Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ, LOẠI DINH DƯỠNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea L.) TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HÀ THẾ VĨ

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ, LOẠI
DINH DƯỠNG ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG

CẢI BĨ XƠI (Spinacia

oleracea L.) TẠI TỈNH KIÊN GIANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 7620110

Kiên Giang - Năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HÀ THẾ VĨ
MSSV: 1804202084

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ, LOẠI
DINH DƯỠNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CẢI BÓ XƠI (Spinacia oleracea L.) TẠI
TỈNH KIÊN GIANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 7620110
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. HUỲNH BÁ DI
Kiên Giang - Năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp tôi luôn được sự quan
tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy, cơ trong Khoa Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn cùng với sự động viên giúp đỡ của bạn bè.
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu
Trường Đại học Kiên Giang, đã tận tình giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian
học tại trường.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
Th.S Huỳnh Bá Di đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận
này. Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn
bè đã giúp đỡ động viên tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân nên bản báo
cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn để bản báo cáo được hồn thành và có ý
nghĩa thực tiễn hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ngày .... tháng .... năm 2022
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày .... tháng .... năm 2022
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................

Ngày .... tháng .... năm 2022
Người hướng dẫn
(Ký và ghi họ tên)


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................iv
DANH MỤC BIỂU BẢNG..............................................................................v
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
TĨM TẮT.......................................................................................................vii
Chương 1..........................................................................................................1
GIỚI THIỆU.....................................................................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT......................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung.........................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................1
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................2
Chương 2..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU CẢI BĨ XƠI.........................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc................................................................................................3
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế...................................................................3
2.1.3 Đặc điểm thực vật....................................................................................4
2.2 GIÁ THỂ.....................................................................................................4
2.2.1 Giá thể xơ dừa..........................................................................................4
2.2.2 Giá thể tro trấu.........................................................................................6

2.2.3 Giá thể đất sạch........................................................................................7
2.3 DINH DƯỠNG...........................................................................................7
2.3.1 Phân trùn quế và phân dơi........................................................................7
2.3.2 Phân cá.....................................................................................................8
2.4 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................9
2.4.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trên thế giới.............................9
2.4.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể tại Việt Nam...........................10
1


Chương 3........................................................................................................12
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................12
3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU..............................................................12
3.1.1 Địa điểm và thời gian.............................................................................12
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm.................................................................................12
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và
năng suất của cải bó xôi tại Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang................14
3.2.1.1 Phương pháp trồng..............................................................................15
3.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu..............................................................16
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung đến sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của cải bó xơi tại Thành phố Rạch Giá, Tỉnh
Kiên Giang......................................................................................................17
3.2.2.1 Phương pháp trồng..............................................................................17
3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu..............................................................18
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu...............................................................20
Chương 4........................................................................................................21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................21
4.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT.......................................................................21
4.2 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CẢI BĨ XƠI TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH

KIÊN GIANG.................................................................................................22
4.2.1 Chiều cao cây.........................................................................................22
4.2.2 Số lá.......................................................................................................24
4.2.3 Kích thước lá..........................................................................................25
4.2.4 Trọng lượng từng cây.............................................................................26
4.2.5 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm.............................................27
4.3 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CẢI BĨ XƠI TẠI THÀNH PHỐ
RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG...................................................................29
4.3.1 Chiều cao cây.........................................................................................29
4.3.2 Số lá.......................................................................................................30
2


4.3.3 Kích thước lá..........................................................................................31
4.3.4 Trọng lượng từng cây.............................................................................33
4.3.5 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm.............................................34
4.3.6 Độ brix và hàm lượng chất khô..............................................................35
4.3.7 Hàm lượng Nitrat...................................................................................36
4.3.8 Mật số vi sinh vật (Escherichia coli)......................................................37
Chương 5........................................................................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................39
A. Tài liệu Tiếng Việt......................................................................................39
B. Tài liệu Tiếng Anh......................................................................................40
PHỤ LỤC.......................................................................................................43

3



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ viết tắt

Tiếng Việt
NSKG

Ngày sau khi gieo

NT

Nghiệm thức

GT

Giá thể

XD

Xơ dừa

TT

Tro trấu

ĐS

Đất sạch


DD

Dinh dưỡng

QĐ-BNN

Qui định - Bộ Nông Nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Tiếng Anh
ASEAN

Association of South Asian

4


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 4.1 Chiều cao cây cải bó xôi ở các loại giá thể khác nhau qua các ngày
sau khi gieo.....................................................................................................23
Bảng 4.2 Số lá cải bó xơi ở các loại giá thể khác nhau qua các ngày sau khi gieo
........................................................................................................................ 24
Bảng 4.3 Chiều dài lá cải bó xơi ở các loại giá thể khác nhau qua các ngày sau
khi gieo...........................................................................................................25
Bảng 4.4 Chiều rộng lá cải bó xơi ở các loại giá thể khác nhau qua các ngày
sau khi gieo.....................................................................................................26
Bảng 4.5 Trọng lượng từng cây cải bó xơi ở các loại giá thể khác nhau sau khi

