Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trò chuyện cùng con: Tránh cao giọng, nói quá nhanh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.64 KB, 3 trang )

Trò chuyện cùng con: Tránh cao giọng, nói
quá nhanh
Trong đời sống hàng ngày, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có ảnh hưởng
quan trọng đến đời sống tình cảm của con. Giao tiếp tích cực, trẻ sẽ bộc lộ
sự hăm hở hoạt động, ham học hỏi để phát triển trí tuệ và có quan hệ tốt
với xung quanh. Ngược lại, nếu cha mẹ vụng về trong giao tiếp, sẽ khiến
trẻ dễ bị cụt hứng, thu mình lại và có phản ứng đối phó. Tuỳ cá tính, có trẻ
sẽ khép nép, sợ sệt nhưng cũng có trẻ thể hiện sự cau có, khó chịu, ảnh
hưởng xấu trong quan hệ với người khác.
Trong giao tiếp với trẻ, cần tránh nhất là lối nói chế nhạo, chỉ trích, suy
diễn hoặc quy kết trẻ về một việc nào đó. Chẳng hạn, trẻ rất thích một
nhân vật khoẻ mạnh, luôn tự nhận mình là nhân vật đó hay một nàng công
chúa kiều diễm, xinh đẹp. Nhưng cha mẹ lại chế nhạo con là yếu (hoặc
xấu) như thế mà cũng tự nhận mình là công chúa ! Điều này sẽ khiến trẻ
cảm thấy bị tổn thương, dễ có phản ứng đối phó bằng cách bỏ ngoài tai
những lời cha mẹ nói
Với những trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi), giao tiếp của cha mẹ với con cái được coi
là giao tiếp không lời, thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, thái độ trực tiếp với trẻ.
Kiểu giao tiếp này đặc biệt quan trọng với trẻ vì tuy chưa hiểu được lời nói
nhưng trẻ cảm nhận được qua giác quan. Khi trẻ được bế ẵm, ôm ấp, vỗ
về, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương. Nếu người lớn không ôm ấp, vỗ về
hoặc thờ ơ sẽ khiến trẻ cảm thấy bất an, hay giật mình, khóc ré lên.
Giao tiếp bằng nêu gương là cách gây ảnh hưởng mạnh nhất đối với con
hơn bất kỳ lời nói nào. Chẳng hạn: Cha mẹ không kính trọng ông bà thì
không thể dạy cho trẻ kính trọng cha mẹ. Cha mẹ nói năng thô lỗ, nóng
nảy thì trẻ cũng bắt chước và điều nguy hại là sau này khi lập gia đình, nó
sẽ biểu lộ cách giao tiếp với con cái theo kiểu trước đây cha mẹ đã thể
hiện trong gia đình.
Âm vực giọng nói của cha mẹ khi giao tiếp với con cái cũng rất quan trọng.
Trẻ càng nhỏ, càng cần nói chậm, rõ ràng. Không nên nói cao giọng hoặc
the thé hoặc nói quá nhanh khiến trẻ không nghe rõ, thậm chí còn là tấm


gương xấu để trẻ học theo cách nói này.
Tránh "cắt cầu" giao tiếp
Nhiều bậc phụ huynh bận rộn không có thời gian nghe con nói chuyện
hoặc chỉ muốn con cái nghe theo "mệnh lệnh" của mình, hễ thấy trái ý là
đe nẹt, kết tội mà không bớt chút thời gian để nghe con bày tỏ tâm tư của
mình. Chẳng hạn: "Cứ liệu hồn đấy, bố mà về thì cứ gọi là ăn đòn" hoặc
thấy con giải thích thì "cắt cầu" giao tiếp: "Không lý do lý trấu gì hết, có đi
làm ngay không?" Cách nói trên sẽ làm cho trẻ cụt hứng không nói nữa.
Nguy hiểm hơn, hành động này được thực hiện trong thời gian dài sẽ
khiến trẻ bị hạn chế việc bộc lộ tâm tư, tình cảm, không giúp cho trẻ làm
chủ cảm xúc và cảm thấy rất cô đơn trong ngôi nhà của mình.
Lắng nghe con nói là kiểu giao tiếp thầm lặng mà rất nhiều bậc phụ huynh
ngày nay bỏ qua. Họ không biết rằng cách giao tiếp này là sợi dây kéo cha
mẹ và con cái xích lại gần nhau hơn. Nếu trẻ được cha mẹ chăm chú lắng
nghe (nghe thực sự chứ không phải ra vẻ nghe mà đầu óc đang suy nghĩ
việc khác) sẽ khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng. Khi đó, trẻ mới dám bộc
lộ ý nghĩ thật của mình để cha mẹ hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của
chúng. Có nhiều khi chỉ nhờ người lớn biết lắng nghe mà trẻ đang hoang
mang, bối rối có thể lấy lại được cân bằng tâm lý.
Ngoài việc giao tiếp hàng ngày, các bậc cha mẹ cũng nên xây dựng ý thức
kỷ luật ở gia đình để đưa trẻ vào nề nếp. Ở mỗi lứa tuổi, kỷ luật gia đình
cần được áp dụng một cách linh hoạt khác nhau. Đối với những trẻ trên 10
tuổi, đang chịu sức ép rất lớn từ bạn bè, nhà trường ý thức giành tự chủ,
độc lập thì cha mẹ cần có những kỹ năng giao tiếp thích hợp. Thay vì
mệnh lệnh, cha mẹ nên học cách thoả thuận để trẻ bộc lộ tâm tư, tình cảm
sau đó sẽ hướng trẻ làm theo phương án phù hợp nhất. Cũng nên chấp
nhận những thất bại tạm thời ở trẻ và giúp trẻ rút ra bài học kinh nghiệm từ
thất bại để vươn lên.
Khi trẻ có những ứng xử sai, cha mẹ nên tránh phê bình khắt khe. Nên
góp ý sao cho trẻ nhận ra là mặc dù cha mẹ không hài lòng với việc trẻ

làm nhưng cha mẹ vẫn yêu quý, không hắt hủi trẻ. Mọi nỗ lực của cha mẹ
chỉ giúp trẻ nhận ra sai lầm để sửa chữa.
Cha mẹ cần lưu ý:
- Chấp nhận con với giới tính và những cá tính vốn có của nó.
- Hiểu những nhu cầu chính đáng của con trong quá trình phát triển để
đáp ứng kịp thời.
- Lắng nghe, đồng cảm khi con có những mắc mớ về tình cảm.
- Cha mẹ bộc lộ tình cảm thực và những nhu cầu của mình qua giao tiếp
với con để con thấy cha mẹ cũng có những nhu cầu cần được tôn trọng.

×