SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC
CHẤT ĐIỂM QUA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP SÁNG TẠO.
Người thực hiện: Hoàng Thị Tuyến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Vật Lý
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1.Bài tập sáng tạo
2.1.2. Các dấu hiệu của bài tập sáng tạo
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo chương động lực học
chất điểm
2.3.2. Thực nghiệm sư phạm
2.4. Hiệu quả
3. Kết luận- kiến nghị.
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Trang
1
1
1
1
1
2
2
2
2
4
4
4
10
16
17
17
18
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong quá trình dạy học ngoài việc giảng dạy nội dung lý thuyết thì việc
hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức và rèn luyện phát triển tư duy cho
học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc vận dụng các kiến thức giúp học
sinh nhớ kỹ và nhớ lâu các kiến thức đã học, tìm các mối liên hệ giữa các kiến
thức mà các em đã được học với thực tiễn, vận dụng các kiến thức các em được
học vào cuộc sống và kỹ thuật, rèn luyện cho các em các kỹ năng, kỹ xảo về thí
nghiệm thực hành.
Bài tập sáng tạo Vật lý có tác dụng phát triển tư duy cho học sinh, sử
dụng bài tập sáng tạo vào dạy học Vật lý là một yêu cầu tất yếu của việc đổi mới
phương pháp giảng dạy . Bài tập sáng tạo đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc luyện tập cho các em vận dụng các kiến thức và rèn luyện các kỹ
năng. Bài tập sáng tạo còn có thể đưa vào quá trình dạy học dưới nhiều hình
thức khác nhau như đặt vấn đề dạy một bài mới, củng cố kiến thức sau khi học
xong một bài học, có thể đưa vào các tiết học tự chọn, các buổi ngoại khoa hay
bồi dưỡng học sinh giỏi ... Thực tế việc sử dụng bài tập sáng tạo vào giảng dạy
ở trường THPT được thực hiện rất ít. Có chăng thì giáo viên cũng chỉ sử dụng
những bài tập riêng lẻ trong giảng dạy mà chưa xây dựng được thành hệ thống
bài tập. Vì chưa xây dựng được hệ thống bài tập trong quá trình giảng dạy sẽ
làm giảm đi những tính năng quan trọng mà bài tập sáng tạo có thể góp phần
phát triển tư duy của học sinh. Hơn nữa, hiện nay các tiết dạy thực hành ở
trường THPT đang được xem nhẹ.
Vì các lý do nói trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Phát triển tư
duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chương Động lực học
chất điểm qua việc sử dụng bài tập sáng tạo.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục đích :
- Sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo vào giảng dạy chương “ ĐỘNG LỰC HỌC
CHẤT ĐIỂM ” nhằm phát triển tư duy vật lý của học sinh.
- Vận dụng các kiến thức các em được học vào cuộc sống và kỹ thuật, rèn luyện
cho các em các kỹ năng, kỹ xảo về thí nghiệm thực hành
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 1 .
- Học sinh học đến chương “ Động lực học chất điểm ” – Vật lý 10 ( Cơ bản).
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau, như:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Vật lý 10, Cơ bản.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra cơ bản: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng ở trường, lớp.
+ Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Trao đổi tổng kết kinh nghiệm dạy học.
+ Thực nghiệm sư phạm: Nhằm xác định hiệu quả của nội dung đề xuất.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Bài tập sáng tạo.
Bài tập vật lý sáng tạo có thể được mô tả theo mô hình sau đây:
Bài tập luyện tập
Bài tập sáng tạo
- Có angôrit giải
- Áp dụng các kiến thức xác định đã biết
để giải
- Dạng bài tập theo khuôn mẫu nhất định
- Tình huống quen thuộc
- Có tính tái hiện
- Không yêu cầu khả năng đề xuất, đánh
giá
- Đi tìm angôrit giải
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo từ
những kiến thức cũ
- Không theo khuôn mẫu nhất định
- Tình huống mới
- Có tính phát hiện
- Yêu cầu khả năng đề xuất, đánh
giá
Ví dụ bài tập luyện tập:
Một khẩu súng đồ chơi trẻ con thường
dùng để bắn viên đạn bằng nhựa. Viên
đạn bắn theo phương xiên góc α và có
tầm bay xa là L em hãy xác định vận tốc
ban đầu của viên đạn.
Ví dụ bài tập sáng tạo:
Môt khẩu súng đồ chơi trẻ con
thường dùng để bắn viên đạn bằng
nhựa. Em hãy thiết kế phương án
để đo vận tốc viên đạn khi vừa rời
khỏi nòng súng, nếu các phương
án thực hiện và cách xác định kết
quả.
2.1.2. Các dấu hiệu của bài tập sáng tạo.
Dấu hiệu 1: Bài tập có nhiều cách giải:
Khi giải các bài tập vật lí cho học sinh phải dựa vào các đại lượng đã cho trong
bài tập. Mỗi đại lượng vật lý có nhiều mối liên hệ với các đại lượng khác, khi
thực hiện giải các bài tập loại này làm cho học sinh biết nhìn nhận vấn đề ở
nhiều góc độ khác nhau. Điều này giúp cho các em có thể phát triển được tính
mềm dẻo và linh hoạt khi đứng trước một bài tập hay một vấn đề thực tiễn và có
thể chọn được phương án giải quyết vấn đề nhanh nhất.
Dấu hiệu 2: Bài tập có hình thức tương tự nhưng có nội dung biến đổi:
Loại bài tập này thường có nhiều câu hỏi, ở câu hỏi thứ nhất thường là một bài
tập luyện tập, các câu hỏi tiếp theo có hình thức tương tự, nếu vẫn áp dụng
phương pháp tương tự như trên sẽ dẫn đến bế tắc vì nội dung câu hỏi đã có sự
biến đổi về chất.
