Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BIỆN PHÁP ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH NHẰM GIÚP học SINH MẠNH dạn tự TIN, tự DO SÁNG tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 14 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH KHÊ
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
----------

BIỆN PHÁP ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH
NHẰM GIÚP HỌC SINH MẠNH DẠN TỰ TIN,
TỰ DO SÁNG TẠO

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Chủ nhiệm
Họ và tên người thực hiện

: Lê Thị Như

Chức vụ

: Giáo viên chủ nhiệm


Sinh hoạt tổ chuyên môn

: 4&5

Thanh Khê, tháng 10, năm 2022


BIỆN PHÁP ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH NHẰM GIÚP HỌC SINH
MẠNH DẠN TỰ TIN, TỰ DO SÁNG TẠO
I. Lí do chọn biện pháp
Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDÐT về
Ðiều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
Theo đó, việc đánh giá học sinh phải bảo đảm tính tồn diện, cơng bằng, trung


thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến
khích học sinh tiến bộ.
Khi nói đến việc muốn đạt hiệu quả cao trong lớp học chúng ta thường
nghĩ về các chiến lược để động viên khuyến khích học sinh làm điều gì đó hoặc
thực hiện nhiệm vụ với nỗ lực cao hơn. Khi động viên đúng cách thì nó sẽ tác
động đến tinh thần làm cho trẻ phấn khởi vươn lên mà tích cực hoạt động, dần
dần được hình thành kỹ năng tự tin cho các em.
Sự mạnh dạn tự tin luôn là kỹ năng cần thiết của mỗi con người nói chung
và học sinh tiểu học nói riêng. Các em cần mạnh dạn để làm chủ bản thân mình
khi giao tiếp với mọi người xung quanh, làm chủ bản thân để chủ động tiếp thu
và lĩnh hội kiến thức…. Sự mạnh dạn tự tin có thể chỉ được biểu hiện bằng cử
chỉ, lời nói, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống. Song những điều
tưởng chừng đơn giản ấy nếu mỗi người giáo viên chúng ta không giúp các em
thì kỹ năng đó các em cũng khó hình thành được. Giáo viên có thể rèn sự mạnh
dạn tự tin cho học sinh trong hoạt động dạy học của mình và đặc biệt trong công
tác chủ nhiệm lớp việc rèn luyện sự tự tin cho học sinh luôn là điều cấp thiết.
Khi được phân cơng chủ nhiệm lớp thì điều cần nhất là phải hiểu rõ đối
tượng học sinh của mình. Học sinh tiểu học mang nhiều đặc điểm tâm sinh lí đặc
thù của lứa tuổi. Các em thích được khám phá tìm tịi những điều mới mẻ nhưng
đơi khi lại khá rụt rè, khơng dám nói, dám làm, chỉ khi nào có sự tác động hỗ trợ
của người xung quanh mới có can đảm tự tin thực hiện. Lứa tuổi này vẫn là độ
tuổi ngây thơ, trong sáng nên việc các em dễ xúc động, sợ hãi là điều dễ hiểu.
Chính vì đặc điểm này, đơi khi các hoạt động lần đầu trẻ làm sai hay lúng túng
nhưng người lớn lại ứng xử không khéo léo khiến việc trẻ không dám thực hiện
cho các lần sau, dẫn đến tâm lí “sợ” thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, độ tuổi này
lại đặc biệt rất thích được khen ngợi và công nhận, trẻ sẽ nảy sinh sự ghen tỵ,
khao khát với người khác khi họ được khen, được công nhận. Nắm rõ được
những đặc điểm tâm sinh lí đó, tơi nhận thấy việc động viên, khích lệ để các em
tự tin thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động cùng với việc phát huy được niềm đam
3



