Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của phân lớp giáp xác chân chèo (copepoda) trong nước ngầm tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh quảng nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN CHÍ CƠNG

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA PHÂN LỚP
GIÁP XÁC CHÂN CHÈO (COPEPODA) TRONG NƯỚC NGẦM TẠI
MỘT SỐ HUYỆN MIỀN NÚI THUỘC TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8.42.01.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Võ Văn Minh

ĐÀ NẴNG - 2022
1


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) là một trong 03 nhóm chính của

động vật phù du, được tìm thấy trong hầu hết các dạng thuỷ vực từ môi trường
nước ngọt, nước mặn và nước ngầm với khoảng 13.000 loài Copepods được
ghi nhận thuộc 2.400 chi và 210 họ đã được mô tả, tuy nhiên chỉ có khoảng
3800 lồi các hệ sinh thái nước ngầm . Tại khu vực Đông Nam Á, nghiên cứu
đa dạng phân lớp Copepoda trong nước ngầm được quan tâm và chú ý trong


những năm gần đây, có đến 47 lồi Copepods trong nước ngầm được được mơ
tả thuộc 22 họ, 3 bộ Harpacticoida, Cyclopoida và Calanoida.
Hiện nay tại Việt Nam, có rất ít các nghiên cứu đa dạng sinh học trong
sinh cảnh cát, đây là dạng sinh cảnh khá đặc biệt và thường đặc trưng ở các
suối và vùng thượng lưu, trung lưu của sơng. Cùng với đó các lồi Copepoda
sống tại các sinh cảnh này thường ít có sự dịch chuyển từ vùng này sang vùng
khác do đặc điểm sống len lỏi trong các lớp trầm tích dẫn đến sự đặc trưng của
các loài Copepoda trong sinh cảnh cát ở mỗi khu vực. Các huyện miền núi
thuộc tỉnh Quảng Nam với địa hình dốc, đa dạng và nhiều nhánh suối thuộc
sông Vu Gia là sinh cảnh thuận lợi cho các loài thuộc Copepoda trong nước
ngầm. Nhận thấy tiềm năng đa dạng của Copepoda cùng với sự thiếu hụt dữ
liệu đa dạng sinh học trong sinh cảnh cát tại khu vực miền Trung vì vậy, tơi
quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố
lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) trong nước ngầm tại một số huyện miền
núi thuộc tỉnh Quảng Nam”. Kết quả của nghiên cứu sẽ bổ sung danh sách
thành phần loài thuộc Copepoda vào khu hệ giáp xác nước ngọt của Việt Nam,
cũng như đánh giá được sự phân bố của các nhóm lồi này trong mơi trường
nước ngầm.

2


2.

Mục tiêu nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được sự đa dạng Copepoda và phân bố của chúng trong nước

ngầm tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam.
2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được đa dạng của bộ Harpacticoida va Cyclopoida trong nước
ngầm tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát đặc điểm các thông số môi trường nước ngầm tại các khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá được sự phân bố và mật độ giáp xác chân chèo.
3.

Ý nghĩa của đề tài

3.1.

Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này sẽ bổ sung vào danh mục thành phần loài thuộc phân lớp

Copepoda trong hệ sinh thái nước ngầm tại một số huyện miền núi thuộc tỉnh
Quảng Nam, Việt Nam.
3.2.

Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả luận văn sẽ là cơ sở hỗ trợ cho công tác quan trắc sinh học chất

lượng môi trường ngầm tại các lưu vực sông tại một số huyện miền núi thuộc
tỉnh Quảng Nam.
4.


Bố cục đề tài
Đề tài được trình bày theo bố cục chính gồm 5 phần, cụ thể:
- MỞ ĐẦU.
- CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
- CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU.
- CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về Copepoda
1.1.1. Đặc điểm sinh học
- Đặc điểm hình thái: chiều dài biến động trong khoảng 0,3-3,2 µm nhưng
đa phần có chiều dài nhỏ hơn 2,0 µm. Cơ thể có màu nâu hơi xám, những lồi
sống ở vùng triều có màu sáng hơn, có thể có màu tím hay đỏ. Màu sắc do sự
phân bố của các hạt màu caroten có tác dụng bảo vệ cơ thể chống tác hại của
ánh sáng. Cơ thể tương đối thuần nhất về cấu tạo, sự khác biệt giữa các loài
được nhận dạng qua sự khác biệt của các đôi phụ bộ .
Phân lớp Copepoda chia thành sáu bộ chính, bao gồm nhóm sống kí sinh
là Caligoida, Lernaeopodoida, Arguloida và 3 bộ sống tự do là Calanoida,
Cyclopoida, Harpacticoida. Nhóm sống ký sinh có hình dạng rất biến đổi và
thích nghi với điều kiện ký sinh. Nhóm sống tự do có cơ thể phân đốt, hình dài
hay hình trụ chia thành 3 phần là đầu, ngực và bụng.
1.1.2. Phân bố, vai trị và đặc tính sinh sản của Copepoda
- Phân bố: Đây là nhóm sinh vật có nguồn gốc biển, chúng trải qua q
trình tiến hóa để đi vào vùng nước ngọt, chúng phân bố rộng khắp từ vùng biển

