Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao ý thức của người dân trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.31 KB, 5 trang )

NÂNG CAO Ý THỨC CỦA NGƢỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ
TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
ThS. Lê Thị Lan Trâm
Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một
Tóm tắt
Bài viết xoay quanh vấn đề tìm hiểu ý thức hành động của người dân về việc sử
dụng hạ tầng kỹ thuật đô thị thông qua việc khảo sát thực tế, nghiên cứu tài liệu, sách
báo... Từ đ xem xét các ý thức tác động đến công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
như thế nào. Nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức của người dân trong việc sử
dụng hạ tầng kỹ thuật như buôn bán trên hành lang lịng lề đường đúng trật tự, có
thẩm mỹ cao, tiết kiệm điện nước, bảo vệ môi trường bằng cách phân tích, tổng hợp
các số liệu, tài liệu thu thập được. Và đặc biệt là giải pháp nâng cao ý thức của người
dân tham gia giao thơng an tồn.
Từ khóa: Ý thức của ngƣời dân, công tác quản lý, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1. Đặt vấn đề
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm hệ thống giao thông, cấp thốt nƣớc, vệ
sinh mơi trƣờng, thơng tin liên lạc, cung cấp năng lƣợng, chiếu sáng đô thị, xử lý chất
thải…Hạ tầng kỹ thuật là nền tảng cho sự phát triển của một nƣớc, một vùng, một khu
vực, một đô thị, một quận, một trục đƣờng, một cụm dân cƣ; Hạ tầng kỹ thuật đóng vai
trị vơ cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một đô thị, mặt khác thông
qua chất lƣợng phục vụ của hạ tầng kỹ thuật, đánh giá đƣợc mức độ hiện đại của một
đơ thị. Chính vì tầm quan trọng của hạ tầng kỹ thuật đối với đô thị đồng thời ngƣời
dân là ngƣời trực tiếp sử dụng nên việc xem xét ý thức của ngƣời dân đóng vai trị
quyết định đến chất lƣợng cơng trình hạ tầng cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ dịch vụ cho
đơ thị đó.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Bằng cách nghiên cứu thực tế ý thức của ngƣời dân trong việc sử dụng hạ tầng kỹ
thuật, các bài báo, kinh nghiệm quản lý ý thức của ngƣời dân đối với hạ tầng kỹ thuật
ở một số địa phƣơng trong nƣớc và trên thế giới. Qua đó, cho thấy đƣợc những hệ lụy
từ việc thiếu ý thức của ngƣời dân sẽ dẫn đến những thất thoát trong việc sử dụng tài


nguyên nƣớc, những hậu quả đau lòng trong ý thức tham gia giao thông, hay thiếu ý
thức trong việc thải rác và nƣớc thải gây ra vấn đề ô nhiễm mơi trƣờng ngày càng trầm
trọng. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1 Ý thức ngƣời dân khi sử dụng hạ tầng kỹ thuật
 Ý thức người dân trong sử dụng vỉa hè, lòng lề đường

684


Dễ thấy nhất ở nhiều đô thị hiện nay là các trƣờng hợp buôn bán hàng rong, buôn
bán tạm thời tập trung ở khu vực xung quanh các chợ. Vì khơng có quầy hàng cố định,
cũng khơng có nhiều hàng hóa nên ngƣời dân thƣờng bày hàng bán trực tiếp trên vỉa
hè, trƣờng hợp khác tận dụng phần vỉa hè trƣớc nhà, cửa hàng của mình để kinh doanh
dịch vụ ăn uống, sửa chữa, rửa xe, trông giữ xe, treo đặt biển hiệu, biển quảng cáo, tập
kết vật tƣ, hàng hóa… vơ tình làm mất mỹ quan chung. Khi cán bộ quản lý đơ thị đến
kiểm tra, nhắc nhở thì dẹp vào, hoặc tản đi, khi khơng có đội trật tự kiểm tra thì đâu lại
vào đấy.
 Ý thức người dân đối với vệ sinh mơi trường
Trong giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng, ngƣời dân vẫn cịn thói quen xả rác bừa bãi,
nhét vào bồn hoa, gốc cây hoặc vứt ra đƣờng, trƣờng hợp khác thì khơng để rác sinh
hoạt trƣớc nhà mình mà lại lén mang đến để ở một nơi khác. Những điểm đen tập kết
rác hình thành một cách vô ý nhƣ vậy. Các trƣờng hợp thả vật ni chạy rơng, phóng
uế nơi cơng cộng cũng làm xấu đi bộ mặt đơ thị.
Ngƣời dân vẫn cịn tƣ tƣởng xem bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo trật tự đơ thị là việc của
chính quyền hoặc là những quy định khn khổ chứ chƣa hiểu rằng giữ gìn mỹ quan
đơ thị là vì chính lợi ích của mình, nhằm góp phần xây dựng bộ mặt chung của địa
bàn, thể hiện lối sống văn minh, lịch sự, tôn trọng cộng đồng.
 Ý thức người dân trong sử dụng tiết kiệm điện nước

