Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.96 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

~~~~~~*~~~~~~

DỰ ÁN CUỐI KÌ MƠN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI :

CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

Giảng viên hướng
dẫn:
Sinh viên:
Trần Thanh Tùng
Nguyễn Đình Tuấn
Nguyễn Thị Quế Thanh
Võ Thị Mỹ Dung
Nguyễn Thị Thục Hiền
Trần Thị Thảo Nhi

PHẠM THỊ TRÚC LY

33201020065
33201020099
33201020230
33201020287
33201020357
33201020385









TP. Hồ Chí Minh – 2021


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN

1

Trần Thanh Tùng

33201020065

Mức độ
đóng góp
100%

2

Nguyễn Đình Tuấn

33201020099

100%

3


Nguyễn Thị Quế Thanh

33201020230

100%

4

Võ Thị Mỹ Dung

33201020287

100%

5

Nguyễn Thị Thục Hiền

33201020357

100%

6

Trần Thị Thảo Nhi

33201020385

100%


STT

Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................4
I.

Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp.......................................................................................................5
1.

Sơ lược về doanh nghiệp may Việt Tiến....................................................................................................5

2.

Bối cảnh ngành may mặc ở Việt Nam........................................................................................................6

3.

Quy trình chuỗi cung ứng doanh nghiệp may Việt Tiến.........................................................................7

II.
1.


Chuỗi cung ứng của Việt Tiến.....................................................................................................................8
Các yếu tố cạnh tranh ưu tiên trong quản trị chuỗi cung ứng của Việt Tiến.......................................8
1.1.

Yếu tố về chi phí và chất lượng sản phẩm........................................................................................8

1.2.

Hệ thống phân phối của Việt Tiến....................................................................................................10

1.3.

Việt Tiến đẩy mạnh phát triển giá trị và ln đón đầu thị trường..............................................12

1.4.

Các dịch vụ mua hàng và sau khi mua hàng..................................................................................13

2.

Quá trình thu mua (Source)......................................................................................................................14

3.

Quá trình sản xuất (Make)........................................................................................................................15

4.

Phân phối sản phẩm (Delivery)................................................................................................................18


5.

4.1.

Phân phối............................................................................................................................................18

4.2.

Hàng tồn kho......................................................................................................................................19

4.3.

Kho bãi, nhà xưởng............................................................................................................................19

4.4.

Vận chuyển, giao nhận......................................................................................................................20

Quy trình và chính sách đổi trả sản phẩm (Return)..............................................................................20
5.1.

Quy trình đổi trả sản phẩm..............................................................................................................20

5.2.

Quy định về chính sách hồn đổi sản phẩm...................................................................................21

III.

Tác động của dịch Covid...........................................................................................................................23


IV.

Những khó khăn và giải pháp...................................................................................................................26

1.

Xác định 2 vấn đề.......................................................................................................................................26

2.

Giải pháp.....................................................................................................................................................27

KẾT LUẬN.............................................................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................................29


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập và phát triển của mọi tổ chức, cung ứng luôn là hoạt động không thể
thiếu. Xã hội ngày càng phát triển,cung ứng ngày càng khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng của mình.
Giờ đây trong q trình hội nhập và tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng khốc liệt
để cạnh tranh thành công trong môi trường biến động như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia
công việc kinh doanh của nhà cung cấp cung như khách hang của học bằng việc xây dựng riêng cho
mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) giữ vai trị quan trọng trong sự thành cơng của hầu hết các
doanh nghiệp. Để những sáng tạo và ý tưởng ban đầu trở thành sản phẩm đòi hỏi phải có sự phối hợp
nhịp nhàng và quan trọng giữa nhiều bộ phận.
Quản lý chuỗi cung ứng hoạt động bằng cách phối hợp các bên thu mua, cung cấp, sản xuất,
bán lẻ, phân phối với khách hàng qua các giai đoạn sản xuất, bán hàng và mua hàng. Với việc quản lý
hiệu quả, hàng tồn kho, sản xuất, phân phối, bán hàng, và hàng tồn kho của nhà cung cấp sẽ được kiểm

soát chặt chẽ.
Nếu được ứng dụng hiệu quả, SCM sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế canh tranh qua việc
cung cấp sản phẩm cho khách hàng nhanh hơn. Cụ thể như, SCM giúp doanh nghiệp giảm chi phí mua
hàng và sản xuất, bởi vì mua trực tiếp từ nguồn cung giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì khơng cần
phải mất phí qua cho bên thứ 3, cũng như giúp doanh nghiệp cân bằng tốt lượng cung, cầu. Bên cạnh
đó xây dựng các mối quan hệ đối tác hỗ trợ tăng trưởng với các nhà cung cấp chiến lược để ln đảm
bảo nguồn cung ứng. Và góp phần mang lại lợi ích đối với dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Ngành dệt may Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp Việt Tiến nói riêng, trong nhiều năm
qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Từ nhiều năm qua, doanh nghiệp
Việt Tiến đã tập trung phát triển về mặt sản phẩm đổi mới bên cạnh cơ chế vận hành tốt quản trị chuỗi
cung ứng (SCM).
Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
khơng cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm với đối thủ.
Ngồi ra nó cịn giúp cho nền cơng nghiệp nước nhà gia nhập chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu phát
triển thị trường tiêu thụ toàn thế giới.


I.
1.

Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp
Sơ lược về doanh nghiệp may Việt Tiến
Tiền thân cơng ty là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ cơng ty” - tên giao

dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đơng góp vốn do ơng Sâm Bào Tài – một doanh
nhân người Hoa làm Giám Đốc.
Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2. Với 65 máy may gia đình và khoảng 100 cơng
nhân. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ
Cơng nghiệp Nhẹ quản lý (nay là Bộ Công Nghiệp). Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công
ty là Liên hiệp sản xuất – xuất nhập khẩu may.

Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Cơng Nghiệp cần phải có mơt Tổng Công Ty Dệt
May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm
hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật. Chính vì thế, ngày
29/04/1995 Tổng cơng ty dệt may Việt Nam ra đời. Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28
tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ
chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Hiện tại Việt Tiến kinh doanh các lĩnh vực sau:

-

Sản xuất quần áo các loại
Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa
Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng cũng như các thiết

-

bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng
Việt Tiến còn thực hiện kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp cũng như đầu

-

tư tài chính
Ngồi ra, cơng ty cịn thực hiện kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp
luật

2.

Bối cảnh ngành may mặc ở Việt Nam



Theo phân tích mới đây của Trung tâm Thơng tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công
Thương), ngành dệt may sẽ hoàn thành kim ngạch xuất khẩu 39 tỷ USD vào năm 2021, tăng 11,2% so
với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ở góc độ thị phần, ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa được cải
thiện.
Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngồi thị trường
Hoa Kỳ sẽ có sự phục hồi so với năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu quần áo ước đạt 100 tỷ đơ la Mỹ,
các thị trường chính cịn lại là dệt may và quần áo. Khả năng chống chịu của Việt Nam kém hơn, thậm
chí cịn thấp hơn so với năm 2020. Đây sẽ vẫn là một thách thức đối với ngành vào năm 2022.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ đối mặt với hàng loạt thách thức nội tại
như: chi phí vận chuyển cao gấp 3 lần mức bình quân 5 năm trở lại đây, bất lợi về tỷ giá khiến hàng
dệt may Việt Nam kém cạnh tranh với các đối thủ; lao động mất cân đối, các doanh nghiệp phía Nam
Vẫn thiếu lao động và ngành này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Dù thị trường dệt may đang khởi sắc, nhưng nhiều đối thủ của dệt may Việt Nam như Trung
Quốc, Bangladesh, Ấn Độ… cũng tăng tốc và có nhiều nỗ lực để bù đắp những thiếu hụt về kim ngạch
trong năm 2021.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), theo kịch bản lạc quan nhất, dịch bệnh về cơ bản
được kiểm soát, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ đạt khoảng 4,2 - 43,5 tỷ đô la
Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, ơng Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho
biết, dự báo về dịch COVID-19 vào năm 2022 trên toàn cầu và tại Việt Nam vẫn cịn rất phức tạp và
khó dự đốn. Tuy nhiên, một dấu hiệu tích cực là các thị trường lớn như Mỹ, EU, ... đã mở cửa trở lại,
đặc biệt Việt Nam đã áp dụng chính sách thích ứng an tồn và linh hoạt để kiểm sốt hiệu quả sự bùng
phát COVID-19. 128 / NQ-CP. Ngoài ra, với việc các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu
lực, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có thêm cơ hội mở rộng thị trường. Ngoài ra ngành may
mặc của nước ta cịn gặp khó khăn về vấn đề nhập khẩu nguyên phụ liệu.