mê thỏa sức tự do sáng tạo là yếu tố cần được giáo viên chủ nhiệm quan tâm.
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu và đưa vào áp dụng ở lớp chủ nhiệm,
tôi nhận thấy việc giúp học sinh mạnh dạn tự tin, tự do sáng tạo qua hình thức
động viên khơng chỉ gói gọn trong những lời nói của giáo viên hay những phần
thưởng tại lớp như cách truyền thống vẫn hay sử dụng. Để phù hợp với sự phát
triển của xã hội và mục tiêu “Chuyển đổi số” của giáo dục trong năm học này,
tôi đã xây dựng, kết hợp các hình thức động viên khuyến khích xuất phát từ nhu
cầu muốn trải nghiệm, thỏa mãn khát khao muốn thực hiện từ đó giúp các em
mạnh dạn tự tin hơn, tự do sáng tạo.
Xuất phát từ những lí do đó, tơi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng tự tin,
mạnh dạn cho học sinh, để các em chủ động tư duy, tự do sáng tạo theo suy nghĩ
của mình là một việc làm rất quan trọng. Nhà trường sẽ là mơi trường tốt cho
các em hình thành và rèn luyện các kỹ năng đó, giúp các em độc lập hơn, từng
bước tự tin trong giao tiếp, dần dần được thỏa sức thể hiện sự sáng tạo của bản
thân. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy, cô giáo, đặc biệt là các
thầy, cô giáo làm cơng tác chủ nhiệm lớp. Chính vì thế, tơi đề xuất: “Biện pháp
động viên khuyến khích nhằm giúp học sinh mạnh dạn tự tin, tự do sáng
tạo.” với hy vọng rằng, những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học, giáo dục học sinh.
II. Đối tượng áp dụng, quá trình thực hiện biện pháp
- Đối tượng áp dụng là học sinh lớp 5/4 – Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
- Thực hiện biện pháp vào năm học 2022-2023.
III. Mơ tả biện pháp
1. Mục đích biện pháp
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn việc rèn luyện sự tự tin mạnh dạn, tự
do sáng tạo cho học sinh trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm trong chương
trình giáo dục phổ thơng. Qua đó giúp giáo viên có được những kinh nghiệm rèn
luyện học sinh trở nên nhanh nhẹn và mạnh dạn hơn trong mọi lĩnh vực. Phát

hiện và phát triển khả năng riêng biệt cùa từng học sinh gắn với hoạt động học
tập và các hoạt động ngồi giờ lên lớp, từ đó phát huy tính tự do sáng tạo của
học sinh. Để làm được những điều đó, giáo viên cần xây dựng những hình thức
động viên khuyến khích phụ hợp với mơi trường giáo dục và đặc điểm lứa tuổi
học sinh tiểu học.

4


2. Nội dung biện pháp
2.1 Xây dựng lớp học gần gũi, thân thiện, sáng tạo
Lứa tuổi tiểu học “học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để học sinh
lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho các em được học tập, vui chơi
trong môi trường thân thiện, điều đó sẽ phát triển tồn diện về các mặt thể chất,
nhận thức thẩm mỹ, lao động … Trang trí xây dựng cảnh quan, mơi trường hoạt
động trong và ngồi lớp rất quan trọng bởi qua các mơi trường giáo dục này sẽ
có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia tìm tịi khám phá, bộc lộ khả năng cá
nhân.
Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến khơng gian lớp học trở nên
gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho học sinh là việc làm khơng phải dễ.
Bởi vậy tơi đã “Trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu
phục vụ học tập và hoạt động của học sinh lớp mình”.
2.1.1 Thiết kế lớp học thành một phịng triển lãm tranh
Giáo viên sẽ chọn những sản phẩm đẹp, sáng tạo của học sinh trong các
tiết học, hoạt động để trưng bày trong phịng tranh của lớp, đó là một sự khích lệ
với học sinh, động viên để các em phấn đấu cố gắng trong các hoạt động.
Hình ảnh sản phẩm của học sinh được trưng bày tại lớp
Và điều quan trọng hơn cả, thơng qua việc cùng nhau trang trí lớp học hầu
hết các em đều rất yêu thích đến trường vì nó đem lại cho học sinh nhiều điều bổ
ích như tự tin bày tỏ những điều mình mong muốn, quan sát những sản phẩm ấn

tượng của bạn để học tập, trau dồi và chính bản thân các em rất muốn được
trưng bày những sản phẩm mình làm ra đem đến cảm giác được làm chủ lớp học
của mình.

