Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC BASEL 3 CỦA NGÂN HÀNG ViỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.6 KB, 21 trang )

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUY
ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO THANH KHOẢN
THEO CHUẨN MỰC BASEL 3 CỦA
NGÂN HÀNG ViỆT NAM
ĐỀ TÀI
THÀNH VIÊN MSSV
1.PHAN THỊ KIM NGƯNG K094040579
2. NGUYỄN THỊ YẾN NHI K094040582
3. VŨ THỊ THU PHƯỢNG K094040591
CHƯƠNG 1:
HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN VỐN VÀ
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
VÀI NÉT VỀ ỦY BAN BASEL
( Basel Committee On Banking Supervision – BCBS )

Thành lập năm 1974 bởi nhóm G10 tại thành phố Basel, Thụy Sỹ.

Thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan
giám sát hoạt động ngân hàng của 15 nước.

Cuộc họp thường kỳ được tổ chức 4 lần/năm.

Mục tiêu: Đưa ra các chuẩn mực nhằm quản trị rủi ro trong hoạt động của
ngân hàng , đảm bảo các ngân hàng hoạt động hiệu quả.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC BASEL
BASEL 1
CHƯƠNG 2:
BASEL III VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH
KHOẢN TRONG BASEL III
HIỆP ƯỚC BASEL 3
1


Ngày 12/9/2010, Hiệp định Basel III được ký kết tại tp Basel – Thụy Sỹ
Basel III bắt đầu được áp dụng kể từ ngày 1/1/2013 và triển khai đầy
đủ vào năm 2019.
Basel III đề cập đến 4 nội dung mới so với Basel I vad Basel II
CỤ THỂ CÁC QUY ĐỊNH THANH KHOẢN
TRONG BASEL 3
Tỷ
TỶ LỆ ĐẢM BẢO THANH KHOẢN – LCR
>=100%

Tỷ lệ yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo tài sản Có thanh khoản cao
phải lớn hơn hoặc bằng tài sản Nợ phải thanh toán trong vòng 30 ngày.

Chuẩn mực này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2015
Với lộ trình thực hiện như sau:
2015 2016 2017 2018 2019
60% 70% 80% 90% 100%
Cấu thành của LCR
Giá trị dự trữ TS Có thanh
khoản cao: không bị trở ngại
khi chuyển đổi thành tiền mặt
để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản của ngân hàng trong
thời gian 30 ngày
Tổng luồng tiền mặt ra
thuần = tổng luồng tiền
ra dự kiến- tổng luồng
tiền vào dự kiến (dưới
75% tổng luồng tiền ra
dự kiến)

TỶ LỆ TÀI TRỢ ỔN ĐỊNH THUẦN – NSFR
Yêu cầu nguồn vốn có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở lên phải lớn hơn
hoặc bằng 100% tài sản kém thanh khoản (như các khoản cho vay
trung dài hạn).
Chuẩn mực này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
>=100%

CHƯƠNG 3:
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH
THANH KHOẢN THEO CHUẨN MỰC
BASEL III CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM
CÁC THÔNG TƯ HIỆN HÀNH ĐỀ CẬP ĐẾN VẤN
ĐỀ THANH KHOẢN TRONG BASEL III CỦA NH
VIỆT NAM

Thông tư 13/2010/TT/NHNN

Thông tư 15/2009/TT – NHNN
THÔNG TƯ 13/2010/TT – NHNN

Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD”
được ban hành vào ngày 20/05/2010 và chính thức có hiệu lức từ ngày 1/10/2010
gồm 22 điều đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an toàn của các
TCTD, trong đó có một số điểm mấu chốt như sau:

Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR);

Hạn chế việc tham gia của các TCTD vào các hoạt động liên quan đến
chứng khoán và kinh doanh bất động sản;


Tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD.
Đây là một sự tiến bộ mới trong việc quản trị hoạt động của ngân hàng,
sát sao với chuẩn mực thanh khoản trong Basel 3
Các chỉ tiêu thanh khoản được NHNN nêu rõ tại Mục 3: “Tỷ lệ khả
năng chi trả” của thông tư này với nội dung chủ yếu sau:

Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải có kế hoạch và biện pháp tăng cường
nắm giữ tài sản có khả năng thanh khoản cao.

