Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trình bày quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức trong kinh doanh du lịch, đưa ra tình huống về vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.72 KB, 15 trang )

TRƯỜNG …..

BÀI TẬP: ANH CHỊ HÃY TRÌNH BÀY QUY TẮC ỨNG XỬ TOÀN CẦU VỀ
ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH DU LỊCH. SAU ĐĨ, ĐƯA RA MỘT TÌNH
HUỐNG VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN MỘT CƠ
SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG CỤ THỂ. XÁC ĐỊNH CÁC ĐỐI
TƯỢNG HỮU QUAN CÓ LIÊN QUAN VÀ MỐI QUAN TÂM CỦA HỌ, PHÂN
TÍCH NGUỒN GỐC CỦA VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TÌNH HUỐNG TRÊN.

Mơn: ..................................
Họ và tên học viên: ..................................
Khóa: ......
Mã học viên: ..........................


2

I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1. Khái niệm:
1.1 Khái niệm và phạm vi về Đạo đức:
- Khái niệm: Ngày nay, đạo đức được hiểu theo nhiều phạm vi khác
nhau: Trong từ điển Tiếng Việt, theo nghĩa rộng: “Đạo đức” là những tiêu
chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của
con người đối với nhau và đối với xã hội. Theo nghĩa hẹp: “Đạo đức” là phẩm
chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có.
Có nhiều quan niệm về đạo đức, nhưng đều có điểm chung: Đạo đức quy
định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối
với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng
lối sống, lý tưởng mỗi người.
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui
tắc nhằm điều chỉnh, đánh giá cách ứng xử và sự tự giác ứng xử của con người


trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng
như tương lai. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và
sức mạnh của dư luận xã hội
- Phạm vi: Đạo đức được ứng dụng trong 3 phạm vi
+ Lương tâm con người
+ Hệ thống phép tắc đạo đức và giá trị đạo đức, gắn với nền văn hóa, tơn
giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học.
+ Những luật lệ về cách đối xử của hệ thống xã hội.
- Một số phẩm chất đạo đức cá nhân cơ bản: Tính trung thực, tính khiêm
tốn, tính tự trọng và tơn trọng con người, lịng dũng cảm, yêu lao động, ý thức
học tập.
1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp
Theo điều 42, Luật Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam: “Quy tắc đạo
đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo
đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề”.


3

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là sự tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc và
hướng dẫn nhằm giúp các thành viên hoạt động một cách trung thực để đáp ứng
sự mong đợi của xã hội đối với nghề nghiệp.
1.3 Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh du lịch
Đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh du lịch là tập hợp những quy
tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành
vi của các chủ thể kinh doanh du lịch
phục vụ cho lợi ích chung của nghề
nghiệp và xã hội
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh du lịch là chuẩn mực xử
sự phù hợp với đặc thù của nghề du lịch bảo đảm sự liêm chính, trung thực và

trách nhiệm trong việc hành nghề.
Vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh du lịch:
+ Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh du lịch
+ Bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh du
lịch
+ Góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp du lịch
+ Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên
+ Góp phần làm hài lịng khách du lịch
+ Góp phần tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp du lịch
+ Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia
III. QUY TẮC ỨNG XỬ TỒN CẦU TRONG KINH DOANH DU
LỊCH
1. Tơn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và xã hội
Điều 1, trong bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO
quy định như sau: Du lịch góp phần vào sự hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng giữa
các dân tộc và xã hội. Điều đó có nghĩa là:
- Mọi người tham gia vào q trình du lịch đều phải có trách nhiệm tơn
trọng các truyền thống văn hóa và xã hội, phong tục tập quán của mọi dân tộc


4

bao gồm cả các dân tộc thiểu số, người bản xứ và thừa nhận những giá trị đó.
- Các hoạt động du lịch phải hài hoà với tiềm năng du lịch và truyền
thống, tôn trọng luật, thông lệ và phong tục tập quán của đất nước và khu vực
nước sở tại.
- Cộng đồng và người làm du lịch phải tôn trọng khách du lịch. Giáo dục
và đào tạo người làm du lịch tăng lòng mến khách.
- Các nhà chức trách, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải:



