Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Chi phí sản xuất và giá thành sữa tươi của các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa, huyện Tiên Du - Bắc Ninh năm 2006 " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.57 KB, 5 trang )


1
Chi phí sản xuất và giá thành sữa tươi của các hộ nông dân
chăn nuôi bò sữa, huyện Tiên Du - Bắc Ninh năm 2006
TS. Nguyễn Văn Song*
SUMMARY
The trend for dairy farming activities is decreasing since at the end of the year 2004. Processed
food and depreciation costs are increasing faster than fresh milk farm gate price. The production
cost of fresh milk of dairy farming households in Tien Du – Bac Ninh is 3.635 VND/per kg of
fresh milk while the fresh milk farm gate price is 3.700 VND/per kg . Therefore, dairy farming
activities are unprofitable in recent years.
Key words: production cost, dairy farming activities, farm gate price.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện nghị quyết số (09/2000/NQ-CP) của Chính phủ đạt 64,000 tấn năm 2001 đến 350,000
tấn năm 2010 trong cả nước. Trong những năm đầu của thế kỷ 21 (2000 - giữa năm 2004), số đầu
bò sữa trong cả nước đã tăng mạnh. Nhưng trong những năm gần đây (2005 & 2006), ở Tiên Du -
Bắc Ninh và một số địa phương khác trong toàn quốc tổng đàn bò sữa có xu hướng giảm.
Chăn nuôi bò sữa trong những năm qua đã góp phần thu hút một số lượng lớn lao động nông
nhàn trong nông nghiệp và nông thôn. Tiên Du - Bắc Ninh là một huyện thuộc vùng châu thổ
sông Hồng, có vị trí thuận lợi về thị trường tiêu thụ sữa tươi do huyện nằm gần nhà máy sữa Gia
Lâm và Hà Nội. Chăn nuôi bò sữa được bắt đầu phát triển ở Tiên Du từ năm 1995 nhưng chủ yếu
là tự phát, đến năm 1998 có hai dự án (Việt –Pháp & Việt Bỉ) thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò
sữa (CNBS) của huyện. Số đầu bò sữa của huyện đạt cao nhất vào năm 2003 (547 con), nhưng từ
năm 2004 đến nay, số đầu bò sữa của huyện không tăng mà có đang giảm mạnh, chỉ còn 206 con
vào tháng 11 năm 2006. So với thời điểm cao nhất, số BS đã giảm quá một nửa (xem bảng 1).
Nông dân không còn được thu hút và thiết tha trong CNBS. Vì sao có hiện tượng này? và đâu là
nguyên nhân chính dẫn tới xu hướng này? Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự giảm sút tổng
đàn bò ở Tiên Du - Bắc Ninh trong những năm gần đây cần có lời giải hợp lý.
Bảng 1. Biến động đàn bò sữa và số hộ của huyện Tiên Du - Bắc Ninh năm cao nhất và các tháng
cuối năm 2006
Thời gian


Năm 2003
(cao nhất)
Tháng 5
2006
Tháng 9
2006
Tháng 10
2006
Tháng 11
2006
Số đầu bò sữa (con) 547 231 212 207 206


Mục tiêu nghiên cứu và phân tích: Nghiên cứu và phân tích nhằm hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sữa tươi của các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa ở huyện Tiên Du - Bắc Ninh, tìm
hiểu khó khăn các nông hộ CNBS đang phải đối mặt, đề ra các biện pháp, đề xuất một số biện
pháp và giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn của các hộ CNBS trong khu vực nghiên cứu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn số liệu
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu và phân tích được điều tra 37 hộ chăn nuôi bò sữa trong huyện
huyện. Số mẫu điều tra được tiến hành ở hai xã Cảnh Hưng và Tri Phương. Hai xã này là những
xã có số đầu bò sữa chiếm hơn 80% số bò sữa trong toàn huyện Tiên Du.
2.2 Phương pháp, phân tích và sử lý số liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hạch toán chi phí, tính giá thành đơn vị sản phẩm và sử
dụng các chỉ số tính giá thành và phương pháp phân tích kinh tế.
Nguồn: Dự án phát triển mở rộng CNBS, giai đoạn 2 Việt- Bỉ 2006 & Đỗ Kim Chung.2005.





