Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã thạnh an, huyện cần giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 74 (02/2021)
No. 74 (02/2021)
Email: ; Website: />
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TẠI XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ
Evaluating potential tourism resources at Thạnh An commune, Cần Giờ district
PGS.TS. Phạm Viết Hồng
Trường Đại học Sài Gịn
TĨM TẮT
Nội dung của bài viết đề cập việc vận dụng phương pháp lập mơ hình giả thuyết và phương pháp điều
tra xã hội để đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ
Chí Minh. Phương pháp đánh giá sử dụng thang đo Likert 5 bậc, độ tin cậy của thang đo được kiểm
định bằng tính tốn Cronbach alpha có giá trị > 0.6 và phân tích nhân tố khám phá (EFA) có hệ số
KMO = 0.872, chỉ số sig =0.00. Kết quả nghiên cứu là xác định được các yếu tố sinh thái nhân văn
(tập quán dân cư, ẩm thực hải sản, nghề ngư) và hệ sinh thái cửa sơng Lịng Tàu đạt mức độ > 4.0 (có
giá trị hấp dẫn cao đối với khách du lịch). Ngoài ra, bài viết đề xuất các hướng tiếp cận sử dụng hợp lí
và bảo vệ tài nguyên du lịch; phát triển sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và sức chứa của lãnh thổ đối
với du lịch.
Từ khóa: cảm nhận của du khách, đánh giá tiềm năng, tài nguyên du lịch, xã Thạnh An
ABSTRACT
The article presents the application of hypothetical modeling and social survey methods to assess the
potential of tourism resources in Thạnh An commune, Cần Giờ district, Ho Chi Minh City. The
evaluation method uses a 5-step Likert scale, the reliability of the scale is verified by Cronbach alpha
calculation with the value > 0.6 and Exploratory Factor Analysis (EFA) with KMO coefficient = 0.872,
index sig = 0.00. The results of the study are to identify human ecological factors (residential customs,


seafood cuisine, fishery) and the eco-system of Lòng Tàu estuary at the level of > 4.0 (with high
attractive value for tourists). In addition, the article also proposes approaches to rational use and
protection of tourism resources, developing tourism products, tourism types and the territory's capacity
for tourism.
Keywords: visitors' comments, potential assessment, tourism resources, Thạnh An commune

có tính chất đảo rõ rệt. Đặc điểm tự nhiên
vùng cửa sông - biển và kết hợp với tập
qn văn hóa dân cư mang đậm tính chất
đảo, nghề ngư đã hình thành nên nhiều giá
trị vật thể và phi vật thể có ý nghĩa đối với
phát triển du lịch. Vấn đề đặt ra là cần phải
thiết kế mơ hình phát triển du lịch như thế
nào để khai thác hợp lí tài nguyên đáp ứng

1. Đặt vấn đề
Xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, nằm về
phía đơng nam của Thành phố Hồ Chí
Minh và cách trung tâm khoảng 75km. Đây
là khu vực được hình thành do quá trình
bồi đắp phù sa của hệ thống sơng Đồng Nai
về phía biển. Xã Thạnh An bị ngăn cách
với đất liền bởi các chi lưu và cửa sông nên
Email:

3


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 74 (02/2021)

có liên quan đến phát triển du lịch, giả
thuyết được đặt ra là: Thạnh An có tiềm
năng phát triển du lịch sinh thái (Sở Du
lịch TP.HCM, 2019). Các nhân tố cốt lõi
để hình thành các sản phẩm du lịch sinh
thái gồm: i) tài nguyên du lịch sinh thái tự
nhiên (cảnh quan cửa sơng Lịng Tàu, đảo,
vịnh Gành Rái; hệ sinh thái rừng ngập
mặn); ii) hệ sinh thái nhân văn dân cư biển,
đảo (cư trú, quan hệ cộng đồng, an ninh
trật tự, thái độ dân cư, tín ngưỡng, ẩm thực,
nghề ngư). Phân tích đặc điểm tự nhiên,
dân cư và các hoạt động nghề ngư đã chọn
được 7 yếu tố có giá trị đối với phát triển
du lịch: cảnh quan cửa sơng Lịng Tàu; đê,
kè và bờ biển Thạnh An; hệ sinh thái rừng
ngập mặn; tập qn văn hóa dân cư; hải
sản; tín ngưỡng tâm linh; nghề ngư. Tiềm
năng giá trị của mỗi yếu tố được cụ thể hóa
và minh họa bằng 4 đến 5 tiêu chí.
Thứ hai, phương pháp điều tra cảm
nhận của du khách đối với tiềm năng tài
nguyên du lịch để thẩm định giả thuyết
Để thẩm định giả thuyết nghiên cứu
“Thạnh An có tiềm năng phát triển du lịch
sinh thái”, chúng tôi thực hiện điều tra 180
khách du lịch để thẩm định cảm nhận của
họ đối với 7 yếu tố có giá trị tiềm năng đối

với phát triển du lịch. Việc thiết kế bộ câu
hỏi điều tra được tuân thủ theo các bước
xây dựng thang đo Likert. Các biến cần đo
là 7 yếu tố đã được lựa chọn theo giá trị
tiềm năng du lịch. Mức độ cảm nhận về
mỗi yếu tố được tổng hợp từ 4 đến 5 mục
hỏi (biến quan sát) có nội dung phản ánh
thuộc tính của các nhân tố tiềm năng theo
thang đo 5 bậc. Các mục hỏi trong mỗi yếu
tố được đặt ra với mục đích nhận được
đánh giá cùng chiều (Hình 1).