Bảo vệ khách du lịch, khách tham quan và tài sản của họ; phải đặc biệt
quan tâm đến an toàn cho khách du lịch quốc tế tránh tác động tổn hại cho du
khách;



Tạo điều kiện thuận lợi để giới thiệu những phương tiện cụ thể để thơng
tin, đề phịng, an ninh, bảo hiểm và hỗ trợ mọi nhu cầu của khách du lịch;



Kịch liệt lên án và xử lý nghiêm khắc những hành động tấn cơng, hành
hung, bắt cóc và đe dọa khách du lịch hoặc những người làm việc trong ngành
du lịch cũng như việc cố ý phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hoặc các di
sản văn hóa và tự nhiên theo luật pháp của nước sở tại.
- Khách du lịch và khách tham quan không được có những hành động
phạm pháp nào hoặc bất cứ hành động nào được coi là vi phạm luật pháp của
nước sở tại theo pháp luật nước họ hoặc xúc phạm, làm tổn thương đến cộng
đồng địa phương hoặc có thể phá hủy môi trường địa phương; nghiêm cấm
khách du lịch vận chuyển trái phép các chất kích thích, vũ khí, cổ vật, sinh vật
quý hiếm, các sản phẩm và chất độc hại hoặc hàng hóa quốc cấm.
- Khách du lịch có trách nhiệm tìm hiểu điểm đến; tự nhận thức các nguy
cơ rủi ro về sức khoẻ và an toàn trong các chuyến du lịch và ứng xử sao cho có
thể hạn chế những rủi ro đó.
2. Tơn trọng nhân quyền


5


Điều 2, trong bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO
quy định như sau: Du lịch như một phương tiện cho nhu cầu của cá nhân và
tập thể.
- Du lịch cần được xây dựng và thực hiện như một phương tiện ưu tiên để
đạt được lợi ích cá nhân và tập thể, giúp con người tự đào tạo, khoan dung cho
nhau và tìm hiểu sự khác biệt và đa dạng chính đáng giữa các dân tộc và các nền
văn hóa.
- Hoạt động du lịch phải tơn trọng quyền bình đẳng giới; thúc đẩy nhân
quyền, đặc biệt là quyền riêng của các nhóm dễ bị tổn thương, nhất là trẻ em,
người già, người tàn tật, dân tộc thiểu số và người bản xứ.
- Sự lợi dụng con người dưới bất kỳ hình thức nào, nhất là về tình dục,
nghiêm trọng hơn là với trẻ em, là trái với những mục tiêu cơ bản của du lịch và
phản lại du lịch; vì thế, tuân thủ theo luật pháp quốc tế, với sự hợp tác của các
quốc gia liên quan, tội ác này cần được lên án và đấu tranh mạnh mẽ, phải bị
trừng phạt, khơng có ngoại lệ, theo luật pháp quốc gia của các nước đón khách
và nước gửi khách vi phạm cho dù những vi phạm đó nằm ngồi biên giới nước
này
- Du lịch vì mục đích tơn giáo, sức khỏe, giáo dục và giao lưu văn hóa
hoặc trao đổi ngơn ngữ là những loại hình du lịch mang lại lợi ích đặc thù và cần
được khuyến khích phát triển.
- Cần khuyến khích đưa vào chương trình đào tạo giá trị của giao lưu du
lịch, những lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa cũng như tác động tiêu cực của du
lịch.
3. Tơn trọng và bảo vệ môi trường tự nhiên
Điều 3, trong bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO
quy định như sau: Du lịch, một nhân tố của phát triển bền vững.
- Tất cả chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch phải có trách
nhiệm bảo vệ mơi trường tự nhiên nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền



6

vững, liên tục và hợp lý hướng tới đáp ứng hài hịa nhu cầu và nguyện vọng của
thế hệ hơm nay và mai sau.
- Các cơ quan chức năng nhà nước, khu vực và địa phương cần ưu tiên và
khuyến khích các loại hình phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ các nguồn tài
nguyên quý hiếm, đặc biệt là tài nguyên nước và năng lượng, giảm tối đa khả
năng sản xuất ra chất thải.
- Giảm sức ép của hoạt động du lịch đến môi trường. Điều chỉnh hợp lý
thời gian và khơng gian các dịng khách du lịch đặc biệt là luồng khách vào
những kỳ nghỉ hè, nghỉ phép và phải phân bổ các kỳ nghỉ đồng đều hơn
- Hoạch định cơ sở hạ tầng du lịch và các hoạt động du lịch theo hướng
bảo vệ được di sản thiên nhiên gồm hệ sinh thái, sự đa dạng sinh hoạt và bảo tồn
các loài động, thực vật hoang dã đã có nguy cơ tuyệt chủng.
- Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái được thừa nhận là góp phần bồi
đắp và nâng cao vị thế của du lịch, trên cơ sở khai thác có tơn trọng di sản thiên
nhiên, cộng đồng địa phương và phù hợp với khả năng chịu tải của các điểm du
lịch
4. Tôn trọng và bảo vệ di sản văn hóa
Điều 4, trong bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO
quy định như sau: Du lịch, hoạt động khai thác những di sản văn hóa của
nhân loại và đóng góp để hoàn thiện và phát triển chúng.
- Tài nguyên du lịch là tài sản chung của nhân loại. Các cộng đồng dân cư
ở những nơi có tài nguyên du lịch có quyền và nghĩa vụ đặc biệt đối với những
tài ngun đó.
- Chính sách về du lịch và các hoạt động du lịch phải được thực hiện trên
cơ sở tôn trọng các di sản nghệ thuật, khảo cổ, văn hóa và các cơng trình kỷ
niệm của đất nước, cần bảo vệ và chuyển giao di sản này cho các thế hệ tương
lai.



7

Cần đặc biệt quan tâm bảo vệ, tôn tạo các cơng trình kỷ niệm, lăng tẩm,
viện bảo tàng, các di chỉ khảo cổ học và lịch sử để phục vụ rộng rãi nhu cầu
tham quan của khách du lịch; cần khuyến khích nhân dân đến với những tác
phẩm văn hóa và cơng trình nghệ thuật do tư nhân sở hữu, bảo đảm tôn trọng
quyền hạn của người sở hữu, các địa điểm tín ngưỡng mà khơng làm tổn hại
những nhu cầu thờ cúng thông thường.
- Các nguồn thu từ khách du lịch đến các địa danh văn hóa và các cơng
trình kỷ niệm cần dành ít nhất là một phần để bảo vệ, phát triển, tôn tạo và trùng
tu các di sản đó
- Hoạt động du lịch phải được hoạch định sao cho các sản phẩm văn hóa
truyền thống, các ngành nghề thủ công và nghệ thuật dân gian tiếp tục tồn tại và
phát triển.
5. Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của chủ nhà và cộng đồng dân cư địa
phương
Điều 5, trong bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO
quy định như sau: Du lịch, họat động có lợi nhuận cho quốc gia và cho cộng
đồng dân cư.
- Cộng đồng dân cư địa phương cần được tham gia vào các hoạt động du
lịch và được hưởng các lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là tạo ra việc
làm trực tiếp và gián tiếp.
- Các chính sách du lịch phải góp phần nâng cao mức sống của nhân dân
tại các vùng du lịch
- Du lịch phải mang lại cơ hội cho sự phục hồi và phát triển các vùng ven
biển, vùng hải đảo và các vùng quê dễ bị tổn thương hoặc vùng núi
- Những người làm du lịch chuyên nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư, theo
quy định của các cơ quan có thẩm quyền, phải:



8



Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các dự án phát triển đối với môi
trường và cảnh quan tự nhiên xung quanh;