Dấu hiệu 3: Bài tập thí nghiệm:
Bài tập về thí nghiệm vật lý gồm bài tập thí nghiệm định tính và bài tập thí
nghiệm định lượng. Bài tập thí nghiệm định tính yêu cầu thiết kế thí nghiệm
theo một mục đích cho trước, thiết kế một dụng cụ ứng dụng vật lý hoặc yêu cầu
làm thí nghiệm theo chỉ dẫn quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra. Bài tập thí
nghiệm định lượng gồm bài tập đo đạc các đại lượng vật lý, minh hoạ lại quy
luật vật lý bằng thực nghiệm.
Dấu hiệu 4: Bài tập thiếu hoặc thừa dữ kiện
Trong bài tập loại này có tác dụng phát huy những ý tưởng độc đáo của học sinh
trong việc nhìn nhận các vấn đề trong bài tập. Để giải quyết được vấn đề của bài
tập loại này học sinh cần phải có sự phát hiện ra những điều chưa hợp lý và có
được sự lý giải cần thiết. Bài tập này còn gặp trong trường hợp học sinh cần có ý
tưởng để đề xuất hoặc thiết kế vận dụng kiến thức để đạt được yêu cầu nào đó
của cuộc sống hay kỹ thuật.
Dấu hiệu 5: Bài tập nghịch lí, ngụy biện
Đây là bài tập trong đề bài chứa đựng một sự nguỵ biện nên dẫn đến nghịch lý:
kết luận rút ra mâu thuẫn với thực tiễn hay mâu thuẫn với nguyên tắc, định luật
vật lý đã biết. Các dấu hiệu d và e có tác dụng bồi dưỡng tư duy phê phán, phản
biện cho học sinh; giúp cho tư duy có tính độc đáo, nhạy cảm.
Dấu hiệu 6: Bài tập hộp đen
Theo M.Bun-xơ-man bài toán hộp đen gắn liền với việc nghiên cứu đối
tượng mà cấu trúc bên trong là đối tượng nhận thức mới (chưa biết), nhưng có
thể đưa ra mô hình cấu trúc của đối tượng nếu cho các dữ kiện “đầu vào”, “đầu
ra”. Giải bài toán hộp đen là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp, phân tích mối
quan hệ giữa dự kiện “đầu vào”, “đầu ra” để tìm thấy cấu trúc bên trong của hộp
đen. Tính chất quá trình tư duy của học sinh khi giải bài toán hộp đen tương tự
với quá trình tư duy của người kỹ sư nghiên cứu cấu trúc chiếc đồng hồ mà
không có cách nào tháo được chiếc đồng hồ đó ra; anh ta phải đưa ra mô hình
cấu trúc của đồng hồ, vận hành mô hình đó, điều chỉnh mô hình cho đến khi
hoạt động của mô hình giống như chiếc đồng hồ thật, thì khi đó mô hình sáng
tạo của người kỹ sư phản ánh đúng cấu tạo của chiếc đồng hồ thật. Chính vì vậy
bài toán hộp đen ngoài chức năng giáo dưỡng còn có chức năng bồi dưỡng năng
lực sáng tạo.
Dấu hiệu 7: Bài tập nghiên cứu, thiết kế
Học sinh có thể sử dụng các kiến thức đã học ở trường THPT để tiến hành
nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những những ứng dụng đơn giản vào cuộc sống
khoa học kỹ thuật. Đối với các bài tập loại này học sinh phải vừa vận dụng các
kiến thức đã học và kiến thức thực tiễn để thiết kế chế tạo các thiết bị, dụng cụ
ứng dụng trong thực tiễn. Các em phải tiến hành tính toán để thiết kế và chế tạo,
trong các phương án có được các em phải lựa chọn phương pháp tối ưu để đạt
được kết quả tốt nhất. Đây là loại bài tập có đặc điểm rèn luyện cho học sinh
tính thực tiễn cao, có tác dụng tốt trong việc phát triển tư duy cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tôi tiến hành khảo sát thực trạng tại 2 lớp 10C2, 10C3 trường THPT
Thạch Thành 1.
- Tìm hiểu tình hình thông qua các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp đó.
- Tìm hiểu thông qua sổ theo dõi tình hình học tập, sổ điểm, sổ đầu bài.
Kết quả đầu năm của 2 lớp như sau:
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Lớp
lớp
(%)
(%)
(%)
(%)
10C2
48
2 (4.2%)
27 (56.2%)
19(39.6%)
0
10C3
46
2(4.3%)
25(54.3%)
19(41.4%)
0
- Từ kết quả tôi đánh giá sơ bộ về 2 lớp là tương đương nhau.
- Cho làm bài kiểm tra môn vật lý. ( Phụ lục 1)
- Kết quả bài kiểm tra.
Lớp
Sĩ số
lớp
Giỏi
( 9-10 điểm)
Khá
(7-8 điểm)
TB
(5-6 điểm)
Yếu
< 5 điểm
10C2
48
0
8(16.7%)
26(54.2%)
14(29.1%)
10C3
46
0
6(13%)
22( 47.8%) 18(39.2%)
- Thông qua kết quả tôi nhận thấy, đa số học sinh bị điểm trung bình và dưới 5.
Chứng tỏ năng lực tư duy vật lí của học sinh còn hạn chế, chưa có kỹ năng thiết
kế, xây dựng một thí nghiệm thực hành.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo chương “ ĐỘNG LỰC HỌC
CHẤT ĐIỂM ”.
