Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá hiện trạng sản xuất và nghiên cứu giải pháp sản xuất sạch hơn cho chuyền may áo khoác tại công ty esprinta việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.04 MB, 120 trang )

TÓM TẮT
Phương pháp chỉ số chất lượng nước dưới đất (GWQI - Groundwater Quality
Index) là một trong những kỹ thuật đánh giá chất lượng nước dưới đất dùng cho mục
đích cấp nước và tưới tiêu được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Trong đồ án này, phương
pháp chỉ số chất lượng nước dưới đất sẽ kết hợp với phương pháp xác định trọng số dựa
trên chỉ số thông tin Entropy để xác định chất lượng nước của nước dưới đất trong khu
vực nghiên cứu. Cùng với đó kết quả chỉ số chất lượng nước dưới đất được tính tốn
bằng trọng số Entropy (EWQI) sẽ được nội suy, phân vùng và thể hiện bằng phần mềm
ArcGIS. Trong đồ án này, các mẫu nước dưới đất được thu từ 17 giếng quan trắc nằm
rải rác trên thị xã Phú Mỹ vào mùa khô và mùa mưa năm 2017 với mười thông số chất
lượng (pH, TDS, TH, Cl-, F-, NH4+-N, NO3--N, SO42-, Pb2+ và Fe2+) được lựa chọn phân
tích.
Những kết quả đạt được khi tiến hành đồ án: (1) Kết quả tính tốn trọng số Entropy
phản ảnh các thơng số pH, TDS, NO3--N là các thông số quan trọng quyết định đến chất
lượng nước dưới đất của khu vực nghiên cứu trong cả hai mùa ; (2) Diễn biến chất
lượng nước dưới đất phân bố theo không gian cho thấy phần lớn các thông số được
quan trắc đều đạt QCVN 09-MT:2015/BTNMT; (3) Kết quả tính tốn chỉ số chất lượng
nước dưới đất bằng trọng số Entropy đã xác định trong khu vực nghiên cứu có 70% các
giếng đạt chất lượng nước “Rất tốt”, 18% giếng đạt chất lượng “Tốt”, 6% giếng đạt
chất lượng “Trung bình” và 6% giếng có chất lượng “Rất kém” vào mùa khơ, cịn mùa
mưa có 70% các giếng đạt chất lượng nước “Rất tốt”, 24% giếng đạt chất lượng “Tốt”,
6% giếng đạt chất lượng “Rất kém”; và (4) Kết quả phân vùng đã thể hiện vùng có chất
lượng nước tốt vào mùa khô đạt 98,01% (327,21 km2) tổng diện tích khu vực nghiên
cứu, vào mùa mưa đạt 75,32% (251,52 km2) tổng diện tích khu vực nghiên cứu.
Kết quả của đồ án này ngồi việc cung cấp những thơng tin cho các nhà quản lý
để phát triển các chiến lược quản lý chất lượng nước dưới đất một cách hiệu quả, còn
là tài liệu tham khảo tốt cho những nghiên cứu tương tự.

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Ngọc Hiệp là sinh viên khóa 16 chun ngành Cơng Nghệ Kỹ Thuật
Mơi Trường, mã số sinh viên: 16150008. Tôi xin cam đoan: đồ án tốt nghiệp này là cơng
trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Hải Âu.
Các thông tin tham khảo trong đề tài này được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy,
đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được tơi trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở
phần Danh mục tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án này là do chính
tơi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi xin được lấy danh dự và uy tín của bản thân để đảm bảo cho lời cam đoan này.

TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện

Trần Ngọc Hiệp

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................x
CHƯƠNG: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính .......................................................................................2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài .............................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2
3.2. Phạm vi của đề tài.....................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ..........................................................................5
1.1. Các khái niệm chính .................................................................................................5
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nước dưới đất .................................................................6
1.2.1. Yếu tố tự nhiên ......................................................................................................6
1.2.2. Yếu tố nhân tạo ......................................................................................................8
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................................9
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................9
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................12
iv


1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .........................................................................14
1.4.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................14
1.4.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................................15
1.4.3. Khí hậu ................................................................................................................16
1.4.4. Thủy văn ..............................................................................................................20
1.4.5. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và tình hình khai thác nước dưới đất .......22
1.4.6. Đặc điểm các tầng chứa nước dưới đất thị xã Phú Mỹ .......................................23
1.4.7. Thông tin sơ lược về các giếng quan trắc ............................................................25
1.4.8. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................30
CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU TÍNH TỐN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....34
2.1. Tài liệu tính tốn .....................................................................................................34

2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................36
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................37
2.3.1. Sơ đồ hương pháp nghiên cứu .............................................................................37
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu ..............................................................................38
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................38
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................38
2.3.5. Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước dưới đất bằng trọng số Entropy
(EWQI) ..........................................................................................................................38
2.3.6. Kỹ thuật GIS ........................................................................................................42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ..................................................................47
3.1. Đánh giá diễn biến chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen thị xã Phú
Mỹ tỉnh BR-VT năm 2017; ...........................................................................................47
3.1.1. Thông số pH ........................................................................................................47
3.1.2. Tổng độ cứng (TH) ..............................................................................................47
3.1.3. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) ...............................................................................48
3.1.4. Thông số Sulfate (SO42-)......................................................................................49

v


3.1.5. Thông số Clorua (Cl-) ..........................................................................................49
3.1.6. Các hợp chất của Nitơ (Nitrate (NO3--N), Amoni (NH4+-N)) .............................50
3.1.7. Thông số Flo (F-) .................................................................................................51
3.1.8. Thơng số Chì (Pb2+) .............................................................................................52
3.1.9. Thơng số Sắt (Fe2+)..............................................................................................53
3.2. Kết quả tính tốn trọng số Entropy.........................................................................55
3.2.1. Kết quả trọng số Entropy mùa khô ......................................................................55
3.2.2. Kết quả trọng số Entropy mùa mưa:....................................................................58
3.3. Kết quả tính tốn chỉ số EWQI...............................................................................62
3.3.1. Kết quả tính tốn chỉ số EWQI vào mùa khơ ......................................................62