Cơng bố các chương trình, kế hoạch trong tương lai, thường xuyên tham
khảo ý kiến của dân chúng địa phương quan tâm về nội dung các chương trình
của họ nhằm cơng khai hóa và đảm bảo tính khách quan cao nhất.
6. Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của khách du lịch
Trong bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO quy
định như sau:
Điều 6: Nghĩa vụ của những chủ thể tham gia trong phát triển du lịch
Điều 7: Quyền lợi cho du lịch
Điều 8: Quyền tự do đi lại của du khách
- Nghĩa vụ của những chủ thể tham gia phát triển du lịch:
+ Cung cấp cho khách du lịch sản phẩm du lịch chất lượng, thông tin xác
thực khách quan rõ ràng.
+ Quan tâm tới an ninh và an tồn, đề phịng tai nạn, bảo vệ sức khỏe, an
toàn thực phẩm cho khách du lịch; đảm bảo duy trì hệ thống bảo hiểm và trợ
giúp phù hợp
+ Thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa và tín ngưỡng của khách du lịch
+ Có cơ chế cần thiết để trao trả khách du lịch về nước trong trường hợp
đơn vị tổ chức chuyến du lịch bị phá sản
+ Phải thông báo cho công dân về tình hình khó khăn, những hiểm họa có
thể gặp phải khi đi du lịch nước ngồi có khủng hoảng

+ Phương tiện thông tin đại chúng phải cung cấp thơng tin chính xác,
đáng tin cậy cho khách hàng sử dụng các dịch vụ du lịch


9

+ Phương tiện thông tin đại chúng phải cung cấp thơng tin chính xác,
đáng tin cậy cho khách hàng sử dụng các dịch vụ du lịch
- Quyền của khách du lịch:
+ Quyền bình đẳng trong khám phá và thưởng thức các tài nguyên của
hành tinh này.
+ Quyền được nghỉ ngơi và giải trí
+ Cần khuyến khích và phát triển du lịch xã hội, đặc biệt là du lịch cộng
đồng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tất cả mọi người có thể giải trí, tham
quan và nghỉ ngơi.
+ Cần khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch gia đình,
du lịch thanh niên, du lịch sinh viên, du lịch cho người cao tuổi và du lịch cho
người tàn tật.
+ Được tự do đi lại trong phạm vi đất nước mình và từ nước này sang
nước khác
+ Được sử dụng mọi phương tiện truyền thông, được hưởng các dịch vụ
về hành chính, pháp lý và y tế nhanh chóng; tự do liên hệ với đại diện lãnh sự.
+ Được bảo mật thông tin cá nhân, cả thông tin được lưu giữ trên phương
tiện điện tử
+ Thủ tục xuất nhập cảnh tạo điều kiện tối đa cho tự do đi lại và mở rộng
khả năng tiếp cận du lịch quốc tế…
+ Được phép đổi tiền ra ngoại tệ cần thiết cho chuyến du lịch
7. Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp
Điều 9, trong bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu về đạo đức du lịch của UNWTO
quy định về: Các quyền lợi của người lao động và chủ doanh nghiệp trong ngành

du lịch


10

- Quyền cơ bản của người lao động được trả lương và những người tự trả
lương trong ngành du lịch hoặc liên quan tới du lịch cần được các cơ quan du
lịch quốc gia và địa phương của cả nước đưa khách và nước đón khách quan tâm
đặc biệt, xuất phát từ tính thời vụ trong các cơng việc của họ, do tính tồn cầu và
u cầu sự linh hoạt trong các công việc của họ.
- Được đào tạo ban đầu và liên tục phù hợp; Được bảo vệ thỏa đáng về
mặt xã hội; Được giảm tới mức thấp nhất những rủi ro về việc làm; Có cơ chế
đặc biệt, như phúc lợi xã hội do thời vụ trong ngành du lịch.
- Mọi cá nhân có tư cách pháp nhân, nếu có khả năng, kỹ năng cần thiết có
quyền phát triển hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực du lịch trong khuôn khổ
các quy định pháp luật hiện hành; các doanh nghiệp, các nhà đầu tư – đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ - có quyền tự do tham gia hoạt động trong ngành
du lịch với những hạn chế tối thiểu của luật pháp.
- Khuyến khích trao đổi kinh nghiệm giữa những người quản lý và người
lao động trong ngành du lịch
- Doanh nghiệp đa quốc gia: Không được lợi dụng lợi thế thống trị; Phải
tham gia phát triển địa phương, Khơng được trốn đóng góp kinh tế sở tại.
- Quan hệ đối tác và thiết lập mối quan hệ cân bằng giữa các doanh nghiệp
tại các nước nhận và gửi khách sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững du lịch
và phân phối công bằng lợi ích do sự tăng trưởng đem lại.
III. TÌNH HUỐNG CỤ THỂ VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN MỘT CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN
UỐNG CỤ THỂ.
1. Tình huống cụ thể
Khu du lịch Đồ Sơn – Hải Phòng mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng về vị trí

địa lý - giao thơng thuận lợi, nằm cách thủ đơ Hà Nội chừng 120km, có tuyến
đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy thẳng nên việc di chuyển ngày càng trở
nên thuận tiện hơn.


