Hình 3.1 Bộ bàn trả 4 người và bộ 2 người

7


B- Không gian sân vƣờn: Các thê loại phong cách và đặc tính.
Khái niệm: Sân vườn có thể tạm gọi là khoảng sân của một ngơi nhà, nó
nằm ngồi bố trí của các thành phần chính trong ngơi nhà, tuy không là thiết
yếu nhất nhưng bất cứ ai cũng mong muốn có được một khoảng sân nhỏ

cho riêng gia đình mình. Nơi cả gia đình dạo bộ vui đùa nếu rộng rãi, nơi
người cha già cắt tỉa từng lá bonsai hay chỉ là nơi đặt bộ bàn ăn cho những
bữa tiệc mùa thu hoặc bàn trà hóng mát.

Hình 3.2 Nguồn: Báo Petrotimes

gày nay số đơng chúng ta khơng thể có được những khoảng sân riêng
như vậy vì những tịa chung cư, nhà phố tiết kiệm diện tích san sát
nhau trong bầu khơng khí chật chội và chẳng mấy trong lành. Vì vậy các
loại hình nhà có khơng gian mở ra đời nó gần như nối kết sân vườn với một
bộ phận của căn nhà thường là phòng khách hoặc nhà bếp, phịng ăn, thậm
chí là cơng trình nhà tắm, hoặc đơn giản chỉ là bức vách bằng kính nhìn ra
hàng hiên trồng nhiều hoa lá. Không gian mở đem lại nhiều tiện ích cho
khơng gian sống. Khi tại các tịa nhà cao tầng vẫn có thể ln xanh mát nhờ
những tiểu cảnh ngay trên sân thượng hay ở hiên mỗi tầng. Cách làm này
đang được nhiều người ưa thích. Thế nhưng nếu như vậy vẫn khó để đạt
được với dân số ngày nay thì những quán cà phê, nhà hàng sân vườn là
những lựa chọn hàng đầu cho những người đang tìm kiếm khơng gian
thống mát. Với các khơng gian như này tơi tạm gọi là khơng gian bán
ngồi trời. Những tìm hiểu trên cho tơi nhận định nhu cầu sử dụng những
sản phẩm phục vụ không gian ngoại thất sảnh hiên, không gian mở, cà phê,
nhà hàng sân vườn là rất thiết thực và có cơ sở. Tạo cho tôi niềm tin tiếp
tục nghiên cứu thêm về sản phẩm cho loại không gian này.

N

8


Hình 3.3 Nguồn: Báo Petrotimes


Một vài mét vng nhỏ hẹp với hàng chậu cây nhỏ và một bộ bàn ghế ta
cũng có được một khơng gian ngài trời mát mẻ đáng u.
Điểm đặc biệt của khơng gian bán ngồi trời là khơng gian thường có
nhiều gió hơn, chịu ảnh hưởng nhiều của nắng, độ ẩm mơi trường bên
ngồi, đơi khi là mưa. Vì vậy vật dụng của các kiểu khơng gian này cần có
9


một tính kiên cường nhất định. Và các vật dụng chun dành cho khơng
gian này muốn đưa ra ngồi trời hẳn có lẽ cần đến một hệ thống mái che
như các dạng nhà chịi, dù rộng… Dù sao vẫn ln cần những biện pháp để
bảo vệ vật dụng để tránh được những tác nhân mơi trường gây hại chính
để sản phẩm đạt được tuổi thọ cũng như tiện ích sử dụng lớn nhất.
C- Sán phẩm bàn ghế gỗ dành cho khơng gian sân vƣờn.
Tuy ngồi trời là khơng gian khắc nghiệt nhất đối với mọi sản phẩm,
nhưng vật liệu gỗ vẫn luôn được ưa chuộng nhất. Các sản phẩm gỗ dành
cho không gian này đã được sản xuất với những đặc điểm riêng nhất định.
Đầu tiên phải nói đến chất liệu của sản phẩm phải chịu được áp lực sự thay
đổi nhiệt độ môi trường, muốn như vậy vật liệu cần trải qua quy trình chế
biến đặc biệt. Tiếp đó là kết cấu sản phẩm phải đảm bảo thoát nước, thốt
bụi, đảm bảo thích ứng với địa hình đặt để thường đặc biệt và không bằng
phẳng. Liên kết trong sản phẩm phải bền vững để đảm bảo tuổi thọ trước
những tác nhân mơi trường gây hại thường xun.

Hình 3.4 Bộ bàn ghế ngồi trời rất tiện ích này đã q thân thuộc với chúng ta. Nhờ kết
cấu cực kì đơn giản nhưng thích hợp cho việc thốt nước, lau phủi làm sạch.

