Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 27 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là mơn học có vị trí quan trọng, chiếm
thời lượng nhiều nhất nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử
dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, giáo dục học sinh tồn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ. Chính vì vậy, muốn dạy và học tốt mơn Tiếng Việt địi
hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo trong việc
lựa chọn các phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp
vào từng bài dạy.
Là một giáo viên đứng lớp, bản thân tôi luôn trăn trở với suy nghĩ làm thế
nào để giờ dạy của mình thu hút được sự chú ý của học sinh, làm thế nào để tiết
học trở nên sinh động, hấp dẫn? Và sự xuất hiện của công nghệ thông tin đã giúp
tôi tháo gỡ những băn khoăn này.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy ưu điểm nổi trội của việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong trong dạy học Tiếng Việt là giúp giáo viên nâng cao
tính sáng tạo, rút ngắn được thời gian nghiên cứu, biến ý tưởng thành hiện thực.
Hơn thế nữa, việc được tiếp xúc nhiều với công nghệ thơng tin trong lớp học cịn
mang đến cho học sinh những kỹ năng tin học cần thiết ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường, tăng cường khả năng tìm kiếm thơng tin cho bài học của
các em.
Mặc dù có nhiều tiện ích như vậy song thực trạng của việc ứng dụng cơng
nghệ thơng tin vào dạy học cịn gặp một số khó khăn như: Giáo viên chưa mạnh
dạn, ngại tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, ngại đổi mới. Khi thiết kế bài
giảng điện tử chưa có sự chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu, lúng túng trong việc
sắp xếp các nội dung trình chiếu, phơng chữ, màu, cỡ chữ, hiệu ứng. Lạm dụng
công nghệ thông tin thay cho viết bảng hoặc sử dụng quá nhiều kênh hình, kênh
chữ. Chưa biết cách sử dụng đa dạng các phần mềm soạn giảng.
Về phía học sinh. Trong thời đại của công nghệ thông tin, các em được
tiếp xúc rất sớm với các thiết bị như điện thoại, tivi, mạng Internet nhưng các
em lại chưa biết sử dụng chúng như thế nào vào trong học tập. Phần lớn các em
chỉ dừng lại ở chơi game, lướt Facebook, nghe nhạc, xem phim, video giải trí.


Và từ việc khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm ở học sinh tôi nhận thấy
chất lượng môn Tiếng Việt chưa cao, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ, viết văn
chưa sáng tạo, kĩ năng thuyết trình, kể chuyện của các em cịn rụt rè, chưa tự tin.
Chính vì những lí do trên, tơi đã mạnh dạn nghiên cứu giải pháp “Ứng dụng


2

công nghệ thông tin trong dạy - học Tiếng Việt cho học sinh lớp 5A1 – Trường
TH&THCS Quảng Thịnh”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Giúp HS làm quen, tiếp cận và sử dụng cơng nghệ thơng tin, tạo hứng thú
học tập, kích thích ý tưởng khám phá, sáng tạo của HS trong học tập Tiếng Việt.
Giúp giáo viên xây dựng bài giảng điện tử phù hợp, sử dụng các phần
mềm hỗ trợ soạn giảng mơn Tiếng Việt thích ứng với các u cầu của cuộc cách
mạng công nghệ 4.0.
Thông qua việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học Tiếng Việt,
góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức
về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hoá, văn học của người
Việt Nam và nước ngoài.
3. THỜI GIAN- ĐỊA ĐIỂM.
Thời gian: Đăng kí và xây dựng đề tài từ tháng 9/2021.
Triển khai nghiên cứu: Từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022.
Hoàn thành đề tài: Tháng 5/2022.
Địa điểm: Lớp 5A1 - Trường TH&THCS Quảng Thịnh - Hải Hà
4. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT THỰC TIỄN.
Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, thực trạng của việc dạy học
Tiếng Việt hiện nay từ đó đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học Tiếng Việt.
Khai thác hết thế mạnh của phương pháp dạy học Tiếng Việt tích cực có

ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Ngồi việc hiện nay giáo viên chủ yếu sử dụng
Powerpoint phục vụ cho giảng dạy thì với đề tài này giúp giáo viên biết cách sử
dụng đa dạng các phần mềm hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng điện tử: Như
phần mềm làm video: Video Editor, Capcut, Proshow gold;... Phần mềm tạo sơ
đồ tư duy: Mindmap, Canva;... Phần mềm xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm,
trò chơi học tập: Google Form, Quizziz, Kahood, ..., Việc sử dụng đa dạng các
phần mềm làm cho bài giảng của giáo viên trở sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn học
sinh vào bài học hơn
Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học Tiếng Việt
hiện nay gần như chỉ dừng lại một chiều, giáo viên trình chiếu – học sinh quan
sát, nghe giảng. Thì với đề tài này học sinh và giáo viên sẽ có nhiều cơ hội


