Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh thái của các loài dơi (mammalia chiroptera) tại khu danh thắng ngũ hành sơn, đà nẵng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


NGUYỄN VĂN THẮNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI DƠI
(MAMMALIA: CHIROPTERA) TẠI KHU DANH THẮNG
NGŨ HÀNH SƠN, ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 8420120

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Vương Tân Tú

Đà Nẵng – 2022


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nằm ở rìa phía Đơng của Bán đảo Đơng Dương, Việt Nam được xem là
một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới, với
nhiều kiểu hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc
hữu. Theo thống kê chưa đầy đủ, các hệ sinh thái tự nhiên của Việt Nam (bao
gồm hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái
núi đá vôi,...) là nơi sinh sống của khoảng 16.500 loài thực vật và khoảng
11.217 loài động vật, trong đó có hơn 300 loài động vật thuộc danh mục nguy
cấp, quý hiếm.
Với hơn 130 loài hiện biết, các loài dơi (thuộc bộ dơi - Chiroptera) chiếm


hơn một phần ba sự đa dạng sinh học của khu hệ thú Việt Nam. Chúng cũng
giữ nhiều vai trò sinh thái quan trọng trong các hệ sinh thái. Trong đó, các lồi
dơi ăn quả thụ phấn và phát tán hạt cho nhiều loại cây, giúp tái sinh rừng và
phủ xanh đất trống đồi trọc, các loài dơi ăn cơn trùng là thiên địch của nhiều
lồi động vật gây hại cho con người và vật nuôi, như muỗi, côn trùng gây hại
cây trờng. Mặc dù có vai trị quan trọng như vậy, các loài dơi Việt Nam đã và
đang bị đe doạ bởi các hoạt động nhân tác như săn bắn trái phép, nơi cư trú và
kiếm ăn bị suy thoái hoặc bị xáo trộn, trong khi việc nghiên cứu và bảo tờn dơi
ở Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều hạn chế.
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng được Bộ Văn hóa cơng
nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 22 tháng 3 năm 1990 và
Di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1820/GĐ-TTg ngày 24 tháng 12
năm 2018. Bên cạnh những cơng trình tơn giáo như chùa chiền, làng nghề làm
đá mỹ nghệ, nơi đây cịn có một hệ thống hang động và thảm cây bụi thường
xanh tự nhiên trên các sườn núi đá vôi – nơi sống của nhiều loài sinh vật quan
trọng của thành phố. Do đó, khu danh thắng khơng chỉ đóng vai trị quan trọng
1


trong phát triển kinh tế - xã hội (như là một điểm thu hút khách du lịch tâm
linh), mà còn là một lá phổi xanh của thành phố Đà Nẵng. Mặc dù vậy, trong
những năm qua, việc bảo tồn khu danh thắng chủ yếu tập trung vào xây dựng
cải tạo cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng sự gia tăng của các hoạt động du lịch, trong
khi các giá trị cảnh quan, môi trường của khu vực chưa được quan tâm đúng
mức. Chẳng hạn, cho đến nay, những dẫn liệu về hiện trạng đa dạng sinh học
chung của khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và thành phố Đà Nẵng chủ yếu là
trích dẫn từ nhiều ng̀n với độ tin cậy cần kiểm chứng thêm như Nguyễn Thị
Tường Vi (2010), Nguyễn Văn Khánh (2015). Trong khi, những sinh cảnh vốn
có cùng các lồi động vật, thực vật bản địa, bao gờm các loài dơi của khu danh
thắng đang bị suy thoái do các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hoạt động

xây dựng và du lịch trong những năm qua.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, kết hợp với tiềm năng và giá trị
đa dạng sinh học tại khu vực, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành
phần loài và một số đặc điểm sinh thái của các loài dơi (Mammalia:
Chiroptera) tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Xác định mức độ đa dạng sinh học và một số đặc điểm sinh thái của các
loài dơi tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học
cho việc đề xuất các chương trình nghiên cứu bảo tờn chúng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định mức độ đa dạng thành phần loài của dơi tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định một số đặc điểm sinh thái (phân bố theo sinh cảnh, tỷ lệ giới
tính, hoạt động tìm kiếm thức ăn) của các loài dơi ghi nhận được.
- Xác định một số mối đe doạ đến các loài dơi và các loài sinh vật khác tại
khu danh thắng Ngũ Hành Sơn làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý và quy
2


hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố
Đà Nẵng.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về thành phần loài, đặc điểm
hình thái và đặc điểm sinh thái của các loài dơi tại khu danh thắng Ngũ Hành
Sơn nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp thông tin cập nhật làm cơ sở khoa học cho công tác quản
lý và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn,
thành phố Đà Nẵng.

4. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài được trình bày theo bố cục chính gờm 5 phần, cụ thể:
- MỞ ĐẦU.
- CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
- CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.
- CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

3


1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỘ DƠI (CHIROPTERA)
Năm 1758, Carl Linnaeus, cha đẻ của ngành Phân loại học hiện đại, đã xác
định 07 loài dơi thuộc giống Vespertilio nằm trong bộ Linh trưởng (Primates).
Sau đó, vào năm 1779, nhà tự nhiên học người Đức, Johann Friedrich
Blumenbach đã tách chúng thành một bộ riêng - bộ dơi (Chiroptera).
Với hơn 1.420 loài đã được phát hiện trên thế giới trong đó nhiều loài mới
được phát hiện trong những thập kỷ gần đây, bộ dơi chiếm khoảng 1/4 tổng số
loài thú trên trái đất và chỉ xếp sau bộ gặm nhấm (Rodentia) trong lớp thú về
sự đa dạng về thành phần loài.
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM
SINH THÁI CỦA CÁC LỒI DƠI
Căn cứu trên những cơng trình đã được thực hiện, nghiên cứu về thành
phần loài và đặc điểm sinh thái của các loài dơi có thể tổng quan thuộc 3 lĩnh
vực chính bao gờm hệ thống phân loại, sinh thái học và âm sinh học.
1.3. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LỒI DƠI Ở VIỆT NAM
Nằm ở rìa phía Đơng của Bán đảo Đơng Dương, lãnh thổ Việt Nam bao
gồm ba phần tư là đồi núi xen kẽ với các đồng bằng trải dài từ khu vực Á nhiệt
đới ở phía Bắc đến cận xích đạo ở phía Nam. Những đặc điểm địa lý đó tạo

điều kiện thuận lợi để các loài sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài,
phong phú về số lượng.
Cho đến nay, sau hơn 1 thế kỷ nghiên cứu, Việt Nam đã ghi nhận khoảng
130 loài dơi, thuộc 35 giống, 11 họ.
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOÀI DƠI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và phạm vi thành phố Đà Nẵng, thơng
tin về các lồi dơi thường được công bố như là một phần trong những nghiên
cứu khảo sát thú nói chung, cụ thể, dựa trên việc kế thừa các tài liệu của tác giả
Nguyễn Thị Tường Vi (2010), Nguyễn Văn Khánh (2015) về thống kê đa dạng
4


sinh học của thành phố Đà Nẵng, đã công bố số liệu thú ghi nhận tại khu vực
thành phố Đà Nẵng có 20 lồi dơi, chiếm khoảng một phần sáu số loài dơi hiện
biết ở Việt Nam.
1.5. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.5.1. Vị trí địa lý
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn gồm những ngọn núi đá vôi mọc độc lập
theo phương vị Ngũ Hành: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn
tọa lạc trên vùng cát duyên hải cách thành phố Đà Nẵng 11 km về phía Đơng
Nam.
1.5.2. Khơng gian cấu trúc
Quần thể Ngũ Hành Sơn nằm ở rìa phía Bắc Trường Sơn Nam, được hình
thành từ những khối núi đá vơi và mang đầy đủ các tính chất của núi đá vơi
Việt Nam. Đá vôi Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới lắm nắng, mưa nhiều và mưa
rất to nên đá vôi bị hòa tan tạo ra những kỳ quan hết sức độc đáo. Ngũ Hành
Sơn là quần thể gờm có 5 ngọn núi: Thủy Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn (gờm có
Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn), Thổ Sơn, Mộc Sơn.
1.5.3. Khí hậu
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn thuộc thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng

khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Đây là nơi
chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới ở miền
Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô
từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đơng nhưng không
đậm, không kéo dài.
1.5.4. Đa dạng sinh học
Danh thắng Ngũ Hành Sơn có hệ thống hơn 17 hang động các loại, hệ thống
động, thực vật đa dạng, phong phú, đặc biệt, có các loại thảo mộc quý có mọc
ở đây là: Thiên tuế, Thạch trường sanh, Cung nhân thảo (Amaryllis), Lài trắng,
5


Cảnh thiên (Crassule), Mộc tê, Chương não, Thử lý (M. Vyridiflora, có tinh
dầu dùng để trét ghe thuyền), Tứ quý... Về hoa rừng có nhiều loại phong lan.
Về động vật có lồi khỉ Dộc hiền, và các loại dơi, chim yến, v.v...

CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các loài dơi (Mammalia: Chiroptera) tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn,
Đà Nẵng.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra thực địa, thu mẫu, phân tích và định loại thành phần loài dơi
(Mammalia: Chiroptera) tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
- Điều tra thực địa, phân tích đặc điểm sinh thái (phân bố theo sinh cảnh, tỷ
lệ giới tính, hoạt động bay tìm kiếm thức ăn, tiếng kêu siêu âm) của các loài
dơi (Mammalia: Chiroptera) tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
- Điều tra thực địa, phân tích nhân tố ảnh hưởng và đề xuất cơ sở khoa học
cho công tác quản lý đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.

2.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Việc khảo sát thực địa được thực hiện ở 5 khu vực ở khu danh thắng Ngũ
Hành Sơn: Thủy Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn (gờm có Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa
Sơn), Thổ Sơn, Mộc Sơn.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 10 năm
2021.