D- Vật liệu dành cho vật dụng sân vƣờn.
Chất liệu để làm nên những bộ sản phẩm này thường phải là những chất

liệu bền vững nhất. Ta thường thấy đó là những loại gỗ tự nhiên, loại gỗ tốt
cao cấp, những loại gỗ được sử ly hấp sấy hay tẩm hóa chất đặc biệt. Vì gỗ
có thể dùng trong cả thời tiết lạnh hay nóng. Ngồi ra những vật liệu kim
loại như sắt, nhôm, inox cũng hay được dùng nhưng hạn chế nhất là chúng
nóng lên khi để dưới nắng và lạnh buốt khi nhiệt độ giảm. Các loại nhựa, bê
10


tông, vật liệu tổng hợp cũng hay được dùng với những hình dáng nhất định,
thậm chí các loại nệm bọc tuy dễ ngấm nước nhưng cũng được dùng
không kém phổ biến.

Hình 3.5 Bộ bàn ghế bằng bê tơng giả gỗ,
tuy khơng dễ thốt nước nhưng nó gần như
chịu đựng được mọi thời tiết, hình dáng cũng
rất thu hút người ngồi và tuổi thọ khá cao.

Hình 3.6 bộ bàn ghế bằng kim loại đúc
kết cấu thanh mảnh, thoát nước, theo
phong cách truyền thống rất quyến rũ.

Hình 3.7 Bộ bàn ăn bọc nệm mặt ghế tuy là
sản phẩm ngoài trời nhưng yếu tố ngấm
nước cũng có cách khắc phục với sản phẩm
này.

E- Yếu tố kĩ thuật đƣợc khuyến khích cho vật dụng ngoài trời.
Các kết cấu hạn chế liên kết rời được ưu tiên hơn trong sản phẩm ngồi
trời vì khả năng ánh nắng, nước mưa, nhiệt độ và bụi bẩn tổn hại đến các
liên kết rất cao. Nhưng sản phẩm có khả năng di động lại rất quan trọng để

di chuyển đối tượng sản phẩm thay đổi không gian hay cất giữ bảo vệ sản
phẩm. Công nghệ chống thấm đặc biệt nên được lưu tâm, như sơn phủ bề
mặt hoặc hóa chất tác động từ khi còn là nguyên liệu.
F- Một phƣơng án, hƣớng đi mới cho bàn ghế sân vƣờn.
Tuy đã nắm rõ các yêu cầu của đối tượng sản phẩm bàn trà dành cho
khơng gian ngồi trời nhưng tơi cũng muốn đề xuất những phương án mới
cho sản phẩm dành cho khơng gian bán ngồi trời của mình. Vì là khơng
gian khơng hồn tồn phải hứng chịu hết thời tiết của môi trường tự nhiên
11


nên các yêu cầu về hình dáng, kĩ thuật, kết cấu cũng nên được điều tiết cho
phù hợp hoặc hay mở rộng phạm vi thiết kế hình dáng. Cụ thể ví dụ như
mặt bàn có thể là bản rộng khơng cần kết cấu dạng thanh khe thốt nước vì
khơng gian có mái che khơng bị mưa trực tiếp. Có thể làm kết cấu lắp ráp
để tiện di chuyển, đóng gói, cất giữ. Chân bàn cũng nên có những đồ bọc
bảo vệ vì ta khơng sợ bùn đất và cơn trùng bán vào như các bộ bàn đặt
ngoài sân cỏ, nền đất nhưng đảm bảo được tránh mòn, loe toét đầu gỗ...

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
-

-

-

Sau khi xác định được mục đích và đối tượng cần phải nghiên cứu tơi
đúc kết ra những nhiệm vụ cần làm sau đây để phục vụ cho việc
nghiên cứu: Nghiên cứu mọi thông tin về dòng sản phẩm bàn ghế
uống trà, từ những sản phẩm có sẵn, những u cầu, những thơng

tin về lịch sử, tương lai của đề tài.
Nghiên cứu các không gian đặt để muốn hướng đến.
Tìm kiếm, thống kê lại những kiến thức tạo hình đã học liên quan đến
đề tài này nhằm nhắc nhở bản thân trong quá trình thiết kế.
Nghiên cứu các yếu tố khoa học kĩ thuật phục vụ cho việc hình thành
sản phẩm trên thực tế.
Nghiên cứu các yếu tố tương tác của các sản phẩm bên ngoài xiung
quanh sản phẩm bàn ghế trà, và tương tác qua lại giữa con người và
sản phẩm.
Khởi động việc suy nghĩ tìm tịi ý tưởng chính về hình dáng, ý nghĩa
và công năng của sản phẩm muốn thiết kế.
Sơ đồ 4.1 Ta tổng hợp thành sơ đồ nhiệm vụ thiết kế sau đây:
Nhiệm vụ 1: Tổng hợp kiến thức
cũ về đề tài đã chọn.
Nhiệm vụ 3: Suy nghĩ, tìm kiếm ý
tưởng xoay quanh một chủ đề.