đến vùng nước lợ và nước ngọt. Chúng có thể chịu đựng được cả điều kiện
thiếu oxy như ở dưới nền đáy các thủy vực.
- Vai trò: tham gia vào chu trình vật chất trong thủy vực, chúng là nhóm
sinh vật trung gian trong bậc dinh dưỡng giữa vi khuẩn, tảo, động vật nguyên
sinh với nhóm sinh vật ăn phiêu sinh. Vì vậy chúng là nguồn thức ăn quan trọng
đối với ấu trùng cá và giai đoạn cá bột.
- Sinh sản: Đối với các nhóm Copepoda sống tự do tập tính sinh sản hầu
như giống nhau, các lồi khác nhau có thời kỳ sinh sản khác nhau nhưng lại có
rất ít dữ liệu về sự sinh sản của nhóm Harpacticoida. Con đực dùng râu A2 và
4


chân ngực 5 ơm lấy con cái thời gian có thể là vài phút hoặc kéo dài vài ngày.
Con đực ôm con cái trước khi con cái lột xác trưởng thành. Con đực của
Calanoida khi ôm con cái sẽ đưa tinh trùng vào túi chứa tinh của con cái bởi sự
hỗ trợ của chân ngực. Sự thụ tinh xảy ra khi hai cá thể đã tách nhau. Trứng thụ
tinh sẽ được giữ trong 1 hoặc 2 túi trứng của con cái cho đến khi nở thành ấu
trùng.
- Thức ăn: tùy theo nhóm sinh vật mà có cách lấy thức ăn và chọn loại
thức ăn phù hợp.
1.2. Tổng quan về nước ngầm


Tổng quan chung về nước ngầm
Nước ngầm thuộc về tất cả nước dưới mặt đất, bao gồm cả khu vực bão

hịa (saturated zones) và khơng bão hịa (unsaturated zones). Nước ngầm được
khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào
thành phần khống hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước
chảy qua các địa tầng chứa đá vơi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm

hydrocacbonat khá cao. Nước ngầm được lắng đọng giữa các không gian lỗ
rỗng của đất đá, các vết nứt, khe nối và đứt gãy và các thành tạo địa chất khác
nhau. Sự chuyển động của nước ngầm trong đất và đá phụ thuộc vào các đặc
tính thủy lực về hình dạng và kích thước của các khoảng trống. Nước có thể dễ
dàng chảy qua một số loại đá qua đất vào hệ thống tầng chứa nước ngầm, nhưng
nước thường thấm qua các vết nứt, vết nứt và một số hình thành địa chất khác.
 Đặc trưng về nước ngầm trong sinh cảnh cát Hyporheic
Vùng hyporheic như là hệ sinh thái kết nối giữa nước mặt và nước ngầm,
về mặt chức năng là một phần của cả hai hệ sinh thái phù sa và nước ngầm.
Các tính năng thủy văn, hóa học, sinh học và trao đổi chất của nó là đặc trưng

5


cho trao đổi nước, chất dinh dưỡng và chất hữu cơ xảy ra phản ứng với sự
thay đổi của lưu lượng và địa hình đáy và độ xốp.
Sinh cảnh Hyporhecic là một môi trường tương đối phong phú và hầu như
tất cả các nhóm động vật khơng xương sống. Đây là môi trường khu vực lắng
đọng trứng và phát triển của con non của các nhóm động vật trên lưu vực. Các
nhóm lồi phổ biến trong mơi trường dạng nước ngầm sinh cảnh cát này là các
nhóm động vật khơng xương sống, của các nhóm động vật nguyên sinh, động
vật phù du.
1.3. Tổng quan về nghiên cứu
1.3.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về Copepoda đã được tiến hành từ khá sớm ở các nước
châu Âu, như nghiên cứu thuộc dự án PASCALIS nhằm mục đích phân tích và
đánh giá đa đạng các nhóm động vật sống trong nước ngầm (stygobiotic) .
Trong đó, Copepoda là nhóm stygobiotic thống trị trong tập dữ liệu
PASCALIS. Nghiên cứu đã phát hiện 110 loài Copepods, với Harpacticoida và
Cyclopoida là những bộ chiếm ưu thế. Tại Pháp, Ferreira và cộng sự (2007) đã

liệt kê 380 loài và phân lồi stygobiotic, 65% trong số đó là động vật giáp xác.
Copepods chiếm tới 43% các loài giáp xác được ghi nhận, trong đó 33% thuộc
về Cyclopoids (35 lồi) và 63% đối với Harpacticoids (68 loài) . Trên bán đảo
Ý và các đảo gần đó, 353 lồi stygobiotic đã được ghi nhận. Copepoda
stygobiotic được đại diện bởi 160 loài nhiều hơn so với các loài khác (Ruffo &
Stoch, 2005) và một nghiên cứu trong nước ngầm tại Tuscany (miền Trung
nước Ý) 2 loài Harpacticoida mới thuộc chi Parastenocaris đã được ghi nhận là
Parastenocaris reidae sp. Nov và Parastenocaris cf. glacialis được thu ở cả 2
môi trường phreatic và môi trường hyporheic trên sông Serchio, tỉnh Lucca .
Tại Na Uy, 16 lồi Harpacticoida ở nước ngọt đã được mơ tả bởi nhà sinh học
6


biển và nước ngọt Georg Ossian Sars. Trong đó, chỉ có một lồi Harpacticoida
chính được đề cập trong ghi chú của G.O. Sars .
1.3.2. Tại Việt Nam
Trước năm 1945, các nghiên cứu về thành phần giáp xác nhỏ sống nổi ở
Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các tác giả nước ngồi Richard (1894)
đã mơ tả 11 lồi giáp xác ở miền Bắc Việt Nam tại Lào Cai và Cát Bà. Đến
năm 1952 tác giả Brehm lại công bố thêm 01 loài giáp xác mới được phát hiện
ở Hải Dương .
Từ năm 1960 đến nay, các nhóm Copepoda mới được nghiên cứu một
cách đầy đủ về phân loại học, phân bố. Các cơng trình nghiên cứu của Đặng
Ngọc Thanh (1965, 1977, 1980), Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (1991,
1992, 2001) đã mơ tả định loại 31 lồi Copepoda. Sau đó, có các nghiên cứu
của các tác giả như Borutzky (1967) ghi nhận 7 loài thuộc họ Canthocamptidae
và Phyllognathopodidae bao gồm 2 loài mới Elaphoidella Vietnamica và
Attheyella (Canthosella) Vietnamica từ các hang động ở vùng núi đá vôi Chi
Ne, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình . Năm 2007, Hồ Thanh Hải và Trần Đức
Lương đã bổ sung 5 loài thuộc họ Harpacticoida vào danh sách động vật Việt