thu hoạch.........................................................................................................27
Bảng 4.6 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm cải bó xôi ở các loại giá
thể khác nhau sau khi thu hoạch.....................................................................28
Bảng 4.7 Chiều cao cây cải bó xơi ở các loại dinh dưỡng khác nhau qua các
ngày sau khi gieo............................................................................................29
Bảng 4.8 Số lá cải bó xơi ở các loại dinh dưỡng khác nhau qua các ngày sau
khi gieo...........................................................................................................31
Bảng 4.9 Chiều dài lá cải bó xơi ở các loại dinh dưỡng khác nhau qua các
ngày sau khi gieo............................................................................................32
Bảng 4.10 Chiều rộng lá cải bó xơi ở các loại dinh dưỡng khác nhau qua các
ngày sau khi gieo............................................................................................33
Bảng 4.11 Trọng lượng từng cây cải bó xơi ở các loại dinh dưỡng khác nhau
sau khi thu hoạch............................................................................................34
Bảng 4.12 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm cải bó xơi ở các loại dinh
dưỡng khác nhau sau khi thu hoạch................................................................35
Bảng 4.13 Độ Brix thân lá và hàm lượng chất khơ trên cải bó xơi ở các loại
dinh dưỡng khác nhau sau khi thu hoạch........................................................36
Bảng 4.14 Hàm lượng Nitrat của cải bó xơi ở các loại dinh dưỡng khác nhau
tại thời điểm sau khi thu hoạch.......................................................................37
Bảng 4.15 Mật số Escherichia coli của cải bó xơi ở các loại dinh dưỡng khác
nhau tại thời điểm thu hoạch...........................................................................37

5


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Hạt giống cải bó xơi......................................................................... 12
Hình 3.2 Giá thể trồng.................................................................................... 13
Hình 3.3 Dinh dưỡng bổ sung......................................................................... 14

Hình 4.1 Nhiệt độ và ẩm độ từ ngày 11/12/2021 đến 09/01/2022 tại thành phố
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.............................................................................. 21
Hình 4.2 Nhiệt độ và ẩm độ từ ngày 16/07/2022 đến 14/08/2022 tại thành phố
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.............................................................................. 22
Hình 4.3 Cải bó xơi sau khi thu hoạch............................................................ 23
Hình 4.4 Cải bó xơi bổ sung dịch phân dơi sau khi thu hoạch........................29

6


TĨM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện nhằm xác định được giá thể và dinh dưỡng
bổ sung phù hợp đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cải bó xơi.
Nghiên cứu bao gồm 2 thí nghiệm, được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên với 3 lần
lặp lại. Thí nghiệm 1, cải bó xơi trồng trong 7 nghiệm thức giá thể: (1) 100%
Xơ dừa (Đối chứng), (2) 75% Xơ dừa + 25% Tro trấu, (3) 50% Xơ dừa + 50%
Tro trấu, (4) 25% Xơ dừa + 75% Tro trấu, (5) 75% Xơ dừa + 25% Đất sạch,
(6) 50% Xơ dừa + 50% Đất sạch, (7) 25% Xơ dừa + 75% Đất sạch. Kết quả cho
thấy, tổ hợp giá thể (4) cho kết quả sinh trưởng tốt nhất về chiều cao, số lá trên
cây, kích thước lá (chiều dài và chiều rộng lá), trọng lượng từng cây

(51,0

g/cây) và cho năng suất tổng, năng suất thương phẩm cao nhất (1,594 và 1,497
kg/m2). Thí nghiệm 2, khảo sát ảnh hưởng của dinh dưỡng bổ sung đến sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của cải bó xơi. Nghiệm thức thí nghiệm sử
dụng tổ hợp giá thể tốt nhất từ thí nghiệm 1 là 25% Xơ dừa + 75% Tro trấu
làm đối chứng không bổ sung sinh dưỡng (1) và bổ sung các loại dung dịch
dinh dưỡng như (2) Dịch trùn quế, (3) Phân cá, (4) Phân dơi,
(5) Trùn quế + phân cá, (6) Trùn quế + phân dơi. Kết quả thí nghiệm cho thấy

có sự khác biệt qua phân tích thống kê về năng suất, năng suất thương phẩm và
đặc tính nơng học giữa các loại dinh dưỡng bổ sung. Năng suất thương phẩm ở
nghiệm thức bổ sung dinh dưỡng dao động ở mức 1,553 – 1,775 kg/m 2, trọng
lượng cây (53,3 – 60,0 g/cây) so với đối chứng 1,478 kg/m2 và 50,7 g/cây tương
ứng. Nghiệm thức bổ sung phân dơi (4) cho sinh trưởng tốt nhất, riêng hàm
lượng NO3- là 130 mg/kg nhưng vẫn ở ngưỡng an tồn cho phép.
Từ khóa: Cải bó xơi, Spinacia oleracea L., giá thể, dinh dưỡng, năng suất,
chất lượng

