Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo " Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa của các hộ nông dân đồng bằng song Hồng " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.61 KB, 4 trang )



1
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa (CNBS) của các hộ nông dân
đồng bằng sông Hồng
TS. Nguyễn Văn Song*
TÓM TẮT
Chương trình phát triển đàn bò sữa được phát động từ năm 2000. Số đầu bò sữa trong toàn quốc đã tăng
đáng kể từ năm 2001 đến giữa năm 2004. Nhưng từ cuối năm 2004 đến nay, số đầu bò sữa giảm tương
đối nhanh. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Nghiên cứu này được tiến hành ở năm (5) tỉnh
Đồng Bằng Sông Hồng xung quanh thành phố Hà Nội với số mẫu điều tra là 449 hộ nông dân chăn nuôi
bò sữa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa hiện đang không có
lãi. Bắc Ninh, Hà Nội và Vĩnh Phúc là các tỉnh mà các hộ nông dân chỉ đạt được điểm hoà vốn hoặc có
lãi nhưng lãi rất thấp. Hà Nam và Hà Tây là hai (2) tỉnh ở đó, các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa đang bị
lỗ, số đầu bò sữa giảm mạnh. Nghiên cứu cũng cho phép kết luận, quy mô đàn bò có thể có lãi phải từ 4
con trở lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nuôi bò sữa không mang lại hiệu quả kinh tế,
nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là các hộ nông dân thiếu hiểu biết về kỹ thuật chọn giống, chăm
sóc và thị trường trong chăn nuôi bò sữa.
1. Đặt vấn đề
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ trong
những năm gần đây. Chăn nuôi bò sữa đã góp phần nâng cao thu nhập của các hộ nông
dân đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hoá trong nông thôn. Chương trình phát
triển chăn nuôi bò sữa quốc gia lập kế hoạch phát triển đàn bò sữa từ 38,000 con năm
2001 tới 200,000 con vào năm 2010. Đồng thời tăng sản lượng sữa bò từ 64,000 tấn
năm 2001 đến 350,000 tấn năm 2010 (09/2000/NQ-CP). Để đạt những mục đích phát
triển đàn bò sữa và sản lượng sữa đến năm 2010, chương trình phát triển phụ thuộc vào
rất nhiều nhân tố. Trong đó hiệu quả kinh tế cuả chăn nuôi bò sữa là nhân tố quan trọng
nhất phát triển chương trình bền vững.
Mục đích của nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông dân nuôi bò sữa vùng
châu thổ sông Hồng, phân tích những thuận lợi, khó khăn của các hộ chăn nuôi bò sữa
nhằm nâng cao thu nhập của các hộ gia đình và chương trình chăn nuôi bò sữa phát


triển bền vững.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nguồn số liệu: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu này được điều tra từ 5 tỉnh thuộc đồng
bằng sông Hồng cận kề thành phố Hà Nội. Đó là các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam,
Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Trong mỗi tỉnh, một số huyện sẽ được chọn dựa theo chỉ tiêu
phát triển chăn nuôi bò sữa. Tổng số hộ chăn nuôi bò sữa được điều tra là 449, được
chọn một cách ngẫu nhiên trong tổng thể mẫu hoặc điều tra tổng thể. Phương pháp sử
lý số liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp hạch toán chi phí, tính giá thành đơn vị
sản phẩm và sử dụng các chỉ số tính hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân chăn nuôi bò
sữa.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Hiệu quả kinh tế tính theo hộ.
Trong khi giá thành sản xuất tăng nhanh thì giá mua sữa tươi của nhà máy sữa tăng
chậm. Theo điều tra, khảo sát về CNBS trong một số năm gần đây, tốc độ tăng lên của
giá sữa mà nông dân nhận được năm 2005 so với giai đoạn 1996-2001 chậm hơn sự
tăng lên của giá thức ăn. Giá sữa giai đoạn 1996-2001 nông dân nhận được là 2.950
đồng/kg [3] năm 2005 là 3.152đồng/kg tăng 6,8%. Nhưng giá thức ăn hỗn hỗn hợp giai
đoạn 1996-2001 là 2.450 đồng/kg, năm 2005 là 2.978 đồng/kg, tăng 38%. Do đó,
CNBS bò sữa hiện nay lãi rất thấp, thậm chí một số địa phương đang bị thua lỗ.
Bảng 1. Kết quả kinh tế bình quân/năm của hộ chăn nuôi bò sữa (ĐVT: 1000 đồng)