3

tương tác bằng cách các em có thể sử dụng điện thoại thơng minh, máy tính
bảng truy cập vào các phần mềm tham gia làm bài tập trên Google, Quizzi,
Pallet… để hoàn thiện các nhiệm vụ học tập sẽ giúp cho chất lượng dạy và học
môn Tiếng Việt lớp 5 ngày càng đi lên đặc biệt trong tình hình dịch Covid các
em phải tham gia học trực tuyến. Từ đó, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học.
- Thực hiện kiểm chứng các biện pháp đã đề xuất.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lí luận.
Cơng nghệ thơng tin là một lĩnh vực đột phá có vai trị to lớn trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Thúc đẩy mạnh mẽ q trình cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, công nghệ
thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, hình thức tổ chức dạy

học nhất là khi nền giáo dục của ta đang bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công
nghệ thông tin
Công nghệ thông tin giúp tăng cao khả năng học tập: Những cơng cụ tìm
kiếm như: Giáo án điện tử, Ebook, Website, …, đã mở ra một “kho tàng” kiến
thức phong phú cho người dạy và người học. Tùy theo khả năng và nhu cầu,
giáo viên lẫn học sinh có thể chủ động tích lũy kiến thức cho riêng mình. Bên
cạnh đó, với nguồn tài nguyên số, giáo viên và học sinh có thể sử dụng các
phương pháp dạy học phù hợp. Giáo dục 4.0 đòi hỏi mọi cá nhân đều phải tham
gia vào bài giảng. Đây chính là tiền đề tạo ra sự tương tác qua lại giữa giáo viên
và học sinh. Thông qua đó, giáo viên có thể điều chỉnh cách thức giảng dạy để
cải thiện chất lượng học tập tốt nhất.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt ngay từ bậc tiểu
học giúp học sinh sớm tiếp cận với “thế giới” cơng nghệ hơn. Nhờ đó, các em
nhỏ sẽ hiểu được giá trị của lĩnh vực này tốt hơn. Đây chính là tiền đề để những
“mầm xanh” chinh phục công nghệ trong tương lai. Công nghệ thông tin là nhân
tố không thể thiếu đối với mọi ngành nghề hiện nay. Vì vậy, khi được tiếp cận
cơng nghệ từ sớm, người học sẽ dễ thích nghi với cơng việc sau này. Ngoài ra,


4

cơng nghệ cịn hỗ trợ người dùng hồn thiện các kỹ năng mềm như: Tư duy
phân tích, khả năng phán đốn, làm việc độc lập, …
Ngồi ra, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt giúp
giáo
viên thoải mái sáng tạo giờ học theo cách của riêng mình từ đó nâng cao chất
lượng bài giảng. Trước đây, giáo viên chỉ có thể truyền tải bài giảng qua bảng
đen, phấn trắng hoặc giáo trình khơ khan. Hiện tại, với sự hỗ trợ của công nghệ,
những bài giảng trở nên sinh động và thu hút hơn. Giáo viên có thể tích hợp với
các phương tiện khác như: âm thanh, hình ảnh, video, …, để làm ví dụ minh họa

cho bài giảng của mình.
Chương trình mơn Tiếng Việt ở lớp 5 với rất nhiều phân môn: Tập đọc,
Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn. Mỗi phân mơn đều giúp
học sinh hình thành kĩ năng đọc, viết, nói, nghe góp phần rèn luyện các thao tác
tư duy. Để đạt được những mục tiêu đó địi hỏi người giáo viên phải vận dụng
hài hòa các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng đa dạng các phần mềm hỗ
trợ dạy học, hướng dẫn học sinh cách tiếp cận công nghệ thông tin vào học
Tiếng Việt giúp các em phát triển một cách toàn diện, tiếp nhận dễ dàng kiến
thức, nâng cao các năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, kĩ năng
thuyết trình, u thích môn Tiếng Việt hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu về lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
mơn Tiếng Việt đã có một số cơng trình trước đây. Tuy nhiên những ứng dụng
chỉ dừng lại như Word, Powerpoint, máy chiếu bản trong, … trong hoạt động
dạy của giáo viên. Việc sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới đó đã
có những hiệu quả nhất định không thể phủ nhận và đã quá quen thuộc với học
sinh hơn chục năm nay. Tuy nhiên với tình hình mới hiện nay, để học sinh phát
triển năng lực tự học, tự tư duy sáng tạo và hợp tác nhóm cần phải có những
bước đi đổi mới hơn trong cả việc dạy và học. Với kinh nghiệm dạy học lớp 5
nhiều năm, tôi nhận thấy việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng
Việt gây hứng thú cho học sinh hơn hẳn với phương pháp truyền thống và giảm
bớt chi phí, thời gian cho giáo viên khi phải chuẩn bị tiết dạy. Tuy nhiên, nếu chỉ
dừng lại khai thác một chiều của giáo viên đối với tiết dạy thì học sinh chưa phát
huy được tối đa năng lực, sự sáng tạo của mình. Mà tiềm năng để học sinh tự
khai thác là rất lớn khi hầu hết các em được tiếp xúc với những thiết bị thông
minh, hiện đại.