Trong phạm vi giới hạn của sáng kiến tôi trình bày một số bài tập sáng tạo:
2.3.1.1. Bài tập có nhiều cách giải
Bài 1: Cho một tấm ván dài và một miếng gỗ, em hãy tìm các cách xác định hệ
số ma sát trượt giữa tấm ván và miếng gỗ. Bố trí thí nghiệm trong từng trường
hợp và các tính toán kết quả?
Bài 2:Môt khẩu súng đồ chơi trẻ con thường dùng để bắn viên đạn bằng nhựa.
Em hãy thiết kế phương án để đo vận tốc viên đạn khi vừa rời khỏi nòng súng,
nếu các phương án thực hiện và cách xác định kết quả.
Gợi ý: Học sinh vận dụng kiến thức đã học về bài toán chuyển động của vật bị
ném (ném xiên, ném ngang, ném thẳng đứng) để tính vận tốc viên đạn. Với các
kiến thức đã học các em lập phương án thí nghiệm, đo số liệu tính toán và xử lý
kết quả.
Bài 3: Một vật có khối lượng m1 đã biết hãy tìm cách xác định khối lượng của
vật m2 chưa biết. Dụng cụ thí nghiệm tuỳ ý chọn, nêu phương pháp thực nghiệm
để xác định khối lượng m2.
Gợi ý: Ở bài này các em có thể chế tạo ra dụng cụ tương tự cân đòn để xác định
khối lượng của vật chưa biết (Thực chất là đã áp dụng quy tắc mô men lực). Đối
với bài này các em cũng có thể cho hai vật tương tác với nhau (nén lò xo cho hai
vật tương tác với nhau) trên sàn nằm ngang. Trong trường hợp hai vật chuyển
động trên sàn cùng hệ số ma sát học sinh có thể đo quãng đường đi của của hai
vật sau đó các em dùng định luật 2 và 3 của Niu tơn để xác định khối lượng vật
chưa biết.
2.3.1.2. Bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi.
Bài 4: Một vật đặt trên sàn có khối lượng m = 10kg, hệ số ma sát nghỉ bằng hệ
số ma sát trượt có giá trị µ = 0, 1. Hỏi lực ma sát tác dụng lên vật và gia tốc của
vật là bao nhiêu nếu tác dụng lên vật một lực theo phương nằm ngang có độ lớn:
a. 15N
b. 5N
c. 10N
Gợi ý: Trong bài tập này các ý a, b, c nội dung câu hỏi đã biến đổi đòi hỏi sự
vận dụng linh hoạt của học sinh. Ở câu a lực ma sát là lực ma sát trượt nhưng ở
câu b và c thì lực ma sát lại là lực ma sát nghỉ.
Bài 5: Một khúc gỗ có khối lượng là 2kg, kéo khúc gỗ bởi lực F = 10N dọc theo
phương chuyển động của khúc gỗ. Tìm gia tốc của khúc gỗ trong các trường hợp
sau:
a. Khúc gỗ chuyển động không ma sát trên sàn nằm ngang
b. Khúc gỗ chuyển động trên sàn nằm ngang có hệ số ma sát k = 0,1
c. Khúc gỗ chuyển động xuống mặt phẳng nghiêng không có ma sát
d. Khúc gỗ chuyển động xuống mặt phẳng nghiêng có hệ số ma sát k = 0,1
e. Khúc gỗ được kéo lên mặt phẳng nghiêng không có ma sát
g. Khúc gỗ kéo chuyển động lên mặt phẳng nghiêng với hệ số ma sát k = 0,1
Gợi ý: Bài tập này các ý a, b, c, d, e, g nội dung câu hỏi đã biến đổi giúp khắc
sâu kiến thức học sinh trong từng trường hợp. Bài tập có tác dụng tránh suy nghĩ
máy móc của học sinh khi giải bài tập vật lý.
Bài 6: Một ô tô có trọng lượng P M =50000N chuyển động với vận tốc không đổi
v = 10m/s qua cầu. Tìm áp lực của ô tô tác dụng lên cầu khi ô tô đi qua điểm
giữa cầu trong các trường hợp:
a. Cầu phẳng nằm ngang
b. Cầu vồng lên với bán kính cong r = 50m
c. Cầu lõm xuống với bán kính r = 50m
d. Ô tô chuyển động tròn đều trên đường tròn nằm ngang bán kính r = 50m với
vận tốc v = 10m/s. Tìm lực ma sát của mặt đường tác dụng lên ô tô.
2.3.1.3. Bài tập thí nghiệm
Bài 7: Em hãy trình bày phương pháp để có thể đo hệ số ma sát trượt, ma sát
nghỉ giữa bánh xe ô tô và mặt đường
Gợi ý: Em hãy nêu các trường hợp để giữa bánh xe và mặt đường xuất hiện lực
ma sát trượt? Ma sát nghỉ? Em hãy thiết kế thí nghiệm để đo lực ma sát trượt,
ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường?
Chẳng hạn:
+ Để đo hệ số ma sát trượt ta cho xe ô tô chuyển động với vận tốc v sau đó
phanh cho bánh xe trượt trên mặt đường đến khi dừng. Dựa vào độ dài quãng
đường ô tô trượt đến khi dừng và vận tốc ban đầu của xe, tính toán suy ra hệ số
ma sát trượt.
+ Để đo hệ số ma sát nghỉ ta có thể cho xe chuyển động trên vòng tròn nằm
ngang bán kính R và tăng dần vận tốc của ô tô. Đến khi bánh xe ô tô đạt vận tốc
v thì bánh xe bắt đầu trượt khỏi vòng tròn. Xác định vận tốc v và bán kính R
để suy ra hệ số ma sát nghỉ.