3.3.2. Kết quả tính tốn chỉ số EWQI vào mùa mưa .....................................................63
3.4. Kết quả phân vùng chất lượng nước bằng phương pháp GIS ................................66
3.4.1. Kết quả phân vùng chất lượng nước dưới đất vào mùa khô................................66
3.4.2. Kết quả phân vùng chất lượng nước dưới đất vào mùa mưa ..............................67
CHƯƠNG: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................68
1. Kết luận ...................................................................................................................68
2. Kiến nghị .................................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................69
PHỤ LỤC ......................................................................................................................xi
PHỤ LỤC 1: TÍNH TỐN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT BẰNG
TRỌNG SỐ ENTROPY (EWQI).............................................................................. xii
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA ................................................xv
PHỤ LỤC 3: CÁC BẢN VẼ CỦA ĐỒ ÁN ............................................................ xviii
PHỤ LỤC 4: THAM GIA CÔNG BỐ KHOA HỌC ................................................xx

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất Thị xã Phú Mỹ ........................23
Bảng 1.2. Các giếng quan trắc trong khu vực nghiên cứu ............................................25
Bảng 1.3. Mơ tả sơ bộ vị trí các giếng ...........................................................................27
Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng cây trồng lương thực ................................................30
Bảng 1.5. Diện tích và sản lượng cây lấy quả chứa dầu................................................30
Bảng 2.1. Bảng thống kê mô tả giá trị nồng độ các thông số chất lượng nước tầng chứa
nước Pleistocen tại TX. Phú Mỹ vào mùa khô ..............................................................34
Bảng 2.2. Bảng thống kê mô tả giá trị nồng độ các thông số chất lượng nước tầng chứa
nước Pleistocen tại TX. Phú Mỹ vào mùa mưa .............................................................35
Bảng 2.3 Phân loại chất lượng nước dưới đất theo giá trị EWQI .................................42
Bảng 3.1. Chỉ số Entropy thông tin (ej) của các thông số chất lượng nước vào mùa khô

.......................................................................................................................................57
Bảng 3.2. Trọng số Entropy của các thông số chất lượng nước vào mùa khô ..............58
Bảng 3.3. Chỉ số Entropy thông tin (ej) của các thông số chất lượng nước vào mùa mưa
.......................................................................................................................................60
Bảng 3.4. Trọng số Entropy của các thông số chất lượng nước vào mùa mưa .............60
Bảng 3.5. Phân loại chất lượng nước của các giếng vào mùa khô ................................62
Bảng 3.6. Phân loại chất lượng nước của các giếng vào mùa mưa ...............................64

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Vị trí và phạm vi của khu vực nghiên cứu ..........................................................3
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ...........................................................15
Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình các tháng giai đoạn 2017 – 2018 ..................................17
Hình 1.3. Độ ẩm trung bình các tháng giai đoạn 2017 – 2018.....................................17
Hình 1.4. Lượng mưa trung bình các tháng giai đoạn 2017 – 2018 .............................18
Hình 1.5. Số giờ nắng của các tháng giai đoạn 2017 – 2018 .......................................19
Hình 1.6. Biểu đồ hoa gió vận tốc gió trung bình trong năm (m/s) ..............................19
Hình 1.7. Sơ đồ mạng lưới sơng, suối khu vực nghiên cứu ...........................................21
Hình 1.8. Hình ảnh thể hiện phân bố 17 của các điểm quan trắc .................................27
Hình 1.9. Sơ đồ địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu .................................................29
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện ................................37
Hình 2.2 Sơ đồ thành lập phân vùng khai thác nước dưới đất .....................................43
Hình 2.3. Phương thức nội suy theo trọng số khoảng cách nghịch đảo (IDW) ............44
Hình 2.4. Quy trình ứng dụng GIS và phương pháp nội suy IDW ................................46
Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến giá trị pH tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017 ............47
Hình 3.2. Biểu đồ diễn biến giá trị độ cứng tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017 ....48
Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến giá trị TDS tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017 ..........48
Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến giá trị Sulfate (SO42-) tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017

.......................................................................................................................................49
Hình 3.5. Biểu đồ diễn biến giá trị Clorua (Cl-) tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017
.......................................................................................................................................50
Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến giá trị Natrate (NO3-) tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017
.......................................................................................................................................51
Hình 3.7. Biểu đồ diễn biến giá trị Amoni (NH4+) tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017
.......................................................................................................................................51
Hình 3.8. Biểu đồ diễn biến giá trị Flo (F-) tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017 ....52

viii


Hình 3.9. Biểu đồ diễn biến giá trị Chì (Pb2+) tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017 53
Hình 3.10. Biểu đồ diễn biến giá trị Sắt II (Fe2+) tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017
.......................................................................................................................................54
Hình 3.11. Phân vùng chất lượng nước dưới đất tầng Pleistocen TX Phú Mỹ năm 2017
.......................................................................................................................................65
Hình 3.12. Bản đồ phân vùng chất lượng nước dưới đất (EWQI) trong mùa khơ ........66
Hình 3.13. Bản đồ phân vùng chất lượng nước dưới đất (EWQI) trong mùa mưa ......67

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHP

: Analytic Hierarchy Process - Phương pháp phân tích thứ bậc

BR-VT


: Bà Rịa-Vũng Tàu

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CSDL

: Cơ sở dữ liệu

EPA

: The Environmental Protection Agency - Cơ quan bảo vệ môi trường

EWQI

: Entropy Water Quality Index - Chỉ số chất lượng nước trọng số Entropy

GWQI

: Groundwater Quality Index - Chỉ số chất lượng nước dưới đất

GIS

: Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý

IDW

: Inverse Distance Weighting - Trọng số khoảng cách nghịch đảo

KCN

: Khu Công Nghiệp


KTSD

: Khai thác sử dụng

MCL

: Maximum Contaminant Level - Mức độ ô nhiễm tối đa

NDĐ

: Nước dưới đất

PCA

: Principal Components Analysis - Phân tích thành phần chính

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TPHCM : Thành Phố Hồ Chí Minh
WHO