Nhà cung cấp
- Máy móc,
phụ tùng
Kho bảo quản
- Bông,
Công ty, nhà

Khách hàng
- Kho thành
nguyên phụ
máy sản xuất
- Đại lý
phẩm
liệu
- Các xí nghiệp
- Cửa hàng
- Kho nguyên
- Nút các loại
may
bán lẻ
phụ liệu
- Nhãn mác
3.- … Quy trình chuỗi cung ứng doanh nghiệp may Việt Tiến

Đơn vị vận
chuyển Logistic

Khách hàng
cuối cùng
Người tiêu
dùng


Hình 1: Sơ đồ chuỗi cung ứng Cơng ty may Việt Tiến
Thuyết minh quy trình
Nhà cung cấp, các sản phẩm đầu vào
Là vừa may gia công, sản xuất hàng FOB xuất khẩu, FOB nội địa do vậy đặc điểm nguyên phụ

liệu khá đa dạng. Đối với các hợp đồng gia cơng thì ngun phụ liệu chủ yếu do bên đặt gia công gửi
sang, một phần nhỏ là bên đặt gia công nhờ mua hộ. Đối với nguyên phụ liệu cho sản xuất FOB xuất
khẩu và nội địa thì cơng ty tự mua ngoài (cả nội địa và nhập khẩu nước ngồi).
Vấn đề vải bơng sợi: Trong nước Việt Tiến nhập khẩu ngun liệu chính từ vinatex. Ngồi ra,
Việt Tiến cịn chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu là ở một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc,
Pakistan, Trung phi… nơi có những nguồn cung lớn chất lượng và khá ổn định.
Về máy móc thiết bị: Việt Tiến liên doanh với công ty Việt Thuân chuyên cung ứng sản xuất
mặt hàng nút các loại Việt Tiến – Tungshing chuyên sản xuất các mặt hàng máy móc thiết bị phụ tùng
cho ngành may hay cơng ty cổ phần cơ khí thủ đức sản xuất máy móc thiết bị ngành may . Công ty
Tungshing sewing machine Co.Ltd (Hong Kong) hợp tác kinh doanh với Việt Tiến chuyên cung ứng
thiết bị ngành may, thực hiện các dịch vụ bảo hành thiết bị may tư vấn các giải pháp kĩ thuật, biện
pháp sử dụng an toàn thiết bị, nâng cao hiệu suất sử dụng cách thiết bị may.
Sản xuất của công ty may Việt Tiến
Tổng Công ty cổ phần may Việt Tiến là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mơ lớn nhất ngành
may của cả nước. Công ty điều hành cà quản lý 35 đầu mới sản xuất – kinh doanh gồm:
- 17 xí nghiệp thành viên trực thuộc
- 04 xí nghiệp trực thuộc có vốn hợp tác trong nước
- 06 cơng ty liên doanh trong nước sản xuất kinh doanh may mặc
- 04 công ty liên doanh với nước ngoai
- 01 công ty cổ phần
- 03 đơn vị hợp tác kinh doanh với nước ngoài
Sản phẩm đầu ra và phân phối của cơng ty may Việt Tiến
Doanh nghiệp có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc và các nhà máy liên doanh trong nước như
Công ty cổ phần Việt Thịnh, Công ty cổ phần May Vĩnh Tiến, Việt Phát J.v Ltd Co ... Hiện cơng ty có
hơn 20 cửa hàng và 300 đại lý trong cả nước kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng
như San Sciaro, Manhattan, Viettien, Viettien Smart Casual, Vee Sandy, Việt Long…. với đa dạng mẫu
mã và lứa tuổi.
Kho bảo quản của Việt Tiến



Cơng tác quản lí ngun phụ liệu đặt ra là bảo quản, sử dụng tiết kiệm tối đa những nguyên
liệu chính, cơng ty bảo quản ngun phụ liệu theo từng kho dựa theo công dụng của chúng. Hiện tại
công ty có 3 loại kho để bảo quản: kho nguyên phụ liệu đang dung cho sản xuất , kho nguyên phụ liệu
tiết kiệm được và kho nguyên phụ liệu nợ khách hàng.
Hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.
Hàng tồn kho phải tồn ở mức hợp lý đủ để sản xuất và chi phí lưu kho là nhỏ nhất. Hàng tồn kho của
Việt Tiến bao gồm: nguyên liệu, phụ liệu, cơng cụ, bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa. Đối với
Công ty cổ phần may Việt Tiến giá trị hàng tồn kho chiếm 40% – 50% tổng giá trị tài sản của cơng ty.
Chính vì lẽ đó, việc kiểm sốt tốt hàng tồn kho ln là một vấn đề hết sức quan trọng trong quản trị
chuỗi cung ứng tại công ty.
II.
Chuỗi cung ứng của Việt Tiến
1.
Các yếu tố cạnh tranh ưu tiên trong quản trị chuỗi cung ứng của Việt Tiến
1.1.
Yếu tố về chi phí và chất lượng sản phẩm
Chi phí là một yếu tố quyết định đến giá cả của sản phẩm. Vậy để một sản phẩm có chi phí
thấp nhất thì hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng áp dụng những công nghệ khoa học tiến tiến
nhất, áp dụng các phần quản lý sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến việc quản lý hàng tồn
kho đến khâu quản lý đầu ra. Việt Tiến là một doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng nhiều các cơng
nghệ vào q trình sản xuất, như cơng nghệ Lean, đưa vào vận hành máy in vải kỹ thuật số hiện đại,
không ô nhiễm môi trường. Đồng thời cơng ty cũng có lợi thế chi phí tuyệt đối bằng việc vận hành sản
xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm lâu năm và kiểm soát đầu vào, tiếp cận các nguồn vốn rẻ hơn. Chính vì
vậy mà các sản phẩm của Việt Tiến ngày nay có tính cạnh tranh cao không chỉ ở thị trường quốc tế mà
ngay cả ở thị trường nội địa.
Để cạnh tranh dòng sản phẩm áo sơ mi trên thị trường nội địa hiện nay với các đối thủ như
May 10, May An Phước hay Nhà Bè thì Việt Tiến cần phải khác biệt hóa về dòng sản phẩm. Điều này
đã được chứng minh là Việt Tiến ngày càng khẳng định giá trị của thương hiệu, tạo tiếng vang lớn cho
khách hàng bằng hàng loạt các sản phẩm áo sơ mi với nhiều mức giá khác nhau từ cao cấp cho đến
bình dân với chất liệu cao cấp, form dáng trẻ trung và năng động và rất bền. Từ năm 2010, Việt Tiến

đang khai thác các sản phẩm có mức giá trung bình phù hợp với túi tiền của người dân. Nhũng sản
phẩm áo sơ mi hiện nay giá dao động từ 250.000 - 750.000. Đây là những dịng sản phẩm rất được u
thích của Việt Tiến.
Để tạo được vị thế chủ động và tạo tính cạnh tranh khơng chỉ về chất lượng thì Việt Tiến luôn
luôn nỗ lực phấn để chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, Trước đây, hầu hết các nguyên liệu
chính như vải sợi, kim, chỉ, khuy áo,... vv đều phải nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ
dẫn đến chi phí tăng cao. Do đó, cơng ty có thể phối hợp với chính quyền địa phương đầu tư phát triển
cây bông sợi, hỗ trợ các tổ chức sản xuất nguyên liệu bông.


Xơ và sợi nhân tạo, nguyên liệu sản xuất và tá dược từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu
đầu vào chất lượng cao của công ty đáp ứng nhu cầu thị trường cho công ty. Về lâu dài sẽ giúp Việt
Tiến giảm được giá thành khi mà nguyên phụ liệu phải nhập từ nước ngoài đồng thời cũng tránh được
sự lệ thuộc vịa nguồn cung từ nước ngồi. Như chúng ta đã biết, tình hình covid 19 sẽ cịn kéo dài và
ảnh hưởng không nhỏ tới chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Bởi vậy, cách tốt nhất là chủ động được nguồn
nguyên liệu sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp.
Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến cùng với hai đối tác lớn là Luenthai và Newtech đã
chính thức hợp tác khởi động dự án Nhà máy sản xuất Vải - Việt Thái Tech và dự án này đã di vào
hoạt động 30/6/2020. Đây là dự án có qui môn lớn với tổng vốn đầu tư khoảng 20 triệu đơ la Mỹ. Theo
Ơng Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Việt Tiến
cho biết: “Dự án này nhằm chủ động nguồn nguyên liệu, rút ngắn thời gian sản xuất, thời gian giao
hàng cũng như đáp ứng các yêu cầu khắt khe về chất lượng từ khách hàng trong ngành may mặc và
việc ra đời của Viet Thai Tech sẽ giải quyết được bài toán thiếu nguồn nguyên liệu của ngành may Việt
Nam nói chung và Việt Tiến nói riêng”. Bên cạnh đó Cơng ty đã qui hoạch và áp dụng công nghệ Lean
vào trong sản xuất của tất cả nhà máy nhằm tăng năng suất lao động. Đồng thời cơng ty cũng thực
hành tiết kiệm, cải tiến hóa qui trình quản lý, giảm thiểu chi phí cho sản phẩm.
1.2.
Hệ thống phân phối của Việt Tiến
Hệ thống phân phối của công ty là các cá nhân, tổ chức kinh doanh độc lập hoặc các phương
tiện hay các công cụ trung gian chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người người tiêu dung cuối

cùng. Kênh phân phối là cách thức mà nhà sản xuất hay nhà cung cấp quyết định lựa chọn để đưa sản
phẩm đến thị trường mục tiêu sao cho chi phí thấp nhất. Trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp – nhà
phân phối - người tiêu dung cuối cùng thì có một yếu tố rất quan trọng mà các doanh nghiệp nói chung
và Việt Tiến nói riêng cần phải chú ý đó là khách hàng mua sự đáp ứng và phục vụ từ nhà phân phối
chứ không phải nhà cung cấp bán hàng thông qua kênh phân phối. Chính vì vậy, hình ảnh của nhà
phân phối rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cũng như sự uy tín của cơng ty.
Hiểu được tầm quan trọng của hệ thống phân phối, Việt Tiến đã đưa ra chiến lược coi nhà phân
phối là đối tác khách hàng thân thiết của doanh nghiệp, tức là phải coi họ như là một cánh tay đắc lực
cùng hướng đến một mục tiêu chung của Việt Tiến để phù hợp với giá trị mà công ty đã và đang xây
dựng là Trung thực- Chất lượng- Trách nhiệm - Đổi mới và Sáng tạo.
Nhằm nâng cao giá trị cốt lõi của thương hiệu, Việt Tiến không ngừng nâng cao sự trải nghiệm
và hài lòng của khách hàng bằng cách đưa ra các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Thành
quả là hệ thống phân phối Việt Tiến House ra đời và đi vào hoạt động từ 1/2016. Đây là một trong


những nỗ lực mà Việt Tiến mong muốn mang lại sự trải nghiệm mới cho khách hàng với không gian
sang trọng, sạch sẽ và nhân viên thân thiện sẽ là những trải nghiệm mua hàng đáng nhớ khi mỗi người
khách đến đên mua sắm. Hệ thống Việt Tiến House tọa lạc trên những con đường sầm uất nhất của các
thành phố lớn và trung tâm tỉnh, được thiết kế hiện đại, độc đáo, thân thiện và trẻ trung. Mặt tiền của
cửa hàng có các cửa sổ lớn trong suốt, kết hợp với màu xanh lam đặc trưng của thương hiệu, ngay lập
tức thu hút sự chú ý của những người qua đường.
Công ty lựa chọn chuỗi cửa hàng để phân phối sản phẩm trên tồn quốc, đồng thời có 3 kênh
tiêu thụ gồm: thành lập cửa hàng độc lập, mở rộng hệ thống đại lý hiện có, đưa sản phẩm ra thị trường
qua hệ thống siêu thị và trung tâm mua sắm cao cấp. Hiện nay, Việt Tiến là một trong những doanh
nghiệp có hệ thống cửa hàng lớn nhất trong ngành với hơn 1390 cửa hàng trên toàn quốc.

Tuy nhiên quá trình mở rộng kênh phân phối của Việt Tiến được thực hiện quá ồ ạt cùng với sự
gia tăng nhanh chóng của các cửa hàng và đại lý đã mang lại nhiều bất lợi cho Việt Tiến. Sự cạnh tranh
gay gắt ngay giữa các cửa hàng lớn do mật độ cửa hàng ở nhiều tuyến phố chính quá gần nhau. Hiện
nay có rất nhiều cửa hàng nhỏ rất ít khách thậm chí khơng có khách mua vì bản thân cửa hàng không

chịu tu sửa, không đổi mới về mẫu mã. Điều này đã dẫn đến sự lãng phí tài nguyên mà không mang lại


kết quả khả quan. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của hệ thống phân phối nhưng Việt Tiến chưa
có sự kiểm sốt chặt chẽ nên đã xảy ra tình trạng hàng giả bán thẳng vào cửa hàng chính. Sự việc này
đã làm dấy lên sự lo ngại của người tiêu dùng và làm hoen ố danh tiếng của công ty. Mặc dù kênh
phân phối ở các thành phố lớn quá nhiều nhưng kênh phân phối ở ngoại thành và nơng thơn vẫn cịn
khá thưa thớt, trong khi đó đây cũng là một thị trường khá tiềm năng nếu được khai thác tốt.
Ngoài hệ thống đại lý và cửa hàng Viettien House, lần này Việt Tiến cịn ra mắt thơng qua
website thương mại điện tử estore.viettien.com.vn nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh chóng và
linh hoạt của khách hàng từ khắp các tỉnh thành trên thế giới. Với định hướng đa dạng về chủng loại
sản phẩm và đáp ứng xu hướng thời trang theo phong cách và cá tính của từng khách hàng, Việt Tiến
sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ thiết kế riêng thông qua hệ thống cửa hàng và website Viettien
House. Thương mại điện tử, thiết kế tùy chỉnh, sản xuất theo đơn đặt hàng nhỏ, tính linh hoạt và thời
gian thực hiện ngắn.
1.3.

Việt Tiến đẩy mạnh phát triển giá trị và ln đón đầu thị trường
Kể từ khi Việt Nam mở cửa cũng là thời điểm người tiêu dùng có nhiều cơ hội được lựa nhiều

nhà sản phẩm nước ngoài nhập vào với giá cả phải chăng và chất lượng cũng khá tốt. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp nội địa lại phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và
Việt Tiến cũng không ngoại lê. Không những phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có tên tuổi ngay chính
trên thị trương nội địa mà cịn các hãng thời trang lớn như Zara, H&M. Để tăng tính cạnh tranh, tạo
niềm tin và lòng trung thành của khách hàng, Việt Tiến ln phát triển dịng sản phẩm đa dạng về mẫu
mã, chất liệu, họa tiết và hướng đến đối tượng khách hàng khác nhau. Trước đây, khi nhắc tới Việt
Tiến là người ta chỉ nghĩ ngay đến các sản phẩm truyền thống với kiểu dáng đơn điệu và giá cả mắc
tầm 800.000 – 2.000.000 vnd/sản phấm. Để tăng thêm nhiều đối tượng khách hàng của công ty, Việt
Tiến đã cho ra mắt dòng sản phẩm Viettien Smart Casual dành cho người có thu nhập khá. Hơn thế,
Việt Tiến đã xây dựng trung tâm nghiêm cứu và phát triển sản phẩm Dương Long R&D nằm trong

khuôn viên của công ty may Việt Tiến. Đây sẽ là bàn đạp quan trọng để phát triển chuỗi giá trị và
khẳng định sức cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, được coi là chìa khóa
chiến lược quyết định sự phát triển bền vững của thương hiệu trong ngành thời trang quốc tế.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển mẫu Dương Long với qui mô rộng 3.000m 2 bao gồm các
khu vực chức năng, thiết kế mẫu, phòng Lab, phòng meeting, phòng showroom, phòng bán hàng…, vv
tất cả đều được thế hiện đại, sang tạo tạo nguồn cảm hứng cho việc thiết kế và tạo ra các mẫu mới,
phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thay đổi thị trường ở trong nước và quốc tế.