yêu cầu phát triển du lịch bền vững. Kết
quả của việc đánh giá chính xác giá trị tiềm
năng của tài nguyên du lịch là căn cứ quan
trọng để lựa chọn sản phẩm, loại hình và
xác định quy mô đầu tư, sức chứa của lãnh
thổ đối với phát triển du lịch ở xã Thạnh
An. Cách tiếp cận nghiên cứu về đánh giá
tài nguyên du lịch dựa vào phân tích định
tính của chuyên gia về đặc điểm riêng mỗi
loại tài nguyên dễ bị sai lệch theo chiều
hướng tăng giá trị. Ngược lại, cách tiếp cận
đánh giá dựa vào cảm nhận của đối tượng
có nhu cầu dễ bị bỏ sót và nhận biết sai giá
trị của tài nguyên. Do vậy, vấn đề đặt ra
đối với nghiên cứu này là kết hợp 2 cách
tiếp cận để đảm bảo tính chọn lọc và tính
thẩm định trong đánh giá tiềm năng tài
nguyên du lịch xã Thạnh An.

2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng là khâu quan
trọng đối với công tác quy hoạch và thực
hiện các dự án phát triển du lịch. Việc xác
định được quy mô và giá trị của các nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch là căn
cứ để đầu tư phát triển điểm đến (các sản
phẩm du lịch, dịch vụ khách du lịch) và tổ
chức thực hiện các chương trình du lịch
(Mayuree Nasa & Fatimah Binti Hassan,
2016). Để xác định được tiềm năng phát
triển du lịch tại xã Thạnh An, chúng tôi
thực hiện hai phương pháp nghiên cứu
chủ yếu:
Thứ nhất, phương pháp lập mơ hình
giả thuyết về phát triển du lịch tại xã Thạnh
An. Để lập mơ hình giả thuyết, chúng tôi
tiến hành tiến hành điều tra thực địa, thu
thập số liệu thống kê, tham khảo ý kiến của
chính quyền địa phương, cộng đồng dân
cư. Dựa vào kết quả phân tích các nhân tố

4


PHẠM VIẾT HỒNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

Cảnh quan cửa sơng Lịng Tàu

Đê, kè, bờ biển Thạnh An
Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Cảm nhận của
khách du lịch đối
với tài ngun
du lịch

Tập qn văn hóa dân cư
Nguồn hải sản
Tín ngưỡng tâm linh
Trải nghiệm nghề ngư

Hình 1. Mơ hình đánh giá cảm nhận của du khách đối với tiềm năng tài nguyên du lịch
nhiệt độ trung bình năm 27-28oC và lượng
mưa khoảng 1300-1700mm. Khí hậu phân
hóa thành hai mùa mưa và khô rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau (Dữ liệu
trung tâm khí hậu, 2015 - 2019). Vào mùa
mưa thường có gió thổi mạnh, sóng lớn
nên việc đi lại giữa Thạnh An và đất liền
gặp khó khăn.
Dân số Thạnh An năm 2019 là 4512
người trong đó khoảng 92% phân bố ở 2 ấp
Thạnh Hịa và Thạnh Bình thuộc đảo
Thạnh An. Dân cư Thạnh An có văn hóa
đặc trưng của cư dân biển đảo. Mối quan
hệ cộng đồng chặt chẽ, thân thiện và tín
ngưỡng gắn liền với nghề biển. Phần lớn

dân cư theo tín ngưỡng dân gian, có 26,9%
dân số (1215 người) theo theo tín ngưỡng
Cao Đài. Hoạt động kinh tế chủ yếu của
dân cư là nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải
sản và làm muối. Ngồi ra có một bộ phận
nhỏ làm nghề buôn bán lẻ, dịch vụ ẩm
thực, dịch vụ lưu trú và công chức nhà
nước (UBND Thạnh An, 2019).
3.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch ở xã
Thạnh An
3.2.1. Phân loại tài nguyên du lịch và
sản phẩm du lịch tiềm năng