: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

x


CHƯƠNG: MỞ ĐẦU



CHƯƠNG: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện nay đã và đang trở thành một trong
ba địa phương có nền kinh tế phát triển bậc nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là nơi tập
trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh. Cùng với đó hàng loạt các khu đơ thị lớn đã
và được hình thành. Ngồi ra thị xã cũng là địa phương có ngành nơng nghiệp phát triển
với diện tích trồng lương thực là trên 3.000 ha, cây công nghiệp là trên 3.500 ha, chăn
nuôi phát triển với tổng đàn gia cầm đứng đầu tồn tỉnh. Do đó nhu cầu sử dụng nước
trên địa bàn luôn là một trong những một vấn đề lớn của địa phương. Trong khi các
nguồn khai thác nước mặt từ sơng hồ có giới hạn, thì nguồn nước dưới đất được xem là
giải pháp hữu hiệu để giải quyết cho vấn đề trên. Vì vậy việc quản lý và đánh giá mức
độ phù hợp của nguồn nước dưới đất cho mục đích cấp nước phục vụ các lĩnh vực sinh
hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại là cực kỳ cần thiết.
Hiện nay để quản lý, đánh giá mức độ phù hợp của nguồn nước dưới đất cho mục
đích cấp nước và nơng nghiệp thì kỹ thuật đánh giá chất lượng nước dưới đất được sử
dụng rộng rãi và hữu ích nhất là phương pháp chỉ số chất lượng nước dưới đất (GWQI
- Groundwater Quality Index).
“Phương pháp WQI có khả năng mơ tả dữ liệu chất lượng nước cao bên cạnh việc
sử dụng các thông số hiệu quả trong đánh giá và quản lý chất lượng nước” (Gorgij, Kisi,
Moghaddam, & Taghipour, 2017). Do đó WQI được sử dụng để đánh giá dữ liệu giám
sát chất lượng nước và cho phép các nhà khoa học giải thích các kết quả giám sát đồng
thời phân tích ý nghĩa về kết quả chất lượng nước, đặc biệt khi nồng độ các chỉ tiêu vượt
mức tiêu chuẩn chất lượng nước. WQI cũng hữu ích trong việc trình bày thơng tin chất
lượng nước theo cách dễ hiểu đối với công chúng (Berry, Steffy, & Shank, 2019). Vì
vậy trong những năm gần đây, phương pháp chỉ số chất lượng nước đã được sử dụng
rộng rãi trên thế giới.
Tuy nhiên trong phương pháp WQI việc lựa chọn trọng số của từng tham số thường
được đưa ra bởi ý kiến cá nhân của chuyên gia đánh giá dựa trên kinh nghiệm thực tế

của họ việc này làm tăng tính chủ quan vào q trình đánh giá, điều này có thể dẫn đến
sai lệch kết quả do trọng số tìm được phụ thuộc lớn vào mức độ chun mơn của chun
gia và đồng thời có nhiều dữ liệu có giá trị, có thể được áp dụng có nguy cơ sẽ bị mất
(Amiri, Rezaei, & Sohrabi, 2014).

1


Do đó, trong nghiên cứu này, chất lượng nước dưới đất được đánh giá bằng phương
pháp WQI có trọng số Entropy (EWQI) để giảm thiểu mức độ sai lệch chủ quan. Đồng
thời kết quả chất lượng nước EWQI còn được nội suy và phân vùng chất lượng nước
bằng phầm mềm ArcGIS. Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information
System) là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với các dữ liệu trong một
hệ tọa độ quy chiếu. GIS bao gồm một hệ cơ sở dữ liệu và các phương thức để thao tác
với dữ liệu đó. Việc ứng dụng GIS góp phần phân vùng chất lượng nước dưới đất thị xã
Phú Mỹ được đầy đủ và chính xác nhất.
Việc xây dựng đề tài “Ứng dụng chỉ số chất lượng nước trọng số Entropy
(EWQI) và GIS phân vùng chất lượng tầng chứa nước Pleistocen thị xã Phú Mỹ, tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu” là rất cần thiết để xác định sự phù hợp cho các mục đích sử dụng
khác nhau và bảo vệ sức khỏe người dân trong khu vực nói riêng. Ngồi ra, kết quả đề
tài cịn cung cấp những thơng tin cần thiết giúp cho các cơ quan có thẩm quyền đề ra
các giải pháp quản lý và khai thác nước dưới đất một cách hợp lý.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chính
Phân vùng chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen thị xã Phú Mỹ,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2017 bằng cách ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS).
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Đánh giá được diễn biến các thông số chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước
Pleistocen thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2017;
- Sử dụng chỉ số Entropy thơng tin để tính tốn đưa ra trọng số tính tốn EWQI

cho từng thơng số;
- Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước bằng cách ứng dụng công cụ GIS.
3. Đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nước dưới đất thuộc tầng chứa nước Pleistocen
thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Gồm 17 giếng quan trắc chất lượng nước dưới đất trên địa bàn thị xã Phú Mỹ vào
mùa khô và mùa mưa năm 2017 (NB1B, NB2C, NB3A, NB3B, QT7B, NB1A, NB2A,
NB2B, NB4, QT11, QT7A, VT2, QT5B, VT4B, VT6, QT5A, VT4A).

2


3.2. Phạm vi của đề tài
Khu vực nghiên cứu thuộc Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm phía tây
của tỉnh BR-VT với tổng diện tích là 333.84 km2.

Hình 1. Vị trí và phạm vi của khu vực nghiên cứu
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đồ án này đã kết hợp ứng dụng chỉ số chất lượng nước dưới đất có trọng số
Entropy và nội suy IDW của phần mềm GIS để phân vùng được chất lượng nước dưới
đất tầng Pleistocen thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đây là cơ sở cho việc quản
lý, nghiên cứu, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài ngun nước dưới đất trước tình
trạng ơ nhiễm mơi trường đang ngày càng gia tăng do quá trình phát triển đơ thị hóa,
cơng nghiệp hóa của khu vực.
3


4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin cụ thể về chất lượng nước tầng
Pleistocen cùng với sự thay đổi của các thông số chất lượng nước trong hai mùa trên
khu vực nghiên cứu việc này giúp cho những nhà quản lý đưa ra các quyết định, giải
pháp khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước dưới đất, giúp các cơ quan chức
năng trong việc hoạch định các chiến lược thích hợp trong quản lý bền vững tài nguyên
nước dưới đất.

