Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Xác định sự khác biệt chủ yếu giữa hệ thống ERP được cung cấp bởi SAP và ORACLE .Nêu tên một số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang áp dụng phần mềm tích hợp này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.47 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI :
Xác định sự khác biệt chủ yếu giữa hệ thống ERP được cung cấp bởi SAP và
ORACLE .Nêu tên một số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang áp dụng phần mềm
tích hợp này
I. TỔNG QUAN VỀ ERP
1. ERP là gì?
ERP (Enterprise Resource Planning) - Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh
nghiệp hoặc hệ thống ERP là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp
toàn bộ ứng dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự
động hoá các quy trình quản lý, do phần mềm máy tính hỗ trợ, để giúp cho công ty
quản lý các hoạt động chủ chốt của nó, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý
mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý
quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng, v.v
Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh
nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần,
bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Một phần mềm ERP là
một phần mềm máy tính cho phép công ty cung cấp và tổng hợp số liệu của nhiều hoạt
động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên
Theo các nghiên cứu của Meta Group đối với 63 công ty thì chi phí trung bình cho
một dự án ERP bao gồm phần mềm, chi phí nhân công, tư vấn và phần cứng là 15 triệu
USD. Mặc dù các dự án ERP rất phức tạp và đắt tiền nhưng nếu được triển khai phù
hợp sẽ đem lại những lựi ích không nhỏ. Cụ thể, nếu triển khai được đầy đủ, một hệ
thống ERP có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm trung bình hàng năm khoảng 1.6 triệu
USD.
Theo đánh giá của các chuyên gia của Công ty SAP, lợi ích lớn nhất của ERP là
sự kế thừa các mô hình tiến trình nghiệp vụ tốt nhất được các nhà cung cấp nghiên cứu,
tích luỹ kinh nghiệm và áp dụng thành công ở một loạt các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực viễn thông trên thế giới. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, ERP là
một công cụ đắc lực để quản lý tập trung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. ERP
giúp doanh nghiệp đánh giá được dịch vụ hoặc vùng tập trung nhiều khách hàng, đánh
giá dịch vụ khách hàng ưa thích sử dụng cũng như khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó,


ERP còn thể hiện nhiều lợi ích khác với tính năng tích hợp như: Phát triển khả năng
mua bán và đặt hàng cũng như đăng kí dịch vụ trên mạng; điều phối toàn bộ giá cả cho
các dự án; Theo dõi, quản lí và sử dụng các tài sản; Xác định quyền hạn và trách nhiệm
của từng người tham gia hệ thống
2. Cấu trúc của ERP
Cấu trúc của hệ thống ERP gồm 5 phần chính:
 Quản lý quan hệ khách hàng (CRM - Customer Relationship
Management): cung cấp các tính năng và công cụ phục vụ cho tiếp thị, bán hàng,
dịch vụ, hỗ trợ tìm kiếm, thu hút và giữ khách.
 Kinh doanh thông minh (Business Intelligence): cung cấp thông tin đặc
thù về kinh doanh ở mọi lĩnh vực của công ty - từ tiếp thị và bán hàng, vận hành của
hệ thống mạng đến các chiến lược và kế hoạch về tài chính.
 Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): tích hợp hệ thống
cung cấp mở rộng và phát triển một môi trường kinh doanh thương mại điện tử thực
sự. Chương trình cho phép doanh nghiệp cộng tác trực tiếp với khách hàng, nhà cung
cấp ở cả hai phương diện mua và bán, chia sẻ thông tin.
 Thương trường (Marketplace): cung cấp một hạ tầng cộng tác tạo nên môi
trường kinh doanh ảo, giúp mở rộng khả năng hiểu biết về thị trường cũng như sự liên
kết chặt chẽ giữa các quy trình kinh doanh với nhau.