Bài 8: Tiến hành thí nghiệm chứng tỏ lực ma sát nghỉ có giá trị, phương, chiều
phụ thuộc vào ngoại lực tác dụng. Cho dụng cụ là một lực kế, một mẫu gỗ hình
hộp, một sợi dây.
Gợi ý: Em hãy nêu điều kiện xuất hiện lực ma sát nghỉ và phương, chiều và độ
lớn của lực ma sát nghỉ?
Dùng lực kế
móc vào vật (vật được đặt trên sàn nằm ngang) tác dụng vào
vật một lực nhỏ F theo phương nằm ngang sao cho vật vẫn đứng yên. Lúc này
có những lực nào tác dụng vào vật?
Em hãy cho biết phương, chiều và độ lớn của lực ma sát nghỉ tác dụng
lên vật trong trường hợp này?
Vẫn dùng lực kế ta dụng lên vật lực có phương như cũ nhưng tăng dần
lực kéo (sao cho vật vẫn đứng yên). Em hãy nhận xét về độ lớn của lực ma sát
nghỉ?
Làm lại thí nghiệm nhưng thay đổi phương lực tác dụng của lực kế trong mặt
phẳng ngang, nêu ý kiến nhận xét?
Bài 9: Một vật có chiều cao lớn hơn nhiều so với chiều rộng của đáy, tác dụng
lên vật một lực F theo phương nằm ngang ở độ cao h so với mặt sàn hãy tìm
phương án xác định hệ số ma sát giữa vật và sàn
Bài 10:
a. Tại sao có thể dùng lực kế để đo khối lượng của vật?
k1
b. Khi cân khối lượng của một vật người ta thấy kim lực
kế vượt ra ngoài bảng chia độ. Vì vậy người ta phải dùng
hai lực kế, có thể mắc chúng theo hai cách như hình vẽ
k2
không? Hỏi cách mắc nào đúng và số chỉ của mỗi lực kế là k1
k2
bao nhiêu?
Gợi ý: Khi treo vật cân bằng ở đầu lực kế có những lực
nào tác dụng lên vật? Từ đó suy ra khối lượng của vật?
m
m
So sánh trọng lượng của vật và số chỉ lực kế ở hình 1 và ở
hình 2?
Hình 1
Hình 2
2.3.1.4. Bài tập cho thiếu hoặc thừa dự kiện
Bài 11: Em hãy thiết kế một gia tốc kế để đo gia tốc của ô tô?
Gợi ý: Học sinh có thể dùng con lắc đơn treo trên ô tô hoặc con lắc lò xo.
TH1: Bố trí con lắc lò xo đặt sao cho vật m có thể chuyển động không ma sát
trên giá đỡ nằm ngang và trục lò xo cùng phương gia tốc của ô tô. Khi ô tô
chuyển động với gia tốc a lò xo biến dạng ∆l ta có k∆l=ma=>a= k∆l/m
TH2: Treo con lắc đơn trên trần ô tô, khi ô tô chuyển động dây treo nghiêng góc
α so với phương thẳng đứng. Áp dụng định luật 2 Niu tơn cho vật ta suy ra gia
tốc ô tô là a=gtanα.
Bài 12: Em hãy thiết kế sơ bộ về các kích thước của một xe cần cẩu có thể nâng
được một vật có khối lượng 2 tấn biết cần cẩu có độ cao 5 mét. Giả thiết rằng xe
sau khi thiết kế có thể nâng vật nói trên cả khi cần cẩu nằm ngang. Cho biết xe
có dạng hình hộp chữ nhật đồng chất làm bằng thép có khối lượng riêng là ρ.
Giả thiết khối lượng của cánh tay cần cẩu là không đáng kể.
Gợi ý: Học sinh cần nghiên cứu thiết kế sao cho khi nâng vật thì xe cần cẩu vẫn
cân bằng. Các em cũng cần chú ý thiết kế để đảm bảo một hệ số an toàn để đảm
bảo an toàn khi cần cẩu hoạt động.
2.3.1.5. Bài tập nghịch lí, ngụy biện
Bài 13: Ở hình a và hình b có 2 viên bi giống nhau chuyển động qua hai chiếc
cầu có cùng kích thước do quán tính. Chiếc cầu ở hình a lồi lên và chiếc cầu ở
hình b lõm xuống. Hai viên bi chuyển động theo quán tính vận tốc lúc bắt đầu
qua cầu và lúc đã qua cầu đều là v. Hỏi trong hai
v
v
viên bi ở hình vẽ trường hợp nào viên bi đến B
B
trước.
Hình a
A
v
v
Gợi ý: Có thể nhận thấy ở hình a vận tốc trung
bình của xe nhỏ hơn v, ở hình b vận tốc trung bình
B
A
của xe lớn hơn v. Do đó ở trường hợp hình b hòn
Hình b
bi đến B trước.
Bài 14: Một con ngựa kéo một chiếc xe, theo định luật 3 Niu tơn thì lực do ngựa
tác dụng vào xe cũng bằng lực do xe tác dụng vào ngựa. Em hãy giải thích tại
sao ngựa lại có thể kéo được xe chuyển động.
Gợi ý: Đầu tiên giáo viên có thể gọi học sinh trình bày thử về phương án giải
bài toán, sau đó giáo viên nhận xét về phương án trả lời của học sinh. Sau đó
giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh trả lời:
Em hãy xác định các lực tác dụng vào xe và lực tác dụng vào ngựa?
Trong các lực tác dụng vào xe và ngựa thì lực nào đóng vai trò lực phát
động?
Nếu học sinh không trả lời được giáo viên có thể hỏi thêm:
Trong chuyển động của ô tô thì lực nào đóng vai trò lực phát động?