4


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm chính
"Nước dưới đất" là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. (Khoảng
4, Điều 2, Chương 1, Luật Tài nguyên nước năm 2012).
Dựa trên tính chất chứa nước (trữ nước) và tính chuyển nước của đất đá có thể
được phân các loại đất đá thành các tầng chứa nước sau:
Tầng chứa nước (aquifer): là một hệ địa chất trong đó nước có thể chứa và chuyển
động, chẳng hạn cát, cuội sỏi, đá,… Hiện nay theo các nhà khoa học trên thế giới, một
thành tạo địa chất ngoài việc chứa và chuyển nước thì chỉ được gọi là tầng chứa nước
khi nước trong tầng được khai thác.
Tầng thấm nước yếu (aquitard) là một hệ địa chất có tính chứa nước và dẫn nước
kém. Đất thịt, đất sét pha cát là loại đất chứa nước yếu.
Tầng chứa nước nhưng không thấm nước (aquiclude) là một hệ địa chất có khả
năng chứa nước mà khơng có khả năng dẫn nước. Ví dụ: đất sét.
Tầng cách nước (aquifuge) là một hệ địa chất khơng có khả năng chứa nước và
cũng khơng có khả năng dẫn nước. Ví dụ như các loại đá grante.

Trong bốn loại trên, tầng chứa nước (aquifer) có ý nghĩa nhất đối với nước ngầm.
Nó đóng vai trị như một kho chứa nước ngầm và điều tiết dần cho nước mặt (Cát &
Quang, 2002).
Chỉ số chất lượng nước dưới đất (GWQI - Groundwater Quality Index) là kỹ thuật
đánh giá, cung cấp sự ảnh hưởng tổng hợp của từng thông số chất lượng nước trên toàn
bộ chất lượng nước, được tính tốn từ mục đích tiêu thụ của người dân (Desai & Desai,
2012). Mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng, được biểu diễn qua
thang điểm, là thông số quan trọng để phân vùng chất lượng nước dưới đất (Varol &
Davraz, 2015).
Khái niệm trọng số entropy lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1948 bởi (Shannon,
1948). Entropy là thước đo mức độ phân tán của dữ liệu đồng thời nó cũng có thể đo
lường được mức độ hiệu quả của thông tin được cung cấp bởi dữ liệu. Do đó, entropy
có thể được sử dụng để xác định trọng số. Dựa vào mức độ chênh lệch của nguồn dữ
liệu sẽ xác định chỉ số entropy, từ đó tìm ra trọng số của từng tham số. Khi sự chênh
lệch dữ liệu càng lớn thì chỉ số entropy sẽ càng nhỏ, dữ liệu cung cấp thông tin hiệu quả
vì vậy trọng số sẽ càng lớn và ngược lại. Điều này chứng tỏ phương pháp trọng số
5


Entropy là một phương pháp mang tính khách quan vì trọng số của từng thơng số được
tính tốn dựa trên mức độ biến thiên của mỗi giá trị và phụ thuộc vào nguồn dữ liệu
(Yan & Zou, 2014).
Phân vùng chất lượng nước là một bước quan trọng để nghiên cứu và đánh giá sự
thay đổi chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm theo khơng gian và thời gian. Nó có
thể cung cấp thơng tin quan trọng để phát triển các chiến lược quản lý chất lượng nước
hiệu quả. Các phương pháp phổ biến nhất để phân vùng chất lượng nước hiện nay thường
ít xem xét các yếu tố bên ngồi, khơng liên quan đến hệ thống tài ngun nước. Ngoài
ra, các phương pháp này chỉ phân loại các trạm quan trắc chất lượng nước thành một số
mức độ dựa trên chất lượng nước hiện có nhưng khơng cung cấp bất kỳ thông tin nào
về chất lượng nước được phân loại (Nikoo & Mahjouri, 2013).

Hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System) là một hệ thống
thông tin được thiết kế để làm việc với các dữ liệu trong một hệ tọa độ quy chiếu. GIS
bao gồm một hệ cơ sở dữ liệu và các phương thức để thao tác với dữ liệu đó. Việc ứng
dụng GIS góp phần phân vùng chất lượng nước dưới đất thị xã Phú Mỹ được đầy đủ và
chính xác nhất.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nước dưới đất
Các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước dưới đất bao gồm các nhân tố tự nhiên
như khả năng chứa nước, khả năng lưu thơng nước và các yếu tố khí hậu, thủy văn. Các
nhân tố nhân tạo có thể kể đến do hoạt động khai thác nước của con người, tưới tiêu,…
1.2.1. Yếu tố tự nhiên
Nhóm các nhân tố tự nhiên bao gồm: Khả năng chứa nước của đất đá, khả năng
lưu thông nước, lượng mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí… trong đó quan trọng nhất
là khả năng chứa nước của đất đá.
-

Khả năng chứa nước của đất đá:

Khả năng chứa nước của đất đá là một yếu tố tự nhiên quan trọng nhất trong các
yếu tố ảnh hưởng tới mực nước dưới đất, bởi vì điều cơ bản và đầu tiên là phải có mơi
trường chứa nước. Khả năng chứa nước này phụ thuộc chủ yếu vào thành phần cấu tạo
và hệ số độ rỗng của lớp đất đá.
-

Khả năng lưu thông nước:

Khả năng lưu thông nước là khả năng tiếp nhận nước từ mơi trường bên ngồi vào
tầng chứa nước và sự vận động của chúng, bảo đảm cho sự cân bằng nước trong tầng.
6



Nếu khả năng vận động của nước trong thể chứa nước chậm có thể làm giảm khả năng
phục hồi và cân bằng nước, điều này có tác động khá lớn tới quá trình hình thành và
biến đổi nước dưới đất.
-