7


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT
Rau xanh là nguồn thực phẩm quan trọng trong việc bổ sung dinh
dưỡng thiết yếu cho con người mỗi ngày. Rau cung cấp các chất khoáng,
vitamin, các axit hữu cơ và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho hoạt động
sống của con người. Việc lựa chọn rau để mua cho gia đình khơng chỉ nhằm
phục vụ nhu cầu cơ bản là ăn uống mà còn phải bao gồm nhu cầu an toàn. Bởi
độc tố trong sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, nguy cơ độc cấp tính và
mãn tính cho người tiêu dùng ngày càng khơng thể xem nhẹ.
Cải bó xơi (Spinacia oleracea L.) là loại cây được ưu tiên lựa chọn
trồng trong nhà kính vì nó cho phép sản xuất nhiều chu kỳ ngắn hạn trong năm
và lợi nhuận kinh tế nhanh hơn nhiều so với một số loại rau ăn lá khác
(Alberici et al, 2007). Một mơi trường giá thể hồn hảo được coi là lý tưởng
cho rau phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Theo Vũ Thị Hiền
(2018), cho thấy các loại giá thể hữu cơ đều cho sản phẩm có thành phần dinh
dưỡng tương đối ổn định. Các loại giá thể đều đảm bảo độ an toàn cho phép
(về kim loại nặng, vi sinh vật hại và tồn dư nitrate).

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của giá
thể, loại dinh dưỡng đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cải bó xôi
(Spinacia oleracea L.) tại tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm mục đích lựa
chọn được loại giá thể và dinh dưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng của cải bó xôi.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định được giá thể và loại dinh dưỡng bổ sung phù hợp đến sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của cải bó xơi tại tỉnh Kiên Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được loại giá thể phù hợp đến sự sinh trưởng và năng suất
của cải bó xơi.
- Xác định được loại dinh dưỡng bổ sung phù hợp đến sự sinh trưởng,
năng suất và chất lượng của cải bó xơi.
1


1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng và
năng suất của cải bó xơi tại tỉnh Kiên Giang.
- Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của loại dinh dưỡng bổ sung đến sự
sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cải bó xơi tại tỉnh Kiên Giang.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU CẢI BĨ XƠI
2.1.1 Nguồn gốc
Cải bó xơi (Spinacia oleracea L.), cịn gọi rau chân vịt, rau bina là một

lồi thực vật có hoa thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Là một loại rau ăn lá
quan trọng, trong đó lá và chồi non được tiêu thụ tươi hoặc chế biến. Cải bó
xơi có nguồn gốc từ Trung Á, nhiều nhất là Ba Tư (Iran), nó đã được biết đến
ở Trung Quốc sớm nhất là thế kỷ thứ bảy sau công nguyên và được người Hy
Lạp và La Mã biết đến khoảng 2000 năm trước kia (Pandey and Kalloo, 1993).
2.1.2 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
Cải bó xơi (Spinacia oleracea L.) là một loại rau được trồng rộng rãi
được sử dụng cả tươi và sau khi chế biến. Về giá trị dinh dưỡng, cải bó xơi là
một nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin dồi dào, đặc biệt là axit ascorbic
(Kawazu et al., 2003). Cải bó xơi là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, chứa
nhiều vitamin (A, K, D, E), khoáng chất (Fe, P, Ca…) và nguồn axit béo thực
vật omega 3 dồi dào (Nguyễn Thị Phương Dung, 2021). Cải bó xơi chứa nhiều
loại vitamin bổ dưỡng và hợp chất chống ung thư, là loại rau có giá trị kinh tế
rất cao. Nhờ trồng giống rau q này, đã có những nơng dân Việt thu lãi gần
100 triệu đồng/ha/vụ, thậm chí có người lãi ròng gần 1 tỷ đồng/ha/năm
(tintuconline.com.vn, 2017).
Giá trị dinh dưỡng của cải bó xơi tính theo cân nặng chứa 91,4% nước,
3,6% carb và 2,9% protein. Có 23 calo, các vitamin và khống chất trong 100
gram cải bó xơi. Cải bó xơi được chứng minh là giúp giảm mất cân bằng oxy
hoá, cải thiện sức khoẻ mắt, hỡ trợ phịng chống ung thư và giúp điều chỉnh
huyết áp (buaanhoanhao.vn). Ngoài vitamin, rau cịn cung cấp một lượng lớn
chất khống đáng kể như Ca, P, Fe.... Các muối khoáng cần thiết cho việc xây
dựng tế bào. Màu xanh lá cây cũng cung cấp một lượng lớn chất xơ, có khả
năng tăng cường hoạt động mơ ruột và hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, Chất
xơ hoạt động có tác dụng tích cực đối với cholesterol trong máu, vì vậy nó có