Trong sử dụng nƣớc, ngƣời dân khơng có ý thức bảo vệ nguồn nƣớc sạch, các
đƣờng ống nƣớc bị vỡ, bị đào bới, hƣ hại nhƣng không ai lên tiếng phản đối, bảo vệ.
Bởi quan niệm của ngƣời dân rằng nƣớc là của cơng ty cấp thốt nƣớc nên dù có giúp
họ, thơng báo cho họ ngăn chặn, sửa chữa kịp thời thì giá nƣớc vẫn tăng, vẫn cao, do
đó thất thốt nƣớc thì họ phải chịu! Điều này vơ tình khuyến khích, cổ vũ cho việc
xâm hại đƣờng ống cung cấp nƣớc và nƣớc càng bị thất thoát, lãng phí hoặc bị ăn cắp
mà khơng ai đứng ra ngăn chặn, bảo vệ, tố cáo với cơ quan chức năng.
 Ý thức người dân trong thốt nước đơ thị
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng sau những cơn mƣa
lớn là do ý thức của ngƣời dân. Thời gian qua do tình trạng ngƣời dân xả rác thải, chai
lọ, tờ rơi xuống hệ thống thoát nƣớc (miệng thu hầm ga, kênh rạch) còn phổ biến, khi
mƣa lớn, áp lực nƣớc cao sẽ cuốn trôi rác vào lƣới chắn rác làm cản trở dòng chảy. Họ
thiếu ý thức khi coi miệng cống, miệng hố ga là nơi vứt rác, tập kết rác. Việc làm
tƣởng chừng nhƣ vô hại này lại chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn dịng chảy khi có
mƣa.
Ngồi việc xả rác vơ tƣ của ngƣời dân, do khơng thích mùi cống hơi thối, có hộ
dân cịn tự tiện bịt kín các lỗ thốt nƣớc ở gần nhà mình, khiến cho khi mƣa lớn, nƣớc
khơng thể chảy vào cống đƣợc. Tình trạng xả rác và lấn chiếm dịng chảy của các kênh
mƣơng thốt nƣớc vẫn thƣờng xảy ra. Nhiều cửa hàng rửa xe, quán xá vẫn xả rác và
đất xuống các cống thoát nƣớc gây bồi lắng, ùn tắc dịng chảy. Thậm chí, có những
đoạn kênh mƣơng ngƣời dân còn lén đổ cả rác xây dựng xuống, gây khó khăn rất lớn
cho lực lƣợng chức năng trong q trình nạo vét kênh mƣơng thơng dịng trƣớc mùa
mƣa lũ.
685


Đồng thời, tình trạng lấn chiếm hệ thống thốt nƣớc, cửa xả, kênh rạch xây nhà
ở và các cơng trình xây dựng khác cịn phổ biến, trong khi tình hình xử lý còn chậm.
 Ý thức người dân khi tham gia giao thông
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2017 (tính từ