Lượng mưa:

Nước mưa là một nhân tố cung cấp chủ yếu cho nước dưới đất, vì vậy nó là một
trong những điều kiện chủ yếu hình thành tài nguyên nước dưới đất. Điều này có thể
được mình chứng cho việc dao động của mực nước ngầm có liên hệ chặt trẽ với chế độ
và lượng mưa. Ngồi ra, thành phần hố học của nước dưới đất cũng chịu tác động mạnh
của q trình khuếch tán do đó trong mùa mưa lượng cung cấp nước mưa cho nước dưới
đất tăng, tốc độ thấm sẽ lớn hơn tốc độ khuếch tán dẫn đến sự giảm độ tổng khoáng hoá
của nước dưới đất. Điều này cho thấy lượng mưa là nguồn cung cấp và là nhân tố cơ
bản ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của nước dưới đất.
-

Lượng bốc hơi:

Bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm hao hụt lượng nước, vì vậy nó được
xem là một thành phần quan trọng của cán cân cân bằng nước và ảnh hưởng đến trữ
lượng và chất lượng của nước dưới đất. Do đó trong mùa khô, do tác động của nhân tố
bốc hơi, trữ lượng nước dưới đất giảm đáng kể do bề dày tầng nước dưới đất giảm. Mặc
khác, lượng bốc hơi tăng làm cho tốc độ thấm nhỏ hơn tốc độ khuếch tán của nước đã
dẫn đến tăng độ tổng khoáng hoá của nước dưới đất.
Ảnh hưởng của lượng bốc hơi đến động thái nước dưới đất chỉ xảy ra mạnh mẽ ở
những khu vực có chiều sâu mực nước ngầm nhỏ hơn 5 m. Những vùng có chiều sâu
mực nước ngầm lớn hơn 5m, mức độ ảnh hưởng của lượng bốc hơi đến mực nước ngầm
khơng lớn.
-


Độ ẩm khơng khí:

Yếu tố độ ẩm cũng đóng vai trị nhất định. Độ ẩm có tác động lớn đến khả năng
hấp thụ nước thấm xuống các đới thơng khí. Những tháng độ ẩm cao thì lượng thấm
xuống tầng xuống tầng chứa nước nhiều hơn.
Những nơi chiều sâu mực nước ngầm nhỏ hơn 5 m thì mực nước dưới đất và độ
ẩm có mối tương quan chặt chẽ, những nơi chiều sâu mực nước ngầm lớn hơn 5 m thì
mức độ tương quan kém hơn.

7


1.2.2. Yếu tố nhân tạo
Nhóm các nhân tố nhân tạo ảnh hưởng đến động thái của nước dưới đất bao gồm:
q trình đơ thị hóa, tưới tiêu, ni trồng thủy sản, xây dựng hồ đập.
-

Ảnh hưởng của sự đô thị hóa:

Q trình đơ thị hóa thường gây ra những sự thay đổi lớn cho mực nước ngầm do
kết quả của việc làm giảm lượng nước bổ sung cho nước ngầm và tăng cường khai thác
nước ngầm. Ở những vùng nông thôn nước dùng thường được lấy từ các giếng nông,
trong khi đó hầu hết các nước thải của đơ thị trở lại đất thông qua các hổ chứa nước bẩn.
Do vậy sự nhiễm bẩn tăng lên.
-

Tưới tiêu:

Trong quá trình phát triển nơng nghiệp khơng thể thiếu sự có mặt của nguồn nước.

Và nguồn nước ngầm là một trong những sự lưu chọn hàng đầu do trữ lượng lớn, dễ
dàng có được và đặc biệt là hồn tồn miễn phí. Chính vì vậy nước dưới đất là sự lựa
chọn hàng đầu đối với mục đích tươi tiêu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến trữ lượng
cũng như chất lượng nước dưới đất đặt biệt là vào mùa khô. Cùng với đó việc sữ dụng
các chế phẩm bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu diệt cỏ,… sử dụng các loại phân bón hóa
học. Các hóa chất có thể bị thâm xuống đất và xâm nhập vào nguồn nước dưới đất thông
qua các thơng qua dịng thấm và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước dưới đất.
-

Nuôi trồng thủy sản:

Đây là nguồn lợi phục vụ cho sự phát triển kinh tế, tuy nhiên nó cũng có những tác
động tiêu cực đáng kể đến nguồn nước dưới đất. Các cơng trình ni thủy sản sử dụng
nguồn nước có độ mặn làm biến đổi chất lượng nước dưới đất theo hướng tăng cao độ
tổng khống hố ở vùng ni và các vùng kế cận. Ngoài tác dụng làm thay đổi chất
lượng nước, việc nuôi thủy sản, nhất là nuôi trên cát với lớp phủ là vải địa kỹ thuật, đã
làm giảm nguồn cung cấp cho nước dưới đất một cách đáng kể.
-

Ảnh hưởng của việc xây dựng các hồ đập:

Việc xây dựng các hồ đập phục vụ cho mục đích thủy điện hay chỉ đơn giản là để
tích trữ nước ở mùa mưa để xả lũ, mùa khô để điều tiết nước tưới. Cũng là nguyên nhân
lớn gây ảnh hưởng đến lớn đến nguồn bổ cập của nguồn nước dưới đất.