3. Nội dung và kết quả nghiên cứu
3.1. Khái quát về xã Thạnh An
Thạnh An là xã đảo duy nhất của
Thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh thổ của xã
là bộ phận phía đơng của huyện Cần Giờ
có diện tích 122,31km² gồm các đảo và
bán đảo được bao bọc bởi các cửa sơng và
biển. Phía bắc giáp với sơng Đồng Tranh,
phía tây giáp cửa sơng Lịng Tàu, phía
đơng giáp cửa sơng Thị Vải, phía nam
giáp biển. Khoảng cách đường thủy từ
trung tâm xã Thạnh An đến thị trấn Cần
Thạnh là 5,7km và đến Thành phố Vũng
Tàu là 17km.
Tự nhiên Thạnh An có nhiều đặc trưng
của vùng cửa sơng được thành tạo chủ yếu
bởi sự kết hợp giữa bồi đắp phù sa sông và

thủy triều. Lãnh thổ của xã Thạnh An được
hình thành do quá trình mở rộng của đồng
bằng sơng Đồng Nai về phía biển, riêng hai
ấp Thạnh Hịa và Thạnh Bình được tách rời
thành đảo (Thạnh An). Địa hình phía bắc
có độ cao trung bình 2-3m, độ cao lớn nhất
là 13m ở Giồng Chùa. Địa hình của xã bị
chia cắt bởi mạng lưới các cửa sông dày
đặc nên giao thông chủ yếu bằng đường
thủy. Hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm
khoảng 84% diện tích của xã. Khí hậu có
5


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 74 (02/2021)

Khảo sát thực tiễn và tham khảo “Kế
hoạch xây dựng và phát triển mô hình du
lịch cộng đồng Xã Thạnh An, huyện Cần
Giờ năm 2019”, cho thấy xã Thạnh An có

nguồn tài nguyên du lịch vừa đa dạng về
chủng loại, vừa có tính độc đáo về giá trị
nên thuận lợi đối với việc hình thành điểm
đến du lịch hấp dẫn (Bảng 1).

Bảng 1. Tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch tiềm năng tại xã Thạnh An
TT


Sản phẩm du lịch tiềm năng

Tên tài ngun

1 Cảnh quan cửa sơng
Lịng Tàu

Khám phá nơi nước sơng hòa vào biển cả; quan sát hiện
tượng phân chia 2 làn nước của sơng Lịng Tàu và sơng Thị
Vải; khám phá hiện tượng thủy triều; đi tàu vượt cửa sông.

2 Đê, kè, bờ biển Thạnh
An

Quan sát mặt trời mọc, mặt trời lặn; chuyển động của sóng,
khám phá đê, kè chắn sóng, quan sát phong cảnh mặt biển,
tắm biển, câu cá.

3 Hệ sinh thái rừng ngập
mặn

Khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn, chèo thuyền, nghỉ
ngơi, vui chơi giải trí.

4 Tập quán cư dân

Khám phá nhà ở, nghề nghiệp, đời sống, quan hệ cộng
đồng, thái độ của dân cư, homestay.


5 Tín ngưỡng tâm linh

Tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm tâm linh Lăng Ơng
Thủy tướng, Miếu Thủy Long Cơng chúa, Thánh thất
Thạnh An.

6 Nghề làm muối, nuôi
hàu, chế biến hải sản

Tham quan, trải nghiệm nghề làm muối, nuôi hàu, câu cá,
chế biến hải sản.

7 Hải sản

Ẩm thực, mua quà lưu niệm.
phân bố cơ quan hành chính, văn hóa, y
tế, an ninh và là nơi hoạt động kinh tế chủ
yếu của xã Thạnh An. Thạnh An là khu
vực tập trung tiềm năng du lịch chủ yếu.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm hệ thống
đê, kè chắn sóng và bờ biển phía đơng; Hệ
sinh thái rừng ngập mặn phía tây. Tài
nguyên du lịch nhân văn gồm nguồn hải
sản, các di sản tín ngưỡng tâm linh (Lăng
Ơng Thủy tướng, miếu Bà Thủy Long
Cơng chúa, Thánh thất Thạnh An); nghề
nuôi hàu và chế biến hải sản; tập quán văn
hóa dân cư có nhiều đặc trưng rất thích
hợp đối với phát triển du lịch.


3.2.2. Phân bố tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch của xã Thạnh An
phân bố tập trung chủ yếu ở hai khu vực:
khu vực đảo Thạnh An (ấp Thạnh Hịa và ấp
Thạnh Bình) và khu vực ấp Thiềng Liềng.
Đảo Thạnh An nằm cách phía bắc thị
trấn Cần Thạnh khoảng 5,7km theo đường
biển, gồm ấp Thạnh Hịa và ấp Thạnh
Bình với diện tích khoảng 0,45km2, dân số
khoảng 4130 người và mật độ 9000
người/km2. Đây là khu dân cư hình thành
đầu tiên của xã, từ những năm đầu của thế
kỷ 20 trên đảo đã có các ngư dân sinh
sống. Hiện nay, đảo Thạnh An là địa điểm
6