 Nơi làm việc (Workplace): Là một cổng ra của công ty cho phép truy xuất
thông tin, ứng dụng, dịch vụ bên trong cũng như ngoài công ty bất kỳ lúc nào. Mọi
nhân viên, khách hàng, nhà phân phối, đầu tư, các đối tác môi giới trung gian đều có
thể sử dụng cổng vào này với chế độ bảo mật và phân quyền theo chức năng.
Ngoài ra chương trình này còn cung cấp các chức năng cơ bản dành riêng cho
lĩnh vực viễn thông như: hỗ trợ số lượng lớn tài khoản khách hàng, phân cấp khách
hàng, tự động hóa các quy trình quan trọng. Giải pháp tích hợp nhiều loại thanh toán,
xử lý việc nhắc và đòi nợ, trả chậm, tính toán lợi nhuận, hoãn nợ, xử lý thu hồi, trả
lại,
3. Các chủ thể liên quan đến triển khai ERP
 Các nhà cung cấp hệ thống : Là người tạo ra ản phẩm ERP ,Chẳng hạn là

SAP ,Oracle, Exact…
 Nhà bán lẻ với dịch vụ gia tăng(VAR) : Đây là hệ thống phân phối cho hãng
phần mềm ,có chức năng trực tiếp phát triển thị trường và bán sản phẩm
 Nhà tư vấn triển khai: Là đối tượng trực tiếp triển khai ERP cho khách hàng
và cung cấp các dịch vụ sau triển khai
II. SO SÁNH GIẢI PHÁP ERP CỦA SAP VÀ ORACLE
1. Giải pháp SAP
Với bộ giải pháp SAP, doanh nghiệp có thể thiết kế, xây dựng, triển khai và vận
hành các chiến lược kinh doanh cũng như các quy trình nghiệp vụ mới một cách linh
hoạt và nhanh chóng. Doanh nghiệp cũng có thể định hướng đổi mới trong toàn
doanh nghiệp bằng cách kết hợp các hệ thống sẵn có trong khi duy trì một cấu trúc
chi phí chấp nhận được.
Giải pháp của SAP cung cấp chức năng cho Kiến trúc dịch vụ doanh nghiệp
(Enterprise Services Architecture) - định hướng của SAP cho các giải pháp nghiệp
vụ hướng dịch vụ. Giải pháp SAP cho phép doanh nghiệp tăng năng suất, tăng khả
năng hoạt động và cho doanh nghiệp khả năng thích ứng cần thiết để tăng tốc các
chiến lược kinh doanh.
Trong khi vẫn tận dụng nguồn lực công nghệ thông tin sẵn có, SAP cho phép
doanh nghiệp chủ động kiểm soát toàn bộ việc quản trị doanh nghiệp và môi trường
hoạt động của mình để tăng hiệu quả và lợi nhuận. SAP ERP cung cấp đầy đủ chức
năng cho việc phân tích kinh doanh, tài chính, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động, và
các dịch vụ doanh nghiệp. Ngoài ra, SAP ERP còn hỗ trợ việc quản lý hệ thống như
quản trị người sử dụng, quản lý cấu hình, quản lý dữ liệu tập trung, và quản lý các
dịch vụ Web. Tất cả các chức năng này được hỗ trợ bởi nền công nghệ SAP
NetWeaver. SAP ERP gồm tập hợp bốn gói giải pháp riêng cung cấp một nền ERP
mạnh mẽ cho các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp
 Điểm mạnh
o Có một điểm mạnh của SAP là khả năng tích hợp giữa các module. Có thể
nếu xét về từng module thỉ SAP sẽ không bì được nhiều phần mềm chuyên
biệt, nhưng nếu nói về integration thì SAP là 1 giải pháp lý tưởng, và SAP

cũng đã có giải pháp cho hơn 40 ngành công nghiệp, khả năng đáp ứng tới
hơn 90% yêu cầu. Các module tích hợp với nhau tốt hơn Oracle (Phần tài
chính, cho nên kế toán sẽ dễ chịu hơn)
o SAP tách biệt phần tài chính với quản trị thông qua module CO
o Giao diện đẹp và dễ làm việc
o Tốc độ xử lý data rất nhanh
 Điểm hạn chế
o Khó thiết kế lại qui trình (Điều này thì doanh nghiệp VN, quốc tế đều
không ưa - Dễ bị thất bại với dự án đang làm )
o Khó customise (Thêm trường, bổ sung thông tin thì rất vất vả).VD : Ở Dự
án Bảo Minh, thêm 2 ô nhập cũng mất 3 tháng: Số hóa đơn, Số hợp đồng).