Hình 2: Phịng Lab tại Dương Long R&D

Hình 3: Khu vực catwalk tại Dương Long R&D

Theo một đại điện của Việt Tiến “Trang phục không chỉ sạch sẽ, lịch sự mà còn sang trọng, lịch
lãm, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các quý ông trong các môi trường khác nhau như đi làm, dạo
phố, tập thể dục, du lịch, gặp gỡ bạn bè ...”
Hiện nay công ty đã và đang trên đà chuyển mình, xóa bỏ định kiến về một thương hiệu truyền thống,
khá truyền thống và đơn điệu, công ty hiện đang nỗ lực hướng tới một hình ảnh thời trang với phong
cách xuyên suốt và dẫn đầu. cập nhật các xu hướng mới.
Chính ví những thay đổi chiến lược và sự nhạy bén trong việc bắt kịp được xu hướng của thị
trường không chỉ trong nước và thế giới giúp cho cơng ty Việt Tiến có những bước ngoặt mới trong
việc chuyển mình để có một vị thế mới trong tâm thức của người dùng Việt.
Việt Tiến ln ln tìm tịi và phát triển thương hiệu. Đặc biệt, trong những năm gần đây Công
ty đã và đang làm mới bản thân đó là việc Việt Tiến ra mắt trung tâm phát triển Dương Long R& D để
thấy rằng công ty đã bắt kịp được với xu hướng mới của thị trường đồng thời VIỆT TIẾN – Chiến dịch
trẻ hoá thương hiệu quốc dân. Đây là chiến dịch giúp Việt Tiến làm mới mình, chiến dịch này được bắt
đầu năm 2018.
1.4.

Các dịch vụ mua hàng và sau khi mua hàng

Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, Việt Tiến có đường dây nóng đề hỗ trợ khách hàng

cũng như giải quyết các khiếu nại cũng như than phiền của khách hàng về sản phẩm. Holine của Việt
Tiến sẽ được hoạt động 24/7 nếu khách hàng có thắc mắc cần giải đáp hãy gọi điện tới số holine là
1900636863. Sau đó sẽ được các tổng đài viên ghi nhận và giải quyết thắc mắc ngay lập tức.
Với tâm niệm “sự hài lòng của quý khách là niềm vui của chúng tôi”, đội ngũ nhân viên của
thương nhân Việt Tiến luôn tư vấn chi tiết và chuyên nghiệp, hỗ trợ trước và sau bán hàng. Nhiệt tình
và hết lịng vì khách hàng, dù đơn hàng lớn hay nhỏ. nghĩa là, cho dù đó là một cá nhân hay một cơng
ty. Sự hài lịng của q khách chính là động lực để chúng tôi không ngừng cải tiến và phát triển.


Đồng thời Việt Tiến cũng có dịch vụ mua hàng trực tuyến trên website như đã trình bày ở trên,
trên website mua hàng trực tuyến có nhân viên sẽ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình như tư vấn về form áo,
kích cỡ sao cho có thể mặc phù hợp nhất. Nếu khách hàng cần hỗ trợ về kỹ thuật ngay tại cửa hàng
Việt Tiến House q khách hàng có thể sửa áo sơ mi để hợp với form dáng của mình nhất. Việt Tiến có
nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hành thân thiết tích điểm, thẻ thành viên,...
2.
Quá trình thu mua (Source)
Vật liệu: Nhà cung cấp đầu tiên phải kể đến của Việt Tiến là nhà cung cấp vật liệu thô (bông,
tơ, sợi, …). Không riêng Việt Tiến mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may trong nước hiện nay chủ yếu
đều sử dụng bông sợi của nhà cung ứng Vinatex. Bông sợi của Việt Tiến được nhập chủ yếu tại đây.
Ngồi ra cịn có các nhà cung ứng khác như: Công ty TNHH Liên doanh sản xuất tấm bông PE; Công
ty cổ phần nguyên vật liệu Dệt may Bình An, …
Ngun phụ liệu: Vì cơng ty may Việt Tiến với đặc điểm là vừa gia công, vừa may sản xuất
hàng FOB xuất khẩu, FOB nội địa nên nguyên vật liệu của VTEC khá là đa dạng. Với những hợp đồng
gia cơng thì thường sẽ được gửi ngun phụ liệu qua cho VTEC, chỉ một phần ít thì bên phía gia cơng
họ sẽ nhờ đặt mua. Cịn sản xuất cho FOB xuất khẩu và FOB nội địa thì ngun phụ liệu sẽ được
VTEC mua bên ngồi có thể là mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài về như Trung Quốc, Ấn
Độ, Trung Phi, Pakistan,... Đây là những thị trường cung cấp chính các phụ liệu phục vụ cho Việt Tiến
sản xuất sản xuất như áo sơ mi nam. Đặc biệt là áo sơ mi Viettien Casual Smart đang rất phổ biến ở thị

trường nội đia Việt Nam. Các nguyên phụ liệu đó là vải, máy may, chỉ, khuy áo, hay nhãn hiệu… Hiện
nay do tình hình Covid 19 nhiều cơng ty dệt may trong dó có Việt Tiến đang dần chủ động trong việc
tìm nguồn nguyên liệu để phải phụ thuộc vào bên ngoài.
Nguyên phụ liệu sẽ bao gồm:
-

Nguyên liệu, chẳng hạn như: vải chính, vải lót, vải dựng, phải phối; …

-

Phụ liệu: cúc, kim, chỉ, khuy, gai đinh, …

Bên cạnh đó, VTEC cịn liên doanh với Công ty TNHH Liên doanh SX nút nhựa Việt Thuận –
công ty này chuyên sản xuất các loại nút và đã cung cấp các loại nút cho Việt Tiến để sử dụng.
Máy móc, phụ tùng: Cơng ty Tungshing Sewing Machine Co. Ltd, Hongkong là công ty
chuyên cung cấp các mặt hàng máy móc thiết bị phụ tùng và lắp đặt các thiết bị trong ngành may. Tất
cả các máy móc, thiết bị của VTEC đều được bảo hành, tư vấn các giải pháp kỹ thuật khi gặp các vấn
đề, cũng như các biện pháp để sử dụng an toàn, góp phần nâng cao tuổi thọ của máy móc cũng như là
hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị.
Việt Tiến sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng bằng cách nâng cao máy móc thiết bị chuyên dụng, bằng
cách sử dụng các thiết bị hiện đại thay thế cho các máy móc thế hệ cũ góp phần thúc đẩy dây chuyển


sản xuất, tự động hóa cơng nghệ, cải tạo năng suất làm việc, tiết kiệm nhân công lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Việt Tiến nhờ việc ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến vào quản lý và luôn đầu tư trang
thiết bị chính vì vậy mà Việt Tiến có thể kiểm sốt được các chi phí như định mức khấu hao tài sản,
tính năng suất lao động của máy móc từ đó có thế tăng hiệu quả làm việc. Việc đầu tư máy móc thiết
bị hiện đại sẽ tính tốn được các chi phí khác trong q trình sản xuất.
Việt Tiến luôn chú trọng đến việc xây dựng các mối quan hệ bền vững với các vùng trồng dâu

tằm, bông sợi và các doanh nghiệp dệt may. Bên cạnh đó, VTEC cịn xây dựng các trung tâm ngun
phụ liệu với quy mô khá lớn nhằm trở thành các đầu mối bn bán ngun phụ liệu.
3.
Q trình sản xuất (Make)
Để sản xuất ra dòng sản phẩm áo sơ mi nam, chúng tơi có các bước thực hiện như sau:
Hình 4: Quy trình sản xuất áo sơ mi nam
Thuyết minh quy trình:
Bước 1: Chuẩn bị

Sau khi xưởng đã thống nhất các kế hoạch chuẩn bị cho sản xuất. Bước chuẩn bị sẽ là khâu
quan trọng trước khi bắt đầu tiến hành. Một số công việc cần chuẩn bị:
Chuẩn bị vải (chủng loại, số lượng, chất lượng) theo nhu cầu. Kiểm tra khả năng hoạt động của
máy móc thiết bị trong xưởng (Máy móc cịn hoạt động hay khơng, có máy nào hư hỏng cần sửa chữa?
Số lượng có đủ sản xuất?… ). Chuẩn bị bản thiết kế chi tiết của áo.