8


1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng chỉ số chất lượng nước dưới đất có trọng
số Entropy (EWQI) được sử dụng rộng rãi nhằm phục vụ để quản lý, đánh giá diễn biến
chất lượng nước dưới đất.
Tại Băng-la-đét, nguồn cung cấp nước uống có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các chất
ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Islam và cộng sự đã sử dụng thuyết
entropy để mô tả chất lượng nước ngầm và sự biến đổi khơng gian của nó ở quận Sylhet.
Tổng cộng 91 mẫu đã được thu thập từ các giếng (ví dụ, giếng ống nơng, trung gian và
sâu ở độ sâu từ 15 - 300 m) từ khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy NO3−, sau đó là
SO42− và các thơng số đóng góp chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm theo lý
thuyết entropy. Phân tích thành phần chính (PCA) và hệ số tương quan cũng xác nhận
kết quả của lý thuyết entropy. Tuy nhiên, Na+ có độ tự tương quan khơng gian cao nhất
và trọng số cao entropy nhất, do đó ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Dựa trên các
chỉ số chất lượng nước theo trọng số entropy (EWQI) và phân loại chỉ số chất lượng
nước ngầm (GWQI), cho thấy rằng 60,45% và 53,86% mẫu nước được phân loại là có
chất lượng tuyệt vời, trong khi các mẫu còn lại thay đổi từ rất kém đến rất kém lĩnh vực
chất lượng cho mục đích uống. Hơn nữa, phân loại EWQI cung cấp kết quả hợp lý hơn
so với GWQI do tính đơn giản, chính xác và bỏ qua trọng số nhân tạo (Islam, Ahmed,
Bodrud-Doza, & Chu, 2017).
Ở Đồng bằng Azarshahr ở Iran chất lượng nước ngầm dùng cho mục đích uống
được đánh giá thơng qua 21 mẫu nước ngầm bằng lý thuyết entropy. Để ngăn các phán
đoán của chuyên gia về trọng lượng tham số xảy ra khi sử dụng phương pháp Chỉ số
chất lượng nước (WQI), phương pháp entropy đã được sử dụng. Từ kết quả chỉ số chất
lượng nước có trọng số entropy EWQI, chất lượng nước ngầm ở đây được phân thành
năm loại: xuất sắc, tốt, trung bình, kém và cực kỳ kém (Gorgij et al., 2017).
Cùng với đó việc ứng dụng GIS để phân vùng chất lượng nước dưới đất cũng góp
phần quan trọng trong việc quản lý nước dưới đất của nhà nước được dễ dàng và đơn
giản hơn.
Ở Iran, cùng với sự gia tăng dân số và thiếu nước ngọt trên toàn cầu, Afshin cùng
các cộng sự đã đưa ra nghiên cứu sử dụng GIS cùng với GWQI để phân tích chất lượng
nước ngầm trong hạt Marvdasht nằm ở khu vực bán khô hạn của Iran. Nghiên cứu sử

dụng số liệu trong 5 năm từ 2010 đến 2015 nhằm đưa ra phân tích chính xác nhất. Áp

9


dụng các thơng số chất lượng nước dưới đất có ảnh hưởng nhất như tổng chất rắn hòa
tan (TDS), độ dẫn điện (EC), và tổng độ cứng (TH) là các thông số quan trọng nhất vượt
quá mức tối đa cho phép giới hạn của nước uống để thành lập bản đồ chỉ số GWQI từ
đó dựa vào tiêu chuẩn của WHO để so sánh, đưa ra giải pháp quản lý khai thác chất
lượng nước dưới đất một cách tối ưu hiệu quả (Honarbakhsh et al., 2019) .
Tại Iran, nhóm tác giả Reza A. L. đã nghiên cứu ứng dụng GIS để phân vùng nước
dưới đất khu vực có thể ơ nhiễm nitrite và nitrate, nghiên cứu được tiến hành ở thành
phố Yard, kéo dài từ 31o58’ – 31o44’vĩ độ Bắc đến 54o15’ – 54o35’ kinh độ Đông, “Các
nghiên cứu đã chứng minh rằng sự hiện diện của nitrat và nitrite trong nước uống có thể
gây ra một số bệnh như ung thư và blu ở trẻ sơ sinh. Cơ quan bảo vệ mơi trường (EPA)
kể từ đó đã áp dụng tiêu chuẩn 10 mg/L là mức độ ô nhiễm tối đa (MCL) cho nitratenitơ và 1 mg/L đối với nitrit-nitơ cho các hệ thống nước công cộng được quy định. Đưa
ra tầm quan trọng của nitrat và nitrite trong nước uống cũng như khả năng của GIS trong
phân tích khơng gian. Các yếu tố trong nước ngầm, nghiên cứu này nhằm đánh giá nồng
độ nitrat và nitrite trong giếng nước uống của Yazd sử dụng hai mơ hình IDW (Inverse
distance weight) và Kriging. Trong nghiên cứu mô tả này, dữ liệu ứng dụng về chất
lượng nước của nước ngầm của Văn phịng y tế mơi trường Yazd với chỉ số nitrate và
nitrite trung bình hàng năm trong năm 2015 có liên quan đến 24 giếng trong khu vực
nghiên cứu. Tỷ lệ nitrat và nitrit trong nước ngầm trong giếng được so sánh với lượng
tiêu chuẩn của Viện nghiên cứu tiêu chuẩn và cơng nghiệp và sau đó được phân tích qua
ArcGis, Phần mềm GIS sử dụng phương pháp nội suy IDW và Kriging. Nồng độ trung
bình của nitrat là 17,62 ± 3,08 mg/l và đối với nitrite là 0,011 ± 0,003 mg/l trong giếng”,
lấy nước trong 3 giai đoạn ở mỗi năm tại 24 giếng quan trắc khắp thành phố, sau đó
phân tích mẫu và ứng dụng Arcgis kết hợp phương pháp nội suy Kriging từ đó khoanh
vùng được khu vực nước dưới đất ô nhiễm nitrate và nitrite tại thành phố (Fallahzadeh
et al., 2016).