PHẠM VIẾT HỒNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

Ấp Thiềng Liềng là một khu dân cư
khoảng gần 200 hộ ở cù lao nằm cách về
phía bắc đảo Thạnh An khoảng 6,7km theo
đường sơng, được hình thành từ sau năm
1975 do quá trình định cư của diêm dân.
Phần lớn diện tích ấp Thiềng Liềng là hệ
sinh thái rừng ngập mặn và cánh đồng
muối. Tài nguyên du lịch nổi bật là hệ sinh
thái nhân văn (nghề làm muối, tập quán

diêm dân) và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Ngoài ra, khu vực này cịn có các cồn đất
cao (núi Rồng) và hệ thống sông dày đặc
chảy len lỏi giữa các khu rừng ngập mặn
rất thích hợp cho các hoạt động khám phá,
trải nghiệm.
3.3. Đánh giá tài nguyên du lịch theo
cảm nhận của du khách
3.3.1. Yếu tố, tiêu chí đánh giá và mẫu
điều tra đánh giá
Đánh giá giá trị tài nguyên du lịch là
Tài
nguyên

khâu quan trọng đối với nghiên cứu phát
triển du lịch. Việc đánh giá tài nguyên du
lịch được tiếp cận theo hai cách chủ yếu:
phân tích, đánh giá các thuộc tính cấu tạo
của tài nguyên du lịch và đánh giá tài
nguyên du lịch thông qua mức độ thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi chọn cách tiếp cận đánh
giá dựa vào mức độ đáp ứng của tài nguyên
du lịch đối với kỳ vọng của khách du lịch
thông qua thái độ cảm nhận của họ.
Lựa chọn yếu tố và tiêu chí đánh giá
tài nguyên du lịch
Để đo lường cảm nhận của du khách
đối với tài nguyên du lịch ở xã Thạnh An,
nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố

thiên nhiên và nhân văn thành nhiều thuộc
tính riêng rẽ. Mỗi thuộc tính là một tiêu chí
đánh giá được trình bày dưới dạng mục hỏi
(Bảng 1).

Thuộc tính giá trị
của tài nguyên

Tài
nguyên

Cảnh
Phong cảnh bến tàu tạo cảm Tập quán
quan cửa giác vượt biển
văn hóa
sơng
Cảm giác mới về ranh giới
Lịng Tàu
nước sông và nước biển
Ẩm thực

Cảm giác thú vị khi khám phá
thủy triều
Đi tàu vượt cửa sơng có cảm
giác lênh đênh giữa biển

Thuộc tính giá trị
của tài nguyên
Dân cư địa phương sẵn sàng
giúp đỡ

Cảnh quan cư trú có nhiều đặc
trưng riêng
Hải sản phong phú, đặc trưng
Hải sản tươi sống

Đê, kè, Dạo chơi dọc đê, kè trong lành
bờ biển và hứng thú
Thạnh An
Bờ biển tạo được nhiều trạng
thái tình cảm

Giá hải sản rẻ
Hương vị thơm ngon

Ngắm phong cảnh biển rất đẹp
lúc bình minh

Đảm bảo vệ sinh, an tồn thực
phẩm

Nghỉ ngơi, thư giãn tốt cho tinh
thần và sức khỏe

Tín
ngưỡng
7

Truyền thuyết cá voi cứu người
có thật



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 74 (02/2021)

Thuộc tính giá trị
của tài ngun

Tài
ngun

Câu cá ở bờ biển là hình thức
giải trí rất thú vị

tâm linh

Tài
nguyên

Thuộc tính giá trị
của tài nguyên
Miếu Bà là địa chỉ linh thiêng

Hệ sinh Có nhiều đặc điểm khác với
thái rừng rừng ở miền núi
ngập mặn Trải nghiệm bắt cá thịi lịi, cá
bống rất khó qn

Lăng Ơng Thủy tướng là điểm
tựa tinh thần cho ngư dân


Du ngoạn bằng thuyền rất ấn
tượng

Trải nghiệm tâm linh sẽ tạo
được sự đồng cảm với dân cư

Thánh thất Cao Đài có cảm
giác tơn nghiêm và độc đáo

Trải
Thiên nhiên tạo được cảm giác
nghiệm mới lạ
nghề
ngư Đời sống ngư dân vất vả nhưng
Khả năng thích nghi với thiên
nhiên của sinh vật
rất thoải mái
Có thể tham gia nhiều hoạt
động giải trí

Tập quán Thái độ của dân cư rất thân
văn hóa thiện với du khách

Khám phá nghề nuôi hàu phát
hiện nhiều điều thú vị

Quan hệ cộng đồng dân cư địa
phương gắn bó


Tham gia làm muối cảm nhận
được vất vả và hấp dẫn

Tình trạng an ninh an tồn và
tin cậy

Ngư dân kể chuyện biết thêm
nhiều điều mới mẻ

Mẫu điều tra
Thông tin về đánh giá tài nguyên du
lịch được điều tra từ 180 người đã đi du
lịch tại xã Thạnh An. Các quan sát trong
mẫu điều tra được được lựa chọn ngẫu
nhiên vào các thời điểm giữa tuần, cuối
tuần và vào các ngày lễ. Các ngày lễ lớn
được chọn là ngày Quốc tế Lao động, ngày

Quốc khánh và ngày lễ Nghinh Ông (15/10
Âm lịch). Mặc dù số lượt khách đến xã
Thạnh An vào các thời điểm có khác nhau,
nhưng số mẫu vẫn được chọn đồng nhất 9
mẫu/ngày. Tuy nhiên, do du khách khơng
có mặt đầy đủ ở các địa điểm theo lựa chọn
của nghiên cứu nên chỉ chọn được 150 mẫu
trong số 180 phiếu điều tra (Bảng 2).