6


2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau:
2.4.1. Phương pháp luận
Việc nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài và các đặc điểm sinh học, sinh
thái giúp hiểu biết thêm đến lĩnh vực dơi tại Việt Nam và ý nghĩa, vai trò của
dơi trong hệ sinh thái, đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc nghiên cứu và
bảo tồn các loài dơi.
2.4.2. Phương pháp kế thừa
Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các số liệu của các cơ quan quản
lý, địa phương, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong cùng lĩnh vực ở Việt Nam
và trên thế giới, cũng như các số liệu thống kê, số liệu điều tra khảo sát thực
địa của các đề tài nghiên cứu đã được thực hiện trong cùng lĩnh vực và tại khu
vực nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Việc khảo sát thực địa được thực hiện ở 5 khu vực ở khu danh thắng Ngũ
Hành Sơn. Đây là căn cứ khoa học quan trọng phục vụ phân loại sinh cảnh điển
hình tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Sử dụng bẫy Thụ cầm và Lưới mờ. Thời gian đặt bẫy bắt dơi là từ 17h30
giờ tối đến 23h00 giờ đêm.
Việc đặt Lưới mờ, bẫy Thụ cầm tùy thuộc vào kết quả quan sát địa hình và
sinh cảnh sống của dơi; bẫy Thụ cầm thường được đặt trong các hang, đường
mòn, khe núi thường đạt kết quả cao nhất. Nếu số lượng dơi trong hang ít (<100
cá thể), bẫy thường được đặt ở cửa hang, nếu số lượng dơi lớn thì bẫy và lưới
được đặt tại các nhánh hang nhỏ và các đường bay của dơi.
2.4.4. Phương pháp xử lý mẫu
a. Mô tả mẫu
7


Hầu hết các cá thể dơi thu được được thả lại môi trường tự nhiên sau khi
thu thập xong số liệu về hình thái như mặt, màu lơng mặt lưng, mặt bụng, các
số đo cơ thể, giới tính và tiếng kêu siêu âm.
b. Thu và phân tích tiếng kêu siêu âm
Việc ghi tiếng kêu siêu âm của những cá thể dơi thu được khi cầm trên tay
hoặc ở trạng thái bay tự do trong màn có kích thước 2m x 2m x 2m được tiến
hành ngay trong đêm bằng các máy ghi Echo Meter Touch (Wildlife Acoutic
Inc., USA) kết nối với Ipad (Apple Inc., USA).
Phân tích số liệu và xử lí âm thanh siêu âm của dơi bằng phần mền Batsound
(version 3.1 Petterossion Electrolik AB).
c. Phân tích và định loại mẫu vật
Các mẫu sau khi xử lý được định loại theo tài liệu được kiểm định bởi các
chuyên gia và và hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn.
Việc định loài các loài dơi dựa theo tài liệu của Kruskop (2013), Nguyễn
Trường Sơn và Vũ Đình Thống (2006).
2.4.5. Phương pháp xử lí số liệu
Việc xử lý thơng kê các số liệu thu được được thực hiện trên các phần mềm
Microsoft Excel và Past statistic. Xây dựng bản đồ bằng phần mềm Mapinfo

mapx 5.0.

8


CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN CÁC LOÀI DƠI TẠI KHU DANH THẮNG NGŨ
HÀNH SƠN
3.1.1. Thành phần các lồi dơi
Kết quả của q trình nghiên cứu, thu mẫu, phân tích và định loại tổng số
71 mẫu vật đã ghi nhận được ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có 5 họ, 12 lồi
dơi (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Danh lục các loài dơi tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

TT
I

Tên Việt
Nam

Tên khoa học

Cynopterus sphinx
Vahl, 1797

5

+


+

-

-

-

11

+

-

-

+

-

+

+

-

-

-


+

+

+

-

+

+

-

-

-

-

Họ dơi bao
Emballonuridae
đuôi

Taphozous
Dơi bao
2
melanopogon
đuôi nâu đen
Temminck, 1841

III

n Thủy Kim Hỏa Thổ Mộc
Sơn Sơn Sơn Sơn Sơn

Họ dơi quả Pteropodidae

1 Dơi chó Ấn
II

Địa điểm nghiên cứu

Họ dơi mũi
Rhinolophinae


3 Dơi lá đuôi
4

Dơi lá rẻ
quạt

5

Dơi lá Pecxôn

Rhinolophus affinis
8
Horsfield, 1823
Rhinolophus

marshalli
11
Thonglongya, 1973
Rhinolophus
pearsonii
1
Horsfield, 1851

9


TT

Tên Việt
Nam

Địa điểm nghiên cứu
Tên khoa học

n Thủy Kim Hỏa Thổ Mộc
Sơn Sơn Sơn Sơn Sơn

Dơi mũi lá
6
nhỏ

Rhinolophus
pusillus Temminck,
1834


2

+

+

-

-

-

Dơi mũi lá
7
tai dài

Rhinolophus
siamensis
Gyldenstolpe, 1917

4

+

+

+

-


-

1

+

-

-

-

-

1

-

+

-

-

-

20

+


+

+

+

+

IV

Họ dơi nếp
Hipposideridae
mũi

8 Dơi mũi bé

Hipposideros
cineraceus Blyth,
1853

Hipposideros
pomona
K. Andersen, 1918
Hipposideros
Dơi nếp mũi
10
larvatus Horsfield,
xám
1823
Dơi mũi

9
xinh

V

Họ dơi
muỗi

Vespertilionidae

Dơi muỗi
11
Nhật Bản

Pipistrellus
abramus
Temminck, 1838

2

+

-

+

-

-


12 Dơi muỗi

Pipistrellus cf.
ceyclonicus Kelaart,
1852

5

+

-

+

-

-

Ghi chú: (n) là số lượng mẫu thu được.

