Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phòng, chống tham nhũng trong quá trình đô thị hóa từ thực tiễn xã võng la, huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.71 KB, 71 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

PHẠM THỊ ĐÀO

PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
TỪ THỰC TIỄN XÃ VÕNG LA, HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

Hà Nội, 2022


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

PHẠM THỊ ĐÀO
PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
TỪ THỰC TIỄN XÃ VÕNG LA, HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 83.40.403
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG

Hà Nội, 2022



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 5
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài................................................................ 5
5.1. Ý nghĩa lý luận .............................................................................................. 5
5.2.Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 6
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỊNG, CHỐNG THAM
NHŨNG TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HÓA.................................................... 7
1.1. Tham nhũng .................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm tham nhũng ............................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm của hành vi tham nhũng ............................................................ 7
1.1.4. Phân loại hành vi tham nhũng.................................................................... 8
1.2. Công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay ............................ 11
1.3. Đơ thị hóa –thay đổi từ mơi trường nơng thơn sang đơ thị............................ 12
1.3.1. Khái niệm đơ thị hóa: ............................................................................... 12
1.3.2. Đặc điểm .................................................................................................. 12
1.4. Ảnh hưởng và tác động của đơ thị hố hiện nay tới làng xã-nơng thơn
…....14
1.5. Đơ thị hóa và phịng, chống tham nhũng ....................................................... 14
CHƯƠNG 2: PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG Q TRÌNH ĐƠ
THỊ HĨA TẠI XÃ VÕNG LA, HUYỆN ĐƠNG ANH, T.P HÀ NỘI............... 16
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Võng La, huyện Đông
Anh, Thành phố Hà Nội ........................................................................................ 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 16
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 16



2.1.3. Q trình đơ thị hóa tại địa bàn xã Võng La............................................ 17
2.1.4. Quá trình đầu tư xây dựng xã thành phường ........................................... 18
2.2. Hoạt động của bộ máy hành chính xã Võng La ............................................. 25
2.3. Cơng tác cán bộ tại xã Võng La hiện nay ...................................................... 25
2.4. Thực trạng cơng tác phịng, chống tham nhũng trong q trình đơ thị hóa tại
xã Võng La, huyện Đơng Anh, Thành phố Hà Nội. ............................................. 26
2.4.1. Công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực tại xã ...................................... 26
2.4.2. Công tác Quản lý nhà nước lĩnh vực tài nguyên đất đai - trật tự văn minh
đô thị .................................................................................................................. 28
2.4.3. Những kết quả đạt được ........................................................................... 35
2.4.4. Những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng. ..................... 37
2.5. Vấn đề đặt ra .................................................................................................. 42
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHỊNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA TẠI
XÃ VÕNG LA, HUYỆN ĐƠNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................... 44
3.1. Quan điểm phòng, chống tham nhũng trong q trình đơ thị hóa tại địa bàn
xã Võng La ............................................................................................................ 44
3.2 Giải pháp phòng, chống tham nhũng trong quá trình đơ thị hóa .................... 45
3.2.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật, thể chế.................................................... 45
3.2.2. Giải pháp về con người ............................................................................ 50
3.3. Kết hợp các giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng.................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 55
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 57


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Đề tài Luận văn “ Phịng, chống tham nhũng trong q
trình đơ thị hóa từ thực tiễn xã Võng La, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”
là nghiên cứu của riêng cá nhân em, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng,

khơng sao chép bất cứ tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các
nội dung số liệu trong đề tài được sử dụng trung thực có nguồn trích dẫn chú thích
rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển.
Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Học viên

Phạm Thị Đào


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ quản lý công do trường Đại Học
Nội vụ Hà Nội tổ chức, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giảng dạy, động viên và nhiều ý kiến đóng góp quý báu trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện đề tài này từ các q thầy giáo, cơ giáo, gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Đăng Dung
đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tơi trong q trình nghiên cứu và hồn
thiện luận văn thạc sĩ với đề tài “Phòng, chống tham nhũng trong quá trình đơ thị
hóa từ thực tiễn xã Vong La, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”.Tôi xin chân
thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo thạc sĩ Khoa Sau đại học và
quý thầy cô giáo ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cùng toàn thể các quý thầy cô
giáo đã tạo điều kiện, giúp đỡ và tận tình truyền đạt kiến thức cho tơi trong q
trình học tập tại trường, q trình nghiên cứu và hồn thành luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy- ủy ban nhân dân xã Võng La, huyenẹ
Đông Anh, Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thu thập số liệu để nghiên cứu và hồn thành đề tài nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình của tơi đã động viên, giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày


tháng năm 2022

Học viên

Phạm Thị Đào


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

1

GS.TS

Giáo sư, Tiến sỹ

2

UBND

Ủy ban nhân dân

3

TTXD


Thanh tra xây dựng

4

GCNQSD Đ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

5

QSD

Quyền sử dụng

6

THCS

Trung học cơ sở

7

KCN

Khu cơng nghiệp

8

PCTN


Phịng chống tham nhũng



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Biểu số liệu 2.1.4.3. Các cơng trình đầu tư xây dựng xã thành phường đã hoàn
thiện.........................................................................................................................26
2. Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính xã Võng La.........27
3. Bảng số liệu 2.4.2.2. Bảng số liệu vi phạm đất đai-TTXD……………………..30
4. Biểu đồ 2.4.2.2. Thể hiện lĩnh vực đất đai từ năm 2015- 2020…………………31
5. Biểu đồ 2.4.2.2. Thể hiện lĩnh vực TTXD từ năm 2015- 2020…………………32
6. Phụ lục cơng trình đã phê duyệt đầu tư trong Đề án xây dựng xã Võng La thành
phường giai đoạn 2021-2025……………………………………………………..60


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức “Minh bạch quốc tế” định nghĩa tham nhũng là việc lạm dụng quyền lực
được giao phó để mưu lợi ích riêng. Ở nước ta, chủ tịch Hồ Chí Minh nhận diện tham ô
hay tham nhũng là “lấy của công làm của .tư; là gian lận, tham lam, là trộm cướp”. Người
gọi chung đó là những hành vi “bất liêm”, là thứ “giặc ở trong lòng”, là “kẻ thù của nhân
dân”, là “giặc nội xâm” .Trên phạm vi toàn cầu, lợi dụng công quyền để tham nhũng được
coi là một vấn nạn, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của mỗi
quốc gia. Nạn tham nhũng không chỉ cản trở tốc độ tăng trưởng và phát triển của đất
nước, làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội, mà trên hết, tham nhũng tràn lan sẽ dần khiến
người dân mất lòng tin vào các thể chế nhà nước – một trong những căn nguyên sâu xa có
thể dẫn đến những rối loạn và bất ổn chính trị - xã hội.

Ở nước ta, nhận thức rõ hậu quả nếu để tham nhũng gia tăng, ngay từ những

năm đầu đổi mới, Đảng và nhà nước đã luôn nhất quán chủ trương phịng chống
tham nhũng, lãng phí. Tháng 1 năm 1994, tại hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII,
Đảng ta xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đe dọa chế độ. Kể từ đó,
các kỳ đại hội Đảng luôn coi tệ tham nhũng là một trong những thách thức hàng
đầu cần phải đấu tranh để bảo đảm sự tồn tại và phát triển ổn định của chế độ. Tuy
nhiên, cho dù quyết tâm cao nhưng kết quả phòng chống tham nhũng ở nước ta
trong thời kỳ đổi mới chỉ đạt những kết quả hạn chế. Văn kiện đại hội Đảng tồn
quốc lần thứ XI nhận định: “cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt
được u cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với
những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã
hội”. Trước tình hình đó, tháng 1 năm 2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW
Đảng khóa XI đã thông qua “Nghị quyết số 12 – NQ/TW: Một số vấn đề cấp bách
về xây dựng Đảng hiện nay”. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khóa
XI tại đại hội đại biểu tồn quốc khóa XII cũng xác định: một trong sáu nhiệm vụ
trọng tâm trong nhiệm kỳ đại hội XII là “xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ
1


thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phịng,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”. Hệ thống cơ quan, tổ chức phòng chống
tham nhũng cụng được sắp xếp lại để tạo chuyển biến trong thực thi chính sách.
Ngày 28/12/2012, Bộ chính trị khóa XI ban hành “Quyết định số 159-QĐ/TW” về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Ban Nội chính Trung ương, với
một trong những chức năng chính là phịng chống tham nhũng. Ngày 01-02-2013,
Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng.
Từ sau đại hội XII, quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng được
nâng lên một tầm cao mới, với những kết quả tích cực. Trong cả nhiệm kỳ, khoảng
3200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng; 110 cán bộ thuộc diện Trung
ương quản lý bị kỷ luật, trong đó 18 cán bộ bị xử lý hình sự. Tính từ năm 2013,

khoảng 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử sơ thẩm, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Riêng Ban
Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng đã đưa vào theo dõi, chỉ đạo hơn 800 vụ án, vụ
việc ở 3 cấp độ, trong đó trực tiếp theo dõi và chỉ đạo 133 vụ án, 94 vụ việc tham
nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm. Đã có 86 vụ án được
xét xử sơ thẩm, với 814 bị cáo, trong đó có 18 cán bộ diện Trung ương quản lý bị
xử lý hình sự (với 1 Uỷ viên Bộ Chính trị, 7 Uỷ viên, nguyên Uỷ viên TW Đảng, 4
Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng, 7 sĩ quan cấp tướng). Những chuyển biến rõ rệt
trong công tác phòng chống tham nhũng đã tạo ra dư luận xã hội tích cực, củng cố
lịng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Tham nhũng diễn ra ở khắp nơi khơng chỉ ở cấp trung ương, tinh huyện mà
cịn ở cấp cơ sở phường, xã. Đặc biệt ở những cấp chính quyền đang chuyển đổi từ
nơng thơn thành đơ thị.
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, xã Võng La, huyện Đơng Anh, thành phố Hà
Nội trải qua q trình đơ thị hóa nhanh chóng. Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng
2


để chuyển xã thành phường, quy hoạch, quản lý và sử dụng đất phục vụ phát triển
địa phương được đẩy mạnh. Q trình chuyển đổi từ cộng đồng nơng thơn sang
cộng đồng đô thị nếu không được quản lý tốt sẽ là điều kiện, cơ hội để hành vi
tham nhũng, lợi ích nhóm và cá nhân xuất hiện và gia tăng. Xuất phát từ đặc điểm
bối cảnh địa phương, việc lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Phòng, chống
tham nhũng trong q trình đơ thị hóa từ thực tiễn xã Võng La, huyện Đông
Anh, Thành phố Hà Nội” đáp ứng được cả nhu cầu về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về PCTN trong khu vực công, trong các cơ quan nhà nước từ
Trung ương đến địa phương, qua công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Từ tìm hiểu kiến thức nền tảng về tham nhũng và PCTN qua các

tạp chí, bài viết và đặc biệt là qua các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
+ Giáo trình lý luận và pháp luật về phịng, chống tham nhũng (tủ sách khoa
học) Tác giả: Nguyễn Đăng Dung - Phạm Hồng Thái - Chu Hồng Thanh - Vũ Công
Giao (đồng chủ biên)
+ Sách “ Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ ở Việt Nam- lý
luận và thực tiễn của PGS.TS Nguyễn Quốc Sửu, nội dung sách đề cập tương đối
tồn diện và có hệ thống về tham nũng vè PCTN trong hoạt động công vụ ở nước ta
hiện nay.
+ Đề tài luận văn khoa học cho việch xây dựng chiến lược phòng ngừa và
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam đến năm 2020
do thanh tra chính phủ chủ trì. Đề tài xây dựng 9 chuyên đề bao gồm: hệ thống các
tiêu chí điều tra nhận diện tham nhũng, phương pháp tính và các chỉ tiêu tổng hợp.
Từ đó đưa ra các kiến nghị về đấu tranh phòng ngừa tham nhũng.
Đề tài khoa học “ Đấu tranh tham nhũng: Những vấn đề lý luận và giải pháp
thực tiễn” của tác giả Quách lê Thanh. Đề tài bàn về tham nhũng, đánh giá tình
hình, ngun nhân và từ đó đề ra mục tiêu, quan điểm và giải pháp.
3