Bảng 2. Số lượng và cơ cấu mẫu điều tra phân theo độ tuổi của du khách tại Thạnh An*
Nhóm tuổi


Valid

Frequency

Percent

Valid Percent

Cumulative Percent

18-30

72

48.0

48.0

48.0

31-45

52

34.7

34.7

82.7


46-63

26

17.3

17.3

100.0

Total

150

100.0

100.0

* Số liệu thống kê mô tả từ 150 mẫu điều tra

8


PHẠM VIẾT HỒNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

3.3.2. Kiểm định thang đo
Để kiểm định thang đo, chúng tôi xác
lập 7 biến biểu thị cho 7 loại tài nguyên du

lịch của xã Thạnh An. Mỗi biến được minh
họa bởi 4-5 mục hỏi về các khía cạnh thuộc

tính nhằm lượng hóa giá trị định tính của
các biến. Sử dụng thơng tin thu được từ các
mục hỏi theo mỗi biến để tính tốn
Cronbach Alpha với SPSS, đã thu được kết
quả ở Bảng 2.

Bảng 2. Kết quả đánh giá Cronbach Alpha
Mã hóa

Biến

Cronbach's Alpha N of Items

Cs

Cảnh quan cửa sơng Lịng Tàu

.780

4

Dk

Bờ biển Thạnh An

.817


5

Rg

Rừng ngập mặn

.749

5

Tq

Tập quán dân cư

.841

5

Tl

Tin ngưỡng tâm linh

.801

5

Tng

Nghề làm muối, nuôi trồng và chế biến hải sản


.874

5

At

Hải sản (cá, tôm, ghẹ, hàu, v.v.)

.830

5

Kiểm định độ tin cậy 7 biến với thông
tin thu được từ 34 mục hỏi bằng Cronbach
alpha cho kết quả thấp nhất là 0.749 đối
với biến rừng ngập mặn và cao nhất là
0.874 đối với biến nghề làm muối và nuôi
trồng thủy sản. Theo các nhà nghiên cứu
đều cho rằng nếu giá trị của Cronbach
alpha >0.6 thì việc xác định các mục hỏi và
thang đo đảm bảo độ tin cậy để thực hiện
các phân tích tiếp theo (Hồng Trọng &
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả
tính toán Cronbachs alpha ở Bảng 2, cho

thấy việc lựa chọn các mục hỏi của mỗi
biến và kết quả điều tra thu được đảm bảo
độ tin cậy cho nghiên cứu đánh giá cảm
nhận của du khách đối với tài nguyên du
lịch xã Thạnh An.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sử dụng thông tin thu được từ 34 biến
quan sát thuộc 7 biến độc lập là những
nhân tố tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã
Thạnh An để đưa vào phân tích nhân tố
khám phá trong SPSS 20, đã cho các kết
quả sau:

Hệ số KMO
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Approx. Chi-Square
Bartlett's Test of Sphericity df

.872
3673.739
561

Sig.

.000
9


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 74 (02/2021)

ý; 5, Rất đồng ý.
Đánh giá chung đối với các tài nguyên

du lịch
Sử dụng phương pháp phân tích trung
bình đối với các biến đại diện (Biến có giá
trị trung bình của các biến quan sát) sẽ cho
kết quả cảm nhận của du khách đối với các
loại tài nguyên du lịch (Bảng 3).

Kết quả phân tích hệ số KMO = 0.872
và chỉ số sig = 0.00 cho thấy điều kiện
phân tích nhân tố là phù hợp.
3.3.3. Kết quả đánh giá cảm nhận của du
khách đối với tài nguyên du lịch xã Thạnh An
Nghiên cứu này sử dụng thang đo
Likert với 5 mức độ: 1, Rất khơng đồng ý;
2, Khơng đồng ý; 3, Bình thường; 4, Đồng

Bảng 3. Mức độ cảm nhận của du khách đối với các tài nguyên du lịch ở Thạnh An
(Giá trị thống kê mô tả)
Các yếu tố

N

Minimum

Maximum

Mean

Std.
Deviation


Cảnh quan thiên nhiên cửa
sông Lòng Tàu

150

1.50

4.25

3.3483

.63252

Bờ biển Thạnh An

150

1.40

4.70

4.0053

.62518

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

150


1.80

4.40

3.2333

.56730

Tập quán dân cư

150

2.40

5.00

4.3907

.56738

Ẩm thực hải sản

150

2.40

5.00

4.6493


.56435

Tín ngưỡng tâm linh

150

1.80

4.60

3.4120

.58513

Trải nghiệm nghề ngư

150

1.40

4.80

3.8200

.74609

Kết quả thống kê trung bình mức độ
cảm nhận của du khách về các tài nguyên
du lịch cho thấy có 3 yếu tố đo được mức
độ đánh giá trên mức “đồng ý” là yếu tố bờ

biển Thạnh An (4,1) yếu tố tập quán văn
hóa dân cư (4,3) và yếu tố ẩm thực (4,6).
Kết quả đánh giá này cũng được sự đồng
thuận của cộng đồng dân cư và các nhà
quản lí địa phương.