Nam: Neotachidius triangularis (Shen and Tai, 1963), Elaphoidella coronata
(Sars, 1904), Onychocamptus mohammed (Blanchard and Richard, 1891),
Enhydrosoma bifurcarostratum (Shen and Tai, 1965) và Stenhelia (Delavalia)
ornamentalia (Shen and Tai, 1965) . Apostolov (2007) ghi nhận 2 loài từ hang
Lan Hoàng, tỉnh Lạng Sơn là E. bidens (Schmeil, 1984) và O. mohammed . Đến
nghiên cứu mới nhất của Trần Đức Lương (2012) đã ghi nhận 105 loài giáp xác
chân chèo (Copepoda) thuộc 45 giống, 13 họ, trong 3 bộ Calanoida, Cyclopoida
và Harpacticoida. Trong đó, bộ Calanoida có 39 lồi, bộ Cyclopoida có 29 lồi,
bộ Harpacticoida có 37 loài ở các thủy vực nội địa Việt Nam.

7


Trần Đức Lương và Anton Brancelj đã mô tả sửa đổi đặc điểm của chi
Nannodiaptomus (Calanoida, Copepoda) dựa trên mô tả của lồi
Nannodiaptomus phongnhaensis và mơ tả một lồi mới sống trong hang động
Nannodiaptomus haii sp. nov từ một hang động gần với nơi xuất hiện loài
Nannodiaptomus phongnhaensis. Loài mới khác với những loài khác trong chi
bởi cấu trúc bên trái của chân 5 con đực và trên đốt thứ 2 nhánh ngồi chân 5
có kích thước nhỏ và có màng răng cưa. Lồi này có 3-4 phần răng cưa nhỏ nhơ
ra khác biệt với lồi Nannodiaptomus phongnhaensis.
Năm 2021, nghiên cứu của Trần Ngọc Sơn đã ghi nhận 10 loài thuộc 6 họ
của 3 bộ Calanoida, Cyclopoida và Harpacticoida tại thủy vực Đà Nẵng. Trong
đó, ghi nhận được hai lồi mới cho khu hệ giáp xác Việt Nam là Nitocra
evergladensis (Reid & Perry, 2002) thuộc họ Ameiridae và

Mesochra

pseudoparva (Gómez- Noguera & Fiers, 1997) thuộc họ Canthocamptidae.
Ngồi ra nghiên cứu cịn ghi nhận thêm sự xuất hiện của chi mới cho Việt Nam

là Parastenocaris .
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội
820km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 0km về phía Bắc và cách Thành
phố Hồ Chí Minh 900km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp
tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi
và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp biên giới Lào, tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào), phía Đơng giáp Biển Đơng. Quảng Nam có 18 đơn vị hành
chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã, phường,
thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.

8


Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đơng hình thành
3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa
và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với
nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao
2.032m, núi Gole-Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao
2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy
Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đơng sơng Trường Giang là dài cồn
cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa
hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi khá phát triển gồm sơng Thu Bồn, sông
Tam Kỳ và sông Trường Giang.
1.4.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Tỉnh Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
Năm 2018, Tỉnh có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp và dịch vụ chiếm 88%, NôngLâm-Ngư Nghiệp 12%. Tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân giai
đoạn 2010-2015 là 16,3% (Năm 2015 là 11,53%). Quảng Nam có 13 khu cơng
nghiệp, kinh tế mở (Khu kinh tế mở Chu Lai). Do đó Quảng Nam hiện nay

đang thiếu rất nhiều lao động-một nghịch lý khi tỷ lệ sinh viên khơng có việc
làm trên cả nước rất lớn. Tổng sản phẩm nội địa 2010 khoảng hơn 23.000 tỷ
đồng tăng lên hơn 89.900 tỷ đồng năm 2018. Thu ngân sách nhà nước tăng cao,
năm 2018 thu ngân sách ước đạt xấp xỉ 20.000 tỷ đồng (đứng 10/63 tỉnh thành,
đứng thứ 2 các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chỉ sau Thanh
Hố và Tp. Đà Nẵng. Năm 2018 chứng kiến nền kinh tế phát triển mạnh mẽ chỉ
trong 9 tháng đầu năm thu ngân sách ước đạt 16.300 tỷ đồng bằng 103,5% dự
toán năm 2018. Dự kiến 2018 thu ngân sách khoảng xấp xỉ 26.000 tỷ đồng. Tuy
nhiên thu ngân sách chủ yếu dựa vào khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô
Trường Hải. Xuất khẩu 2018 ướt đạt trên 700 triệu USD. Tỉnh có cảng Kỳ Hà,

9


Sân bay quốc tế Chu Lai. Phấn đấu đến năm 2020 GDP bình quân đầu người
từ 3.400-3.600 USD (75-80 triệu đồng). Năm 2018 tỉnh này đón gần 5,4 triệu
lượt khách du lịch (xếp thứ 2 miền trung sau thành phố Đà Nẵng với gần 6,1
triệu lượt).
Với vị trí địa lý của mình, Quảng Nam có điều kiện tương đối thuận lợi
trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước và nước
bạn láng giềng. Quảng Nam cịn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước
có cả sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ, là nơi triển khai mơ hình Khu
kinh tế mở đầu tiên trong cả nước với những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn.
Ngoài ra, với 2 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An, những làng nghề
truyền thống đặc sắc và các lễ hội độc đáo, đây là vùng đất hứa hẹn nhiều cơ
hội cho việc phát triển ngành kinh tế du lịch.

