Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKK cảm thụ văn học lớp 4 thi cấp tỉnh bản nộp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.04 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI HÀ
TRƯỜNG TH&THCS QUẢNG THỊNH
BIỆN PHÁP
RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4
Họ và tên giáo viên: HOÀNG MỸ HẠNH
Dạy tại lớp: 4A1
Trường: TH&THCS Quảng Thịnh.
Huyện: Hải Hà
I. Lý do hình thành biện pháp:
Chương trình mơn Tiếng Việt ở tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng nhằm
bồi dưỡng tình yêu của các em đối với thế giới văn học, với Tiếng Việt. Từ đó
góp phần hình thành phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Mơn Tiếng Việt giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với các tác phẩm văn
học thông qua những tiết Kể chuyện, Tập đọc, Luyện từ và câu... Điều đó giúp
các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học. Qua cảm thụ văn
học các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của thơ văn, phong phú thêm về
tâm hồn, nói - viết Tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động, được củng cố thêm
về vốn từ ngữ, biết sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,
điệp ngữ… Có năng lực cảm thụ tốt giúp các em viết văn tốt hơn, bài văn dễ đi
sâu vào lịng người đọc.
Năm học 2020 – 2021 tơi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A1
với số học sinh là 20 em. Trong đó có 9 em là đồng bào dân tộc thiểu số (Dao).
Thực tế giảng dạy cho thấy khả năng cảm thụ văn học của các em cịn hạn chế.
Các em chưa có kĩ năng cảm thụ tốt các bài văn, bài thơ, chưa phát hiện và hiểu
hết cái hay, cái đẹp của từ, ngữ, ý thơ, câu văn, đoạn văn ... trong một văn bản cụ
thể. Chính vì vậy, tơi cho rằng, việc nghiên cứu, tìm tịi để tìm ra biện pháp hữu
hiệu nhằm bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 là việc làm
thiết thực, góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở tiểu học.


Từ những lí do trên cộng với thực tiễn vấn đề cảm thụ văn học của học
sinh tiểu học tại lớp 4A1 - trường TH &THCS Quảng Thịnh, nơi tôi đang công


tác, giảng dạy, tôi đã lựa chọn giải pháp: “Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học
sinh lớp 4 ”
II. Nội dung của biện pháp:
Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm văn học:
Đó là cơ sở đầu tiên và tất yếu để thâm nhập vào nội dung của tác phẩm
văn học. Muốn nắm được nội dung tác phẩm nhất thiết phải đọc, đó là một hình
thức đặc thù của nhận thức văn học. Đọc tác phẩm văn học không phải đọc
“suông”, đọc “ vẹt” mà là đọc cho sáng rõ ý nghĩa, tình cảm, thái độ của tác giả
qua tác phẩm. Ở trường học chúng ta thường gặp các hình thức đọc như:
+ Đọc thầm: Là hình thức đọc khơng thành tiếng, người đọc dùng mắt để
nhận biết văn bản và vận dụng năng lực tư duy để thông hiểu và tiếp nhận nội
dung thông tin của văn bản. Do đó trong q trình dạy học ở trên lớp giáo viên
cần sử dụng biện pháp này trong các giờ tập đọc để học sinh vừa có thể đọc tác
phẩm, vừa tập trung suy nghĩ, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm từ đó học
sinh có thể cảm nhận sâu sắc tác phẩm mình vừa đọc.
Ví dụ khi dạy bài: Nếu chúng mình có phép lạ (TV4/tập 1)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài và suy nghĩ trả lời câu hỏi: Câu thơ
nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên
điều gì? Như vậy việc cho học sinh đọc thầm trước khi phân tích nội dung bài.
Đồng thời đưa ra câu hỏi định hướng để học sinh vừa đọc vừa xác định được
nội dung cần đọc.
+ Đọc thành tiếng: Là hoạt động chuyển văn bản ngôn ngữ viết thành văn
bản ngôn ngữ âm thanh. Để giúp học sinh cảm thụ được bài văn, bài thơ thơng
qua việc đọc thì giáo viên phải đọc rõ âm, rõ lời, ngắt nghỉ đúng chỗ, giọng đọc
rõ ràng lưu loát kết hợp với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, đôi mắt. Hướng việc đọc
vào học sinh để tăng sức truyền cảm, gây ấn tượng thính giác bằng giọng đọc.