o Làm báo cáo khó (Viết trên ABAP phải căn chỉnh từng tí một - Theo tọa
độ)
o Giá cao
o Đội ngũ phải thuê quốc tế vào (Chủ yếu là Ấn Độ),
o Do sản xuất, kinh doanh đóng gói sẵn, cho nên nếu ngành công ty không
hợp thì chỉ có cách theo SAP (Nếu nó phù hợp với chiến lược kinh doanh
của bạn) nếu không thì phải chấp nhận bỏ thôi.
 SAP Business One ERP.
SAP Business One là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp (ERP) của tập
đoàn SAP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
SAP Business One - Phần mềm có khả năng tích hợp các chức năng cốt lõi trong
toàn doanh nghiệp như: mua hàng, bán hàng, tồn kho, sản xuất, tài chính kế
toán…
Tại sao nên chọn giải pháp SAP Business One
- Lãnh đạo kiểm soát được tình hình doanh nghiệp
- Thời gian triển khai nhanh, nguồn nhân lực ít, thiết kế sản phẩm dễ hiểu, dễ
nắm bắt
- Phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, yêu cầu quản lý rất dễ thay đổi
- Đa dạng về quy mô, ngành nghề, loại hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh

Lợi ích của phần mềm SAP Business One
- Cải thiện hiệu quả để có lợi nhuận tốt hơn
- Tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp của bạn
- Quản lý chặt chẽ lượng hàng tồn kho, giá trị tồn kho
- Tăng lượng khách hàng, do theo dõi chặt quá trình tiếp thị và thanh toán của
khách hàng
- Sắp xếp kế họach kinh doanh của doanh nghiệp ở cấp độ chiến lược và chiến
thuật
- Rút ngắn thời gian hiện thực hóa giá trị, hỗ trợ nhu cầu luôn thay đổi của DN
2. Giải pháp Oracle
Những đặc điểm chính của giải pháp Oracle:
● Đầy đủ các phân hệ nghiệp vụ: Oracle E-Business Suite có đầy đủ các phân
hệ như: Kế toán tài chính, nhân sự tiền lương, quản lý kho, mua sắm, bán hàng,
quản lý dự án, quản lý sản xuất…
● Tích hợp hoàn toàn - dữ liệu tập trung: Các phân hệ được xây dựng theo
thiết kế tổng thể với mô hình dữ liệu thống nhất và trên một CSDL duy nhất.
Dữ liệu được quản lý tập trung, đầy đủ, chia sẻ, thống nhất và xuyên suốt toàn
bộ doanh nghiệp.
● Tự động hóa quy trình tác nghiệp: Vận hành theo quy trình nghiệp vụ, hoàn
toàn tích hợp giữa các phân hệ, chia sẻ việc nhập liệu cho các cán bộ nghiệp vụ
ngay khi nghiệp vụ ban đầu phát sinh, tăng cường kiểm soát luồng dữ liệu.
● Kiến trúc và công nghệ tiên tiến: Kiến trúc 3 lớp (máy trạm, ứng dụng và
CSDL), môi trường và kiến trúc tính toán Internet. CSDL và nền công nghệ
hàng đầu thế giới của Oracle, hầu như không giới hạn về khối lượng lưu trữ và
xử lý dữ liệu.
● An toàn, bảo mật cao: An ninh và an toàn dữ liệu rất cao, phân quyền phù
hợp với vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đơn vị.