10



CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Phân lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) trong nước ngầm tại một số
huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam.
Nghiên cứu được tiến hành điều tra từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020 tại
các huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên
Phước, Hiệp Đức.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu mẫu thực địa
 Thu mẫu động vật
- Mẫu định tính: đối với mẫu thu trong cát sẽ được thu thập bằng cách đào
các hố thu mẫu dọc bên bờ suối với kích thước sâu 20cm và rộng 20cm . Nước
tích tụ đáy hố được lọc qua bình lọc thu Zooplanton (kích thước mắt lưới 50
µm) theo phương pháp thu mẫu Karaman-Chappuis (Delamare Debouttville
1954) và bảo quản trong cồn 50% và formal 5% .
- Mẫu định lượng: được thu bằng cách sử dụng một ống nhựa cứng hình
trụ trống 2 đầu, đường kính khoảng 10 cm ấn xuống cát, sau đó lấy lượng cát
thu được trong ống rửa lấy nước lọc qua lưới thu động vật với kích thước mắt
lưới 50 µm, việc này được thực hiện nhiều lần, thể tích mẫu được tính bằng thể
tích cát thu được. Mẫu định lượng được bảo quản bằng formal 5%.

11


 Thu mẫu nước
Các kỹ thuật lấy mẫu nước và đo đạc tại hiện trường, dụng cụ lưu giữ mẫu,
bảo quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu tuân thủ đúng theo hướng dẫn
QCVN 09-MT:2015/BTNMT:
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006)-Chất lượng nước-Phần 1:

Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003)-Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009)-Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
2.3.2. Các phương pháp trong phịng thí nghiệm
 Phương pháp bảo quản mẫu nước
- Mẫu được bảo quản tuân theo TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003)Chất lượng nước-Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- Các mẫu được bảo quản riêng biệt trong lọ nhựa (PE). Làm lạnh mẫu ở
4oC: mẫu ổn định trong 24 giờ. Làm lạnh mẫu ở 4oC và axit hóa đến pH< 2:
màu ổn định trong 28 ngày. Làm lạnh mẫu ở-20oC: mẫu ổn định trong 28 ngày.
 Phương pháp phân tích mẫu nước
- Phân tích chỉ tiêu Nitrat (NO3-) bằng phương pháp trắc quang với thuốc
thử brucine sunfate (USEPA 352.1)
- Phân tích chỉ tiêu Phophat (PO43-) trong nước mặt (theo TCVN
6202:2008).
- Phân tích chỉ tiêu Nitrit (NO2-) bằng thuốc thử N-(1 naphty1-1,2
diamonietandihidroclorua).
- Xác định chỉ tiêu Amoni (NH4+) bằng phương pháp Phenat trong nước
ngầm.

12


- Xác định chỉ tiêu Sunfat (SO42-) bằng phương pháp độ đục (SMEWW
4500:SO42- E:2017).
- Xác định độ dẫn điện (EC), pH, oxy hòa tan (DO), nhiệt độ bằng máy đo
đa chỉ tiêu V2 6920 (hãng YSI-Mỹ) tại hiện trường thu mẫu.
- Kết quả phân tích các chỉ tiêu Nitrat, Photphat, Amoni, Nitrit, Sunfat
được so sánh và đánh giá chất lượng nước theo QCVN 09: 2015/BTNMT Quy

chuẩn chất lượng nước ngầm.
- Xác định hàm lượng sắt (Fe) theo TCVN 8246:2009 (EPA Method
7000B)-Xác định kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
ngọn lửa. Kết quả phân tích so sánh đánh giá chất lượng nước theo QCVN 09:
2015/BTNMT Quy chuẩn chất lượng nước ngầm.
 Phương pháp phân loại
Định loại bằng phương pháp so sánh hình thái, tiến hành giải phẫu các
phần phụ của mẫu trên kính hiển vi quang học, sau đó chụp hình trên kính hiển
vi có hỗ trợ camera ở vật kính x20 và x40. Định tên lồi theo các tài liệu phân
loại học chuyên ngành trong và ngoài nước: Anannotated checklist and keys to
the species of Copepoda Harpacticoida (Crustacea) của Wells, ; Keys to
Nearctic Fauna Thorp and Covich’s Freshwater Invertebrates của James H.
Thorp và D. Christopher Rogers , Introduction to the Copepoda của B. Defaye.
 Phương pháp xác định mật độ cá thể
Sử dụng mẫu định lượng động vật để xác định mật độ. Tại mỗi địa điểm
lọc 50 lít nước qua lưới lọc Zooplankton rồi chuyển qua bình đựng mẫu chun
dụng có thể tích 100ml. Mẫu được đếm trên buồng đếm động vật phù du
Sedgewick Rafter.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
 Phương pháp xác định loài ưu thế và đồng ưu thế
- Loài ưu thế: Lồi có mật độ lớn nhất trong khu vực lấy mẫu.
13