5


2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.1.1. Khảo sát
Trong năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và
giảng dạy lớp 5A1 với 19 em học sinh, trong đó có 9 em là học sinh dân tộc
thiểu số. Đó cũng là một thách thức lớn cho đề tài nghiên cứu này. Học sinh là
người dân tộc Kinh để học tốt mơn Tiếng Việt đã khó, học sinh là người dân tộc
thiểu số lại càng khó khăn hơn. Các em thường xuyên giao tiếp với gia đình, bạn
bè bằng tiếng Dao. Chỉ khi các em lên lớp tham gia vào các hoạt động học tập
mới chuyên dùng Tiếng Việt. Chính vì vậy, địi hỏi các thầy cơ giáo phải không
ngừng học hỏi, sử dụng các phương pháp, nghiệp vụ truyền thống kết hợp với
các phương pháp đổi mới, đi sâu, đi sát tìm hiểu phong tục tập quán mới mong
dạy các em hiểu được tiếng Việt và sử dụng thành thạo. Bên cạnh đó, học sinh ở
trường tơi với đa số gia đình thuần nơng, số ít làm cơng nhân, nên muốn học
sinh mạnh dạn, tự tin trước đám đơng là rất khó. Các em thường lúng túng khi
muốn trình bày ý kiến của mình, rất ít khi bảo vệ được chính kiến và phản biện
lại.
Qua quan sát, tơi nhận thấy mặc dù là vùng nông thôn đang phát triển
nhưng số học sinh được tiếp xúc với điện thoại thông minh đã chiếm khoảng
90%. Tuy nhiên các em chỉ dừng lại ở chơi game, lướt Facebook, nghe nhạc,
xem phim, video giải trí, rất lãng phí thời gian và tiền bạc.
Mặt khác, dựa vào những kết quả khả quan khi các em phải nghỉ phòng
chống dịch Covid- 19. Qua sự nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường và
phụ huynh đã đạt được: 97% học sinh khối 4, 5 tham gia học trực tuyến bằng
ứng dụng Google Meet, trao đổi thông tin với giáo viên và các bạn qua Zalo, vào
các trang mạng như YouTube để xem các chương trình bổ túc kiến thức. Ít nhiều
qua ba tuần học trực tuyến đó các em đã làm quen căn bản về các ứng dụng và
cách sử dụng điện thoại truy cập, tìm kiếm thơng tin phục vụ cho việc học tập.
Đó là nền móng vững chắc để tơi nảy ra ý tưởng đề tài này.



6

Hình ảnh học sinh tham gia học trực tuyến
Qua phân tích tổng hợp kiến thức, kĩ năng của học sinh về môn Tiếng Việt,
đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh lớp tôi chủ yếu về các kĩ năng
như sau:
Kĩ năng

Tổng số
học sinh
đánh giá

Hoàn
thành
tốt

Hoàn
thành

Chưa
hoàn
thành

Kĩ năng đọc, viết, nghe, nói.
19
10
7
2
Kĩ năng giao tiếp, thực hành nói

19
3
7
9
trước đám đơng.
Kĩ năng tự học, tự tìm kiếm thơng
tin, tổng hợp thơng tin từ các trang
19
7
7
5
mạng internet.
Với kết quả khảo sát như trên, xét riêng biệt từng kĩ năng thì học sinh vẫn
cịn tồn tại hạn chế rất nhiều. Đó là một điều đáng trăn trở, suy nghĩ đối với
những người làm giáo dục.
2.1.2. Đánh giá, phân tích nguyên nhân
a. Các hạn chế của học sinh khi học môn Tiếng Việt là:
Những tiết học có ứng dụng cơng nghệ thơng tin với mn vàn hình ảnh
thu hút, màu sắc rõ nét, minh họa cho nội dung bài; làm cho học sinh hiểu được
các từ ngữ khó, khơng gần gũi thay thế cho các bảng phụ khiến cho học sinh
thấy hứng thú hơn trong học tập. Hầu hết các em đều đọc đúng tốc độ, rõ ràng;
chữ viết gọn gàng, trình bày sạch sẽ; nghe, viết có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên lại
rất hạn chế như:


7

- Đọc hiểu: học sinh đọc tốt nhưng lại hiểu không hiểu thấu nội dung của
các bài đọc. Trả lời thiếu nội dung câu hỏi, khơng đủ ý, trình bày rời rạc hoặc lạc
đề.

- Vốn từ hạn hẹp, không hiểu hết nghĩa của từ nên vận dụng để đặt câu, viết
đoạn, bài hay nói là rất hạn chế.
- Thuyết trình - tranh luận: Vì vốn từ hạn hẹp nên để thuyết trình một vấn
đề đã khó huống chi là tranh luận về một đề tài có sẵn. Các em khơng tự tin khi
trình bày ý kiến trước tập thể, thường đổ lỗi cho tâm lý nhưng thật ra là các em
khơng hiểu sâu vào vấn đề thuyết trình, khơng được lặp lại hành động đứng
trước đám đông nhiều lần và khơng có vốn từ phong phú để diễn đạt ý nghĩ của
mình.
- Các em rất thiếu kĩ năng làm việc nhóm, khơng phát huy được thế mạnh
của từng thành viên, tổng hợp chung ý kiến lộn xộn khơng theo trình tự mạch
kiến thức. Có trường hợp thảo luận nhóm chỉ những bạn học tốt làm việc còn
những bạn chậm hơn thì khơng đưa ra ý kiến đóng góp nào.
- Kể chuyện: học sinh thường kể chuyện theo kiểu máy móc, nội dung
nghèo nàn, thiếu chi tiết, hình ảnh, có tâm lí ngại ngùng và sợ kể chuyện trước
lớp.
- Viết văn cịn ít sáng tạo, khơng thực tế, ngơn từ sáo rỗng, hay bắt trước
văn mẫu.
b. Nguyên nhân của thực trạng:
- Do đặc điểm vùng miền thuộc khu vực nông thôn, dân cư trên địa bàn
thưa thớt, các hoạt động xã hội ít. Học sinh ít được trải nghiệm các hoạt động
tập thể như học sinh ở các thành phố, thị trấn.
- Tài liệu phục vụ cho học tập ít, từ điển học sinh hầu như khơng có.
- Tâm lý ngại ngùng, rụt rè khi phải phát biểu trước nhiều người.
- Học sinh khơng phát huy hết khả năng của mình với hình thức thảo luận
nhóm. Những học sinh chậm thường ỷ lại cho học sinh học tốt.
- Sự trao đổi bài ở nhà của học sinh với nhau là rất ít do khoảng cách địa lý.
- Những hiểu biết của học sinh về thế giới quan được xây dựng qua các chủ
điểm môn Tiếng Việt hạn chế.
- Không biết tận dụng những cơng cụ tìm kiếm trên mạng internet để giải
quyết những vấn đề học tập.



