Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU của CTY CP THÉP NAM KIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.27 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH (UEH)
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ -MARKETING


ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY THÉP NAM KIM

Lớp: VB2 - K23.1 - FT01 – Tối T2 & T4
GVHD: GS.TS. VÕ THANH THU

TP.HCM, ngày 23 tháng 12 năm 2021


THÀNH VIÊN NHĨM

ST
T

%
Thành viên

MSSV

Email

ĐĨNG
GĨP

1

Võ Thị Mỹ Dung



33201020287

33,33%

2

Nguyễn Đình Tuấn

33201020099

33,33%

3

Nguyễn Thị Quế Thanh

33201020230

33,33%


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................................................2
1. Giới thiệu tổng quan về Cơng ty Thép Nam Kim.....................................................................................2
2. Phân tích đặc điểm của thị trường Châu Âu và Đơng Nam Á.................................................................2
2.1. Phân tích đặc điểm của thị trường Châu Âu..........................................................................................2
2.1.1. Quy mô.................................................................................................................................................2
2.1.2. Tiềm năng tăng trưởng kinh tế.............................................................................................................3

2.1.3. Cơ cấu nhập khẩu của thị trường Châu Âu.........................................................................................3
2.1.4. Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm thép của thị trường Châu Âu........................................5
2.2. Phân tích đặc điểm của thị trường Đơng Nam Á...................................................................................6
2.2.1. Quy mô.................................................................................................................................................6
2.2.2. Tiềm năng tăng trưởng kinh tế.............................................................................................................6
2.2.3. Cơ cấu nhập khẩu của thị trường Đông Nam Á.................................................................................7
2.2.4. Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm thép của thị trường Đơng Nam Á.................................7
3. So sánh và phân tích các quy định pháp lý gắn với thị trường Châu Âu và Đông Nam Á....................7
3.1. Các hiệp định thương mại FTA giữa Việt Nam - Châu Âu và Việt Nam - Đông Nam Á..................7
3.1.1. Nội dung quan trọng từ các hiệp định FTA giữa Việt Nam – Châu Âu............................................7
3.1.2. Nội dung quan trọng từ các hiệp định FTA giữa Việt Nam – Đông Nam Á.....................................9
3.2. Rào cản kỹ thuật (TBT) tại thị trường Châu Âu và Đông Nam Á......................................................10
3.2.1. Những quy định về rào cản kỹ thuật (TBT) của Ngành Thép tại thị trường Châu Âu...................10
3.2.2. Những quy định về rào cản kỹ thuật (TBT) của Ngành Thép tại thị trường Đông Nam Á...........11
3.3. Những quy định phòng vệ thương mại tại thị trường Châu Âu và Đông Nam Á..............................12
3.3.1. Những quy định về phòng vệ thương mại tại thị trường Châu Âu..................................................12
3.3.2. Những qui định về phòng vệ thương mại đối với thị trường Đông Nam Á....................................14
3.3.3. Những rào cản khác tại thị trường Châu Âu và Đông Nam Á phát sinh trong điều kiện dịch
COVID-19.....................................................................................................................................................16
4. Đánh giá về hiệu quả xuất khẩu của công ty Nam Kim tại thị trường Châu Âu và Đông Nam Á......18
4.1. Hiệu quả xuất khẩu của công ty Nam Kim tại thị trường Châu Âu...................................................18
4.2. Hiệu quả xuất khẩu của công ty Nam Kim tại thị trường Đông Nam Á............................................19
5. Một số biện pháp giúp gia tăng xuất khẩu cho công ty Nam Kim năm 2022.......................................20
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................23


DANH MỤC HÌNH ẢN
Hình 1 - Các mặt hàng nhập khẩu của thị trường Châu Âu.......................................................................4
Hình 2 - Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tại thị trường Châu Âu...................................................................5

Hình 3 - Tỷ trọng xuất khẩu trên tổng tiêu thụ tôn mạ năm 2021...........................................................18
Hình 4 - Tỷ trọng xuất khẩu của Thép Nam Kim từ năm 2017 đến quí II - 2021...................................19

DANH MỤC BẢNG
Y

Bảng 1 - Danh mục nhập khẩu tại thị trường Châu Âu.............................................................................4
Bảng 2 - So sánh các quy định pháp lý gắn với thị trường Châu Âu và Đông Nam Á...........................16


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu hướng tồn cầu hóa đang được mở rộng và phát triển, thêm vào đó là việc Việt Nam
ký nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, đặc biệt gần đây là việc chúng ta ký
hai hiệp định thương mại như CTPPP và EVFTA mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận được những thị
trường mới và lớn. Đồng thời, cũng tạo cho chúng ta có nhiều thách thức khi tiếp cận với các nền kinh
tế mới đó. Việc trao đổi thương mại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết.
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đưa đất nước tiếp cận
được với những nền kinh tế mới tạo điều kiện cho chúng ta bắt kịp được với tốc độ phát triển của thế
giới. Việt Nam là nước nông nghiệp đang phát triển, trình độ khoa học và cơng nghệ cịn nhiều hạn chế.
Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế và xã hội. Để đẩy mạnh và phát triển
nền cơng nghiệp hóa hiện đại hóa chúng ta cần phải đi tắt đón đầu trong việc tiếp cận với khoa học
công nghệ tiên tiến trên thế giới và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Như chúng ta đã biết Việt Nam là nước có thế mạnh về thép, hàng năm lượng thép xuất khẩu
sang các thị trường như EU, Mỹ, ASEAN, Trung Quốc khá lớn. Theo Tổng cục Hải Quan, tính đến
9/2021 xuất khẩu thép các loại đạt 9,86 triệu tấn, tăng 41% về lượng giá trị khoảng 8,43 tỷ usd, tăng
130% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra hết sức
phức tạp và chưa biết khi nào kết thúc, thêm vào đó là nhu cầu thép trên nhiều thị trường tăng trưởng
chậm. Do hiện nay, nhiều nước đang muốn bảo vệ và tạo một sân chơi công bằng cho ngành công
nghiệp trong nước nên họ hạn chế nhập khẩu bằng cách áp dụng các biện pháp thuế quan, phi thuế
quan, hàng rào kỹ thuật hay các cơng cụ phịng vệ thương mại khác. Thép là một sản phẩm cũng khơng

nằm ngồi xu thế đó.
Chúng tơi lựa chọn cơng ty Thép Nam Kim để nghiên cứu về việc Việt Nam ký các Hiệp Định
thương mại có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Việc công ty hiểu được các qui
định về thị trường và các biện pháp phòng vệ thương mại để giúp cho việc kinh doanh ra nước ngoài
được hoạt động suôn sẻ và thuận lợi.
Trong đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tơi đã dùng các phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp,
phương pháp phân tích và đánh giá dựa vào các kết quả báo cáo từ nhiều nguồn đáng tin cậy.

1


NỘI DUNG
1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Thép Nam Kim
Công ty cổ phần Thép Nam Kim được thành lập ngày 23-12-2002. Cơng ty có tên tiếng anh là
Nam Kim Steel Join Stock Company với tên viết tắt là NAKISCO và vốn điều lệ khoảng
1.300.000.000.000 VND
Trụ sở chính: Đường N1, Cụm sản xuất An Thạnh, Phường An Thạnh, Thị xã Thuận An, Tỉnh
Bình Dương với diện tích khoảng 43.000m2
Số điện thoại: (0274) 3 748 848
Số fax: (0274) 3 748 868
Website: www.namkimgroup.vn
Thép Nam Kim là nhà sản xuất và phân phối các loại tôn lạnh, tôn mạ thép, tôn mạ kẽm và sản
xuất các sản phẩm thép công nghiệp không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị
trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, khu vực Đơng Nam Á. Cơng ty cịn được biết đến là một trong
những nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về tôn lạnh. Các sản phẩm của công ty Nam Kim luôn đạt chất
lượng cao để cung cấp cho khách hàng trong nước và thế giới là thành quả của việc tiên phong đầu tư
công nghệ dây chuyền sản xuất tiên tiến.
Thép Nam Kim đã và đang sử dụng dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ những nước có nền
cơng nghiệp phát triển hàng đầu thế giới như Bỉ, Hàn Quốc, Đức. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu thép của
Nam Kim được lựa chọn từ những nhà cung cấp nguyên liệu nổi tiếng như Nippon của Nhật Bản,

Huyndai Steel của Hàn Quốc, hay từ Fomosa của Việt Nam. Hơn nữa, tất cả các công đoạn từ nhập
nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, sản xuất cho đến sản phẩm cuối cùng đều được trải qua các quy trình
kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Chính vì thế mà các sản phẩm của cơng ty đã đạt được những tiêu
chuẩn chất lượng khắt khe của thế giới như JIS của Nhật Bản, AS của Úc, ASTM của Mỹ và EN của
EU, ISO 9001 và ISO 14001.
Sau 10 năm hình thành và phát triển cho đến nay, thương hiệu và hình ảnh Thép Nam Kim có mặt
hầu hết trên lãnh thổ Việt Nam, sự hiện diện của các sản phẩm Nam Kim không chỉ những cơng trình
nhà ở dân sinh, cơng trình xã hội mà cả những ngôi nhà thương mại cao trọc trời.
Với phương châm “Cam kết chất lượng” công ty luôn đem đến cho khách hàng với những sản
phẩm tốt nhất có những chính sách ưu đãi tốt nhất và giá tốt nhất cho khách hàng, Đồng thời, cơng ty
cũng có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có chun mơn sâu và nhiều năm kinh nghiệm đã giúp Thép
Nam Kim gặt hái được nhiều thành công trong sản xuất. Vị thế của Thép Nam Kim ngày càng tạo được
tiếng vang và khẳng định thương hiệu vươn tầm quốc tế.
Thép Nam Kim đã lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam VNR 500 và được đánh giá
là một trong 2 đơn vị đầu ngành về thị phần tơn thép mạ tồn quốc theo số liệu báo cáo của Hiệp Hội
Thép Việt Nam năm 2018. Thép Nam Kim còn nhận được nhiều bằng khen như 50 doanh nghiệp xuất
sắc nhất Việt Nam năm 2017, top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2017 và rất
nhiều băng khen giấy chứng nhận khác.
2. Phân tích đặc điểm của thị trường Châu Âu và Đơng Nam Á
2.1. Phân tích đặc điểm của thị trường Châu Âu
2.1.1. Quy mô

2


-

Về chính trị theo Liên Hiệp Quốc, 44 quốc gia châu Âu được chia thành 4 khu vực theo Liên
hợp quốc: Đông Âu, Tây Âu, Nam Âu và Bắc Âu.