Bài 15: Một sợi dây chịu được lực căng tối đa là 80N, hỏi sợi dây có bị đứt
không trong các trường hợp sau.
a. Hai người cầm hai đầu sợi dây mỗi người kéo với lực là 50N
b. Một đầu dây buộc vào cây và hai người cầm một đầu dây mỗi người kéo với
lực 50N.
Gợi ý:
a. Bài này có tác dụng tránh sai lầm của học sinh, một số em học sinh thường
nghĩ nếu hai người cầm hai đầu sợi dây mỗi người kéo với lực 50N thì lực căng
của sợi dây là 100N thực chất lực căng sợi dây chỉ 50N.
b. Ở câu a dây không đứt có những em không biết ở câu b dây có đứt không.
Tuy nhiên em nhanh ý sẽ thấy được lúc này gốc cây cũng sinh ra lực kéo giống
2 người và lực căng là 100N nên dây đứt.
Bài 16: Có thể dùng một nam châm như
hình vẽ để làm ô tô chuyển động được
không? Giải thích?
Gợi ý: Bài này tránh suy nghĩ sai lầm của
học sinh là nam châm có thể kéo cho ô tô
chuyển động. Ô tô và nam châm có thể xem là một vật, lực tương tác giữa ô tô
và nam châm là nội lực không làm hệ chuyển động.
Bài 17 : Một quả cầu nặng được treo bởi một sợi dây mảnh và phía dưới quả cầu
cũng được buộc bởi sợi dây giống như sợi dây treo quả cầu, khi làm thí
nghiệm cho thấy kết quả như sau.
- Nếu kéo từ từ sợi dây phía dưới quả cầu thì sợi dây treo quả cầu bị đứt
- Nếu giật mạnh dây dưới quả cầu thì dây dưới quả cầu bị đứt
Hãy giải thích hiện tượng trên.
Gợi ý: Kéo từ từ quả cầu chuyển động từ từ phần trên chịu tác dụng lực
kéo của người và trọng lượng của quả cầu nên chịu lực căng lớn hơn do
đó dây trên đứt. Giật mạnh do quả cầu, do có quán tính quả cầu chưa kịp
chuyển động vì vậy dây trên chưa tăng lực căng nên dây dưới căng hơn
và đứt trước.
2.3.1.6. Bài tập “hộp đen”
Bài 18: Em hãy làm thí nghiệm để xác định cấu trúc bên trong của con lật đật?
Không được tháo nó ra.
Gợi ý: Học sinh có thể dùng phương pháp treo con lật đật ở 2 vị trí khác nhau để
xác định trọng tâm của con lật đật. Khi xác định được trọng tâm của con lật đật
các em có thể dự đoán được cấu trúc của con lật đật.
Bài 19: Trong một bình cầu thủy tinh kín có một bọt khí hình cầu. Hãy tìm cách
xác định đường kính của bọt không khí (không được phá vỡ bình cầu đó).
Gợi ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh: Xác định khối lượng riêng của thủy tinh
(dùng bảng khối lượng riêng), đo thể tích của bình cầu. Suy ra phần thể tích lỗ
hổng.
Bài 20: Các nhà địa lí khi thăm dò địa chất tại một khu vực tiến hành thí nghiệm
như sau. Người ta tiến hành đo gia tốc rơi tự do tại các vị trí khác nhau trên trái
đất (ở cùng một độ cao). Khi nơi nào có gia tốc rơi tự do của các vật đột nhiên
tăng thì phía dưới (trong lòng đất) thường có các mỏ kim loại nặng, ở những nơi
có gia tốc rơi tự do của các vật đột nhiên giảm trong lòng đất thường có mỏ các
chất nhẹ như thạch cao, dầu mỏ. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
Gợi ý: Học sinh đã biết gia tốc trọng trường phụ thuộc vào vị trí địa lý, phụ
thuộc vào độ cao và độ sâu của một điểm so với mực nước biển. Nếu ở một
vùng rộng trong lòng đất khối lượng riêng của lớp vật chất thay đổi nhiều cũng
ảnh hưởng đến gia tốc rơi tự do. Những nơi trong lòng đất có những vùng lớn
vật chất có khối lượng riêng nhỏ làm gia tốc trọng trường ở đó giảm, những nơi
trong lòng đất có những vùng vật có nhiều vật chất khối lượng riêng lớn gia tốc
trọng tăng.
2.3.1.7. Bài tập nghiên cứu, thiết kế
Bài 21: Xe lao xuống dốc (nơi đường dốc, núi) nếu bị hỏng phanh sẽ rất nguy
hiểm. Hãy đề xuất giải pháp cứu nạn cho xe tại những nơi như vậy.Tìm hiểu về
đường cứu nạn trong thực tế.
Bài 22: Ném một vật trên mặt đất với vận tôc càng lớn thì vật đi càng xa, nhưng
vận tốc có giới hạn và có giá trị v 0.
a. Phải ném với vận tốc v 0 làm với phương ngang một góc bao nhiêu để vật đi
được một khoảng theo phương ngang lớn nhất?
b. Khi cho vận tốc lớn nhất là 8km/s thì vật sẽ chuyển động như thế nào? Biết
khối lượng Trái đất là 6.1024kg, bán kính Trái đất là 6400km.
Gợi ý:
v02 sin 2α
a. Dùng phương trình tầm xa của vật ném xiên x=
tầm xa cực đại khi
g
sin2α=1=>2α=900=>α=450.
b. Nếu ném với vận tốc 8km/s thì vật trở thành vệ tinh nhân tạo của trái đất.