16/12/2016 đến 15/3/2017) cả nƣớc đã có 4.812 vụ tai nạn giao thơng, làm chết 2.114
ngƣời, bị thƣơng 3.835 ngƣời. Chỉ riêng trong tháng 3/2017, toàn quốc xảy ra 1.347 vụ
tai nạn giao thông, làm chết 544 ngƣời và làm bị thƣơng 1.175 ngƣời.
Đó là những con số lớn đáng báo động cho toàn xã hội, vậy nguyên nhân do đâu
? Theo số liệu của JICA, 90% số vụ TNGT xảy ra không phải tại cơ sở hạ tầng mà do
lỗi ý thức của ngƣời tham gia giao thơng. Việc cố tình vi phạm luật giao thông của
ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông không phải là chuyện xa lạ. Với thực trạng
giao thông hiện nay, chỉ một lần vƣợt đèn đỏ, uống rƣợu, bia và các chất kích thích
khác làm cho con ngƣời khơng thể làm chủ đƣợc hành vi của mình khi tham gia giao
thơng; khơng đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vƣợt ẩu, lạng lách, đánh võng, chở quá
số ngƣời quy định... cũng có thể dẫn đến những hối tiếc. Tuy vậy nhƣng ngƣời dân vẫn
thờ ơ, vì trong ý thức mỗi ngƣời việc tai nạn giao thông là của ngƣời khác chứ khơng
phải của mình.. Có lẽ khơng ai khơng sợ tai nạn, nhƣng thói quen phóng nhanh, vƣợt
ẩu, lấn đƣờng… dƣờng nhƣ luôn lấn át sự sợ hãi.
 Ý thức người dân khi sử dụng điện
Hiện tƣợng lãng phí trong sử dụng điện có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, từ hộ gia
đình cho đến các cơ quan và doanh nghiệp. Theo số liệu từ Bộ Công Thƣơng, hiện
Việt Nam có tỉ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt chiếm tỉ lệ 41,7%, cao hơn nhiều
so với các nƣớc, chẳng hạn nhƣ Hàn Quốc là 14,4%, Đài Loan 21,7%, Thái Lan 22%...
Điện dùng cho sinh hoạt cao là yếu tố chính gây mất cân đối của hệ thống điện trong
giờ cao điểm, ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả đầu tƣ hệ thống điện. Vậy nguyên nhân do
đâu, trƣớc tiên phải kể đến ý thức sử dụng của ngƣời dân nhƣ thói quen ra khỏi phịng
khơng tắt điện, mùa đơng cũng nhƣ mùa hè điều hịa vẫn bật thƣờng xun, nhà có
nhiều phịng thì phịng nào điện cũng bật sáng trƣng chỉ trừ lúc đi ngủ…Không chỉ
vậy, nhiều nhà dân tại các thành phố, dù chất lƣợng điện rất ổn định nhƣng vẫn sử
dụng ổn áp với suy nghĩ nhằm bảo vệ thiết bị điện trong nhà. Thói quen và suy nghĩ
sai lầm đó đã gây ra tổn thất lớn khi dòng điện qua ổn áp, theo tính tốn sẽ tiêu hao
thêm từ 10-15% cơng suất và gây ra lãng phí điện một cách vơ ích. Nhiều hàng quán
trên phố cũng thi nhau thắp sáng để thu hút khách, các hàng quán đã đua nhau đốt điện
thắp sáng gian hàng, với cả chục bóng đèn treo trƣớc lề đƣờng trong buổi chiều nắng

nóng; hay biển hiệu quảng cáo đèn sáng choang cả đêm là chuyện thƣờng ngày.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp, các cơ quan, cơng trình cơng cộng sử dụng điện
lãng phí, thiếu sự quản lý chặt chẽ vì suy nghĩ sử dụng ―điện chùa‖, khơng có ý thức
trách nhiệm chung, vì đó là của chung, không của riêng ai nên không cần quan tâm.
3.2 Cơ sở pháp lý
Luật giao thông đƣờng bộ 23/2008/QH12 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 bao
gồm 8 chƣơng 88 điều trong đó:
686