-

Đông Âu (10 nước - gồm một phần Trung Âu và Bắc Á): Moldova, Ba Lan, Rumani, Slovakia,
Ukraine, Nga, Belarus, Bulgaria, CH Séc, Hungary.

-

Tây Âu và Trung Âu (9 nước): Liechtenstein, Luxembourg, Monaco, Hà Lan, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ,
Pháp, Đức.

-

Nam Âu (16 nước): Ý, Tây Ban Nha, Serbia, Montenegro, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Croatia,
Albania, Herzegovina, Andorra, San Marino, Slovenia, Vatican, Malta, Macedonia, Bosnia.

-

Bắc Âu (10 nước): gồm quần đảo Anh và các quốc gia vùng biển Baltic: Estonia, Đan Mạch,
Iceland, Litva, Ireland, Na Uy, Thụy Điển, Latvia, Phần Lan, Vương Quốc Anh (gồm Anh, Xứ
Wales, Scotland, Bắc Ireland).

-

Một số lãnh thổ phụ thuộc khác: Đảo Man (thuộc Anh), Quần đảo Faeroe (thuộc Đan Mạch),
Quần đảo Channel (thuộc Anh), Gibraltar (thuộc Anh).

-

Ngoài ra một số nước chưa được phân định rõ ràng là Châu Âu hay thuộc Châu Lục khác hoặc
quốc gia mới chưa gia nhập Liên Hiệp Quốc: Kosovo, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, cộng hồ Síp

(Cyprus), Georgia,....

Diện tích với 10.180.000 km2. Dân số: 746.419.440 người (2018). Mật độ dân số: 72,9 người/
km2. Tiền tệ: Euro (EUR, €) và 8 loại khác. Tổ chức thương mại: WTO, G20, G7 và các tổ chức khác.
GDP (PPP): 30,37 nghìn tỷ đơ la (ước tính năm 2021). GDP (danh nghĩa): 23,05 nghìn tỷ đơ la (ước
tính năm 2021). GDP bình qn đầu người: $ 31.020 (ước tính năm 2021). Chỉ số phát triển con người
(HDI): tăng 0,845.
Các ngành cơng nghiệp chính: Sắt, kim loại màu, sản phẩm kim loại, xăng dầu, than đá, xi măng,
hóa chất, dược phẩm, hàng khơng vũ trụ, thiết bị đường sắt, ô tô, thiết bị xây dựng, thiết bị cơng
nghiệp, đóng tàu, thiết bị điện, cơng cụ máy móc, hệ thống tự động, thiết bị điện tử, Thiết bị viễn
thông, đánh bắt cá, thực phẩm và đồ uống, đồ nội thất, giấy, hàng dệt may, …
2.1.2. Tiềm năng tăng trưởng kinh tế
Sau những đợt tiêm chủng dịch Covid-19, kinh tế khu vực EU phục hồi nhanh chóng. EU được
dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng lần lượt là 5%, 4,3% và 2,5% vào những năm 2021; 2022; 2023. Đồng
Euro dự đoán sẽ tăng 2,4% ở năm 2023. Điều này phụ thuộc vào khả năng chống đỡ trước dịch Covid19 và nguồn cung trước nhu cầu của người tiêu dùng khi nền kinh tế mở lại.
GDP của EU trong Quý 2 năm 2021 đạt mức gần 14%, cao như mức giảm lần đầu trong lần đầu
có đại dịch xuất hiện.
Đồng Euro dự báo mức lạm phát cao là 2,4% trong năm 2021, sẽ giảm xuống còn 2,2% năm
2022 và 1,4% năm 2023. Lý do là giá năng lượng được phục hồi để ổn định. Khu vực chung EU được
dự báo mức lạm phát 2,6% năm 2021, giảm xuống còn 2,5% năm 2022 và mức 1,6% năm 2023.
2.1.3. Cơ cấu nhập khẩu của thị trường Châu Âu
Nhập khẩu ở Liên minh Châu Âu đã tăng lên 194.878,70 Triệu EUR vào tháng 10 từ 185.953,60
Triệu EUR vào tháng 9 năm 2021.

3


Hình 1 - Các mặt hàng nhập khẩu của thị trường Châu Âu
Nhập khẩu tại Liên minh Châu Âu dự kiến sẽ là 149.100,00 Triệu EUR vào cuối quý này, theo
các mơ hình vĩ mơ tồn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong dài hạn,

Nhập khẩu của Liên minh Châu Âu được dự báo sẽ có xu hướng vào khoảng 155.100,00 Triệu EUR
vào năm 2022 và 162.100,00 Triệu EUR vào năm 2023.
Mặt hàng nhập khẩu tại thị trường Châu Âu hiện tại tập trung chủ yếu như: thiết bị điện, điện tử;
nhiên liệu khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất, máy móc, lị phản ứng hạt nhân, nồi hơi; các phương tiện
khác ngoài đường sắt, đường xe điện, dược phẩm, thiết bị quang học, hình ảnh, kỹ thuật, y tế; … theo
như thu thập số liệu năm 2020.
Bảng 1 - Danh mục nhập khẩu tại thị trường Châu Âu
Nhập khẩu của Liên minh Châu Âu

Giá trị

Năm

Thiết bị điện, điện tử

$ 264,99 tỷ

Năm 2020

Nhiên liệu khoáng, dầu, sản phẩm chưng cất

$ 240,49 tỷ

Năm 2020

Máy móc, lị phản ứng hạt nhân, nồi hơi

$ 221,12 tỷ

Năm 2020


Các phương tiện khác ngoài đường sắt, đường xe điện

$ 91,87 tỷ

Năm 2020

Dược phẩm

$ 83,72 tỷ

Năm 2020

Thiết bị quang học, hình ảnh, kỹ thuật, y tế

$ 70,90 tỷ

Năm 2020

Hóa chất hữu cơ

$ 63,27 tỷ

Năm 2020

Ngọc trai, đá quý, kim loại, tiền xu

$ 50,97 tỷ

Năm 2020


Chất dẻo

$ 44,34 tỷ

Năm 2020

Các sản phẩm may mặc, khơng đan hoặc móc

$ 38,72 tỷ

Năm 2020

Các sản phẩm may mặc, đan hoặc móc

$ 36,73 tỷ

Năm 2020

4


Các sản phẩm dệt may khác, bộ, quần áo cũ

$ 33,19 tỷ

Năm 2020

Đồ nội thất, bảng hiệu ánh sáng, nhà tiền chế


$ 26,58 tỷ

Năm 2020

Sắt và thép

$ 25,73 tỷ

Năm 2020

Quặng, xỉ và tro

$ 24,75 tỷ

Năm 2020

Các sản phẩm bằng sắt hoặc thép

$ 24,48 tỷ

Năm 2020

Các sản phẩm hóa chất khác

$ 23,34 tỷ

Năm 2020

Và các mặt hàng khác






Hình 2 - Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tại thị trường Châu Âu
Nhập khẩu sắt và thép của Liên minh châu Âu là 25,73 tỷ đô la Mỹ trong năm 2020, theo cơ sở
dữ liệu COMTRADE của Liên hợp quốc về thương mại quốc tế. Nhập khẩu sắt và thép của Liên minh
Châu Âu - dữ liệu, biểu đồ lịch sử và số liệu thống kê - được cập nhật lần cuối vào tháng 12 năm 2021.
2.1.4. Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm thép của thị trường Châu Âu
Châu Âu với một nền tảng công nghiệp vững chắc là điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, cần
thiết cho duy trì việc làm bền vững và khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường toàn cầu. Ngành thép
chiếm ưu thế lớn trên thị trường là nền tảng của nhiều chuỗi giá trị công nghiệp, như trong lĩnh vực ô
tô, trang thiết bị, xây dựng, ...
Do tác động kinh tế của đại dịch COVID-19, tổng sản lượng từ các ngành sử dụng thép bị ảnh
hưởng nặng nề và dự kiến đến hết năm 2021 sẽ phục hồi thêm 8,5% sau khi giảm 10,4% vào năm 2020
do mức tiêu thụ sản lượng thấp, mặc dù điều này đã được điều chỉnh giảm so với mức tăng 9,3% dự
kiến trong triển vọng trước đó. Hiệp hội thép Châu Âu Eurofer cho biết, con số này sau đó được dự báo
sẽ tăng vừa phải hơn vào năm 2022 với 4,7%.
Sản lượng ngành xây dựng, chiếm 35% tổng nhu cầu thép, dự kiến sẽ phục hồi 6,4% vào năm
2021, điều chỉnh tăng từ 5,5% trong triển vọng trước đó và tăng thêm 4,2% vào năm 2022. Tuy nhiên,
hiệp hội cho biết hiện tại các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu đã ảnh hưởng đến lĩnh vực xây dựng
do thiếu nguyên liệu, điều này có thể ảnh hưởng đến triển vọng.
5


Ngành xây dựng của EU giảm mạnh vào tháng 3 năm 2020, giảm xuống mức của năm 2015.
Hiệp hội cho biết: Việc xây dựng khu dân cư đã bị ảnh hưởng bởi sự ngừng trệ do chính phủ đưa ra các
biện pháp đóng cửa giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19, nhưng trong năm 20212022, các dự kiến sẽ khả quan nhờ sự cải thiện về điều kiện kinh tế và các chương trình hỗ trợ nhà ở
của chính phủ, hiệp hội cho biết.
Ngành tiêu thụ thép lớn thứ hai là ngành công nghiệp ô tô, cũng đang phải đối mặt với các vấn đề

gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là do thiếu vi mạch, đã ảnh hưởng đến ngành trong nửa
đầu năm 2021 và dự kiến sẽ kéo dài sang quý đầu tiên. của năm 2022.
Hiệp hội Thép Eurofer cho biết, sau khi sụt giảm nghiêm trọng 21,2% vào năm 2020, điều chỉnh
giảm so với mức 20% trong triển vọng trước đó do đại dịch, sản lượng ô tô sẽ phục hồi 9% vào năm
2021 và rõ ràng hơn là 12,1% vào năm 2022.
Theo ông Chris Wooffindin (công ty Tata Steel Europe) dự báo nguồn cung thép thị trường Châu
Âu sẽ tiếp tục khan hiếm cho đến năm 2022. Năm 2021 tại thị trường Châu Âu, sự mất cân đối giữa
cung và cầu khá lớn. Do nguồn cung không chắc chắn liên quan đến tài chính cơng ty Liberty Steel và
vấn đề chính trị của Acciairie d'Italia. Ngoài ra một số nhà máy thép có thể bị mất điện trong sản
xuất,....
2.2. Phân tích đặc điểm của thị trường Đông Nam Á
2.2.1. Quy mô
Với quy mô gồm 11 quốc gia gồm Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Tổng diện tích: 4.545.792 km 2. Dân số:
655.298.044 người. Mật độ dân số: 135,6/km 2. GDP (PPP): 9,727 nghìn tỷ đô la. GDP đầu người: $
5,017. Chỉ số phát triển con người (HDI): tăng trưởng 0.723.
Một số ngành nghề tiêu biểu: nơng nghiệp, dầu mỏ, điện tử, khai thác khống sản, may mặc, ...
2.2.2. Tiềm năng tăng trưởng kinh tế
Đông Nam Á là một phần không thể thiếu của hệ thống thương mại thế giới ngay cả trước khi
tiếp xúc với Châu Âu. Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính ở hầu hết các nước Đơng Nam Á, ngoại
trừ Singapore và Brunei. Ngành này sử dụng hơn 60% lực lượng lao động ở Lào và Campuchia. Ở một
số khu vực, đánh bắt cá cũng là một sinh kế quan trọng. Các nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan
và Philippines là những nhà nhập khẩu tôm số lượng lớn.
Năm quốc gia thống trị Đông Nam Á gọi nền kinh tế của họ là Nền kinh tế Tiger Cub vì nỗ lực
phát triển các nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu lâu dài. Các quốc gia này là Việt Nam, Indonesia,
Thái Lan, Philippines và Malaysia.
Đơng Nam Á có dân số 656 triệu người vào năm 2019 và hơn một nửa dân số của khu vực sẽ ở
độ tuổi 34 hoặc trẻ hơn vào năm 2030, theo một báo cáo của United Overseas Bank.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Đông Nam Á là một khối kinh tế ổn định. Chỉ tính riêng trong năm
2019, tổng sản lượng kinh tế của khu vực chỉ kém bốn cường quốc, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật

Bản và Đức. Các dự án cơ sở hạ tầng tại Đông Nam Á đang được thực hiện trên quy mơ lớn, nhằm duy
trì và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của một khu vực được đánh giá sôi động và tiềm năng nhất trên thế
giới. Và tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản đang là hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Sau một số đợt bùng phát dịch Covid-19, phần lớn người tiêu dùng đã chuyển sang mua hàng
online. Đặc biệt những đợt giãn cách xã hội, chỉ nói riêng khu vực Đơng Nam Á lượng khách mua
hàng trực tuyến tăng 4-5 lần. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng kết hợp giữa hoạt động với nền kinh
tế số để theo kịp nhu cầu người tiêu dùng. Các nước Đông Nam Á nên nới lỏng những rào cản thương
6


mại, biện pháp thuế và phi thuế quan để thúc đẩy xuất nhập khẩu. Do không nước nào trong khu vực có
thể tự cung, tự cấp. Điều này cũng là thuận lợi lâu dài để mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.2.3. Cơ cấu nhập khẩu của thị trường Đông Nam Á
Trước năm 2010, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Đông Nam Á chủ yếu là gạo và dầu thô.
Những năm gần đây theo sự phát triển của thế giới nói chung, các nước Đơng Nam Á có sự chuyển đổi
mạnh mẽ trong nhu cầu hàng hóa từ các mặt hàng nơng sản, thủy sản và khống sản sang các mặt hàng
công nghiệp chế biến và công nghệ cao như sắt thép; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị,
dụng cụ phụ tùng; điện thoại và linh kiện; dệt may cũng là nhóm hàng có nhu cầu nhập khẩu cao, ...
Chẳng hạn, một số nước nhập khẩu sản phẩm thép của Việt Nam như sau: Singapore trong tháng
6/2020 nhập khẩu thép tăng rất mạnh, hơn 70% về lượng và tăng 194,7% về kim ngạch, đạt 398 tấn,
tương đương 0,55 triệu USD. Và Campuchia nhập khẩu đạt 901.383 tấn, tương đương 475,68 triệu
USD, giá 527,7 USD/tấn, giảm hơn 13% về lượng và giảm hơn 23% về kim ngạch và giảm 11,5% về
giá so với cùng kì năm trước....
2.2.4. Đặc điểm nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm thép của thị trường Đông Nam Á
Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng đầy tiềm năng về nhu cầu sử dụng thép cho nhu
cầu trong ngành xây dựng và sản xuất xe ô tô, ngay cả trong năm 2020 và 2021 khi đại dịch Covid-19
xảy ra trên khắp tồn cầu. Theo Viện Gang Thép Đơng Nam Á (SEAISI) tuyên bố rằng nhu cầu thép ở
khu vực là rất lớn, dự kiến nhu cầu thép ở Singapore và Philippines tăng lần lượt là 50% và 26% trong
năm 2021, trong bối cảnh nỗ lực của Chính Phủ để hoàn thành các dự án lớn. Nhu cầu thép ở Indonesia
tăng 6% mặc dù nước này đối mặt với tình trạng nhiễm dịch bệnh Covid-19 nhiều trong nữa đầu năm.

Ở Thái Lan và Malaysia tăng 4,7% và 3,6% được hỗ trợ bởi các dự án cơ sở hạ tầng của Chính Phủ.
Bất chấp tình hình lạc quan hơn và dự đốn nhu cầu thép tăng trưởng vẫn có những rủi ro tiêu
cực như tốc độ tiêm chủng chậm ở một số quốc gia và những bất ổn liên quan đến biến thể virus mới
ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế chung.
3. So sánh và phân tích các quy định pháp lý gắn với thị trường Châu Âu và Đông Nam Á
3.1. Các hiệp định thương mại FTA giữa Việt Nam - Châu Âu và Việt Nam - Đông Nam Á
3.1.1. Nội dung quan trọng từ các hiệp định FTA giữa Việt Nam – Châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
(EVFTA) được ký kết trên tinh thần hợp tác toàn diện, cân bằng lợi ích giữa Việt
Nam và Liên minh Châu Âu (EU).
Đây là một trong những FTA thế hệ mới được kỳ vọng mang lại lợi ích chiến
lược cho Việt Nam thông qua sự phát triển quan hệ thương mại – đầu tư với một
trong những đối tác lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam.
a. Thuế quan xuất khẩu:
Ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ được xóa bỏ
thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khoảng 85,6% số
dòng thuế, xấp xỉ 70,3% kim ngạch xuất khẩu.
Bảy năm sau đó, kể từ ngày Hiệp định EVFTA có hiệu lực, Liên minh Châu Âu
sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, xấp xỉ 99,7% kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Còn lại với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu, Liên minh
Châu Âu khẳng định sẽ dành cho Việt Nam mức hạn ngạch thuế quan với thuế
7


nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Trong đó, Thép được hưởng mức thuế suất là
0% theo cam kết của EVFTA.
b. Rào cản phi thuế quan:
EVFTA bao gồm các hàng rào phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật đối với
thương mại (TBT) và vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS).
- TBT là các biện pháp khác nhau được sử dụng rộng rãi để bảo vệ người tiêu

dùng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hoặc điều tiết thị trường. Tuy nhiên,
chúng cũng có thể được sử dụng hoặc nhận thức như vậy để bảo vệ các
ngành sản xuất trong nước.
- Việc này nhằm đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình
đánh giá sự phù hợp liên quan đến ghi nhãn, đóng gói và chứng nhận là
không phân biệt đối xử và không tạo ra những trở ngại khơng cần thiết cho
thương mại. Nó nhằm mục đích hài hịa các tiêu chuẩn sản phẩm ở cấp độ
quốc tế hoặc cấp độ (cao hơn) của đối tác thương mại tương ứng. Dự kiến,
điều này sẽ đặt gánh nặng lớn hơn cho Việt Nam.
- Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật: Việc thực hiện SPS sẽ
đảm bảo thực phẩm buôn bán đáp ứng SPS liên quan ở các nước nhập khẩu,
cải thiện thủ tục hành chính, ngành dịch vụ và chất lượng an toàn và thực
phẩm liên quan đến xuất khẩu / nhập khẩu. Mỗi bên sẽ chấp nhận các biện
pháp SPS của bên kia là tương đương nếu họ có thể chứng minh một cách
khách quan rằng họ đạt được cùng mức độ bảo vệ. EU sẽ được coi là một
thực thể duy nhất và Việt Nam sẽ không xác định các giá trị khác nhau cho
từng Quốc gia Thành viên như trường hợp trước đây. Đây là một bước tiến
quan trọng để đẩy nhanh việc phê duyệt các đơn đăng ký xuất khẩu của EU
và tránh bị phân biệt đối xử. Những điểm quan trọng khác là các công ty có
thể yêu cầu được niêm yết trước, và trong trường hợp có dịch bệnh, một số
khu vực nhất định có thể bị chặn xuất khẩu trong khi các quốc gia cịn lại vẫn
có thể tiếp tục (khu vực hóa).
c. Quy tắc xuất xứ:
Các sản phẩm sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan với điều kiện là sản phẩm có
xuất xứ từ Việt Nam. Trường hợp này xảy ra nếu các nguyên liệu của sản phẩm
được lấy hoàn toàn tại Việt Nam hoặc các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam
kết hợp các ngun liệu khơng hồn tồn có được tại Việt Nam, với điều kiện các
nguyên liệu này đã được gia công hoặc xử lý đầy đủ tại Việt Nam.
Điều này dựa trên ví dụ tỷ lệ phần trăm của sản phẩm cuối cùng khơng có
xuất xứ tại Việt Nam, hoặc việc thay đổi mã số hoặc trọng lượng. Điều quan trọng

cần lưu ý là nguyên liệu có nguồn gốc từ các quốc gia đã có hiệp định thương mại
tự do với EU, chẳng hạn như Hàn Quốc, sẽ khơng ảnh hưởng đến xuất xứ.
d. Sở hữu trí tuệ:
- Yêu cầu chung:
EVFTA bao gồm các cải tiến đối với quyền sở hữu trí tuệ (IPR) vì lợi ích của
chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cũng như người tiêu dùng, trong đó Việt Nam cam
kết thực hiện mức độ bảo vệ vượt qua các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế
8


giới. Do các tiêu chuẩn mới, các sáng tạo, tác phẩm nghệ thuật và thương hiệu
của Liên minh Châu Âu sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các hành vi sao chép bất hợp
pháp. Những thay đổi đáng chú ý liên quan đến việc thông qua các hiệp ước sau:
+ Hiệp ước Bản quyền của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và Hiệp
ước Bản ghi âm và Biểu diễn WIPO về các tác phẩm sáng tạo trên Internet
hoặc các mạng kỹ thuật số khác;
+ Hiệp định La Hay về Đăng ký Quốc tế Kiểu dáng Công nghiệp và kéo dài
thời hạn bảo hộ kiểu dáng lên 15 năm; và
+ Việt Nam sẽ bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo Công ước quốc tế
về bảo hộ giống cây trồng mới.
- Chỉ dẫn địa lý: Các biện pháp bảo vệ pháp lý được cung cấp bởi nhãn Chỉ
dẫn Địa lý (GI) sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Châu Âu và Việt Nam trong việc mở
rộng ra thị trường nước ngồi, chứng nhận các sản phẩm chính hãng và đích thực
của họ. Quyền GI cho phép những người có quyền sử dụng dấu hiệu ngăn chặn
việc sử dụng dấu hiệu đó bởi một bên thứ ba có sản phẩm không phù hợp với các
tiêu chuẩn hiện hành. GIs được công nhận cho Việt Nam: chè Mộc Châu, cà phê
Buôn Ma Thuột, mực nướng Hạ Long, ngao Quảng Ninh; và đối với EU: rượu
Champagne của Pháp, Feta của Hy Lạp, pho mát Italian Parmigiano Reggiano,
rượu Rioja của Tây Ban Nha, pho mát Roquefort của Pháp và rượu Whisky của
Scotland.