Bài 23: Cho hệ như hình vẽ m1=500g, α=300 các
hệ
m
số ma sát trượt và nghỉ giữa m1 và mặt phẳng
nghiêng là µn=µt=0,2. Mặt phẳng nghiêng được
1
m
giữ cố định. Hãy tính gia tốc của m1, m2 và lực ma
2
sát giữa m1 và mặt phẳng nghiêng trong các
trường hợp:
a. m2= 500g;
b. m2=200g
Gợi ý: Đối với bài tập này giáo viên (học sinh) có thể xuất phát từ bài tập tổng
quát, khi xét điều kiện chuyển động của các vật trong trường hợp tổng quát cho
kết quả:
TH1: Để m1 đi lên: P2>P1sinα+µP1cosα (1)
TH2: Để m1 đi xuống: P2
Các điều kiện (1) và (2) giáo viên (học sinh) có thể áp dụng định luật 2 Niu tơn
cho từng vật rồi suy ra. Ta có thể thấy rằng bài toán chỉ xảy ra 3 trường hợp m1
đi lên, m1 đi xuống và hệ đứng yên như vậy những trường hợp ngoài TH1 và
TH2 là hệ đứng yên.
TH3: Hệ đứng yên P1sinα-µP1cosα≤ P2 ≤P1sinα+µP1cosα (3)
Sau khi xác định được điều kiện m2 để thỏa mãn các trường hợp các em có thể
giải bài toán dễ dàng. Đối với bài tập này nếu giáo viên đã trình bày trước
phương pháp giải trở thành bài tập algorit nhưng nếu giáo viên cho học sinh về
nhà làm thì đó là một bài tập sáng tạo.
2.3.2. Thực nghiệm sư phạm.
2.3.2.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định khả năng sử dụng bài tập
sáng tạo vào giảng dạy Vật lý ở trường THPT với mục đích:
- Áp dụng bài tập sáng tạo vào giảng dạy với mục đích phát triển tư duy vật lý
của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá về tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài.
- Kiểm tra đánh giá hệ thống bài tập sáng tạo phần động lực học được xây dựng
cho chương “ Động lực học chất điểm ” để có điều kiện chỉnh lý và bổ sung.
2.3.2.2. Đối tượng thực nghiệm.
Học sinh lớp hai lớp 10C2 và 10C3 trường THPT Thạch Thành 1.
2.3.2.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
2.3.2.3.1. Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Chọn 2 lớp có số lượng, trình độ nhận thức tư duy ngang nhau là lớp
10C2 và 10C3, chọn lớp 1OC2 làm lớp dạy thực nghiệm, 10C3 làm lớp đối
chứng để so sánh kết quả.
2.3.2.3.2. Tiến hành thực nghiệm
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã triển khai giáo án
thực nghiệm vận dụng bài tập sáng tạo cho lớp thực nghiệm:
GIÁO ÁN : THÍ NGHIỆM ĐO HỆ SỐ MA SÁT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được cách tiến hành đo hệ số ma sát trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết cách tiến hành đo hệ số ma sát và tính toán kết quả.
- Góp phần liên hệ kiến thức với thực tiễn.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thiết kế phương án thí nghiệm.
- Kỹ năng tiến hành các bước thí nghiệm vật lý.
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tiễn.
4. Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tư duy, sáng tạo; thiết
kế phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm,...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Lực kế
- Tấm ván dài, miếng gỗ hình chữ nhật.
- Thước thẳng hoặc thước dây chia đến đơn vị mm.
- Đồng hồ đo thời gian hiện số.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức đã học về lực ma sát.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nhắc lại thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt( Giáo
viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước của việc tiến hành đo)?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Bài 1: Cho một tấm ván dài và một
miếng gỗ, em hãy tìm các cách xác
định hệ số ma sát trượt giữa tấm ván
và miếng gỗ. Bố trí thí nghiệm trong
từng trường hợp và các tính toán kết
quả?
+ Em hãy viết công thức xác định lực
ma sát trượt và nêu các đại lượng
trong công thức?
+ Để đo lực ma sát giữa vật và ván ta phải đo các đại lượng nào?
+ Có những cách nào để đo hệ số ma
sát trượt trong trường hợp trên?
Cách 1: Đặt tấm ván nằm ngang và
kéo vật chuyển động trên ván
Cách tiến hành đo:
- Đặt ván nằm ngang trên sàn, dùng
lực kế kéo cho vật chuyển động thẳng
đều trên tấm ván ta đo được lực ma sát
giữa vật và sàn Fms = µN = µmg
- Dùng lực kế treo vật thẳng đứng ta
đo được trọng lực của vật ta đo được
trọng lực của vật P = mg
Suy ra hệ số ma sát trượt giữa vật và
ván:
µ=
Fms = µN
Đo áp lực giữa vật và ván
Đo lực ma sát
Fms
P
Thí nghiệm đo hệ số ma sát giữa vật
và tấm ván
Cách 2: Cho vật trượt trên tấm ván
nằm nghiêng
+ Khi vật trượt xuống trên tấm ván
nằm nghiêng có mấy trường hợp xảy
ra?
* Vật chuyển động thẳng đều xuống
mặt tấm ván
+ Em hãy xác định độ lớn của lực ma
sát trượt?
+ Hãy xác định độ lớn của thành phần
- Vật chuyển động thẳng đều xuống
trên mặt tấm ván
- Vật chuyển động nhanh dần đều
xuống trên mặt tấm ván
Fms = Psinα (1)
4. Củng cố bài học
Sau khi tiến hành thí nghiệm, mỗi học sinh viết 1 báo cáo thu hoạch.