+ Đề tài khoa học cấp bộ “ Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong
khu vực tư ở Việt Nam” của tác giả Đinh Văn Minh.
Có thể khẳng định rằng đến hiện nay ở Việt Nam, trong các công trình
nghiên cứu chưa có đề tài nghiên cứu nào đi sâu về cơng tác phịng, chống nhũng ở
cấp cơ sở trong q trình đơ thị hóa hiện nay ở tầm vi mô, cả ở tầm chuyên môn lý
thuyết, lẫn ở tầm thực tế vận hành cho việc thực hiện các biện pháp phịng chống
tham nhũng. Chính vì vậy học viên đã lựa chọn đề tài, phòng, chống tham nhũng
trong quá trình đơ thị hóa từ một địa bàn xã ngoại thành Hà Nội làm đề tài nghiên
cứu, từ thực tiễn nghiên cứu học viên tìm ra những nguyên nhân, giải pháp, có
những quan điểm và ý kiến đóng góp cho q trình ứng dụng vào quản lý nhà nước
và cơng tác phịng, chống tham nhũng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài này là tìm hiểu cơng tác phịng chống tham nhũng
trong bối cảnh đơ thị hóa tại một xã ngoại thành Hà Nội.Trên cơ sở phân tích
những thành cơng và hạn chế, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác phịng, chống tham nhũng trong q trình đơ thị hóa tại xã Võng La,
huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài này sẽ triển khai một số nhiệm vụ
cụ thể sau đây:
+ Tìm hiểu cơng tác phịng chống tham nhũng tại xã Võng Long trong thời
gian 10 năm trở lại đây (2010 – 2020).
+ Phân tích những thành cơng và bất cập, hạn chế của cơng tác phịng chống
tham nhũng trong bối cảnh đơ thị hóa tại xã Võng La.
+ Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn các hoạt động phòng chống tham
nhũng tại địa phương.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cơng tác phịng chống tham nhũng trong bối cảnh đơ
thị hóa tại xã Võng La từ năm 2015 đến năm 2020.
Phạm Vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2020
+ Phạm vi không gian: Trên địa bàn xã Võng La
+ Phạm vi nội dung: Q tình đơ thị hóa sự ảnh hưởng đến cơng tác phòng,
chống tham nhũng trên địa bàn xã.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu cơng tác phịng chống tham nhũng trong bối cảnh đơ thị hóa, tác
giả thực hiện một nghiên cứu trường hợp với địa bàn được lựa chọn là xã Võng La,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Bởi thế, kết quả nghiên cứu cũng như các giải

pháp chỉ áp dụng với một địa phương cụ thể là xã Võng La.
Nguồn dữ liệu chủ yếu phục vụ đề tài là các văn bản được ban hành chính
thức bởi Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã Võng La, như: nghị quyết đại hội và hội
nghị, kế hoạch/đề án phát triển kinh tế xã hội, báo cáo tổng kết hàng năm. Trên cơ
sở đó, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích các tài liệu để có
được bức tranh tổng thể về cơng tác phịng chống tham nhũng tại địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phòng, chống tham
nhũng trong bối cảnh đặc thù – đơ thị hóa. Kết quả nghiên cứu có thể bổ sung
những kiến thức lý luận về nguy cơ, cơ hội tham nhũng, các loại hành vi tham
nhũng điển hình, cũng như cách thức gia tăng kiểm soát hành vi của cán bộ công
quyền nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tham nhũng tại các địa bàn đang
diễn ra q trình đơ thị hóa.

5


6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài tập trung tìm hiểu và đánh giá thực trạng những kết quả thành công và
hạn chế trong cơng tác phịng chống tham nhũng tại địa bàn xã Võng La trong bối
cảnh đơ thị hóa nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu, cũng như những bài học về
thành cơng và yếu kém trong phịng chống tham nhũng sẽ được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho cán bộ lãnh đạo và quản lý địa phương, nhằm thực hiện tốt hơn
chính sách phịng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tài
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phòng chống tham nhũng.
Chương 2: Thực trạng cơng tác phịng chống tham nhũng tại xã Võng La,

huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống
tham nhũng trong bối cảnh đơ thị hóa.