 Điểm mạnh
o Đội ngũ triển khai rất đông đảo
o Dễ customise để phù hợp với doanh nghiệp

o Phần hệ thống tài khoản có nhiều phân đoạn giúp cho phần quản trị doanh
nghiệp (Nhiều hơn SAP rất nhiều - Ví dụ: Thêm được đến 30 phân đoạn để
quản lý, trong khi đó SAP chỉ có phần cost center và profit center, còn phần
characteristic thì chỉ giúp cho phần phân bổ của CO mà thôi)
o Module chuyên biệt nên dễ dàng kết nối với hệ thống hiện tại và đặc biệt rất
tốt cho ngành dầu khí (phần mềm dầu khí riêng), ngành viễn thông (có hệ
thống tính cước riêng)
o Phần Descriptive flexfield cho phép thêm nhiều thông tin quản trị của doanh
nghiệp, xuất ra làm báo cáo quản trị thì dễ dàng. Ở bất cứ màn hình nào
cũng có 15 trường thêm này.
o Cấu trúc Flexfield rất mạnh, ở cả cấu trúc Key Flex, và Descriptive Flex. Do
vậy khi triển khai có thể kèm theo nhiều thông tin đi kèm do KH yêu cầu để
đáp ứng được báo cáo VAS và báo cáo đặc thù(Điều này đặc biệt quan trọng
khi triển khai ERP ở VN)
 Điểm hạn chế
o Nhiều đơn vị làm không thành công, dẫn đến khách hàng nghi ngờ nhiều vào
Oracle
o Oracle là sản phẩm tích hợp từ nhiều sản phẩm khác nhau (PeopleSoft,
Siebel. Retek, ) nên còn nhiều hạn chế, nhất là mảng sản xuất
 Oracle E- Business Suite: Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp
Oracle E-Business Suite là giải pháp hàng đầu thế giới về quản lý tổng thể
doanh nghiệp (ERP), áp dụng cho các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn.
Oracle E-Business Suite giúp doanh nghiệp tích hợp và chuẩn hóa các qui trình
nghiệp vụ, quản lý và điều hành xuyên suốt các hoạt động: tài chính kế toán,
mua hàng, bán hàng, kho và vật tư, sản xuất, nguồn nhân lực, quan hệ khách
hàng, … của doanh nghiệp.
Oracle E-Business Suite là bộ các ứng dụng nghiệp vụ hỗ trợ doanh nghiệp
quản lý hiệu quả quan hệ khách hàng, quá trình cung cấp dịch vụ, lao động sản
xuất, giao hàng - bán hàng, quản lý thu chi toàn bộ được triển khai trên một
hệ thống duy nhất được xây dựng trên một kiến trúc thông tin thống nhất.

Oracle E-Business Suite kết hợp các chức năng hoàn thiện, có tính mở và hiệu
quả nhất thế giới cho việc quản lý nguồn lực doanh nghiệp với một công nghệ
nền mở và linh hoạt. Cho phép doanh nghiệp tăng năng suất, tăng khả năng
hoạt động và khả năng thích ứng cần thiết để tăng tốc các chiến lược kinh
doanh.
Oracle E- Business Suite Special Editon
Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa có khả năng triển khai
giải pháp quản lý một cách tổng thể nhưng vẫn có mong muốn áp dụng một sản
phẩm quốc tế được chuẩn hoá nhằm chuẩn bị cho quá trình mở rộng trong
tương lai thì FPT-ERP vẫn dành cho họ một sự lựa chọn với sản phẩm Oracle
E-Business Suite Special Edition. Đây là phiên bản đặc biệt dành cho các
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. FPT-ERP sẽ cùng với doanh nghiệp tìm
hiểu, khảo sát và phân tích nhu cầu từ đó đưa ra được quyết định lựa chọn phù
hợp nhất. Các phân hệ của Oracle có tính hệ thống cao nhưng mỗi phân hệ vẫn
có tính độc lập tương đối chính vì vậy doanh nghiệp có thể lựa chọn việc áp
dụng một hoặc một vài phân hệ riêng rẽ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
mình.