Phân tích sâu các khía cạnh của tài
nguyên du lịch Thạnh An cho thấy các loại
tài nguyên du lịch khơng được đánh giá
cao (<3.0) nhưng vẫn có một số khía cạnh
của các loại tài nguyên này được xác nhận
là có giá trị đối với du lịch. Ngược lại đối
với các loại tài nguyên được đánh giá cao
nhưng vẫn có một số khía cạnh có mức độ
cảm nhận thấp (<3.0) (Bảng 4).

10


PHẠM VIẾT HỒNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

Bảng 4. Mức độ cảm nhận của du khách đối với các thuộc tính của tài nguyên du lịch
ở Thạnh An (Giá trị thống kê mô tả)
Loại tài
nguyên

Mean


Std.
Deviation

3.87

.855

3.35

.803

3.23

.699

4.16

.891

3.92

.893

4.38

.924

Ngắm phong cảnh biển rất đẹp lúc bình minh

3.99


.833

Nghỉ ngơi, thư giãn tốt cho tinh thần và sức khỏe

4.06

.629

Câu cá ở bờ biển là hình thức giải trí rất thú vị

3.73

.802

3.00

.867

3.47

1.008

3.06

.626

Có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí

3.17


.642

Khả năng thích nghi với thiên nhiên của sinh vật

3.47

.808

3.30

.801

4.25

.657

4.15

.839

Dân cư địa phương sẵn sàng giúp đỡ

4.33

.672

Cảnh quan cư trú có nhiều đặc trưng riêng

4.42


.637

Hải sản phong phú, đặc trưng

4.09

.885

Hải sản tươi sống

4.53

.711

Giá hải sản rẻ

4.17

.599

Hương vị thơm ngon

4.72

.834

Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm

3.41


.578

3.75

.685

3.94

.534

Giá trị của tài nguyên

Cảnh quan Phong cảnh bến tàu tạo cảm giác vượt biển
thiên nhiên
cửa sông Hiện tượng ranh giới nước sơng và nước biển
Lịng Tàu Cảm giác thú vị khi khám phá thủy triều
Đi tàu vượt cửa sơng có cảm giác lênh đênh giữa biển
Bờ biển Dạo chơi dọc đê, kè trong lành và hứng thú
Thạnh An
Bờ biển tạo được nhiều trạng thái tình cảm

Hệ sinh Có nhiều đặc điểm khác với rừng ở miền núi
thái rừng
ngập mặm Trải nghiệm bắt cá thịi lịi, cá bống rất khó qn
Du ngoạn bằng thuyền rất ấn tượng

Tập quán Thái độ của dân cư rất thân thiện với du khách
văn hóa
dân cư Quan hệ cộng đồng dân cư địa phương gắn bó

Tình trạng an ninh an tồn và tin cậy

Ẩm thực

Tín ngưỡng Truyền thuyết cá voi cứu người là có thật
tâm linh
Miếu Bà là địa chỉ linh thiêng
11


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

Loại tài
nguyên

No. 74 (02/2021)

Giá trị của tài nguyên

Mean

Std.
Deviation

Lăng Ông Thủy tướng là điểm tựa tinh thần cho ngư
4.67
dân

.880


Thánh thất có cảm giác tơn nghiêm và độc đáo

2.70

.918

Trải nghiệm tâm linh sẽ có đồng cảm với dân cư

2.75

.872

3.77

1.069

3.84

.898

3.83

.886

Tham gia làm muối cảm nhận được vất vả và hấp dẫn

3.68

.830


Ngư dân kể chuyện biết thêm nhiều thông tin mới

3.97

.874

Trải
Khám phá thiên nhiên có cảm giác mới lạ
nghiệm
Đời sống ngư dân vất vả nhưng rất thoải mái
nghề ngư
Khám phá nghề nuôi hàu phát hiện nhiều điều thú vị

yếu tố ẩm thực và tập qn văn hóa dân cư
có tính tương đối đồng nhất giữa các nhóm
tuổi. Hầu hết du khách đều có đánh giá từ
mức “đồng ý” đến “rất đồng ý” với các
nhận định cho rằng ẩm thực và tập quán
văn hóa ở Thạnh An có sức hấp dẫn cao
đối với nhu cầu du lịch.
3.4. Giá trị và thách thức đối với tài
nguyên du lịch ở xã Thạnh An
3.4.1. Các giá trị chủ yếu của tiềm
năng tài nguyên du lịch
Phân tích đặc điểm thiên nhiên, kinh tế
- xã hội và thông tin đánh giá của du khách
cho thấy các giá trị nổi bật của tiềm năng
tài nguyên du lịch gồm:
- Tiềm năng tài nguyên du lịch đa
dạng và phân bố tập trung thành 2 khu vực