Bước 2: Lên sơ đồ (thiết kế rập)


Là việc sắp xếp các chi tiết thiết kế áo đã chuẩn bị ở Bước 1 trên màn hình máy tính trước khi
cắt để tiết kiệm nhất có thể. Ví dụ với bao nhiêu cái áo thì cần bao nhiêu mét vải, khổ bao nhiêu, phân
bố bao nhiêu lớp vải? Những người thợ lành nghề và giàu kinh nghiệm sẽ tìm ra phương pháp thiết kế
giúp tiết kiệm vải và giảm thời gian sản xuất:

Hình 5: Bảng thiết kế sơ đồ rập
Bước 3: Trải vải và cắt tạo sản phẩm
Khi đã có bản rập, tiếp đến là khâu trải vải theo số lớp và chiều dài như sơ đồ. Công việc này
và khâu cắt được thực hiện bằng máy. Đòi hỏi những người thợ nhiều kinh nghiệm vận hành nhằm
đảm bảo vải được cắt đúng theo yêu cầu.
Bước 4: May thành phẩm
Công việc may sẽ được thực hiện bởi từng phân xưởng riêng biệt để có tay nghề chun mơn
cao nhất (ví dụ: xưởng may cổ áo, xưởng may thân áo, …).

Phương pháp may phổ biến hiện nay là Móc Xích Kép: các đường may được tạo thành từ 1
mũi kim kết hợp 1 mũi móc. Tạo thành đường liên kết chắc chắn cho áo khi mặc.
Bước 5: Ủi sản phẩm
Sau khi sản phẩm được may xong sẽ được mang đi làm sạch bụi và ủi trực tiếp nhằm tăng tính
thẩm mỹ. Việc ủi yêu cầu phải thực hiện đúng theo từng chất liệu vải: cần điều chỉnh nhiệt độ thích
hợp tránh làm cháy hay co giãn sản phẩm. Bên cạnh đó ủi các nếp gấp cần sắc nét. Một số cơng đoạn
ủi điển hình:
Ủi bán thành phẩm: Tức là sau khi được cắt, vải đã được đem đi ủi trước khi tiến hành may và
lắp ráp.
Ủi phẳng: Trong lúc may có những điểm bị nhăn sẽ gây ra những hạn chế cho sản phẩm khi
hoàn thành. Lúc này cần ủi phẳng để loại bỏ được nếp nhăn đó.


Ủi sau khi may xong: Khi một sản phẩm đã được các thợ may may hoàn thiện, chúng sẽ được
chuyển đến để ủi.
Bước 6: Kiểm tra tổng thế chất lượng
Đây là bước rất quan trọng để kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi đóng gói và xuất kho, quy trình
như sau:
Kiểm tra màu sắc và chất liệu vải: kiểm tra lại một lần nữa xem màu sắc của sản phẩm đã đúng
theo mẫu yêu cầu. Bên cạnh đó trong quá trình may và ủi, màu sắc có bị phai màu so với tấm vải ban
đầu khơng.
Kiểm tra lại kích thước: Trong một lơ sản phẩm thường có nhiều kích thước khác nhau. Việc
kiểm tra lại kích thước để đảm bảo rằng áo đã được may đúng chuẩn theo kích thước đưa ra, cũng như
số lượng từng kích thước đã đủ.
Kiểm tra chất lượng đường chỉ may: Kiểm tra lại những đường kim may trên sản phẩm nhằm
nắm rõ trình độ của thợ may, và để thay thế những sản phẩm mới tốt hơn, đạt yêu cầu hơn.
Kiểm tra mẫu thiết kế: So sánh bản mẫu với sản phẩm xem đã giống với nhau chưa, để từ đó
biết chỉnh sửa lại sao cho chính xác nhất.
Ngồi ra cần phải kiểm tra những chi tiết nhỏ nhất như vị trí cúc áo, các cúc áo cịn tốt hay
khơng, kiểm tra nhãn mác đã in đúng chưa và đã gắn vào áo chưa.

Tiếp đến sẽ chuyển sang bộ phận gấp sản phẩm, đóng gói và giao hàng.
Q trình kiểm tra này ln được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện để hạn chế những sai
sót nhất có thể.
Bước 7: Đóng gói và xuất kho
Các sản phẩm sau khi đã kiểm tra xong sẽ được phân theo size và đóng gói vào bao bì. Đếm
đúng số lượng, kích thước xếp vào thùng và xuất kho chuyển đến cho khách hàng.
Nhằm tối đa hóa công suất của nhà máy và nguồn nhân lực, Công ty May Việt Tiến linh hoạt
thực hiện việc sản xuất theo các phương thức MTO, ETO, MTS. Dòng sản phẩm áo sơ mi nam là sản
phẩm được ưa chuộng trong nhiều phân khúc khách hàng. Do đó Việt Tiến đã tập trung vào việc khẳng
định vị thế thị trường nội địa. Lấy chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu, với việc cải tiến mẫu mã
đáp ứng cho nhiều khách hàng tầng lớp từ trung bình, khá đến cao cấp. Nâng cao năng lực cạnh tranh
đã tạo nên thương hiệu thời trang VTEX chiếm lĩnh thị trường nội địa. Bên cạnh đó Việt Tiến dễ dàng
có được những đơn hàng từ các doanh nghiệp đặt cho nhân viên sử dụng, làm quà tặng đối tác,…
Tổng Giám đốc Bùi Văn Tiến nhấn mạnh, Việt Tiến đã và đang nỗ lực để chuyển đổi từ một
ngành may mặc sang kinh doanh thời trang và các liên doanh liên kết chuỗi, tạo ra giá trị thặng dư
kinh tế cho ngành và giá trị nhân văn cho xã hội. Vị thế của thương hiệu Việt Tiến đã và đang đáp ứng
được nhu cầu người tiêu dùng và hội nhập toàn cầu.
Một số giải pháp để tránh việc sai sót và tổn thất về sản phẩm, nhân sự, chi phí trong sản
xuất:


Áp dụng nguyên tắc nhập trước, xuất trước: để kiểm sốt số lượng đơn hàng, tránh trường hợp
bỏ sót. Điều này giúp cho quá trình quản lý đơn hàng quy củ, đơn giản và tránh được những sai sót
đáng tiếc.
Chỉ nhập dữ liệu cho đơn hàng một lần duy nhất: yếu tố này để tránh việc trùng lặp, hệ thống
dữ liệu cho đơn hàng không tương đồng sẽ dẫn tới những sai số.
Theo dõi, giám sát kỹ lưỡng tình trạng của đơn hàng: việc này nhằm tránh việc chồng chéo, sai
sót, nhầm lẫn đơn hàng. Người quản lý sẽ theo dõi sát sao tình trạng của đơn hàng. Điều này sẽ giúp
phát hiện vấn đề phát sinh ở khâu nào rồi đưa ra được biện pháp xử lý nhanh chóng.
Quản lý trạng thái tồn kho của đơn hàng: đây là bước người quản lý giám sát chặt chẽ tình

trạng tồn kho nguyên vật liệu và sản phẩm để có phương án bổ sung phù hợp.
Ứng dụng phần mềm quản lý đơn hàng: việc quản lý đơn hàng ngành may bằng phần mềm đã
đảm bảo được những yêu cầu đặc thù ngành hàng là có nhiều mẫu mã và số lượng đơn hàng lên tới
hàng nghìn. Phương pháp này giúp quản lý tốt thông tin khách hàng, đơn hàng không bị thất lạc, đầy
đủ số lượng, tránh việc giao hàng bị chậm trễ có thể phá vỡ hình ảnh uy tín của doanh nghiệp
4.
Phân phối sản phẩm (Delivery)
4.1.
Phân phối
Hiện tại Việt Tiến đang lựa chọn phân phối các sản phẩm của công ty theo chuỗi các cửa hàng
phân phối trải dài khắp cả nước, tập trung chủ yếu vào 3 kênh tiêu thụ chính:
- Xây dựng các cửa hàng độc lập
- Mở rộng hệ thống đại lý
-

Kinh doanh các sản phẩm trong hệ thống các siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp trên
khắp cả nước

Hiện nay, Việt Tiến là được đánh giá là doanh nghiệp có nhiều hệ thống của hàng, đại lý phân
phối lớn nhất trong ngành mặc ở Việt Nam. Đặc biệt, Việt Tiến đã cải thiện nâng cao cơ sở vật chất
cùng như bố trí thiết kế, kệ trưng bày rất bắt mắt tại các cửa hàng Việt Tiến House. Đây là một trong
những nỗ lực của công ty nhằm thay đổi về giá trị của hệ thống phân phối mới giúp khách hàng có
những trải nghiệm mua sắm. Mơ hình Việt Tiến House được bắt dầu vào cuối năm 2015 và cho tới tận
ngày nay Việt Tiến khơng ngững mở rộng hệ thống mơ hình trên cả nước.