Vì vậy giáo viên cần trau dồi kĩ thuật đọc đặc biệt là đọc thành tiếng, đọc diễn
cảm để làm sáng hết hình, vang hết nhạc, giao hịa với tác giả, tác phẩm và
người nghe.
+ Đọc diễn cảm: Là thể hiện sự sáng tạo bằng giọng đọc nhằm tác động
đến người nghe. Vì qua thưởng thức giọng đọc, người nghe sẽ sản sinh ra những
ấn tượng, xúc động tự nhiên về tác phẩm. Chính vì thế bằng giọng đọc diễn cảm
của giáo viên sẽ tạo cho học sinh những bất ngờ, hứng thú dù các em đã đọc
nhiều lần nhưng vẫn thấy mới lạ khi nghe. Và khi cho học sinh đọc diễn cảm, đó
chính là dịp các em bộc lộ cảm xúc của bản thân. Cần lưu ý đọc diễn cảm không


phải khoe chất giọng mà là sự thể hiện xúc động từ trái tim, từ cảm nhận của
chính mình. Bởi thế, khơng nên gị ép học sinh đọc y hệt giáo viên.
Để hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh đọc theo các hình thức sau: Đọc cá nhân, đọc theo cặp, đọc phân vai, thi
đọc diễn cảm.
Với cách đọc nào cũng giúp cho học sinh hiểu được văn bản. Vì vậy đọc
chính là hoạt động học diễn ra đồng thời với quá trình nắm bắt thơng tin. Kết
quả của đọc hiểu là: Người đọc phải lĩnh hội được thông tin, hiểu nghĩa của từ,
cụm từ, câu văn, đoạn văn….tồn bộ những gì được đọc. Vì vậy việc đầu tiên
giúp học sinh cảm thụ được một tác phẩm. Giáo viên và học sinh đều cần phải
trau dồi các cách đọc một văn bản.
Biện pháp 2: Cảm thụ văn học thơng qua việc tìm hiểu nội dung, ý
nghĩa.
Biện pháp này chính là hình thức tìm hiểu nội dung khi dạy tập đọc. Việc
dạy cảm thụ văn học trong tập đọc nhằm giúp học sinh cảm nhận được cái hay,
cái đẹp, sự sâu sắc ở ngôn từ, nghệ thuật viết, ở ý nghĩa của bài thơ, bài văn, khổ
thơ, đoạn văn trong bài tập đọc mà các em được học. Giúp các em phát huy trí
tưởng tượng, phân tích văn học từ đó u thích phân mơn Tập đọc, u tiếng
Việt hơn. Để có thể dạy cho học sinh lớp 4 cảm thụ văn học tốt qua phân mơn

Tập đọc, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau:
+ Hệ thống câu hỏi phải gợi được cảm xúc, gợi liên tưởng, phát huy trí
tưởng tượng của học sinh. Giáo viên cần tìm thêm câu hỏi tìm hiểu bài ngồi
sách giáo khoa, phải chủ động sáng tạo, tìm tịi để đặt những câu hỏi khơi gợi
học sinh tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, hành động… trong bài
tập đọc.
Ví dụ như dạy bài: “Truyện cổ nước mình ” ngồi hệ thống câu hỏi trong
sách giáo khoa. Giáo viên cần đưa thêm một số câu hỏi như: Em hiểu thế nào là
“ vàng cơn nắng, trắng cơn mưa”? Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng
nhân hậu của người Việt Nam ta ? Nêu ý nghĩa của truyện đó ?
+ Gợi ý cho học sinh so sánh, chọn lựa, đánh giá, phân tích, có cách hiểu
khác, góc nhìn khác về bài tập đọc đang học nhằm phát huy năng khiếu văn học
của các em.
Ví dụ khi dạy bài: “Tre Việt Nam”. Giáo viên gợi ý học sinh: Từ ngữ nào
được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ cuối? Em hãy cho biết những câu thơ
cuối bài nhằm khẳng định điều gì? ( Từ “mai sau”, “xanh” được lặp lại nhiều
lần. Thể hiện những phẩm chất đẹp của con người Việt Nam sẽ mãi mãi nối tiếp
liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác)


+ Đối chiếu bài tập đọc với các loại hình nghệ thuật khác như ca nhạc,
kịch, điện ảnh, hội họa… Học sinh hết sức thích thú khi nghe bài hát được phổ
từ bài thơ mình vừa học như bài Hạt gạo làng ta… hay bài tập đọc của mình là
một tác phẩm văn học được dựng thành phim (bài Đất rừng Cà Mau…).
+ Diễn đạt thành văn xuôi từ bài thơ: Các bài tập đọc là văn vần, có thể
cho học sinh diễn đạt lại bằng văn xi vì có cảm nhận hết cái hay của bài thơ
các em mới có thể diễn đạt lại bằng văn xi một cách mạch lạc, trôi chảy như
bài: Sắc màu em yêu, Hạt gạo làng ta, Cổng trời…
+ Hướng dẫn học sinh ghi nhớ tác phẩm văn học: Để giúp học sinh có thể
nắm được nội dung một tác phẩm nhanh và lâu nhất tôi thường hướng dẫn các