10


3.1.2. Cấu trúc thành phần các loài dơi
a. Tỉ lệ số lượng cá thể ghi nhận được theo mỗi họ
Trong số các cá thể của 5 họ dơi được thu được tại khu danh thắng Ngũ
Hành Sơn, họ dơi mũi lá Rhinolophinae có số lượng nhiều nhất, với 26 cá thể
(chiếm 36.6 %), đứng thứ hai là họ dơi nếp mũi Hipposideridae có 22 cá thể
(chiếm 31 %), tiếp theo sau đó là các họ dơi bao đi Emballonuridae có 11 cá
thể (chiếm 15.5 %), họ dơi mũi Vespertilionidae có 7 cá thể (chiếm 9.9 %) và

xếp cuối cùng là họ dơi quả Pteropodidae có 5 cá thể (chiếm 7 %).
b. Sự đa dạng của các lồi trong mỡi họ
Với số lượng loài trong mỗi họ, họ dơi mũi lá Rhinolophinae có số lượng
nhiều nhất với 5 loài, tiếp theo đó là họ dơi nếp mũi Hipposideridae với 3 lồi,
họ dơi mũi Vespertilionidae có 2 loài và xếp cuối cùng là hai họ dơi quả
Pteropodidae và họ dơi bao đuôi Emballonuridae với 1 loài ghi nhận được.
c. Độ phong phú của các loài dơi được ghi nhận
Xét theo số lượng cá thể ghi nhận được của mỗi loài, loài dơi nếp mũi xám
Hipposideros larvatus có số lượng lớn nhất với 20 cá thể thu được, lồi dơi bao
đi nâu đen Taphozous melanopogon và lồi dơi lá rẻ quạt Rhinolophus
marshalli có số lượng lớn thứ 2, với 11 cá thể thu được ở mỗi loài, đối với các
loài dơi khác, số lượng cá thể thu được số lượng không nhiều với nhiều lồi
khác nhau. Ít cá thể nhất là các lồi dơi lá Pec-xôn Rhinolophus pearsonii, dơi
mũi bé Hipposideros cineraceus, dơi nếp mũi xám Hipposideros larvatus với
chỉ duy nhất 1 cá thể thu được ở mỗi loài.
3.1.3. So sánh mức độ đa dạng thành phần loài dơi giữa khu vực nghiên
cứu và những nơi khác tại Việt Nam
Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 130 loài dơi thuộc 11 họ. Tại khu danh
thắng Ngũ Hành Sơn ghi nhận 12 loài dơi, thuộc 5 họ. Như vậy, so với toàn bộ

11


khu hệ dơi Việt Nam, mức độ đa dạng dơi tại khu vực nghiên cứu chiếm tỉ lệ
45,5% về tổng số họ và 9,2% về tổng số loài.
Việc so sánh số lượng các loài dơi đã ghi nhận trước đây tại các khu vực
nghiên cứu lân cận, có hệ sinh thái núi rừng trên núi đất, rừng trên núi đá và
hang động tương đồng là Pù Mát, Cúc Phương, Phong Nha, Hữu Liên và Cù
Lao Chàm cho thấy 12 loài dơi đã ghi nhận tại khu vực nghiên cứu đều phù hợp
với những nghiên cứu trước đây về vùng phân bố, nơi sống ưa thích của chúng.

Khi phân tích hệ số tương đờng thành phần lồi dơi ở khu vực nghiên cứu
có thể nhận thấy, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có mức độ tương đờng cao
với khu bảo tờn thiên nhiên Hữu Liên (hệ số tương đồng 0.47619) và Khu dự
trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (hệ số tương đồng 0.42857). Đồng thời,
khi so sánh mức độ tương đờng về thành phần lồi dơi giữa khu danh thắng Ngũ
Hành Sơn và đảo Cù Lao Chàm trong công bố của Vũ Đình Thống và Nguyễn
Viết Thịnh về tính đa dạng của các lồi dơi, có 4 lồi giống nhau ở 2 địa điểm là
dơi nếp mũi xám Hipposideridae larvatus, dơi lá rẻ quạt Rhinolophinae
Marshalli, dơi lá đuôi Rhinolophus affinis và dơi lá tai dài Rhinolophinae
Siamensis.
Điều này được giải thích là do các khu vực này có vị trí địa lý và đặc điểm
sinh cảnh khá tương đồng do chúng cùng nằm trên một dải núi đá vôi kết nối từ
đất liền ra biển, có hệ sinh thái hang động ven biển nên có dạng sinh học tương
tự nhau, mức độ tương đờng cao hơn về thành phần lồi.
Tiến hành so sánh với các số liệu được nghiên cứu về số lượng và thành
phần loài dơi tại thành phố Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Thị Tường Vi (2010),
Nguyễn Văn Khánh (2015) về thống kê đa dạng sinh học đã công bố số liệu thú
ghi nhận tại khu vực thành phố Đà Nẵng có 20 lồi dơi, kết quả nghiên cứu tại
Ngũ Hành Sơn đã xuất hiện 12 loài dơi, đây là căn cứ thực tế và chính xác
chứng minh các dữ liệu đã được công bố của các nghiên cứu trước đảm bảo độ
12