2.3.2.4. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm đối với lớp thực nghiệm. Đối với
lớp đối chứng chúng tôi tiến hành dạy theo phương pháp bình thường. Kết quả
kiểm tra thu được như sau:
Bài kiểm tra 15 phút( Phụ lục 2); Bài kiểm tra 1 tiết ( Phụ lục 3)
Bảng 1: Bảng kết quả 2 lần kiểm tra sau thực nghiệm sư phạm
Điểm
Kiểm
tra
Tổng
Số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
10C2
(TN)
Lần 1
48
0
1
1
5
10 13
9
6
3
0
Lần 2
48
0
1
2
2
10 13 11
7
2
0
10C3
(ĐC)
Lần 1
46
1
3
3
6
13 10
6
2
2
0
Lần 2
46
0
1
2
7
11 11
8
2
3
1
Lớp
Tiến hành xử lí số liệu, thu được các kết quả sau:
Điểm kiểm tra
Tham số
Thực nghiệm
Điểm trung bình
d
F
h
Đối chứng
Lần 1
Lần 2
Lần 1
Lần 2
6.06
6.3
5.24
5.6
Đường luỹ tích so sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
- Lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng như vậy lớp thực
nghiệm nắm vững các kiến thức và kỹ năng hơn so với lớp đối chứng.
- Từ đường luỹ tích so sánh kết quả kiểm tra ta thấy đường luỹ tích của lớp thực
nghiệm nằm bên phải và phía dưới đường luỹ tích của lớp đối chứng, điều này
chứng tỏ rằng hệ thống bài tập sáng tạo mà tôi đề xuất thu được kết quả học tập
tốt, phát triển được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Như vậy, về mặt chất
lượng lĩnh hội và vận dụng kiến thức của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn
lớp đối chứng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Khi nghiên cứu về việc vận dụng các bài tập sáng tạo vào quá trình dạy
học vật lý tôi nhận thấy rằng bài tập sáng tạo có thể đưa vào tất cả các quá trình
dạy học Vật lý.
2.4.1. Bài tập sáng tạo đưa vào tiết dạy lý thuyết và củng cố kiến thức sau bài
học
Bài tập sáng tạo định tính hay các bài tập định lượng đơn giản có thể được
đưa vào tiết xây dựng dựng kiến thức. Bài tập sáng tạo dùng để đặt vấn đề trước
khi dạy bài mới giáo viên đưa ra như một tình huống có vấn đề, tình huống này
có thể giáo viên và học sinh cùng giải quyết từng phần trong tiết dạy để trả lời
câu hỏi đặt ra ban đầu. Cũng có trường hợp đến cuối tiết học thì vấn đề mà giáo
viên đưa ra trước tiết học mới được giải quyết.
2.4.2. Sử dụng bài tập sáng tạo trong dạy học tự chọn.
Dạy học tự chọn là hình thức trung gian giữa dạy học chính khoá và ngoại
khoá. Vì thế đưa bài tập sáng tạo vào quá trình dạy học có nhiều điều kiện thuận
lợi: tăng quỹ thời gian giải bài tập trên lớp, ở nhà, hoạt động giải bài tập sáng tạo
theo nhóm.
2.4.3. Sử dụng bài tập sáng tạo ngoài giờ chính khoá
Hình thức dạy học không chính khóa giáo viên có thể giao cho các em về
nhà làm các bài tập như tự nghiên cứu, thiết kế (có thể có sự gợi ý một phần của
giáo viên).
2.4.4. Hình thức ngoại khoá
Ở trường phổ thông ngoại khoá có thể kết hợp với câu lạc bộ học tập, câu
lạc bộ thí nghiệm vật lý để làm phong phú về hình thức và tạo được sự quan tâm
của nhiều học sinh. Vì vậy chúng ta có thể đưa vào các bài tập sáng tạo đây cũng
là một nội dung rất phù hợp với loại hình học tập ngoại khoá. Những bài tập
được thực hiện theo loại hình này giáo viên có thể chú trọng vào các bài tập định
tính hay các bài tập thí nghiệm.
2.4.5. Bồi dưỡng học sinh giỏi
Trong các kỳ thi học sinh giỏi có nhiều bài tập về thí nghiệm, thực hành,
bài tập đi sâu vào ý nghĩa vật lý của các hiện tượng. Vì vậy đối với bồi dưỡng
học sinh giỏi các bài tập sáng tạo đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống
các bài tập sáng tạo trong bồi dưỡng học sinh giỏi cần được lựa chọn thành một
hệ thống đầy đủ đối với các kiến thức dự kiến thi của học sinh thì mới có thể đạt
hiệu quả cao.
2.4.6. Sử dụng bài tập sáng tạo trên báo tường, báo bảng
Đây là hình thức dành cho các học sinh yêu thích môn vật lý có thể tổ
chức theo định kỳ hàng tháng. Sử dụng hình thức này cần kết hợp với sự tổng
kết, khuyến khích, động viên sẽ có tác dụng khuyến khích nhiều học sinh tham
gia. Tổng kết, khuyến khích đối với những bài báo và lời giải hay sau mỗi số
báo. Sau các đợt thi đua ở nhà trường hoặc theo định kỳ từng học kỳ có thể kết
hợp và khen thưởng đối với những em có nhiều thành tích trong tham gia hình
thức này.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã tiến hành đưa bài tập sáng
tạo vào dạy học ở trường THPT và tiến hành khảo sát, xử lý kết quả thực
nghiệm sư phạm cho thấy:
- Khi thực hiện việc giải các bài tập vật lý việc giáo viên định hướng để học sinh
phát huy tính tự lực khi tiến hành giải bài tập là hết sức quan trọng. Đây là hoạt
động đòi hỏi sự linh hoạt của giáo viên trong dạy học. Các định hướng của giáo
viên có thể thực hiện từ định hướng theo kiểu khái quát chương trình hoá, định
hướng tìm, định hướng algôrit.
