Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vai trò của người bố với khả năng học đọc-viết của trẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.12 KB, 3 trang )

Vai trò của người bố với khả năng học đọc-viết
của trẻ
Với vai trò là một người cha - các bạn có biết rằng việc đọc cùng với
con mình khi con đến tuổi mẫu giáo có thể giúp cho việc học của trẻ
sau này tốt hơn rất nhiều không?
Nhiều cuộc nghiên cứu ảnh hưởng của người cha với việc học đọc-viết
của con đã đưa ra kết quả: Khi người bố cùng tham gia vào việc học đọc-
viết với trẻ, trẻ thường có kết quả học tập cao hơn, trẻ thích thú với trường
lớp hơn, và dường như ít bị lưu ban.
Đặc biệt, thời gian đọc sách tạo ra một mối quan hệ thân thiết giữa cha và
con, hẳn nhiên những kỷ niệm dạy dỗ con thuở đọc-viết ban đầu sẽ lưu
dấu lâu dài trong cả 2 bố con bạn
Nên chọn nội dung gì để đọc cùng con?
Trẻ em sẽ hưởng ứng lại niềm đam mê của bạn. Bạn có thể lựa chọn loại
sách người thật-việc thật, với chủ đề về con người, địa điểm, hoặc các sự
vật hiện tượng thực sự đang diễn ra trong cuộc sống (nên chọn các sách
về người nổi tiếng, các địa điểm danh lam thắng cảnh, các phát minh gắn
liền với trẻ em ); hoặc truyện hư cấu như: cổ tích, thần thoại, truyền
thuyết, đồng thoại, viễn tưởng Điều cốt yếu nhất là bạn đam mê nhiệt
tình với những quyển sách, truyện, tạp chí, báo, ảnh
Nếu bạn muốn có thêm ý tưởng, có thể bạn sẽ tìm thấy nhiều lựa chọn tại
các thư viện, phòng đọc dành cho trẻ em, hoặc các cửa hàng sách thiếu
nhi.
Làm thế nào nếu bạn phải ở cách xa trẻ một khoảng thời gian dài?
Nếu bạn không nhìn thấy bé hàng ngày, không có thời gian chăm sóc dạy
dỗ bé liên tục, thử sắp xếp khoảng thời gian thường lệ đều đặn để đọc
sách hay kể chuyện cho bé qua điện thoại, hoặc sáng tạo ra những file âm
thanh/hình ảnh gửi về cho bé. (Việc này cần sự giúp đỡ từ người bạn đời
của bạn, hoặc bạn bè hay người thân).
Con của bạn sẽ rất trông chờ khoảng thời gian riêng tư cùng với bố, bạn
cần cư xử một cách mẫu mực, điều đó giúp con bạn vững bước tiến tới


chinh phục con đường học tập.

Nếu việc đọc sách không phải là hứng thú của bạn, nên làm gì?
Thậm chí nếu bản thân bạn không phải là một người đọc tốt (tức đọc có
sự lôi cuốn, đọc đi kèm đóng vai hóa thân nhân vật truyện ), thì chỉ cần
sự tham gia của bạn vào các hoạt động của con về đọc-viết ở nhà cũng đã
hoàn toàn có tác động tới thành quả học đọc-viết của con. Bạn chỉ cần gửi
cho con thông điệp rằng việc đọc vô cùng quang trọng. Dưới đây là vài
cách đơn giản giúp bạn chuyển tải một cách hiệu quả thông điệp đó:
1. Kể những câu chuyện về bạn khi còn nhỏ cho con.
2. Ngâm thơ, đọc thuộc lòng những giai điệu trẻ thơ, những bài thơ có vần
điệu.
3. Đọc các ký tự trong cuộc sống bình thường: Bảng chỉ đường, tên loại
cửa hàng ăn, tên nhãn hiệu hàng hóa
4. Hỏi bé về ngày thường bé đã làm gì. Các cuộc hội thoại với người lớp
giúp trẻ học được nhiều từ mới và luyện cách sáng tạo ra một câu chuyện
tường thuật (ban đầu đơn giản, sau sẽ phức tạp hơn dần theo thời gian -
cả 2 điều đó đều là mắt xích tới rèn luyện kỹ năng đọc tốt hơn).
5. Tìm kiếm và cùng chọn những quyển sách tranh - ảnh và bình luận, nêu
lên cảm xúc khi quan sát các bức tranh - ảnh đó.
6. Khi bạn đang làm việc ở nhà, miêu tả những gì bạn đang làm với trẻ.
7. Thu hút, lôi cuốn trẻ vào nhiệm vụ liên quan tới việc cầm bút "viết" hàng
ngày, như: viết danh sách đồ mua sắm, viết phiếu thanh toán, viết thư cho
người thân và bạn ở trường mầm non.
8. Sáng tạo ra các trò chơi, hoặc tìm kiếm - tham khảo các trò chơi về chữ
cái, từ ngữ, hoặc các trò chơi liên quan tới việc giải quyết các tình huống
có vấn đề.
Hãy sử dụng vốn từ vựng của bạn một cách tự nhiên nhất. Kỹ năng đọc và
sử dụng các ngôn ngữ của con bạn sẽ tốt hơn( đặc biệt trong việc lựa
chọn sử dụng từ ngữ).

Tiến từng bước vững chắc
Con bạn học từ những gì bạn làm. Đảm bảo rằng những thông điệp bạn
gửi về việc tăng cường đọc sách mà kiến thức và việc đọc-viết có giá trị,
có thể đạt được đầy hiệu quả.

×