8

- Khơng biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu
tả khi quan sát.
- Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch
lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngơn ngữ của mình về một sự vật, cảnh
vật, về một con người cụ thể nào đó.
- Các tiết dạy của giáo viên có ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn ít, tâm lý
cịn ngại sử dụng thiết bị hiện đại, sử dụng và ứng dụng phầm mềm Word,
PowerPoint còn hạn chế. Đa phần giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc minh họa
tranh ảnh trong bài bằng cách copy trong sách rồi chiếu lên màn chiếu, thay thế
các bảng phụ giấy bằng soạn văn bản rồi trình chiếu. Nếu có ứng dụng cơng
nghệ thơng tin thì chỉ dùng phần mềm PowerPoint là chủ yếu. Nên mặc dù đã
gây hứng thú nhưng chưa thực sự hiệu quả cho học sinh.
2.2. Các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt
cho học sinh lớp 5A1.
2.2.1. Giáo viên cần không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt.
Để mỗi bài giảng sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn khi được sự trợ
giúp của cơng nghệ thơng tin thì khơng ai khác trong nhà trường người trực tiếp
làm việc đó là giáo viên hằng ngày đứng trên bục giảng. Do đó, người giáo viên
cần nâng cao tinh thần tự học và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng của bản thân. Với
thời đại 4.0 ngày nay, giáo viên có thể dễ dàng tra cứu thơng tin và tìm kiếm tài
liệu thơng qua Internet. Đây là kho dữ liệu khổng lồ, chứa đựng rất nhiều thơng
tin người giáo viên cần.
Để có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt. Tôi đã
lựa chọn cho mình một số hình thức tự học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh:
học qua sách vở, qua đồng nghiệp, học trên các phương tiện truyền thông như

báo chí, học qua Internet về cách sử dụng các phần mềm phục vụ cho việc dạy
và học môn Tiếng Việt đặc biệt việc học tập Modun 9: Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học giúp tôi khám phá ra nhiều điều bổ ích.


9

Giao diện trang ETEP tập huấn cơ sở dữ liệu
Ngoài ra tơi cịn thường xun truy cập vào các trang Web, Kho bài giảng
E-Learning và đăng ký thành viên của các diễn đàn: Violet, Dayhoc.net để học
tập kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới.

Kho bài giảng E -learning
Thư viện trực tuyến Violet
2.2.2. Nâng cao nhận thức đối với học sinh và phụ huynh học sinh:
Xã hội ngày nay không ngừng vận động và phát triển, công nghệ thay đổi
từng ngày, từng giờ. Nên gia đình chính là một trong ba chân kiềng vững chắc
cùng phối hợp giáo dục: Nhà trường - gia đình - xã hội.
a. Đối với phụ huynh cần:


10

Quan tâm đến việc học tập của con cái, thường xuyên kiểm tra bài tập,
chuẩn bị bài trước khi đến lớp thông qua trao đổi với giáo viên bằng điện thoại,
nhóm Zalo lớp. Giành một khoảng thời gian nhất định trong ngày cho các con
tương tác với các bạn trong nhóm lớp, trao đổi thơng tin về học tập, truy cập các
trang mạng xã hội, cơng cụ tìm kiếm để phục vụ cho học tập. Bên cạnh đó cũng
cần quản lí sát sao, tránh truy cập những nội dung như giải sẵn bài tập, cách làm
có sẵn, những nội dung khơng mang tính giáo dục như một số video, clip rác

trên mạng xã hội. Hạn chế thời gian tương tác các mạng xã hội hoặc game vơ
bổ.

Phụ huynh quản lí, hướng dẫn học sinh trong một tiết học.
Để làm được điều này, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh
qua các buổi họp phụ huynh, trao đổi trên nhóm Zalo hay đến nhà trao đổi trực
tiếp để phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình trong học tập.
b. Đối với học sinh cần:
Chú ý nghe giảng, có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đọc và tìm hiểu kĩ
bài theo hướng dẫn của giáo viên. Mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến để các bạn
xây dựng cho mình. Tập cho mình có thói quen đọc sách báo, tài liệu hàng ngày
ở thư viện hoặc sử dụng các thiết bị thông minh truy cập internet để cập nhật
thông tin bổ sung về: nghĩa của từ, thành ngữ, tục ngữ; những phong cảnh đẹp;
gương người tốt, việc tốt; những tiến bộ của nhân loại; những tấm gương lịch
sử, …, cho hiểu biết của mình thêm sâu sắc hơn. Có thể tham khảo rất nhiều
trang văn học trên mạng internet.


