Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giải quyết vấn đề qua tiết ôn tập hình 9 (chương i)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.43 MB, 40 trang )






PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TAM KỲ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN DU
*********

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
QUA TIẾT ÔN TẬP HÌNH 9
(CHƯƠNG I).
















NĂM HỌC: 2012- 2013




Giáo viên thực hiện: Võ Thị Minh Nguyệt
Đơn vị: Tổ Toán- Lý- Tin
Trường THCS Nguyễn Du- TP Tam Kỳ



II) ĐẶT VẤN ĐỀ:
1) Sự cần thiết khách quan và tác dụng của việc vận dụng công nghệ thông
tin trong giảng dạy ôn tập hình học lớp 9.
Tiết ôn tập môn hình học luôn cần thiết cho giáo viên và học sinh qua
mỗi chương học. Nhưng sự chăm chỉ của học sinh yếu và trung bình môn toán
chưa cao, do đó đến tiết ôn tập học sinh đại trà cảm thấy luôn bị dồn tải lượng
kiến thức. Việc hệ thống lý thuyết chương bằng phương pháp bảng phấn chưa
hấp dẫn học sinh; bài tập ôn tập chương thường là các bài tổng hợp kiến thức,
phong phú và đa dạng. Việc tư duy nhanh khi hệ thống các kiến thức, vận
dụng các định lý, kỹ năng tính toán, cách lập luận trong chứng minh hình học
của học sinh đại trà còn hạn chế; do đó học sinh chưa thấy thích học tiết ôn
tập và luôn cho đó là trở ngại lớn.
Thực hiện việc dạy học tích cực đòi hỏi người thầy phải rèn cho học
sinh từng bước nắm vững và vận dụng tốt kiến thức đã học, hình thành cho
học sinh phương pháp tự học tốt. Một trong những phương tiện để dạy tốt tiết
ôn tập nhằm giúp học sinh nắm vững chắc kiến thức và biết tư duy một cách
độc lập là người thầy biết vận dụng công nghệ thông tin qua bài giảng điện tử
có hiệu quả.

- Tác dụng: bài giảng điện tử của tiết ôn tập đem lại sự lôi cuốn, hấp
dẫn, giúp học sinh tập trung học tập, giúp học sinh tự tái hiện được các kiến
thức đã học qua kênh hình, các hình ảnh trực quan với nhiều nội dung ôn
luyện, chẳng những rèn học sinh kỹ năng thực hành phong phú, giúp học sinh
phát huy tốt óc phân tích tổng hợp khi tự hệ thống kiến thức trọng tâm của
chương học còn giúp giáo viên tận dụng tối đa thời gian ôn luyện cho học
sinh; kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh ở mỗi sơ đồ tư duy hay qua
các bài tập trắc nghiệm khách quan… Nội dung kiến thức ôn tập chương được
xây dựng trên bài giảng điện tử thật sự là cầu nối, gắn kết trong việc đánh giá
chất lượng giảng dạy của Thầy và kết quả học tập của Trò.
2) Thực trạng chất lượng học toán Hình ở học sinh lớp 9 khi giáo viên vận
dụng công nghệ thông tin trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Những năm gần đây học sinh đã quen với tiếp cận công nghệ thông tin.
Chuyên môn của Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng tăng cường bồi
dưỡng trình độ chuyên môn về tin học cho giáo viên, tuy nhiên bài giảng
điện tử của đa số giáo viên chưa đi vào chiều sâu do giáo viên trực tiếp đứng
lớp ở các Trường Trung Học Cơ Sở chưa được đào tạo một cách chuyên
nghiệp về trình độ tin học, nội dung sách giáo khoa cũng chưa biên soạn việc
giảng dạy đơn vị kiến thức nào vận dụng tin học; hơn nữa để soạn một tiết
giảng dạy ôn tập có ứng dụng các phần mềm tin học lại mất nhiều thời gian
và công sức của Thầy nên việc vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
vẫn còn hạn chế.
Thực tế cho thấy: 45 phút của tiết dạy ôn tập hình học, giáo viên chỉ kịp
hệ thống phần lý thuyết rồi vận dụng kiến thức cần ôn luyện qua một bài tập
tổng hợp, điều đó chỉ mới đáp ứng được việc nắm bài của học sinh khá giỏi.
Việc rèn kỹ năng giải bài tập cho đa số học sinh lớp chưa có hiệu quả cao.



Khi vận dụng giảng dạy bằng phương pháp đặt vấn đề theo cách dạy truyền

thống thường mất nhiều thời gian, đa phần chỉ có học sinh khá giỏi tiếp cận
và giải quyết được vấn đề nêu ra của giáo viên.
Học sinh giỏi đội tuyển khi được giáo viên bồi dưỡng thường được giảng dạy
theo phương pháp bảng đen- phấn trắng, ít kết hợp phương pháp giảng dạy
hiện đại nên kỹ năng trình bày lời bài giải (nói như viết toán học) cho một
yêu cầu bài toán thì học sinh khá giỏi vẫn còn lúng túng trong cách diễn đạt
cách giải qua các hình ảnh được giáo viên trình chiếu trên bài giảng điện tử.
Khi kiểm tra học kỳ I, học kỳ II hay các kỳ thi học sinh giỏi cấp cơ sở
nội dung đề của bài tập hình thường tổng hợp kiến thức toàn chương hay
tổng hợp kiến thức trọng tâm của cả học kỳ. Thống kê chất lượng sau mỗi
học kỳ cho thấy số điểm bài làm bộ môn hình của học sinh khá giỏi vẫn còn
khiếm khuyết, còn học sinh đại trà luôn cho bài tập hình trong các đề kiểm
tra là một trở ngại lớn.
3) Nguyên nhân:
Những tồn tại trong thực trạng vừa nêu trên do các nguyên nhân sau:
- Trong các tiết giảng dạy trên lớp, việc chú trọng đổi mới phương pháp giảng
dạy về đặt và giải quyết vấn đề của giáo viên chưa được thường xuyên. Khâu
hướng dẫn học và làm bài tập về nhà cho học sinh chưa được cụ thể, công
việc cho học sinh làm về nhà để phục vụ cho tiết học sau chỉ được giáo viên
dặn dò sơ sài. Việc chuẩn bị bài mới hay bài tập về nhà cho tiết ôn tập của đa
số học sinh trung bình thường thiếu sót do việc nắm kiến thức và vận dụng
kiến thức vào giải bài tập ở học sinh còn sai sót, tính chịu khó khi làm bài tập
về nhà lại chưa cao. Giáo viên và phụ huynh chưa có thời gian để thường
xuyên kiểm tra hầu uốn nắn sai sót, chỉnh sửa tính cẩu thả của học sinh nên
hứng thú học toán Hình nhất là chuẩn bị bài cho tiết ôn tập thì đa số học sinh
đại trà chuẩn bị chưa tốt.
- Một số học sinh ít chú ý đến việc sử dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ học
tập như truy cập mạng tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến môn học, hoặc
tự tham gia các chương trình vui học đang phổ biến trên các phương tiện
thông tin đại chúng hay trao đổi thông tin học tập với nhau qua internet, mà

phần đông học sinh chỉ thích sử dụng sách giải.
Từ những tồn tại trên, tôi đã lên kế hoạch và tìm giải pháp để phát huy tính
tích cực học tập của học sinh qua bài giảng điện tử. Tôi đã tăng cường đổi
mới phương pháp dạy học qua đặt và giải quyết vấn đề trong giảng dạy hình
học trên bài giảng điện tử và ghi nhận được:
- Trong tiết học, với phương pháp đặt vấn đề trên các hình ảnh trình chiếu của
giáo viên, học sinh nắm được nhanh các yêu cầu của bài học, sự tập trung của
học sinh vào vấn đề cần giải quyết của một bài tập được học sinh lớp tham gia
tích cực hơn.
- Việc rèn kỹ năng giải bài tập cho học sinh đại trà cũng như phát huy trí lực
học sinh giỏi có chuyển biến tốt. Thực tế giảng dạy cho thấy đa số học sinh
biết vận dụng kiến thức vừa hệ thống ở phần lý thuyết vào giải quyết vấn đề
mà giáo viên nêu ra đạt mục tiêu của tiết học.



