Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đừng sợ hai chữ "tâm thần"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.33 KB, 5 trang )

Đừng sợ hai chữ "tâm thần"



Năm nay tôi 40 tuổi, tôi thường xuyên thấy mình buồn chán. Tôi đã có gia
đình và hai con. Càng ngày tôi thấy mình càng ít nói, mặc dù công việc luôn tiếp
xúc nhiều người. Tôi thường thấy mình lạc lõng, cô đơn. Tôi và ông xã thường
xuyên chiến tranh lạnh với nhau. Tôi cũng thấy mình bất lực với con cái, hay khóc
về đêm và luôn nghĩ mình sống không có ích. Nhiều lúc tôi muốn bỏ đi thật xa,
vậy tôi có bị bệnh trầm cảm không?

- Trả lời của Phòng mạch Online:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, toàn cầu có không dưới 100 triệu người mắc
bệnh trầm cảm... Phụ nữ bị mắc bệnh này cao hơn hai lần nam giới có thể do phụ
nữ yếu đuối hơn.
Bệnh trầm cảm nhiều khi thể hiện dưới dạng những bệnh khác. Bạn có thể
cảm thấy đau ở vùng tim, dạ dày, ruột, cảm thấy khó chịu ở vùng lưng, khó chịu
với mọi người, cảm thấy ai cũng hơn mình, mọi người xa lánh mình.


Độ tuổi của chị dễ mắc trầm cảm vì ông xã và con có vẻ như xa cách mình,
vợ chồng mâu thuẫn vì những chuyện rất nhỏ rồi chiến tranh lạnh khiến chị càng
thấy buồn chán.

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm là:
1 - Mất ngủ: khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được
nữa, hoặc thức dậy từ 2-3 giờ sáng kèm theo bồn chồn, khó chịu (có khi ngủ nhiều
quá mức).
2 - Chán ăn: ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều
quá mức), không ăn, sút cân.
3 - Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.


4 - Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn
thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.
5 - Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm
việc, mất hứng thú giải trí hằng ngày (chơi thể thao, xem tivi, sách báo, phim...).
Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.

6 - Bi quan, lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy
ra cho bản thân và gia đình.
7 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng
mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.

8 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được
sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.

9 - Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm
vào xe... hay đã có lần tự sát.

Tôi nghĩ là chị đang bị trầm cảm giai đoạn đầu nên tốt nhất là gặp bác sĩ
chuyên khoa tâm thần để được điều trị đến nơi đến chốn.

Chị đừng nghe hai chữ "tâm thần" lại cho là mình đang mắc trọng bệnh.
Những thuốc điều trị trầm cảm đều nhằm mục đích tạo ra sự ổn định giấc ngủ,
tăng khí sắc để chị thấy yêu đời và gần gũi với mọi người hơn. Khi được chữa trị
tôi tin là mối quan hệ gia đình của chị sẽ tốt lên. Chúc chị chóng khỏe.

×