Việc đưa các sản phẩm vào hệ thống các siêu thị, trung tâm mua sắm cao cấp không những với
mục tiêu kinh doanh mà còn nhằm quảng bá cho thương hiệu của công ty.
Năm 2017, Việt Tiến đã đàm phán thành cơng với nhà phân phối chính thức của Skechers thương hiệu giày thể thao tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ trở thành một trong những nhà phân phối
của thương hiệu này.
Bên cạnh phát triển thời trang công sở, Việt Tiến còn thúc đẩy phát triển các mẫu thời trang
dạo phố, thể thao, đồ mặc tại nhà, … với nhiều mẫu mã đa dạng. Cơng ty cịn nghiên cứu phát triển



các mẫu mã, lô hàng dựa theo nghiên cứu tại thì khu vực, từng vùng miền để phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng.
Nhờ những thay đổi về mô hình kinh doanh và chiến lược sản phẩm mà cơng ty đã tạo được
tiền đề mở rộng thị phần trong nước và cả nước ngoài, tiền dần tới để trở thành một trong những
thương hiệu mạnh tại Việt Nam và trên thế giới.
Việc mở rộng và phát triển hệ thống phân phối sẽ giúp các sản phẩm của công ty tiếp cận
đưokjc với khách hàng nhanh hơn và việc giao hàng cũng nhanh có nhiều thuận lợi trong việc
logistic.Tuy nhiên, việc mở rộng này diễn ra ồ ạt và quá nhiều điểm phân phối của hàng quá dẫn đến
sự cạnh tranh ngay giữa các cửa hàng và cũng gặp khó khăn trong việc quản lý, cũng như việc kinh
doanh của cửa hàng. Nhiều cửa hàng hoạt động không thay chịu thay đổi mẫu mã cũng như là tu sửa
để thu hút khách hàng. Việc này Việt Tiến vẫn chưa có sự kiểm sốt gắt gao tính tới thời điểm bây giờ.
4.2.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho và quản trị hàng tồn kho được coi bước rất quan trong bởi vì hàng tồn kho là tài
sản vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp, phải duy trì mức tồn ở mức hơp lý đủ để duy trì sản
xuất và có chi phí thấp nhất. Việt Tiến có các mặt hàng tồn kho như: nguyên liệu, phụ liệu, công cụ,
bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa. Trước đây, khoảng năm 2017, giá trị hàng tồn kho của Việt
Tiến chiếm khoảng 40-50% tổng tài sản, việc này dẫn đến vốn bị hạn chế luân chuyển, là vấn đề quan
trọng mà Việt Tiến cần kiểm soát hàng tồn kho để đạt mức hiệu quả hơn.
Hiện nay, Việt Tiến có nguồn nhân lực rất lớn trên khắp cả nước và thế giới, với phạm vi kinh
doanh như vậy Việt Tiến cần đảm bảo quá trình sản xuất và kinh doanh được diễn ra liên tục. Việt Tiến
đã cải tiến bằng cách kiểm soát lại các hệ thống như ghi chép, cập nhật số liệu kịp thời để công tác
quản trị hàng tồn kho của cơng ty có tính thống nhất cao nhất. Mọi loại tồn kho đều được kiểm tra
nghiêm ngặt cả về số lượng và chất lượng. Hàng tồn kho giờ đây được tính tốn rất cẩn thận dựa vào
nhu cầu thực tế và dự báo nhu cầu tương lai của Việt Tiến sau những năm qua đã khảo sát được.
Việt Tiến đang đang áp dụng hệ thống kiểm soát hàng tồn kho liên tục điều này có nghĩa là
hàng ln được kiểm tra thường xuyên, khi hàng ở trong kho còn một mức nhất định thì các nhân viên
sẽ tiến hành đặt hàng. Chính vì vậy mà hàng ở trong kho cụ thể là ngun liệu phụ liệu cũng như hàng

hóa ln được giữ ở mức an toàn và ổn định. Do đó, mà cơng ty sẽ dễ dàng có những biện pháp và
hướng đi của các khâu sao cho phù hợp.
4.3.
Kho bãi, nhà xưởng
Công ty Cổ phần Việt Tiến Đông Á là công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê kho bãi,
xưởng sản xuất cho các doanh nghiệp. Hiện tại, Công ty Việt Tiến đang sử dụng dịch vụ thuê nhà
xưởng của công ty này.
Việt Tiến cần nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành kho, bãi bằng cách tiếp cận các công nghệ
hiện đại trong quản lý kho, tập trung đào tạo nhân viên kho về các nghiệp vụ quản lý, sắp xếp, sử dụng


các thiết bị hiện đại để giúp cho việc tận dụng được tối ưu kho bãi, nhà xưởng. Nâng cao khả năng
phục vụ khách hàng bằng cách giảm thời gian lấy hàng và chờ đợi, …
4.4.
Vận chuyển, giao nhận
Vận chuyển, giao nhận: Hiện tại Việt Tiến đang hợp tác với công ty M&S Shipping. M&S
chuyên cung cấp các dịch vụ về khai báo các thủ tục hải quan, làm các thủ tục về xuất nhập khẩu, giao
nhận các hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Tuy Việt Tiến là doanh nghiệp lớn ở trong nước về ngành may mặc nhưng hoạt động Logistics
của Việt Tiến được đánh giá vẫn còn hạn chế. Việt Tiến hiện vẫn chưa mở rộng nhà máy sản xuất tại
miền Bắc. Điều này gây ra nhiều bất lợi trong việc vận chuyển và phân phối của công ty vì phải tốn
chi phí vận chuyển từ Nam ra Bắc. Nên để giảm chi phí thì điều này cần nên được sớm khắc phục.
Bên cạnh đó cơng ty cần đầu tư, cải thiện hoạt động logistics, đó là cần hợp tác chiến lược với
M&S Shipping nhằm thúc đẩy hiệu quả từ hoạt động logistics.
5.
Quy trình và chính sách đổi trả sản phẩm (Return)
5.1.
Quy trình đổi trả sản phẩm



02 – 04 ngày làm việc

Ngay khi nhận
thơng tin

Hình 6: Quy trình đổi trả sản phẩm của cơng ty may Việt Tiến
Bộ phận kinh doanh tiếp nhận thông
tin sản phẩm

Hướng dẫn kiểm tra và đánh giá

Kiểm tra tình trạng sản phẩm

Không đạt yêu cầu

Đạt yêu cầu

Kiểm tra chứng từ mua hàng

Chứng từ không hợp lệ

07 ngày làm việc

Chứng từ hợp
lệ
Thủ tục xuất nhập kho

Thủ tục thanh tốn

Hồn đổi sản phẩm, cập nhật và lưu

trữ thơng tin

Thơng báo tình
trạng thanh tốn

Thơng báo kết quả

Tại thời điểm giao nhận hàng, nếu hàng hóa khơng đúng mẫu mã, chất lượng, số lượng hoặc có
bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến sản phẩm, khách hàng có quyền từ chối nhận hàng và Việt Tiến
có trách nhiệm giao hàng lại trong vịng hai mươi bốn (24) giờ kể từ thời điểm giao nhận hàng ban
đầu.
Khi có bất kỳ khiếu nại nào từ khách hàng liên quan đến sản phẩm, trong vòng 07 – 10 ngày làm việc
kể từ khi nhận được khiếu nại từ khách hàng, Việt Tiến có nghĩa vụ xử lý các khiếu nại cũng như các
thủ tục liên quan nội bộ để hoàn tất việc đổi đổi sản phẩm cho khách hàng (xử lí dựa trên nội dung của
các quy định về chính sách hồn đổi sản phẩm).
5.2.
Quy định về chính sách hồn đổi sản phẩm


Trong trường hợp sản phẩm bị lỗi sản xuất, Việt Tiến sẽ hỗ trợ hoàn trả khi khách hàng phản
hồi thông báo lỗi sản phẩm, với các yêu cầu sau:
5.2.1. Thời gian hoàn đổi sản phẩm
- Thời gian chấp nhận u cầu hồn đổi sản phẩm: trong vịng 05 ngày kể từ ngày khách hàng
5.2.2.