3


tác dụng tốt đối với huyết áp và bệnh tim mạch, ngăn ngừa sỏi mật và ung thư

đường ruột (Tạ Thu Cúc, 2005). Hơn thế nữa, cải bó xơi có chứa các chất
chống oxy hóa chính của nhóm carotenoid và polyphenol. Cải bó xơi chứa hầu
hết Sulfoquinovosyl Diacylglycerol và Monogalactosyl Diacylglycerol trong
thành phần của glycoglycerolipid. Glycoglycerolipid trong cải bó xơi khi dùng
đường uống có thể ức chế sự phát triển tế bào ung thư của con người và ức chế
sự tăng sinh khối u rắn in vivo (Maeda et al., 2010).
2.1.3 Đặc điểm thực vật
Cải bó xơi là loại cây thân thảo, có thân đứng hoặc nằm, cao 5 – 10 cm,
thân nhẵn, khơng có lơng. Cây có bộ rễ chùm, các rễ phụ ăn sâu và lan rộng
xung quanh đất, bộ rễ phát triển mạnh. Lá cây rau cải bó xơi có hình trứng đầu
nhọn, có mép lá hình răng cưa thưa. Lá có chiều dài 7 – 25 mm, có 3 gân
giống chân vịt. Lá có màu xanh đậm, thân và lá rất giòn nên rất dễ gãy và dễ
dập khi vận chuyển. Hoa cải bó xơi là loại hoa đơn mọc ở nách lá, cuống dài
5 – 20 cm, đài có 5 thùy, tràng có màu hồng nhạt. Quả hình bầu dục có chứa
các hạt nhỏ. Các nhân tố sinh thái như nhiệt độ, nước, ánh sáng.… thường
xuyên ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây rau, trong đó nhiệt độ là
yếu tố hạn chế lớn nhất đến sinh trưởng phát triển của cây rau. Ở mỗi giai
đoạn, rau yêu cầu nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ độ tối thích cho cây sinh trưởng
phát triển là 18oC – 24oC. Ánh sáng là yếu tố cần thiết và quan trọng trong
trồng rau, tùy từng nhóm cây mà có nhu cầu ảnh sáng khá nhau. Thứ nhất,
nhóm cây ngắn ngày hằng ngày nhận đủ 10 – 12 giờ chiều sáng thì cây sẽ sinh
trưởng phát triển tốt, ngược lại nếu giảm số giờ nhận ánh sáng thì cây sinh
trưởng phát triển kém. Thứ hai, nhóm cây dài ngày hằng ngày nhận đủ số giờ
chiều sáng là 14 giờ thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt, cịn nếu cây nhận 10
– 12 giờ chiếu sáng thì cây sẽ sinh trưởng phát triển chậm (Tạ Thu Cúc, 2005).
2.2 GIÁ THỂ
2.2.1 Giá thể xơ dừa
Xơ dừa là tên của loại xơ tạo nên từ trung bì của trái dừa và được sử
dụng trong sản xuất dây thừng, thảm và các sản phẩm tương tự. Quá trình chế
biến xơ dừa để lại một lượng lớn bụi và các sợi ngắn làm phế phẩm (bụi xơ

4


dừa hoặc xơ dừa). Giá thể xơ dừa đã được sử dụng rộng rãi và thành công
trong các loại thùng khác nhau trên thế giới như một chất thay thế than bùn có
lợi cho mơi trường để trồng cây trong thùng chứa (Meerow, 1994). Tuy nhiên,
nghiên cứu về đặc tính và khả năng của giá thể xơ dừa, vật liệu hữu cơ như
một chất trồng cây rất khan hiếm và hầu như chỉ tập trung vào bụi xơ dừa từ
Sri Lanka (Handreck, 1993. Meerow, 1994).
Các đặc tính vật lý và hóa học được lựa chọn của xơ dừa được đánh giá
là chất trồng trọt hoặc các thành phần cấu tạo giá thể trồng trọt cho các nhà
máy đóng thùng. Xơ dừa được đánh giá là vật liệu nhẹ và có tổng độ xốp cao,
hơn 94%. Tổng khả năng giữ nước trong chất thải xơ dừa thấp hơn than bùn.
pH hơi chua và độ mặn thay đổi trong khoảng 0,4 đến 6,0 dS m -1. Khả năng
trao đổi cation nằm trong khoảng từ 32 đến 95 m.e./100 g và tỷ lệ C/N trung
bình (Farzad Nazari et al., 2011). Giá thể xơ dừa có khả năng giữ ẩm tốt hơn
so với các loại giá thể khác và tỉ lệ nảy mầm của hạt trồng trên giá thể này
cũng cao hơn các giá thể khác (Nguyễn Ngân Hà và cộng sự, 2016). Theo Lý
Hương Thanh và cộng sự (2016), thực hiện đề tài tại nhà lưới nghiên cứu rau
sạch khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng từ tháng 4 – 11/2013 nhằm xác
định loại giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ớt kiểng ghép
trên gốc ghép ớt Thiên ngọc (giống địa phương). Thí nghiệm được bố trí theo
thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức là:
(1) 100% xơ dừa: đối chứng, (2) 50% xơ dừa + 50% tro trấu,
(3) 50% xơ dừa + 50% rong biển, (4) 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu.
Kết quả cho thấy, tổ hợp giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu cho cây
ớt kiểng ghép (2 giống/cây) sinh trưởng tốt nhất về chiều cao, đường kính tán
và số trái trên cây (11,9 trái/cây), kế đến là tổ hợp giá thể xơ dừa kết hợp với
trấu hoặc rong biển (50% xơ dừa + 50% tro trấu và 50% xơ dừa + 50% rong
biển) cho cây ớt kiểng ghép sinh trưởng trung bình về chiều cao cây, đường

kính tán và số trái trên (8,6 – 9,9 trái/cây). Giá thể đơn thuần xơ dừa (100% xơ
dừa (Đối chứng) cho kết quả kém nhất về chiều cao, đường kính tán và số trái
trên cây (7,5 trái/cây). Các loại giá thể có xơ dừa cây thấp, tán nhỏ, ít trái hơn.

