9 hiểu lầm phổ biến nhất về ung
thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung do một loại virus rất dễ lây lan gọi là Human Papilloma
Virus (HPV) gây ra. Tuy nhiên, rất nhiều người có những hiểu lầm về ung thư
cổ tử cung.
Ảnh minh họa
Ung thư cổ tử cung thường bắt đầu trong các tế bào ở cổ tử cung. Những tế bào
này trải qua những thay đổi tiền ung thư trước khi trở thành tế bào ung thư. Những
thay đổi tiền ung thư, trong đó bao gồm tổn thương tân sinh trong biểu mô cổ tử
cung (CIN), tổn thương biểu mô vảy (SIL), và chứng loạn sản có thể được phát
hiện bằng xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào cổ tử cung). Nếu giai đoạn tiền ung
thư được phát hiện, bệnh nhân sẽ được điều trị để ngăn ngừa ung thư cổ tử
cungkhông phát triển.
Không giống như các bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung do một loại virus rất
dễ lây lan gọi là Human Papilloma Virus (HPV) gây ra. Trên toàn thế giới, số phụ
nữ tử vong vì ung thư cổ tử cunglên đến 273.500 người.
Có rất nhiều hiểu lầm về ung thư cổ tử cung, đặc biệt là liên quan đến HPV và xét
nghiệm Pap. Dưới đây 9 hiểu lầm phổ biến mà rất nhiều người gặp phải:
1. Không có cách nào ngăn chặn được ung thư cổ tử cung
Thực tế: Nhiễm virus HPV là yếu tố nguy cơ đầu tiên dẫn đến ung thư cổ tử
cung. Ung thư cổ tử cung thường phát triển rất chậm sau khi bị nhiễm virus HPV
và thường có biểu hiện đầu tiên như là chứng loạn sản tiền ung thư. Tiêm vắc xin
phòng chống virus HPV có thể bảo vệ bạn, ngăn chặn tối đa nguy cơ bị ung thư cổ
tử cung. Thường xuyên làm xét nghiệm Pap và kiểm tra HPV cũng có thể phát hiện
được ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm để điều trị kịp thời. Tránh những yếu tố
nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung như quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, hút
thuốc lá cũng có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
2. Không có dấu hiệu cảnh báo nào về ung thư cổ tử cung
Thực tế: Những dấu hiệu cảnh báo về ung thư cổ tử cung có thể bao gồm: chảy
máu khi quan hệ tình dục, giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sau tuổi mãn kinh hoặc đau
bụng dưới, ra dịch bất thường ở âm đạo.
3. Phụ nữ đã tiêm vắc xin chống virus HPV không cần thực hiện kiểm tra
PAP định kỳ
Thực tế: Kiểm tra PAP nên bắt đầu thực hiện ở độ tuổi 21 hoặc 3 năm sau khi có
hoạt động quan hệ tình dục lần đầu tiên. Mức độ thường xuyên của việc kiểm tra
PAP phụ thuộc vào độ tuổi, cuộc sống tình dục và kết quả của lần kiểm tra Pap
trước. Vắc xin chống HPV có thể phòng chống được 4 loại virus HPV phổ biến,
nhưng không phòng chống được tất cả các loại virus HVP có thể dẫn tới ung thư.
Do đó, kiểm tra pap thường xuyên rất quan trọng để phát hiện bất kỳ thay đổi tiền
ung thư nào.
4. Kiểm tra Pap không cần thiết đối với phụ nữ ngoài 60 tuổi
Thực tế: Dù độ tuổi trung bình của phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung là ở độ tuổi 48,
nhưng bệnh cũng không ngoại trừ những phụ nữ cao tuổi hơn. Vì vậy, kiểm tra Pap
vẫn rất quan trọng với phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, hoặc đã cắt bỏ dạ con hoặc
phụ nữ ngoài 65 tuổi.
5. Kiểm tra Pap cũng giống như kiểm tra khung xương chậu
Thực tế: Khi kiểm tra khung xương chậu, các bác sĩ sẽ đánh giá các phần khác
nhau trong khung xương chậu để loại bỏ bất kỳ phát triển bất bình thường nào.
Kiểm tra Pap được thực hiện để tập hợp tất cả các bào từ cổ tử cung với mục đích
kiểm tra. Cả hai loại kiểm tra này đều quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư
cổ tử cung.
6. Phụ nữ nhiễm virus HPV sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung
Thực tế: Gần 80% phụ nữ có thể nhiễm virus HPV trong một thời điểm nào, nhưng
phần lớn virus này sẽ tự bị tiêu diệt trong vòng vài năm. Có nhiều loại virus HPV
và chỉ một số loại có thể dẫn tớiung thư cổ tử cung. Kiểm tra Pap có thể xác định
được phụ nữ đã bị nhiễm loại virus HPV nào và liệu đó có phải là loại dẫn đến ung
thư cổ tử cung không.
Ảnh minh họa
7. Bao cao su có thể ngăn ngừa được virus HPV
Thực tế: Bao cao su có thể ngăn ngừa được lây nhiễm HPV trong khoảng 70%
trường hợp. Bạn nên nhớ rằng, ngoài đường lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục, HPV
còn truyền nhiễm qua đường miệng hoặc qua bất kỳ hình thức tiếp xúc nào khác,
nên bao cao su chỉ hạn chế được sự lây nhiễm phần nào.
8. Phương pháp duy nhất điều trị ung thư cổ tử cung là phẫu thuật cắt bỏ dạ
con
Thực tế: Phẫu thuật cắt bỏ dạ con, nhờ đó tử cung và cổ tử cung sẽ được phẫu thuật
loại bỏ là phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.
Tuy nhiên, với những phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, sinh thiết hình nón là phương
pháp điều trị để có thể giữ lại được tử cung. Trong phương pháp điều trị sinh thiết
hình nón, thì chỉ những tế bào gây ung thư mới bị loại bỏ.
9. Phương pháp thay thế nội tiết tố có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung
Thực tế: Không giống như ung thư buồng trứng, ung thư vú, phương pháp thay thế
nội tiết tố không được dùng trong điều trị ung thư cổ tử cung. Loại ung thư này
không đáp ứng với kích thích tố. Do đó sử dụng phương pháp thay thế nội tiết điều
trị các chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh không có vai trò trong sự phát triển
của bệnh ung thư cổ tử cung.
Theo Afamily