Các module chính được tích hợp
Quản lý Tài chính
Quản lý tài chính là cốt lõi của các hoạt động kinh doanh và báo cáo của doanh
nghiệp. Oracle E-Business Suite tích hợp chức năng quản lý tài chính vào hệ
thống quản lý tổng thể nhằm quản lý chính xác các nghiệp vụ tài chính kế toán
và phát sinh báo cáo theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Quản lý Mua sắm
Giải pháp quản lý tổng thể của Oracle giúp doanh nghiệp tự động hóa hoàn
toàn qui trình mua hàng từ lúc đặt hàng cho đến lúc thanh toán, qua đó sẽ giúp
cho doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể trong hoạt động quản lý mua hàng.

Quản lý Bán hàng
Giải pháp quản lý tổng thể của Oracle giúp tự động hóa hoàn toàn qui trình bán

hàng từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi thu tiền khách hàng, giúp doanh
nghiệp có khả năng nắm bắt được nhiều kênh phân phối, theo dõi quản lý và
đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng một cách chính xác và hiệu quả.
Quản lý Sản xuất
Oracle cung cấp giải pháp quản lý sản xuất tổng thể từ quản lý nguyên vật liệu
đầu vào cho đến kiểm soát sản phẩm đầu ra giúp cho doanh nghiệp có khả năng
sản xuất theo nhu cầu đặc thù của khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo được chất
lượng sản phẩm với chi phí thấp nhất.
3. Sự khác biệt giữa hai giải pháp
o Sản phẩm của SAP thì hướng về các ngành công nghiệp sản xuất tốt hơn
Oracle, họ có những giải pháp cho hầu hết các ngành công nghiệp và các
giải pháp này có thể giải quyết được gần như tối đa các bài toán đặc thù của
ngành công nghiệp đó.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Oracle cũng đã mua lại rất nhiều giải
pháp chuyên ngành mạnh và chiến lược nhằm cạnh tranh với SAP.
o Oracle cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh vì giá rẻ hơn và nếu không quá đặc
thù (ví dụ như ngành may chẳng hạn) thì sự khác biệt giữa hai giải pháp là
không lớn
o Đội ngũ triển khai của Oracle đông đảo hơn là SAP
o SAP có các function(chứ năng) linh hoạt hơn Oracle :
 PostingKey của SAP cho phép bạn làm việc ở 1 màn hình (Giả sử là
GL) có thể chuyển sang màn hình khác( cấn trừ công nợ AP), rồi có thể
chuyển sang cấn trừ trên AR. Postingkey sẽ gọi màn hình của module đó
để làm việc.
 Phần làm báo cáo tài chính, lập công thức hay hơn nhiều so với cái FSG
của Oracle và rất trực quan.Nó có thể đánh dấu 1 dãy cột để làm công
thức
 Phần drilldown của SAP cũng rất tốt.Xem rất trực quan. Drilldown cho
phép ở bất cứ đâu bạn có thể truy vấn được dữ liệu (Trong CO, trên GL,
trên AR hoặc AP)

 Trong bảng xem công nợ của AR, AP cũng rất trực quan. Điều này làm
cho khách hàng không cần phải làm báo cáo nữa.
o Mức độ uyển chuyển của Oracle tốt hơn SAP nhiều. Nhu cầu của doanh
nghiệp đa dạng, nhiều ngành nghề, nên họ không thể mua hết giải pháp của
SAP được . Lấy vì dụ một doanh nghiệp Petrolimex, nếu mà họ dùng SAP,
ngành của họ thì rất nhiều: Kinh doanh xăng, dầu, khách sạn, bảo hiểm,
Nếu không uyển chuyển thì đội triển khai lấy đâu ra giải pháp ngành để làm.