11

Học sinh đọc sách báo, tìm kiếm thơng tin trên máy tính bảng ở thư viện và
phịng học thơng minh
2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các phân môn của Tiếng
Việt
a. Dạy - học phân môn Tập đọc:
Các bài tập đọc ở lớp 5 có số lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc chú ý đến
yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý và nghệ thuật.
Trong hoạt động luyện đọc, tìm hiểu bài thường có mục giải nghĩa từ và
những câu hỏi liên quan đến nội dung bài, giáo viên cần khéo léo kết hợp tranh
ảnh, âm thanh, video ngắn làm toát lên nghĩa của từ vựng, nội dung cần hình

thành.
Ví dụ: Khi dạy bài Mùa thảo quả – sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 113.
Trong bài đã có mục chú giải và hình vẽ cây thảo quả. Tuy nhiên giáo viên cần
sưu tầm trên các trang tìm kiếm như Google: Thêm ảnh thật của cây, cảnh
người dân đang thu hoạch rừng thảo quả để cung cấp cái nhìn chân thực nhất
về nội dung bài.
Hay khi dạy hoạt động tìm hiểu bài của bài Đất Cà Mau, sách Tiếng Việt 5
tập 1, trang 89. Đối với câu hỏi: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Người
Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào? Nếu chỉ khai thác trong sách giáo khoa,
những hình ảnh mà học sinh hình dung được sẽ mơ hồ bởi học sinh chưa bao
giờ đặt chân đến vùng đất ấy. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên cần
khéo léo lựa chọn một video ngắn giới thiệu về Cà Mau, hoặc một bản cắt ghép
của bộ phim Đất rừng Phương Nam để học sinh quan sát. Học sinh sẽ dễ dàng


12

tiếp nhận nội dung hơn là chỉ tưởng tượng qua câu văn hay tranh vẽ. Muốn vậy,
giáo viên phải hiểu rõ nội dung của bài, tìm tịi các video tư liệu qua kênh
YouTube.
Ở hoạt động giáo viên đọc mẫu hay hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
ngoài việc giáo viên trực tiếp đọc thì giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông
tin trong một số bài học bằng cách sử dụng các phần mềm làm video như:
Video editor, Proshow gold, Capcut để tạo các video có lồng hình ảnh, âm thanh,
giọng đọc của giáo viên để tạo hứng thú cho học sinh, khiến các em cảm thấy
thích thú với hiệu ứng âm thanh, giúp các em dễ dàng cảm nhận được bài học.

Hình ảnh sử dụng phần mềm Video Editor để biên tập
b. Dạy - học phân môn Tập làm văn:
Ở phân môn này, học sinh được dạy các kĩ năng kể chuyện, miêu tả người,

cảnh vật, kĩ năng thuyết trình, trao đổi, làm báo cáo thống kê và nâng cao các kĩ
năng viết thư, điền giấy tờ in sẵn đã hình thành ở lớp dưới.
Đối với phân mơn này, giáo viên cần quan tâm đặc biệt đến việc ứng dụng
công nghệ thông tin. Bởi nếu không khéo léo kết hợp tranh ảnh, bài mẫu, video
sẽ khiến cho tiết học trở lên nhàm chán, khơ cứng vì kiến thức trừu tượng và đòi
hỏi học sinh phải vận dụng tất cả các kĩ năng tổng hợp từ các phân môn của
Tiếng Việt. Tuy nhiên giáo viên cũng cần khai thác hợp lí nếu khơng sẽ lan man,
hoặc tạo tâm lý “làm theo mẫu” của học sinh. Muốn làm được như vậy phải biết
khai thác và chắt lọc thông tin trên các cơng cụ tìm kiếm, thiết kế bài học trên


13

Powerpoint sao cho hợp lí với từng hoạt động, vừa sức với học sinh, sử dụng các
hiệu ứng sẵn, chèn thêm âm thanh, video để tạo hứng thú cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy hoạt động khởi động bài Luyện tập tả cảnh, sách Tiếng Việt
5 tập 1, trang 70, giáo viên cho học sinh xem video ngắn về cảnh đẹp của Vịnh
Hạ Long từ đó khơi gợi cho học sinh cảm nhận cảnh đẹp của vịnh Hạ Long.
Hay khi dạy bài Luyện tập tả cảnh trang 81. Lập dàn ý miêu tả một cảnh
đẹp ở địa phương. Tôi sẽ sưu tầm một số hình ảnh về quê hương, địa phương
nơi các em sinh sống hoặc dùng điện thoại thông minh chụp lại sau đó sử dụng
phầm mềm Proshow gold tạo thành một video có lồng âm thanh, hình ảnh, hiệu
ứng để các em có thể cảm nhận được vẻ đẹp ở địa phương mình.

Sử dụng Video, tranh ảnh trực quan trong dạy học
Để chuẩn bị cho những bài văn miêu tả giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh
tham khảo các bài văn hay trên các trang như: Thư viện tiểu học, sách hay
online, ...để làm giàu ngôn ngữ cho bản thân và vận dụng một cách sáng tạo vào
bài viết.



14

Một số bài văn học sinh có thể tham khảo trên Thư viện Tiểu học
Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy:
Minmap, Coggle, Canva, Ayoa để lập dàn ý trong dạy văn miêu tả. Với cách vẽ
sơ đồ tư duy học sinh dễ dàng nắm được các chi tiết miêu tả hơn việc giáo viên
cứ dàn trải tất cả chiếu lên màn hình khơng những thế cịn hướng dẫn học sinh
cách vẽ sơ đồ tư duy trong học văn miêu tả.