Tăng cường việc quản trị thanh khoản bằng nhiều phương pháp:

Thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phòng
hoặc tương đương trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng
ngày;

Xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối
với Đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ.

Xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản “Có” và
kỳ hạn phải trả của tài sản “Nợ” của từng ngày trong khoản thời gian 30
ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau để hỗ trợ cho việc quản lý khả năng
chi trả.

Thông tư 13 còn quy định về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy
động.  đây được xem là một trong những quy định đi trước Basle III và
gặp nhiều phản ứng gay gắt từ phía các NHTM
Nội dung yêu cầu các TCTD chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp
tín dụng với điều kiện đối với:

Ngân hàng thương mại không vượt quá 80%


Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được vượt mức 85%
Trong đó quy định cụ thể về nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp
tín dụng.
Ngày 01/10/2010, thông tư 19 được ban hành với một số quy định sửa
đổi của thông tư 13 nhằm giảm bớt khó khăn của các NHTM trong việc
áp dụng các yêu cầu trên trong thông tư 13
THÔNG TƯ 15/2009/TT – NHNN

Được ban hành thay thế quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN ngày
19/4/2005 của thống đốc NHNN quy định nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho
vay trung và dài hạn. đây cũng được xem là một nhánh của tỷ lệ
NSFR.
Nội dung được đề cập:
Quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay
trung hạn, dài hạn đối với

Các ngân hàng thương mại là 30%;

Các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 30%;

Các quỹ tín dụng trung ương là 20%.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH TRÊN ĐẾN
HỆ THỐNG NH VIỆT NAM
Tích cực:

Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng được giảm đáng kể,

Rủi ro kinh doanh đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro rất lớn cũng
được hạn chế.

Tiêu cực:

Áp lực tăng lãi suất huy động, giảm lợi nhuận hoạt động của các ngân
hàng

Ảnh hưởng đến nổ lực tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương
mại
MỘT SỐ NHẬN XÉT KHÁCH QUAN
“về khả năng áp dụng các quy định thanh khoản
theo chuẩn mực Basel III của NH Việt Nam”

Chưa có các quy định cụ thể và rõ ràng nào sát với chuẩn mực thanh khoản
của Basel 3, không có lộ trình cụ thể rõ ràng nào áp dụng quy định Basel 3.
Việt Nam chỉ đưa ra một số nghị quyết và thông tư có liên quan tới các điều
khoản trong hiệp định Basel III nhằm giải quyết và phù hợp hơn với tình
hình thanh khoản hiện tại của các NHTM trong nước.

Thông tư 13, thông tư 15 và các văn bản sửa đổi ra đời đã đánh dấu một
bước tiến mới trong việc hướng dẫn, kiểm soát hoạt động quản trị rủi ro
thanh khoản của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại,
đồng thời tạo bước đệm để trong tương lai đáp ứng lộ triinhf của Basel 3

Hoạt động của các ngân hàng VN vẫn đang còn tồn đọng nhiều vấn đề
bất cập, chuẩn mực của Basel 3 đối với 1 một số nước không riêng VN là
tương đối khá cao  Khả năng có thể đáp ứng hoàn thiệ là rất khó khăn.

Việt Nam có thể dựa trên các chuẩn mực của Basel III để đề ra các biện
pháp phù hợp hơn với tình hình hiện tại nhằm quản lý rủi ro thanh
khoản của hệ thống NH trong nước. “Quan trọng là ngân hàng tốt nhất,
chứ không phải là ngân hàng tuân thủ tốt nhất.”

KẾT LUẬN CHUNG

Các quy định về đảm bảo thanh khoản theo chuẩn mực của Basel 3 không
hẳn phù hợp cho tất cả các ngân hàng ở các nước.

NH Việt Nam không nên quá xem trọng việc đáp ứng các chuẩn mực về
thanh khoản của Basel 3 theo đúng lộ trình làm mục tiêu quản trị rủi ro.

Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc tiếp cận những thông lệ quốc tế
mới, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản.

Chấp nhận khuôn khổ Basel 3 cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam tới
thời điểm năm 2015 là hơi khó
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG
NGHE

×