5


Ví dụ: Trong hoạt động mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, với sự chuẩn
bị những bức thiệp mẫu đơn giản của cô hay những chiếc giá treo tranh đầy màu
sắc cũng phần nào tạo thêm sự hào hứng và kích thích sự sáng tạo của học sinh
muốn làm nên những tấm thiệp tràn ngập yêu thương và mang dấu ấn sáng tạo
của bản thân.

Hình ảnh hoạt động làm thiệp, viết lời yêu thương
chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
2.1.2 Triển lãm sản phẩm trên “Bức tường Padlet”
Với sự phát triển của công nghệ, việc giảng dạy và kết nối giữa giáo viên
với học sinh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đặc biệt vào thời điểm hiện tại,
những ứng dụng hỗ trợ học tập và làm việc càng được ưa chuộng. Đó là lý do tại
sao nhiều giáo viên lựa chọn sử dụng Padlet - công cụ bảng thơng báo kỹ thuật
số. Ngồi việc ứng dụng Padlet trong các hoạt động dạy học thì tơi sử dụng
Padlet trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với vai trò là một “Phòng
tranh online” để các em học sinh trong lớp được thỏa sức trưng bày những sản
phẩm của mình, có thể là tranh vẽ, sơ đồ tư duy, thủ cơng, thiệp,…. Khi trên lớp
khơng có nhiều không gian cho các em trưng bày những sản phẩm sáng tạo của
mình thì tơi chọn cách dùng Padlet để có thể lưu giữ được lâu, nhiều người có
thể tham quan “Bức tường Padlet” như giáo viên và học sinh khối lớp khác, đặc
biệt là phụ huynh học sinh. Đó cũng là cách thu hút được hứng thú chủ động
tham gia các hoạt động, các em được học hỏi sự sáng tạo lẫn nhau, được bình
luận, trao đổi những ý tưởng cho nhau.

6


Hình ảnh “Bức tường Padlet”
nơi trưng bày tất cả sản phẩm
học sinh
2.2 Kích thích sự sáng tạo
qua sơ đồ tư duy
Sơ đồ Tư duy (Mindmap) được
mệnh danh “công cụ vạn năng
cho bộ não” là phương pháp
ghi chú sáng tạo, được hơn
250 triệu người trên thế giới sử
dụng và đem lại hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh.
Sơ đồ tư duy tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, khiến một
khối lượng kiến thức “vĩ mô” nhanh chóng trở thành “vi mơ”, cơ đọng trong một
trang giấy nhưng vẫn lưu giữ tồn bộ thơng tin quan trọng. Đối với não bộ, sơ
đồ tư duy giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh, màu sắc phong phú hơn là
một bài học khô khan, nhàm chán. Từ đó, chỉ trong 30 phút, học sinh có thể hệ
thống toàn bộ kiến thức một cách khoa học, dễ dàng ghi nhớ nhanh và sâu.
Sơ đồ tư duy dùng nhiều màu sắc khiến các em vận dụng trí tưởng tượng
sáng tạo phong phú của mình. Đồng thời, nó giúp học sinh tạo ra bức tranh hình
ảnh và màu sắc sinh động mang tính lý luận, có sự liên kết chặt chẽ. Từ đó, các
em sẽ tăng hứng thú học, khả năng tập trung, loại bỏ cách diễn đạt lủng củng,
nhớ trước quên sau.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh tận dụng các chức năng của não trái lẫn não
phải khi học, tăng cơng suất tồn bộ sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng
đúng cách, nó sẽ hồn tồn giải phóng những năng lực tiềm ẩn, học sinh sẽ sáng
tạo hơn, thông minh hơn.
Qua việc ứng dụng và triển khai trong các hoạt động giáo dục thì sơ đồ tư

duy trở thành công cụ “vàng” giúp trẻ em học tập hiệu quả và phát huy
sức sáng tạo.
Các sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh sẽ được trưng bày trên khu vực
bảng dành cho sơ đồ tư duy hay là phòng tranh triễn lãm tại lớp học hoặc tường
Padlet. Lúc đó các em sẽ được quan sát trực tiếp những sản phẩm sáng tạo của
mình hay của bạn để học tập hay tạo động lực cho các em tự tin tham gia. Chính
các em người tạo ra sơ đồ tư duy phải tự tin trình bày ý tưởng và nội dung đã
viết. Đôi khi các em ngại khi khơng dám sáng tạo trên giấy có thể vì lí do không
7