- Việc chuẩn bị bài phục vụ nội dung tiết học mới chuyển biến cụ thể. Học sinh
yếu Toán khi tham gia hoạt động nhóm: làm bài tập trên các slide bài giảng điện
tử với các hình ảnh trực quan cùng câu hỏi gợi ý giải quyết vấn đề của giáo viên
làm học sinh có sự tập trung học và tham gia xây dựng bài ở lớp hơn.
- Học sinh giỏi Toán nắm bắt nhanh các vấn đề của giáo viên vừa nêu qua các
hình ảnh trực quan hay các sơ đồ tư duy định hướng giải quyết vấn đề, phát
huy tốt vai trò trưởng nhóm, thúc đẩy sự chủ động trong tương tác giữa Thầy
– Trò; Trò – Trò; luôn làm tiết học sôi nổi.
4) Lý do chọn đề tài và giới hạn nghiên cứu.
* Lý do chọn đề tài:
Những thực tế và nguyên nhân trên làm tôi thật sự quan tâm, tôi đã đầu
tư đổi mới bài soạn và nhận thấy dạy ôn tập hình học có ứng dụng công nghệ
thông tin hỗ trợ tốt cho phương pháp giảng dạy đổi mới của giáo viên, trong
đó dạy học đặt và giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả cao về mặt thời gian và

đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tư duy mới, cách học mới cho
học sinh. Nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, chủ động, biết
hệ thống kiến thức đã học và vận dụng kiến thức đó vào giải quyết đúng yêu
cầu đề của mỗi dạng bài tập ôn tập, tạo niềm tin cho học sinh trong các kỳ
kiểm tra, tạo thói quen tốt cho việc tự học, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời
học sinh giỏi đồng thời hoàn thiện dần phương pháp dạy học tích cực, tôi
chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giải quyết vấn đề
qua tiết ôn tập hình 9 (chương I)”.
*Giới hạn nghiên cứu:
Đối tượng: học sinh lớp 9
2
.
Để xây dựng tốt phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh tích cực chủ động nắm kiến thức và vận dụng có hiệu
quả kiến thức đã học vào tiết ôn tập chương, tôi đã từng bước vận dụng đổi
mới phương pháp giảng dạy qua các tiết trong chương I:

- Tiết 1: Một số hệ thức về cạnh và
đường cao trong tam giác vuông.
- Tiết 3: Luyện tập.
- Tiết 5: Tỉ số lượng giác của góc
nhọn.
- Tiết 11: Một số hệ thức về cạnh và
góc trong tam giác vuông.
- Tiết 13: Luyện tập
- Tiết 17 & 18: Ôn tập chương I.






III) CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Mục tiêu giáo dục cấp Trung Học Cơ Sở trong giai đoạn mới:
Việc đổi mới phương pháp dạy học thực hiện đúng theo quyết định số
16/ 2006/ QĐ- BGD & ĐT ngày 5/ 5/ 2006: “Phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc
điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh
phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho học sinh”
Với giáo viên: Thực hiện đúng một trong các nhiệm vụ năm học là ứng
dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học: dạy học theo
“phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh hình thành được các
năng lực: tự học, sáng tạo, hợp tác theo nhóm, kỹ năng vận dụng kiến thức
vào những tình huống khác nhau trong học tập, kỹ năng vận dụng kiến thức
Toán vào đời sống và các môn học khác, hình thành được nhận thức đúng ở
học sinh: học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai
thì trong đó phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết những vấn đề
trong học tập luôn cần thiết, đó luôn là phương pháp giúp học sinh tự
giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó, học sinh tự
hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất để hoàn thiện nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đi vào cuộc sống lao động với đầy đủ trách
nhiệm người công dân mới tham gia xây dựng đất nước.
IV) CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy là một trong
các nhiệm vụ năm học luôn được Nhà nước; các cấp Lãnh đạo Ngành Giáo
Dục, Ban Giám Hiệu các Trường Phổ Thông, các Tổ chuyên môn đầu tư đúng
mức hầu đáp ứng kịp nhu cầu tiến bộ xã hội và phục vụ việc đổi mới phương
pháp giảng dạy. Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng là việc làm
cần thiết của giáo viên khi thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng

cao kỹ năng thiết kế bài giảng giáo án điện tử. Năm học 2012- 2013 này,
Trường THCS Nguyễn Du cũng đầu tư trang thiết bị hoàn chỉnh hai phòng
dạy phục vụ việc giảng dạy bài giảng điện tử của giáo viên để nâng cao chất
lượng dạy và học. Đa số giáo viên đã giảng dạy bài giảng điện tử.
Ứng dụng công nghệ thông tin qua “Bài giảng điện tử” giúp giáo viên
thực hiện nhiều thứ mà cách dạy bảng phấn thực hiện chưa có hiệu quả cao
như: hệ thống hay củng cố kiến thức cho học sinh qua sơ đồ tư duy với thời
gian ít nhất, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến đến từng học sinh dưới
nhiều hình ảnh trực quan luôn giúp học sinh hứng thú trong việc tiếp cận, tự
kiểm tra và đánh giá kiến thức đã học trong chương. Giúp giáo viên có nhiều
thời gian để tập trung chỉ đạo học sinh tăng cường quá trình học, tạo sự chủ
động nhận thức, sáng tạo, nâng cao chất lượng của hoạt động học, hỗ trợ tốt
việc tự học, tự đánh giá, ôn tập củng cố, tư duy hoá kiến thức. Do đó sử dụng
bài giảng điện tử trong các tiết ôn tập là điều kiện tốt nhất để giáo viên tập



trung trí tuệ vào việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh
đồng thời nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn.
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp không thể
thiếu trong việc giúp học sinh tự hình thành năng lực tự học, giúp học sinh
vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó
một cách chủ động, sáng tạo đồng thời trang bị cho học sinh năng lực thích
ứng với đời sống xã hội: biết phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn
đề nảy sinh trong thực tế đời sống.
Qua thống kê tìm hiểu chất lượng học tập của học sinh lớp chín hai từ
đầu năm 2012- 2013 tôi ghi nhận được:
Chất lượng của việc tự học ở nhà và thái độ, nề nếp học tập của học
sinh tại lớp vào tháng đầu năm học 2012- 2013:
- Kiến thức của bài học mới, học sinh đại trà chưa biết hệ thống và xây dựng

các mối liên quan với nhau, chưa thật sự có cách học nhớ, khắc sâu kiến thức.
- Bài học, bài tập về nhà của học sinh đại trà vẫn còn vài tiết chưa chuẩn bị
tốt, việc sử dụng 15 phút truy bài đầu giờ để chép bài giải của bạn vẫn còn.
- Khi hoạt động nhóm với yêu cầu giải quyết vấn đề của giáo viên nêu ra,
thường chỉ có học sinh khá giỏi tham gia.
- Khả năng diễn đạt ngôn ngữ toán cho một sơ đồ phân tích ở một bài tập, hay
hệ thống kiến thức trên sơ đồ tư duy khi giáo viên đặt vấn đề cho lớp, đa số
học sinh lúng túng, cách ghi bài giải toán chưa chuẩn.
Tôi đã thống kê kết quả điểm kiểm tra một tiết chương I của năm học
2011- 2012 trước khi giáo viên chưa tăng cường giảng dạy đặt và giải quyết
vấn đề có vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin cho thấy phần hạn chế:
Năm
học
2011-
2012