2
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Bắc
Ninh

Nam


Nội

Tây
Vĩnh
Phúc
Bình
quân
Tổng thu
ngàn đ
27.305 24.818 16.562 23.786 33.819 25.298
T
ổng chi

ngàn đ
26.312

25.425

14.895

26.670

31.370

24.963

Giá trị công LĐ gia
đình
ngàn đ

3.380 3.920 1.900 2.800 2.620 2.920
Lãi (+)/hộ ; Lỗ (-)/hộ

993 -607 1.667 -2.884 2.449 335
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2005
Bình quân chung một năm hộ CNBS lãi 335.000 đồng. Trong đó, chỉ có 2 địa phương
CNBS có lãi, đó là các hộ CNBS ở Vĩnh Phúc và Hà Nội. Trái lại, hộ CNBS ở tỉnh Hà
Tây bị lỗ lớn nhất là 2,884 triệu đồng, các hộ CNBS ở Hà Nam bị lỗ 607 ngàn đồng,
(xem bảng 2). Như vậy, hiện nay CNBS không có lãi mà phần thu của các hộ CNBS
chủ yếu là công lao động gia đình (lấy công làm lãi). Đánh giá hiệu quả kinh tế trong
CNBS của các hộ giàu, khá và nghèo được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả sản xuất - kinh doanh bình quân/năm của hộ
Chỉ tiêu Giầu Khá Nghèo
Tổng thu
32.012

22.193

20.099

Tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi
31.302

22.916

21.304


Thuê lao đ
ộng


380

0

0

Giá trị công LĐ gia đình
3.420

2.720

760

Lãi (+)

; L
ỗ (
-
)

710

-723

-1.205

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2005
Quan tâm tới hiệu quả kinh tế hiện nay, chỉ có hộ giàu có lãi do quy mô đàn lớn hơn,
còn hộ khá không và hộ nghèo đang bị lỗ trong CNBS. Hộ khá và hộ nghèo CNBS bị

lỗ (xem bảng 3). Ở đây có thể sơ bộ kết luận rằng, chăn nuôi bò sữa không phải là
chương trình giúp cho công việc xoá đói giảm nghèo. Về mặt xã hội, CNBS có thể
giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn. Tuy nhiên, để hộ nghèo có thể
tăng thu nhập từ CNBS, không nên trợ cấp trực tiếp cho các hộ khá và nghèo mua
giống bò, đặc biệt là các hộ có trình độ học vấn và kinh nghiệm CNBS thấp mà nên
đầu tư gián tiếp thông qua việc nâng cao kỹ thuật và kinh nghiệm CNBS cho các địa
phương.
3.2 Hiệu quả kinh tế tính theo lao động và chi phí
Bảng 4 phản ánh hiệu quả CNBS theo lao động và theo chi phí đầu tư. Giá trị sản phẩm
bình quân/1 ngày công lao động gia đình là 173.000 đồng, thu nhập hỗn hợp bình quân/1
công lao động gia đình là 22.000 đồng. Trong đó, Vĩnh phúc và Hà Nội là địa phương có
thu nhập/ngày công lao động gia đình cao nhất 38-39 ngàn đồng. Hà Tây có thu nhập/ngày
công lao động gia đình bị âm 1.000 đồng, (xem bảng 3).
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế tính theo lao động và chi phí đầu tư.
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Bắc
Ninh

Nam

Nội

Tây
Vĩnh
Phúc
BQ
1. Hiệu quả sử dụng lao động



Gi
á tr
ị SP/1ng
ày công LĐ

1000 đ 162

127

174

170

258

173

Thu nhập HH/1 ngày công LĐ
1000 đ 26

17

38

-1

39

22




3
2. Hi
ệu quả chi phí








TNHH/1 đồng chi phí
lần 0,17

0,13

0,24

0,00

0,16

0,13

Lãi/1 đồng chi phí
lần 0,04


-0,02

0,11

-0,11

0,08

0,01

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2005
Xét hiệu quả của chi phí sản xuất ta thấy, giá trị sản phẩm tính trên 1 đồng chi phí sản
xuất bình quân chung là 1,01 đồng. Nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất sẽ tạo ra
1,01 đồng giá trị sản phẩm. Hay nói cách khác 1 đồng chi phí sản xuất sẽ cho 0,13
đồng thu nhập hỗn hợp. Trong số các tỉnh nghiên cứu thì lãi/1 đồng chi phí của Bắc
Ninh là 0,04 đồng, Hà Nam lỗ 0,02 đồng, Hà Nội lãi 0,11 đồng, Hà Tây lỗ 0,11 đồng,
Vĩnh Phúc lãi 0,08 đồng, (xem bảng 3).
Người chăn nuôi bò sữa ở các địa phương nếu có lấy công làm lãi là lấy từ giá trị của
bê cái đẻ ra chứ không phải chăn nuôi bò sữa để lấy sữa bán. Tuy nhiên, chăn nuôi bò
sữa vẫn tồn tại bởi một số lý do. Thứ nhất, bò sữa là tài sản cố định có giá trị khá lớn,
thời gian sử dụng khá lâu (khoảng 10 năm) cho nên không dễ gì người chăn nuôi nay
đầu tư, mai bị lỗ lại có thể bán ngay được. Thứ hai, trong điều kiện thiếu việc làm
nghiêm trọng như hiện nay ở khu vực nông thôn, bò sữa dù sao cũng đã tạo được một
số việc làm ổn định cho người dân, cho dù chăn nuôi bò sữa không có lãi hoặc lãi suất
thấp thì người dân vẫn coi tiền thu nhập từ bán sản phẩm của bò sữa là khoản thu nhập
"bỏ ống" để giải quyết những việc thật cần thiết của gia đình khi mà họ không hề có
một khoản tích luỹ nào khác. Dù sao khoản tiền này không lớn nhưng có còn hơn là
ngồi chơi không có tiền. Thứ ba, chăn nuôi bò sữa ít lãi nhưng nếu gia đình tự sản xuất
được một số thức ăn cho bò sữa thì phần thu nhập từ sản xuất thức ăn cũng được coi là
một khoản thu nhập cho họ. Thứ tư, khi mà trình độ hạch toán sản xuất của người dân