Tại Nhật, việc đánh giá chất lượng nước ngầm là rất quan trọng để đảm bảo sử
dụng an toàn bền vững tài nguyên của nước này. Tuy nhiên, việc mơ tả tình trạng chất
lượng nước nói chung là khó khăn do sự thay đổi khơng gian của nhiều chất gây ô nhiễm
và một loạt các chỉ số (hóa học, vật lý và sinh học) có thể được đo. Đóng góp này đề
xuất một nền tảng dựa trên GIS, chỉ số chất lượng nước ngầm (GWQI) tổng hợp dữ liệu
chất lượng nước có sẵn khác nhau bằng cách lập chỉ mục chúng theo số lượng tương
ứng với Tổ chức Sức khỏe Thế giới-tiêu chuẩn nization (WHO). Ngoài ra, giới thiệu
một quy trình khách quan để chọn tối ưu các tham số để tính tốn GWQI, kết hợp khía

10


cạnh của biến đổi thời gian để giải quyết mức độ bền vững của việc sử dụng nước và
kiểm tra độ nhạy của mơ hình đề xuất. GWQI chỉ ra rằng chất lượng nước ngầm trong
lưu vực Nasuno, tỉnh Tochigi, Nhật Bản, nói chung là cao (GWQI > 90). Nó cũng đã
hiển thị tự nhiên (độ sâu của nước ngầm bảng, cấu trúc địa mạo) và / hoặc nhân tạo (sử
dụng đất và mật độ dân số) kiểm soát sự thay đổi không gian của chất lượng nước ngầm
trong lưu vực. Tạm thời, mặt đất - chất lượng nước thay đổi nhiều hơn ở phần trên và
phần dưới của lưu vực (biến thể, V , 15 - 30%) so với phần giữa ( V , < 15%) có lẽ được
quy cho tính thời vụ của lượng mưa và tưới lúa. Ở phía đơng nam của lưu vực Nasuno
và vùng lân cận của Sông Naka và Houki việc sử dụng nước ngầm bền vững bị hạn chế
bởi mức độ tương đối thấp và chất lượng nước ngầm thay đổi. Phân tích độ nhạy mơ
hình chỉ ra rằng các tham số phản ánh chất lượng nước tương đối thấp hơn (giá trị xếp
hạng trung bình cao) và đáng kể biến đổi khơng gian ngụ ý tác động lớn hơn đến GWQI
và phải cẩn thận và chính xác ánh xạ. Kỹ thuật chỉ số tối ưu cho phép lựa chọn kết hợp
tốt nhất các thông số chỉ ra sự thay đổi của chất lượng nước ngầm và cho phép một mục
tiêu và công bằng đại diện cho chất lượng nước ngầm nói chung (Babiker, Mohamed,
& Hiyama, 2007).
Việc ứng dụng GIS phân tích độ nhạy của mơ hình chỉ ra rằng các tham số phản
ánh tương đối thấp hơn chất lượng nước (giá trị trung bình cao) và những biến động

khơng gian quan trọng có nghĩa là lớn hơn tác động đến GWQI và phải được lập bản đồ
cẩn thận và chính xác. Tuy nhiên, GWQI là được tìm thấy thay vì khơng nhạy cảm với
việc loại bỏ bất kỳ bản đồ tham số đầu vào nào có thể bởi vì chỉ số được tạo ra bằng
cách tính trung bình. Điều này đảm bảo sự ổn định của chỉ số và so sánh kết quả từ các
vị trí khác nhau bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu khác nhau. Nói chung, chỉ số chất
lượng nước ngầm được đề xuất có thể cung cấp một đánh giá tương đối về sự thay đổi
của chất lượng nước dựa trên dữ liệu chất lượng nước ngầm thường có (ví dụ, các anion
chính và cation). Tuy nhiên, các chỉ tiêu chất lượng nước đặc biệt quan trọng đối với
mơi trường địa phương ln ln có thể được kết hợp để giải quyết vấn đề chất lượng
nước ngầm của bất kỳ khu vực nào. Hơn nữa, việc lựa chọn kết hợp tối ưu các tham số
khả dụng để ra lệnh sự thay đổi của chất lượng nước ngầm cho phép thể hiện khách quan
và công bằng chất lượng nước ngầm nói chung (Babiker et al., 2007).
Từ những nghiên cứu trên cho thấy ứng dụng chỉ số chất lượng nước có trọng số
Entropy kết hợp GIS trong phân vùng chất lượng nước dưới đất là rất hữu ích, hiệu quả
trong việc ứng dụng trong khu vực nghiên cứu.

11


1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Năm 2019, Chỉ số chất lượng nước WQI được ứng dụng để đánh giá nguy cơ
tiềm ẩn ở Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội nổi tiếng là một trong những nơi
cung cấp nhiều rau cho người dân Hà Nội, nhưng các loại rau trồng gần khu vực nghĩa
trang. Trong nghiên cứu này người ta đã thu thập 12 mẫu nước mặt để phân tích pH,
TSS, COD, NO2-, Fe, NH4+, PO43-, NO3-, 10 mẫu nước ngầm để phân tích pH, NO2-, Fe,
NH4+, PO43- và NO3- và 16 mẫu rau (10 mẫu rau muống, 3 mẫu cải xoong và 3 mẫu rau
cần) đã được thu thập, sử dụng phương pháp chiết và lên màu hóa học để phân tích nồng
độ nitrat và nitrit trong rau. Kết quả cho thấy chỉ số WQI của nước ngầm được đánh giá
ở mức rất kém là 208,5. Kết quả trên đã phản ánh đúng tình trạng ơ nhiễm ở khu vực
này bằng chứng là các mẫu rau muống và rau rau cần nằm gần nghĩa trang nhất có hàm

lượng NO3- cao nhất lần lượt là 742 và 728 mg/kg tươi, vượt gấp 2,5 lần ngưỡng an toàn
của WHO và EC (Dung, Quynh, Linh, & Phuc, 2019).
Năm 2018, Phương pháp chỉ số chất lượng nước (GWQI) và phân tích thành phần
chính (PCA) được ứng dụng cho việc đánh giá mức độ ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng nước tầng chứa nước Pleistocen khu vực huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu. Các mẫu nước dưới đất được thu thập từ 17 giếng quan trắc vào tháng 4
(mùa khô) và tháng 10 (mùa mưa) trong giai đoạn 2012-2017. Chín thơng số chất lượng
nước (pH, TDS, độ cứng, Cl-, F-, NO3-, SO42-, Cu2+ và Fe2+) được lựa chọn để phân tích,
đánh giá trong nghiên cứu này. Kết quả tính tốn GWQI của 17 giếng vào mùa khơ có
chất lượng nước từ tốt đến rất tốt (chiếm 82%) và 17 giếng vào mùa mưa có chất lượng
từ rất tốt đến trung bình (chiếm 94%). Lượng giếng quan trắc có chất lượng nước xấu –
rất xấu cũng có sự thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa. PCA đã chỉ ra được hai nhân tố
đặc trưng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực nghiên cứu. Hai thành phần chính
gồm sự tương tác của các thành phần hóa học trong trầm tích sơng và đặc điểm thạch
học tầng chứa nước hay hoạt động nhân sinh đã giải thích được 65,555% (mùa khô) và
61,562% (mùa mưa) biến thiên phương sai của tập mẫu (Âu et al., 2018).
Năm 2014, trước tình trạng ơ nhiễm nghiêm trọng của sơng Đồng Nai do nguồn
phát thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp. Nhóm tác giả Trân, Lý, Thân đã đưa ra bài
báo “So sánh kết quả đánh giá chất lượng nước bằng đánh giá toàn diện mờ và chỉ số
12