Định hướng rõ sản phẩm
về hình dạng thẩm mỹ,
kết cấu tương đối để tiếp
tục phát huy, cải tiến.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu kiến thức
mới có liên quan đến đề tài.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài theo hai bước:
12



Bước đầu: Việc nghiên cứu thứ nhất là tiếp cận thông tin từ mọi
nguồn. Các cách tiếp cận thông tin càng năng động và đa dạng thì càng tìm
được những kiến thức mở rộng, mới mẻ, chúng giống như những mảnh
ghép không thể thiếu của kiến thức, mà càng nhiều càng vững chắc.
-

-

-

Sách báo: Các sách viết về đề tài đang tìm hiểu, các tạp chí, bình
luận phê bình các sản phẩm có sẵn…
Internet: Các website trong và ngồi nước có chủ đề là các sản phẩm
nội thất, các diễn đàn hội nhóm trên mạng xã hội giúp trao đổi thông
tin với mọi người trong tổ chức.
Tham quan thực tế các xưởng chế tạo sản xuất, các showroom trưng
bày hàng thiết kế.
Thăm hỏi ý kiến các thầy cô, người đi trước trong ngành.Sau đó tổng
hợp các tư liệu tìm được rồi sàng lọc, phân tích và đúc kết ra nội
dung cần thiết và bán sát chủ đề nhất.
So sánh các sản phẩm có sẵn từ nhiều nguồn như trong nước và
ngoài nước hay giữa các nhãn hàng với nhau.

Bước sau là tổ chức thực nghiệm vấn đề từ vẽ phác thảo sơ khai, lên
công đoạn đào sâu vào vẽ mô tả các chi tiết hình dáng sản phẩm rồi tới
thực hiện chỉnh sửa các mơ hình trên phần mềm 3d trước khi ra các mơ
hình bằng vật liệu mơ phỏng thực tế. Trong bước làm mơ hình mơ phỏng
bắt buộc áp dụng đúng tỉ lệ kích thước của sản phẩm, như thế mới cảm
nhận được chính xác thực trạng vấn đề để kịp thời thay đổi hoặc phát huy,
nhằm giảm thiểu rủi ro khi phải chỉnh sửa trên mơ hình thực tế. Thực

nghiệm càng nhiều cho những kết quả càng trung thực và khả năng ứng
dụng thực tế cao.
ơ đồ 5.1 Mơ hình mơ tả tính năng mở rộng kiến thức của các phương
pháp tìm kiếm giống câu trúc tổ ong, càng xây càng rộng.
Sách
báo

Internet
Trải
nghiệm
thực tế

so
sánh

...

BƢỚC 1

Tiếp thu kinh
nghiệm

...

...

13


II .


NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận thực tiễn.
1.1. Tổng quan lịch sử đề tài:
ịch sử của bàn trà trong nước: Từ văn hóa hiếu khách của người Việt từ
lâu đã có câu “Khách tới nhà khơng trà thì nước”, và ngay cả khi khơng
có khách thì gia chủ cũng khơng ít thời gian ngồi thả hồn thư thái bên ấm
trà mỗi ngày sau những giờ mệt nhoài đồng áng hay những đêm khó ngủ
trầm ngâm suy nghĩ của cha của mẹ. Người miền bắc thì trên những chiếc
chiếu cói bên hàng hiên, người miền nam thì trên chõng tre cọt kẹt. Hình
ảnh này có bao giờ là xa lạ với những người lớn tuổi. Rồi đến ngày đất
nước mở cửa thơng thương văn hóa uống cà phê thuyết phục cả người già
lẫn người trẻ, cùng với đó văn hóa sử dụng chỗ ngồi cũng thay đổi, họ ngồi
sofa, ghế sắt, ghế đá trong nhà, ngoài trời đủ các hình thức, như vậy đủ
thấy một sự thay đổi rõ rệt theo thời gian của các loại bàn trà.

L

Hình 1.1 Bàn trà của người bắc nước việt xưa.

Hình 1.2 Người miền Nam uống trà trên

trường kỉ.
Hình 1.3 Bộ trường kỉ tre này bây giờ còn
được ứng dụng rất thịnh hành trong các
khơng gian trang trí theo phong cách truyền
thống cả ở nơng thơn hay thành thị, bởi tính
tiện dụng và bền vững của nó.