chính xác, tăng thêm độ tin cậy về dữ liệu đa dạng sinh học của thành phố Đà
Nẵng.
3.1.4. Đặc điểm nhận dạng về hình thái ngồi của các lồi dơi đã ghi
nhận
Dựa trên những cá thể dơi thu được trong thời gian thực hiện đề tài được
cũng những dẫn liệu đã công bố trước đây (như Nguyễn Trường Sơn và Vũ
Đình Thống (2006), Kruskop (2013) đặc điểm hình thái bên ngoài dùng để định

loại các loài dơi đã ghi nhận tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn được mô tả đầy
đủ theo từng loài với các đặc điểm đặc trưng về đặc điểm cơ thể, hình thái đầu
và màu lơng.
3.1.5. Đặc điểm về tiếng kêu siêu âm của các loài dơi đã ghi nhận
Dơi phát ra tiếng kêu siêu âm dưới dạng các xung âm thanh không liên tục.
Chúng phát ra tiếng kêu siêu âm bằng cách đánh lưỡi hoặc sử dụng thanh quản.
Dựa trên tín hiệu siêu âm, các loài dơi ghi nhận tại Ngũ Hành Sơn được
chia làm 2 nhóm:
- Nhóm tần số cố định (Constant frequency, kí hiệu là CF) bao gờm 05 lồi
thuộc họ Rhinolophidae và một lồi thuộc họ dơi nếp mũi Hipposideridae.
- Nhóm phát ra tần số âm thanh thay đổi (Frequency modulated, kí hiệu
FM), bao gờm một lồi thuộc họ dơi bao đi Emballonuridae và hai loài thuộc
họ dơi muỗi Vespertilionidae.
Từ những kết quả trên, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh thái và tập tính
hay và giám sát thành phần các loài dơi ăn muỗi tại khu vực Ngũ Hành Sơn
trong tương lai có thể được thực hiện bằng các thiết bị ghi siêu âm và tránh
được việc phải bẫy bắt chúng.

13


3.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÁC LOÀI DƠI TẠI KHU DANH
THẮNG NGŨ HÀNH SƠN
3.2.1. Phân bố theo sinh cảnh
Dựa vào mục đích nghiên cứu nhằm xác định một số đặc điểm sinh thái và
một số nhân tố ảnh hưởng và đề xuất cơ sở khoa học cho công tác quản lý đa
dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, tài liệu phân loại sinh cảnh
sống các loài dơi của Gorresen (2005) và Kruskop (2013), chúng tôi chia khu
vực nghiên cứu thành 3 sinh cảnh chính: Rừng trên núi đất, Rừng trên núi đá,
Khu dân cư. Đây là 3 sinh cảnh điển hình tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn,

Đà Nẵng.
Sau quá trình nghiên cứu và thống kê, kết quả thu mẫu tại từng sinh cảnh
của các loài dơi tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn cho thấy khu sinh cảnh rừng
trên núi đất có số lượng cá thể thu được nhiều nhất với 41 cá thể, chiếm 57,7%,
tiếp theo đó và sinh cảnh rừng trên núi đá với 18 cá thể thu được, chiếm 25,4%,
xếp cuối là sinh cảnh khu dân cư với 12 cá thể thu được, chiếm 16,9%.
Khi phân tích về thành phần lồi, các loài dơi chủ yếu phân bổ ở sinh cảnh
sống rừng trên núi đất và rừng trên núi đá. Trong đó, dơi bao đi nâu đen
Taphozous melanopogon có 11/11 cá thế (chiếm 100%), lồi dơi nếp mũi xám
Hipposideridae larvatus có 15/20 cá thể (chiến 75%) thu được tại sinh cảnh
rừng trên núi đất. Lồi dơi chó Ấn Cynopterus sphinx có 4/5 cá thể (chiếm 80%)
và lồi dơi lá đi Rhinolophus affinis có 6/8 cá thể (chiếm 75%) thu được lớn
nhất tại sinh cảnh rừng trên núi đá. Tại sinh cảnh khu dân cư, loài dơi lá rẻ quạt
Rhinolophus marshalli đã ghi nhận với số lượng cá thể lớn nhất 4/11 cá thể
(chiếm 36,4%).
Đờng thời, căn cứ vào vị trí đặc bẫy tại 05 ngọn núi thuộc danh thắng Ngũ
Hành Sơn, đề tài phân tích sâu vào sinh cảnh thu thập được mẫu dơi với 04 sinh
cảnh chính bao gờm hang động, đường mòn, hẻm núi và khu dân cư.
14