Chƣơng 2, Điều 36: Sử dụng đƣờng phố và các hoạt động khác trên đƣờng phố
Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Thủ tƣớng chính phủ
về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thơng đƣờng bộ và đƣờng sắt bao
gồm 5 chƣơng 82 điều trong đó:
Chƣơng 2, Điều 12: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đƣờng bộ
Nghị định 58/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 192/2013/nđ-cp ngày 21 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy
định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà
nƣớc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trử Quốc gia, kho bạc nhà nƣớc. Trong
đó sửa đổi điều 25:
Điều 25. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong sử dụng phƣơng tiện thông tin liên lạc, sử dụng điện, nƣớc, xăng, dầu, sách
báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi cơng tác trong
và ngồi nƣớc bằng kinh phí ngân sách nhà nƣớc; mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt
động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nƣớc cấp.
Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thốt
nƣớc đơ thị và khu cơng nghiệp. ( quy định về phí nƣớc thải)
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí

bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc thải.
3.3 Giải pháp nâng cao ý thức của ngƣời dân trong công tác quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị
- Cấp chính quyền địa phƣơng cần nâng cao trách nhiệm quản lý, thƣờng xuyên
kiểm tra, xử lý kịp thời với các hình thức đủ sức răn đe vi phạm về trật tự đô thị, vệ
sinh môi trƣờng… trên tuyến đƣờng.
- Cấp chính quyền địa phƣơng phân cơng thƣờng xun ra qn nhắc nhở ngƣời
dân về ý thức bảo vệ trật tự mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trƣờng.
- Sử dụng giải phạt phạt tiền đối với các trƣờng hợp vi phạm nhiều lần.
- Thành lập Đội thông tin tuyên truyền lƣu động, áp dụng mơ hình tun truyền
bằng xe đạp, nhặt rác, nêu gƣơng cho ngƣời dân ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng.
- Các cơ quan chức năng, nhất là các công ty cấp nƣớc sinh hoạt nên tăng cƣờng
công tác vận động, tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống các
hành vi vi phạm pháp luật nhƣ phá hoại đƣờng ống nƣớc, ăn cắp nƣớc, lãng phí
nƣớc...
- Cần cơng khai, minh bạch giá nƣớc, giá thành dịch vụ quản lý, điều hành của
công ty cấp thoát nƣớc, nhất là các doanh nghiệp cung cấp nƣớc cơng ích để hạ giá
thành, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về nƣớc sạch của ngƣời dân.
- Cần có phƣơng tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở
gia đình, khu tập thể cũng nhƣ nơi cơng cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ
sinh không gây ô nhiễm nguồn nƣớc.
- Cần có hệ thống xử lý nƣớc thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ
thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông rạch sau khi đã đƣợc xử lý chung hoặc riêng.
687


Nƣớc thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo qui định môi trƣờng trƣớc khi thải ra cộng
đồng.
- Tập trung hơn nữa xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông,
triển khai chiến lƣợc phát triển phƣơng tiện phù hợp với kết cấu hạ tầng.

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc, rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và
hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lƣợng đào tạo, cấp
phép lái xe.
- Tăng cƣờng công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, ATGT
- Giáo dục, tuyên truyền, hình thức xử phạt nghiêm khắc để nâng cao tinh thần
thƣợng tôn pháp luật.
4. Kết luận
Quản lý tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng đơ
thị, làm thay đổi bộ mặt đô thị. Tuy nhiên để làm đƣợc điều đó thì ý thức của ngƣời
dân đóng một vai trị khơng nhỏ. Ngƣời dân trực tiếp sử dụng hạ tầng và cũng chính ý
thức sai lệch của họ cũng vơ hình dung làm cho hạ tầng kỹ thuật đi xuống. Chính vì
vậy việc phát triển hạ tầng kỹ thuật không phải chỉ riêng của các nhà quản lý mà cịn
cần có sự kết hợp nhịp nhàng của ngƣời dân trong công tác quản lý để chất lƣợng phục
vụ của hạ tầng kỹ thuật đô thị ngày càng nâng cao.
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Phạm Trọng Mạnh, 2010, Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Nhà xuất bản xây dựng
Hà Nội.
2. Luật giao thông đƣờng bộ 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008.
3. Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016.
4. Nghị định 58/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2015.
5. Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007.
6. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003.
7. />8. />9. />10. />
688



×