Với các nước khác trên thế giới
thì ở phương đơng văn hóa uống trà
nước rất gần gũi với văn hóa của Việt
Nam. Như trà đạo ở Nhật Bản, người ta
ngồi trên gối và dùng các bàn cực kì thấp hoặc khơng dùng bàn mà có các
14


tấm lót, khay... Ở phương tây thì khác ngay từ đầu tiệc trà của họ đã trên
những chiếc bàn cao, trải khăn và uống nước cùng nhiều thức ăn khác.
Hình 1.1.4 Bức tranh mơ tả một tiệc
trà ngồi trời trong lịch sử của người Anh họ
đứng và di chuyển nhiều hơn ngồi.

Hình 1.5 Người Nhật xưa với văn
hóa trà đạo.
Hình 1.6 Chiếc ghế “Westport Chair”
được thiết kế bởi Thomas Lee từ những năm
1903. Chiếc ghế này minh chứng cho việc
tìm tịi hình dáng mới và các phương án
trang trí cho bàn ghế ngoài trời đã được chú
trọng từ lâu.

Và ngày nay dù đơng hay tây và văn hóa sử dụng bàn trà cũng khơng
có sự khác biệt nhiều, họ dùng bàn trà để uống nước giải khát, uống cà
phê, ăn nhẹ và cả việc ngồi trò chuyện hay với một số người vẫn là ngồi
thưởng thức trà.

Hình 1.7 Văn
hóa dùng bàn trà của

người hiện đại.

15


Sơ đồ 1.1 Tóm tắt lịch sử bàn trà:

Bàn trà gắn liền với
cuộc sống sinh hoạt
đời thường.

Văn hóa cơng nghiệp,
sự pha trộn văn hóa
làm thay đổi thói quen.

Phương
đơng

Bàn trà thể hiện lễ
nghi, văn hóa đặc
trưng.

Hịa nhập văn hóa.
Nghiệp phát huy và
duy trì nét đặc trưng.

Phương
tây

Bàn trà đi kèm với

các hoạt động giải
trí

Pha trộn giữa đơng và
tây để hịa hợp thành
văn hóa hiện đaii.

Việt
Nam

2.2. Thực trạng, nhu cầu và xu hƣớng của đề tài.
Thực trạng: Thực tế trên thị trường đã có khơng ít những mẫu hàng
bàn ghế dành cho khơng gian ngoại thất về công năng của chúng cũng rất
tốt. Nhưng các mẫu hàng có hình dáng đẹp với cơng năng, nhưng ít có
những mẫu đẹp về tâm hồn và ý tưởng sâu sắc ẩn chứa trong đường nét,
hình khối của sản phẩm, nên mẫu hàng có ý tưởng mới được đánh giá cao.
Tham khảo và so sánh những mẫu thiết kế đáng chú ý sau để khẳng
định thực tế về ý tưởng được chú trọng trong thiết kế sản phẩm ngoại thất.
Hình 1.2.1 Đây là hai mẫu
ghế dùng ngồi trời, chúng
ứng dụng sức mạnh của vật
liệu để tạo sự đặc biệt về kiểu
dáng và tính ưu việt trong
cơng năng. Ở đây ý tưởng là
nhấn mạnh lợi ích của vật
liệu.

16



Hình 2.1.2 Bộ bàn ghế khơng lạ lẫm về kiểu dáng
nhưng nó có thể gấp lại thành những mặt phẳng,
tiện lợi cho việc di chuyển khi sử dụng. Đó là một
ý tưởng tuyệt vời của nhà thiết kế Hoài Phương
người Việt Nam.

Hình 2.1.2 Bộ bàn trà ba ghế đặt trong
sảnh hiên của một biệt thự, hình dáng
đơn giản nhưng ý tưởng dùng vật liệu
và xử lý bề mặt, nó thật thu hút mắt
nhìn.

Hình 2.1.3 Chiếc ghế nổi tiếng mang tên Branch Tree Chair của nhà thiết kế người Ý
mang tên Weishaeupl. Thiết kế này mất tới 4 năm để đến được bước hoàn thiện. Chiếc
ghế thật xứng đáng để mọi khách hàng đón nhận. Thiết kế này lấy ý tưởng từ một lá bắp
cải, những lần đầu thực nghiệm mô hình nó mang hình dáng khơng khác gì chiếc lá bắp
cải đặt trên hai chân ghế.