Điểm
8.0
-> 10.0
Điểm
6.5 ->
7.8
Điểm
5.0
-> 6.3
Điểm
3.5-> 4.8
Điểm
2.0
-> 3.3

Điểm
0.0
-> 1.8
Chất
lương
kiểm tra
hình

Học
sinh
lớp 9
2

(40
HS)
SỐ
LƯỢNG
5

TỈ LỆ:
12,5 %
SỐ
LƯỢNG
8

TỈ LỆ:
20 %
SỐ
LƯỢNG


18

TỈ LỆ:
45 %
SỐ
LƯỢNG

5

TỈ LỆ:
12,5 %
SỐ
LƯỢNG
3

TỈ LỆ:
7,5 %
SỐ
LƯỢNG
1

TỈ LỆ:
2,5 %
– Số điểm
đạt từ 5 trở
lên 31/40
HS chiếm
77,5 %
- Số điểm
dưới 2: vẫn

còn 1 HS.
Từ đó tôi đã lên kế hoạch và giải pháp thực hiện:
V) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
- Xây dựng kế hoạch: Ứng dụng các phần mềm tin học: Powerpoint;
iMindMaps 6.0; HotPotatoes 6; Sketchpad vào soạn giảng các kiến thức cần
ôn luyện cho học sinh trong các tiết coi như khó dạy về khái niệm hay củng
cố kiến thức qua luyện tập, ôn tập hình học.
- Tiến hành soạn giảng đúng kế hoạch, phối hợp với tổ chuyên môn trong
giảng dạy thực tập, tăng cường hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp



giảng dạy trong sinh hoạt nhóm chuyên môn theo khối lớp đồng thời tăng
cường dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.
- Hàng tháng: tự đánh giá lại việc thực hiện soạn giảng, hội ý nhóm chuyên
môn và lên phương hướng cho tháng sau.
- Sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học sẵn có trong phòng bộ môn.
Để có được hiệu quả trong tiết ôn tập chương từng bước giảng dạy tôi đã áp
dụng các biện pháp sau:

Các biện pháp chính Biện pháp hỗ trợ
1) Biện pháp 1: Đầu tư soạn giảng, đổi mới việc
thiết kế bài soạn qua các phần mềm tin học.
2) Biện pháp 2: Chú trọng khâu chuẩn bị bài học,
rèn phương pháp tự học cho học sinh ở nhà đồng
thời tổ chức cho học sinh tăng cường các hoạt
động học ở lớp.
3) Biện pháp 3: Thực hiện nội dung và phương
pháp kiểm tra, đánh giá mới theo chuẩn kiến thức
– kỹ năng.

4) Biện pháp 4: Kết hợp tốt sự chỉ đạo chuyên
môn của Ban Giám Hiệu, Tổ chuyên môn, Phòng
bộ môn và hỗ trợ đắc lực của phụ huynh học sinh.
1) Biện pháp 1: Rèn
học sinh đổi mới
phương pháp học tập
qua các bài trong
chương I.
2) Biện pháp 2:
Tăng cường hoạt động
học của học sinh qua
vui học, hoạt động
nhóm.

MINH HOẠ CÁC BIỆN PHÁP:
1) Biện pháp 1: Đầu tư soạn giảng, đổi mới việc thiết kế bài soạn qua các
phần mềm tin học.
Đầu tư soạn giảng đổi mới thiết kế bài soạn là khâu quan trọng cho việc
đổi mới tư duy trong cách học của học sinh. Tôi đã đầu tư bài soạn, lên
phương án thiết kế bài mới, phần nào cần vận dụng tin học, đơn vị kiến thức
nào cần rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Ví dụ khi dạy ôn tập chương, tôi đã
thiết kế bài soạn: ôn tập lý thuyết theo sơ đồ tư duy trên phần mềm
iMindMaps 6.0 kết hợp Powerpoint, phần bài tập: cho học sinh nắm yêu cầu
bài, giáo viên giúp học sinh định hướng giải quyết theo sơ đồ tư duy, từ sơ đồ
cho học sinh hoạt động nhóm hay luyện ngôn ngữ giải toán đồng thời rèn kỹ
năng giải bài tập cho học sinh qua từng bước trình bày bài làm. Ví dụ ôn tập
lý thuyết tôi đã tiến hành:
Nội dung thiết kế bài soạn Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Kến thức phần lý thuyết hệ thức lượng trong

tam giác vuông được giáo viên hướng dẫn học
sinh tự hệ thống các đơn vị kiến thức qua sơ đồ
tư duy:
- Giáo viên: các đơn vị
kiến thức cần ôn trong
chương I là gì? (HS: tự
liệt kê ba đơn vị kiến thức
đã học cần ôn luyện)
- Giáo viên trình chiếu





khung sơ đồ tư duy: các
công thức cần ghi nhớ là
gì? (học sinh liệt kê công
thức trên bảng con, giáo
viên cho 2HS ngồi cùng
bàn kiểm tra chéo bài làm
của nhau, ghi điểm cộng
cho kết quả đúng)
- Các công thức này vận
dụng làm gì? Mỗi công
thức, hãy phát biểu thành
lời?
- Tương tự, giáo viên đặt
câu hỏi cho học sinh tự hệ
thống lần lượt các kiến
thức trọng tâm ở chương I

- Học sinh tham gia luyện
ngôn ngữ, nhận xét và
hoàn chỉnh nội dung lý
thuyết cần ôn.
Hiệu quả: Điểm sáng tạo mới của giáo viên trong thiết kế bài giảng trên
phần mềm imindmap 6.0 có kết hợp powerpoint đã giúp học sinh phát
huy tính chủ động, độc lập trong việc tự hệ thống lại các đơn vị kiến
thức cần ôn, đem đến sự chủ động tự tổng hợp các mạch kiến thức đã
học. Học sinh không bị buột tư duy theo hình ảnh trình chiếu hay dẫn
dắt của giáo viên, điều đó giúp học sinh nhớ lâu bài học hơn.
(Xin xem thêm minh họa trong dĩa mềm tiết 17: ôn tập chương)
Hay bài tập cần rèn kỹ năng, trên Powerpoint tôi đã xây dựng nội dung:
Hình ảnh trình chiếu trực quan Hoạt động của GV và HS













- GV lần lượt trình chiếu các
hình ảnh, cho học sinh quan
sát rồi từng bước gợi ý để
học sinh biết tự hình thành

đề bài toán.
- Học sinh quan sát lần lượt
các hình trên màn hình, theo
dõi các hiệu ứng của cạnh,
góc, điểm, trả lời theo câu
hỏi dẫn dắt của giáo viên, tự
xây dựng được nội dung đề
bài tập mới.







Học sinh tham gia xây dựng được sơ đồ tư duy định hướng giải quyết
bài toán như sau:

* Hiệu quả:
Trên sơ đồ tư duy, về lý thuyết: học sinh tự hệ thống được các kiến thức
cần học, giáo viên kiểm tra được việc nắm kiến thức cũ của học sinh với
thời gian nhanh nhất. Phần bài tập: Với từng hình ảnh động trên màn
hình, học sinh biết tư duy xây dựng được bài tập mới, giáo viên giúp học
sinh động não liên hệ các kiến thức đã học, sáng tạo trong nếp nghĩ, biết
lập sơ đồ minh họa các bước giải qua các hình ảnh trình chiếu cùng câu
hỏi gợi ý của giáo viên và từ sơ đồ: học sinh tự trình bày bài, biết nhận xét
Từ nội dung bài tập trên, giáo viên
hướng dẫn học sinh vạch hướng giải
quyết bài toán:
- Giải tam giác vuông ABC nghĩa là

tìm các yếu tố nào? Góc nào tìm
trước, vì sao? Tìm cạnh AB ta sử
dụng kiến thức nào? Còn cạnh BC?
- Góc CBM được tính bằng cách
nào? Số đo

?
ABM

Vì sao?
- Tìm cạnh MK ta vận dụng kiến
thức nào?