6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
1.1. Tham nhũng
1.1.1. Khái niệm tham nhũng
Theo Điều 3, Luật phòng chống tham nhũng ban hành năm 2018 thì khái
niệm “tham nhũng” ở nước ta được định nghĩa “là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
1.1.2. Khái niệm phịng, chống tham nhũng:
Phịng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn
mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đề cao vai trò
của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân
1.1.3. Đặc điểm của hành vi tham nhũng
Thứ nhất, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn. Theo quy
định tại Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018: “Tham nhũng là hành
vi… lợi dụng chức vụ, quyền hạn…”. Điều này cho thấy chủ thể của hành vi tham
nhũng phải là người có chức vụ và quyền hạn trong khu vực cơng. Bởi vì, chỉ khi
“có chức vụ, quyền hạn” người ta mới có thể “lợi dụng chức vụ quyền hạn” đó để
mưu cầu lợi ích riêng. Chức vụ quyền hạn mà chủ thể của hành vi tham nhũng có
được có thể do được bầu cử, do được bổ nhiệm, do hợp đồng… Chức vụ quyền hạn
phải gắn với quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực và các cơ quan khác nhau: cơ
quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế Nhà nước hoặc lực lượng vũ trang nhân dân từ
trung ương đến địa phương.
Thứ hai, về bản chất, hành vi tham nhũng là sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn
của mình làm trái pháp luật nhằm mưu lợi ích riêng. Người có hành vi tham nhũng
7


sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi
trái pháp luật. Nếu khơng có chức vụ, quyền hạn đó họ sẽ khơng thể thực hiện được
hoặc khó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để đáp ứng nhu cầu hưởng lợi
(trái pháp luật) của bản thân
Thứ ba, động cơ của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi vị kỷ. Chức vụ, quyền
hạn được sử dụng trái pháp luật để tìm kiếm lợi ích riêng. Hành vi tham nhũng
khơng xuất phát từ nhu cầu cơng việc, lợi ích chung, hay trách nhiệm của người cán
bộ, cơng chức mà vì những động cơ ích kỷ (cá nhân, nhóm). Thiếu yếu tố vụ lợi thì
hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, làm trái công vụ của cán bộ công chức cũng
khơng bị coi là “tham nhũng” nói chung hay tội phạm về tham nhũng nói riêng.
1.1.4. Phân loại hành vi tham nhũng
Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng ban hành năm 2018 xác định các hành
vi được coi là hành vi tham nhũng ở nước ta như sau:
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm 12
hành vi tham nhũng:
2. Tham ô tài sản;
3. Nhận hối lộ;
4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ
lợi;
Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi;
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục

lợi;
7. Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi;
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức,
đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
8


9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản cơng vì vụ lợi;
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
11. Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc khơng đầy đủ nhiệm vụ,
cơng vụ vì vụ lợi;
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm
pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
* Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức
vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngồi nhà nước thực hiện bao
gồm:
1. Tham ơ tài sản;
2. Nhận hối lộ;
3. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ
chức mình vì vụ lợi.
Xét về tính chất và mục đích thì các hành vi tham nhũng cũng có thể được
phân loại thành: tham nhũng vật chất, tham nhũng quyền lực, tham nhũng chính trị,
tham nhũng kinh tế, hay tham nhũng hành chính.
Tham nhũng vật chất: Là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu
vật chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản... Đây là dạng tham nhũng phổ biến và dễ
nhận thấy. Trước đây, tham nhũng vật chất chủ yếu chỉ xảy ra ở lớp người có
quyền lực với thủ đoạn chủ yếu là dùng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản
của nhà nước, của công dân nhằm vụ lợi cá nhân, nhưng ngày nay tham nhũng vật
chất đã lan rộng ra mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây

không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc… Tại nhiều quốc
gia đang phát triển, tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của một
bộ phận quan chức và tầng lớp dân cư có địa vị trong xã hội.