Nhu cầu: Ngày nay tuy không gian ở khiêm tốn, chủ yếu người ta
sống trong các chung cư, nhà cao tầng, nhà phố hẹp không có sân vườn,
nhưng hồn tồn có thể có được những khơng gian thống đãng nếu họ bố
trí theo kiểu khơng gian mở. Xu hướng này đang được áp dụng hầu hết ở
các cơng trình dân dụng, một mái hiên trên sân thượng cùng bộ bàn ghế
bên những luống hoa cỏ nhỏ khơng hề là khó khăn. Vì vậy nhu cầu về bàn
ghế cho các cơng trình ngoại thất, bán ngoại thất đang tăng nhanh. Hơn thế
người sử dụng còn muốn sở hữu những sản phẩm độc đáo, có ý nghĩa
sống động, những sản phẩm như vậy thường khiến cho người ta muốn lưu
giữ lâu dài hơn những hình hài theo trào lưu của thị trường. Trào lưu tức là
17



sự lựa chọn của số đông trong một khoảng thời gian nào đó, đến thời gian
sau họ sẽ lại đi theo một trào lưu khác hấp dẫn hơn. Lỗi thời thành dư thừa
rồi ế ẩm là kết quả của những sản phẩm mang tính trào lưu. Cịn những
sản phẩm mang lại ý nghĩa sâu xa được lựa chọn theo phong cách riêng
của người sở hữu thì họ sẽ ít thay đổi phong cách của mình. “Mốt” là để
thay đổi nhưng phong cách và sự đặc trưng thì ln trường tồn.
Xu hƣớng: Như đã nói ở phần mở đầu, xu hướng sản phẩm nội,
ngoại thất của thời gian này trở về sau người ta đang hướng đến
EcoDesign/Thiết kế Sinh thái đã trở thành một xu hướng thiết kế thời đại,
đa dạng trong mọi hình thức của thiết kế và phổ biến hơn trong tương lai.
Tìm hiểu sơ lƣợc về EcoDesign (Nguồn website Design.vn)
rong một vài năm trở lại đây, khi mà nhận thức của con người về những
hiểm họa môi trường ngày càng được quan tâm thì cũng là lúc Thiết kế
Sinh thái đặt ra bài toán mới cho các nhà thiết kế về chính sản phẩm mà họ
sẽ tạo ra. Sản phẩm khơng chỉ phục vụ con người mà cịn phải thân thiện
với mơi trường, có khả năng tái chế và chú trọng vào những vật liệu đã qua
sử dụng. Khơng những thế, Thiết kế Sinh thái cịn là một chiến lược phát
triển sản phẩm hiệu quả cao của các doanh nghiệp muốn thu hút nhiều hơn
sự chú ý của người tiêu dùng.

T

Định nghĩa: EcoDesign (Ecobiotic: Sinh thái học/Design: Thiết kế)
hay còn được biết đến với cụm từ như Thiết kế Sinh thái, Thiết kế Xanh tại
Việt Nam, là xu hướng thiết kế xem xét đặc biệt đến tác động mơi trường
của sản phẩm trong tồn bộ vịng đời của nó. Các giai đoạn trong vịng đời
sản phẩm kể trên bao gồm: thu mua nguyên liệu, sản xuất, tiếp thị và phân
phối, sử dụng, cuối cùng là xử lí rác thải sản phẩm. Thiết kế sinh thái là sự
phát triển tất yếu, tìm kiếm các giải pháp sản xuất sản phẩm sạch thân thiện

môi trường, đồng thời giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng. Thiết kế
Sinh thái được xem là giải pháp tối ưu đáp ứng các tiêu chí phát triển bền
vững cho tương lai.
Thiết kế Sinh thái thể hiện ở những khía cạnh nào của thiết kế?
-

Thiết kế hiệu quả: đối với những thiết bị kết nối, thiết bị điện thì việc
tiêu hao năng lượng trong giai đoạn sử dụng tác động tương đối lớn
đến môi trường. Tối ưu hiệu quả kĩ thuật trong giai đoạn thiết kế là
bước làm giảm lượng hao phí nhiên liệu, tăng tuổi thọ của thiết bị
cũng như đảm bảo mức độ an toàn cho người sử dụng. Đồng thời,
một cơ chế hoạt động vững mạnh và tiên tiến giúp sản phẩm hoạt
động hiệu quả hơn với lượng năng lượng tiêu thụ ít hơn.
18


