Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.7 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

QUYỀN YÊU CẨU TÒA ÁN BẢO VỆ
QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CÙA ĐƯỜNG sự

PHAN THANH DƯƠNG
Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhận bài ngày 11/5/2021. Sửa chữa xong 30/5/2021. Duyệt đăng 10/6/2021.

Abstract
The paper focuses on analyzing the principle of the rights to request the Court to protect the legitimate rights
and interests of litigants playing the guiding role in building the content of civil procedure legislation. From
which, it can be recognized the content of this principle in many provisions of the 2015 Civil Procedure Code.
Keywords: The right to request the court to protect, litigants, legitimate rights and interests of litigants, the
2015 Civil Procedure Code.

1. Quyển khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự

Để đảm bảo nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) nước ta trao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân quyển được khởi kiện,
yêu cầu tịa án bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Khoản 1, Điểu 4 Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 4. Quyển yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu câu giải
quyết việc dân sự tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu Tịa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyển cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác."
Các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh và tồn tại trên cơ sở nguyên tắc tự định đoạt của đương
sự. Do đó, tịa án khơng thể tự mình đưa ra các tranh chấp dân sự hay các yêu cẩu dân sự trong xã hội
ra giải quyết mà quá trình TTDS chl được khởi động khi có u cẩu của các chủ thể. Theo quy định


của pháp luật TTDS hiện hành, để bắt đẩu một quá trình TTDS, các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải
thực hiện quyển khởi kiện vụ án dân sự hay yêu cáu giải quyết việc dân sự. Đây được coi là quyển
rất cơ bản và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đương sự trong TTDS. Việc đương sự thực hiện
quyền khởi kiện, quyền yêu cầu là cơ sở để bắt đầu một q trình TTDS, đồng thời có ý nghĩa xác
định tư cách đương sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong một vụ án dân sự hay việc
dân sự. Việc phân định rõ đương sự trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sựnày giúp tòa
án xác định rõ tư cách của đương sự khi tham gia tố tụng và đảm bảo cho đương sự bảo vệ tốt hơn
quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nội dung của khoản 1, Điều 4, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có thể làm rõ như sau:
7.7. Về chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu

1.1.1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyển khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Để cụ thể hóa quy định về quyển khởi kiện, quyền yêu cầu,Đ:ểu 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp
khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỉnh."Theo

TMnse^oa


NGHI€N cứu TRRO ĐỔI

điểu luật này thì khi cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ dân sự nhưng phát sinh tranh
chấp hoặc khi cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyển tự mình nộp
đơn khởi kiện đến tịa án u cầu bảo vệ quyển lợi cho mình. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cơ quan
tổ chức, cá nhân nào cũng đểu có quyền khởi kiện vụ án dân sự. Để khởi kiện vụ án dân sự chủ thể
đó phải đáp ứng hai điều kiện:


(i) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chứng minh rằng họ là người giả thiết có quyền, lợi ích tức
là chủ thể khởi kiện phải đã tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng (quan hệ
dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) và các quan hệ đó phải thuộc thẩm
quyển giải quyết của toà án theo thủ tục TTDS (các tranh chấp được quy định tại các điều 26,28,30
và 32 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Như vậy, chủ thể khởi kiện có quyền khởi kiện khi cho rằng
quyền lợi của họ bị xâm phạm. Quyển lợi của chủ thể khởi kiện phải luôn gắn với quan hệ pháp luật
dân sự, hơn nhân - gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà chủ thể khởi kiện tham gia. Khi
quyển lợi bị xâm phạm trở thành cơ sở cho quyển khởi kiện. Quy định này nhằm hạn chế những
trường hợp lợi dụng quyền khởi kiện để xâm phạm quyền và lợi ích của người khác.