5


Trồng ớt kiểng ghép với qui mơ nhỏ có thể sử dụng giá thể

50% đất +

25% xơ dừa + 25% tro trấu.
2.2.2 Giá thể tro trấu
Vỏ trấu chứa 75 – 90% chất hữu cơ như xenlulo, lignin ... và các thành
phần khống cịn lại như silica, kiềm và các ngun tố vi lượng. Trấu có hàm lượng
tro cao bất thường so với các nhiên liệu sinh khối khác trong khoảng 10 – 20%.
Tro có 87 – 97% silica, rất xốp và nhẹ, với diện tích bề mặt bên ngồi rất cao.
Sự hiện diện của một lượng lớn silica làm cho nó trở thành một vật liệu có giá
trị để sử dụng trong các ứng dụng cơng nghiệp. Trấu có hàm lượng cao bất
thường so với các khối khác sinh học tự nhiên trong khoảng 10 – 20%. Tro có
87 – 97% silica, rất xốp và nhẹ, với diện tích bề mặt bên ngoài rất cao. Sự hiện
diện của một lượng lớn silica làm cho nó trở thành một vật liệu có giá trị để sử
dụng trong cơng việc ứng dụng. Các thành phần khác của tro trấu, chẳng hạn
như K2O, Al2O3, CaO, MgO, Na2O, Fe2O3 có sẵn dưới 1%. Trấu có khối lượng
riêng 96 – 160 kg/m3, oxy 31 – 37%, nitơ 0,23 – 0,32%, lưu huỳnh 0,04 – 0,08%.
Trấu có khối lượng riêng 96 – 160 kg/m3, oxy 31 – 37%, nitơ 0,23 – 0,32%, lưu
huỳnh 0,04 – 0,08%. Trấu được sử dụng cho các ứng dụng khác nhau tùy thuộc
vào tính chất vật lý và hóa học của chúng như hàm lượng tro, hàm lượng silica
... Trong các nhà máy điện, trấu được sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu tốt. Nó
cũng được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất một số hợp chất như silica và

các hợp chất silic. Trấu có nhiều ứng dụng khác nhau trong các ngành công
nghiệp và các lĩnh vực trong nước (Kumar et al, 2013).
Theo Cao Thị Làn và cộng sự (2019), thí nghiệm nghiên cứu ảnh
hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và năng suất của quả dâu tây được
tiến hành trong nhà plastic tại Đà Lạt. Hai loại vật liệu vỏ trấu hoặc than vỏ
trấu được phối trộn theo tỷ lệ thể tích 100%, 75%, 50%, 25% và 0% với mụn
xơ dừa. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 9
nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ vỏ trấu và than vỏ
trấu phối trộn với xơ dừa ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất vật lý của giá
thể. Khả năng giữ nước của giá thể có liên hệ chặt chẽ và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ
vỏ trấu và than vỏ trấu phối trộn. Các giá thể khác nhau ảnh hưởng rất ít đến
6


số lá/cây nhưng ảnh hưởng rất lớn đến diện tích lá. Diện tích lá có tương quan
chặt với tỷ lệ vỏ trấu phối trộn nhưng tương quan không chặt với tỷ lệ than vỏ
trấu phối trộn. Khối lượng quả/cây có tương quan chăt với tỷ lệ vỏ trấu và than
vỏ trấu phối trộn. Khối lượng quả/cây đạt cao nhất khi phối trộn 32,3% vỏ trấu với
67,7% mụn xơ dừa. hoặc phối trộn 55,6% than vỏ trấu với 44,4% mụn xơ dừa.
2.2.3 Giá thể đất sạch
Đất sạch Tribat là sản phẩm của cơng ty cơng nghệ sinh học Sài Gịn
Xanh, là hỡn hợp hữu cơ gồm có chất hữu cơ (24,91%), mùn (14,45%), N tổng
số (0,90%), K2O tổng số (0,73%), P2O5 tổng số (0,30%) và các trung, vi lượng
khác gồm Mg, Mn, Zn, B, Cu, Mo, sắt dạng Chelate. Giúp cho cây sinh trưởng
và phát triển tồn diện, ni dưỡng cây trồng trong một thời gian dài mà
khơng cần bón thêm bất kỳ một lại phân bón nào, dinh dưỡng đầy đủ và cân
đối, mơi trường hồn tồn sạch bệnh và không độc hại cho người và môi
trường xung quanh (Công ty cơng nghệ sinh học Sài Gịn xanh, 2018). Trong
ni trồng ex vitro, hỗn hợp đất sạch Tribat và trấu hun (tỷ lệ 1:1) là giá thể
thích hợp để trồng cây trong điều kiện tự nhiên, tỷ lệ sống sót đạt 72,33%