11

Bên cạnh đó, Đồ Sơn cịn có đường bờ biển đẹp, khu nghỉ dưỡng Hòn
Dáu, hàng loạt khách sạn, nhà hàng mọc lên như "nấm" nhưng vì sao ngay trong
dịp nghỉ lễ, kể cả vào những ngày cuối tuần Đồ Sơn ít được du khách lựa chọn,
nơi sầm uất nhất của Đồ Sơn là khu II cũng vắng khách. Đó là vì thái độ phục
vụ đi xuống, tình trạng "chặt chém" khách du lịch diễn ra thường xuyên, tự động
nâng giá của các nhà hàng, khách sạn khiến trở nên mất điểm trong lịng khách
du lịch.
- Tình huống: Nhân dịp 30/4 và 1/5 năm 2019, anh Hưng có đưa vợ và
các con cùng đi du lịch, địa điểm anh chọn là Đồ Sơn – Hải Phịng vì di chuyển
từ Hà Nội đi rất gần. Khi đến Đồ Sơn, bữa tối anh chọn nhà hàng NM ở Khu I
bến Thốc, khi đến nhà hàng thấy có giá niêm yết ở trên tường, đối với một số
món khơng có giá anh cũng đã rất cẩn thận hỏi giá trước khi gọi món.
Nhưng đến khi thanh tốn anh Hưng và gia đình nhận thấy trong hóa đơn
giá tính tiền các món niêm yết cao hơn 30-40% so với giá niêm yết trên bảng,
nhà hàng bảo do ngày lễ nên giá cao hơn giá niêm yết. Cịn với món mực sốt bơ
tỏi, khơng có ghi giá niêm yết, họ báo giá 250.000 đồng/kg. Cả gia đình mình
thấy giá như vậy khơng cao hơn ngày thường là mấy nên còn ngạc nhiên, hỏi đi
hỏi lại tới 3 lần. Đến khi tính tiền, nhân viên chối bay nói giá 650.000/kg và nói
cả gia đình anh Hưng đều nghe sai. Gia đình anh Hưng cho rằng cơ sở kinh
doanh đã “chặt chém” khách du lịch và giá đưa ra quá cao so với mặt bằng
chung của các khu du lịch khác. Khi thắc mắc, hai bên đã xảy ra mâu thuẫn, chủ
nhà hàng NM cịn có ý đe dọa khách hàng.
Anh Hưng sau đó đã điện lên đường dây nóng của Sở Du lịch thành phố

Hải Phịng để phản ánh. Sau khi nhận được phản ánh của anh Hưng, các cơ quan
chức năng đã cử người xuống kiểm tra và làm việc, tại đây cơ quan chức năng
còn phát hiện cơ sở kinh doanh NM sử dụng các nguyên vật liệu, chất phụ gia
không rõ nguồn gốc và thậm chí hết hạn sử dụng, và cịn sử dụng lao động trẻ
em.
2. Xác định đối tượng hữu quan có liên quan và mối quan tâm của họ
trong tình huống trên:


12

- Đối tượng hữu quan bên trong: Cơ sở kinh doanh ăn uống NM.
Mối quan tâm của cơ sở kinh doanh ăn uống NM: Đó là thu được nhiều
tiền từ khách du lịch nhất có thể. Lý do của họ là giá cả nguyên liệu, nhân công
lao động tăng cao trong dịp Lễ, Tết. Họ muốn tối đa hóa lợi nhuận thu được,
giảm tối đa chi phí.
- Đối tượng hữu quan bên ngoài:
+ Với gia đình anh Hưng: Khi đi du lịch gia đình anh Hưng đã xác định là
chi phí sẽ đắt hơn bình thường, nhưng với mức giá cả này quá cao so với mặt
bằng chung, gia đình anh mong muốn giá cả sẽ được công khai minh bạch và
đúng với giá cả thị trường. Thực phẩm phải an toàn, đảm bảo vệ sinh.
=> Cơ sở kinh doanh NM và gia đình anh Hưng có mâu thuẫn về lợi ích.
Cơ sở kinh doanh NM hướng tới mục tiêu kinh doanh đã dẫn đến quên đi những
vấn đề về đạo đức.
+ Các cơ quan chức năng bao gồm: Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn, Chi
cục quản lý thị trường, Sở Du lịch, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm…: Quan
tâm xem cơ sở kinh doanh NM đã làm đúng các quy định cho cơ sở kinh doanh
du lịch chưa như: Cơ sở kinh doanh đã ký cam kết kinh doanh du lịch hàng năm
chưa? Niêm yết giá cả cơng khai hay khơng, có rõ ràng khơng, có tự động tăng
giá trong dịp lễ, tết khơng? Có đảm bảo về an tồn vệ sinh thực phẩm khơng? Có

sử dụng lao động trẻ em không? Cơ sở kinh doanh đã vi phạm những điều nào
trong quy định pháp luật có liên quan?
Ban quản lý thị trường quận Đồ Sơn đã khảo sát và cho các nhà hàng dự
kiến giá chung theo thị trường, nhưng "việc ai người ấy làm", kinh doanh là của
các nhà hàng nên họ tự do, thả sức thu của khách với giá vô tội vạ.
Để diễn ra tình trạng đạo đức của các cơ sở kinh doanh xuống cấp cũng là
trách nhiệm của cơ quan quản lý tại địa phương, các cơ quan chức năng chưa xử
lý triệt để mạnh tay. Đồng thời, mức phạt theo quy định của Nhà nước còn thấp,
chưa đủ sức răn đe các chủ cơ sở. Buông lỏng quản lý; Nhiều cơ quan quản lý
nhưng thiếu đầu mối chịu trách nhiệm chung; Thiếu thông tin cảnh báo đến du


13

khách; Tâm lý thời vụ trong kinh doanh dịch vụ du lịch; Thiếu văn minh, chèn
ép và lừa đảo du khách; Việc quá tải tại một số điểm du lịch; Thiếu điều tiết tổng
thể chung, “mạnh ai, nấy làm”.
3. Nhận xét tình huống: Ta có thể thấy trong tình huống này cơ sở kinh
doanh nhà hàng NM đã:
- Không trung thực với khách hàng, lợi dụng thời điểm đông khách du
lịch, thời điểm ngày lễ để ép khách.
Niêm yết giá khơng đầy đủ, và mặc dù có niêm yết nhưng tự ý nâng giá
cao hơn. Đồng thời giá cũng quá cao so với mặt bằng chung.
- Dùng thủ đoạn gian xảo, dối trá để kiếm lời, dùng những lời lẽ, câu chữ
mập mờ, không rõ ràng dễ dẫn đến hiểu sai.
- Lợi dụng tâm lý chủ quan, không thông thạo về giá cả, sản phẩm bản địa
của du khách, người bán dễ dàng thổi phồng mức giá. Khi người mua có thắc
mắc sẽ nhận lại sự thiếu thiện cảm, đe dọa, thách thức đến tinh thần và tính mạng
của khách hàng.
- Cơ sở kinh doanh NM dù đã ký cam kết kinh doanh du lịch hàng năm

của Đồ Sơn dành cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng vẫn không thực
hiện đúng đây là hành vi không giữ lời hứa và chữ tín trong kinh doanh.
- Hoạt động du lịch phải tơn trọng quyền bình đẳng giới; thúc đẩy nhân
quyền, đặc biệt là quyền riêng của các nhóm dễ bị tổn thương, nhất là trẻ em,
người già, người tàn tật, dân tộc thiểu số và người bản xứ. Sự lợi dụng con người
nghiêm trọng hơn là với trẻ em, là trái với những mục tiêu cơ bản của du lịch và
phản lại du lịch
- Nhà hàng NM còn sai phạm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm khi dùng những nguyên vật liệu và phụ gia bị hết hạn cho khách hàng.
Không chỉ vi phạm về luật pháp, nhà hàng còn vi phạm nghiêm trọng trong tiêu
chuẩn đạo đức nghề nghiệp của mình. Thực phẩm bẩn khơng chỉ là vấn đề về
ATTP, mà cịn là vấn đề gây nhức nhối về lương tâm con người. Đi liền mục đích