Qua kết quả phân tích dữ liệu thu mẫu có thể thấy mối quan hệ chặt giữa
sinh cảnh sống và phân bố của các loài dơi. Đối với khu vực rừng trên núi đất
và rừng trên núi đá, đây là hai khu vực phân bố với số lượng nhiều nhất, là khu
vực có nhiều hang động rộng rãi, sáng sủa, thống mát, mái hang động có độ
ẩm cao, hệ sinh cảnh rừng cịn tương đối dày với nhiều lồi cây, độ tán che lớn,
là nơi cư trú và kiếm ăn lý tưởng các loài dơi.
Đối với khu vực dân cư chỉ thu được 12 cá thể dơi, điều này chứng tỏ các
hoạt động về kinh tế, hoạt động của con người, khu dân cư làm thay đổi các
không gian tự nhiên, nguồn thức ăn, các yếu tố như giao thông, tiếng ồn của

phương tiện di chuyển, ô nhiễm môi trường,… ảnh hướng đến phân bố của các
lồi dơi.
Vì vậy, có thể khẳng định, việc bảo vệ các sinh cảnh tự nhiên là rất quan
trọng trong việc quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học.
3.2.2. Tỷ lệ giới tính
Theo kết quả kiểm tra giới tính của 71 cá thể thu được, có 39 cá thể mang
giới tính đực chiếm 55%, 32 cá thể mang giới tính cái chiếm 45%. Kết quả trên
cho thấy, tỉ lệ giới tính của các lồi dơi tương đối cân bằng.
3.2.3. Hoạt động bay tìm kiếm thức ăn
Các hoạt động kiếm ăn của các loài dơi chủ yếu diễn ra vào ban đêm, còn
ban ngày hầu hết chúng đậu tại nơi trú ngụ (hang động, hốc hay tán cây). Để
phân tích kỹ hơn về các đặc điểm sinh thái, chúng tôi ghi nhân thời gian bay và
thời gian thu mẫu được các loài dơi tại khu vực nghiên cứu, cụ thể:
Qua dữ liệu cho thấy, các loài dơi thường hoạt động từ lúc chập tối, khoảng
giờ từ 18h30 đến 20h30. Đặc biệt, khoảng thời gian từ 19h00 đến 19h30 là thời
gian dơi hoạt động nhiều nhất, với tổng cộng 36 cá thể được thu mẫu, chiếm
50% tổng số mẫu thu được. Các mốc thời gian sớm như từ 17h30 – 18h00 và
từ sau 21h00, khơng có cá thể dơi nào được thu thập. Đây là căn cứ quan trọng
15


để Ban Quản lý của khu danh thắng đề ra các giải pháp nhằm hạn chế các hoạt
động của người dân và du khách vào thời gian này, nhằm tránh ảnh hưởng đến
các hoạt động tìm kiếm thức ăn của các loài dơi.
3.3. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐỀ XUẤT CƠ SỞ KHOA
HỌC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU
DANH THẮNG NGŨ HÀNH SƠN
3.3.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nói chung và các
lồi dơi nói riêng ở Ngũ Hành Sơn
Cho đến nay, sự phát triển du lịch có ảnh hưởng nhất định đến hiện trạng

của một số hệ sinh thái trong đó bao gờm các lồi dơi, lồi có sinh cảnh sống
gắn liền với hệ sinh thái hang động trong núi đá vôi. Dơi ở hang động là loài
dễ bị tổn thương bởi sự xáo trộn của con người trong thời kỳ sinh sản quan
trọng (mang thai, cho con bú và cai sữa). Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch
hang động trong những năm gần đây đã làm dấy lên mối lo ngại về tác động
đối với dơi hang động trong khu vực, minh chứng cụ thể là năm 2014,
Hipposideros larvatus và Taphozous melanopogon đã đánh giá hiện tượng sinh
sản của hai lồi cơn trùng tại ba hang động ở Campuchia từ năm 2014 đến năm
2016, đánh giá các hoạt động tham quan, du lịch của của con người đến các địa
điểm này, kết quả cho thấy tỷ lệ của dơi mang thai, cho con bú và con non sinh
nở lớn nhất trùng với thời điểm hang động diễn ra hoạt động tham quan, du lịch
của con người lớn nhất, đặc biệt đối với du khách trong nước và cụ thể là trong
năm mới của Campuchia vào tháng Tư. Mặc dù tác động của sự xáo trộn của
du khách đối với việc sự tồn tại và phát triển của dơi không thể được đánh giá
theo kinh nghiệm do thiếu dữ liệu lịch sử, nhưng dù sao cũng có khả năng đáng
kể là gây ra mối lo ngại về đa dạng sinh học và tác động đến sinh vật.
Hơn nữa, vì bằng chứng ngày càng tăng cho thấy dơi hang động bị suy giảm
nghiêm trọng tỉ lệ sinh nở. Đồng thời, quần thể dơi mất một thời gian tương đối
16


dài để phục hồi từ sự suy giảm liên quan đến con người do tỷ lệ sinh sản hàng
năm thấp. Hầu hết các loài dơi hang động chỉ sinh một hoặc hai con mỗi năm
và bất kỳ sự xáo trộn nào của các không gian tương đối nhỏ và hạn chế mà các
hang động cung cấp có xu hướng ảnh hưởng đến toàn bộ quần thể dơi, điều này
ảnh hưởng tiêu cực đến việc tồn tại và phát triển quần thể dơi.
Do đó, du lịch hang động phát triển đã làm tăng đáng kể các mối đe dọa đối
với dơi hang động ở các khu vực này. Phát triển hang động cho du lịch thường
bao gồm việc đưa ánh sáng nhân tạo và thay đổi vật lý vào môi trường hang
động, nhất là hoạt động thắp nhang khói trong các hang động tại khu danh thắng