Việt Nam sẽ bảo hộ hơn 160 chỉ dẫn địa lý của Liên minh Châu Âu (gồm 28
quốc gia thành viên), và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Chỉ dẫn địa
lý của Việt Nam liên quan đến nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho việc xác lập
và duy trì thương hiệu một số nơng sản Việt Nam tại thị trường Châu Âu.
e. Tính bền vững (môi trường/nhân quyền):
Một phần của EVFTA là dành riêng cho tính bền vững và phản ánh tầm nhìn
của EU nhằm phát triển thương mại và đầu tư một cách bền vững.
Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã cam kết thực hiện hiệu quả thỏa
thuận khí hậu Paris. Cả hai bên cũng đã cam kết tôn trọng và thực hiện các
nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan đến các quyền cơ bản
của người lao động một cách hiệu quả. Để đạt được điều này, Việt Nam gần đây
đã phê chuẩn Công ước ILO về thương lượng tập thể và đã thông báo cho EU về ý
định phê chuẩn hai công ước cơ bản nổi bật của ILO chậm nhất vào năm 2023.
Việc sửa đổi hiện tại của bộ luật lao động đang xem xét điều này. Cuối cùng,
EVFTA được thiết lập để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.
3.1.2. Nội dung quan trọng từ các hiệp định FTA giữa Việt Nam – Đông
Nam Á
Đông Nam Á là một tiểu vùng của châu Á, có tất cả 11 quốc gia với sự đa
dạng về tơn giáo, văn hóa và lịch sử. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt
là ASEAN) được thành lập, là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của
các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á. Nhằm để giúp ích cho việc tự do thương
9


mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư nên các nước trong khối ASEAN đã ký kết hiệp định
thương mại tự do (FTA) đa phương gọi là Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)
a. Thuế quan xuất khẩu:
Với quyết tâm muốn mở rộng hợp tác với thị trường ASEAN hơn nữa, nhằm để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách gia tăng tự do hóa thương mại và phát

triển đầu tư tại thị trường ASEAN, để thiết lập một khu vực thương mại tự do
ASEAN, áp dụng Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT); với hy
vọng cải thiện và nâng cao Thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN (PTA) để thích
hợp với các cam kết quốc tế giữa các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, các quốc
gia thành viên cịn thỏa thuận Chương trình cắt giảm thuế quan ưu đãi, như sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 1993, giảm thuế quan hiện hành xuống 20% trong
vòng 5 đến 8 năm, tùy thuộc vào Chương trình cắt giảm thuế quan do từng
nước thành viên quyết định, thống nhất và thông báo khi được công bố khi
chương trình bắt đầu. Các quốc gia thành viên được khuyến khích giảm thuế
hàng năm dựa trên cơng thức (X-20) %/ 5 hoặc 8 năm, trong đó X là mức thuế
quan hiện hành của mỗi quốc gia thành viên.
- Sau đó giảm mức thuế từ 20% trở xuống trong thời hạn 7 năm. Mức giảm tối
thiểu là 5% lượng được cắt giảm. Chương trình cắt giảm thuế quan do các
quốc gia thành viên quyết định và tuyên bố tại thời điểm bắt đầu chương trình.
- Đối với các sản phẩm có mức thuế hiện hành là 20% trở xuống, các quốc gia
thành viên sẽ quyết định chương trình cắt giảm thuế quan, kể từ ngày 01
tháng 01 năm 1993, và cơng bố ngày bắt đầu áp dụng chương trình cắt giảm.
Hai hoặc nhiều quốc gia thành viên có thể thỏa thuận với nhau để cắt giảm
thuế quan giảm xuống còn từ 0-5% đối với các sản phẩm cụ thể với tốc độ nhanh
hơn tại thời điểm bắt đầu Chương trình.
b. Rào cản phi thuế quan: Hiệp định AFTA đã thực hiện việc xóa bỏ các hàng
rào phi thuế quan gây trở ngại trong giao thương thương mại.
c. Quy tắc xuất xứ:
Có hai cách để các hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan theo
hiệp định ATIGA dựa trên quy tắc xác định xuất xứ như sau:
- Các hàng hóa phải được sản xuất tồn bộ trong khu vực ASEAN hoặc xuất xứ
thuần túy
- Hoặc Phải đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của Hiệp định trong Phụ
lục 3 bao gồm:
+ Hàm lượng nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất 40% hoặc trải qua chuyển

đổi HS 4 số hay một quy trình sản xuất nhất định. Có thể áp dụng riêng hay kết
hợp.
+ Ít nhất 20% RVC của hàng hố có nguồn gốc từ nước thành viên nơi diễn ra
q trình sản xuất hoặc gia cơng hàng hố đó thì sẽ được áp dụng ngun tắc
cộng gộp từng phần.
Các thủ tục chứng nhận xuất xứ: Hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ theo
chuẩn form D và được cung cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền; là chứng từ cần
10


thiết nếu nhà xuất khẩu muốn hưởng được ưu đãi. Hiện tại, các nước thành viên
đang chuyển sang áp dụng cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ mà không phải thông
qua cơ quan nhà nước.
3.2. Rào cản kỹ thuật (TBT) tại thị trường Châu Âu và Đông Nam Á
3.2.1. Những quy định về rào cản kỹ thuật (TBT) của Ngành Thép tại thị
trường Châu Âu
Liên minh châu Âu (EU) từ lâu được biết đến là một thị trường vô cùng khó
tính. Nhiều quy định nghiêm ngặt đã được đưa ra đối với các mặt hàng xuất khẩu
quan trọng từ các nước châu Á như sắt, thép và các sản phẩm thủy hải sản…
Để thành công tại thị trường Châu Âu và kinh doanh bền vững, các doanh
nghiệp xuất khẩu cần hiểu rõ hơn các rào cản này và nổ lực hơn nữa để vượt qua
mọi khó khăn, thách thức.
Theo ơng Trịnh Khơi Ngun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, nhiều sản
phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao để vào thị trường châu Âu. Các nhà sản
xuất thép Việt Nam hiện nay, muốn đạt tiêu chuẩn này thì phải thay đổi quy trình
sản xuất, thay đổi các phương thức kinh doanh. Về phía doanh nghiệp, ơng
Nguyễn Mạnh Tuấn, TGĐ điều hành Cơng ty Thép Hịa Phát phát biểu, muốn nâng
cao được chất lượng sản phẩm, đặc biệt là muốn mở rộng sang thị trường Châu
Âu, công ty phải duy trì ứng dụng các phần mềm hiện đại, kiểm sốt quy trình sản
xuất; nâng cao quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Bên cạnh đó, cơng ty cũng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và thống kê tổng
thể trên theo ba chỉ tiêu chính, bao gồm: năng suất của người lao động, chất
lượng sản phẩm và định mức tiêu hao; Đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát tiêu hao
nguyên vật liệu; hướng đến nâng cao, cải tiến kỹ thuật để chất lượng đạt tốt nhất,
vì chất lượng là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
3.2.2. Những quy định về rào cản kỹ thuật (TBT) của Ngành Thép tại thị
trường Đơng Nam Á
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, trên thế giới, ASEAN là đối tác
thương mại lớn thứ tư của Việt Nam; còn trong khu vực châu Á, ASEAN là thị
trường xuất khẩu lớn thứ hai và là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.
ASEAN là thị trường còn nhiều tiềm năng với hàng Việt Nam.
Các mặt hàng xuất khẩu chính là: các sản phẩm linh kiện điện tử, điện tử,
máy vi tính, điện thoại; sắt thép các loại; máy móc, thiết bị; phương tiện và công
cụ; dầu thô, … Các mặt hàng nông sản sản xuất được xuất khẩu tập trung chủ yếu
là: gạo, nông sản và thủy sản đã được qua chế biến. Với mỗi mặt hàng, các nước
ASEAN sẽ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định riêng về yêu cầu kỹ thuật cho từng
ngành hàng.
Ví dụ, Các quốc gia trong khu vực ASEAN, tiêu biểu như Indonesia, Malaysia
và Thái Lan đều đã xây dựng và đưa ra các yêu cầu về hàng rào thương mại phi
thuế quan nhằm giúp giảm lượng nhập khẩu thép từ Việt Nam. SIRIM (Malaysia),
SNI (Indonesia), TISI (Thái Lan) đã đưa ra các quy định về quy trình, thủ tục để
hạn chế số lượng nhập khẩu các sản phẩm thép của Việt Nam. Các quy trình, yêu
cầu các sản phẩm thép trước khi nhập khẩu phải được đăng ký và được chứng
11


nhận sản phẩm thép thông qua các thủ tục phức tạp trước. Chúng là các biện
pháp nhằm bảo vệ được sản phẩm sản xuất trong nước và giúp nâng cao được
chất lượng các sản phẩm thép được nhập khẩu vào.
- Tại thị trường Malaysia: các doanh nghiệp bị yêu cầu phải đưa ra được đơn