- Lồi đồng ưu thế: Lồi có mật độ lớn thứ 2 trong khu vực lấy mẫu .
 Phương pháp đánh giá đa dạng sinh học
- Chỉ số đa dạng Shannon-Wiener được xác định theo công thức:
- Chỉ số phong phú loài Margalef (d)
 Phương pháp xác định mức độ tương đồng bằng chỉ số tương đồng
(Index of similarity hay Sorensen’s Index- SI)

 Phương pháp xây dựng bản đồ lấy mẫu và bản đồ phân bố
- Bản đồ lấy mẫu được xây dựng trên phần mềm Google Earth pro.
- Bản đồ phân bố được xây dựng trên phần mềm MicroStation V8i theo
hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 107o45.
 Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu mơi trường được phân tích phương sai Anova một yếu tố bằng
phần mềm SPSS 22 với kiểm định Turkey test. Phân tích Principal component
analysis (PCA) trên phần mềm thống kê sinh thái PAST 4.0.
- Mối tương quan giữa sự xuất hiện và mật độ của các lồi Copepods với
các yếu tố mơi trường được phân tích bằng mơ hình canonical correspondence
analysis CCA trên phần mềm PAST 4.0.

14


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài giáp xác chân chèo ở khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm thành phần loài giáp xác chân chèo
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài phân lớp Copepoda đã xác định được
13 loài ở 16 khu vực thu mẫu thuộc các, thuộc 7 chi, 5 họ của 2 bộ Cyclopoida và
Harpacticoida (bảng 3.1, bảng 3.2). Trong đó, các loài như Parastenocaris
sontraensis, Elaphoidella bidens, Elaphoidella nepalensis, Paracyclops sp1. là
những lồi phân rộng khi có mặt nhiều địa điểm thu mẫu khác nhau ở các huyện.
Bộ Cyclopoida chỉ có một họ Cyclopidae được tìm thấy và họ này có số lượng
loài nhiều nhất, với 7 loài chiếm 54% tổng số lồi (hình 3.1). Bộ Harpacticoida
với 4 họ Parastenocarididae, Cathocamptidae, Ameiridae và Miraciidae. Trong
đó, họ Cathocamptidae và họ Ameiridae đều ghi nhận được 2 loài chiếm 15%.
Ngoài ra, họ Miraciidae và họ Parastenocarididae chiếm tỷ lệ thấp nhất (8%) với
1 loài được phát hiện. Tất cả các lồi tìm thấy đều nằm trong hai bộ Cylopoida và
Harpacticoida, đây được xem là hai bộ có số lượng lồi chiếm ưu thế trong mơi

trường nước ngầm.
Bảng 3.1. Cấu trúc thành phần lồi của các loài thuộc Copepoda tại khu
vực nghiên cứu
TT

Bộ

Số họ

Số chi

Số loài

Tỉ lệ% số loài

1

Harpacticoida

4

4

6

46

2

Cyclopoida


1

3

7

54

Tổng

5

7

13

100

15


Parastenocarididae
8%

Canthocamptidae
15%

Cyclopidae
54%


Miraciidae
8%

Ameiridae
15%

Hình 3.1. Cấu trúc thành phần của quần xã Copepoda ở cấp độ phân loại
đến họ tại khu vực nghiên cứu

16


Bảng 3.2. Danh mục thành phần loài giáp xác chân chèo tại các khu vực thu mẫu
Nam Trà My
TT

NT
M1

NT
M2

NT
M3

NT
M4

Hiệp Đức


Bắc Trà My

NT H H H H BT
M5 Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 M1

BT
M2

BT
M3

Tiên Phước
BT T TP TP
M4 P1 2
3

Phân Lớp Copepoda
Milne-Edwards,1840
Bộ Harpacticoida Sars,
1906
Họ Parastenocarididae
Chappuis, 1940
1

Parastenocaris
sontraensis (Tran, 2021)

+


+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

Họ
Canthocamptidae
Brady, 1880
2

Elaphoidella
(Schmeil, 1894)


3

Elaphoidella nepalensis*
(Ishida, 1994)
Họ Miraciidae
1846

4

bidens

+
+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

+

Dana,

Schizopera
samchunensis*

+
17


Nam Trà My
TT

NT
M1

NT
M2

NT
M3

NT
M4

Hiệp Đức


Bắc Trà My

NT H H H H BT
M5 Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 M1

BT
M2

BT
M3

Tiên Phước
BT T TP TP
M4 P1 2
3

Họ Ameiridae Boeck,
1865
5

Nitokra sewelli husmanni

+

+

6

Nitokra sp.


+

+

Bộ Cyclopoida
Họ Cyclopidae
7

Paracyclops fimbriatus
(Fischer, 1853)

8

Paracyclops sp1.

+

9

Paracyclops hirsutus*

+

10

Microcyclops rubellus*
(Lilljeborg, 1901)