Giáo viên vẽ sơ đồ tư duy trên phần mềm Mindmap
c. Dạy - học phân môn Kể chuyện:
Đối với dạng bài kể một câu chuyện, giáo viên có thể tạo hiệu ứng động
trên các bức tranh, làm các video về câu chuyện trên phần mềm Powerpoint,
Capcut … để bài giảng được sinh động hơn
Ví dụ: Kể chuyện “Chiếc đồng hồ” Các bức tranh minh họa trong câu
chuyện chỉ là những bức tranh tĩnh, nhưng với việc sử dụng các hiệu ứng trong


15

Powerpoint giáo viên có thể tạo nên những hình ảnh động, việc ứng dụng công
nghệ thông tin làm cho bài giảng sinh động, cuốn hút học sinh vào câu chuyện
hơn

Sử dụng hiệu ứng trong Powerpoint để tạo các bức tranh tĩnh thành các bức
tranh động
Đối với dạng bài kể chuyện đã nghe, đã đọc, giáo viên có thể hướng dẫn
học sinh khai thác nội dung các câu chuyện trên các trang kể chuyện cổ tích như

Doctruyencotich.vn, Truyengiaoduc.com, Sachhayonline.com,...Với hình thức
nghe trực tuyến này học sinh dễ tiếp nhận và ghi nhớ nội dung hơn vì các câu
chuyện kể đã được biên tập phần kể với âm thanh, hình ảnh bắt mắt. Dẫn dắt học
sinh từ tư duy trực quan đến tư duy trừu tượng một cách dễ dàng. Không đơn
điệu, khô cứng như các câu chuyện chỉ được nghe kể bằng lời.

Giao diện nền tảng web thegioicotich.vn


16

Ví dụ: Dạy bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang
79: Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con
người với thiên nhiên.
Trước khi dạy giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về tìm và nghe các câu
chuyện như: Cóc kiện Trời, Sự tích chú Cuội cung trăng, Tìm ngọc, Con chó
nhà hàng xóm, Ông Mạnh thắng Thần Gió,...hoặc những câu chuyện khác có
nội dung theo đúng yêu cầu của đề bài trên Youtube, kênh kể chuyện. Qua đó,
phát triển cho học sinh khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề và hứng thú hơn
trong học tập.
d. Dạy - học phân môn Luyện từ và câu:
Luyện từ và câu ở lớp 5 chủ yếu là kênh chữ nhiều hơn kênh hình, mỗi lần
chuẩn bị bài để dạy giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều bảng phụ, ghi chép trên
bảng lớp. Nếu giáo viên khơng sử dụng Powerpoint thì sẽ vơ cùng vất vả. Tiết
học cịn trở lên khơ cứng vì có nhiều khái niệm học sinh phải tự hình dung. Địi
hỏi người giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy bằng cách ứng dụng cơng
nghệ thơng tin để tránh lãng phí thời gian, cơng sức, mà lại mang lại hiệu quả.
Ví dụ: Dạy bài Từ nhiều nghĩa, sách Tiếng Việt 5 tập 1, trang 66. Bài tập
1: Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những
câu

nào, chúng mang nghĩa chuyển?

Sử dụng tranh ảnh trực quan trong dạy học
Với dạng bài tập này, GV kết hợp với trình chiếu tranh ảnh minh họa,
phân tích nghĩa cho các từ mắt, đầu, chân để học sinh hiểu rõ về nghĩa của các


17

từ trong bài. Từ đó học sinh nắm vững nghĩa của các từ vựng, mỗi khi nhắc đến
học sinh đã có thể tưởng tượng ra và hiểu được tại sao chúng lại là các từ nhiều
nghĩa.
Có một thực trạng ở học sinh lớp tơi là: vốn từ vựng ít, phân biệt các từ loại
còn hạn chế, việc sử dụng từ ngữ còn chưa đúng nghĩa. Vấn đề làm thế nào nâng
cao vốn từ cho học sinh là một điều tôi đã trăn trở bấy lâu nay. Với đề tài nghiên
cứu này tôi đã hướng dẫn học sinh tiếp cận với một từ điển sử dụng dễ dàng,
hiệu quả và tìm được một cách nhanh chóng, tiện lợi.
Đó
chính là bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt
Nam với tên miền là Vi.wikipedia.org. Như vậy,
chỉ với điện thoại thông minh và mạng internet là
học sinh có thể tìm hiểu về từ loại mọi lúc, mọi
nơi, rất thuận tiện cho việc ghi nhớ nghĩa của các từ,
loại
từ một cách kịp thời, chính xác.
Sau khi học xong một bài học hay một
chủ đề tôi thường tổ chức cho học sinh lập sơ
đồ tư duy để tiểu kết lại kiến thức cơ bản, trọng tâm giúp học sinh củng cố phần
kiến thức đó. Cuối tiết học, học sinh có thể sử dụng giấy, bảng phụ hay dùng
phấn màu vẽ bảng tự tóm tắt tồn bộ kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học

dưới dạng sơ đồ tư duy rồi trình bày lại cho cả lớp nghe, cùng góp ý, bổ sung ý
kiến. Sau khi
học sinh trình bày,
giáo viên kết
luận cuối cùng.
Sử dụng sơ đồ
tiết học

tư duy trong một số

Ví dụ: Vẽ sơ
đồ tư duy hệ thống
hoá kiến thức
chủ
đề
“Câu
ghép”. (TV5
tập 2). Sau khi học
xong 8 bài về
chủ
đề
“Câu
ghép”. Trong
tiết luyện Tiếng Việt
tuần 24, tôi đã
cho học sinh thảo
luận nhóm 4
vẽ sơ đồ tư duy hệ
thống
hố

kiến thức chủ đề
“Câu ghép”.
Đại diện các nhóm
sẽ trình bày về sơ đồ tư duy nhóm mình vừa thiết lập. Giáo viên sử dụng phần