2
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chu kỳ vắt sữa có ảnh hưởng lớn tới năng suất, sản lượng và giá thành sữa tươi của đàn bò. Theo
kết quả điều tra các hộ CNBS của hai xã Tri Phương và Cảnh Hưng (Bảng 2) cho thấy: Khoảng
cách giữa hai lứa đẻ bình quân của một con bò sữa là 400 ngày. Trong đó, thời gian khai thác sữa
là 323,5 ngày, thời gian cạn sữa là 76.5 ngày. Năng suất sữa bình quân một chu kỳ khai thác đạt
4.058 kg. Kết quả tổng hợp và phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu phản ánh năng suất, sản
lượng sữa khai thác của xã Tri Phương đều thấp hơn so với xã Cảnh Hưng, trong khi giống bò
của hai xã không có gì khác biệt. Mặc dù thời gian cho sữa của bò trong các nông hộ xã Tri
Phương dài hơn (30 ngày) so với xã Cảnh hưng, nhưng năng suất sữa một chu kỳ của xã Tri
phương lại thấp hơn nhiều so với xã Cảnh Hưng (306 kg/1 chu kỳ). Nguyên nhân chính của sự
chênh lệch giá thành giữa hai xã là do môi trường không khí của xã Tri Phương đã và đang bị ô
nhiễm nặng nề do khói lò gạch. Với 75 lò gạch lớn nhỏ, nằm phía đông của xã đã làm cho không
khí và môi trường của xã Tri Phương ô nhiễm nặng. Chính sự ô nhiễm của khói lò gạch đã làm
kéo dài thời gian khai thác sữa và khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn
tới việc tăng chi phí và giá thành sữa bò tươi của xã Tri Phương so với xã Cảnh Hưng.
Bảng 2. Chu kỳ khai thác sữa, năng suất và sản lượng sữa của đàn bò.
Chỉ tiêu Đơn vị Tri
Phương
Cảnh
Hưng
Bình quân
1. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngày 415

385

400

- Thời gian khai thác sữa ngày 340


307

323,5

- Thời gian cạn sữa ngày 75

78


2. Bình quân sản lượng sữa



- Năng suất sữa bình quân/ngày kg/ngày 11,5

13,7

12,6

- Năng suất sữa bình quân một chu kỳ kg/chu kỳ 3.910

4.206

4.058

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2006
Hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sữa bò tươi là khâu quan trọng để kết luận
về hiệu quả chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân. Chi phí sản xuất và giá thành sữa bò tươi
trong những năm gần đây tăng nhanh do tốc độ tăng giá thức ăn tinh và dịch nở mồm long móng
đang hoành hành. Bên cạnh đó, CNBS đòi hỏi một trình độ kỹ thuật toàn diện từ khâu chọn

giống, phối giống, chăm sóc, quy mô đàn nhưng hầu hết các hộ nông dân CNBS còn rất non
kém về những vấn đề này. Những nguyên nhân chính đó đã dẫn tới một số hộ nông dân có giá
thành sữa cao hơn so với giá bán.
Kết quả điều tra, tổng hợp phân tích cho thấy (Bảng 3) chi phí thức ăn chiếm tới 99% chi phí vật
chất thường xuyên và gần 70% tổng chi phí cho đàn bò. Chính vì vậy, chất lượng thức ăn, khẩu
phần thức ăn, phương pháp và kỹ thuật cho ăn là yếu tố quan trọng trong giảm chi phí và hạ giá
thành sản phẩm sữa tươi.
Bảng 3. Chi phí thức ăn và chi phí vật chất khác cho chăn nuôi bò sữa (ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu Tri Phương Cảnh Hưng
Bình Quân
1. Thời kỹ khai thác sữa 15.079

15.183

15.131

Thức ăn thô xanh 5.152

5.185

5.169

Thức ăn tinh 9.927

9.998

9.963

2. Thời kỳ cạn sữa
1.736


2.053

18.955

Thức ăn thô xanh 1.033

1.188

1.111

Thức ăn tinh 703

865

784


3
3. Thức ăn khác
124

130

127

4. Phối giống 96

111


104

5. Chi khác (thú y…) 44

52

48

Tổng 17.079

17.529

17.305

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2006

Chi phí sản xuất và giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả và trình độ quản lý chi
phí của một quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm sữa tươi được
trình bày ở bảng 4. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi phí chăn nuôi bò sữa là chi phí về thức ăn
(thức ăn tinh và thức ăn thô) đã được trình bày ở Biểu 3. Bên cạnh đó, chi phí khấu hao đàn bò
chiếm tới 13.5% tổng giá thành sản xuất sữa tươi. Trong những năm gần đây, do chăn nuôi bò
sữa lãi thấp, hoặc không có lãi, nhiều hộ nông dân hiện nay đang muốn chuyển đổi sang kinh
doanh các sản phẩm nông nghiệp khác, vì vậy, giá bò sữa giảm mạnh làm cho chi phí khấu hao
đàn bò tăng nhanh trong tổng giá thành.
Bảng 4. Giá thành sản xuất sữa của các nông hộ huyện Tiên Du - Bắc Ninh (giá năm 2006)
Chỉ tiêu ĐVT Tri Phương Cảnh Hưng Bình quân
1. Sản luợng sữa kg 6.203