Ngũ Hành Sơn, bên cạnh sự xáo trộn do sự hiện diện của khách tham quan
trong hang động tạo ra sự biến động đáng kể về nhiệt độ, độ ẩm tương đối và
nồng độ carbon dioxide, tất cả đều có thể dẫn đến việc phá hủy môi trường sinh
sống tự nhiên của dơi.
Trong thời gian điều tra thực địa, ghi nhận được những hoạt động xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần phát
triển đời sống của cư dân nằm xung quanh khu danh thắng và phục vụ nhu cầu
của khách du lịch. Nhiều tuyến đường được mở mới hoặc nâng cấp đã phần nào
gây ảnh hưởng đến hiện trạng thảm thực vật; trong đó, có nơi sống hoặc nơi
kiếm ăn của dơi.
Về môi trường, hoạt động của làng nghề đá thủ công mỹ nghệ gây ô nhiễm
môi trường, hoạt động du lịch và sinh sống của khu dân cư xung quang danh
thắng Ngũ Hành Sơn đã phát sinh nhiều rác thải, các hoạt động thờ cúng trong
hang động với lượng lớn hương, trầm được đốt phát sinh nhiều khói, bay lên
trần các hang động, đây là nơi các loài dơi hay trú ngụ nên có một phần ảnh
hưởng.
Đờng thời, hằng năm khu danh thắng Ngũ Hành Sơn vẫn chịu tác động từ
1-2 cơn bão thiên nhiên gây ra, tác động một phần nhỏ lên hệ thống thực vật
17


trên các khối núi đá thuộc Ngũ Hành Sơn, tuy nhiên tác động đến các lồi động
vật nói chung và đặc biệt là các lồi dơi nói riêng khơng đáng kể, vì mơi trường
sống của dơi chủ yếu là trong hang động, sẽ ít chịu ảnh hưởng từ hoạt động của
gió, bão.
Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nói chung và các
lồi dơi nói riêng ở Ngũ Hành Sơn, vẫn có những nhân tố ảnh hưởng tích cực,
góp phần vào cơng tác quản lý, bảo vệ hiện trạng hệ sinh thái tự nhiên trong
khu vực. Cụ thể, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có hệ thống hơn 17 hang động
các loại, hệ thống động, thực vật đa dạng, phong phú, đây là nơi cư trú và kiếm

ăn lý tưởng của các loài dơi.
Hoạt động du lịch đem lại ng̀n thu tài chính phù hợp để đầu tư cho các
cơng trình, hoạt động nghiên cứu, quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học nói chung
và các lồi dơi nói riêng bằng cách chăm sóc hệ sinh thái tự nhiên, trồng thêm
cây xanh, duy tu, nâng cấp các khu vực sạc lở hoặc đã bị tàn phá.
Chính quyền địa phương rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đa
dạng sinh học và cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, thường xuyên
tăng cường các công tác tuần tra, giám sát, đặt biệt, thiết lập đầy đủ các chốt
bảo vệ đặt trên các con đường lên núi, vừa đảm bảo an ninh trật tự cho hoạt
động du lịch, vừa là cơ sở quản lý, rà sốt các hoạt động gây ảnh hưởng đến
mơi trường, đa dạng sinh học tại Ngũ Hành Sơn. Ban quản lý khu danh thắng
Ngũ Hành Sơn và chính quyền địa phương (cụ thể là Ủy ban nhân dân quận
Ngũ Hành Sơn) đã ban hành chiến lược di dời làng đá mỹ nghệ non nước về tổ
52 và 53, Phường Hòa Hải, đây là cơ sở quan trọng để xác nhận các rủi ro và
tác động đến đa dạng sinh học nói chung và các lồi dơi nói riêng ở Ngũ Hành
Sơn có thể được hạn chế và loại trừ.