Customise SAP là không nên, vì e rằng sẽ phá vỡ cấu trúc chương trình.
o Về kỹ thuật SAP Application độc lập với physical database bên dưới, do vậy
các cơ chế lập trình hướng đối tượng qua các hàm API, kết quả trả về trên
lớp ứng dụng, còn Oracle dùng kỹ thuật table-oriented, giữa ứng dụng và
physical tương tác trực tiếp nên sẽ xảy ra 1 số trường hợp rủi ro về data.
o Xét về mặt hệ thống Oracle không thể so bì với SAP về mặt kiến trúc hệ
thống tổ chức phần mềm.
o Oracle rất linh hoạt và có thể customize theo ý mình trong khi SAP lại rất
cứng nhắc : Về ERP, các chuyên gia khuyên rằng không nên Customize và
hạn chế tối đa.
+ Việc Customize có thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi: customize thường đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp và
thay đổi quy trình rất ít, họ thích cái mới và cái cũ càng gần càng tốt, nhất là
doanh nghiệp có độ tuổi trung bình cao (già). Họ không thích thay đổi
nhiều
- Khó khăn và hậu quả: đáp ứng trước mắt chúng ta có thể xem việc
customize là tuyệt vời, linh hoạt, muốn gì được nấy nhưng hậu quả không
lường khi nó phá vở nguyên hệ thống ERP sau này, từ 1 sai sót nhỏ trong
customize mà có thể dẫn đến cài lại từ đầu hệ thống , việc này nhiều DN
đã bị
SAP đặc biệt hạn chế customize dưới mức độ hệ thống ( không phải dạng
report display), vì SAP là cty phần mềm ERP hơn 30 năm kinh nghiệm, họ
đã trải qua thời gian dài để phát triển mở rộng theo chiều sâu của từng ngành

và theo chiều rộng của kiến trúc kỹ thuật, tất cả các công ty đều có thể sử
dụng SAP theo yêu cầu riêng của từng DN bằng cách cấu hình theo ý đồ của
DN( configuration), chỉ cần chọn các options theo ý của DN thì có thể SD
mà không cần phải thay đổi cấu trúc bên dưới.
Một table(bảng) của SAP thiết kế có thể để dành hàng trăm field để phù hợp
cho từng DN mà không ảnh hưởng đến tốc độ chạy của ừng dụng. Đó là cái
hay của SAP, trong những trường hợp đặc biệt quá, thì thường là chuyên gia
hàng đầu của SAP (Có quyền SAP ALL) mới đưộc customize, thường là
chuyên gia của SAP-Germany. Có thể đối với nhà triển khai, hay chuyên
gia chưa kinh nghiệm, khi có vấn đề phát sinh, họ nghĩ là cái này SAP
không thể đáp ứng được rồi đi customize cái table của SAP, và làm phức tạp
hóa vấn đề nhưng có thể họ chưa khám phá hết chức năng bên dưới của SAP
đã hỗ trợ rồi.
o Oracle đang gặp phải sự khác biệt quá lớn giữa các version,dẫn đến việc
nâng cấp gặp nhiều khó khăn vì Oracle đang phát triển từ từ, nó phải mất 10
năm mới phát triển được core tích hợp như SAP, vì nó mua lại nhiều hãng
giải pháp khác quá, thậm chí Oracle chưa có Business Adapter tích hợp, mà
chỉ làm technical adapter thôi.
o SAP không có khái niệm về cấu trúc tài khoản (COA) như Oracle mà SAP
chỉ dùng hệ thống TK như các DN Việt Nam thường dùng, còn các mã phân
tích khai báo riêng. Đây là khác biệt rất cơ bản giữa SAP và Oracle.
o Oracle dùng dễ hơn SAP vì Oracle có phiên bản dùng test để tập dượt song
hành cùng phiên bản chính, còn SAP ở công ty thì dùng trực tiếp luôn
o Về data training thì hiện nay không một giải pháp nào bằng SAP ,nó
dựng lên rất nhiều client (thiết bị) mỗi client sẽ có một chức năng để
giúp người sử dụng develop(khai thác) hoặc test (kiểm tra) trước khi
chuyển qua Production để chạy ( cái khoản này thì SAP thật sự rất
mạnh). Nếu các client cùng 1 instance thì các công ty chỉ cần deverlop
program trên 1 client thì các client kia tự động có thể sử dụng được mặc
dù dữ liệu trên các client là khác nhau. Các client khác nhau instance

cũng có thể transport cấu hình hoặc chương trình.