(ii) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi khởi kiện phải có năng lực chủ thể pháp luật TTDS. Đối với chủ
thể khởi kiện là cá nhân thì bất cứ cá nhân nào có quyển, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc có
tranh chấp thì đểu có quyền khởi kiện vụ án dân sự. Đối với những cá nhân là người chưa thành niên
(trừ trường hợp trên), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ khơng thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do
người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án.
Đối với chủ thể khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì với trường hợp cơ quan, tổ chức có tư cách pháp
nhân thì việc khởi kiện phải do người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó thực hiện việc khởi
kiện. Đối với tổ chức khơng có tư cách như hộ gia đình, tổ hợp tác thì việc khởi kiện phải do các
thành viên của tổ chức hoặc người đại diện theo ủy quyền của các thành viên của tổ chức đó thực
hiện việc khởi kiện.
Tương tự, Điểu 361 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định quyền yêu cầu giải quyết việc
dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân thơng qua cách định nghĩa việc dân sự. Theo đó, việc dân sự là
việc cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng có tranh chấp, nhưng có u cầu Tịa án công nhận hoặc không
công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hơn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; u cầu Tịa án
cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
1.1.2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự để bảo

vệ quyển và lợi ích hợp pháp của người khác

Không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của người khác. Quyền khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sựtrong trường
hợp này được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật nội dung. Một số chủ thể được pháp luật
quy định có quyền khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người khác đó là chủ thể

khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự với tư cách là người đại diện theo pháp luật. Theo quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì người đại diện theo pháp luật của người chưa thành
niên trừ người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng
lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, người mất năng lực hành vi dân sự,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi của
mình có quyền khởi kiện, yêu cẩu giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên, người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức và làm chủ hành vi.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, để bảo đảm quyển khởi kiện, quyền yêu cẩu của người yếu

122

w©Jffi7“n96'aoa


NGHIÊN cứu TRAO f>ổl

thế, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định một số chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cẩu
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì
các chủ thể thực hiện việc khởi kiện để bảo vệ quyển hay lợi ích hợp pháp của người khác bao gồm:
(i) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện, u cầu vụ việc vể
hơn nhân và gia đình theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình. Trường hợp này, chủ thể khởi
kiện, yêu cẩu là người đại diện của đương sự trong quá trình tố tụng, đương sự là người có quyển lợi


được chủ thể khởi kiện u cẩu tịa án bảo vệ.
(ii) Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cẩn
bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động. Trường hợp này, chủ thể khởi kiện là
người đại diện của đương sự trong q trình tố tụng, đương sự là người có quyển lợi được chủ thể

khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ.

(iii) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyển lợi người tiêu dùng có quyển đại diện cho người tiêu
dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp này, chủ thể khởi kiện là đương sự
trong q trình tố tụng.

(iv) Cá nhân có quyển khởi kiện vụ án hơn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác theo quy định tại khoản 2 Điểu 51; khoản 5 Điều 84; khoản 2 Điểu 86; Điều 92; khoản 3
Điều 102; khoản 2 Điểu 119 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Đó là các trường hợp u cầu Tịa án
giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chổng do bị bệnh tâm thẩn hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của
họ gây ra; yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn khi người trực tiếp ni con khơng
cịn đủ điểu kiện trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con; u cẩu hạn chế quyển của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên; xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết;
xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định
con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự và trường hợp buộc người không
tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó [2, tr.241 ]. Chủ thể có quyền khởi
kiện trong trường hợp này là sự bổ sung mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nhằm tương thích
với Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 và để đảm bảo quyền lợi của người vợ hoặc chồng bị mất
năng lực hành vi dân sự chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hành vi bạo lực gia đình [3, tr. 32].

1.1.3. Cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng
Cũng giống như trường hợp thứ hai, không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng có quyền để
khởi kiện vì lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Những cơ quan, tổ chức có quyển khởi kiện trong
trường hợp này phải được Nhà nước trao quyền quản lý trong phạm vi lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Cơ

quan Tài ngun và Mơi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án buộc cá nhân, cơ
quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô
nhiễm môi trường. Cơ quan Văn hóa - Thơng tin có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án
buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi xâm phạm di sản văn hóa thuộc sở hữu tồn dân phải bồi
thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. ở đây, cơ quan, tổ chức khởi kiện khơng có quyền lợi

hợp pháp bị xâm phạm nhưng vẫn được xác định tư cách là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
Hiện nay, khơng có quy định cho phép cá nhân được khởi kiện vì lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng.
Có lẽ xuất phát từ sự phức tạp trong những vụ án liên quan đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng và
những khó khăn, hạn chế trong hoạt động chứng minh của cá nhân đi kiện cho lợi ích chung nên pháp
luật chỉ ghi nhận quyển khởi kiện của cơ quan, tổ chức trong trường hợp này [4, tr.13].

