Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bịnh Tâm Thần ( Mental illness ) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.22 KB, 8 trang )










Bịnh Tâm Thần ( Mental illness )
BS Nguyễn Đức Phùng , Kiều bào Mỹ















Bịnh Tâm Thần ( Mental illness )
BS Nguyễn Đức Phùng , Kiều bào Mỹ


Con người cũng như vạn vật chung quanh ta thay đổi không ngừng, sinh ra,


lớn lên, già cỗi rồi chết, trước sau gì cũng chết, không thể tránh được, và
cũng chẳng có ý nghĩa hay mục đích gì cả, cho nên có người đâm ra triết lý,
cho sự thay đổi đó là thiên đạo, cho nên lo lắng làm gì cho mệt, tới đâu hay
tới đó, hạ hồi phân giải, cứ xuôi theo giòng mà sống, không nên và đừng
bao giờ làm cái gì thay đổi thiên đạo đó, đó là triết lý Vô vi, cũng còn gọi là
nhân đạo là đạo mà con người nên theo (nhân đạo của đạo Lão khác với
đạo nhân của Khổng giáo, đạo nhân của Khổng giáo cần trau dồi: nhân, trí,
dũng, phải cố gắng tu thân, tề gia, trước khi muốn trị quốc và bình thiên
hạ).
Nhưng thật tế con người chúng ta đây muốn sống êm đềm như thế cũng
không được, vì có quá nhiều bịnh tật thể xác và tâm thần không chịu đựng
nổi, cần phải chữa trị, nghĩa là phải làm một cái gì, phải can thiệp và sửa
đổi để bớt đau khổ mới có sức bơi xuôi theo giòng.
Bài này tôi đang nói về bịnh tâm thần.
Nguyên Nhân Của Bịnh Tâm Thần
Một đứa bé sinh ra và lớn lên thành người lớn sẽ trải qua nhiều thay đổi :
Bên trong: tất cả các cơ quan, các bộ phận, các chỉ số sinh lý và hóa học
đều thay đổi, to hơn, mạnh hơn., tiếp tục thay đổi theo từng giai đoạn.
Bên ngoài: Rời khỏi lòng mẹ, ra ngoài, đến trường học, ra đường đời…con
người đã trải qua, đối phó, khắc phục những thử thách, trở ngại, áp lực, và
khủng hoảng, nói chung là stresses, của từng giai đoạn, nghĩa là phải thích
ứng không ngừng. Nếu chẳng may không đủ khả năng thích ứng một cách
thành công sẽ đưa đến những phản ứng bất lợi cho cơ thể, tâm thần và thể
xác, gọi là : Hội chứng thích ứng (adaptation syndrome). Ví dụ: ly dị, con
chết, thi rớt, tù tội…làm cho người trong cuộc đau khổ có thể đưa đến tâm
thần suy nhược và tự tử, nhẹ thì gọi là : rối loạn điều chỉnh (adjustment
disorder), hay làm cho bịnh có sẵn nặng thêm như lở bao tử càng lở to
thêm, huyết áp cao càng cao thêm, gọi là : yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến
bịnh có sẵn ( psychological factors affecting medical condition). Đấy là về
ngắn hạn, cấp tính, còn nếu xảy ra từ khi đứa bé còn nhỏ, như sống trong