-

-

-

-

Thiết kế để tái chế: nếu sản phẩm không dễ tái chế và các thành
phần của nó khơng có giá trị tái sử dụng cao, thì chắc chắn một điều
rằng, sản phẩm đó sẽ nằm tại bãi rác ngay sau khi hồn tất trách
nhiệm của nó là phục vụ chức năng tiêu dùng. Và như vậy, rác thải
mà chúng ta phải chịu đựng tăng dần lên theo mỗi năm. Tái chế, tái
sử dụng chính là đặc điểm và tính năng quan trọng nhất của thiết kế

sinh thái.
Giảm kích thƣớc và đơn giản hóa thiết kế: giảm kích thước tổng
sản phẩm, loại bỏ các chi tiết thừa cũng chính là giảm số lượng vật
liệu đầu vào. Đây là phương thức đơn giản nhất giảm thiểu tác động
của sản phẩm thiết kế đến mơi trường trong q trình sản xuất.
Nhưng cũng hãy lưu ý đến chất lượng sản phẩm và yếu tố sẽ được
đề cập đến sau đây, nếu không, sản phẩm thiết kế tuy nhỏ gọn
nhưng sẽ nhanh chóng hư hỏng và cuối cùng kết cục tiêu cực của nó
là: làm tăng giác thải sinh hoạt.
Tăng tuổi thọ cho thiết kế: là q trình thiết kế một sản phẩm để nó
có thể sử dụng lâu hơn. Một phần đơn giản nhưng thường bị lãng
quên trong quá trình thiết kế. Thiết kế có tuổi thọ cao tăng lợi thế về
mơi trường đáng kể.
Thiết kế tháo rời: sản phẩm có thể dễ dàng tháo rời để nâng cao
khả năng và lợi ích kinh tế khi tái chế chúng. Các thành phần vật liệu
khác nhau yêu cầu công nghệ tái chế khác nhau, hoặc đơn giản loại
bỏ phần hư hỏng và giữ lại phần còn sử dụng tốt. Thiết kế tháo rời là
một trong những chiến lược thiết kế sinh thái thường áp dụng, và
cũng là một hiện tượng phát triển nhanh chóng trong ngành công
nghiệp sản xuất.

Thiết kế Sinh thái trong các lĩnh vực thiết kế
Thiết kế Sinh thái có nguồn gốc từ thập niên 1920, khi nhà thiết kế kiêm
kiến trúc sư Richard Buckminster Fuller soạn thảo kế hoạch xây dựng các
đối tượng thiết kế thúc đẩy việc sử dụng khôn ngoan hơn nguồn tài nguyên
của Trái Đất. Ngày nay, sự sáng tạo về thiết kế sinh thái của các nhà thiết
kế là không giới hạn, đưa Thiết kế Sinh thái trở thành xu hướng thiết kế thời
đại, đa dạng trong mọi hình thức của thiết kế và phổ biến hơn trong tương
lai.


19


EcoDesign/Thiết kế Sinh thái - Ở đâu cũng có!
Bền vững và cần một chiến lược dài hạn là vậy, nhưng Thiết kế Sinh thái
không chỉ là vấn đề của các nhà thiết kế. Chính người tiêu dùng cũng có thể
tự tạo những sản phẩm “dùng lại” từ những vật dụng khơng cịn cần thiết
trong gia đình. Cải thiện thói quen sử dụng và ưu tiên sử dụng sản phẩm
“gắn mác” EcoDesign cũng là một cách người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn
các “sản phẩm xanh”, cách làm này tiếp bước cho phong trào Do It Yourself
(tự tay làm lấy) đã xuất hiện từ những năm 1970 thế kỉ trước.

2. Mô tả phƣơng pháp và tổ chức thiết kế.
Định hƣớng thiết kế: Khi thiết kế một sản phẩm người thiết kế sẽ có
những hướng làm tiêu biểu dưới đây:
Thiết kế lại một chi tiết cho một sản phẩm đang
Tôi chọn cách
được sử dụng để nó trở nên tiện ích thêm.
thiết kết một
sản phẩm với
Chỉnh sửa lại, thay đổi một phần hình dáng của sản
một hình dáng
phẩm có sẵn để nó đạt thẩm mỹ cao hơn.
mới hoàn toàn,
kết hợp với các
Thiết kế một sản phẩm đi kèm cho sản phẩm đã có
phương pháp kĩ
sẵn làm thay tăng thêm công năng.
thuật đã được
nghiên cứu thật

Thiết kế ra phương án kĩ thuật mới, ứng dụng vật
kĩ trước khi lựa
liệu mới
sản
phẩm
và công
liệu vào
được hướng
đếncho
là gỗ
kết
hợp có
vớisẵn
kimhình
loạidáng
và kính.
Đây là
chọnVậtđưa
bộsản
ba vật
liệu thơng dụngnăng.
thường đi với nhau nhất.
phẩm.
20


Nghiên cứu cơ bản về vật liệu và kết cấu dùng cho sản phẩm
bàn ghế gỗ:
Nguyên liệu gỗ dùng cho ngành mộc cơ bản được chia thành gỗ sẻ
và ván nhân tạo.

