Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỬ Ô NHIỄM CÔNG NHẬN KIỂU PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.65 KB, 5 trang )

CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỬ Ô NHIỄM
CÔNG NHẬN KIỂU PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
4.1. KẾT LUẬN CHUNG
1. Hiện nay, chúng ta đã và đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi
trường do các PTCGĐB, nhất là tại các đô thị lớn. Việc xây dựng và
ban hành Lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện cơ
giới đường bộ là một điểm mốc quan trong, thể hiện chúng ta đã quyết
tâm giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, để giảm ô nhiễm môi trường do
PTCGĐB là công việc rất phức tạp, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp
như đã trình bày trong mục 1.1. Trong đó, cần phải lấy các giải pháp kỹ
thuật làm nòng cốt và cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề thử nghiệm ô
nhiễm công nhận kiểu PTCGĐB.
2. Hệ thống Tiêu chuẩn ô nhiễm đối với PTCGĐB của Châu Âu được
thiết kế theo hướng chỉ cần thay đổi giới hạn cho phép (ngày càng
nghiêm ngặt hơn) khi cần, mà không cần thay đổi nhiều về quy trình
thử, yêu cầu về trang thiết bị thử, số lượng mẫu khí, quy trình hiệu
chuẩn thiết bị ...Đây là ưu điểm nổi bật của hệ thống Tiêu chuẩn ô
nhiễm của Châu Âu, nó tạo được nhiều thuận lợi cho quá trình áp dụng
và tham khảo. Đây là kinh nghiệm rất tốt mà chúng ta cần học hỏi trong
quá trình xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến PTCGĐB
nói chung và tiêu chuẩn ô nhiễm nói riêng.
3. Trong các loại phương tiện, PTCGĐB hạng nhẹ được sử dụng nhiều
trong đô thị và các vùng lân cận, do vậy nó nhận được sự quan tâm
1
nhiều nhất của các cơ quan bảo vệ môi trường và nhà sản xuất. Trên
thực tế, tiêu chuẩn áp dụng cho loại phương tiện này luôn khắt khe
nhất, và để đáp ứng các điều luật ngày càng nghiêm ngặt này, các hãng
sản xuất luôn áp dụng giải pháp, công nghệ tiên tiến nhất trên
PTCGĐB hạng nhẹ.


4. Chu trình thử và Tiêu chuẩn ô nhiễm của Châu Âu đối với PTCGĐB
hạng nhẹ chứa đựng nhiều vấn đề liên quan mật thiết đến chuyên ngành
Kỹ thuật Động cơ nhiệt với các kiểu thử được xây dựng chi tiết, bám
sát điều kiện thực tế vận hành của phương tiện. Quá trình thử phải tuân
thủ nghiêm các quy định về phương pháp thử, phương pháp lấy mẫu
khí, thiết bị thử và trình độ chuyên môn của nhân viên thử nghiệm. Độ
chính xác yêu cầu đối với các hệ thống thiết bị là khá cao (đặc biệt là
các thiết bị phân tích khí hàm lượng các chất ô nhiễm). Đặc biệt, để
đảm bảo độ chính xác của kết quả đo, cần thường xuyên định chuẩn
thiết bị phân tích khí (phải dùng khí mẫu để định chuẩn). Do vậy, kinh
phí đầu tư ban đầu và vận hành hệ thống cũng sẽ khá cao.
5. Trong 7 kiểu thử dùng cho PTCGĐB hạng nhẹ, kiểu thử I đóng vai trò
quan trọng nhất. Quy trình vận hành xe, căn chỉnh thiết bị, lấy mẫu và
phân tích mẫu …của kiểu thử này được tái sử dụng cho một số kiểu thử
khác. Mặc dù vậy, các kiểu thử khác (xác định mức ô nhiễm ở nhiệt độ
vận hành thấp, kiểm tra độ bền thiết bị chống ô nhiễm, kiểm tra chức
năng OBD...) cũng có vai trò nhất định đối với quá trình thử ô nhiễm
công nhận kiểu PTCGĐB hạng nhẹ. Tuỳ theo kiểu loại động cơ lắp trên
phương tiện mà sẽ áp dụng các kiểu thử tương ứng.
6. Chu trình vận hành xe với kiểu thử I, nhìn chung đơn giản và dễ thực
hiện hơn so với chu trình FTP-75 của Mỹ. Đây cũng là một trong các lý
2
do mà hệ thống tiêu chuẩn của Châu Âu được khá nhiều quốc gia sử
dụng làm nền để xây dựng tiêu chuẩn ô nhiễm cho riêng mình.
7. Do đặc điểm lịch sử, tại Việt nam hiện còn tồn tại khá nhiều PTCGĐB
thế hệ cũ có mức phát thải ô nhiễm rất cao. Do vậy, cũng cần đồng thời
quan tâm đến các biện pháp (phương pháp đo, giới hạn cho phép, quy
định độ tuổi của phương tiện, hạn chế xe dùng động cơ 2 kỳ...) nhằm
kiểm soát ô nhiễm từ các phương tiện đang lưu hành. Ngoài ra, tỷ lệ
vượt trội của xe máy trong tổng số PTCGĐB cũng là vấn đề phải được