môi trường không lành mạnh, bất thường, đứa bé sẽ thính ứng với hoàn
cảnh đó bằng những cách riêng của nó, lâu ngày sẽ trở thành cá tính. Cá
tính ấy sẽ tiếp tục suốt đời mà như thế thì không còn thích hợp nữa vì khi
đã là người lớn mà cứ đem cái thói quen hồi còn bé, của quá khứ ra đối phó
với thế giới người lớn và hiện tại thì sẽ lố bịch, gây khó chịu cho người
chung quanh và hậu quả bất lợi cho chính mình, cá tính đó bây giờ không
thích hợp nữa (maladaptive personality) hay là : Rối loạn cá tính
(personality disorder).
Thống kê dịch tể học, thấy rằng hầu hết các bịnh tâm thần, một khi đã xuất
hiện thì cũng sẽ xuất hiện ở những người khác trong gia đình, bà con, giòng
họ gần, sự kiện đó gợi cho ta biết là có yếu tố di truyền (heredity). Thực tế
y học đã và đang tìm ra những genes di truyền đó càng ngày càng nhiều.
Quan sát và nhận thấy rằng người có tuyến giáp trạng hưng phấn
(hyperthyroidism) hay bị lo âu hồi họp, nhưng khi bị bất túc
(hypothyroidism) thì bị trầm cảm, nghi ngờ hoang tưởng (paranoia ).v.v ;
cũng thấy rằng chất Reserpine để trị huyết áp cao, làm giảm
Norepinephrine Dopamine cũng làm chủ thể bị bịnh trầm cảm, còn thuốc
làm tăng chất dẫn truyền thần kinh trong não như serotonin,
norepinephrine, dopamine thì có thể trị được bịnh trầm cảm, nhưng
norepinephrine nhiều quá như trong bướu pheochromocytoma thì gây ra
những cơn kinh hoàng hoảng sợ (panic attack), cũng thấy rằng người chơi
xì ke ma túy, dùng quá liều trúng độc (intoxication) cũng gây ra triệu chứng
như người bị tâm thần phân liệt (schizophrenia), và những chất ngăn cản,
chống chất dopamine thì trị được bịnh đó, những sự kiện đó gợi cho ta biết
là yếu tố sinh học (biological factors) cũng gây ra bịnh tâm thần.
Tổng hợp lại, chúng ta có một mô hình về nguyên nhân của bịnh tâm thần
là:
Stress-diathesis
Stress là những yếu tố bất lợi bên ngoài, có thể đó là khủng hoảng khó khăn
về tâm lý, xã hội hay xì ke ma túy, tai nạn thương tích tật nguyền v.v

Diathesis là yếu tố bên trong, đó là yếu tố di truyền. Hầu hết các bịnh tâm
thần đều có yếu tố di truyền, nhưng sự phát ra bịnh là tùy theo số gene bịnh
nhiều hay ít, và phải có stress để làm cho bịnh tâm thần bộc phát, nghĩa là
có yếu tố di truyền của một bịnh nào đó có khi chưa đủ để có bịnh tâm
thần. Càng nhiều gene bịnh (polygenetics), bịnh càng dễ bộc phát ngay cả
với những stress rất tầm thường , còn nếu ít gene bịnh thì cần nhiều stress
hay stress mạnh hơn.
Nếu không có gene bịnh, bỏ trong cối quết cũng không bị bịnh tâm thần.
Tôi đã quan sát và theo dõi nhiều người, họ đã vào tù ra khám, tán gia bại
sản suốt cả đời nhưng không hề bị bịnh tâm thần, cùng lắm là những đợt rối
loạn điều chỉnh tạm thời trong một thời gian ngắn khi bị khủng hoảng nặng.
Yếu tố di truyền DNA là những chuỗi amino acid, là yếu tố sinh học, cho
nên mô hình stress-diathesis cũng có thể nói là Psychobiosocial model .
Triệu Chứng Của Bịnh Tâm Thần
Triệu chứng tâm thần là những biểu lộ thái quá, bất thường của tư tưởng và
ngôn ngữ (thinking, cognition ); cử chỉ, thái độ, hành động (behaving,
behavior); và tâm trạng (feeling, affect). Đơn giản là như thế này, nghe
người ấy nói chuyện, để ý xem nội dung có bình thường không? hình thức,
cấu trúc ngôn ngữ có bình thường không? quan sát cử chỉ, thái độ, hành
động có bình thường không? và sự biểu lộ tâm trạng có bình thường như
đại đa số người chung quanh mà chúng ta đang sống đây?
Người bịnh có thể cố gắng qua mắt người đối diện trong một thời gian ngắn
nhưng đã có bịnh tâm thần thì không thể dấu lâu dài được, hậu quả là sự rối
loạn, giảm hay mất khả năng học hành, làm việc, giao tế, giải trí đã có
trước khi bị bịnh, tuổi nào việc ấy nhưng không còn được như thế nữa
(significant distress or impairment in social, occupational or other
important ares of functioning). Cho nên phải kiểm chứng lại với người
chung quanh, hay hồ sơ bịnh lý .v.v
Sự liên hệ giữa tư tưởng, cảm xúc và hành động thì ai cũng biết và thấy rõ,
như nghĩ đến phụ nữ đẹp (thinking) thì ai cũng thích (feeling, affect), gặp