vẽ đẹp, lười viết nhưng khi giáo viên hướng dẫn, lồng ghép việc áp dụng sơ đồ
tư duy không chỉ vào các hoạt động học tập mà có thể vào các hoạt động ngồi
giờ. Bên cạnh đó, các em nhìn thấy sản phẩm sơ đồ tư duy đa dạng của các bạn
giúp cho việc tạo động lực muốn thực hiện, đây là cách động viên khuyến khích
xuất phát từ nhu cầu muốn khát khao trải nghiệm, từ đó khả năng tự do sáng tạo
sẽ được bộc lộ rõ nét hơn thay vì giáo viên bắt buộc các em.

Hình ảnh bảng trưng bày sản phẩm sơ đồ tư duy

Hình ảnh sơ đồ tư duy về chủ đề ngày phụ nữ Việt Nam 20-10
2.3 Ứng dụng cơng nghệ 4.0 trong quản lí lớp
Để bắt kịp với mục tiêu “Chuyển đổi số” cho năm học mới của ngành
giáo dục đề ra, tôi đã phổ biến với phụ huynh và học sinh ứng dụng Classclap
8


hay link wedsite: giúp quản lí lớp. Ứng dụng này có rất
nhiều cơng cụ như bảng tin, lịch học, trị chuyện, điểm danh… nhưng trên ứng
dụng này tơi tập trung chủ yếu về sự động viên học sinh qua thưởng điểm cộng

thay vì sử dụng cách truyền thống ghi chép thơng thường. Thơng qua ứng dụng,
giáo viên có thể xây dựng các biểu hiện năng lực, phẩm chất như: có tính sáng
tạo, mạnh dạn tự tin, hăng hái phát biểu, lịch sự lễ phép,... để thưởng điểm cộng
cho các em. Điều đó giúp việc thưởng điểm cộng mang đến sự mới lạ cả kênh
hình lẫn kênh chữ, thu hút được sự chú ý, giúp kích thích học sinh mạnh dạn tự
tin sáng tạo trong các hoạt động học tập lẫn ngồi giờ. Bên cạnh đó, ưu thế nổi
trội của ứng dụng này đó là phụ huynh có thể kết nối với lớp học để biết được sự
đánh giá của giáo viên và có thể đánh giá học sinh ở nhà. Việc động viên học
sinh của giáo viên sẽ đạt hiệu quả hơn khi có sự phối hợp với phụ huynh học
sinh.
Hình ảnh thưởng điểm cộng trên ứng dụng Classclap
Giáo viên sẽ thưởng điểm cộng cho các em vào bất kì thời gian nào trong
tiết học và có thể linh hoạt sử dụng ứng dụng cả trên điện thoại và máy tính.
Việc động viên kịp thời và cơng bằng minh bạch sẽ giúp học sinh cổ vũ lẫn
nhau, tích cực mạnh
dạn hơn khi
tham gia hoạt động.
Sau khi học sinh tích
được nhiều điểm
trong một tuần thông
qua hoạt động học
tập lẫn ngoại giờ thì cuối tuần
giáo viên sẽ trao thư khen và
thưởng 1 phiếu “Gift Voucher”, nếu học sinh thu thập được 4 phiếu “Gift
Voucher” thì sẽ được quy đổi thành một “Thẻ Vip”, học sinh sử dụng thẻ vip để
tự đổi quà theo nhu cầu sở thích cá nhân. Việc này kích thích các em hứng thú
muốn trải nghiệm, khát khao điểm tốt để mang lại phần thưởng mà không phải
theo động viên bằng phần quà giáo viên chuẩn bị như nhau mà truyền thống vẫn
hay làm.
Hình ảnh Gift voucher và Thẻ

Vip
Tơi đã áp dụng cả hai hình thức động viên theo cách truyền thống là
thưởng điểm cộng vào sổ theo dõi và thưởng điểm cộng trên ứng dụng
Classclap, nhưng qua thời gian sử dụng thì việc ứng dụng cơng nghệ vào việc
9


động viên khuyến khích các em đã trở nên dễ dàng, mang đến sự hứng thú, giúp
cho việc học sinh mạnh dạn sôi nổi hơn, các em tự tin và tham gia các hoạt động
của giáo viên một cách chủ động. Đối với học sinh đặc biệt là lứa tuổi tiểu học,
khi các em đã thích tham gia thì nhu cầu khám phá, thỏa sức sáng tạo được bộc
lộ rõ hơn là thụ động, theo sự sắp đặt, bắt buộc của giáo viên.