11


Microcyclops
ceibaensis*

+

+

+

+

+
+

+

+
+

+

+

+
+

12 Paracyclops sp2.

+


13 Eucyclops speratus

+

Tổng số

+

6

+

+
1

3

2

4

5

5

2

Ghi chú: + : Sự xuất hiện loài; * : Các loài mới ghi nhận cho Việt Nam
18


3

1

0

3

3

3

8

0


Hiện nay, hệ giáp xác nước ngọt Việt Nam đã ghi nhận được khoảng 114
loài Copepoda thuộc 3 bộ Cyclopoida (2 họ, 12 chi), Calanoida (3 họ, 15 chi),
Harpacticoida (với 9 họ, 21 chi). Trong đó các lồi thuộc chi Elaphoidella có 9
lồi, chi Schizopera có 1 lồi, chi Microcyclops có 4 lồi, chi Paracyclops có 2
lồi và chi Parastenocaris ghi nhận được hai loài mới tại Đà Nẵng và Quảng
Nam năm 2021 . Tuy nhiên trong danh mục hệ giáp xác nước ngọt Việt Nam mới
chỉ ghi nhận được 14 lồi trong số đó thuộc các thuỷ vực nước ngầm tại Việt Nam.
Từ kết quả của nghiên cứu này đã bổ sung thêm 05 lồi mới (hình 3.2 và phụ lục
3) vào danh sách khu hệ động vật giáp xác nước ngọt tại Việt Nam bao gồm loài
Elaphoidella

nepalensis,


Microcyclops

rubellus,

Paracyclops

hirsutus,

Microcyclops ceibaensis và Schizopera samchunensi.
3.2.2. Sự tương đồng về thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với các
nghiên cứu khác tại Việt Nam
Sự tương đồng về các loài trong quần xã Copeoda tại khu vực nghiên cứu
được so sánh với các nghiên cứu khác trong một số thuỷ vực nước ngọt tại Việt
Nam. Kết quả tương đồng được thể hiện thông qua bảng so sánh dựa trên chỉ số
tương đồng SI (Index of similarity hay Sorensen’s Index) (bảng 3.3). Có thể thấy
thành phần lồi tại khu vực nghiên cứu có sự tương đồng cao nhất với nước ngầm
Đà Nẵng với giá trị tương đồng là 0,273. Nghiên cứu về nước ngầm Đà Nẵng có
sinh cảnh khá giống với khu vực được nghiên cứu, hơn nữa về vị trí địa lý cũng
tương đối gần hơn so với các khu vực được so sánh khác. Khác biệt lớn nhất với
thành phần loài Copepoda tại khu vực nghiên cứu là khu vực sông Nhuệ-Đáy với
giá trị khác biệt là 0,953.
Bảng 3.3. Chỉ số tương đồng của quần xã Copepoda với các nghiên cứu khác
(1)
Khu vực NC (1)

(2)

(3)

1


VQG Phong Nha-Kẻ Bàng (2)

0,07

1

Sông Vu Gia-Thu Bồn (3)

0,087

0,037

19

1

(4)

(5)


(1)

(2)

(3)

(4)


Sông Nhuệ-Đáy (4)

0,047

0,054

0,1

1

Nước ngầm Đà Nẵng (5)

0,273

0,113

0,316

0,051

(5)
1

Các khu vực nước ngọt được so sánh chủ yếu là những khu vực nước mặt trừ
nghiên cứu về nước ngầm Đà Nẵng và một số loài trong hang động tại vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng, có thể sự khác biệt về sinh cảnh là nguyên nhân chính
dẫn đến sự tương đồng về thành phần loài thấp tại các khu vực VQG Phong NhaKẻ Bàng, sông Vu Gia-Thu Bồn, sông Nhuệ-Đáy với khu vực nghiên cứu. Hầu
hết các lồi góp phần vào sự tương đồng giữa các khu vực này là lồi có phổ phân
bố rộng và khá phổ biến tại các thuỷ vực nước ngọt Việt Nam.
3.2.3. Mức độ đa dạng sinh học của phân lớp giáp xác chân chèo

 Các loài chiếm ưu thế và đồng ưu thế
Từ kết quả khảo sát các loài chiếm ưu thế và đồng ưu thế tại các vị trí thu
mẫu (bảng 3.4) cho thấy rằng Parastenocaris sontraensis và Elaphoidella
nepalensis là 2 loài chiếm ưu thế khi cùng có mật độ cao nhất tại 5 điểm trên tổng
16 địa điểm thu mẫu, từ đó có thể thấy đây là hai lồi có tính phổ biến và có sự
thích nghi cao trong sinh cảnh nước ngầm tại khu vực Quảng Nam. Trong khi đó
các lồi Nitokra sewelli husmanni, Eucyclops ceibaensis và M. rubellus là những
lồi khơng ưu thế khi chỉ xuất hiện tại một số ít địa điểm thu mẫu với mật độ rất
thấp.
Bảng 3.4. Các loài giáp xác chân chèo chiếm ưu thế và đồng ưu thế trong 16 khu
vực lấy mẫu
Tên loài

Loài ưu thế

Loài đồng ưu thế

Tổng

Parastenocaris sontraensis

5

0

5

Elaphoidella napalensis

2


3

5

Paracyclops fimbriatus

2

0

2

Elaphoidella bidens

1

2

3

Paracyclops sp1.

1

1

2

20



Tên loài

Loài ưu thế

Loài đồng ưu thế

Tổng

Paracyclops hirsutus

1

1

2

Nitokra sewelli husmanni

0

2

2

Eucyclops ceibaensis

0


1

1

Microcyclops rubellus

0

1

1

 Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H’)
Chỉ số đa dạng Shannon H của phân lớp giáp xác chân chèo ở 11 điểm thuộc
4 khu vực nghiên cứu (hình 3.3) dao động từ 0 đến 1,35. Trong đó, thấp nhất tại
vị trí NTM4 thuộc huyện Nam Trà My (với H= 0) khi chỉ tìm thấy một lồi E.
bidens, tại vị trí HD4 thuộc huyện Hiệp Đức cũng có giá trị đa dạng rất thấp (với
H= 0,2). Bên cạnh đó, điểm TP2 (Tiên Phước) có mức độ đa dạng cao nhất so với
các khu vực còn lại (với H= 1,35) tiếp đến là vị trí NTM1 (thuộc Nam Trà My)
với H= 1,29 và HD1 (thuộc Hiệp Đức) với H= 1,26. Hầu hết các địa điểm trong
các khu vực nghiên cứu đều có giá trị chỉ số Shannon nằm ở mức kém đa dạng
ngoại trừ vị trí TP2, HD1 và NTM1 nằm ở mức đa dạng trung bình.
1,6
1,4
1,2
1
0,8
0,6
0,4
0,2