-

mua sản phẩm (khơng tính ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật).
Thời gian thực hiện hồn trả sản phẩm: trong vịng 05 ngày làm việc kể từ ngày Việt Tiến chấp
nhận yêu cầu hoàn trả sản phẩm của khách hàng.
Điều kiện hoàn đổi sản phẩm

Khách hàng có thể u cầu hồn trả trong trường hợp:
Sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất
Sản phẩm bị lỗi hoặc hư hại trong quá trinh vận chuyển
Sản phẩm không vừa size hoặc không giống như mô tả hoặc có sự chênh lệch màu sắc giữa
hình ảnh đăng tải trên website với thực tế (áp dụng đối với trường hợp mua hàng online)
Giao sai sản phẩm không phải là sản phẩm mà khách hàng đã đặt mua
Giao thiếu hàng/phụ kiện/quà tặng kèm theo
Sản Phẩm nghi ngờ là hàng giả/hàng nhái
Sản Phẩm đã qua sử dụng
Giao hàng trễ so với thời gian dự kiến giao hàng mà không thông báo trước và khơng được sự

đồng ý của khách hàng
5.2.3. Tình trạng sản phẩm yêu cầu khi hoàn đổi
- Sản phẩm đổi chưa được sử dụng, không bị hư hỏng, làm sạch, cịn ngun nhãn mác và trong
-

-

tình trạng giống như khi mua ban đầu.
Sản Phẩm còn đầy đủ phụ kiện hoặc phiếu bảo hành cùng quà tặng kèm theo (nếu có);
Khách hàng cung cấp đầy đủ:
+ Hình ảnh hoặc video chứng minh sản phẩm lỗi, hỏng
+ Các chứng từ kèm theo biên nhận, hóa đơn, phiếu giao hàng, phiếu bảo hành, catalogue (nếu
có) ... để chứng minh sản phẩm được mua tại Việt Tiến
Đối với sản phẩm là hàng giả/hàng nhái, ngoài những điều kiện trên khách hàng cần cung cấp

thêm những chứng cứ chứng minh sản phẩm là hàng giả/hàng nhái
- Sản phẩm mua online không được đổi trả tại các cửa hàng offline
5.2.4. Các trường hợp từ chối yêu cầu hoàn đổi
- Sản phẩm đã quá hạn hoàn trả 10 ngày theo quy định

- Đơn hàng đã đồng kiểm
- Vì lí do sức khỏe, các sản phẩm đồ lót, vớ và phụ kiện khơng được đổi
- Các sản phẩm thuộc nhóm hàng khuyến mại.
- Khơng có hình ảnh hoặc video chứng minh sản phẩm lỗi
- Sản Phẩm không được mua từ Việt Tiến
- Sản Phẩm đã bị bóc tem nhãn, khơng cịn ngun vẹn hoặc đã bị sử dụng
- Bao bì, vỏ hộp sản phẩm bị hư hỏng, trầy xước, móp méo do lỗi từ phía khách hàng
- Không chứng minh được sản phẩm là hàng giả, lỗi và hư hỏng do nhà sản xuất
- Đổi size hàng nhiều hơn 1 lần / 1 đơn hàng.
5.2.5. Giá trị hàng đổi


-

Sản phẩm đổi mới có giá trị ngang bằng hoặc lớn hơn giá trị sản phẩm đã mua trước đó. Khách
hàng sẽ khơng được hồn lại tiền thừa nếu sản phẩm đổi mới có giá trị thấp hơn sản phẩm đã

-

mua (khách hàng có thể mua thêm sản phẩm khác và thanh toán phần tiền hàng chênh lệch).
Trường hợp sản phẩm đổi mới có giá trị cao hơn thì khách hàng phải trả thêm phần tiền chênh

lệch phát sinh.
5.2.6. Chi phí đổi trả
- Đối với việc đổi sản phẩm này sang sản phẩm khác hoặc phát sinh từ phía khách hàng (chọn
sai sản phẩm, màu sắc, kích cỡ...) thì khách hàng chuyển sản phẩm đến cửa hàng Việt Tiến và
III.

chịu chi phí vận chuyển 2 chiều.
Sản phẩm bán cho quý khách mà do lỗi từ Việt Tiến, Việt Tiến chuyển trả sản phẩm đến quý

khách hàng và chịu phí vận chuyển cho khách hàng.
Tác động của dịch Covid
Do ảnh hưởng nặng nề của làn sóng dịch Covid-19, các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước

hầu như bị giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hồn thành chỉ tiêu phát triển ngành
cơng nghiệp và tồn bộ nền kinh tế trên phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương. Chính phủ, các
bộ ngành đã triển khai tiến hành thực thi quyết liệt, đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp hiệu quả
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, hạn chế thiệt hại do tác động của dịch Covid-19; ổn định,
phát triển sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất cơng nghiệp nói riêng, các doanh nghiệp đã nỗ
lực chủ động ứng phó với dịch Covid-19, phục hồi hoạt động vận hành và chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp. Trên phương diện đó, tồn tại song song hai ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến chuỗi cung ứng
doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể hơn đó là Việt Tiến.
Trong thế cục các quốc gia đều thực hiện cách ly toàn xã hội, Việt Nam gần như “ bế quan tỏa
cảng”, đóng cửa chống dịch. Với Việt Tiến, tất nhiên nguồn cung bơng sợi chính trong nước của doanh
nghiệp là Vinatex vẫn đã và đang thực hiện kế hoạch đầu tư trên quy mô lớn tiến hành xây dựng các
vùng trồng bơng sợi diện tích lớn. Bản thân Việt Tiến cũng đang triển khai hình thành các vùng trồng
nguyên liệu riêng ở Kontum, Buôn Mê Thuộc, vvv. Việc đầu tư phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong
nước sẽ làm tăng tỉ lệ nội địa hóa. Nhờ đó việc xây dựng mối quan hệ bền vững giữa các doanh nghiệp
dệt may với các vùng trồng dâu tằm và bông sợi, xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu
quy mô lớn trở thành các chợ đầu mối buôn bán nguyên phụ liệu ngày càng phát triển hơn bao giờ hết
trong thời điểm đại dịch. Các doanh nghiệp trong nước càng đoàn kết hơn, bắt tay vào việc tập trung
xây dựng quan hệ thân thiết giữa các bên nhà cung cấp nội địa, chúng ta có thể thấy rõ khi đại dịch
bùng phát, mối quan hệ này càng trở nên khắng khít hơn bao giờ hết. Dần dần, đại dịch có qua đi,
nguồn cung nội địa vẫn sẽ duy trì ổn định và phát triển về sau.
Song song với lợi thế sự phát triển nguồn cung bông sợi nội địa, thì chúng ta có thể thấy rõ
Việt Tiến vẫn phải gặp bất lợi về nguồn cung nguyên phụ liệu. Khi Covid-19 chưa bùng phát tại Việt
Nam, để giảm chi phí thu mua Việt Tiến đã điều chỉnh nguồn cung cấp nguyên phụ liệu ở Tây Âu ,


Nhật sang các nhà thầu phụ ở ASEAN và đồng thời hợp tác với công ty MS- VTEC chuyên kinh

doanh về dịch vụ đường biển và đường hàng không để giảm giá thành phẩm xuống khoảng 2%. Ngoài
ra, Việt Tiến còn tiến hành nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu ở một số quốc gia như Trung Quốc,
Trung Phi, Pakistan, Ấn Độ, vvv nơi có những nguồn cung lớn chất lượng và khá ổn định. Nhưng qua
đại dịch này, Việt Tiến vẫn gặp khó khăn trong việc xoay sở nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước,
tuy có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển tàu cảng, hàng khơng nhưng sản lượng không cao đã đẩy giá
thành nguyên phụ liệu trong nước vẫn cao hơn so với các quốc gia kể trên một khoảng nhất định.
Việt Tiến phải thực hiện quy định dãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống dịch Covid-19
(quy định 3 tại chỗ, 1 cung đường và 2 điểm đến) nên khơng có đủ lực lượng lao động, hoặc phải chịu
chi phí sản xuất cao để thực hiện các công đoạn cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất kinh doanh, tiêu
thụ sản phẩm. Vì doanh nghiệp khơng có đủ nguyên vật liệu để sản xuất nên không đáp ứng đủ đơn
hàng đúng hạn, phải dãn hoặc hủy bỏ hợp đồng đã ký, trong đó có nhiều đơn hàng xuất khẩu.