Hình ảnh Góc tun dương học sinh sau mỗi tuần
2.4 Động viên qua lời nói, thư khen
Những lời nhận xét động viên và khen ngợi kịp thời của cơ giáo có tác
động rất lớn đối với hành vi và suy nghĩ của học sinh. Nếu cô giáo tán
thưởng và khen ngợi học sinh chính xác mỗi khi học sinh làm việc gì đó tốt
dù nhỏ hay lớn đều để lại ấn tượng khó phai trong lịng các em. Từ đó giúp
học sinh có thêm sự tự tin về bản thân mình. Đối tượng học sinh của tơi là
những cô cậu bé 10 tuổi, các em mang những đặc điểm của lứa tuổi vẫn
còn rất đơn thuần. Những câu trả lời hay sản phẩm hoạt động có thể ban
đầu rất đơn giản hay tư duy sáng tạo chưa bộc lộ rõ nét nhưng chính độ tuổi
này lại tiến bộ rất nhanh và chính những lời nói động viên khuyến khích
của giáo viên là nguồn động lực cho các em tự tin thực hiện và phát huy tự
do sáng tạo trong hoạt động.
Bác Hồ đã nói: “Lời nói đi đơi với việc làm”, việc sử dụng lời nói động
viên khuyến khích muốn thực sự đạt hiệu quả cao thì cần có sự kết hợp với
những hành động cụ thể. Tơi chọn việc động viên bằng cho điểm cộng hằng
ngày để khơi dậy động lực tích cực của các em. Kết quả các em nhận được qua

sự cố gắng hằng ngày đó chính là những phiếu “Thư khen ngợi” cuối tuần, cuối
tháng. Không chỉ ở hoạt động học tập mà ở các hoạt động trải nghiệm ngồi giờ
tơi cố gắng động viên các em bằng nhiều điểm cộng, phong tặng danh hiệu thư
khen khác nhau như Nhà văn nhí, Nhà tốn học, Chuyên gia sơ đồ tư duy, ….
như vậy các em dần dần hình thành sự tự tin muốn thực hiện, muốn sáng tạo.

10


Hình ảnh tuyên dương vào cuối tuần, cuối
tháng

2.5 Động viên qua ngơn ngữ hình thể
Ngơn ngữ hình thể là một dạng của
truyền thống phi ngơn ngữ trong đó các
hành vi của cơ thể, chứ không phải ngôn
ngữ, được sử dụng để thể hiện hoặc truyền
đạt thông tin. Hành vi như vậy bao gồm
các biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế cơ
thể, cử chỉ, cử động của mắt, đụng chạm
và sử dụng không gian cá nhân.
Tác phong sư phạm chuẩn mực của một giáo viên không chỉ được đánh
giá thông qua lời nói chuẩn mực mà cịn có sự hỗ trợ của việc truyền cảm hứng
qua các hành động của ngôn ngữ hình thể, đặc biệt khi giáo viên đủ khéo léo
11


trong việc sử dụng loại hình “phi ngơn ngữ” này thì nó sẽ trở thành một hình
thức động viên khuyến khích rất hiệu quả.
Khi giáo viên trao một ánh mắt rạng rỡ hay một chỉ là một cái gật đầu nhẹ