chính là đảo Thạnh An và cù lao Thiềng
Liềng. Mỗi khu vực đều có 4 đến 5 loại
tiềm năng nên tạo được khả năng tiết kiệm
thời gian, chi phí di chuyển; tăng khả năng
đáp ứng nhu cầu du lịch; thuận lợi cho đầu
tư cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch.
- Tiềm năng tài nguyên du lịch có
một số giá trị nổi trội, đặc trưng không bị
trùng lặp với tiềm năng ở các địa phương

Các yếu tố cảnh quan cửa Lòng Tàu,
Hệ sinh thái rừng ngập mặn, tín ngưỡng
tâm linh và trải nghiệm nghề ngư tuy
khơng được đánh giá cao nhưng có một số
khía cạnh trong đó được xác nhận là có giá
trị. Các khía cạnh: đi tàu vượt cửa sơng,
trải nghiệm nghề làm muối, ni hàu và
tìm hiểu Lăng Ơng Thủy tướng có khả
năng đóng góp làm tăng giá trị của tài
nguyên du lịch ở xã Thạnh An.
Kết quả đánh giá cảm nhận giá trị tài
nguyên du lịch được phân theo nhóm tuổi.
Đối với mức độ cảm nhận về các nhân
tố cảnh quan cửa sơng Lịng Tàu, cảnh
quan bờ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn
và trải nghiệm nghề ngư, có phân hóa khá
rõ theo nhóm tuổi. Nhóm du khách trẻ
đánh giá cao các giá trị của tài nguyên tự
nhiên, trong khi đó nhóm du khách nhiều
tuổi cho rằng chỉ ở mức độ trên trung bình.

Ngược lại, yếu tố tín ngưỡng tâm linh thì
những du khách trên 35 tuổi đều “đồng ý”
có giá trị đối với phát triển du lịch. Hầu hết
du khách trẻ đều đánh giá “bình thường”
hoặc “khơng đồng ý”.
Mức độ đánh giá cảm nhận đối với các
12


PHẠM VIẾT HỒNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

An có mật độ dân số cao khoảng 9000
người/km2 nên khơng gian trống trên đảo
đang bị thu hẹp. Nhà ở của dân cư làng ngư
vốn đã phân bố liền kề nhau, nay do dân số
tăng nên càng chật hẹp. Bộ phận nhà ở ven
trục chính của đảo đã bị “đơ thị hóa” làm
phai mờ dấu vết của làng ngư. Khơng gian
dành cho du lịch (nghỉ ngơi, trải nghiệm,
giải trí…) đang thu hẹp.
- Xu hướng thay đổi văn hóa: cộng
đồng dân cư là nôi sinh của các loại tài
nguyên du lịch sinh thái nhân văn của xã
Thạnh An. Xu thế hội nhập ngày càng tăng
và sự tác động của lối sống vật chất đang
làm suy giảm các quan hệ cộng đồng mang
đặc trưng của văn hóa dân cư biển - đảo.
Vấn đề gìn giữ được mối quan hệ cộng

đồng gắn bó, tính chân thật và nhiệt tình
thân thiện vốn là tinh hoa của văn hóa dân
cư biển - đảo đồng thời là giá trị cao đối
với phát triển du lịch.
- Vấn đề bảo vệ môi trường: mật độ
dân số cao, cơ sở hạ tầng dịch vụ hạn chế
và áp lực phát triển kinh tế là những nguy
cơ chính đối với bảo vệ giá trị tài nguyên
du lịch ở Thạnh An. Hiện nay, chính quyền
địa phương đã có nhưng quy định về hạn
chế sử dụng nilon và thu gom chất thải
nhưng tình trạng không đảm bảo vệ sinh
vẫn khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là
do dân cư còn chịu ảnh hưởng của tập qn
cũ, thiếu mơ hình quản lí thu gom và xử lí
chất thải phù hợp. Ngồi ra, mơi trường
cịn do sự suy giảm hệ sinh thái rừng ngập
mặn và ô nhiễm nguồn nước sông, biển do
chất thải từ thượng nguồn hệ thống sông
Đồng Nai.
- Vấn đề nước biển dâng do biến đổi
khí hậu và sạt lở bờ biển: độ cao trung bình
của địa hình xã Thạnh An chỉ từ 1-2m, do
vậy khu vực này có nguy cơ cao bị tác
động mạnh của hiện tượng nước biển dâng.