9


Tham nhũng quyền lực: Là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng
quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy cơng quyền cũng như
vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động cơ vụ lợi. Tham
nhũng quyền lực thường thể hiện ở các mức độ khác nhau như: Lạm dụng, vận
dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp được nhà nước và xã hội trao cho; tạo ra
các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích khơng hợp pháp;
lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã
tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn… Điển hình cho dạng
tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không xứng đáng, khơng đủ
phẩm chất, trình độ, năng lực nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị, nhiều vị trí quan
trọng trong bộ máy nhà nước, các tổ chức, đơn vị kinh tế, tài chính. Tư tưởng “một
người làm quan cả họ được nhờ”, “tham quyền cố vị” chính là biểu hiện rõ nét nhất
của dạng tham nhũng này.
Tham nhũng chính trị: dạng tham nhũng hình thành do sự câu kết giữa những
người có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao
trong bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác động
thiên lệch vào những quyết sách của nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanh
nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó. Như vậy, có thể hiểu tham nhũng chính trị
là sự lạm dụng quyền lực chính trị được giao để thu lợi riêng, với mục đích tăng
quyền hoặc tăng tài sản. Biểu hiện của dạng tham nhũng này là: dùng vị trí chính
trị, ảnh hưởng chính trị của mình để can thiệp vào việc có hoặc khơng đưa ra một
quyết định mang tính chính trị (chính sách, đạo luật, thỏa thuận…) một cách thiên
vị nhằm mục đích vụ lợi; mua bán, trao đổi các chức vụ chính trị, vị trí có quyền

lực, chạy chức, chạy quyền, sau đó dùng vị trí của mình để trục lợi cá nhân…
Tham nhũng hành chính: Là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các hoạt
động quản lý hành chính của đội ngũ cơng chức hành chính. Ở đó những người
được giao quyền đã sử dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành chính để
10


gây khó khăn cho cơng dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân. Biểu hiện của
tham nhũng hành chính là: hạch sách, nhũng nhiễu trong việc thực hiện một thủ
tục, một quyết định cụ thể nào đó mà cơng dân, tổ chức có quyền được hưởng từ cơ
quan hành chính nhà nước; thiên vị trong thực hiện pháp luật…
Tham nhũng kinh tế: Là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý
kinh tế, như: sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản…
được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế,
những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước. Biểu hiện của tham
nhũng kinh tế là: chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà nước, công dân nhằm
trục lợi cá nhân; ra các quyết định kinh tế trái pháp luật hoặc thiên vị nhằm trục lợi
cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi phạm pháp luật để tiến hành sản xuất,
kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã hội…
1.2. Cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Trong hơn ba thập kỷ đổi mới đất nước, tình trạng tham nhũng, tiêu cực đã
xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với quy mô khác nhau, trong đó có
những vụ, việc xảy ra ở những ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm với quy mô lớn,
thủ đoạn tinh vi, mức độ sai phạm lớn, làm thất thoát hoặc thiệt hại nặng nề đối với
tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, tham nhũng gắn liền với việc thực hiện các
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tình hình này diễn
ra phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, lao
động, xã hội điển hình như vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG; vụ cổ phần
hóa Cảng Quy Nhơn; các dự án, gói thầu liên quan đến Đinh Ngọc Hệ; vụ Tổng

Công ty thép Thái Nguyên; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đồn Dầu khí Việt Nam vào Ngân
hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank)…

11


Những năm vừa qua với sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng chống tham nhũng (PCTN), sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức
năng, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; số
lượng vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý tăng cao. Nhiều các vụ việc, vụ án;
nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh.
Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có nhiều chuyển biến …Qua đó đã có tác dụng
cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, thể hiện sự nghiêm minh trong xử lý tội phạm về tham
nhũng, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả trong dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cơng tác thơng tin, tun truyền về phịng, chống tham nhũng được coi
trọng, Cải cách hành chính, cơng khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị được chú trọng và đạt những kết quả tích cực.
Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các
cấp và nhân dân đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng từng bước được phát
huy và hiệu quả hơn, thông qua thẩm tra các Báo cáo về phòng, chống tham nhũng;
thành lập các đồn giám sát chun đề; hoạt động chất vấn...
1.3. Đơ thị hóa –thay đổi từ mơi trường nơng thơn sang đơ thị
1.3.1. Khái niệm đơ thị hóa:
Đơ thị hố là một q trình biến chuyển kinh tế-xã hội-văn hố và không
gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội lồi người, trong
đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự
chuyển đối lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian
thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và
quân sự. Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đơ thị

hố càng cao.
1.3.2. Đặc điểm
* Đặc điểm đơ thị hố ở nước ta:

