Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực phẩm hỗ trợ thụ thai potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.4 KB, 5 trang )




Thực phẩm hỗ trợ thụ
thai
Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh mối liên hệ
trực tiếp giữa thực phẩm, dinh dưỡng với sức khỏe sinh sản. Quan
trọng nhất, chế độ dinh dưỡng lành mạnh là “cái lò xo” đẩy nhanh và
mạnh hiệu quả thụ thai cho các cặp vợ chồng đang có ước nguyện bồng
con.

Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng cho việc thụ thai thành công. Ảnh:
Inmagine
Chất dinh dưỡng bồi bổ cho cả vợ lẫn chồng:
Kẽm, dưỡng chất có nhiều trong con hàu, là nhân tố tác động vào quá trình
sản xuất tinh trùng và testosterone ở nam giới, lên sự rụng trứng và khả năng
sinh sản ở phụ nữ. Ngược lại, thiếu hụt kẽm sẽ gây trở ngại lên khả năng
sinh sản của cả nam lẫn nữ. Các ông bố bà mẹ tương lai nên duy trì một chế
độ dinh dưỡng được khuyến cáo phải hấp thu 15 mg kẽm mỗi ngày nếu
muốn nhanh bồng em bé.
Các bữa ăn cân bằng gồm trái cây, rau quả, ngũ cốc, thịt nạc, và các sản
phẩm từ sữa sẽ cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin vitamin và khoáng chất cần
thiết để hỗ trợ cho hoạt động sinh sản của bố và mẹ.
Thụ thai không phải là chuyện ngẫu nhiên, có thể đạt được trong một sớm
một chiều. Cặp vợ chồng nào lên kế hoạch có con thì phải tuân thủ một chế
độ dinh dưỡng nghiêm khắc và lành mạnh trước thời hạn 3 tháng đến một
năm. Dưới đây là danh sách các gợi ý các thực phẩm hỗ trợ đắc lực cho sức
khỏa sinh sản dành riêng cho cả hai giới.

Nguồn axit folic có nhiều trong các loại rau lá xanh. Ảnh: Inmagine
1) Folic Acid:


Trung tâm Dịch vụ Y tế cộng đồng Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ ở trong
độ tuổi sinh đẻ nên tiêu thụ 400 microgram (0,4 milligram) folate hoặc axit
folic mỗi ngày để hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Nếu
gia đình chồng hoặc vợ có tiền sử các khuyết tật ống thần kinh, nên đặc biệt
chú ý và tăng lượng dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Nguồn axit folic có nhiều trong các loại rau lá xanh như rau diếp, trái thuộc
họ cam, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, bánh mì… Những thực phẩm này có thể
được sử dụng bổ sung với một vitamin tiền sản thường chứa 800mcg axit
folic. Axit folic là một vitamin tan trong nước nên rất dễ bài tiết ra ngoài
nếu dư thừa trong cơ thể.
2) Canxi:
Phụ nữ chuẩn bị mang thai được khuyến cáo nên tiêu thụ ít nhất 1.000 mg
canxi mỗi ngày, tương đương với ba ly sữa không béo dung tích 250ml/ly.
Nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào canxi gồm có phô mai tươi, sữa chua ít
chất béo, cá hồi đóng hộp, cá mòi, gạo, và pho mát.
Dưỡng chất bổ sung và vitamin: Ngoài ra một chế độ ăn uống lành mạnh,
nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ khuyến khích các viên
thuốc bổ sung dưỡng chất để tăng xác suất cho một chế độ dinh dưỡng đáp
ứng đủ nhu cầu.
3) Thực đơn không có caffeine:
Caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn rất dồi dào trong sô-cô-la và trà,
các phụ huynh tương lai nên lưu ý để sử dụng cẩn thận các thực phẩm này
nhưng tốt nhất vẫn nên loại caffeine ra khỏi khẩu phần nếu muốn đẩy mạnh
hiệu quả của việc thụ thai. Các nghiên cứu cho thấy rằng hấp thụ hơn 200-
300 mg caffeine mỗi ngày có thể làm giảm khả năng sinh sản 27%. Caffeine
cũng gây trở ngại cho khả năng hấp thụ chất sắt và canxi của cơ thể.
Bên cạnh cà phê, trà và sô cô la, chất làm ngọt nhân tạo, rượu, thuốc kích
thích, và thuốc lá đều có tiềm năng gây hại cho em bé tương lai của bạn, cần
phải kiêng cử.


×