em biểu thị những nội dung đó bằng sơ đồ cây, hoặc tranh vẽ. Tơi hướng dẫn các
em dựa vào trí tưởng tưởng, óc sáng tạo vẽ nên các bức tranh về nội dung của
tác phẩm hặc hướng dẫn các em vẽ sơ đồ cây bằng cách vẽ các nội dung chính ở
giữa sau đó vẽ thêm các ý phụ ở xung quanh Bằng cách làm này học sinh rất
thích thú và ghi nhớ tác phẩm tốt.
Biện pháp 3: Cảm thụ văn học qua việc khai thác các biện pháp nghệ
thuật trong các bài văn, bài thơ:
Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học
tốt là giúp cho học sinh nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của
nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học. Các biện pháp nghệ thuật
thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậc tiểu học là: So sánh, nhân hóa, điệp
từ và đảo ngữ.
Để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện
pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ và
đảo ngữ..., (thông qua phân môn Luyện từ và câu.)
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh (ngữ liệu) thể hiện biện pháp
nghệ thuật.
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của
bài văn, bài thơ.
* Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp:
a. Biện pháp nghệ thuật so sánh: So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều
sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy
đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: "Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín, quyện với hương bưởi, béo
cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn".
(Sầu riêng- Tập đọc 4)



- Học sinh xác định được:
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ trên là: Nghệ thuật
so sánh.
+ Hình ảnh so sánh: So sánh hương vị của sầu riêng với các loại hoa trái
khác.
+ Học sinh cảm nhận được: Hương vị đặc biệt của sầu riêng. Hương vị đó
được tác giả cảm nhận với tất cả khứu giác và tâm hồn mình. Tác giả rất tinh tế
khi tả và so sánh hương vị sầu riêng với các loại hoa trái khác như mít chín, quả
trứng gà, hoa bưởi, mật ong.
b. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: Nhân hóa là sự diễn đạt bằng cách
biến các sự vật khơng phải là người thành những nhân vật mang tính chất như
con người.
Ví dụ: Cho đoạn thơ:
"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hồi trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh".
(Chợ Tết- Tập đọc 4)
Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên?
- Học sinh xác định được:
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: Nhân hóa (Hình ảnh: Tia nắngnháy; Núi- uốn mình; đồi- nằm)
+ Học sinh cảm nhận: Dưới ánh hồng bình minh, mọi cảnh vật đều trở nên
tráng lệ. Từ giọt sương trắng đến tia nắng tía, từ núi xanh đến đồi son, tất cả đều
cựa quậy, náo nức, sáng bừng. Cảnh vật được nhân hóa như mang tình người,
hồn người, cùng khoe sắc chia vui với bà con các ấp "tưng bừng" đi chợ Tết.
c. Nghệ thuật điệp ngữ: Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được
nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng mạnh
hoặc gợi ra những cảm xúc trong lịng người đọc, người nghe.
Ví dụ: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

"Ta nằm nghe, nằm nghe
Giữa bốn bề ngây ngất
Mùi vôi xây rất say
Mùi lán cưa ngọt mát".
(Bè xuôi sông La- Tập đọc 4)
- Học sinh xác định được:
+ Nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ
+ Từ ngữ được nhắc lại trong hai câu thơ (nằm nghe)
+ Học sinh cảm nhận được: Đoạn thơ nói lên suy nghĩ, niềm tin tưởng
lạc quan về một ngày mai kiến thiết q hương đất nước trong hịa bình. Các
điệp ngữ "nằm nghe, nằm nghe", các từ ngữ "ngây ngất", "rất hay", "ngọt mát"
gợi tả bao cảm xúc dào dạt đang dâng lên trong lòng nhà thơ.