12


Là thấp với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị kéo dài, nặng nề tính bao cấp
cùng với chiến tranh cho nên tốc độ đơ thị hố diễn ra rất chậm chạp kể từ thập kỷ
80 trở về trước. Có thời kỳ đơ thị hố bị âm tính do di dân và di tản dân cư đô thị
về nông thơn. Khơng gian đơ thị ln có sự đan xen và phát triển theo kiểu "da
báo" giữa đô thị và nơng thơn. Do vậy tính gắn bó truyền thống và cả huyết thống
giữa đô thị-nông thôn khá rõ rệt và khác với nhiều nước. Đồng thời tạo ra tính bảo
thủ, giằng dai giữa đô thị-nông thôn không phân biệt quá rõ ràng, lối sống nơng
thơn cịn ngập tràn trong đơ thị. Nơng thơn có lúc cịn "chế ngự đơ thị". Do tốc độ
đơ thị hố chậm nên tính thời gian cũng không mấy ý nghĩa, hàng thập kỷ trôi đi
mà đơ thị thì rất ít thay đổi, cơ bản thay đổi ở một số lĩnh vực như:
+Tăng trưởng kinh tế trí tuệ tri thức;
+ Vai trị văn hóa được đẩy mạnh trong cơng nghiệp hóa;
+ Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái;
+ Thay đổi cơ cấu kinh tế và dân cư xã hội;
+ Sự chuyển đổi hạ tầng cơ sở nơng thơn sang đơ thị;
+ Xu hướng tồn cầu hóa và sự hội nhập quốc tế.
Chính những sự thay đổi của các yếu tố này đã đang dần chuyển hóa tốc độ
đơ thị hóa một cách nhanh chóng, nó quy tụ các yếu tố của đơ thị hóa vừa phát triển
và đan xen lẫn các điều kiện để thúc đẩy phát triển. Đặc biệt tính "hội nhập" so với
những thập kỷ trước tác động tới đơ thị hố sẽ khá mạnh mẽ nếu xu hướng phát
triển thuận lợi mà cụ thể là: Thông qua các dự án kinh tế về phát triển cơ sở hạn
tầng kỹ thuật và hợp tác khoa học công nghệ, phát triển giao lưu văn hoá và thể dục
thể thao... chắc chắn là những động lực cho phát triển kinh tế-xã hội và đô thị hố ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay nói chung, trên địa bàn xã Võng La huyện Đơng
Anh nói riêng sẽ nhanh chóng hơn hẳn thập kỷ trước và cùng với đó là yếu tố về
quản lý nhà nước, phòng chống tham cần phải được tăng cường và nâng cao hiệu
quả để thúc đẩy q trình đơ thị hóa và phát triển.
13


1.4. Ảnh hưởng và tác động của đơ thị hố hiện nay tới làng xã-nông
thôn
* Sự chuyển đổi kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế;
+ Sự chuyển dịch dân cư nông thôn ra đô thị;
+ Sự chuyển biến không gian đô thị ra nông thôn;
+ Sự xâm nhập lối sống đô thị vào nông thôn và đồng thời diễn ra sự hội
nhập của dân cư nông thôn vào lối sống đơ thị;
+ Phát triển văn hóa, khoa học cơng nghệ và văn hóa dân tộc;
+ Tác động của môi trường sinh thái
+ Tác động của việc thay đổi địa giới hành chính từ xã lên phường.
Với địa bàn xã có khu cơng nghiệp Thăng Long, tốc độ đơ thị hóa từ nhu cầu
phát triển nhà ở của các hộ gia đình lớn, hơn nữa dân đơ thị và người dân làm việc
tại khu cơng nghiệp có nhu cầu lớn về mua đất định cư dẫn đến giá trị đất tăng và
thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác phát triển theo.
Như vậy dân cư nông thôn đã được đơ thị hố bởi sự thay đổi địa giới hành
chính, số dân này trong q trình dài cũng đã thay đổi nghề nghiệp, một bộ phận
thành viên trong gia đình họ tồn tại làm ruộng nơng nghiệp, đồng thời một số khác
làm lao động phi nông nghiệp như; công nhân, thợ thủ công, thợ xây dựng, buôn
bán nhỏ, thực phẩm truyền thống..... Dân số làm nông nghiệp giảm dần và thành
phần kinh tế phi nông nghiệp tăng lên.
1.5. Đơ thị hóa và phịng, chống tham nhũng
Sự phát triển đơ thị lớn ln gắn liền với q trình đơ thị hố các làng xã
vùng ven và các vùng có mật độ dân cư nông thôn tập trung dày đặc ở diện rộng