lẫn nhau khi giải quyết vấn đề của bài tập. Việc tự xây dựng được đề bài
tập và biết vạch hướng cụ thể giải quyết bài toán là một việc cần thiết trong
ôn tập và rèn kỹ năng cho học sinh, nhất là phát huy đội ngũ học sinh khá
giỏi. Điều này giúp học sinh biết tư duy khoa học và sáng tạo trong nếp
nghĩ, làm cơ sở cho nề nếp tự học, xây dựng được sự tự tin khi giải quyết
mỗi yêu cầu bài toán.
(Xin tham khảo thêm bài ôn tập tiết 17 & 18 trên powerpoint trong phần
phụ lục trên word và trong dĩa mềm).
2) Biện pháp 2: Chú trọng khâu chuẩn bị bài học, rèn phương pháp tự học
cho học sinh ở nhà đồng thời tổ chức cho học sinh tăng cường các hoạt
động học ở lớp.
Khâu chuẩn bị bài của học sinh luôn đem lại chất lượng cho mỗi tiết
học, nhất là tiết ôn tập. Với cách đặt vấn đề của giáo viên qua sơ đồ tư duy,
học sinh biết tự hệ thống lại kiến thức trọng tâm trong chương đã học, tự

củng cố lại phần lý thuyết với thời gian ít nhất, đồng thời giúp giáo viên ôn
luyện được nhiều dạng bài tập, sự tương tác giữa trò với trò; thầy với trò luôn
đạt mục tiêu bài học. Tôi đã rèn phương pháp tự học ở nhà cho học sinh qua
khâu hướng dẫn bài tập về nhà vào cuối mỗi tiết học.
Ví dụ: khi dạy tiết ôn tập 17 & 18, trong tiết dạy 16 tôi đã hướng dẫn
về nhà cho học sinh tự học phần lý thuyết của chương, sau đó đến lớp hướng
dẫn học sinh tự hệ thống phần lý thuyết qua sơ đồ tư duy:
Hướng dẫn của giáo
viên với phương pháp
đặt và giải quyết vấn đề
Nội dung cần ôn luyện và hiệu quả đạt được

- Giáo viên trình chiếu lần
lượt khung sơ đồ tư duy:
Các kiến thức trọng tâm
trong chương I đã học là
gì? (học sinh liệt kê được
ba mạch kiến thức cần
ôn)
- Các hệ thức về cạnh và
đường cao trong tam giác
vuông là gì? (Gv cho học
sinh tự ghi hệ thức ở bảng
con).
- Yêu cầu học sinh đưa
bảng phụ lên kiểm tra và
gọi học sinh phát biểu lần
lượt nội dung từng hệ
* Nội dung học sinh tự hệ thống phần lý thuyết
chương I:


thức đó.
- Các hệ thức này được vận
dụng trong bài tập thường để
* Hiệu quả đạt được:
- Sơ đồ tư duy giúp học sinh tự thu thập,
sắp xếp các kiến thức cùng các mối liên hệ



làm gì?
- Các tỉ số lượng giác của góc
nhọn trong tam giác vuông
gồm các đại lượng nào? Hãy
nêu định nghĩa từng đại lượng
đó?
- Tỉ số lượng giác trong tam
giác vuông còn có tính chất
gì?
- Vận dụng tỉ số lượng giác
trong các bài tập ta cần nhớ
các công thức nào?
- Các tỉ số lượng giác này giúp
ta giải quyết những vấn đề nào
trong bài tập?
Phương pháp tương tự cho hệ
thức giữa cạnh và góc trong
tam giác vuông.
giữa định nghĩa và tính chất, các công
thức về hệ thức lượng trong tam giác

vuông một cách khoa học hơn, biết phát
biếu thành lời các công thức một cách trôi
chảy, học sinh có được cách học nhớ lâu
của từng đơn vị kiến thức trong chương,
tự học sinh rèn cho mình cách học nhớ và
hiểu.
- Sơ đồ tư duy giúp giáo viên tóm tắt nội
dung ôn tập từng chủ đề kiến thức trong
chương, các mối liên hệ của nội dung từng
chủ đề rõ ràng; tải đến học sinh phần ôn
luyện kiến thức với cách học khắc sâu kiến
thức. Đồng thời giáo viên cũng đánh giá
được việc nắm kiến thức cũ của học sinh
với thời gian ít nhất, chỉnh sửa có hiệu
quả nhất trong việc rèn ngôn ngữ toán cho
học sinh.


Để học sinh tự hình thành cách học ở nhà một cách độc lập, tôi đã soạn
các bài tập trên HotPotatoes và tổng hợp kiến thức phần lý thuyết qua sơ đồ tư
duy rồi gởi qua email cho các nhóm học sinh để các em về nhà có thời gian ôn
luyện hơn. Ví dụ:
Nội dung cần cho học sinh tự rèn luyện ở nhà Hiệu quả đạt được
* Kiến thức tự ôn về hệ thức lượng trong tam giác
vuông

- Nội dung cần học về tỉ số lượng giác trong tam
giác vuông
- Học sinh được ôn
luyện trực tiếp trên

các bài tập có định
lượng thời gian, được
củng cố kiến thức cũ,
biết tự hệ thống lý
thuyết, đa số học sinh
nắm chắc kiến thức
đã học, tư duy nhạy
bén trong học toán
được phát triển.
- Phần đông học sinh
đều có thông tin phản
hồi lại giáo viên khi
tham gia làm bài tập
trên mạng. Mọi thắc
mắc của học sinh đều
được giải đáp, học
sinh luôn có tự tin




trong học tập. Học
sinh khá giỏi dần có
thói quen tự học, tự
trao đổi thông tin
kiến thức qua tham
khảo bài trên Internet.
Kỹ năng giao tiếp của
học sinh được dần
hoàn thiện, Thầy và

Trò luôn có niềm vui
trong giảng dạy và
học tập.
Để tăng cường các hoạt động học của học sinh tại lớp, tôi đã trình chiếu
nội dung câu hỏi trắc nghiệm rồi rèn kỹ năng giải bài tập trên bảng con của
mỗi học sinh: qua đó tôi đã đánh giá được việc nắm bài học đồng thời luyện
ngôn ngữ toán học cho học sinh trong thời gian ít nhất, sự tương tác của học
sinh luôn làm không khí học tập sôi nổi.
- Gv trình chiếu nội dung câu hỏi

- Học sinh tự làm trên bảng con

- GV cho học sinh làm bài tập miệng:
nhóm 1 hai câu 1&2; nhóm 2 câu 3&4

- Học sinh tự đối thoại lẫn nhau,
nhận xét, tự củng cố kiến thức.

Tôi còn tăng cường sự tự tin, cách học độc lập và đối thoại giữa học
sinh với nhau qua các bài tập trắc nghiệm khách quan có định lượng thời gian
(từ 1 đến 3 phút) trên phần mềm HotPotatoes. Ví dụ:




- Gv trình chiếu nội dung
bài tập, cho học sinh hoạt
động nhóm: mỗi nhóm có
một bài tập với ba phút làm
bài, đại diện nhóm sẽ lên

thao tác trên máy vi tính
chọn kết quả. Nhóm còn lại
sẽ lên kiểm tra, chỉ ra chỗ
đúng hoặc sai của nhóm
bạn, Gv nhận xét. Học sinh
tự chốt lại kiến thức vừa
vận dụng.