hiện nay còn hạn chế thì điều quan tâm nhất của họ là thu nhập hay là thu nhập hỗn
hợp (cả công lao động gia đình và lãi). Thứ năm, hiện nay chăn nuôi bò sữa đang được
sự quan tâm, đầu tư phát triển của Chính phủ và các địa phương. Tiền đầu tư để mua
giống bò sữa ngoài số tiền người dân tự bỏ ra họ còn đựơc vay khoản tiền không nhỏ
từ nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi, cho nên khoản đầu tư ban đầu họ có thể mua được bò
sữa để chăn nuôi. Từ số bò sữa này hàng năm họ có thể tăng thêm đàn bò sữa nhờ vào
bò sữa sinh được bê cái. Con bê cái này hộ không phải bỏ tiền ra mua, vì vậy không
phải trừ tiền khấu hao giống gốc hàng năm.
4. Kết luận
Nguồn lực của các hộ CNBS hiện nay còn rất khiêm tốn, quy mô đàn bò sữa trong kinh
tế nông hộ nhỏ, bình quân 2,8 con/hộ. Trong đó, tỷ trọng bò cái sinh sản chiếm 66%
tổng đàn. Giống bò sữa hiện nay được nuôi trong các hộ chủ yếu là giống bò lai F2 HF
và F3 HF. Tỷ trọng của hai giống này chiếm 63% tổng đàn. Trong 5 năm gần đây, do
nhu cầu tăng nhanh số lượng bò sữa nên hoạt động mua bán, trao đổi bò sữa trong các
hộ khá cao. Bình quân mỗi hộ tham gia 1,3 lượt mua bán bò sữa, số bò sữa chuyển đổi
này tập trung chủ yếu vào hai năm 2002 và 2003.
Năng suất sữa bình quân một chu kỳ khai thác sữa là 4.145 kg với 304 ngày khai thác
sữa và 79 ngày cạn sữa. Chăn nuôi bò sữa đã giải quyết được một phần không nhỏ lao
động thiếu việc làm hiện nay ở nông thôn. Bình quân CNBS đã thu hút được 283 ngày
công lao động gia đình/hộ/năm. Chi phí cố định trong CNBS hiện nay là quá cao so với
giai đoạn 1996-2001. Lý do chủ yếu là phần đông các hộ CNBS mua bò sữa vào lúc
giá rất cao, phải trả một phần lãi suất lớn và gặp rủi ro do bò sữa bị bệnh chết hoặc
phối giống nhiều lần không chửa phải bán thịt. Giá thành sản xuất sữa bò hiện nay gần
như tương đương giá bán sữa bò mà người nông dân nhận được. Giá thành sản xuất


4
sữa hiện nay bình quân chung ở các địa phương là 3.140đồng/kg, trong khi đó giá bán
sữa bò mà người nông dân nhận được chỉ có 3.152 đồng/kg (mặc dù giá mua tại cổng
của các nhà máy chế biến là khoảng 4.200 đồng/kg).

Trong điều kiện hiện nay, giá thức ăn hỗn hợp tăng nhanh hơn sự tăng lên của giá sữa
và chi phí cố định quá cao nên CNBS hiện không có lãi, có nhiều địa phương bị thua
lỗ. Quy mô về số lượng bò sữa bình quân/hộ hiện nay từ 4 con trở lên mới bắt đầu có
hiệu quả điều này ảnh hưởng chủ yếu từ hiệu quả phân phối (hiệu quả giá). Hộ giàu
CNBS có hiệu quả, hộ khá và hộ nghèo hiện đang bị lỗ. Tỉ lệ số hộ nghèo tham gia
chăn nuôi bò sữa còn rất thấp, chỉ chiếm 18,2% số hộ nuôi bò sữa và hầu hết bị lỗ do
kinh nghiệm, kỹ thuật và quy mô đàn không hợp lý, do vậy chương trình chăn nuôi bò
sữa đang và chưa phải là chương trình cho người nghèo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. K. Suzuki and et el. _____. Comparison of the characteristics of dairy and non-dairy farming
households in a rural smallholder community in northern Vietnam. Unpublished.
2. Luong Tan Nho and et el. 2004. Study on competition capacity of dairy cattle production sector of
Vietnam. Unpublished.
3. Pham Quang Dieu and Nguyen Trung Kien. 2004. From martial base development toward rural
industrialization: The case of nestle and Dairy Household in Hatay Province. Unpublished.
4. Resolution No. 09/2000/NQ-CP Dated June 15, 2000.

×