-

Gỗ tự nhiên là một nguyên liệu lý tưởng cho sản xuất hàng mộc vì
chúng có những vân hoa bề mặt và màu sắc đẹp mà khơng có loại
vật liệu nào có được, gỗ là sản phẩm của thực vật tự nhiên ta có thể
dùng những cây gỗ có độ tuổi thích hợp và trồng mới lại cây con mà
khơng ảnh hưởng gì nếu tn thủ đúng quy định của vịng tuần hồn
này. Với tình trạng gỗ tự nhiên có chất lượng ngày càng khan hiếm
thì mâu thuẫn giữa cung và cầu nên giá trị sử dụng của gỗ tự nhiên bị
bội hóa. Tuy nhiên giá trị của gỗ tự nhiên chỉ phát huy khi nó được
dùng đúng chỗ và hợp cách. Khi sử dụng gỗ tự nhiên cần chú ý đến
những đặc tính sau:

Hình 2.1 Vân gỗ Muồng tím

. Tính chất cơ học: Gỗ tự nhiên khơng có khả năng đàn hồi, khơng có
khả năng hồn tác.
. Tính chịu mối mọt: Bất kể loại gỗ nào chua qua xử lý đều dễ bị mối
mọt.
21


. Màu sắc – vân thớ: Màu sắc, vân thớ ở các loại gỗ khơng giống
nhay, tính chất vân thớ cũng quyết định cách sử dụng, chế tác gỗ.
. Độ mịn bề mặt gỗ: Khả năng xử lý độ mịn bề mặt gỗ cũng là một
phần đề đánh giá chất lượng gỗ.
. tính co rút của gỗ: Gỗ có tính co giãn tự nhiên khi nhiệt độ và độ ẩm
thay đổi.
. Tỷ trọng của gỗ: Tỷ trọng của các loại gỗ khác nhau thích hợp với
các sản phẩm khác nhau. Gỗ có tỷ trọng cao thì bền hơn, tỷ trọng

trung bình là 0,4 đến 0.5g/mét khối.
. Tính chất gia cơng của gỗ: Tính dễ nứt tốc, có sớ,… khi gia cơng
cần chú ý đến loại gỗ để có cách gia cơng phù hợp.
Giới thiệu đặc tính một số loại gỗ thơng dụng có thể áp dụng cho
thiết kế đang đƣợc định hình.
Phân loại gỗ tự nhiên Cách đơn giản nhất để mơ tả một mảnh gỗ là cho
biết nó thuộc dạng gỗ mềm hay gỗ cứng. Gỗ cứng thuộc dòng cây ra hoa
và gỗ mềm thuộc dòng cây lá kim. Gỗ cứng thường có thớ đặc hơn và cấu
trúc tốt hơn gỗ mềm có những loại khơng chỉ có thớ gỗ đặc mà cịn có màu
sắc và cấu trúc đẹp. Gỗ có cấu trúc đặc biệt thường giá trị hơn những loại
gỗ có cấu trúc dịu nhẹ hoặc khơng đặc biệt, và những loại gỗ có thớ kém
hơn thì thường được nhuộm màu để làm đẹp thêm. Ở Việt Nam có trồng và
khai thác rất nhiều gỗ đủ chủng loại, sau đây tôi sẽ điểm qua một số loại gỗ
thông dụng thường dùng làm nội thất và thích hợp cho sản phẩm bàn trà
ngoại thất:
. Gỗ Mít: Là một loại gỗ có tính chất cơ lý ổn định,khơng cong vênh, ít bị
mối mọt. Gỗ có màu vàng sáng, để lâu ngả thành màu đỏ sẫm. Gỗ mít có
mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo. Gỗ mít được dùng rộng rãi trong đời sống như
làm tượng Phật, đồ thủ cơng mỹ nghệ, thích hợp làm các loại chân bàn ghế,
các chi tiết tiện tròn.
. Gỗ Xoan Đào: Gỗ màu đỏ nâu sẫm, thớ sọc, mịn, gỗ muộn có màu
sẫm, tia nhỏ mật độ cao, mạch to tung bình. Loaị gỗ này có tính thẩm mỹ
cao thích hợp đem lạng mỏng làm veneer để hỗ trợ thẩm mỹ cho các loại
gỗ khác.
. Gỗ Gõ đỏ: là loại gỗ nhóm I, là một trong những loại gỗ quý. Gỗ có màu
đỏ đậm, vân đẹp, thớ mịn, gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa
nắng, có độ cứng rất cao.
-