xin phê duyệt danh mục các sản phẩm, và giấy chứng nhận chất lượng, báo cáo
thử nghiệm và giấy phép sản phẩm.
- Tại thị trường Thái Lan: ngoài đơn xin cấp phép, các doanh nghiệp phải trình
bày thơng tin chi tiết về quy trình sản xuất sản phẩm, quy trình kiểm tra chất
lượng, báo cáo sản xuất hàng tháng, hàng năm, danh mục máy móc, thiết bị và
các thông số kỹ thuật của các sản phẩm nhập khẩu. Cơ quan có thẩm quyền sẽ
cấp phép thủ tục và tiến hành kiểm tra, thu thập và phân tích mẫu tại cơ sở sản
xuất của lơ hàng được nhập khẩu với chi phí là 300 USD/ngày. Tuy nhiên, các chi
phí kiểm tra sẽ được nhà xuất khẩu chịu tồn bộ chi phí.
Điều tra các doanh nghiệp, thấy rằng các doanh nghiệp xuất khẩu thép của
Việt Nam luôn chú tâm đến việc sản xuất các loại thép đáp ứng đúng theo tiêu
chuẩn JIS (ngay cả khi khơng có đơn đặt hàng). Do đó, thép xuất khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam gần như khơng gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng
các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của các quốc gia trong khu vực ASEAN.
Những trở ngại này gây ra nhiều khó khăn và khơng ít tổn thất cho các doanh
nghiệp của Việt Nam. Việc mở rộng quy trình cấp phép thủ tục khiến các khách
hàng khơng thể chờ đợi. Mặt khác, chi phí vận chuyển cao hơn so với dự kiến do
sự chậm trễ trong việc cấp phép và giấy phép nhập khẩu.
Các nước ASEAN cũng đã áp dụng các hàng rào phi thuế quan trong thương
mại, các thủ tục hành chính kéo dài từ 40 đến 60 ngày; hoặc áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và phòng vệ thương mại.
3.3. Những quy định phòng vệ thương mại tại thị trường Châu Âu và Đông Nam Á
Như chúng ta đã biết, ngành thép là một ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Theo VSA,
lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm xuất khẩu đạt 10,6 triệu tấn, đạt 9 tỷ USD trên 20 quốc gia
và khu vực trên thế giới tính đến tháng 8 năm 2021, tăng 40% về sản lượng và tăng gấp 2 lần về giá trị
so với cùng kỳ năm 2021. Hiện nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
sản xuất và kinh doanh khiến cho giá nguyên liệu đầu vào tăng cao dẫn đến việc giá cả thép thành
phẩm có khả năng tăng giá. Chính vì vậy, khi các doanh nghiệp xuất khẩu thép sang các thị trường
Châu Á, Bắc Phi, Ấn Độ, Mỹ và Châu Âu đều bị các thị trường này áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp…vv. Tuy nhiên, mỗi thị trường lại sử dụng dưới các

hình thức khác nhau.
3.3.1. Những quy định về phòng vệ thương mại tại thị trường Châu Âu
EU sử dụng các cơng cụ phịng vệ thương mại dựa trên các nguyên tắc của WTO và có thể áp
dụng một số qui định bổ sung với mục đích tạo ra một trường cạnh tranh cơng bằng cho các doanh
ngiệp trong nước khi bị các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu làm bán phá giá, trợ cấp hay tự vệ ảnh
hưởng gây hậu quả đáng kể và nguy hại đến nền công nghiệp trong nước.
Ủy ban Châu Âu sẽ chịu trách nhiệm điều tra đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu
vào thị trường EU. Cuộc điều tra phải hồn thành trong vịng 9 tháng hoặc có thể kéo dài đến 11 tháng.

12


Hiện nay, EU đang sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhưng tùy thuộc vào từng ngành
và từng sản phẩm cụ thể mà EU sẽ áp dụng và có những qui định riêng để điều tra. Một mặt hàng nào
đó được nhập khẩu vào EU với một số lượng lớn hay bán với mức giá rẻ so với thị trường nội địa đang
tiêu thụ thì phía Châu Âu có quyền nghi ngờ và kiện.
Các biện pháp phịng vệ thương mại như sau:
- Chống bán phá giá: xuất hiện khi hàng hóa nhập khẩu bán với mức giá thấp hơn mức giá trong
nước sở tại hoặc thấp hơn chi phí sản xuất ở trong nước. EC (Ủy ban Châu Âu) tiến hành điều tra, nếu
có hành vi đó xảy ra thì EC có thể khắc phục cho các doanh nghiệp trong nước bằng cách áp biện pháp
chống bán phá giá như áp thuế chống bán phá giá và thời gian áp dụng có thể thay đổi hoặc cố định.
Thơng thường thuế này sẽ kéo dài trong 6 tháng hoặc đến 5 năm.
- Chống trợ cấp: khi mà tổ chức hoặc Chính Phủ ngồi EU có hành vi trợ cấp tài chính cho doanh
nghiệp sản xuất xuất khẩu vào EU gây ảnh hưởng đến giá thành nhập khẩu thì EC sẽ điều tra các khoản
trợ cấp này để làm rõ liệu các khoản này có làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang sản xuất trong
nước hay khơng. Nếu có hành vi này thì EU có quyền áp dụng thuế chống trợ cấp, thường thuế này kéo
dài 4 tháng hoặc là 5 năm.
- Biện pháp tự vệ: Biện pháp này được sử dụng khi một ngành của EU bị ảnh hưởng có lượng
nhập khẩu tăng đột biến, khơng dự đốn trước và đột ngột. Đây là một biện pháp ngắn hạn để giúp
ngành cơng nghiệp của EU thích ứng đươc với sự gia tăng mạnh mẽ của hàng hóa nhập khẩu. Biện

pháp có thể áp dụng tới 200 ngày và các biện pháp dứt khốt có thể kéo dài lên tới 4 năm.
EU thường xuyên xem xét và sửa đổi các chính sách và quy tắc phịng vệ thương mại của mình
để bảo vệ tốt hơn các ngành sản xuất trong nước, phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO).Theo tổ chức thương mại thế giới, kể từ thành lập đã xây dựng một hệ
thống nguyên tắc liên quan đến phòng vệ thương mại, nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khi
thấy có dấu hiệu của các hành vi bóp méo thương mại gây hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất trong
nước thì có thể dùng một số cơng cụ như Hiệp định về Chống bán phá giá, hiệp định về trợ cấp và các
biện pháp đối kháng và hiệp định về Tự vệ.
Theo thống kê của WTO, từ năm 1995-30/6/2020 thì đã có 6.193 vụ việc điều tra chống bán phá
giá và khoảng 4.012 biện pháp chống bán phá giá được áp dụng. Từ đó, cho chúng ta thấy được mức độ
các nước trên thế giới đang ngày càng sử dụng các biện pháp phòng vệ do nhiều hiệp định thương mại
song phương và đa phương được ký kết. Do đó, mà tiềm ẩn về nhập khẩu ổ ạt vào thị trường mà khơng
kiểm sốt được. Đứng đầu là Ấn Độ, thứ hai là Mỹ và đứng thứ ba là EU với 523 vụ điều tra và 335 vụ
áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Hiện nay, các quy tắc về việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đều được thấy được
trong hệ thống pháp luật của EU. Luật chống bán phá giá và chống trợ cấp được ban hành vào năm
1968 và nhiều lần sửa đổi để phù hợp với thị trường có nhiều thay đổi.
Các quy định hiện hành là cơ sở cho việc điều tra các vụ việc chống bán phá giá và có hiệu lực
vào 3/1996 và 10/1997 và được hệ thống hóa vào năm 2016. Các quy định này bao gồm Quy định
2016/1036 về các biện pháp xử lý thương mại đối với hàng nhập khẩu bán phá giá từ các nước không
phải là thành viên EU của. Quy định 2016/1036 về các biện pháp thương mại chống lại hàng nhập khẩu
được trợ cấp từ các nước ngoài EU
Các biện pháp tự vệ hiện đang được Liên minh Châu Âu sử dụng vào gồm: Quy định số
2015/478 về quy tắc chung đối với hang nhập khẩu được ban hành ngày 11 tháng 3 năm 2015. Quy
định số 2015/755 được ban hành ngày 29 tháng 4 năm năm 2015 và là quy tắc chung hơn đối với hàng
hóa nhập khẩu từ nước thứ ba. Quy định số 2019/287, được ban hành ngày 13/12 năm 2019 về việc
13


thực hiện điều khoản về tự vệ song phương và các cơ chế khác cho phép hủy bỏ tạm thời các lợi ích

được ưu đãi trong các Hiệp định thương mại đã ký kết giữa Liên minh Châu Âu và nước thứ ba.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1/8/2020 sẽ mở
cho Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc xuất nhập sang các nước là thành viên trong EU. Hiệp
định này được coi là Hiệp định mới toàn diện và tham vọng nhất EU với một nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Hịệp định cũng nêu rõ tính minh bạch và cam kết thực hiện những qui định của
WTO về phòng vệ thương mại và biện pháp tự vệ cần phải chú ý những điều sau. Đây là một trong
những qui định mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiến hành thực hiện xuất khẩu trong đó kể đến
Thép Nam Kim cần hiểu rõ những qui định về biện pháp phòng vệ thương mại của EU. Giúp cho Thép
Nam Kim có được những lợi thế tránh được những biện pháp phòng vệ thương mại đang ngày càng gia
tăng trên thế giới.
Như nguyên tắc thuế thấp hơn: có nghĩa EVFTA quy định việc chọn mức giá thấp hơn, do đó mà
Việt Nam và EU áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc trợ cấp thì mức thuế được áp dụng phải
dựa vào biên độ trợ cấp và mức chi phí đủ để loại bỏ thiệt hại. Hầu hết mức thuế mà EU áp dụng chủ
yếu ở biên độ thấp chứ không áp dụng thuế chống phá giá. Có thể thấy rằng EU rất ưu ái cho những
nước đang và kém phát triển. Bởi vì EU chỉ áp dụng mức thuế khơng nhằm mục đích trừng phạt mà chỉ
áp dụng ở mức thuế tối thiểu nhằm khôi phục sân chơi bình đẳng cho ngành cơng nghiệp trong nước.
Tiếp theo là nguyên tắc lợi ích cộng đồng: nguyên tắc sẽ được hiểu như sau: với việc gia tăng
hàng hóa nhập khẩu nếu khơng ảnh hưởng gì đến quyền lợi và lợi ích của các các nước thành viên EU
thì sẽ khơng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Vì vậy, khi có một số yếu tố
nhất định ảnh hưởng đến lợi ích chung của EU, các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được sử dụng
Cuối cùng là nguyên tắc tự vệ song phương: EU chỉ áp dụng biện pháp này khi có sự gia tăng
mạnh của hàng hóa nhập khẩu các bên đã ký Hiệp định EVFTA do có sự cắt giảm thuế quan và xoa bỏ
thuế quan theo qui định EVFTA dẫn đến ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại và có nguy cơ thiệt hại
nghiêm trọng. Trên thực tế, biện pháp này chỉ được áp dụng trong các trường hợp thực sự ngoại lệ.
Sau khi Hiệp đinh thương mại EVFTA được ký và có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam tăng mạnh vào 27 nước trong EU. Theo Cục thống kê, tính đến 4/202 có 127.000 bộ C/O được
cấp với kim ngạch đạt 4.78 tỷ đô la. Tuy nhiên, cùng với sự vui mừng gia tăng hàng xuất khẩu thì hàng
hóa của Việt Nam cũng có nguy cơ bị điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo Cục phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương cho biết kết luận cuối cùng về việc rà soát
trong việc sử dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu. Do đó, Ủy ban EC kết