phụ nữ đẹp thì ai cũng niềm nở (behaving, behavior), cho nên mỹ nhân kế
thì ai cũng chết! hoặc làm một việc thiện (behaving), sẽ làm mình cảm thấy
sung sướng trong lòng (feeling good), và sẽ thấy đời có ý nghĩa hơn
(thinking positively). Mô hình tổng quát là : Thinking-feeling-behaving,
thứ tự đó có thể thay đổi lẫn nhau tùy trường hợp. Bịnh tâm thần nào cũng
có cả 3 triệu chứng trên nhưng mỗi bịnh có một vài triệu chứng nổi bật
nhất, cho nên tôi sẽ sắp xếp bịnh tâm thần theo những triệu chứng nổi bật.
A: nhóm affect: tâm trạng bất thường: Như trong bịnh buồn rầu, trầm cảm
(depression), hưng phấn, hưng trầm hai cực (mania, bipolar disorder), lo
lắng thái quá (generalized anxiety disorder), sợ sự vật nào đó (specific
phobia), sợ đám đông (social and performance phobia), hốt hoảng kinh
hoàng (panic disorder), hậu chấn thương tâm lý (posttraumatic stress
disorde, PTSD), ám ảnh và thôi thúc (obsessive-compulsive disorder) v.v
B: nhóm behavior: cử chỉ, thái độ, hành động bốc đồng không kìm chế
được, như trong nhóm bịnh: Rối loạn cá tính (personality disorder), rối loạn
ăn uống (eating disorder), bạo hành từng cơn (intermitten violent disorder),
nổi hứng, thôi thúc không kìm chế được (impulsive control disorder) như
người bị nghiện rượu, xì ke ma túy (substance use disorder), cờ bạc
(gambling), trộm cắp bất vụ lợi (kleptomania), nổi lửa đốt phá (pyromania),
nhổ lông tóc (trichotillomania), đãng trí và năng động (attention and
hyperactivity disorder), chống đối và rối loạn hạnh kiểm của trẻ con và vị
thành niên (oppositional defiant and conduct disorder) thói quen thành tật
và tật Tourette (tic disorder, tourette’s disorder ) v.v
C: nhóm cognition, thinking: là nhóm triệu chứng gây ra bởi rối loạn suy
nghĩ, tư tưởng, nhận xét, phán đoán, trí nhớ đưa đến những tâm trạng,
hành động bất thường, như trong: tâm thần phân liệt (schizophrenia) suy
nghĩ tin tưởng hoang đường (nhóm delusional disorder) mất trí nhớ
(amnestic disorder); não thoái hóa (dementia); mê sảng (delirium); tâm trí
trì độn (mental retardation), v.v
D: nhóm triệu chứng mà muốn hiểu được thì phải biết về những cơ chế tự

vệ, đối phó của tâm lý xảy ra hằng ngày hay khi bị khủng hoảng không lối
thoát đối với cá nhân đó (Defense mechanism ), như trong bịnh hoán đổi
tâm thể, chuyển vấn đề tâm lý thành bịnh thể chất (conversion disorder),
bịnh giống như bịnh thể chất (somatoform disorder), tâm thức phân ly
(dissociative disorder), bịnh nhu cầu tâm lý (factitious disorder).v.v
Cũng trong nhóm D này, còn một nhóm rối loạn do sự phát triển không
bình thường ở trẻ con: Developmental disorder, pervasive developmental
disorder; và nhóm đồng tính luyến ái, đồng tính luyến ái giữa hai người
cùng phái tính (homosexual) bây giờ không còn coi là bịnh nữa mà là sở
thích, có lẽ là vì lý do chính trị, chỉ coi là có bịnh khi chính người đó không
thích phái tính của mình mà muốn được là phái tính kia, gọi là : Rối loạn
phái tính (gender identity disorder) cho nên hay dùng kích tích tố của phái
kia, hay giải phẫu thay đổi phái tính của mình và đương nhiên là chỉ yêu
thương người có phái tính mà mình đang mang bất đắc dĩ đây!.v.v
Trị Liệu Bịnh Tâm Thần:
Nhìn vào mô hình nguyên nhân và triệu chứng của bịnh tâm thần, ta có thể
nghĩ ngay ra phương pháp trị liệu.
1: Tâm lý trị liệu (psychotherapy), tức là trị stresses, là giải quyết những đề
tâm lý và xã hội (psychosocial factors).
Tốt nhất là tránh stress, sống làm sao để tránh được khó khăn, khủng
hoảng. Cái này tùy thuộc vào trí thông minh, khả năng nhận xét phán đoán,
kinh nghiệm và tự kìm chế ham muốn dục vọng của mình, cái này có lẽ
tổng hợp tam giáo đồng hành là tốt nhất, một cách đơn giản là : khi thì tỏ ra
ung dung và đạo mạo như thật của Khổng Tử, khi thì an nhiên tự tại một
cách triết lý và lãng mạn của Lão Tử, khi thì khinh bỉ tất cả, vô sản một
cách liều lĩnh và hiền lành, thương yêu tất cả chúng sanh của đức Phật.
Làm được như thế một cách hài hòa chắc là khó lắm, cho nên ta chỉ cần lấy
phần triết lý sống và phương pháp làm giảm stress là đủ, bỏ những chuyện
mơ hồ huyền bí; nên học hỏi để giải quyết vấn đề để tránh bị “ hội chứng
thích ứng”.