7.439


6.821

2. Các khoản chi phí 1000đ 26.753

27.614

27.184

CP vật chất thường xuyên “ 19.122

18.988

19.055

Chi phí cố định “ 3.986

4.921

4.454

Chi phí cơ hội (LĐ gia đình) “ 3.645

3.705

3.675

3. Các khoản thu ngoài sữa “ 2.345

2.430


2387.5

Thu từ bán bê đực “ 450

450

450

Thu từ bán bê cái “ 360

240

300

Thu từ phân bón “ 1.535

1.740

1.637,5

Giá thành 1 kg sữa tươi đ/kg 3.934

3.385

3.635

Giá bán sữa tươi mà nông hộ
nhận được
đ/kg 3.700


3.700

3.700

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2006

Giá thành sản xuất sữa tươi bình quân chung cho huyện Tiên Du là 3.635 đồng/kg sữa tươi, nếu
so với giá sữa mà các hộ nông dân nuôi bò sữa nhận được từ các trạm thu gom sữa (3.700
đồng/kg) thì hầu như không có lãi. Giá thành sữa của các hộ nông dân xã Tri Phương là 3.934 cao
hơn giá thu gom sữa, chính vì vậy các hầu hết các hộ nuôi bò sữa của xã Tri Phương bị lỗ vốn.
Lãi suất trong chăn nuôi bò sữa hầu như không có, các hộ chỉ lấy công làm lãi và giải quyết nhu
cầu lao động dư thừa trong nông thôn.
Nguyên nhân chính gây ra hiên tượng này là: Thứ nhất: chăn nuôi bò sữa là nghề rất mới mẻ đối
với nông dân Việt Nam nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng, vì vậy các nông hộ chăn nuôi bò
sữa gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bò theo đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt trong
khâu thú y, chọn, phối giống và kết hợp khẩu phần ăn cho bò sữa.
Thứ hai: những người nông dân CNBS không riêng ở huyện Tiên Du mà các khu vực khác đang
phải đối mặt với giá thức ăn hỗn hợp (ngô, đậu tương, thức ăn đậm đặc) tăng nhanh trong thời
gian vừa qua. Trước đây giá ngô hạt trên thị trường chỉ khoảng 2.200 đồng/kg thì hiện nay giá
ngô hạt đã tăng tới gần 2.700 – 2.800 đồng/kg. Trong khi ngô hạt là nguyên liệu chủ yếu chiếm
80% trong thành phần thức ăn hỗn hợp của bò sữa. Thứ ba: Các khoản chi phí cố định tăng
nhanh, khấu hao đàn bò với tỉ lệ lớn do bò sữa bị mất giá làm cho giá thanh sữa tăng cao. Thứ tư:

4
hầu hết các hộ chăn nuôi bò sữa không chủ động được thức ăn thô xanh, đặc biệt là về mùa khô,
thêm sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa hộ cho ăn thêm thức ăn tinh (thay cho thức
ăn thô xanh) càng làm cho khẩu phần ăn của bò sữa bị mất cân đối, làm tăng giá thành nhưng
không làm tăng chất lượng và sản lượng sữa. Thứ năm: Quy mô đàn bò của các hộ còn nhỏ bình
quân 2,8 con/hộ, đây chưa phải là một quy mô phù hợp, theo nghiên cứu thì các hộ chăn nuôi có
từ 4-5 con mới có lãi do tiết kiệm được các chi phí trong khâu chăm sóc và chi phí khấu hao tài