khác của Thành phố Hồ Chí Minh. Tính
chất cửa sơng, tính chất đảo, tập qn văn
hóa dân cư, ẩm thực và nghề làm muối,
ni hàu có sức hấp dẫn cao đối với nhu

cầu du lịch.
- Giá trị của tài nguyên du lịch được tạo
thành từ các đặc điểm của hệ sinh thái rừng
ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông - đảo và
hệ sinh thái dân cư biển - đảo. Do vậy rất
thích hợp đối với phát triển loại hình du
lịch sinh thái. Ưu thế này sẽ có cơ hội phát
huy trong bối cảnh Thạnh An nằm gần
trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có
nhu cầu du lịch sinh thái lớn do mức độ tập
trung dân số đông và môi trường sống
nhiều áp lực.
- Sức chứa của tài ngun du lịch đều
có quy mơ nhỏ. Theo kết quả điều tra khảo
sát thực địa cho thấy chỉ có bờ biển đảo
Thạnh An và làng nghề làm muối ở ấp
Thiềng Liềng có quy mơ khơng gian tương
đối rộng. Tại các địa điểm này có khả năng
tạo sức chứa tối đa cho khoảng 800 đến
1000 du khách. Còn lại hầu hết các tài
nguyên du lịch khác đều có quy mơ nhỏ chỉ
đảm bảo cho khoảng 15-20 du khách.
3.4.2. Các thách thức đối với bảo vệ
tiềm năng tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch sinh thái có đặc
điểm khác biệt với các loại tài nguyên du
lịch khác là tính nhạy cảm cao với thay đổi
mơi trường. Giá trị của tài nguyên được
hình thành là do các đặc điểm nguyên sinh
của các yếu tố thiên nhiên và xã hội. Xu

hướng “nhân tạo hóa” tự nhiên hoặc “hiện
đại hóa” xã hội đều có nguy cơ làm suy
giảm giá trị đối với phát triển du lịch.
Nguồn tài nguyên du lịch ở xã Thạnh An
đang chịu tác động mạnh bởi tình hình phát
triển kinh tế - xã hội và xu hướng nước
biển dâng.
- Tình trạng cư trú: khu vực đảo Thạnh
13


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 74 (02/2021)

Ngoài ra, vật liệu bồi đắp hình thành nên
đảo Thạnh An là phù sa nên tính bền vững
khơng lớn. Nguy cơ sạt lở cịn tiềm ẩn rất
cao vì nguồn phù sa thượng nguồn bị suy
giảm và thềm biển bị lún.
- Vấn đề giao thông và quá tải khách
du lịch: hiện trạng giao thông đến xã
Thạnh An vẫn còn 2 trở ngại lớn là qua phà
Bình Khánh mất nhiều thời gian và đi tàu
ra đảo chưa phù hợp nhu cầu du lịch. Khả
năng đến năm 2021, việc đi phà Bình
Khánh sẽ được thay thế bằng cầu, nhờ vậy
sẽ rút ngắn thời gian từ trung tâm Thành
phố Hồ Chí Minh đến Thạnh An gần 2 giờ.
Thực trạng đi tàu từ thị trấn Cần Thạnh và

từ Tam Thôn Hiệp đến Thạnh An đang là
thách thức lớn đối với phát triển du lịch.
Chất lượng đi tàu và tính an toàn chưa thật
sự tạo được cảm nhận tốt cho khách du
lịch. Hiện tại chưa có tàu chuyên phục vụ
du lịch, chức năng chủ yếu là vận chuyển.

Do vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu khám
phá cửa sông và quan sát biển.
4. Kết luận
Xã Thạnh An có nhiều loại tài nguyên
du lịch phù hợp đối với phát triển du lịch
sinh thái. Sự lan tỏa tự phát của giá trị tài
nguyên vượt ra ngoài phạm vi xã đã thu hút
được lượng nhỏ du khách. Kết quả nghiên
cứu tiềm năng du lịch của xã Thạnh An đã
xác định được 7 loại tài nguyên có giá trị đối
với phát triển du lịch sinh thái. Các tài
ngun có tính chất đặc thù và nổi trội tạo
được sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch
gồm phong tục, tập quán dân cư biển đảo,
ẩm thực hải sản, nghề làm muối. Tiềm năng
tài nguyên du lịch thuận lợi đối với phát triển
loại hình du lịch sinh thái tại xã Thạnh An.
Tuy nhiên, tài nguyên du lịch ở Thạnh An có
nguy cơ bị suy thối do sức ép mật độ dân số
đông, ô nhiễm môi trường và sự quá tải của
khách du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mayuree Nasa & Fatimah Binti Hassan (2016). Assessment of Tourism Resource Potential
at Buriram Province, Thailand. Asian Social Science; Vol. 12, No. 10; 2016.
Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập
1&2. NXB Hồng Đức.
Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh (2019). Kế hoạch xây dựng và phát triển mơ hình du lịch
cộng đồng tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. (2019). Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm dữ liệu khí tượng thủy văn (2015, 2019). Thơng báo khí hậu. Cục Cơng nghệ
thơng tin.
UBND xã Thạnh An (2018, 2019, 2020). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Thạnh An.

Ngày nhận bài: 13/4/2020

Biên tập xong: 15/02/2021

14

Duyệt đăng: 20/02/2021



×