18

mềm Minmap vẽ sơ đồ tư duy chuẩn để chốt kiến thức. Chỉ với một sơ đồ nhỏ
nhưng đã giúp học sinh củng cố được kiến thức của 8 bài học. Rõ ràng sơ đồ tư
duy thể hiện cách ghi chép ngắn gọn, khoa học mà hiệu quả lại rất cao.
e. Dạy - học phân mơn Chính tả:
Đối với phân môn này, ứng dụng công nghệ thông tin tập trung ở việc tổ
chức trị chơi về chính tả ở hoạt động khởi động, giúp cho học sinh nhớ lại và
khắc sâu kiến thức về chính tả; hoạt động làm các bài tập chính tả để học sinh
nắm bắt được các hiện tượng chính tả. Giáo viên cần khai thác khéo léo, hợp lí
kênh hình và kênh chữ, tránh q nhiều tranh ảnh, màu sắc lòe loẹt gây mất tập
trung của học sinh.
2.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá học sinh
Trong q trình giảng dạy, tơi thường xen kẽ các dạng bài tập kiểm tra đánh
giá theo nhiều hình thức đa dạng phong phú trên các phần mềm: Google form,
Pallet… Đặc biệt các bài tập được đưa ra dưới dạng các trò chơi thú vị, sử dụng
phần mềm Quizziz, Kahood… Điều dễ nhận thấy là trong tiết học này, học sinh
trong lớp không chỉ thành thạo sách mềm mà thao tác máy tính bảng để làm bài
rất nhanh, thuần thục.

Học sinh làm bài trắc nghiệm trên Google form
Việc sử dụng các phầm mềm trong kiểm tra, đánh giá học sinh không
những phù hợp với học trực tiếp trên lớp mà hỗ trợ giáo viên rất nhiều khi giảng
dạy trực tuyến.

Ví dụ: Đối với Ứng Dụng Quizizz, học sinh đã chủ động thực hành và thi
đấu dạng 10 câu hỏi (các câu trắc nghiệm liên quan đến chủ đề) bằng việc ấn


19

vào đường Link giáo viên gửi trong Zalo nhóm lớp rồi nhập mã Code và nhấn
"Start the competition". Nhờ có bảng thống kê chi tiết điểm số và phần thể hiện
của học sinh, giáo viên có thể dễ dàng phân loại được trình độ học sinh. Trong
tiết dạy khơng chỉ có giáo viên đánh giá học sinh mà học sinh đánh giá lẫn
nhau và học sinh tự đánh giá chính mình; hơn nữa việc sử dụng CNTT cịn tạo
thêm một kênh đánh giá chuẩn xác, nhanh chóng và cơng bằng.

Học sinh làm bài trên phần mềm Quizzi
2.2.5. Ứng dụng công nghệ thơng tin trong việc thiết kế trị chơi học tập
Tiếng Việt.
Trò chơi học tập bên cạnh chức năng giải trí cịn giúp học sinh tự củng cố
kiến thức, kĩ thuật, thói quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc theo
nhiều quy mơ (cá nhân, nhóm, lớp). Các tiết học có trị chơi sẽ thu hút mức độ
tập trung của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được. Những kiến
thức khô khan và cứng nhắc sẽ sinh động, hấp dẫn nếu được tổ chức dưới hình
thức trị chơi và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên. Vì vậy việc sử
dụng trò chơi học tập trong dạy học tiếng Việt là một trong những biện pháp
tăng cường tích cực hố hoạt động học tập của học sinh.
Tơi thường thiết kế trị chơi trên các phần mềm Powerpoint: Như trò hái
táo, lật mảnh ghép, vòng quay may mắn… hay lồng ghép các nội dung theo chủ
đề
trong trò chơi: Noel, chúc mừng năm mới, Thỏ con đi học..



20

Một số trị chơi thiết kế trên Powerpoint
Bên cạnh đó, tơi cịn thiết kế trị chơi trên phần mềm Quizzz, Kahoot. Một
số trị chơi trên Quizzz, Kahoot tơi cho các em tham gia chơi trên máy tính bảng
ở phịng học thơng minh. Qua những trị chơi như vậy tơi phát hiện học sinh rất
hứng thú tham gia mỗi khi đến phần tổ chức trò chơi. Sau một vài lần sử dụng
máy tính bảng các em cũng khơng cịn bỡ ngỡ như những lần đầu mà đã sử dụng
thành thạo hơn.

Giao diện trò chơi trên Quizzzi
2.3. Kết quả nghiên cứu.


21

Qua thời gian rèn luyện cho các em như đã nêu ở trên, lớp tôi đã đạt được
những kết quả đáng kể như sau:
- Kết quả cụ thể sau khi kiểm tra cuối năm:
Kĩ năng

Tổng số
học sinh
đánh giá
19

Hoàn
thành
tốt
10


Hoàn
thành

Chưa
hoàn
thành
0

Kĩ năng đọc, viết, nghe, nói.
9
Kĩ năng giao tiếp, thực hành nói
19
9
9
1
trước đám đơng.
Kĩ năng tự học, tự tìm kiếm thơng
tin, tổng hợp thông tin từ các trang
19
13
5
1
mạng internet.
Như vậy, cho đến thời điểm này các em đã có khả năng tự học, tự ứng dụng
công nghệ thông tin một cách đơn giản trong việc học của mình, làm cho việc
học trở lên dễ dàng hơn. Các em học sinh trong lớp được kết nối với nhau hàng
ngày kể cả lúc ở nhà, giúp tăng tính cộng đồng, tăng khả năng giao tiếp của các
em. Việc trình bày ý tưởng của mình đã trở lên dễ dàng và tự tin hơn vì các em
đã thực sự được hiểu rõ vấn đề, được chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi trình bày.