cũng đã làm tăng thêm sự mạnh dạn tự tin muốn thực hiện của học trò. Gật đầu
là biểu hiện của sự đồng tình, cơng nhận, động viên. Hãy gật đầu ngay cả khi
nhận được một câu trả lời chưa đúng, bởi khi thấy thầy cơ gật đầu, học trị sẽ an
tâm, tự tin hơn để hoàn thành nốt phần trả lời còn lại. Hay là cử chỉ hướng bàn
tay năm ngón đến vị trí mà giáo viên muốn trao niềm tin, đặt sự mong chờ chờ
đợi một cách chỉnh chu muốn học sinh được thể hiện mình.
Bên cạnh đó, năng lượng từ những cái vỗ tay khen ngợi giống như những
phần quà nhỏ thúc đẩy học trò hăng hái, chủ động, tích cực hơn trong học tập.
Trong đó tơi đặc biệt thích sử dụng các cử chỉ, hành động mang tính xu hướng
để dễ dàng tạo ấn tượng và khiến các em thích thú như một cái like, đập tay, vỗ
vai,…Chính những điều đó, học sinh được tiếp thêm dũng khí, tự tin thể hiện và
thỏa sức sáng tạo của bản thân.
IV. Kết quả, hiệu quả áp dụng
Trong quá trình tìm tịi nghiên cứu và áp dụng biện pháp cho học sinh lớp
chủ nhiệm, tôi nhận thấy đã thu được hiệu quả trên nhiều phương diện.
- Đối với cá nhân học sinh: Các em được tạo động lực, mạnh dạn tự tin
hơn khi tham gia hoạt động, thỏa sức sáng tạo theo sở thích của bản thân nhưng
cũng biết sáng tạo phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể. Học sinh thích thú hơn cả
khi bản thân được khen ngợi, cơng nhận sản phẩm do chính mình tạo ra.
- Đối với lớp học: Một tập thể lớp gồm những học sinh mạnh dạn tự tin,
chủ động sáng tạo sẽ truyền được cảm hứng cho giáo viên trong xây dựng tổ
chức các hoạt động và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt tham gia của học
sinh.
- Đối với bản thân giáo viên: Trong quá trình áp dụng, giáo viên phải linh
hoạt trong việc thực hiện các hoạt động với các ý tưởng sáng tạo và đồng thời
bản thân cũng được học hỏi từ những sáng tạo ngây ngô, trong sáng của học
sinh.
- Đối với nhà trường: Việc tham gia các hoạt động do nhà trường, liên đội
tổ chức được hưởng ứng tham gia nồng nhiệt, bởi sự tự tin, sáng tạo được rèn
dũa từ môi trường lớp học đã áp dụng thành thạo, tự nhiên cho môi trường

trường học.

12


- Đối với phụ huynh: Nhận thấy được sự thay đổi rõ nét của học sinh về
mạnh dạn tự tin, khả năng sáng tạo, các em tự giác tham gia các hoạt động với
niềm vui thích mà khơng cần sự bắt buộc, kèm cặp của phụ huynh.

Hình ảnh học sinh lớp 5/4 tự tin tham gia hoạt động sinh hoạt đầu tuần
V. Khả năng áp dụng, nhân rộng biện pháp và đề xuất kiến nghị
5.1 Khả năng áp dụng, nhân rộng biện pháp
Tôi đã áp dụng biện pháp này cho lớp chủ nhiệm học sinh lớp 5/4 năm
học 2022-2023. Tôi tin rằng không chỉ học sinh lớp 5 mà các lớp hay cấp học
khác đều có thể áp dụng biện pháp này trong việc giúp học sinh mạnh dạn tự tin,
tự do sáng tạo trong các hoạt động học tập và ngoài giờ mà giáo viên hay Liên
đội, nhà trường đề ra. Nhưng khi áp dụng cần khéo léo trong tổ chức các hoạt
động có sử dụng cơng nghệ 4.0 dành cho các em lớp 1, lớp 2 và lớp 3.

5.2 Đề xuất kiến nghị
- Lớp học: Cần được trang bị các thiết bị như ti vi (hoặc máy chiếu), máy tính,
kết nối mạng internet. Khơng gian lớp học rộng rãi, sạch sẽ thoáng mát.
- Phụ huynh: Đồng hành, hỗ trợ cùng giáo viên chủ nhiệm trong việc tham gia
các hoạt động tại lớp hay ngoài giờ lên lớp, trong đó tạo điều kiện về các thiết bị
cơng nghệ để học sinh có thể tham gia các hoạt động hướng đến mục tiêu
“Chuyển đổi số” của giáo dục.
13


Tơi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng giáo dục cũng như của tất

cả quý thầy cô. Và đặc biệt là các thầy cô đã và đang làm công tác chủ nhiệm
lớp để cho biện pháp ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI VIẾT

Lê Thị Như

14



×