luận rằng ngành sản xuất nội địa của EU sẽ tiếp tục bị thiệt hại nghiêm trọng nếu không gia hạn biện
pháp, các nhà sản xuất thép trong nước vẫn đang thực hiện điều chỉnh để thích nghi với sự gia tăng
nhập khẩu thép này. Bởi vậy, Ủy ban EC quyết định gia hạn thời gian áp dụng biện pháp tự vệ theo
hình thức hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu thêm 03 năm có hiệu
lực kể từ ngày1/72021- 30/6/ 2024. Đồng thời, đối với các sản phẩm thép tấm cán nguội, thép mạ, phủ,
tráng thép tấm không gỉ và ống thép đúc của chúng ta cũng bị áp dụng biện pháp tự vệ theo hình thức
hạn ngạch thuế quan (TRQ) chung với các nước khác theo từng quý. Đối với các nhóm sản phẩm thép
khác, Việt Nam được loại trừ theo tiêu chí nước đang phát triển có thị phần nhập khẩu khơng đáng kể
(dưới 3%). Nếu thị phần nhập khẩu vào EU của một nhóm sản phẩm thép khác từ Việt Nam vượt quá
3%, nhóm đó sẽ được thêm vào danh sách áp dụng hạn ngạch thuế quan trong đợt rà soát quản lý hàng
năm. Mức TRQ áp dụng từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/6/2022.
Hiểu được những qui định cũng như các sản phẩm mà EU đang áp dụng các biện pháp phòng vệ
thương mại để có những bước đi đúng đắn trong việc sản xuất và kinh doanh. Ngành thép trên thế giới
đang ngày càng dư thừa công suất, việc các nước bị điều tra chống bán phá, chống trợ cấp đang ngày
14


càng gia tăng gia tăng, Thép Nam Kim cũng không nằm ngồi vịng xốy này. Hiện nay, đế tránh việc
điều tra chống bán phá giá hay trợ cấp, giân lận nguồn gốc xuất sử Thép Nam Kim nên có những chính
sách giá cả hợp lý, minh bạch trong nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.
3.3.2. Những qui định về phòng vệ thương mại đối với thị trường Đông Nam Á
Đông Nam Á cũng là một trong những thị trường lớn của hàng hóa xuất khẩu sang đây. Trong xu
hướng tồn cầu hóa và nhiều hiệp định được ký kết các hiệp định thương mại không những đem lại cho
Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Đồng thời, cũng sẽ tạo những rủi ro cho việc quan hệ
thương mại với những nước mà chúng ta đã ký như EU, Úc, Nhật Bản, ... Hiện nay, hàng hóa của Việt
Nam đang bị nhiều nước điều tra về phịng vệ thương mại khơng chỉ các thị trường khó tính như Mỹ,
EU, mà ngay cả chính thị trường Đơng Nam Á cũng có những vụ điều tra phịng vệ thương mại với sản
phẩm nhập khẩu của chúng ta. Lý do rất đơn giản là để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và tạo một
sân chơi thương mại cơng bằng cho hàng hóa. Chúng ta đã biết tính đến cuối năm 2020, Việt Nam có
200 vụ điều tra phịng vệ thương mại, trong đó thị trường Đơng Nam Á có tới 38 vụ liên quan đến việc

điều tra về sản phẩm thép chiếm 18%. Việt Nam cũng áp dụng các biện pháp phong vệ thương mại cho
nhiều hóa như thép, sắt thép, hàng tiêu dùng, nhựa, ... Theo Bộ Công Thương cho biết đa phần các
doanh nghiệp Việt Nam khơng biết gì về phịng vệ thương mại.
Cho đến thời điểm này thép và sắt xuất khẩu sang thị trường này chiếm 57,6%. Khi thép được
nhập khẩu ồ ạt và tăng mạnh tại quốc gia nào đó và có thể gây ảnh hưởng đến nền sản xuát trong nước
hoặc có thể làm mức giá của hàng hóa đó bị bán với mưc giá thấp hơn sơ với hàng nội địa. Lúc này, các
nước sẽ nghi ngờ và tiến hành điều tra về phòng vệ thương mại. Hiện nay, theo số liệu mới nhất có
thêm 5 quốc gia đang điều tra chống bán giá lên các sản phẩm về tôn mạ và ống thép trong đó có hai
nước là Malaysia và Philipines.
Nguyên nhân của việc hai nước này điều tra phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép của Việt
Nam là các nước này có ngành thép là ngành công nghiệp đang phát triển và là ngành công nghiệp cơ
bản của đât nước họ. Thép còn là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành cơng nghiệp. Vì vậy khi khởi
kiện, đánh thuế mặt hàng thép có nghĩa là nước này đang muốn bảo vệ các ngành khác mà có các sản
phẩm nguyên liệu được chế tạo từ thép.
Trung Quốc, một trong những nước sản xuất thép lớn nhất thế giới. Hơn nữa, Trung Quốc cũng là
một nước khá gần với khu vực Đông Nam Á và đặc biệt việc ký hiệp định ASEAN -Trung Quốc thì
hàng hóa Trung Quốc tràn ngập trên khắp thị trường của Đông Nam Á với mức giá rẻ. Điều này cũng
có nghĩa là các sản phẩm thép có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ bị nhiều nước điều tra phòng vệ thương
mại. Đồng nghĩa với đó là các sản phẩm của Việt Nam mà giống Trung Quốc cũng có nguy cơ bị điều
tra về việc lẩn tránh thuế.
Ngành thép của chúng ta hiện nay phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu kể cả
thép cán nóng và thép phế nên trong một số vụ việc về việc bị các nước diều tra lẩn tránh phòng vệ
thương mại khi dùng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Ttrung Quốc.
Một vấn đề nữa là hiện nay giá thép của chúng ta đang có tính cạnh tranh cao trên thị trường
không chỉ trong khu vực và trên thế giới. Thương hiêu thép của chúng ta ngày càng được biết đến nhiều
và tạo được lòng tin với nhiều nước khác nhau. Điều này càng làm tăng nguy cơ thép của Việt Nam bị
điều tra về phong vệ thương mại.
Ngày 21/7/2021, Bộ Thương mại và Công nghiệp của Malaysia đã tuyên bố áp dụng thuế chống
bán phá giá với sản phẩm thép cuộn màu nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc trong thời điểm 5 năm
từ ngày 20/7/2021 – 19//7/2026. Quyết định này đươc đưa ra dựa trên sau khi quá trình điều tra và kết

luận đối với thép cuộn của Việt Nam và Trung Quốc. Vụ việc này được tiến hành khỏi kiện ngày
22/1/202 và do phía Tập đồn sơn CSC – đại diện cho ngành sản xuất nội địa. Theo đó, mà đối với sản
15


phẩm thép cùng chủng loại như thép cuộn màu có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ bị nước qui dịnh áp
thuế là 52,1% và Công ty Maruichi Sun Steel Join stock sẽ bị áp thuế là 12,06%, NS Bluescope
Vietnam Limited sẽ bị áp thuế là 34,85%, Công ty Thép Nam Kim là 0,06% và các công ty khác sẽ bị
áp thuế là 34,85%.
Việc phía Malaysia ra quyết định về việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại dựa trên
điều 28 khoản 8 của Đạo luật chống bán phá giá năm 1993 và Qui định chống bán phá giá và thuế
chống bán phá giá năm 1994.
Việt Nam và Philipines có kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 5,4 tỷ đô la, chiếm 1,56% tổng
kim ngạch xuất nhấp khẩu của Việt Nam tính đến cuối năm 2020. Song song với đó là nước này cũng
đã điều tra 13 vụ phịng vệ thương mại trong đó có 1 vụ điều tra chống bán phá giá và 12 vụ tự vệ.
Riêng chỉ tính năm 2020, nước này đã điều khởi xướng 4 về phịng vệ thương mại các hàng hóa nhập
khẩu từ Việt Nam. Các mặt hàng nước này khởi xướng chỉ yếu là thép (thép mạ kẽm, thép mạ hợp kim
nhôm kẽm và thép phủ màu).
Bộ Thương mại và Công thương nước này khởi xướng điều tra ngay sau các ngành công nghiệp
sản xuất trong đệ đơn kiện cáo cho rằng hàng hóa nhập khẩu vào nước tăng đột biến, là nguyên nhân
gây thiệt hại nghiêm trọng đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Sau đó, Cục Phịng vệ thương mại
yêu cầu phía Philipines tuân thủ nghiêm ngặt về việc điều tra và áp dụng các biện pháp tự vệ theo Hiệp
định tự vệ của WTO qui định. Nước này cũng cần phải dựa vào các số liệu xuất nhập khẩu cập nhật
mới nhất để đánh giá xem xét lượng hàng hóa đó có thực sự ảnh hưởng hay làm nguy hại với nền sản
xuất trong nước hay không. Theo số liệu cập nhật, việc xuất nhập khẩu các mặt hàng như tôn mạ, thép
hợp kim nhôm kẽm và tôn mạ màu có xuất xứ tại Việt Nam số lượng không đáng kể để làm ảnh hưởng
đến một nền sản xuất cơng nghiệp của nước này. Do đó, các sản phẩm thép của chúng ta có đủ điều
kiện để loại bỏ qui định bị nước này áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại theo qui định của
Luật phòng vệ thương mại.
Như vậy, 4/10/2021 Philipine đã dừng 3 cuộc điều tra về phòng vệ thương mại đối với sản phẩm