- Đối với bài tập sáng tạo hệ thống các câu hỏi định hướng là hết sức quan trọng,
việc lựa chọn đúng bài tập, có hệ thống câu hỏi định hướng phù hợp và áp dụng
đúng với đối tượng học sinh sẽ có kết quả rõ rệt so với phương pháp dạy học
thông thường.
- Bài tập sáng tạo đã phát huy được kết quả thực sự trong quá trình dạy học, nó
phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong việc phát triển tư duy vật lý của
học sinh.
- Việc đưa bài tập sáng tạo vào dạy học vật lý sẽ góp phần đẩy mạnh việc đối
mới về phương pháp giảng dạy hiện nay.
3.2. Kiến nghị.
+ Đối với công tác biên soạn sách giáo khoa, sách bài tập cần bổ sung thêm các
bài tập sáng tạo cho học sinh.
+ Đối với giáo viên cũng phải thay đổi nhận thức trong cách giảng dạy, không
nặng về lí thuyết mà phải có đồ dùng hay hình ảnh trực quan để hấp dẫn học
sinh học hơn . Giáo viên cần đầu tư thêm thời gian để tìm tòi, đầu tư công sức
sưu tầm tư liệu để xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo cho có chiều sâu để phục
vụ cho công tác giảng dạy và tạo hứng thú cho học sinh.
+ Đối với nhà trường tạo điều kiện về tổ chức cũng như thời gian, cùng các
trang thiết bị cần thiết để giúp giáo viên và học sinh học tập tốt hơn. Đặc biệt
cần tổ chức thêm các hoạt động ngoại khoá về vật lí theo các chủ đề để gây
hứng thú cho học sinh.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy tôi mong muốn được sự góp ý chân thành của các thầy
cô đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hóa, ngày 5 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện
Hoàng Thị Tuyến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những bài tập hay về thí nghiệm Vật lý. V. Langue NXBGD Hà Nội - 1998.
2. Tuyển tập các bài tập Vật lí nâng cao. Nguyễn Danh Bơ NXB Nghệ An
-2004.
3. Những bài toán nghịch lý và ngụy biện vui về Vật lý. M.E Tunchinxki
NXBGD Hà Nội - 1974.
4. Bài tập sáng tạo về vật lý ở trường trung học phổ thông (THPT). Phạm Thị
Phú - Nguyễn Đình ThướcTạp chí Giáo dục số 163- Kỳ 2, tháng 5- 2007.
5. Những BTST về vật lý THPT Nguyễn Đình Thước NXB Đại học quốc gia Hà
Nội tháng 4 năm 2010
6. Khơi dậy tiềm năng sáng tạo. Nguyễn Cảnh Toàn -Nguyễn Văn Lê - Châu An
NXBGD-2005.
PHỤ LỤC 1
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Câu 1:(4 điểm) Một sợi dây chịu được lực căng tối đa là 80N, hỏi sợi dây có bị
đứt không trong các trường hợp sau.
a. Hai người cầm hai đầu sợi dây mỗi người kéo với lực là 50N
b. Một đầu dây buộc vào cây và hai người cầm một đầu dây mỗi người kéo với
lực 50N.
Câu 2:(3 điểm) Một con ngựa kéo một chiếc xe, theo định luật 3 Niu tơn thì lực
do ngựa tác dụng vào xe cũng bằng lực do xe tác dụng vào ngựa. Em hãy giải
thích tại sao ngựa lại có thể kéo được xe chuyển động.
Câu 3:(3 điểm) Có một giếng mỏ rất sâu không có nước. Làm thế nào để đo độ
sâu của giếng nếu em chỉ có một chiếc đồng hồ có kim giây và một hòn đá nhỏ?
PHỤ LỤC 2
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Một vật khối lượng m =0, 5kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc
ban đầu v0=2m/s. Sau thời gian t =4s, nó đi được quãng đường s =24m. Biết
rằng nó luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực cản FC=0,5N.
a. Tính độ lớn của lực kéo.
b. Nếu sau thời gian 4s đó, lực kéo ngừng tác dụng thì sau bao lâu vật dừng lại?
Câu 2: Người ta tác dụng vào khúc gỗ một lực F hướng vào tường thì thấy khúc
gỗ vẫn đứng yên. Hiện tượng đó có trái với định luật I không? Có trái với định
luật II không?
F
Biểu điểm: Câu 1a: 4điểm Câu 1b: 4 điểm Câu 2: 2 điểm
PHỤ LỤC 3
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Câu 1:(3 điểm) Vật khối lượng m =2, 5kg rơi thẳng đứng từ độ cao h =100m
không vận tốc ban đầu, sau 10s thì chạm đất. Tìm lực cản của không khí (coi
như không đổi) tác dụng lên vật. Cho g =10m/s2.
Câu 2: (6 diểm) Một ô tô có trọng lượng P =50000N chuyển động với vận tốc
không đổi v = 10m/s qua cầu. Tìm áp lực của ô tô tác dụng lên cầu khi ô tô đi
qua điểm giữa cầu trong các trường hợp:
a. Cầu phẳng nằm ngang
b. Cầu vồng lên với bán kính cong r = 50m
c. Cầu lõm xuống với bán kính r = 50m
d. Ô tô chuyển động tròn đều trên đường tròn nằm ngang bán kính r = 50m với
vận tốc v = 10m/s. Tìm lực ma sát của mặt đường tác dụng lên ô tô.
Câu 3: (1 điểm) Một vật được đặt trên một giá đỡ nằm ngang. Người ta rút giá
đỡ đi một cách đột ngột. Hỏi phần nào của vật có gia tốc lớn nhất: phần trên hay
phần dưới của vật?