3) Biện pháp 3: Thực hiện nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá
mới theo chuẩn kiến thức – kỹ năng.
Khi dạy ôn tập tôi đã kiểm tra miệng đa số học sinh lớp khi hướng dẫn
học sinh hình thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức trọng tâm của chương,
việc kiểm tra và đánh giá kỹ năng tính toán của học sinh qua các bài tập trắc
nghiệm khách quan cũng được thường xuyên đổi mới. Tôi đã hướng dẫn học
sinh tự đánh giá lẫn nhau bằng hình thức kiểm tra chéo bài làm tự luận lẫn
nhau có cộng điểm tốt. Ví dụ:
- Nhóm 1 quan sát hình ảnh trình
chiếu, nắm yêu cầu đề, tự thảo luận
để giải bài tập, đại diện nhóm lên
bảng trình bày bài, học sinh lớp nhận
xét

- Phương pháp tương tự cho nhóm 2


* Hiệu quả:
Học sinh tự tư duy lại kiến thức, vận dụng giải bài tập với các nội
dung kiểm tra khác nhau làm học sinh phải tự thân vận động, phát huy
được tính độc lập trong hoạt động nhóm, được cùng nhau đối thoại đa số
học sinh tập trung, nắm chắc bài học. Học sinh khá giỏi phát huy tốt vai trò

trưởng nhóm, học sinh đại trà cũng dần tự hình thành tính vượt khó, có tự
tin hơn trong học tập.
*Biện pháp 4: Kết hợp tốt sự quan tâm và hỗ trợ tối đa của tổ chuyên môn,
của Ban giám hiệu, Phòng bộ môn, Phụ huynh học sinh.



Với biện pháp này, ngay từ đầu năm, theo kế hoạch tôi đã tham mưu tốt
với Hiệu phó chuyên môn, thực hiện tốt việc thực tập giảng dạy, dự giờ đồng
nghiệp, cùng nhau trao đổi các hình thức và phương pháp giảng dạy mới qua
việc tiếp cận và triển khai các chuyên đề của Phòng Giáo Dục & Đào Tạo
thành phố Tam Kỳ đã chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ năm học.
Ví dụ: Hệ thức giữa cạnh và góc là một đơn vị kiến thức mà bài tập thường
mang tính thực tế, nhưng học sinh đại trà ít tư duy trừu tượng, thường cho là
loại bài tập khó. Để rèn kỹ năng giải bài tập cho học sinh, tôi đã đổi mới hình
thức và thống nhất định hướng cách giải: đưa nội dung bài với phương pháp
qui lạ về quen trên các hình vẽ, rồi hướng dẫn học sinh vạch đường lối giải
quyết yêu cầu bài toán trên sơ đồ tư duy, từ sơ đồ đó luyện học sinh cách trình
bày bài giải rồi cho học sinh nêu lại kiến thức vận dụng. Ví dụ:
Đề bài: Một người đi xe đạp lên một cái dốc (hình vẽ). Biết

0
11
A

,

0
19
B  ,

độ dài AB = 4,3 km; BC = 2,8 km.
a) Hãy tính độ cao của dốc tại đỉnh C.
b) Nếu người ta làm một dây cáp treo từ A đến C thì cần một dây cáp có
độ dài tối thiểu là bao nhiêu?
Đặt vấn đề của giáo viên với phương
pháp quy lạ về quen, định hướng giải
trên sơ đồ tư duy
Hiệu quả đạt được
- Giáo viên cho học sinh đọc đề, nắm yêu
cầu đề, quan sát màn hình nhận biết độ
cao dốc được cụ thể hóa theo hình là CL.
(

0
11
BAH

;

0
19
CBK  )
K
L
A
H
B
C

- Giáo viên hướng dẫn học sinh định

hướng cách giải bài tập qua sơ đồ tư duy.
- Yêu cầu học sinh trình bày lại các bước
làm và gọi học sinh lên bảng ghi bài làm.
- Cho học sinh lớp nhận xét, chốt kiến
thức vận dụng
*Hiệu quả:
Từ hình ảnh trực quan với câu
hỏi dẫn dắt của giáo viên, học
sinh biết định hướng cách giải
quyết bài toán qua sơ đồ tư duy,
từ đó học sinh biết cách trình
bày bài giải của mình, hình
thành được cách ghi bài đúng,
học sinh biết vận dụng kiến
thức đã học vào bài tập, kiến
thức trọng tâm được ghi nhớ,
học sinh không còn sợ các bài
tập có tính thực tế như trước.
(Xin xem minh họa trong phụ
lục tiết ôn tập chương ở dĩa
mềm)



Định hướng cách giải:


- Bên cạnh đó, cần thực hiện đúng kế hoạch soạn giảng tôi đã kết hợp
Phòng bộ môn của Trường để được hỗ trợ tốt đồ dùng giảng dạy như máy tính
xách tay, phòng dạy đèn chiếu v v… Hay kịp thời trao đổi với phụ huynh

học sinh về những tồn tại của học sinh yếu như thái độ học tập, cách học ở
nhà; sự chuẩn bị đồ dùng học tập v…v đồng thời yêu cầu phụ huynh nhắc
nhở và kiểm tra việc học và làm bài tập về nhà của học sinh tốt hơn.

* MINH HỌA CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ:
1) Biện pháp 1: Rèn học sinh đổi mới phương pháp học tập qua các bài
trong chương I.
- Rèn cho học sinh nhận biết nhanh vấn đề đặt ra của giáo viên ở từng
đơn vị kiến thức là điều kiện không thể thiếu trong mỗi bài dạy, mỗi đơn vị
kiến thức cần ôn luyện. Để có tiết ôn tập chương hiệu quả, từng bài học trong
chương, tôi đã dần dần luyện học sinh làm quen với phương pháp đặt và giải
quyết vấn đề, tăng cường hoạt động học bằng cách đặt ra một vấn đề mới có
nội dung liên quan đến tiết học, cho học sinh tiếp cận nắm bắt kiến thức mới
và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vừa học định hướng giải quyết
vấn đề đó.
Ví dụ khi dạy bài: “Tỉ số lượng giác của góc nhọn”, tôi đã đặt vấn đề
cho học sinh như sau:
Cho
ABC

vuông tại A giả sử có độ dài các cạnh tăng theo bảng kê, em có
nhận xét gì về tỉ số các độ dài của chúng? (chưa trình chiếu tỉ số AC và BC)
Hình vẽ Độ dài AC 2,76 cm 3,45 cm 4,30 cm 6,31cm




Độ dài BC
Tỉ số
AC

BC


5,21 cm 6,52 cm 8,11 cm 11,90 cm



C

A

B




- GV gợi ý: dùng máy tính casio, tính tỉ số
AC
BC
rồi điền kết quả vào các ô
trống từ đó nêu nhận xét.
- Học sinh nhận xét được: khi độ dài các cạnh tăng, tỉ số giữa hai độ dài cạnh
AC và BC đều bằng 0,53 là một số không đổi.
- Giáo viên trình chiếu tiếp hình ảnh trên Sketchpad: giới thiệu cạnh huyền
BC và độ dài AC là cạnh đối của góc B trong tam giác vuông ABC, giáo viên
cho học sinh quan sát điểm C di chuyển chậm trên tia BM đồng thời nắm bắt
sự thay đổi độ dài của hai cạnh, từ đó học sinh thấy được: khi độ lớn cạnh đối
của một góc nhọn và cạnh huyền trong tam giác vuông thay đổi thì tỉ số giữa
chúng vẫn là một số không đổi.
MT = 4.72 cm

m MT
m BM
= 0.53
BM = 8.94 cm
m CA
m BC
= 0.53
CA = 3.24 cm
BC = 6.14 cm
m GH
m BG
= 0.53
GH = 6.67 cm
BG = 12.63 cm
m JK
m BJ
= 0.53
JK = 9.80 cm
BJ = 18.57 cm
EL = 2.75 cm
BE = 5.22 cm
m EL
m BE
= 0.53
THAY DOI DO LON GOC
TI SO LUONG GIAC
THAY DOI DO LON CANH TU T
Move C  E Move C  MMove C  M
Move C  G
Move C  J