0
NTM1 NTM4 NTM5 HD1

HD2

HD3

HD4 BTM3 BTM4 TP1

TP2

Hình 3.3. Chỉ số đa dạng Shannon ở các khu vực nghiên cứu
So sánh với kết quả đã nghiên cứu trước đây của Hela Toumi (2012) trong
nước ngầm tại Bizerte (Bắc Tunisia) về chỉ số Shannon-Weiner cho thấy chỉ số H
tại khu vực nghiên cứu nhìn chung cao hơn. Trong nghiên cứu của Hela Toumi
21


cho thấy chỉ số đa dạng Shannon (H) của tất cả các địa điểm lấy mẫu đều nằm ở
mức kém đa dạng (với giá trị của H< 1 nằm trong khoảng 0,075 đến 0,8). Thay
vào đó, tại mỗi địa điểm là sự thống trị và mức độ phong phú cao của 1 đến 3 loài
trong quần xã Copepoda tại mỗi khu vực, điều này đã giải thích cho việc kém đa
dạng được thể hiện thơng qua kết quả tính tốn chỉ số Shannon (H) và qua đó có
thể thấy các lồi thuộc Copepoda trong nước ngầm mang tính đặc hữu cao nên có
thể xuất hiện nhiều ở khu vực này nhưng lại khó bắt gặp ở khu vực khác.
 Chỉ số phong phú Margalef (d)
Kết quả nghiên cứu (hình 3.4) cho thấy, chỉ số phong phú của nhóm giáp xác
chân chèo ở khu vực nghiên cứu dao động từ 0 đến 3,38. Trong đó, mức độ phong
phú lồi cao nhất ở các điểm là TP2 (với d= 3,38), HD3 (với d= 3,32) và NTM1
(với d= 2,78). Mức độ đa dạng loài thấp nhất theo chỉ số d thuộc các khu vực khảo

sát là NTM4 (với d= 0), HD4 (với d= 1,08) và TP1 (với d= 1,25). Theo kết quả
của chỉ số phong phú lồi d (hình 3.14) có thể thấy hầu hết các vị trí có mức phong
phú lồi từ mức tương đối tốt đến mức phong phú, ngoại trừ điểm HD4, điểm TP1
nằm ở độ phong phú bình thường và điểm NTM4 thuộc tính đa dạng kém.
4
3,5
3
2,5
2
1,5
1
0,5
0

Hình 3.4. Chỉ số phong phú loài Margalef (d) tại các khu vực nghiên cứu
So sánh với kết quả đã ngiên cứu trước đây của tác giả Lê Danh Minh về
sự phân bố của giáp xác nước ngọt tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đối với
22


chỉ số phong phú loài Margalef (d) cho thấy kết quả tượng tự khi phần lớn các
điểm khảo sát của cả hai nghiên cứu đều nằm ở mức phong phú trung bình. Tuy
nhiên đối với nghiên cứu tại nước ngầm Quảng Nam có một số vị trí vẫn có tính
đa dạng phong phú tương đối cao như TP2, NTM1 và HD3; trong khi đó tất cả
các vị trí khảo sát ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều nằm ở mức đa dạng
trung bình trở xuống với chỉ số phong phú (d) dao động từ 0,80-2,51 đối với nhóm
sống nổi và 0,54-2,07 đối với nhóm sống đáy.
3.2. Đặc điểm các thông số môi trường nước ngầm tại các khu vực khảo sát
Đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm tại 04 huyện miền núi (Nam Trà
My, Hiệp Đức, Bắc Trà My và Tiên Phước) của tỉnh Quảng Nam với 13 chỉ tiêu

khác nhau, thể hiện rõ trong bảng 3.5. Qua kết quả phân tích ANOVA một yếu tố
cho thấy các chỉ tiêu như độ dẫn điện (EC), tổng chất rắn hịa tan (TDS), hàm
lượng Cl- và độ cao có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các huyện
(P < 0,05).
Bảng 3.5. Các thông số môi trường tại các khu vực thu mẫu
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

Chỉ tiêu
Nhiệt độ
(T0)
EC
ms/cm
TDS
(mg/L)
pH
Cl(mg/L)
DO
(mg/L)
Độ cao

(m)
NO2
(mg/L)
NH4
(mg/L)
PO4
(mg/L)
SO4
(mg/L)

NTM

HD

BTM

TP

P-value

18,1±4,20

24,92±0,22

24,84±0,18

25,90±0,05

0,02*


0,29±0,40

0,08±0,01

0,1±0,04

0,17±0,02

0,514

0,08±0,01

0,05±0,01

0,06±0,03

0,11±0,01

0,015*

7,28±1,08

6,68±0,14

6,63±0,57

7,9±0,59

0,142


1,40±1,61

3,8±0,47

5,05±0,78

3,34±0,38

0,003*

6,75±1,66

8,33±0,59

5,38±1,93

5,46±0,68

0,087

255,80±20,01

104±31,64

78,33±22,1

0,001*

0,31±0,03


0,33±0,02

0,38±0,12

0,3±0,03

0,499

0,74±0,04

0,76±0,05

1,06±0,48

0,95±0,07

0,322

1,05±0,04

1,09±0,05

1,19±0,13

1,5±0,55

0,225

35,55±0,8


36,58±2,43

34,91±0,78

37,6±1,7

0,252

23

140±73,38


TT
12.
13.