So với Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 trước đó, liên quan đến quyển khởi kiện vụ án
dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hai điểm mới đáng chú ý:

Thánas/aoa Tháng 6/2021
ỠXÃ HỘI 123


NGHlêN CỨU TRAO oếl

- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung quyển khởi kiện của cá nhân có quyển khởi kiện vụ
án hơn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật
Hơn nhân và gia đình (khoản 5 Điểu 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Mặc dù trong trường hợp
này, người khởi kiện không đổng thời là đương sự nhưng điểm mới này của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 đã góp phần đảm bảo quyền yêu cẩu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự trong một số trường hợp đặc biệt.
- Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có những bổ sung cẩn thiết vể cách thức thực hiện quyền khởi
kiện. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 189, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể hình thức

đơn đối với từng trường hợp cụ thể: (1) Trường hợp người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
là cá nhân có đẩy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; (2) Trường hợp người có quyển, lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi; (3) Trường hợp người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là
cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc người đại diện của người có quyển, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức làm chủ hành vi là người khơng biết chữ, người khuyết tật nhìn, người khơng
thể tự mình làm đơn khởi kiện, người khơng thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ. Những bổ sung này
của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã tạo điều kiện cho người khởi kiện thực hiện quyển khởi kiện
của mình, khiến cho việc thực hiện quyền được dễ dàng và thuận lợi hơn.
Qua các phân tích trên, ta nhận thấy Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đâ mở rộng chủ thể có
quyền khởi kiện vụ án dân sự so với quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011. Việc mở
rộng này đã đáp ứng được quyền tiếp cận công lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân
sự nói chung và các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội nói riêng, bảo đảm thực hiện nguyên tắc
quyền yêu cẩu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Mặt khác, việc bổ sung các
chủ thể mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã tạo nên sự thống nhất giữa các văn bản pháp
luật với nhau đặc biệt là Bộ luật lao động, Luật Hơn nhân gia đình, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng... phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, tạo cơ chế pháp lý ổn định để các chủ thể có thể
thực hiện tốt nhất quyền khởi kiện nhằm bảo vệ tối đa quyển và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

1.2. Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự, yêu cấu giải quyết việc dân sự
Để tránh tình trạng lạm dụng quyền khởi kiện, quyền yêu cầu, ngoài các điểu kiện về chủ thể
khởi kiện đã trình bày ở trên, Bộ luật Tố tụng dân sự còn quy định các điểu kiện khởi kiện vụ án dân
sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
1.2.1. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Thẩm quyển giải quyết vụ án dân sự, việc
dân sự của Tịa án gồm có thẩm quyền theo loại, thẩm quyền theo cấp xét xử và thẩm quyền theo
lãnh thổ. Đê’ đáp ứng điểu kiện khởi kiện thì các chủ thể khi thực hiện việc khởi kiện phải xác định
đúng thẩm quyển của Tòa án theo loại việc.

1.2.2. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa
án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.

1.3. Quyền thay đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự có quyền
thay đổi, bổ sung yêu cẩu của mình trong q trình Tịa án giải quyết vụ án. Vì nhiểu trường hợp, khi
đi khởi kiện vụ án dân sự hoặc yêu cầu giải quyết VDS, nhiều đương sự chưa nám rõ, chưa dự liệu
được các tình huống nên u cầu ban đầu đưa ra trước Tịa án có thể khơng đầy đủ, khơng chính
xác nên việc pháp luật cho phép đương sự được thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện tạo điều kiện

124

GIÁO DỤC

Thána G/2O2I
©XÃ HỘI lháns
- -


NGHliN CỨU TRAO ĐỔI

thuận lợi cho đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tịa án.Tuy nhiên không phải
trường hợp nào việc thay đổi, bổ sung yêu cẩu của đương sự cũng được Tòa án chấp nhận. Tại mục
7, Phần IV Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/04/2017 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp
một số vấn đề nghiệp vụ của Tịa án có giải đáp như sau: "Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi,
bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giỏi thì Tịa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu
cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đâu". Tại khoản 1