M
A
G
K
E
T
B
L
H
D
C

- Từ đó giáo viên giới thiệu khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn
trong tam giác vuông, giới thiệu tiếp: đại diện cho tỉ số đó mà chúng ta vừa
tính gọi là sin góc B, kí hiệu là sin B.
- Tương tự, giáo viên trình chiếu trên bảng kê độ dài cạnh AB (hàng tiếp
theo) với số liệu tăng dần, cho học sinh hoạt động nhóm tính các tỉ số còn lại
(kề- huyền, đối- kề; kề- đối) để hình thành các tỉ số lượng giác của góc nhọn
B. Sau khi học sinh nắm định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam
giác vuông, giáo viên trình chiếu tiếp sự tăng giảm kích thước đồng thời tăng
giảm độ lớn góc (qua chuyển động của điểm C) để học sinh được ghi nhớ tỉ
số lượng giác qua quan sát các số liệu
Hãy tính tỉ số các cạnh: AB và BC;
AC và BC; AB và AC; AC và AB
AB = 3,57 cm
m AB
m CA
= 1,29
m CA
m AB

= 0,78
AC = 2,77 cm CB = 4,52 cm
m AB
m CB
= 0,79
m CA
m CB
= 0,61
mCBA = 37,85°
TSLG GOC B
Cot B =
tan B =
Cos B =
sin B =
Giảm nhỏ góc
Tăng độ lớn góc
Tăng kích thước
Giảm kích thước
A
B
C




Tiếp theo giáo viên trình chiếu khung sơ đồ tư duy, cho học sinh tự củng
cố lại định nghĩa tỉ số lượng giác bằng hoạt động luyện nói cho mỗi học sinh.

Và củng cố kiến thức vừa học bằng bài tập trắc nghiệm:


Giáo viên trình chiếu hình ảnh và
nêu yêu cầu công việc

Mỗi học sinh tự làm trên bảng con.
 Hiệu quả đạt được so với lúc chưa vận dụng dạy học bằng cách đặt
vấn đề trên bài giảng điện tử:
So sánh với cách dạy truyền thống, giáo viên phải vẽ hình
nhiều trên các bảng phụ, hệ thống câu hỏi phải chi tiết hơn, thời
gian để giáo viên dẫn dắt học sinh nắm khái niệm và khắc sâu kiến
thức mới nhiều hơn do đó học sinh không còn nhiều thời gian để
thực hành rèn kỹ năng, việc hệ thống kiến thức trên các sơ đồ tư duy
có phần hạn chế hơn.
Còn khi giảng dạy bằng bài giảng điện tử: Với cách đặt vấn
đề của giáo viên, từ hình ảnh trực quan và số liệu cụ thể một cách
thuyết phục trên Sketchpad, học sinh hiểu được tỉ số lượng giác của
góc nhọn là gì? Nắm được định nghĩa của chúng, nhận biết được tỉ số
lượng giác trong tam giác vuông, đồng thời biết tự hệ thống đơn vị
kiến thức đã học bằng rèn luyện ngôn ngữ qua sơ đồ tư duy; về nhà
học sinh tự hình thành cách học tự học, biết học nhớ và hiểu sâu kiến
thức mới.



Đặt vấn đề và hướng dẫn học sinh biết cách định hướng để giải quyết
vấn đề được tôi tiến hành thường xuyên (để làm tiền đề cho học tốt tiết ôn
tập). Chẳng hạn khi dạy bài hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông,
tôi đã ra bài tập với nội dung đặt vấn đề như sau:
Một khu vườn hình tam giác có độ dài một cạnh là 2m và hai góc khu
vườn là 45
0

và 30
0
. Người ta muốn đánh luống để trồng hoa, các em hãy tính
diện tích khu vườn đó.
Tôi dùng phương pháp: quy lạ về quen, đưa nội dung bài toán về hình
vẽ: Cho
ABC

có cạnh AB = 2cm,

0
45
B 
,

0
30
C 
. Tính diện tích
ABC

.
Nội dung đặt vấn đề cho bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh
H
B
C
A

- Học sinh nắm yêu cầu bài toán
và hiểu được: tìm diện tích

ABC


bằng kiến thức mới trong tiết học.

- GV: Công thức tính diện tích tam giác
là gì?(HS:
1
.
2
S a h
 với a: đáy, h:chiều cao)

- Vậy ta cần làm gì? (HS: vẽ thêm
AH BC

;
H BC

)
- Kẻ đường cao AH xong, ta cần tính các
độ dài nào? Các độ dài AH; BC có tìm
được bằng cách dùng kiến thức Pi-Ta- Go
không?
- Vậy để tính được độ dài đường cao AH
và cạnh đáy BC, ta cần nắm nội dung bài
mới: “Hệ thức giữa cạnh và góc trong
tam giác vuông”
Sau khi học sinh nắm được các công thức liên hệ giữa cạnh và góc
trong tam giác vuông, giải các bài tập vận dụng [?] ở sách giáo khoa, tôi cho

học sinh giải quyết vấn đề đặt ra đầu tiết học bằng cách hướng dẫn học sinh
vạch hướng giải quyết bài toán qua sơ đồ:

* Hiệu quả:
Tăng cường hoạt động nhận thức cho học sinh từ những hình ảnh
đặt vấn đề cùng câu hỏi gợi ý của giáo viên đã giúp học sinh đổi mới cách
học: phải tìm tòi, suy nghĩ, thực hành nhiều hơn. Học sinh được quan sát,
dự đoán, nắm vấn đề đặt ra của giáo viên, được cùng nhau trao đổi và biết
giải quyết vấn đề đặt ra. Học sinh được thực hành nhiều hơn trên mỗi ý đồ
thiết kế bài giảng của giáo viên sẽ nhớ lâu kiến thức có tự tin trong học tập.
* Đối chiếu:



So sánh với việc giáo viên ít sử dụng công nghệ thông tin với hình
thức đặt và giải quyết vấn đề trong soạn giảng năm học 2011- 2012:
- Khi dạy với phương pháp bảng đen- phấn trắng, giáo viên phải
dành nhiều thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học trực quan trên các
bảng phụ, việc vận dụng kiến thức của học sinh trong luyện giải bài tập có
phần hạn chế. Khi chưa dạy học sinh luyện giải trên sơ đồ tư duy: số lượng
giải bài tập củng cố kiến thức cho học sinh thường là hai bài tập.
Năm học này, khi vận dụng phương pháp giảng dạy: đặt và giải
quyết vấn đề với các biện pháp trên, học sinh luôn được tăng cường các
hoạt động học, được thực hành nhiều hơn, học sinh nắm chắc kiến thức và
có sự chuyển biến rõ nét trong cách học ở lớp cũng như tự học ở nhà.
2) Biện pháp 2:
Tăng cường hoạt động học của học sinh qua vui học, hoạt động nhóm.
Khi không giảng dạy bằng bài giảng điện tử, tôi đã tận dụng các tiết
dạy phụ đạo (trong thời khóa biểu chính khóa), hay hướng dẫn học sinh trong
sinh hoạt 15 phút đầu giờ truy bài để tăng cường thêm các hoạt động học của

học sinh như: cho học sinh giải bài tập bằng cách lập và trình bày cách giải
bài toán qua sơ đồ phân tích đi lên hay tổ chức cho học sinh tham gia vui học.
Ví dụ: trò chơi đối mặt với hỏi đáp nhanh có thưởng (điểm tốt).
VUI HỌC: TRÒ CHƠI ĐỐI MẶT.
Phân chia học sinh lớp thành hai nhóm. Mời đại diện hai nhóm lên
tham gia trò chơi đối mặt, khi học sinh đại diện nhóm không trả lời được thì
các bạn trong nhóm mình được quyền trả lời, tất cả học sinh trong nhóm
không trả lời được, nhóm đó bị loại. Minh họa:
- Giáo viên: Với từ “H” gắn với tam giác vuông; nhóm I có mấy đáp án? Còn
nhóm hai có đáp án nhiều hơn không?
- Học sinh nêu được các đáp án: Hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam
giác vuông; hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông; hệ thức liên quan
về tỉ số lượng giác hai góc phụ nhau.
- Giáo viên: Các nhóm hãy ghi các công thức của nhóm mình lên bảng? Rồi
cho học sinh: từ các công thức đó phát biểu thành lời. Nhóm nào hoàn thành
số lượng nhiều nhất với thời gian ít nhất là thắng.