Học sinh thuyết trình
2.4. Những bài học kinh nghiệm.

Tham gia thi Kể chuyện đạt giải Nhất

2.4.1. Bài học chung
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sự phát
triển của mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube... có 1 điều không thể phủ


22

nhận là không gian mạng xã hội cung cấp một lượng lớn thông tin cho người
học mỗi ngày. Tuy nhiên hiện nay mạng xã hội như đời sống xã hội thứ hai của
phần lớn học sinh. Thế giới mạng là ảo nhưng ảnh hưởng của nó tới học sinh là
thật. Vì vậy tơi và các giáo viên ln chú trọng giáo dục lồng ghép cho học sinh
trong những tiết dạy của mình. Ln nhắc nhở học sinh cần tỉnh táo, nhận diện
được thông tin thật, giả để tránh bị lôi kéo, dẫn dắt tới những biểu hiện lệch lạc
về nhận thức và hành vi, cần được dạy cách sử dụng mạng xã hội một cách
thơng minh.
Và khơng có một phương pháp nào là vạn năng, cũng khơng có một thành
cơng nào dễ dàng đạt được, thời đại CNTT càng phát triển vừa tạo thời cơ
nhưng cũng khơng ít thách thức. Vì vậy để việc dạy học của giáo viên thành
cơng thì người thầy cần có cái “Tâm” với nghề, tức là phải có lịng nhiệt huyết.
Chữ “Tâm” sẽ quyết định nhân cách người thầy và nhân cách người thầy tác
động hình thành vào nhân cách người học. Đó mới là bản chất của quá trình giáo
dục.
2.4.1. Bài học riêng
Qua thực tế công tác giảng dạy và việc nghiên cứu, thực hiện giải pháp.

Bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm về việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học Tiếng Việt:
- Giáo viên cần học, dự các lớp tập huấn soạn, giảng bài giảng điện tử để
nâng cao trình độ tin học của mình. Việc tích cực tự thiết kế và sử dụng bài
giảng điện tử sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp
tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
- Giáo viên cần mạnh dạn, khơng ngại khó, tự tin khi thiết kế và sử dụng
bài giảng điện tử của mình, khi đó sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều
kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác. Khi thiết kế bài
giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu. Nội dung bài giảng điện tử
cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh các mơ phỏng cần sát chủ đề, không lạm dụng
công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến q trình dạy học và sự phát
triển của học sinh.
- Biết khai thác các tài liệu trên Internet trên các trang web để tham khảo
các bài của các đồng nghiệp khác đã soạn. Tham khảo các bài giảng E learning, học
cách làm qua bạn bè, mạng.


23

- Cần kết hợp dạy học truyền thống với dạy học có sử dụng cơng nghệ
thơng tin.
- Tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan
đến nội dung kiến thức bộ môn của mình (Để khi cần ta đỡ mất thời gian tìm
kiếm)
III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Tiếng Việt, tôi nhận thấy: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
môn Tiếng Việt cần kết hợp hài hịa, phải đảm bảo đặc trưng mơn học, chuyển

tải được kiến thức cơ bản cần thiết mặt khác phải đám bảo tính thẩm mĩ, khoa
học, những thơng tin, âm thanh, hình ảnh, video phải được chọn lọc, phù hợp
với nội dung bài giảng. Công nghệ thông tin chỉ nên xem là phương tiện hỗ trợ,
giúp giáo viên chuyển tải tới học sinh những lượng thông tin mà phấn trắng,
bảng đen và các phương tiện dạy học truyền thống khác khơng làm được. Vì vậy
mỗi giáo viên cần phải khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ, trau dồi kiến thức để có thể đem lại những bài giảng hay tới học sinh.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhà trường:
- Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ
giáo viên.
- Khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong các bài dạy và
trong các hoạt động khác.
- Tăng cường cơ sở vật chất trường học, trang bị thêm phòng đa năng và
đầu tư kinh phí mua máy chiếu, máy quay, máy chụp; Kết nối mạng Internet
thông suốt để cán bộ giáo viên cập nhật kiến thức thông tin kịp thời.
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức Hội thi “ Thiết kế bài giảng điện tử” để kích thích lịng đam mê,
sáng tạo của giáo viên.
- Xây dựng kho học liệu điện tử chung trong toàn huyện để giáo viên trao
đổi, tìm kiếm các thơng tin
Trên đây là giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học môn
Tiếng Việt mà tôi đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 5A1, Trường Tiểu


24

học &THCS Quảng Thịnh, huyện Hải Hà. Rất mong được đón nhận những ý
kiến góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để đề tài được
hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng Thịnh, ngày 30 tháng 05 năm 2022
Người thực hiện

Hoàng Mỹ Hạnh

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC
1. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


25

1. Sách giáo khoa, Sách bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2, NXB Giáo dục
2. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2, NXB Giáo dục
3. Tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi, Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan,
Nguyễn Văn Thàng (2001), NXB ĐHQG Hà Nội
4.Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
(1999), NXB ĐHQG Hà Nội
5. Giáo trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học, Đỗ Mạnh
Cường, NXB ĐHQG Hà Nội.
6. Lập trình với xây dựng ứng dụng, Phạm Phương Nga, Vũ Trọng Luật,
Phạm Quang Hiển, NXB Thanh niên
7. Tự học tin học, Hà Thành, Trí Việt, NXB Hồng Đức
8. Tài liệu học tập Modun 9/ ETEP
9. Internet.

2. PHỤ LỤC


×