(Trần Thị Ngọc Lan, 2018).
2.3 DINH DƯỠNG
2.3.1 Phân trùn quế và phân dơi
Theo Trần Thị Tường Linh (2017), trong trường hợp cây cải ngọt được
bón phân nền, hiệu lực nông học của phân trùn quế thể hiện rõ qua sự gia tăng
số lá trên cây, trọng lượng sinh khối tươi của cây cải ngọt so với công thức đối
chứng bón phân nền, phun nước lã, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Giữa các
cây cải được bón phân nền và phun phân trùn quế với nồng độ phân được tăng
dần có sự khác biệt, giá trị các chỉ tiêu theo dõi tăng mạnh khi phun phân trùn
quế với nồng độ từ 10 mL/8L đến 20 mL/8L nhưng mức tăng ít hơn khi tăng
nồng độ phân trùn quế đến mức 30 mL/8L. Phun phân trùn quế liều lượng
20 mL/8L cho hiệu lực cao nhất, số lá/cây là 9,77 và trọng lượng sinh khối
tươi là 95,23 g/cây khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các cơng thức cịn lại.
Phun phân trùn quế liều lượng 10 mL/8L và 30 mL/8L cho số lá/cây trong
khoảng 9,37 – 9,43; trọng lượng sinh khối tươi trong khoảng 78,34 – 81,91
7


g/cây khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cơng thức đối chứng 2 (bón nền,
phun nước lã; số lá/cây: 8,90; sinh khối tươi: 68,37 g/cây). So sánh hiệu lực
giữa 2 mức nồng độ phân trùn quế sử dụng là 10 mL/8L và 30 mL/8L cho thấy
tăng nồng độ phân có xu hướng làm tăng sự sinh trưởng của cây cải ngọt
nhưng sự khác biệt không đạt ý nghĩa thống kê ở mức P < 0,05. Theo Đinh
Trần Nguyễn và cộng sự (2010) phân dơi có chứa nhiều chất dinh dưỡng dạng
hữu cơ (20 – 30%) sự bổ sung phân dơi làm tăng các thành phần năng suất và
năng suất.
Một trong những đại diện có thể lựa chọn cho hỡn hợp phân bón hữu cơ
có thể là phân dơi. Khoáng chất của dơi được chứng nhận cho canh tác hữu
cơ. Trái ngược với phân trùn quế, các nghiên cứu đánh giá tác động tích cực
và cơ chế hoạt động có thể có của phân dơi đối với cây trồng lại rất khan hiếm

cho đến gần đây. Tuy nhiên, không có thơng tin về đặc điểm vi sinh của phân
bón gốc phân dơi (Sridhar et al, 2006). So sánh nồng độ dinh dưỡng có sẵn
của thực vật trong mẫu phân trùn quế và phân dơi cho thấy phân trùn quế có
lượng K và Mg cao hơn, trong khi phân dơi đặc biệt giàu P, Ca, S, Mn, Zn, Cu
và Mo. Phân hữu cơ được chế biến từ phân trùn quế với các lượng khác nhau
(100, 200 và 300g) phân dơi, dạng thường hoặc dạng viên. Giá thể tăng trưởng
cho các nghiệm thức được chuẩn bị từ đất, thêm các lượng phân bón khác
nhau và trộn đều, để đánh giá xem tác dụng có lợi của phân trùn quế đối với
sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng có thể được thúc đẩy hơn nữa bằng
cách bổ sung các lượng phân dơi khác nhau bằng cách sử dụng hai loài mơ
hình trong điều kiện được kiểm sốt (Lelde and Gederts, 2015).
2.3.2 Phân cá
Phân bón cho cá giúp cung cấp các ch̃i chất dinh dưỡng và khống
chất phức tạp đã được chứng minh bằng thử nghiệm được thực hiện trên đất
nghèo, thiếu nhiều chất dinh dưỡng và khống chất. Phân bón nội tạng của cá
cung cấp nhiều nitơ phốt pho và hữu cơ (Irshad and Javed, 2006). Các nghiên
cứu được thực hiện trên đậu Hà Lan, củ cải, cà chua, ngô, dâu tây, rau diếp,
đậu nành và ớt chỉ ra rằng phân bón nội tạng của cá thúc đẩy sự phát triển của
cây và làm chậm q trình lão hóa (Aung et al., 1984). Lượng năng suất thị
8


trường thấp nhất được thu thập từ các mảnh đất được xử lý bằng phân chuồng
do sự cung cấp chậm của các chất dinh dưỡng từ phân và sự cố định của Nitơ,
phân có tương đối ít phốt phát (Alemu and Abera, 2012).
2.4 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4.1 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trên thế giới
Theo Phạm Quốc Toán (2017), nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã
nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất nông nghiệp
như công nghệ sinh học, cơng nghệ nhà kính, cơng nghệ hóa học, cơng nghệ