VI) KẾT QUẢ:
Khi tăng cường giảng dạy bằng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
có ứng dụng công nghệ thông tin, tôi ghi nhận:
1) Chất lượng của việc tự học ở nhà và thái độ, nề nếp học tập của học sinh tại
lớp khi tăng cường áp dụng giảng dạy đặt và giải quyết vấn đề qua bài giảng
điện tử đến tháng 12/ 2012.
- Bài học, bài tập về nhà của học sinh có chuyển biến tốt, cách trình bày bải
giải gọn, cách ghi bài cũng thể hiện tính thẩm mỹ hơn.
- Học sinh biết cùng nhau hoàn chỉnh kiến thức trên sơ đồ tư duy đặt ra của
giáo viên. Hay biết tự tái hiện kiến thức đã học qua các hình ảnh trực quan
bằng cách đặt vấn đề của giáo viên.

- Đa số học sinh tập trung vào từng đơn vị kiến thức, tích cực tham gia các
hoạt động học ở lớp nhiều hơn. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ toán gọn, chính
xác hơn và số lượng bài tập được giải trong một tiết luyện tập nhiều hơn.
2) Kết quả thống kê chất lượng điểm kiểm tra 45 phút tiết 19 hình 9 ở học kỳ
I năm học 2012- 2013 so với điểm kiểm tra 45 phút tiết 19 hình 9 học kỳ I
cùng kỳ năm học 2011- 2012.
Tổng
số HS
lớp 9
được
thống
kê điểm
Điểm
8.0
->10.0
Điểm
6.5->
7.8
Điểm
5.0
-> 6.3
Điểm
3.5->
4.8
Điểm
2.0
->3.3
Điểm
0.0
->1.8

So sánh chất
lương kiểm
tra hình ti
ết
19 năm học
trước
Bài kiểm
tra tiết
19 học
kỳ I năm
2012-
2013
(Lớp 9/2
39 HS)
SỐ
LƯỢNG:
6

TỈ LỆ:
15,4%
SỐ
LƯỢNG:
9

TỈ LỆ:
23%
SỐ
LƯỢNG:
19


TỈ LỆ:
48,7%
SỐ
LƯỢNG:
4

TỈ LỆ:
10,3%
SỐ
LƯỢNG:
1

TỈ LỆ:
2,6%
SỐ
LƯỢNG:
0

TỈ LỆ:
0%
- Tỉ lệ điểm
khá giỏi bài
kiểm tra tiết
19 k
ỳ I
năm học
2012 - 2013
cao hơn
điểm khá
giỏi của tiết

19 năm học
2011 - 2012
là 3,46%.
Bài kiểm
tra tiết
19 học
kỳ I năm
2011-
2012.
(Lớp 9/2
40 HS)
SỐ
LƯỢNG:
5

TỈ LỆ:
12,5%
SỐ
LƯỢNG:
9

TỈ LỆ:
22,5%

SỐ
LƯỢNG:
19

TỈ LỆ:
47,5%

SỐ
LƯỢNG:
5

TỈ LỆ:
12,5%
SỐ
LƯỢNG:
2

TỈ LỆ:
5%
SỐ
LƯỢNG:
0

TỈ LỆ:
0%

So với kết quả bài kiểm tra một tiết cùng kỳ năm học trước, năm
học này tỉ lệ bài trung bình trở lên của học sinh vượt

4,7%
3) Kết quả qua thống kê số lượng truy cập Internet trong việc tự học, tham gia
giải toán trên mạng của học sinh khối 9 Trường THCS Nguyễn Du trong năm
học 2012 – 2013. (Tính đến thời điểm tháng 12/ 2012)
Thống kê tìm hiểu lượt trao đổi thông tin của học sinh qua các nhóm
học tập khi giáo viên gởi bài tự luyện qua các email cho học sinh, cùng với




phong trào vận động học sinh tham gia cuộc thi Violimpic Toán của ngành
giáo dục trong năm học này và qua báo cáo của giáo viên trực phòng Tin Học
Nhà Trường vào tháng 12/ 2012, tôi ghi nhận:
Số lượt HS truy cập Internet tìm
hiểu thông tin, trao đổi việc học tập;
tham gia thi Violimpic Toán
Số lượt học sinh truy cập Internet năm
học 2012 – 2013 so với năm học 2011
- 2012
- HS khá giỏi: bình quân 3 đến 5 lần
truy cập Internet trong 1 tháng.
- HS trung bình: bình quân 1 đến 3
lần một tháng tháng
- HS khá giỏi: bình quân tăng 13%
lượt truy cập Internet so với cùng kỳ
năm ngoái
- HS trung bình tăng 11% lượt truy
cập.

VII) KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
* Thuận lợi và khó khăn:
- Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giải quyết vấn
đề qua tiết ôn tập” với các biện pháp đổi mới trên của giáo viên, khi triển khai
thực hiện đều áp dụng giảng dạy được ở các khối lớp khác của bộ môn toán.
- Khi thực hiện đề tài, ngoài những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất, sự động viên và quan tâm của lãnh đạo Trường, sự hỗ trợ chuyên môn
của Hội đồng bộ môn Phòng Giáo Dục vào đầu năm học cùng sự gắn kết
trong sinh hoạt chuyên môn thường kỳ của nhóm, tổ bộ môn, năm học này khi
thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên các phần mềm tin học

tôi cũng gặp trở ngại: sách tham khảo cho ứng dụng tin học bộ môn toán chưa
đầy đủ, bên cạnh đó sự đầu tư của phụ huynh học sinh cho việc tham khảo
học trên máy vi tính của học sinh có phần hạn chế. Một số phụ huynh còn thờ
ơ trong việc cho học sinh tiếp cận tin học, do đó việc đưa bài tập lên mạng
cho học sinh khá giỏi tự học thêm ở nhà cũng có phần hạn chế.
- Ứng dụng công nghệ thông tin qua bài giảng điện tử có sự đầu tư thiết
kế của giáo viên trên các phần mềm tin học đã giúp học sinh từng bước tăng
cường các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà. Đẩy mạnh các hoạt động học cho
học sinh ở lớp, người thầy luôn đặt trò vào tình huống nắm bắt nhanh các vấn
đề nêu ra của giáo viên để tự định hướng giải quyết công việc, học sinh biết
cùng nhau giải quyết vấn đề của bài tập theo nhóm học tập đã giúp học sinh
luôn tự rèn cách học độc lập, tự bổ sung cách học hiểu, học nhớ và tự học;
dần dần học sinh có cách tự học với tư duy mới. Học sinh có sự chuyển biến
trong cách học hạn chế được việc sử dụng sách giải một cách máy móc, học
sinh khá giỏi tự hình thành phương pháp tự học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin qua bài giảng điện tử với phương pháp
giảng dạy đặt và giải quyết vấn đề đã giúp giáo viên tận dụng tối đa thời gian
ôn tập ở lớp, xây dựng cho học sinh sự tư duy mới trên các sơ đồ cùng hình
ảnh gợi ý, giáo viên giúp học sinh tự tái hiện kiến thức, biết tổng hợp và vận
dụng kiến thức vào các dạng bài tập tổng hợp đem lại kết quả khả quan cho
chất lượng các bài kiểm tra một cách thực chất.