chất lượng nước: trường hợp nghiên cứu sông Đồng Nai”. Trong bài báo này đã ứng
dụng trọng số Entropy để tính chỉ số chất lượng nước Sơng Đồng Nai góp phần hỗ trợ
đánh giá, quản lý chất lượng nước (Le, Che, & Nguyen, 2014).
Năm 2012, Việc đơ thị hóa và tăng nhanh các khu công nghiệp và dân cư ở các
quận Tp.HCM đã khiến cho việc khai thác nước ngầm và các cơng trình xây dựng ngày
càng tăng, rõ ràng đã có ảnh hưởng rất lớn đến q trình biến dạng lún xuống của thành
phố, tuy chỉ là kết quả sơ bộ ban đầu nhưng đã cho thầy quan hệ mật thiết giữa đơ thị
hóa và khai thác nước ngầm, do đó tác giả Lê Văn Trung đã đưa ra bài báo “Giải pháp

GIS trong quản lý nước dưới đất khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” góp phần hỗ trợ
công tác thành lập bản đồ các vùng bị ảnh hưởng bởi cơng trình khai thác nước dưới đất,
nhằm phục vụ quản lý khai thác nước dưới đất một cách bền vững. Bài báo đưa ra cho
phép sử dụng công cụ phân tích và thống kê của GIS đánh giá được thực trạng lún mặt
đất do ảnh hưởng của khai thác nước dưới đất khu vực Tp.HCM (Trung, 2012).
Năm 2009, tác giả Trần Ngọc Anh đã đưa ra nghiên cứu “Khả năng áp dụng mơ
hình MODFLOW tính tốn và dự báo trữ lượng NDĐ miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị”
giúp đánh giá động thái NDĐ thơng qua mơ hình MODFLOW, khu vực miền đồng bằng
tỉnh Quảng Trị có giá trị rời rạc, hóa thành các ơ lưới tính tốn để tích phân hệ phương
trình cơ bản áp dụng mơ hình MODFLOW nhằm mơ tả q trình động thái NDĐ, việc
áp dụng và hiệu chỉnh mơ hình MODFLOW cho miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị cho
thấy sự phù hợp khác tốt giữa kết quả tính tốn và thực đo cả trong hai trường hợp chạy
ổn định và không ổn định. Kết quả tính tốn sơ bộ trữ lượng tĩnh và trữ lượng động thiên
nhiên cho vùng nghiên cứu khá phù hợp với các nghiên cứu trước đây. “Mơ hình
MODFLOW với các số liệu hiện có về địa chất thủy văn và các số liệu hiệu chỉnh cho
phép tính tốn cho khơng chỉ một tầng chứa nước Holocen mà cả tầng Pleistocen và
Neogen vốn đóng vai trị khác quan trọng trong việc khai thác sử dụng nước dưới đất
đồng thời cũng là đối tượng ưu tiên cần được bảo vệ do tính khó phục hồi của chúng
(Anh, Hồng, Sơn, & Giang, 2009).
Việc nghiên cứu ứng dụng mơ hình MODFLOW cho miền đồng bằng tỉnh
Quảng Trị cho thấy rằng, mặc dù với số liệu hạn chế, đặc biệt là các tài liệu lỗ khoan dị
NDĐ, nhưng kết quả tính tốn của mơ hình đã thể hiện độ tin cậy, khẳng định được tính
13


ứng dụng cao của mơ hình trong khu vực nghiên cứu cũng như ở các khu vực tương tự.
Việc ứng dụng mơ hình với nhiều mơ đun trích xuất số liệu khác nhau là điều kiện thuận
lợi để xây dựng các bản đồ mơ đun dịng ngầm ứng với các thời kỳ khác nhau” (Anh et
al., 2009).
Nhìn chung, một số các ứng dụng về EWQI và GIS để phân vùng chất lượng

nước dưới đất vẫn còn rất hạn chế. Do đó, việc ứng dụng EWQI và GIS nhằm phân vùng
chất lượng nước dưới đất cần được tiếp tục thực hiện nhằm đưa ra một cái nhìn mới hơn,
cụ thể hơn về chất lượng nước dưới đất, giúp các nhà quản lý có các giải pháp quản lý,
khai thác và sử dụng hiệu quả.
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Vị trí địa lý
Thị xã Phú Mỹ nằm ở phía Tây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vị trí địa lý: Trong

-

phạm vi địa lý từ 106°59'40" đến 107°10'24" kinh độ Đông và từ 10°27'52" đến
+
+
+
+
+
+

10°43' 9" vĩ độ Bắc.
Phía Đơng giáp huyện Châu Đức
Phía Đơng Nam giáp thành phố Bà Rịa
Phía Tây giáp huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sơng Thị
Vải
Phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu
Phía Bắc giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Phía Tây Bắc giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

-

Thị xã Phú Mỹ có diện tích tự nhiên là 333,84 km², dân số năm 2019 là 221.030

người.

-

Thị xã nằm dọc theo quốc lộ 51, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km,
cách thành phố Vũng Tàu khoảng 40 km và cách thành phố Bà Rịa khoảng 20 km.

14


×