tự động hóa, cơng nghệ trồng cây khơng dùng đất vào sản xuất các sản phẩm
rau và hoa cao cấp. Nhờ đó năng suất và chất lượng rau, hoa trên thế giới tăng
lên gấp nhiều lần, mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất, ví dụ ở một số
nước như Hoa Kỳ, Hà Lan, Australia, ASEAN,...
Việc sử dụng các loại giá thể để trồng cũng như các thiết bị phục vụ
cho công nghệ sản xuất rau an tồn theo kiểu cơng nghiệp đã được sử dụng
hầu hết các nước trên thế giới. Trong vòng 10 – 15 năm gần đây, thế giới đã sử
dụng giá thể để trồng rau an tồn khoảng 1.980.000 ha, trong đó các nước Mỹ
La tinh 60.000 ha, Tây Âu 58.000 ha, Đông Âu 18.000 ha, các nước Châu Á
780.000 ha. Ngày nay công nghệ sử dụng giá thể trồng rau, hoa trong nhà kính
trở thành cơng cụ bảo vệ thực vật, là hệ thống điều khiển môi trường để sản
xuất rau an tồn quanh năm (Phạm Quốc Tốn, 2017). Theo Sorenson and Relf
(2009), dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của nông
nghiệp. Đối với cây trồng trong mơi trường đất, các chất dinh dưỡng có sẵn
trong đất sẽ được bổ sung cho cây, vì các loại phân bón thơng thường khơng
chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây. Cây chỉ có
thể lấy chất dinh dưỡng từ một nguồn nên phải sử dụng cơng thức phân bón
hợp lý. Điều quan trọng là làm theo hướng dẫn pha loãng trên nhãn và kiểm
tra dung dịch dinh dưỡng để đảm bảo rằng độ pH từ 5 đến 7. Phân hữu cơ có
thể được trộn vào chất nền trước khi cấy hoặc có thể được bổ sung sau bằng
cách bón thúc hoặc bón lót trên hoặc trong bề mặt chất nền. Ngồi ra, có thể
thêm phân hữu cơ hịa tan trong nước vào nước tưới. Phân bón kết hợp nền có
thể được phân loại là khoáng chất, hữu cơ hoặc khoáng hữu cơ thông thường.
9


Các nguồn khoáng hữu cơ sử dụng cả các chất dinh dưỡng hữu cơ cũng như
các nguồn vô cơ. Các nguồn khống hữu cơ khơng thể được sử dụng trong sản
xuất hữu cơ được chứng nhận, nhưng là một công cụ để những người trồng
trọt thông thường tận dụng các sản phẩm thải bỏ. Các nguồn dinh dưỡng hữu cơ

có thể là nguồn đơn lẻ hoặc được pha trộn và đến từ các sản phẩm phụ của động
vật hoặc thực vật hoặc các nguồn được khai thác cho phép (Treadwell et al., 2007).
Một số loại phân bón kết hợp có nguồn gốc từ thực vật bao gồm bột cỏ linh lăng
(Medicago sativa), bột đậu nành (Glycine max), (Gaskell and Smith, 2007).
2.4.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể tại Việt Nam
Hiện nay, trong sản xuất cây giống cũng như sản xuất các loại rau, loại
hoa ở Việt Nam nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ra các loại giá thể, bầu ươm
với nhiều loại nguyên liệu khác nhau từ phế phụ phẩm nông nghiệp, hoặc công
nghiệp như mùn cưa, xơ dừa, trấu,... Các loại giá thể này được phối trộn hoặc
ủ kỹ theo quy trình nhất định tạo ra hỗn hợp giá thể trồng cây. Giá thể hiện nay
được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều thay cho bầu đất vì có nhiều tiện lợi:
nhẹ, dễ vận chuyển, có thể tạo mơi trường dinh dưỡng tốt cho cây. Ngồi ra
cịn có đá vụn, đá bơng, perlit, phế thải nguyên liệu nhà máy giấy... Có nhiều
loại nguyên liệu để sản xuất bầu, giá thể song chủ yếu là đất, chất hữu cơ,
khoáng. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy việc đánh giá về nguyên liệu khá tỷ
mỉ đó là cơ sở cho việc phối trộn bầu ươm. Để tạo hỗn hợp bầu ươm trước hết
cần xác định tỷ lệ phối trộn các thành phần nguyên liệu chính hay tạo được
hỡn hợp nền (Phạm Quốc Tốn, 2017). Dung dịch dinh dưỡng lý tưởng không
chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất dinh dưỡng mà còn phụ thuộc vào các yếu
tố môi trường, mùa vụ và loại cây trồng. So với đối chứng, phun phân bón lá
sinh học chiết xuất từ trùn quế trên cây cải ngọt có thể tăng năng suất 14 –
39% (Trần Thị Tường Linh và cộng sự, 2017). Theo nghiên cứu của (Nguyễn
Ngân Hà và cộng sự, 2016) cho thấy, rau mầm củ cải trắng trồng trên giá thể
mụn xơ dừa có tỉ lệ nảy mầm lớn nhất (99%), hàm lượng chất khô 5,51%, hàm
lượng nước 94,49%, cho năng suất cao nhất (242,54 g/rổ), chất lượng rau tốt,
an toàn nhất với hàm lượng vitamin C cao (37,84%), hàm lượng protein thô
cao (34,06%), hàm lượng nitrat, Pb, Cd trong rau không vượt quá giới hạn cho
10