- Thực hiện giảng dạy tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin còn
giúp giáo viên luôn tự học, tự rèn, nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần
đoàn kết nội bộ, giúp đỡ nhau trong giảng dạy là sức mạnh và là cơ sở để giáo
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy theo đúng chỉ đạo của Ngành, bậc học
Trung Học Cơ Sở trong mỗi năm học.
- Đổi mới việc kiểm tra bài cũ dưới hình thức trắc nghiệm khách quan,

tăng cường việc tự học cho học sinh qua bài tập gởi lên Internet đồng thời đổi
mới việc kiểm tra 45 phút theo một ma trận đề thống nhất cho một khối lớp
luôn đem lại tính khách quan, công bằng đã giúp đội ngũ giáo viên giảng dạy
luôn đầu tư soạn giảng, làm cho chất lượng môn học ngày càng tiến bộ. Qua
đó việc đánh giá giảng dạy của Thầy và học tập của học sinh luôn có kết quả
chính xác hơn, góp phần tốt cho việc thực hiện “Hai không” một cách hiệu
quả.
- Tuy nhiên khi vận dụng dạy học ôn tập bằng bài giảng điện tử, với
cách đặt vấn đề thường mất nhiều thời gian, trong toán học lại khô khan, giáo
viên cần phải bám nội dung sách giáo khoa và sáng tạo trong cách thiết kế bài
giảng có hiệu quả trên các phần mềm tin học như: nêu cụ thể vấn đề cần ôn
luyện, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy hay tái
hiện kiến thức trên sơ đồ tư duy một cách trực quan để học sinh nắm nhanh
vấn đề và định hướng giải quyết. Trên bài giải mẫu của giáo viên phải cô
đọng, mỗi thông tin trình chiếu đều phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng trong
quá trình giảng. Giáo viên luôn phải có sự cần cù, tính tỉ mỉ và niềm đam mê,
biết kết hợp tốt phương pháp giảng dạy truyền thống với giảng dạy hiện đại
để việc thể hiện ý tưởng giảng dạy sáng tạo, lôi cuốn và sát đối tượng học
sinh vì đó chỉ là phương tiện hỗ trợ có hiệu quả nếu giáo viên biết đặt yêu cầu
hoạt động học của học sinh làm nền tảng và luôn trau dồi việc tự học, tham
khảo ý kiến các đồng nghiệp hay tự học thêm về trình độ tin học để bắt kịp
tiến độ công nghệ thông tin ngày càng mở rộng, hiện đại trên thế giới.
Những kinh nghiệm trên dù sao cũng không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất
mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.

VIII) ĐỀ NGHỊ:
1) Cấp Trường:
- Tăng thêm kinh phí cho Thư viện Trường bổ sung thêm sách tham
khảo ứng dụng công nghệ thông tin bộ môn Toán bậc THCS cho giáo viên.
- Tăng cường việc tập huấn sử dụng các phần mềm tin học trong dạy

học cho giáo viên trên mỗi học kỳ.
2) Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Thành phố Tam Kỳ:
- Bộ phận chuyên môn Phòng Giáo Dục và Đào Tạo có kế hoạch bồi
dưỡng và cập nhật thêm trình độ tin học cho giáo viên cũng như hỗ trợ thêm
trang thiết bị thực hành mới về các đơn vị Trường.



IX) PHỤ LỤC:
1) Giới thiệu:
Nội dung bài viết được thể hiện và minh họa: trên word và trên dĩa
mềm kèm theo. Toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm gồm:
- File 1: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
- File 2: Các bài Powerpoint tự biên soạn; các bài iMindMaps 6.0;
HotPotatoes 6; Sketchpad 5.0.
2) Hướng dẫn cách đọc và sử dụng các nội dung trong phụ lục:
Xin mời Thầy (Cô) giáo cài đặt: “Phần mềm hỗ trợ SKKN” vào máy vi
tính, sau đó đọc file 1 trước, trong các bài powerpoint có các nút liên kết với
iMindMaps 6.0, HotPotatoes 4.6; Sketchpad 5.0; các phần liên kết này đọc
khi trình chiếu.
PHỤ LỤC: MINH HỌA MA TRẬN VÀ NỘI DUNG CÁC ĐỀ
KIỂM TRA ĐÃ THỐNG NHẤT TRONG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
NHÓM KHỐI LỚP 9 VÀO NGÀY 11/ 10/ 2012

KIỂM TRA HÌNH HỌC TIẾT 19 LỚP 9
ĐỀ 1
I) Trắc nghiệm: (3 điểm)
Điền vào chỗ trống (…) các câu sau để có khẳng định đúng, biết:
1) Câu 1:


2) Câu 2:

3) Câu 3:
Cho
ABC

vuông tại A,
có AC = 6cm; BC =
10cm thì tỉ số lượng giác
của

C
trong
ABC
 có là:
cos C

=



………… =
AB
BC


co t

C 


tan C

=



Cho
ABC

vuông tại B,
đường cao BD thì các
hệ thức giữa cạnh và
đường cao của
ABC


có là:
AB
2
= …………
BD
2
= …………
AB. BC = …………
2
1

BD

…………







II) Bài tập: (7 điểm)
1) Câu 1: (2,5 điểm)
Cho
ABC

có AB = 12 cm; BC = 20cm; AC = 16cm và đường cao AH.
a) Chứng minh
ABC

vuông.
b) Giải tam giác vuông AHC. (Số đo độ dài làm tròn đến (0,1); số
đo góc làm tròn đến độ)
2) Câu 2: (1đ75)
Cho
ABC

vuông tại A; đường cao AH = 9,6cm; BC = 20 cm; AB = 12cm.
a) Sử dụng hệ thức giữa cạnh và đường cao tính độ dài cạnh AC;
BH. (làm tròn đến 0,1)
b) Tính số đo góc B. (làm tròn đến độ).
3) Câu 3: (1đ5)
Không dùng máy tính, hãy sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự
giảm dần: sin 43
0

20’; sin 65
0
; cos 55
0
; sin 27
0
; cos 31
0
; cos 39
0
.
4) Câu 4: (1đ25)
Cho
ABC

vuông ở A có AB < AC, trung tuyến AM.
Chứng minh: (sin C + cos C)
2
– sin

AMB
= 1


Cho
ABC
 vuông tại B,
đường cao BD thì các
hệ thức giữa cạnh và
góc của

BDC


có l
à
:

BD

= sin…………
BD

= BC…………
DC = BD…………
DC = DB …………



KIỂM TRA HÌNH HỌC TIẾT 19 LỚP 9
ĐỀ 2
(Thời gian: 45 phút)

A - Trắc nghiệm: (3 điểm)
Điền vào chỗ trống (…) để có nội dung đúng.
Câu 1 (1đ): Cho tam giác ABC vuông tại C, đường cao CH (H thuộc AB)

H

B


A

C


Câu 2: (1đ)
Cho tam giác ABC vuông tại B. Viết các tỉ số lượng giác của góc C.

C

B

A



Câu 3: (1đ) Cho tam giác ABC vuông tại A.
Dựa vào quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông. Tính:
a) AB = .………… = ……
b) AB = ………… … =
B- Tự luận (7 điểm)
Bài1: (1.5đ)
Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần:
sin 72
0
; cos15
0
; cos 80
0
; sin 47

0

Bài 2: (1,5đ)
Giải tam giác ABC vuông tại A biết AC = 5cm; số đo góc C bằng 30
0

Bài 3: ( 4đ)
Cho tam giác ABC có AB = 5 cm ; AC = 12 cm ; BC = 13cm
a) Chứng minh tam giác ABC vuông. Tính số đo góc B và góc C.
b) Kẻ đường cao AH ( H thuộc BC). Tính độ dài AH, BH.
c) Từ H kẻ HI

AB, HK

AC (I

AB, K

AC).
Tứ giác AIHKlà hình gì? Tính diện tích tứ giác AIHK.
(Lưu ý: Kết quả tính góc làm tròn đến độ, độ dài làm tròn đến 0,01)
a) AC
2
=
b) CH
2
=
c)
2
1

CH
=
d) CB .AC =

a)

sin C =

b) cos C =

c) tan C =

d) cot C =

×