sản cố định. Thứ sáu: ô nhiễm môi trường không khí tại xã (do khói lò gạch) đã làm cho sinh lý
bò sữa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phối giống nhiều lần mới cho kết quả, chu kỳ cho sữa dài kéo
dài thời gian cạn sữa và giảm năng suất sữa.
4.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1
KẾT LUẬN
Chăn nuôi bò sữa đã được phát triển ở hai khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Mê
Kông, cũng như ở Bắc Ninh trong những năm 2002 -2003. Chăn nuôi bò sữa đã góp phần thu hút
một số lượng đáng kể lao động nông nhàn trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Bình quân
chăn nuôi bò sữa đã thu hút được 244,5 ngày công lao động gia đình/hộ/năm. Chăn nuôi bò sữa
cũng đã góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây con trong nông nghiệp. Tổng giá trị
đàn bò sữa bình quân là 30,4 triệu đồng/hộ, nhưng giá trị hiện tại của đàn bò sữa chỉ còn lại 18,6
triệu đồng/hộ.
Tuy nhiên, chi phí thức ăn và chi phí khấu hao đàn bò tăng nhanh do giá nguyên liệu thức ăn tinh
(ngô) tăng nhanh và giá bò cái giảm mạnh trong thời gian gần đây. Chi phí thức ăn chiếm gần
70% và chi phí khấu hao đàn bò chiếm gần 14% tổng giá thành. Giá thành đơn vị sản phẩm sữa
tươi của nông hộ CNBS xã Tri Phương là 3.934 đồng/1kg sữa tươi, với giá sữa này hiện cao hơn
so với giá bán mà các nông hộ nhận được từ các trạm thu mua sữa (3.700 đồng/1kg). Giá thành
đơn vị 1 kg sữa tươi trung bình của các nông hộ CNBS ở huyên Tiên Du là 3.635 đồng/1kg sữa
tươi gần bằng với giá sữa mà các nông hộ bán cho các trạm thu mua sữa. Điều này cho phép kết
luận rằng, CNBS hiện nay là ngành lãi suất rất thấp, thậm trí còn bị lỗ.
Nguyên nhân chính của hiện tượng kém hiệu qủa là do: nông hộ thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật,
quản lý và chăm sóc CNBS; giá thức ăn tăng tinh tăng nhanh hơn giá đầu ra; chi phí khấu hao đàn
bò tăng nhanh do giá đàn bò sữa giảm mạnh từ năm 2004; các địa phương và các nông hộ thiếu
thức ăn thô xanh trong mùa khô, vì vậy cơ cấu thức ăn cho bò trong mùa khô không cân đối, các
hộ nông dân thường cho ăn nhiều thức ăn tinh thay cho thức ăn thô xanh làm tăng giá thành,
nhưng hiệu quả không cao.
Theo tỉ lệ điều tra, chỉ có 18,2% hộ nghèo tham gia CNBS, hầu hết các hộ này bị lỗ do thiếu kỹ
thuật, kinh nghiệm và thiếu vốn đầu tư tới điểm quy mô có lãi (4-5 con bò sữa), tương đương với

số vốn khoảng 125 triệu đồng. Vì vậy, CNBS không phải là biện pháp trực tiếp để xoá đói giảm
nghèo.
4.2
ĐỀ XUẤT
Tập trung giải quyết tình trạng thiếu kỹ thuật, kinh nghiệm trong CNBS hiện nay của các nông hộ
thông qua các lớp tuập huấn khuyến nông. Bởi vì, Bò sữa rất mẫn cảm với tác động của các yếu
tố tự nhiên, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, sự âu yếm của người nuôi dưỡng. Các tác động này
đều có ảnh hưởng đến việc kích thích tiết sữa hoặc làm giảm sự tiết sữa.
Giúp các hộ phối hợp khẩu phần thức ăn, đặc biệt là tính cân đối trong khẩu phần thức ăn tinh và
thức ăn thô xanh, thức ăn thô xanh trong mùa khô cần đặc biệt trú trọng được dự trữ và đảm bảo
nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Quy mô đàn bò của mỗi nông hộ còn nhỏ (2,8 con) chưa đạt mức quy mô hiệu quả, cần tập trung
đầu tư cho các hộ có kinh nghiệm mở rộng quy mô đàn tới 4-5 con bò sữa, giảm các hộ qui mô
nhỏ thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc.

5
Không nên trợ cấp trực tiếp cho các hộ mua bò giống, nên trợ cấp cho các hộ CNBS một cách
gián tiếp thông qua khuyến nông, tập huấn, nâng cao trình độ kỹ thuât, chăm sóc bò sữa, chọn
giống, phối giống và công tác thú y tại cơ sở.
Giải quyết khâu ô nhiễm môi trường không khí do khói lò gạch gây ra tại xã Tri Phương – Tiên
Du - Bắc Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DỰ ÁN VIỆT - BỈ. 2006. Phát triển mở rộng chăn nuôi bò sữa xung quanh Hà Nội, giai đoạn 2 - Cục chăn
nuôi - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Đỗ Kim Chung – Kim Thị Dung .2006. Vì sao nông dân không chăn nuôi bò sữa? Tạp chí khoa học kỹ
thuật nông nghiệp. Số 4 + 5. Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.
LUONG TAN NHO and et el. 2004. Study on competition capacity of dairy cattle production sector of
Vietnam. Unpublished.
NGHỊ QUYẾT số. 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000.

NGUYỄN VĂN SONG, TRẦN VĂN ĐỨC, DƯƠNG VĂN HIỂU. 2005. Đánh giá hiệu quả kinh tế của
các hộ chăn nuôi bò sữa và không chăn nuôi bò sữa tại năm tỉnh xung quanh Hà Nội. DỰ ÁN BS
VIỆT - BỈ.







* Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội
Tel: 0912231803 NR: 8766448

×