thép có nguồn gốc từ phía Việt Nam như thép mạ kẽm, thép mạ hợp kim nhơm kẽm, thép có phủ màu.
Cuộc điều tra này được khởi xướng từ 15/6/2020.
Như vậy có thể thấy rằng xu hướng các nước đang ngày càng gia tăng sử dụng các biện pháp
phòng vệ thương mại. Cuộc chiến thương mại đang ngày càng trở lên khốc liệt và khó khăn hơn đối với
các nhà sản xuất trong nước. Ngay cả Thép Nam Kim cần có cái nhìn đúng đắn, hiểu được những qui
định phịng vệ thương mại và vi ệc hiểu biết những sản phẩm mà bị nước sở tại đang áp dụng hay điều
tra phòng vệ thương mại để phòng tránh. Tránh bỏ trứng vào một giỏ, tìm thị trường mới, cần minh
bạch về nguồn nguyên liệu cho đến thành phẩm, công khai các báo cáo tài trên thị trường chứng khoán
là một biện pháp hữu hiệu giúp cơng ty có tính minh bạch cao.
3.3.3. Những rào cản khác tại thị trường Châu Âu và Đông Nam Á phát sinh trong điều kiện dịch
Covid-19
Tình hình dịch Covid-19đang diễn ra hết sức phức tạp, hiện nay biến chủng mới với sự lan nhanh
mạnh hơn và kháng cả các loại vaccine. Dịch Covid-19làm đứt gãy chuỗi cung ứng tồn cầu tuy nhiên
tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và cơng ty Nam Kim nói riêng có bước khả quan và
vẫn trên đà tăng trưởng. Ngoài các rào cản như hàng rào kỹ thuật, phí thuế quan, thuế quan hay các
biện pháp phịng vệ thương mại thì cũng phải khử trùng các kiện hàng trước khi xuất khẩu.

16


Bảng 2 - So sánh các quy định pháp lý gắn với thị trường Châu Âu và Đông Nam Á
Thị trường Châu Âu

Nội dung
hiệp định

Thị trường ASEAN

- Thuế quan xuất khẩu: Khi Hiệp định - Thuế quan xuất khẩu: Các quốc gia
EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế

thành viên thỏa thuận Chương
nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số
trình cắt giảm thuế quan ưu
dòng thuế, tương đương 70,3% kim
đãi. Giảm các mức thuế quan
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và sau
hiện nay xuống còn 20% trong
7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu
thời kỳ 5 năm tới 8 năm, kể từ
đối với 99,2% số dòng thuế, tương
ngày 01-01-1993. Sau đó, mức
đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của
thuế sẽ được giảm từ 20% trở
Việt Nam. Đặc biệt, Thép được hưởng
xuống trong thời hạn 7 năm.
thuế suất về 0%
Với các sản phẩm có mức thuế
- Rào cản phi thuế quan: EVFTA bao
hiện nay là 20% trở xuống, các
gồm các hàng rào phi thuế quan như
quốc gia thành viên sẽ quyết
hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
định chương trình cắt giảm
(TBT) và vệ sinh và kiểm dịch động
thuế
quan,
kể
từ
ngày
thực vật (SPS).

01/01/1993, và công bố ngày
- Quy tắc xuất xứ: Các sản phẩm sẽ được
bắt đầu áp dụng chương trình
hưởng ưu đãi thuế quan với điều kiện là
cắt giảm.
sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. - Rào cản phi thuế quan: Hiệp định AFTA
Trường hợp này xảy ra nếu các nguyên
đã thực hiện việc xóa bỏ các hàng rào
liệu của sản phẩm được lấy hoàn toàn
phi thuế quan gây trở ngại trong giao
tại Việt Nam hoặc các sản phẩm được
thương thương mại.
sản xuất tại Việt Nam kết hợp các - Quy tắc xuất xứ: Có hai cách để hàng
ngun liệu khơng hồn tồn có được
hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo
tại Việt Nam, với điều kiện các nguyên
hiệp định ATIGA dựa trên quy tắc xác
liệu này đã được gia công hoặc xử lý
định xuất xứ (Các hàng hóa phải được
đầy đủ tại Việt Nam.
sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN
- Sở hữu trí tuệ: EVFTA bao gồm các cải
hoặc xuất xứ thuần túy Hoặc phải đáp
tiến đối với quyền sở hữu trí tuệ (IPR)
ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của
vì lợi ích của chủ sở hữu quyền sở hữu
Hiệp định trong Phụ lục 3). Thủ tục
trí tuệ cũng như người tiêu dùng.
chứng nhận xuất xứ theo Chứng nhận
Các biện pháp bảo vệ pháp lý được

xuất xứ form D
cung cấp bởi nhãn Chỉ dẫn Địa lý (GI)
sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Châu Âu và
Việt Nam trong việc mở rộng ra thị
trường nước ngồi
- Tính bền vững: EU và Việt Nam đã cam
kết thực hiện hiệu quả thỏa thuận khí
hậu Paris. Cả hai bên cũng đã cam kết
tôn trọng và thực hiện các nguyên tắc
của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
liên quan đến các quyền cơ bản của
người lao động một cách hiệu quả.

17


- Liên minh châu Âu (EU) từ lâu được - Các doanh nghiệp xuất khẩu thép của
biết đến là một thị trường vơ cùng khó
Việt Nam ln chú tâm đến việc sản
tính. Nhiều quy định nghiêm ngặt đã
xuất các loại thép đáp ứng đúng theo
được đưa ra đối với các mặt hàng xuất
tiêu chuẩn JIS (ngay cả khi khơng có
Rào cản kỹ
khẩu quan trọng từ các nước châu Á
đơn đặt hàng). Do đó, thép xuất khẩu
thuật
như sắt, thép và các sản phẩm thủy hải
của các doanh nghiệp Việt Nam gần
sản… Xuất khẩu thép sang thị trường

như khơng gặp nhiều khó khăn trong
EU phải ln được kiểm sốt và quản
việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn
lý về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
chất lượng của các quốc gia trong khu
9001:2015.
vực ASEAN.
- Các cơng cụ phịng vệ thương mại của - Sử dụng các biện pháp phòng vệ thương
mại dựa trên điều 28 khoản 8 của Đạo
EU dựa trên các qui tắc chung của
luật chống bán phá giá năm 1993 và
WTO. Có thể sử dụng thêm một số qui
Quy định chống bán phá giá và thuế
định bổ sung tùy thuộc vào từng ngành
Phòng vệ
chống bán phá giá năm 1994. Theo hiệp
hàng
thương mại
định RECEP mà các nước thành viên
tham gia
Mục đích là nhằm bảo vệ các doanh
- Mục đích là tạo ra một sân chơi công
nghiệp sản xuất trong nước
bằng cho các hàng hóa trong nước
- Các ngun tắc phịng vệ thương mại - Nguyên tắc đang được sử dụng là
đang được sử dụng là: nguyên tắc thuế
nguyên tắc thuế cao hơn
thấp hơn, nguyên tắc lợi ích cộng đồng,
nguyên tắc tự vệ song phương
Nguyên tắc - 11/3/2015, Qui định 2015/478 được ban

phòng vệ
hành với các quy tắc chung đối với
hàng nhập khẩu
- 29/4/2015, Quy định 2015/755 được
ban hành với các quy tắc chung đối với
hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba
- Điều tra chủ yếu là trợ cấp chống bán - Kiện và điều tra Việt Nam chủ yếu là
phá giá
lẩn tránh thuế thương mạị.
- Các mặt hàng bị điều tra chống trợ cấp - Các mặt hàng bị điều tra chủ yếu là
Chống bán
và bán phá giá chủ yếu là phẩm thép
những mặt hàng có cùng chủng loại của
phá giá
tấm cán nguội, thép mạ, phủ, tráng thép
Trung Quốc chẳng hạn như: thép mạ
tấm không gỉ và ống thép đúc
hợp kim nhôm kẽm, thép phủ màu, thép
mạ kẽm, …

4. Đánh giá về hiệu quả xuất khẩu của công ty Nam Kim tại thị trường Châu Âu và Đông Nam Á
4.1. Hiệu quả xuất khẩu của công ty Nam Kim tại thị trường Châu Âu
Kể từ khi Covid-19xuất hiện đã làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tồn cầu. Nó làm gián đoạn
chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Thép Nam Kim cũng đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất kể từ khi dịch
bùng phát đợt dịch thứ 4 này. Tuy nhiên xuất khẩu của công ty vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể. Theo
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tính đến 7 tháng đầu năm, Thép Nam Kim xuất khẩu được khoảng
65.200 tấn tiêu thụ của công ty và giành thị phần 21% xuất khẩu cả nước.
18



Theo báo cáo tài chính quí III, doanh thu của cơng ty đạt 7.531 tỷ đồng tăng 123%. Trong đó
doanh thu từ bán hàng trong nước đạt 6.670 tỷ đồng, tăng 42% đóng góp vào tổng doanh thu 34,6%,
cịn xuất khẩu đạt 22.740 tỷ đồng tăng gấp hơn 3 lần và đóng góp vào tổng doanh thu là 65,4%.

Hình 3 - Tỷ trọng xuất khẩu trên tổng tiêu thụ tôn mạ năm 2021
Theo các chuyên gia nhận định, mặc dù dự báo xuất khẩu thép có thể bị chậm lại do chuỗi cung
ứng được ổn định. Tuy nhiên, công ty vẫn có khả năng đạt biên độ lợi nhuận cao. Bởi lẽ, trên cơ sở dự
báo Thép Nam Kim đã bán hàng từ 4-5 tháng trước đó trong khi giá bán thép kẽm nhúng nóng mã
HDG tại thị trường Châu Âu vẫn giữ được mức giá cao khoảng 1.500 đôla Mỹ /tấn. Đây là một trong
những mặt hàng mà Thép Nam Kim xuất khẩu chính sang thị trường Châu Âu.
Việc xuất khẩu rất có hiệu quả sang Mỹ, Châu Âu, ASEAN..là kết quả của sự cố gắng phấn đấu
của cả tập thể công nhân viên cùng với ban lãnh đạo cơng ty làm theo chỉ đạo của Chính phủ là thích
ứng với điều kiện làm việc “bình thường mới”, thích ứng linh hoạt giúp cho hoạt động sản xuất được
bình thường. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho công ty vẫn đạt mức tăng trưởng tốt và hiệu quả
xuất khẩu tăng.