d. Nghệ thuật đảo ngữ: Là hình thức đảo trật tự thông thường của cụm chủ
- vị trong câu. Nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái...của
đối tượng trình bày.
Ví dụ: Câu đảo ngữ:
Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
+ Học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ. Thơng qua đó
để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu. Làm nổi bật vẻ đẹp của dịng
sơng Hương vừa nên thơ vừa rực rỡ.
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách viết một bài văn cảm thụ:
Giáo viên rèn kĩ năng cho học sinh viết một bài văn cảm thụ thông qua 5 bước
sau:
+ Bước 1: Đọc kĩ đoạn văn, thơ cần tìm hiểu.
+ Bước 2: Tìm hiểu nội dung đoạn văn, thơ, câu văn- thơ.
+ Bước 3: Tìm hiểu nghệ thuật (cách dùng từ, đặt câu, biện pháp nghệ
thuật,..).
+ Bước 4: Nêu những suy nghĩ, cảm xúc liên tưởng của em và rút ra bài

học khi đọc đoạn văn, thơ đó.
+ Bước 5: Viết những điều nhận xét trên thành đoạn văn có câu mở và kết.
- Đoạn văn có nội dung về cảm thụ cần được diễn đạt một cách hồn
nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc, cần tránh mắc các lỗi về chính tả, dùng từ,
đặt câu, tránh diễn đạt dài dịng về nội dung đoạn văn.
Ví dụ: Trong bài thơ "Bè xi sơng La" có viết:
"Sơng La ơi, sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi".
Đoạn thơ giúp em cảm nhận vẻ đẹp của dịng sơng La như thế nào?
Hướng dẫn HS thực hiện qua bước:
- Bước 1: Yêu cầu HS đọc kĩ đoạn thơ, nêu yêu cầu.
- Bước 2: Nội dung đoạn thơ là gì? (Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp nên thơ và
thanh bình của dịng sơng La. Đó là: làn nước trong veo được so sánh với ánh
mắt; hai bên bờ có những hàng tre đang rủ bóng xuống dịng sơng).
- Bước 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ?
+ So sánh: Nước như ánh mắt; hàng tre- hàng mi dài.
+ Nhân hóa: Gọi dịng sơng như gọi bạn; thiếu nữ.(Tiếng gọi tha thiết của
tác giả coi dịng sơng như một người bạn thân thiết. Dịng sơng như con người
đậm đà tình cảm, giúp ta liên tưởng đến hình ảnh người thiếu nữ rất đẹp).
- Bước 4: HS nêu suy nghĩ (Yêu mến dịng sơng; Tự hào về vẻ đẹp của
dịng sơng...).
- Bước 5: Yêu cầu HS viết thành đoạn văn theo những nhận xét trên.
Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dịng sơng La
q hương. Nhà thơ đã nhân hóa dịng sơng La, gọi tên sơng một cách trìu mến


như gọi một con người. Cách so sánh dịng sơng la "Trong veo như ánh mắt"
làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dịng sơng cũng đậm đà tình cảm.

Những lũy tre rủ bóng xuống mặt sơng cũng được nhân hóa thành "Bờ tre xanh
im mát. Mươn mướt đơi hàng mi". Vẻ đẹp của dịng sơng, của bờ tre chẳng khác
nào vẻ đẹp của một người con gái quê hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp đậm đà
tình cảm yêu thương gắn bó với con người.
Biện pháp 5: Tạo hứng thú cảm thụ văn học cho học sinh:
- Tổ chức học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa văn học. Hoạt động
ngoại khóa khơng chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, kích thích tìm
tịi mà cịn góp phần hồn thiện khả năng chun mơn của người thầy trong quá
trình chuẩn bị và đồng hành với học sinh. Một số hoạt động ngoại khóa: sưu tầm
tác phẩm, tổ chức gặp gỡ, tham quan thực tế, tổ chức các buổi nói chuyện
chun đề, đọc sách ngồi giờ lên lớp.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cổng trời” giáo viên có thể tổ chức học sinh đến tham
quan cổng trời tại xã Quảng Đức để học sinh trải nghiệm, quan sát thực tế từ
đó có cái nhìn khách quan và đồng cảm với suy nghĩ của tác giả cũng như hiểu
được sâu sắc nội dung của bài. Từ những hoạt động thực tế giúp học sinh thêm
yêu cảnh non nước quê hương.
- Tổ chức học sinh tham gia các trị chơi có nội dung về Tiếng Việt: Tiếng
Việt lí thú, vui học Tiếng Việt, tìm từ theo chủ đề, hái hoa dân chủ.
- Tổ chức tốt ngày hội đọc sách, trưng bày sách tại trường.
Việc dạy môn Tiếng Việt trên lớp và tổ chức các hooạt động ngoại khóa
văn học cho học sinh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết hợp với nhau sẽ
giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo
trong học tập, kích thích lịng ham muốn tìm tịi, khám phá những kiến thức
mới.
Biện pháp 6: Giúp HS tích lũy vốn hiểu biết trong thực tế cuộc sống về
văn học
Giáo viên nên hướng dẫn các em tích lũy vốn hiểu biết và cảm xúc của bản
thân qua hoạt động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống. Có những cảnh
vật, con người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng
nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ thì chúng ta