Chỉ tiêu
NO3
(mg/L)
Fe
(mg/L)

NTM

HD

BTM

TP


P-value

7,24±0,9

7,26±0,6

6,66±0,35

7,75±0,58

0,350

2,38±1,07

3±1,67

5,63±4,42

6,19±1,77

0,238

Ghi chú: NTM: Nam Trà My, HD: Hiệp Đức, BTM: Bắc Trà My, TP: Tiên Phước
3.1.1. Nhiệt độ (T0)
Qua khảo sát cho thấy, nhiệt độ tại các điểm thu mẫu dao động từ 15,350C
đến 25,910C. Nhiệt độ của nước ngầm tại huyện Nam Trà My là 18,1 thấp hơn 03
huyện còn lại chênh lệch khá lớn giữa Nam Trà My và các huyện cịn lại. Trong
khi đó, các huyện Hiệp Đức, Bắc Trà My và Tiên Phước nhiệt độ dao động từ 24
0


C đến 250C. So sánh với nghiên cứu của Lê Danh Minh 2019 thì nhiệt độ trung

bình của khu vực nghiên cứu khá tương đồng với vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng. Nhưng nhiệt độ tại khu vực nghiên cứu cao hơn khi so sánh với nghiên của
Anton Brancej (2012) về vùng hypoheic tại các con sông ở Slovenia (dao động
trong khoảng 10,90C đến 12,30C) , tại các vùng thuộc Slovenia khí hậu có sự khác
biệt so với nước ta với nền nhiệt trung bình thấp hơn dẫn đến nhiệt độ thực đo tại
khu nghiên cứu cao hơn.
3.1.2. Tổng chất rắn hồ tan (TDS)
Tổng chất rắn hịa tan (TDS) tại các khu vực lấy mẫu có dao động từ
0,07mg/L đến 1,0mg/L thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu khác của Miao 2021
. Nguyên nhân có thể giải thích là do địa hình dốc, hơn nữa dạng cát chủ yếu là
cát thơ có kích thước tương đối lớn xen kẽ là đá và sỏi lớn nên khả năng lưu giữ
phù sa thấp dẫn đến hàm lượng TDS thấp hơn. Hơn nữa các dạng sinh cảnh nước
ngầm trong cát thường tập trung tại phần thượng nguồn (chủ yếu là suối hoặc khu
vực nước sơng chảy xiết) vì vậy lượng phù xa tương đối nghèo nàn hơn so với
khu vực hạ lưu của sơng
3.1.3. Hàm lượng Oxy hịa tan
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) dao động khá lớn từ 2,68mg/L đến 9,09mg/L.
hàm lượng DO trung bình cao nhất tại Hiệp Đức là 8,33mg/L và thấp nhất tại Bắc
24


Trà My với giá trị trung bình là 5,38mg/L. So sánh với các nghiên cứu khác như
Rein 2016 thì mức dao động hàm lượng DO khá cao. Khi so sánh với nghiên cứu
của A. Brancej (2012), hàm lượng DO trong các vùng hypoheic tại Slovenia có
mức dao động lớn hơn so với khu vực nghiên cứu với mức dao động DO nằm
trong khoảng 2,66 đến 9,42mg/L . Nguyên nhân được xác định do khu vực nghiên
cứu có địa hình tương đối dốc, vận tốc dòng chảy bề mặt mạnh, hơn nữa nước

ngầm ở sinh cảnh Hyporheic thuộc kiểu bán ngập chìm nên lượng DO chịu ảnh
hưởng từ một số yếu tố như sự dao động của nước mặt, nhiệt độ môi trường.
3.1.4. pH tại khu vực nghiên cứu
pH của khu vực nghiên cứu dao động từ 6,08 đến 8,85. pH trung bình dao
động từ khoảng trung tính đến mức thiên về kiềm nhẹ. Một nghiên cứu khác tại
về tại vùng hypoheic ở sông Sava thuộc Slovenia của tác giả Nataša Mori cũng
cho thấy mức pH trong nước tại khu vực này nằm trong khoảng trung tính hoặc
cao hơn một khoảng ít so với ngưỡng pH= 7 với giá trị trung bình pH= 7,7 .
Nguyên nhân được cho là do nước ngầm chứa nhiều muối cacbonate canxi làm
tăng pH của môi trường.
3.1.5. Độ dẫn điện EC (ms/cm)
Độ dẫn điện (EC) dao động trung bình từ 0,08ms/cm đến 0,29ms/cm. Nhìn
chung độ dẫn điện tại các khu vực lấy mẫu có sự khác biệt rõ rệt. Cao nhất tại
Nam Trà My lên đến 1,00ms/cm và thấp nhất tại Bắc Trà My là 0,008ms/cm. So
sánh với các nghiên cứu trong nước ngầm khác thì độ dẫn điện có kết quả khá
tương đồng . Tuy nhiên mức dao động của nước ngầm trong cát thuộc sinh cảnh
Hyporheic khá lớn.
3.1.6. Nồng độ Cl- tại khu vực nghiên cứu
Đối với hàm lượng Cl- thì dao động trung bình từ 1,40mg/L đến 5,05mg/L.
Cao nhất tại khu vực Bắc Trà My có giá trị dao động từ 4,59-6,04mg/L và thấp
nhất tại các vị trí thuộc khu vực Nam Trà My (0,3mg/L-0,9mg/L). So sánh với
nghiên cứu của Anton Brancelj (2012) hàm lượng trung bình Cl- trong các dạng
25


×