phép, rau không bị nhiễm E.coli, Coliforms, nằm trong ngưỡng an toàn theo
99/2008/QĐ – BNN. Giá thể trấu hun tuy chỉ cho năng suất rau đứng thứ hai,
hàm lượng vitamin C, protein thô không cao nhưng rau thu hoạch vẫn đảm
bảo độ an toàn như trong trường hợp sử dụng giá thể xơ dừa. Khuyến cáo nên
dùng giá thể xơ dừa để sản xuất rau mầm củ cải trắng. Ngoài ra cũng có thể sử
dụng giá thể trấu hun để trồng rau mầm sạch theo quy mơ hộ gia đình. Tỉ lệ
nảy mầm của hạt giống gieo trên các giá thể nghiên cứu đều rất cao (92 –
98%), rau đều sinh trưởng và phát triển bình thường. Chiều cao cây lúc thu
hoạch không chênh lệch nhau nhiều, đạt giá trị cao nhất khi trồng trên giá thể
Fito, hỗn hợp và mụn xơ dừa. Theo Võ Hoàng Anh Thy và cộng sự (2017), mơ
hình ủ tạo giá thể kết hợp với trồng trọt tạo ra nhiều lợi ích kinh tế trên quy mơ
hộ gia đình. Sản phẩm có khả năng chuyển giao để đưa vào sản xuất giúp
giảm việc sử dụng phân hóa học vốn nhiều độc hại, giúp người dân tiết kiệm
chi phí sản xuất nơng sản. Để giảm thiểu tối đa tác hại từ rơm rạ và bã mía, tận
dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ sẵn có cũng như cung cấp cho nơng dân một
quy trình dễ áp dụng đồng thời sản xuất ra sản phẩm thân thiện môi trường,
chất lượng ổn định.
Theo Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2006), nghiên cứu sử dụng giá thể và
dinh dưỡng thích hợp cho việc trồng cải mầm được thực hiện tại Khoa Nông
Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên Trường Đại học An Giang từ tháng 5 đến
tháng 8 năm 2005 với 4 loại giá thể rẻ tiền và có sẵn tại tỉnh An Giang là trấu,
tro trấu, đất hỗn hợp với các trường hợp không sử dụng hoăc sử dụng bổ sung
phân cá, dinh dưỡng thuỷ canh rau châu Á (Hà Nội), dinh dưỡng MS
(Murashge Skoog) tự pha chế. Thơng qua thí nghiệm tính hiệu quả kinh tế đối
với mỡi phương pháp trồng cải mầm (giá thể, phân bón) thì nhận thấy khi sử
dụng phân cá với giá thể tro trấu + trấu cho lợi nhuận cao 23.616 đồng/kg. Từ
đó ta nhận thấy việc trồng cải mầm bằng giá thể tro trấu là khá đơn giản và dễ
thực hiện, giá thể trồng rất dồi dào và ln có sẵn, chi phí đầu tư thấp, hiệu
quả kinh tế rất khá cao.


11


Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Thành phố Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang
- Thời gian: Thí nghiệm 1 được tiến hành từ tháng 12 năm 2021 đến
tháng 1 năm 2022. Thí nghiệm 2 được tiến hành từ tháng 7 năm 2022 đến
tháng 8 năm 2022
3.1.2 Vật liệu thí nghiệm
a. Đối tượng nghiên cứu: Hạt giống cải bó xơi của Cơng ty TNHH
Giống cây trồng Phú Nơng

Hình 3.1 Hạt giống cải bó xơi
b. Dụng cụ: Xẻn xúc đất, khay ươm, bình xịt nước, găng tay, thước đo,
bao nilong ...
c. Giá thể
- Giá thể xơ dừa: Xơ dừa là phần của vỏ trái dừa được xé nhỏ ra
- Giá thể tro trấu: Tro trấu là sản phẩm sau cùng của quá trình đốt trấu
trong điều kiện yếm khí

12


- Giá thể đất sạch: Đất sạch Tribat mua từ Cơng ty TNHH Cơng Nghệ
Sinh Học Sài Gịn Xanh
- Ơ thí nghiệm có chiều cao, dài và rộng lần lượt là 30x80x40 (cm)

- Giá thể cho vào ơ thí nghiệm tính từ đáy đến mặt giá thể là 15 cm

Hình 3.2 Giá thể trồng
d. Dinh dưỡng bổ sung
- Dinh dưỡng thủy canh ăn lá Hydro Optimum được sản xuất bởi Cơng
ty TNHH TM Nơng Hóa Xanh
- Dịch trùn quế Xn Nông được sản xuất bởi Công ty TNHH Đầu tư
và Phát triển Nông nghiệp Xuân Nông
- Dung dịch đạm cá Mỹ đậm đặc được sản xuất bởi Công ty USA of
America - Mỹ
- Dịch phân dơi Hyper Growth đậm đặc được sản xuất bởi Cơng ty
TNHH TM Nơng Hóa Xanh

13


×