Hình 4 - Tỷ trọng xuất khẩu của Thép Nam Kim từ năm 2017 đến quí II - 2021
Tỷ trọng doanh thu của Thép Nam Kim tăng 54% trong quí II năm 2021, cho thấy mức độ hiệu
quả kinh doanh của công ty. Công ty cũng thúc đẩy tìm kiếm thị trường mới. Doanh thu hiệu quả tăng
19


như vậy phần lớn dựa vào sự hiệu quả trong kinh doanh đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường như
EU, Mỹ, ASEAN, ...
Ngành thép tồn cầu đang có sự thay đổi trong những năm gần đây, đặc biệt xu hướng hiện nay
nhiều nước đang sử nhiều công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ và tạo một sân chơi công bằng
các nhà sản xuất trong nước.Một số quốc gia trú trọng tới việc phát triển công nghệ mới và tái cơ cấu
ngành trong đó có ngành thép. Như chúng ta biết tình hình hiện nay ảnh hưởng của dịch Covid-19đặc
biệt là biến chủng mới omicron đang diễn biến hết sức phức tạp làm đứt gãy chuỗi cung ứng trong mà
ngành thép cũng khơng ngoại trừ. Từ đó dẫn đến tình trạng mất cân đối trong chuỗi cung – cầu cục bộ

ở một số khu vực Châu Âu, Mỹ là cơ hộ rất lớn cho ngành thép của Việt Nam xuất khẩu trong đó có
thép Nam Kim. Theo ông Hồ Minh Quang chủ tịch của Nam Kim Group cho biết thi trường quốc tế là
miếng bánh lớn cho Việt Nam với nhiều phân khúc nhau.
4.2. Hiệu quả xuất khẩu của công ty Nam Kim tại thị trường Đông Nam Á
Như chúng tã đã biết, Trung Quốc là một trong những nhà cung cấp nguồn thép như thép cuộn,
tấm cán nguội, thép cán nóng, thanh, tấm cán nóng, thép tấm mạ kẽm, thép ống hàn lớn nhất thế giới.
Sản lượng thép của nước này chiếm 53% tổng cung toàn cầu. Hiện nay, có 5 nhà sản xuất thép lớn nhất
thế giới trong đó Trung Quốc chiếm hơn nửa. Tuy nhiên, theo tờ báo Vneconomy nói rằng Trung Quốc
đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng dẫn đến phải cắt giảm sản xuất một số ngành
trong đó có ngành thép. Tình trạng thiếu điện ngày càng trọng hơn trong tháng 9, có đến 17/31 khu vực
thơng báo cắt điện. Nhiều nhà máy sản xuất thép phải cắt giảm công suất để tiết kiệm, điều đáng lo
ngại là vấn đề điện không đủ cung cấp cho việc sưởi ấm trong mùa đông giá lạnh ở nơi đây. Một điều
đáng quan tâm là hầu hết những nhà máy tập đoàn lớn sản xuát thép lại nằm ở những vực có thơng báo
cắt điện như Hà Bắc, Sơn Đơng, Nam Ninh...Theo dự bào tình trạng này khơng có mấy khả quan trong
thời tới. Hơn thế nữa trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã có những điều chỉnh về
chính sách về ngành thép như hủy bỏ chính sách hồn thuế xuất khẩu đối với ngành thép, kiểm sốt sản
lượng trong đó có mặt hàng tơn mạ. Đây cũng là một điều rất thuận lợi cho các nhà xuất khẩu thép của
Việt Nam. Thép Nam Kim cũng sẽ tận dụng được một trong những lợi thế này để tăng cường xuất khẩu
không chỉ sang thị trường ASEAN, EU, Mỹ..vv.
Việt Nam cũng đã ký kết nhiều Hiệp đinh thương mại như Việt Nam – ASEAN, Hiệp định
thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương – CPTPP, Việt Nam- Liên Minh EU (EVFTA) sẽ mở ra
không chỉ cho Việt Nam tránh được những dào cản thương mại, thúc đẩy hoạt động thương mại song
phương và đa phương giữa các nước trong khu vực và trong khối liên kết.
Theo WorldSteel cho biết, nhu cầu sử dụng thép nguyên liệu cho ngành xây vẫn tiếp tục tăng
khoảng 2,3% do nhiều nước bắt đầu bắt đầu tung nhiều gói hỗ trợ nhằm phát triển kinh tế hậu COVID19. Ở khu vực ASEAN, Philipines tiếp tục xây dựng các cơng trình bất chấp dịch bệnh.
Cơng ty Thép hiện đã đầu tư nhiều công nghệ hiện tại như của Đức, Ba Lan.vv và việc chuyển
kho, nhà máy sản xuất ống thép sang nhà máy mới với 5ha mua từ công ty Dea Myong Paper và công
suất dự kiến sẽ tăng từ 180.000 tấn -300.000 tấn/năm, khi đi vào hồn thiện cơng suất có thể đạt 1.6
triệu tấn/ năm. Do ứng dụng dây truyền sản xuất hiện đại và hệ thống quản lý tử nguyên liệu đầu vào
cho đến sản phẩm đầu ra không chỉ đáp ứng được những thị trường khó tính Mỹ, EU và mức giá cạnh

tranh cao trên thị trường thép trong khu và trên thế giới.
Bức tranh xuất khẩu của Thép Nam Kim trong năm tới vẫn có sự tăng trưởng đáng kể vì có thể
tận dụng được những lợi thế như Chính phủ Trung Quốc kiểm soát sản lượng thép, giá nguyên liệu như
than tăng, chính sách nước này hủy bỏ việc trợ cấp thuế xuất khẩu, Hiệp định thương mại EVFTA giữa
Việt Nam- EU có hiệu lực giúp cho thép của công ty tránh được những hàng rào thuế quan. Thêm vào
đó được sự quan tâm của Bộ Cơng Thương, Cục phịng vệ thương mại ln hỗ trợ, cảnh báo cáo các
20


danh mục sản phẩm bị điều tra về phòng vệ thương mại, trợ cấp, chống bán phá giá. Từ đó giúp doanh
nghiệp trong nước nói chung và Thép Nam Kim nói riêng chủ động trong việc tìm phương án xuất
khẩu phù hợp. Thêm vào đó, Châu Âu cũng tăng cường nhiều gói hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước
kích cầu đẻ sản xuất hậu Covid-19sẽ làm nhu cầu nguyên liệu thép sẽ tăng cao. Do đó mà xuất khẩu
sang thị trường EU sẽ cịn tiếp tục tăng trưởng khơng chỉ trong năm 2022. Đặc biệt, nếu công ty biết
khai thác những lợi thế từ Hiệp định thương mại EVFTA thì cơ hội xuất khẩu sẽ còn tăng trưởng vượt
trong những năm tiếp theo đó.
Đối với thị trường ASEAN, dự báo nhu cầu thép có xu hướng giảm do nhiều nước với tốc độ
tiêm chủng chậm. Việc tiêm chủng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất. Trong khi đó
biến chủng Covid-19đang lan rộng nhanh chóng, mức độ nguy hiểm của loại virut này là khủng
khiếp,tốc độ làm cho tỷ lệ tử vong cao hơn.
5. Một số biện pháp giúp gia tăng xuất khẩu cho công ty Nam Kim năm 2022
Thép là một ngành hàng có xuất khẩu đạt tỷ đơ, tính đến hết tháng 11/2021 ngành thép báo cáo
đạt mức doanh thu kỷ lục chưa từng có là 10 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, ngành thép nói chung và thép
Nam Kim nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn cần phải tháo gỡ và khắc phục trong những năm tiếp
theo.
Đầu tiên, trong những năm gần đây, ngành thép luôn phải đối mặt với những vụ điều tra về phòng vệ và
bị áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ, điều tra chống bán phá giá các hàng hóa của Việt Nam. Đặc biệt
chúng ta cịn nhiều lần bị điều tra về các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp bán phá giá cùng
với Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là hai nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới. Khơng chỉ những thị
trường khó tính như Mỹ, EU điều tra vì nghi ngờ các hàng hóa của Việt Nam khi vào các thị trường này

có sự trợ cấp hay lẩn tránh thương mại, ngay cả đến các nước trong khu vực như Philipines, Malaysia
cũng có xu hướng điều tra các sản phẩm thép từ Việt Nam. Nguyên nhân gia tăng của số vụ kiện điều
tra thương mại một phần là ngành thép của Việt Nam đang có mức giá rất cạnh tranh so với nhiều thị
trường khác, thương hiệu thép của chúng ta tạo được uy tín và tiếng vang trên thị trường quốc tế.
Ngành thép của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập liệu kể cả thép cán
nóng và thép phế,... cho nên nhiều vụ kiện cho rằng Việt Nam lẩn tránh thuế thương mại khi sử dụng
nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trong một số vụ kiện về phòng vệ thương mại, các điều tra viên của các nước cho rằng nền kinh
tế của Việt Nam nói chung và ngành thép nói riêng chưa vận hành theo cơ nền kinh tế thị trường có
nghĩa nền kinh tế của chúng ta vẫn còn được sự bảo hộ của Nhà Nước cho nên mức giá rẻ đơn cử là
Canada đã điều tra chống bán phá giá với sản phẩm thép cốt bê tông.
Một điều nữa cần quan tâm, giá nguyên liệu đầu cho việc sản xuất thép sẽ có xu hướng giảm.
Tính đến cuối tháng 10/2021 giá nguyên liệu thép nói chung đang giảm, thép cón nóng giảm cịn 15%
tính cuối tháng 11. Việc giảm giá nguyên liệu này sẽ làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các sản
phẩm thép trên thị trường. Tại thời điểm 2/11 hợp đồng tương lai cho quặng thép ở Trung Quốc giảm
còn 600 nhân dân tệ/tấn. Trước thời điểm 2021, do diễn biến của giá nguyên liệu tăng cao nên nhiều
doanh nghiệp đã tích trữ đủ nguyên liệu tại thời điểm giá nguyên liệu của ngành thép đang leo thang
trong khi đó, thị trường ngành thép trên thế giới đang có chiều hướng giảm. Điều này sẽ gây bất lợi đối
với công ty nào mà đã nhập ngun liệu thép trước đó.
Tình hình ngành thép trong năm tới đối với các doanh nghiệp Việt Nam có những tín hiệu đáng
mừng nhưng đồng thời cũng có khó khăn như trên đã đề cập. Việc chúng ta đã ký nhiều Hiệp định
thương mại tự do song phương và đa phương như Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt
Nam- Liên minh Châu Âu viết tắt là EVFTA, Hiệp định thương mại RCEP, Hiệp định thương mại
CPTPP mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Thép Nam Kim nói riêng tiếp cận
21


×