Điều 244 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng có quy định như sau: “Hội đồng xét xử chấp nhận
việc thay đổi, bổ sung yêu câu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu câu của họ không vượt quá
phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu".
Vậy thế nào là thay đổi, bổ sung yêu cầu và thế nào là không vượt quá phạm vi khởi kiện, yêu cầu
phản tố hoặc yêu cẩu độc lập ban đẩu thì hiện nay khơng có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể nên thực
tiễn vân còn cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên tác giả đồng quan điểm với cách hiểu sau: Thay đổi, bổ
sung yêu cầu nhưng không vượt quá phạm vi yêu cẩu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cẩu độc lập
ban đầu là việc đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cẩu độc lập nhưng
không làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp khác ngoài một hoặc nhiểu quan hệ pháp
luật mà Tòa án đang xem xét giẳi quyết trong cùng một vụ án hoặc không làm tăng thêm giá trị tranh
chấp trong cùng quan hệ pháp luật tranh chấp mà Tòa án đang xem xét giải quyết [7],

2. Quyền phản đối yêu cẩu của bị đơn, quyền đưa ra yêu cấu, thay đổi, bổ sung yêu cầu của
bị đom và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Bị đơn là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình trước việc kiện của nguyên đơn.
Khi tham gia tố tụng, vị trí tố tụng của bị đơn bất lợi hơn nguyên đơn. Tuy nhiên, bị đơn cũng có các
quyển và lợi ích cẩn được bảo vệ. Do đó, pháp luật quy định khi tham gia tố tụng, chủ thể này cũng
có quyền được yêu cầu Tịa án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Nếu như ngun đơn
u cẩu Tịa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cho mình thơng qua hành vi khởi kiện, sửa đổi bổ
sung đơn khởi kiện thì bị đơn có quyền u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
thơng qua hành vi phản đối u cầu của nguyên đơn và đưa ra yêu cẩu phản tố, thay đổi bổ sung
yêu cẩu này(1).

Thực chất việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình, nhưng
được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết u
cẩu của hai bên có liên quan đến nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hồn tồn khơng liên
quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới. Như
vậy, yêu cầu phản tố của bị đơn chỉ phát sinh khi có việc ngun đơn kiện bị đơn và tịa án có thẩm
quyển đã thụ lý vụ án đối với yêu cẩu của nguyên đơn, sau đó bị đơn cũng cho rằng nguyên đơn
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên có đơn u cẩu tịa án giải quyết cùng với việc

giải quyết yêu cẩu của nguyên đơn trong cùng một vụ án.

Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, việc giải quyết vụ việc dân sự cũng liên quan đến
quyển, lợi ích của họ. Do vậy, họ phải có quyền đưa ra các u cầu để Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ. Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có quyền có yêu cầu độc lập. Khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có u cầu độc lập
thì có các quyển, nghĩa vụ của nguyên đơn.

Để đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng, đúng đán vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương
sự, pháp luật quy định cụ thể thời hạn bị đơn được đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan được đưa ra yêu cẩu độc lập cho đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao
1) Xem Điểu 72, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

6/203 “©wK

125


NGHIÊN cứu TRRO ĐƠI

nộp, tiếp cận, cơng khai chứng từ và hòa giải2. Quy định về thời hạn này là điểm mới của Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011. Điểm mới này mặc dù giới hạn chặt
chẽ hơn thời gian để bị đơn, người có quyển lợi nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cẩu của mình song lại
tạo điều kiện để Tòa án xem xét, giải quyết vụ án dân sự được đúng đắn hơn. Vì áp dụng theo quy
định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tịa án sẽ có nhiều thời gian để xem xét, đánh giá các
yêu cẩu của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

3. Các quyền tố tụng khác của đương sự thể hiện nội dung nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa
án bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của đương sự


3.1. Quyền cung cấp chứng cứ cho Tòa án và yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ
Mục đích chính của việc giải quyết vụ ận dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự. Chỉ khi tìm ra sự thật khách quan thì mới có thể giải quyết vụ án dân sự một cách đúng
đắn và bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự nên chứng minh là biện pháp duy
nhất để tìm ra sự thật khách quan trên cơ sở các chứng cứ. Do đặc trưng của các quan hệ dân sự là
sự thỏa thuận, tự định đoạt nên đương sự trong vụ án dân sự là người biết rõ nhất về sự thật khách
quan vụ án dân sự và các chứng cứ chứng minh sự thật khách quan đó. Vi thế, pháp luật quy định
bất cứ đương sự khi đưa ra yêu cầu hoặc phản đối u cẩu thì đểu có quyển đưa ra các chứng cứ, căn
cứ pháp lý để chứng minh cho yêu cẩu, phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tuy
nhiên, để đảm bảo chứng cứ được xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, thời hạn giao nộp tài liệu, chứng
cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn
chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của
Bộ luật này.
Để đảm bảo quyển của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ cho Tịa án, Bộ luật Tó tụng dân
sự trao cho đương sự quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Tuy nhiên,
trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cấn thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn
khơng thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức,
cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành
thu thập tài liệu, chứng cứ.