Việt Tiến đã ghi nhận mức lãi ròng giảm mạnh tới 65% xuống còn 143 tỷ đồng – cũng là mức
lãi thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của doanh nghiệp dệt may này. Theo VGG, nguyên nhân là
do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Nhật Bản, Mỹ và EU (đây
là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty). Các đối tác nhập khẩu tại các nước này đã giảm 1
phần đơn hàng dẫn đến doanh thu giảm.
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm cho một số đơn hàng khách đã yêu cầu giảm giá bán
từ 1-2% so với giá ký ban đầu. Bên cạnh đó, các khoản dự phịng tăng và các khoản chi phí đầu vào
Cơng ty vẫn phải duy trì thanh tốn đúng theo quy định.Với Việt Tiến định hướng kinh doanh vẫn xác
định thị trường nội địa là thị trường trọng tâm. Thời gian đại dịch bùng phát, doanh nghiệp đã đẩy
mạnh phát triển kênh thị trường kinh doanh online trên các phượng tiện điện tử như Shopee, Lazada,
Sendo, vvv. Và doanh nghiệp này đã nhận thức được xu hướng hàng hóa dệt may đơn giản vẫn đang
phát triển mạnh mẽ song song, và bền vững với ngành hàng cao cấp, xa xỉ phẩm. Tồn tại với kênh thị
trường kinh doanh trực tuyến, thì Việt Tiến vẫn đang chật vật, gặp khó khăn với chuỗi cửa hàng phân
phối sản phẩm rộng khắp cả nước, với 3 kênh tiêu thụ gồm: xây dựng các cửa hàng độc lập, mở rộng
hệ thống đại lý hiện nay và đưa các sản phẩm của mình vào các hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm
cao cấp. Chi phí của hơn 1.300 cửa hàng tồn quốc xuyên suốt mùa dịch đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực



đến hoạt động vận hành và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Tiến. Sau 4 tháng giãn cách ứng phó
với dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, Cơng ty cổ phần May Việt Tiến (Việt Tiến) đã chi 600 tỷ đồng để
trả lương cho lao động. Đó là chưa kể chi phí vận hành nhà máy, điện, nước, bảo trì, test COVID19,vvv. Ngay cả Ông Bùi Văn Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Việt Tiến cũng đã đưa ra
câu nói “Khó hồi phục trong ngắn hạn”. Đợt ứng phó dịch bệnh COVID-19 kéo dài vừa qua đã đánh
mạnh vào nội lực doanh nghiệp bao gồm nguồn tài chính, chuỗi cung ứng.

Nói chung, khi nhắc đến thời điểm đại dịch Covid-2019 bùng nổ không chỉ riêng Việt Tiến mà
tồn ngành dệt may nổi tiếng với suy nghĩ “Có thời điểm được đánh giá là tuyệt vọng” vì phải thực
hiện giãn cách xã hội kéo dài, dẫn đến chuỗi sản xuất gần như bị đứt gãy, ảnh hiểm nghiêm trọng nặng
nề đến chuỗi cung ứng toàn ngành. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, lao động khơng được đến nhà
máy nên đã xảy ra tình trạng khơng đảm bảo tiến độ giao hàng, bị phạt hợp đồng. Điều này dẫn đến
tình trạng một số khách hàng chuyển đơn hàng sang thị trường khác, gây thiệt hại lớn cho doanh
nghiệp và suy giảm đà tăng trưởng của tồn ngành.
IV.
1.

Những khó khăn và giải pháp
Xác định 2 vấn đề
Đầu tiên, Việt Tiến chưa hề xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ sợi-dệt-nhuộm-may. Dù có nguồn

cung bơng sợi nội địa là cơng ty dệt may Việt Nam (Vinatex) tuy nhiên 90% nguyên phụ liệu Việt Tiến
sử dụng phải nhập khẩu từ nước ngoài như Trung Quốc, Trung Phi, Pakistan, Ấn Độ, vvv dẫn đến chi
phí khá cao, thường xuyên ảnh hưởng, áp giá cả bởi biến động giá cả trên thị trường, trong khi chưa
nói đến tình huống xấu nhất như đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến nguồn cung gần như đứt đoạn,
khơng mang tính bền vững.


Đã tồn động vấn đề nghiêm trọng trên, mà Việt Tiến cịn khó khăn trong việc xây dựng mối
quan hệ cùng tiến, cùng phát triển với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu nội địa, khó xoay sở, gặp trở
ngại khi thu mua nguyên phụ liệu khi nhà cung cấp nước ngoài một khi xuất hiện vấn đề.

Thiếu đi sự liên kết chặt chẽ đối với những nhà cung ứng ngun phụ liệu trong nước để dẫn
đến tình trạng có những thời điểm nhà cung ứng nội địa cũng không mặn mà trong việc cung ứng
nguyên liệu cho Việt Tiến, như thời điểm đại dịch chẳng hạn.
Có thể thấy may mặc Việt Nam nói chung và Việt Tiến nói chung chưa thể đạt được tỉ lệ nội
địa hóa các nguyên phụ liệu , thường xuyên chịu áp lực từ nguồn cung nhập khẩu.
Thứ hai, Việt Tiến mở rộng, triển khai phát triển kênh phân phối quá ồ ạt so với tốc độ phát triển toàn
ngành. Việc gia tăng số lượng các đại lý, cửa hàng với con số hơn 1.300 đã như “gậy ông đập lưng
ông” tự tạt gáo nước lạnh trong việc xây dựng môi trường cạnh tranh doanh thu lợi nhuận giữa các cửa
hàng, đại lý với nhau. Quy mơ lớn, rộng rãi tồn quốc nhưng bên trong tồn đọng sự cạnh tranh gay gắt
giữa các cửa hàng, đại lý với nhau chính bởi vì mật độ các cửa hàng ở các tuyến thành phố lớn quá gần
nhau. Dẫn đến việc khó khăn, trở ngại trong q trình theo dõi, quản lý hoạt động và doanh số bán
hàng. Về sản phẩm, cũng chưa có sự đổi mới. Sự thụt lùi về cách quản lý cửa hàng đại lý cũng như
tiến độ phát triển sản phẩm mới của Việt Tiến dần khiến khách hàng dần dần nói lời từ chối với thương
hiệu này. Gây lãng phí nguồn lực, nguồn đầu tư mà đem lại kết quả không hề khả quan, khách hàng
mất lịng tin và giảm uy tín của công ty mẹ Việt Tiến. Trong khi các kênh phân phối tại thành phố lớn
quá nhiều thì kênh phân phối tại các vùng ven đơ và nơng thơn cịn khá thưa thớt. Trong khi đó,đây
cũng là một thị trường tiềm năng nếu biết khai thác đúng cách
2.
Giải pháp
Cả chuỗi cung ứng hàng may mặc của Việt Tiến tồn động nhiều vấn đề nhưng sâu bên trong cốt
lõi vẫn là nhà cung cấp và kênh phân phối. Các biện pháp đưa ra dưới đây có thể giải quyết được phần
nào những vấn đề trên.
- Chọn lọc nhà cung cấp phù hợp: có thể đáp ứng được nhu cầu của Việt Tiến khơng những về số
lượng mà cịn chất lượng. Đặc biệt, rà sốt, tìm kiếm các nhà cung cấp ngun phụ liệu tiềm
năng trong nước, từ đó hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi hợp tác với nhà cung cấp nước ngoài.
Lựa chọn được nhà cung cấp nguyên phụ liệu, xây dựng được mối quan hệ, mạng lưới cung
ứng trong nước, Việt Tiến có thể tùy cơ ứng biến với mọi tình huống có thể xảy ra khi thị
-

trường biến động.

Hiện có trên 1.300 cửa hàng, đại lý Việt Tiến cấp 1 trên cả nước, chưa bao gồm các siêu thị quy
mô tầm trung và lớn phân phối hàng Việt Tiến. Tuy con số quá khủng, nhưng chất lượng từng
cửa hàng lại không đạt yêu cầu, thu hút thị hiếu, sự quan tâm của khách hàng. Thay đổi cơ chế
quản lý tổng hệ thống phân phối, với chính sách cụ thể, tuy từng cửa hàng đại lý vẫn mang tính


×