như vùng đồng bằng sơng. Q trình đơ thị hố làm biến đổi khơng gian do mở
rộng các khu đô thị mới ra vùng đồng ruộng ven đô, đồng thời cũng ơm gọn trong
lịng đơ thị nhiều làng, xã nông nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền
thống tồn tại khá lâu dài. Đây là một tính chất phổ biến ở các đô thị lớn vùng đồng
14


bằng sông Hồng. Với đặc thù của lối sống cộng đồng với một lịch sử lâu đời, q
trình đơ thị hố các làng xã là q trình chuyển đối cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư,
xã hội và chuyển biến không gian phức tạp. Do vậy, chuyển đổi cấu trúc làng xã
đang đơ thị hố là vấn đề lớn cần được quan tâm trong quá trình phát triển của đơ
thị giai đoạn tới.
Đơ thị hóa vùng nơng thơn phải gắn lièn với phịng chống tham nhũng, bởi
nếu khơng làm tốt cơng tác phịng chống tham nhũng thì đơ thị hóa lại là kẽ hở về
tham những
Tiểu kết Chương 1
Đơ thị hóa là q trình phát triển, chuyển dịch từ vùng xã nông thôn sang Đô
thị, sự hội nhập và phát triển kinh tế các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây
dựng và giá trị tài nguyên đất đai ngày một tăng lên. Bởi vậy công tác phòng chống
tham nhũng phải được chú trọng triển khai trong công tác quản lý nhà nước.

15


CHƯƠNG 2
PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA
TẠI XÃ VÕNG LA, HUYỆN ĐƠNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Võng La, huyện
Đông Anh, Thành phố Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Xã Võng La nằm ở phía tây của huyện Đơng Anh,với tổng diện tích đất tự
nhiên 683,12 ha, xã có 3 thơn: Thơn Võng La, Đại Độ và Sáp Mai, dân số toàn xã
là 15.602 người, (Trong đó dân số thường trú 11938, gần 4000 dân số tạm trú l), có
vị trí địa lý thuận lợi nằm ở cửa ngõ thủ đơ, phía đơng, phía tây, phía bắc tiếp giáp
với các xã lân cận và đều tiếp giáp với khu cơng nghiệp. Phía nam giáp với sông
Hồng, người dân đã phát triển kinh tế nông nghiệp bằng mơ hình trồng cam canh
theo diện diện tích th, thầu khốn tập trung với hơn 60ha, phía bắc giáp với khu
công nghiệp Thăng Long với gần 100 công ty của Nhật bản cùng với lượng lao
động của các công ty trong khu cơng nghiệp là trên 60 nghìn lao động, có làng
nghề truyền thống “ Đậu Chài” thơn Võng La là điều kiện thuận lợi để để phát triển
kinh tế làng nghề, phát triển kinh tế dich vụ và thương mại trên địa bàn xã và thu
nhập bình quân tính trên đầu người là 60 triệu đồng / người/ năm..
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
Với địa bàn có khu cơng nghiệp Thăng Long, 100% vốn đầu tư của Nhật bản,
thu hút lượng lao động phổ thơng lớn của khu vực phía bắc, lao động làm việc
trong khu công nghiệp chủ yếu là công nhân và tạm trú trên địa bàn xã với hình
thức thuê ỏ trọ. Dân số đến tháng 1/4/2019 là 16.025 nhân khẩu, trong đó tạm trú là
hơn 4000. Dân số đơng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển ngành nghề kinh
doanh dịch vụ như: Cho thuê phòng trọ và các loại hình dịch vụ khác.
+ Địa bàn xã có 3 thơn, mỗi thơn có đặc điểm phát triển kinh tế khác nhau:
Đối với thôn Võng La: Thuận lợi trong việc phát triển kinh tế làng nghề “Đậu
chài”, cung cấp cho các chuỗi siêu thị, nhà hàng, các trường học trên địa bàn bán
16


×