3.2. Quyền yêu câu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có quyển u cầu Tịa án đang giải quyết vụ án đó áp
dụng một hoặc nhiểu biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điểu 114 của Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể
khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Theo quy định tại Điều
133, Điều 137, điểm a khoản 1 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong q trình Tịa án giải
quyết vụ việc dân sự, đương sựcó quyển u cẩu Tịa án áp dụng bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ biện
pháp khẩn cấp tạm thời. Ngồi ra, để đảm bảo quyền u cầu Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời của đương sự, Bộ luật Tố tụng dân sự còn quy định đương sự có quyển khiếu nại, kiến nghị

đối với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự về việc áp dụng, áp dụng bổ sung, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

3.3. Quyển yêu cầu Tòa án thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
Để giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự, sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và những
người tham gia tố tụng trong suốt quá trình tố tụng là điểu rất quan trọng. Do đó, một trong biện
pháp đảm bảo tính khả thi của nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trong TTDS là trao cho đương sự có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng,
2) Xem khoản 3, Điểu 200; khoản 2, Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

U6iw®ư^™nss'2°a


NGHIỈN CỨU TRAO Dốl

người tham gia tố tụng. Khoản 14 Điểu 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định đương sự có
“quyển yêu cồu thơy đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định cùa Bộ luật này".
Cùng với việc quy định quyền yêu cẩu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của
đương sự, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các căn cứ thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham

gia tố tụng.

3.4. Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật
Để bảo đảm việc bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật quy định cho chủ
thể như đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu tòa án cấp trên xét xử
lại vụ án dân sự. Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định "Đương sự, người đại diện hợp
pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyển kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết

định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án
cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm." Kháng cáo là

điểu kiện để tòa án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án. Những bản án, quyết định
sơ thẩm dù có sai lầm nhưng nếu khơng bị kháng cáo thì vụ án cũng khơng được xét xử lại theo
thủ tục phúc thẩm. Để bảo đảm quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của
pháp luật, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về thời hạn Tòa án sơ thẩm phải giao

trích lục bản án và quyết định cho đương sự, thời hạn kháng cáo...Sau khi nhận được đơn kháng
cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra. Nếu đương sự kháng cáo hợp lệ thì tịa án cấp sơ thẩm phải
thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và chuyển hồ sơ vụ việc lên Tòa án

phúc thẩm giải quyết.

3.5. Quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thầm, tái thẩm bàn

án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật
Bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vì những ngun
nhân khác nhau có thể khơng đúng đắn. Để bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm được
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì đối với những bản án, quyết định có sai lầm
mặc dù đã có hiệu lực pháp luật vẫn phải được kháng nghị để xem xét lại. Khoản 23 Điều 70 Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015 quy định đương sự có quyển để nghị người có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

Tài liệu tham khảo
1 .Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2019.

2. Bùi Thị Huyển (chù biên), Bình luận Khoa học Bộ luật tố tụng dàn sự năm 2015, NXB Lao động, Hà Nội, 2016.
3. Phan Thanh Dương, Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định cùa Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội, 2018.
4. Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Hoàng Anh, Nguyên tác quyền yêu câu tòa án bào vệ quyển và lợi ích hợp pháp cùa đương sự, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, số 13/2020.


5. Nguyễn Thị Thu Hà, Các nguyên tác định hướng bảo đảm quyền con người, quyên công dân trong Bộ luật tỗ tụng dân sựnăm 2015,
Tạp chí Luật học số 2/2018.

6. Bích Phượng, Diệp Linh, Giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điêu luật đề áp dụng. Nguón: .

7. Dương Tấn Thanh, Bàn về phạm vi khởi kiện và quyền thay đổi, bổ sung yêu cáu cùa đướng sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015. Nguồn: />
Thánn 6/2021 OiÁODỤC

Tháng 6/2021

0XÃ HỘI 127



×