quan tâm đúng mức.
4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
1. Hiện tại, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển Động cơ đốt trong
- Viện Cơ khí Động lực - Đại học Bách khoa Hà Nội đã được đầu tư
đầy đủ trang thiết bị để có thể thử nghiệm ô nhiễm công nhận kiểu
PTCGĐB hạng nhẹ và xe máy theo tiêu chuẩn Châu Âu (nếu nâng cấp,
có thể thử theo EURO III). Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu Việt
Nam, việc đảm bảo nhiệt độ phòng thử trong quá trình vận hành luôn
nằm trong khoảng từ 20 đến 30
0
C theo quy định của Châu Âu đôi khi
khó thực hiện.
2. Do tính phức tạp của 7 kiểu thử liên quan, cần có sự lựa chọn hợp lý
khi đầu tư hệ thống thiết bị phục vụ việc thử ô nhiễm công nhận kiểu
PTCGĐB hạng nhẹ. Với điều kiện khí hậu và thực tế phát triển của
ngành công nghiệp ô tô Việt nam, chúng ta có thể không cần thiết phải
quan tâm đầy đủ đến cả 7 kiểu thử. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối
với quá trình sản xuất và lắp ráp PTCGĐB tại Việt nam, mà còn có ý
nghĩa nhất định khi ban hành các Quy định kỹ thuật có liên quan khi
nhập khẩu PTCGĐB vào thị trường Việt nam.
3
3. Hệ thống trang thiết bị phục vụ việc thử ô nhiễm công nhận kiểu
PTCGĐB hạng nhẹ gồm 3 cụm chính: bệ thử khung gầm, hệ thống lấy
mẫu khí và hệ thống thiết bị phục vụ việc xác định hàm lượng các chất
ô nhiễm trong khí thải. Trong đó 2 hệ thống sau có mức độ phức tạp
cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Đây là các hệ thống
phải thường xuyên định chuẩn (đặc biệt là hệ thống phân tích khí), do
vậy làm cho giá thành vận hành và thử nghiệm khá cao. Đây chính là
khó khăn lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Do vậy,
rất cần chính sách tài chính phù hợp của các Cơ quan chức năng để vấn

đề kinh phí không gây cản trở quá trình nghiên cứu và phát triển động
cơ đốt trong và PTCGĐB.
4. Theo tiêu chuẩn Châu Âu, nhiên liệu dùng cho quá trình thử ô nhiễm
công nhận kiểu PTCGĐB hạng nhẹ được quy định rất chặt chẽ về các
đặc tính kỹ thuật. Tuy nhiên, việc phân tích các đặc tính của nhiên liệu
cũng như việc sử dụng nhiên liệu có đặc tính đáp ứng yêu cầu đôi khi
còn khó thực hiện được trong điều kiện Việt Nam. Do vậy, kết quả thử
ô nhiễm công nhận kiểu do chúng ta công bố có thể không thực sự đáp
ứng yêu cầu theo Tiêu chuẩn Châu Âu. Trong thời gian tới, chúng ta
cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nhiên liệu dùng cho PTCGĐB (hoàn
thiện TCVN liên quan, nâng cao chất lượng nhiên liệu theo hướng tiếp
cận Tiêu chuẩn Châu Âu, khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch, giám
sát chất lượng trong lưu thông và phân phối ...)
5. Việc điều chỉnh động cơ và các hệ thống điều khiển có liên quan sẽ có
tác động đáng kể đến mức phát thải ô nhiễm của phương tiện thử công
nhận kiểu. Do vậy, cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa
chuyên gia kỹ thuật của Hãng sản xuất PTCGĐB với các nhân viên kỹ
thuật của các Cơ sở thử ô nhiễm nhằm đảm bảo việc chuẩn bị và điều
4
chỉnh các hệ thống của phương tiện thử phù hợp nhất theo quy định của
nhà sản xuất.
6. Do yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu nhân viên của Cơ sở thử ô nhiễm phải
có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Đây cũng là điều
cần chú ý khi áp dụng Quy trình thử nghiệm ô nhiễm công nhận kiểu
PTCGĐB hạng nhẹ trong điều kiện Việt Nam.
5

×