14

lợi nhuận chính là sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức và là biểu hiện của một
trình độ nhận thức hẹp hịi, ích kỷ.
- Với cách làm ăn chộp giật như vậy sẽ làm lượng du khách càng ngày
càng giảm đi, lượng khách giảm các cơ sở kinh doanh lại càng tìm mọi cách để
thu được nhiều lợi nhuận mà dẫm đạp lên những giá trị đạo đức. Đạo đức xã hội
xuống cấp xuất phát từ kinh tế, rõ ràng là phú quý sinh lễ nghĩa nhưng tiền
không thể mua được văn hố, khơng thể mua được đạo đức xã hội.
4. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao đạo đức trong kinh doanh
- Thứ nhất, cần phải có chế tài mạnh mẽ, quyết liệt để xử phạt những hành
vi vi phạm trong kinh doanh du lịch. Chế tài mạnh mẽ sẽ nâng cao được đạo đức
của con người cũng như đạo đức trong kinh doanh nghề nghiệp
Đồng thời, những chiến dịch ngăn chặn tình trạng chặt chém, chèo kéo du
khách cần phải tiến hành trong một thời gian dài, thường xuyên và liên tục. Ví
dụ như: vi phạm trong kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh tại các

bãi tắm, điểm du lịch... sẽ bị xử lý bằng chế tài thật nghiêm khắc theo cam kết đã
ký với cơ quan quản lý, thậm chí có thể bị chấm dứt thuê điểm kinh doanh... Với
tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch vi phạm nghiêm trọng nên thu hồi Giấy phép
kinh doanh và vĩnh viễn không cấp phép cho hoạt động ngành du lịch. Các tổ
chức cá nhân vi phạm sẽ bị công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các cơ quan chức năng cần siết chặt quy định, điều kiện đăng ký thành
lập doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Cùng với đó, cần tiến hành các biện
pháp sau:
+ Các cơ quan quản lý cần kiểm tra thường xuyên, đột xuất xem doanh
nghiệp có tuân thủ đúng những cam kết, và phạt nặng nếu vi phạm.
- Các cơ quan quản lý nên cùng phối hợp với nhau trong công tác thẩm
định, cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp, thanh, kiểm tra, giám sát cũng
như xử phạt.
- Nghiên cứu việc thành lập cảnh sát du lịch để tham gia và trấn áp kịp
thời những hành vi xâm hại tài sản và tính mạng của khách.


15

- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Để làm được điều này
cần tranh thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, đặc biệt lãnh đạo cấp cao; huy
động nguồn lực; tính chun nghiệp, chun mơn cao; công tác xúc tiến phải gắn
với sản phẩm, thị trường du lịch; liên kết, hợp tác trong cạnh tranh. Đồng thời,
tăng cường năng lực xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về xúc tiến du lịch; Nghiên cứu và
ban hành các chính sách, cơ chế tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
xúc tiến du lịch;
- Tăng cường công tác phối kết hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh
nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch; Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin truyền thông phục vụ xúc tiến du lịch...

- Cần có sự đồng thuận, chung tay góp sức, trí tuệ từ cộng đồng doanh
nghiệp, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân để có được một môi trường kinh
doanh du lịch lành mạnh, điểm đến hấp dẫn du khách. Mỗi doanh nghiệp cần xây
dựng văn hóa kinh doanh để tạo sự bền vững trong hoạt động kinh doanh du lịch
của mình. Mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ hình
ảnh đẹp của du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, cần chủ động phản ánh
và tố cáo đến các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý khi có các
hành động đáng tiếc xảy ra.



×