Nếu đã có stress rồi thì giải quyết vấn đề (problem solving), nếu đó là vấn
đề tâm lý thì có thể thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi hành động hay dùng
những phương pháp thư giãn (relaxation techniques), kể cả yoga, tai chi,
thiền, để đưa đến thay đổi tâm trạng, đó là cognitive behavior therapy.
Nếu là do rối loạn cá tính, có nguồn gốc ăn sâu vào tâm khảm (tiềm thức)
từ hồi còn bé, thì dùng phân tâm học: psychoanalysis, hay insight oriented
therapy.
Nếu vấn đề do tâm thức phân ly, hay hoán đổi tâm thể thì có thể dùng phân
tâm học và thôi miên (hypnosis) v.v
Trị liệu tâm lý có thể riêng rẽ từng cá nhân hay cả nhóm, tùy trường hợp.
Dù phương pháp nào đi nữa, cũng như cách trị liệu đông y, biết lúc nào
thêm vào (bổ), lấy ra bớt (tả), biết lúc nào chỉ nên giúp đỡ, hướng dẫn
(supportive therapy), và lúc nào có thể thách thức, khai phá (confrontation,
insight oriented, psychodynamic therapy) là một nghệ thuật của người bác
sĩ tâm thần.
2: Dùng thuốc và phương tiện vật lý: như thuốc chống trầm cảm, chống
hưng phấn, chống điên loạn, chống lo âu sợ hãi, xung điện và điện từ
(electroconvulsive therapy, transcra -nial magnetic stimulation), kích thích
thần kinh thứ 10 (vagus stimulation), dùng ánh sáng (phototherapy), hay
giải phẫu não, đó là những trị liệu cho phần rối loạn bên trong, sinh học,
biological factors hay diathesis, nhưng chúng ta đã biết stress và diathesis
đi với nhau như hình với bóng cho nên tùy trường hợp dùng cả 2 phương
pháp tâm lý, xã hội và thuốc men, vật lý … là tốt nhất, gọi là trị liệu tổng
hợp psychobiosocial therapy.
3: Tâm trí phục hồi: Cũng như y khoa thể chất, nếu phòng ngừa thất bại,
bịnh bộc phát thì chữa, nếu chữa không hết hẳn còn dư chứng thì áp dụng y
khoa phục hồi (medical or sur- -gical rehabilitaion), bịnh tâm thần cũng y
chang như thế, ví dụ như trong bịnh tâm thần phân liệt, sau vài cơn bộc
phát và trở thành kinh niên thì người bịnh đã mất khá nhiều những khả
năng tâm trí đã đạt được trước đó nên cần phải luyện tập phục hồi tâm trí

trở lại.
Kết Luận:
Trên đây là những phát họa tổng quát về bịnh tâm thần, thoáng qua thì có
vẻ dễ nhưng cần huấn luyện và kinh nghiệm lâu dài mới định bịnh đúng và
trị liệu hiệu quả được, vì cũng mấy triệu chứng đó nhưng xuất hiện thiên
hình vạn trạng, vì ranh giới giữa bình thường và bất thường không phải lúc
nào cũng thấy được, vì rất nhiều trường hợp người bịnh không biết là mình
có bịnh do không có khả năng tự biết được mình (lack of insight), mà lại
còn hài lòng với chính mình (ego syntonic), nên không thấy nhu cầu chữa
bịnh, đấy là chưa kể những triệu chứng trên đã được thay đổi bởi những cơ
chế tự vệ; và vì bịnh thể chất cũng có những triệu chứng như thế, rất dễ lầm
lẫn.




×