18


Qua kết quả tổng hợp có thể thấy, các yếu tố bất lợi và có mối đe dọa chính
đến đa dạng sinh học tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn chính là các hoạt động
du lịch, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và ô nhiễm môi trường từ rác thải,
khu dân cư, làng nghề thủ công.
Nhằm hài hoà giữa hoạt động kinh tế, du lịch và quản lý đa dạng sinh học
bền vững, cần có các giải pháp quản lý hiệu quả và nhất quán từ Ban quản lý
khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.
3.3.2. Đề xuất cơ sở khoa học cho công tác quản lý đa dạng sinh học tại
khu danh thắng Ngũ Hành Sơn
* Đối với hoạt động du lịch:

- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục: Hoạt động này có vai trị hết sức quan
trọng vì hiện nay đa số người dân lân cận và khách du lịch vẫn chưa biết vai trò
của dơi đối với đa dạng sinh học nói chung và mơi trường sinh thái nói riêng,
việc tuyên truyền giáo dục cần có sự phối hợp với nhiều cơ quan ban ngành
khác nhau như:
- Xây dựng các chương trình, video quảng bá trên đài phát thanh nội bộ,
website.
- Xây dựng các bảng thông tin, biển báo, hình ảnh trực quan và các băng
rơn khẩu hiệu tuyên truyền quản lí bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các
lồi dơi.
- Xây dựng các tiêu chí, cơ chế xử phạt đối với khách du lịch khi có hành
động khơng phù hợp, có thể gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại khu danh
thắng Ngũ Hành Sơn.
* Đối với hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Cải tạo, nâng cấp các hạng mục cơng trình bảo vệ môi trường tại khu danh
thắng Ngũ Hành Sơn (khu thu gom rác thải, hệ thống chiếu sáng, nhà vệ
sinh,…).
19


- Tuân thủ đúng quy hoạch xây dựng trên địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn,
tránh lấn chiếm, phá hoại khu danh thắng.
* Đối với ô nhiễm môi trường từ rác thải, khu dân cư, làng nghề thủ cơng:
- Bố trí thêm các thùng rác xanh để đảm bảo không gian thu gom rác thải
trên khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, dọc theo các tuyển đường du lịch.
- Tăng cường nhân sự vệ sinh khu danh thắng Ngũ Hành Sơn từ 18h00 (sau
khi hết thời gian đón khách) để vệ sinh môi trường.
- Đảm bảo tiến độ di dời của làng thủ công mỹ nghệ dưới chân khu danh
thắng Ngũ Hành Sơn, đảm bảo đúng theo nghị quyết hành động gian đoạn 2021
– 2025 của Ủy ban nhân dân Quận Ngũ Hành Sơn.

* Tăng cường công tác quản lý bảo vệ đa dạng sinh học:
- Công tác quản lý bảo vệ đa dạng sinh học cần có sự phối hợp với nhiều
đơn vị, cơ quan, ban ngành đặc biệt là có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản
lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và chính quyền địa phương sở tại, các đoàn
thể, các hiệp hội của địa phương,...
- Từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn các hoạt động khai thác
các tài nguyên trái phép như khai thác đá, củi, phong lan và đặc biệt là vào
trong các hang động lấy nhũ đá.
- Hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng từ hoạt động du lịch đến các
hang động.
- Tăng cường lực lượng quản lí, bảo vệ cả về số lượng và chất lượng.
* Tăng cường sự hợp tác:
- Ban quản lý khu danh thắng Ngũ Hành Sơn cần có chính sách hợp tác mở
rộng để kêu gọi các nguồn đầu tư từ các tổ chức, các chương trình trong và
ngoài nước trên các lĩnh vực khác nhau như tiếp tục điều tra giám sát đa dạng
sinh học, giáo dục môi trường, phát triển kinh tế của người dân tại vùng đệm
và trong khu danh thắng.
20


KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đã xác định được 5 họ, 12 loài dơi,
chiếm tỉ lệ 45,5% về họ và 9,2 % về loài tại Việt Nam và mô tả đầy đủ đặc điểm
nhận dạng của chúng.
1.2. Xác định và mô tả đầy đủ các đặc điểm về sinh thái liên quan đến nơi
sinh sống, tỷ lệ giới tính, hoạt động bay tìm kiếm thức ăn và tiếng kêu siêu âm,
của các loài dơi tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.
1.3. Các loài dơi (Mammalia: Chiroptera) tại khu danh thắng Ngũ Hành
Sơn có nguy cơ bị suy giảm do tác động chính từ tự nhiên và con người. Nhằm

hài hoà giữa hoạt động kinh tế, du lịch và quản lý đa dạng sinh học bền vững,
cần tiến hành động thời các nhóm giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục,
cải tạo, nâng cấp các hạng mục, cơng trình bảo vệ mơi trường, tăng cường công
tác quản lý và hợp tác trong bảo vệ đa dạng sinh học.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Tiếp tục tiến hành điều tra, đánh giá về hiện trạng phân bố, số lượng và
các đặc điểm sinh thái của khu hệ dơi trong khu vực nghiên cứu xây dựng cơ
sở dữ liệu đa dạng sinh học đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy.
2.2. Bảo vệ nghiêm ngặt các hang động và các sinh cảnh có ghi nhận những
lồi dơi, hạn chế các tác động từ hoạt động du lịch đến hệ sinh thái nói chung
và họ dơi nói riêng, đặc biệt là là Thủy Sơn, nơi còn giữ được mơi trường tự
nhiên và có nhiều hang động nhất.
2.3. Tăng cường quảng bá, nâng cao kiến thức về Đa dạng sinh học cho
Kiểm lâm, cán bộ quản lý và và khách du lịch về hệ sinh thái tại Ngũ Hành Sơn
để cùng chung tay duy trì, bảo vệ.

21



×