khơng thể làm giàu vốn hiểu biết về cuộc sống quanh ta. Chính vì vậy, tập cho
học sinh có thói quen quan sát thường xuyên và biết cách quan sát là rất cần
thiết để rèn luyện trở thành một học sinh giỏi, giúp các em viết được những bài
văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn
một cách sâu sắc.
Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế, giáo viên giúp học sinh tích lũy vốn hiểu
biết về văn hóa thơng qua việc đọc sách thường xun. Giúp các em chọn, tìm
đọc những cuốn sách phù hợp vói lứa tuổi, có ích cho việc học tập. Đọc sách,


các em sẽ được “sống” cùng nhân vật, biết vui - buồn - sướng - khổ hay yêu ghét … đồng thời cũng cảm nhận được những hình ảnh đẹp, những câu văn hay,
những chi tiết xúc động…. Một số tác phẩm liên quan đến các nhà văn, nhà thơ
trong chương trình tiểu học như: Góc sân và khoảng trời (Trần Đăng Khoa ),
Chú bị tìm bạn (Phạm Hổ ),…
III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học:
Trong quá trình áp dụng các biện pháp trên để rèn kĩ năng cảm thụ văn
học cho học sinh lớp 4A1. Tôi đã gặt hái được kết quả như sau:
- Khả năng cảm thụ văn học của học sinh ở lớp được tăng lên, tỉ lệ học
sinh năng khiếu được nâng dần lên: Thi giao lưu Tiếng Việt của chúng em cấp
trường lớp tôi đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba. Hai em được lựa chọn thi giao
lưu Tiếng Việt của chúng em cấp huyện.
- Chất lượng của các phân môn Tiếng Việt cũng được nâng cao. Với phân
môn Tập làm văn nhiều em đã viết văn hay, sáng tạo. Riêng phân môn Luyện từ
và câu các em nắm chắc hơn các biện pháp tu từ, các phương pháp liên kết câu,
hiểu nghĩa của từ rất nhanh. Trong tiết Tập đọc các em biết cách đọc diễn cảm,
tìm thấy cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ.
- Kết quả khảo sát khả năng cảm thụ văn học của học sinh trước khi áp
dụng biện pháp:
Lớp


4A1

Số
lượng
HS

Điểm 9 -10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm dưới 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


20

2

10%

5

25%

10

50
%

3

20%

- Kết quả sau khi áp dung các biện pháp vào giữa học kì I:
Lớp

4A1

Số
lượng
HS

Điểm 9 -10


Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm dưới 5

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

20

5

25%

8


55%

6

15
%

1

5%

Từ kết quả khảo sát dễ dàng nhận thấy nhờ có sự áp dụng một số biện
pháp tích cực, sáng tạo trong dạy cảm thụ văn học mà chất lượng học tập của
học sinh nâng lên rõ rệt.
IV. Kết luận áp dụng nội dung trình bày:


Luyện tập để nâng cao năng lực cảm thụ văn học là một yêu cầu cần thiết
đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là đối với những học sinh năng khiếu. Chính
vì vậy, địi hỏi người giáo viên phải thật kiên trì, thật bền bỉ, biết phát huy trí
lực, khả năng sáng tạo của học sinh, tạo cho các em nguồn cảm hứng, sự say mê
khi tiếp xúc với thơ văn. Người giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu
các tài liệu và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, chịu khó tìm tịi
phương pháp giảng dạy để có những giờ dạy cuốn hút học sinh say mê học tập.
Đề tài “ Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4” mà tơi đã trình
bày ở trên cũng là một trong những nỗ lực của tôi với một mục tiêu duy nhất rèn
cho học sinh kĩ năng cảm thụ văn, thơ góp phần nâng cao chất lượng các phân
môn Tiếng Việt.
Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu đề tài mới chỉ ở bước đầu. Trong q
trình nghiên cứu và tích lũy, đúc rút kinh nghiệm với khả năng của bản thân có

hạn, cịn nhiều hạn chế, tôi rất mong hội đồng khoa học giáo dục góp ý để sáng
kiến kinh nghiệm của tơi được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả.
Trên đây là biện pháp rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 mà
tôi đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 4A1 Trường Tiểu học &THCS
Quảng Thịnh, huyện Hải Hà.
Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở
giáo dục tiểu học cấp tỉnh năm học 2020-2021 và chưa được dùng để xét duyệt
thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TH&THCS QUẢNG THỊNH

Người báo cáo

Nguyễn Văn Phúc

Hoàng Mỹ Hạnh



×