Để nâng cao hiệu quả sử dụng của gỗ, cũng như giải quyết các hạn

chế của gỗ tự nhiên, từ gỗ có thể sản xuất ra ván dăm, ván gián, ván
22


sợi… Ta nghiên cứu sơ lược các loại ván công ghiệp thơng dụng.
Các loại ván cơng nghiệp bán ngồi thị trường thường lên quy cách
với các độ dày thông dụng tùy thuộc loại gỗ và thường đóng tấm rộng
1m2x2m2.
. Ván dăm có tính chất ổn định, có bề mặt rộng hơn hẳn gỗ thường
nên được dùng trong mọi lĩnh vực đồ gỗ với các cách xử lý khác
nhau như gián bề mặt bằng ván lạng veneer, tráng nhựa còn gọi là
phủ laminat… Ván dăm thích hợp cho sản phẩm dùng bề mặt. Ván
dăm chia thành nhiều loại và thường sản xuất các độ dày 2-5-8-1218mm.

Hình 2.2 Gỗ ván dăm.

. Ván mộc ghép thanh, là loại ván được ghép từ các thanh gỗ xẻ nhỏ
bằng liên kết keo giữa các bề mặt sẽ được những bề mặt gỗ rộng
như mong muốn. Ván này thường có độ dày tùy chất lượng loại gỗ
được dùng làm phần tử ghép.

Hình 2.3 Gỗ ván ghép.

23


-

Vật liệu xử lý bề mặt tôi muốn sử dụng loại ván lạng. Là loại ván
được lạng ra từ các loại gỗ quý hiếm và đẹp, ta được các tấm ván

mỏng tới 0.3mm mang hoa văn và màu sắc của loại gỗ mong muốn
và gián lên bề mặt sản phẩm bằng liên kết keo. Khi dùng vật liệu này
cần chú ý tới xử lý bề mặt sản phẩm phẳng đều và tính tốn lượng
keo thích hợp để tránh bị phồng dộp.

(a)

(b)

Hình 2.4 (a) Mơ tả một tấm gỗ được xử lý kĩ càng. A lớp keo hay sơn phủ. B lớp
veneer, C gỗ chính, D lớp phủ mặt trái của gỗ. E các rãnh liên kết. (b) Một tấm
veneer.

-

-

Vật liệu xử lý cạnh: Là một lớp bả matit lớp này giúp phủ đầy các bề
mặt bị lõm không bằng phẳng của cạnh rồi đem sơn màu như ý
muốn. Đối với những sản phẩm hình dáng cạnh thẳng cơ bản có thể
dùng miếng dán thành bằng nhựa, cao su, kim loại….
Cách liên kết các bộ phận đồ mộc có thể là chính các liên kết gỗ bằng
khớp, mộng âm dương, mộng duôi én… hay các liên kết bằng nhựa,
dây thừng, thường thấy hơn là bằng kim loại với các loại ốc vít, bản
lề, kim loại ở đây thường bằng inox hoặc kim loại tổng hợp không gỉ.
L

Liên kết mộng: Dành
cho chi tiết ghép
khung, chịu lực kéo.

Liên kết chốt: Dành
cho nối tăng chiều
dài, nối ngang thân.
Liên kết keo: Dùng
cho ván ghép, yên
cầu bề mặt nhám
cao theo yêu cầu.
24


Liên kết chêm: Dùng
nối dài bề mặt, chịu
được các sức nặng,
khơng chịu được lực
đập tập trung.
Kính dùng trong đồ mộc có thể là kính cường lực có độ dày tùy mục
dích dùng, như các loại kệ ti vi và mặt bàn khơng khung viền kính dày
khoảng 10mm, mặt bàn có khung viền chỉ cần 5mm.
 Tóm lại việc sản xuất ra một loại vật liệu mang tính cơng nghiệp tuy
tiết kiệm được nguyên liệu tự nhiên nhưng trong quá trình sản xuất ra
vật liệu đó sử dụng những hóa chất độc hại cho người sử dụng và
chất thải của công nghiệp ra mơi trường cịn nguy hại hơn. Thế nên
giải pháp hữu ích cho việc sử dụng vật liệu là cân nhắc, sử dụng
chính xác loại vật liệu phù hợp. và sử dụng các phương pháp sản
xuất sao cho phù hợp và tiết kiệm vật liệu nhất, kết cấu và xử lý sao
cho sản phẩm có tuổi thọ lâu là cách bảo vệ mơi trường hữu hiệu
nhất. Ví dụ với các đường cong cơ bản của gỗ sẽ dùng cách uốn gỗ
tự nhiên thay vì cắt lọng gỗ cơng nghiệp. Phương pháp cắt lọng CNC
cũng tiết kiệm bề mặt gỗ hơn phương pháp lọng thường…
-


Cách sẻ, phân loại gỗ thông dụng.

25


×