o Tốc độ xử lý dữ liệu ,đặc biệt với dữ liệu khoảng vài triệu records hoặc xử lý
online thì SAP rất truyệt vời, xử lý rất nhanh còn Oracle thì chậm thậm chí
xẩy ra tình trạng time out
o Như vậy, nói về ERP thì SAP làm tốt hơn Oracle vì họ đi đúng với bản chất
của ERP là phải theo chiều sâu và theo ngành công nghiệp cụ thể Đặc biệt là
trong lĩnh vực sản xuất
4. Hạn chế và khó khăn khi thực hiện cả hai giải pháp
• Kế toán vất vả để nắm bắt qui trình của các đơn vị (Do đây là ERP nên nhiều
đơn vị khác sẽ dùng) trong khi kế toán lại phải nhận dữ liệu. Cái mà họ
không biết bên kia đang làm gì (Cho nên phải học hết)
• Không có đối ứng nên khó kiểm soát hơn phần mềm Việt Nam(Khó cho Kế
toán)
• Mà để chạy tốt SAP hoặc Oracle thì yêu cầu toàn bộ người trong công ty từ
sếp đến nhân viên phải hoạt động theo một qui tắc nhất định.
• Cả Oracle và SAP phân quyền hơi cao, và chuyên môn hoá hơi lớn nên có
thể sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của nhân viên sau 1 thời gian làm thuần
thục phần việc của mình. Nhưng với người có toàn quyền khai thác,
(Financial Controller, Chief Acc, hoặc GD) thì nó rất hay và giúp làm nhiều
thứ quản trị
III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ERP TẠI VIỆT NAM
1. Nhận định chung
Về phần triền khai ở VN, phần mềm SAP hay Oracle không có lỗi trong việc áp
dụng mà là do nhà triển khai chưa đủ năng lực. SAP hay ORacle đều phù hợp với
doanh nghiệp VN cả, vấn đề là áp dụng thế nào? Mua ERP là mua quy trình giải pháp
chứ không phải phần mềm. SAP và Oracle là công cụ để làm ERP. SAP phát triển hơn
30 năm, còn Oracle mới đây khi sáp nhập 1 số cty khác.
Vì sao SAP vào VN muộn hơn so với Oracle? Không phải vì họ thua kém
Oracle, hay họ sợ mà là chiến lược kinh doanh của họ, chỉ khi VN gia nhập WTO thì
họ mới vào khi mà nhu cầu ERP hóa doanh nghiệp cao, cũng như trình độ công nghệ

VN đủ mạnh
Nhìn chung SAP vẫn có ít lợi thế hơn Oracle tại thị trường VN. Vì sao? tại VN
doanh nghiệp đa phần là DN vừa và nhỏ, lớn không nhiều lại hoạt động đa ngành
nghề cho nên đầu tư giải pháp SAP sẽ k hiệu quả. Ví dụ: công ty hoạt động các lĩnh
vực như mua bán điện thoại, tích hợp hệ thống, sản xuất/gia công phần mềm, thì liệu
giải pháp SAP có phù hợp k?
2. Một số doanh nghiệp đã triển khai ERP tại Việt Nam
a. Các đối tác của SAP và Oracle ở Việt Nam
1. FPT (SAP+Oracle)
2. CMC (SAP+Oracle)
3. Pythis (SAP+Oracle)
4. Apzon (SAP)
5. Tinh Van (Oracle)
6. HPT (Oracle)
7. FIBI (Oracle)
8. CFTD
9. Global Cybersoft (SAP)
10. FCG Vietnam (SAP)
11. Gimasys (Oracle)
12. Sunshine Gimasys (Oracle)
b. Một số DN Việt Nam đang áp dụng ERP
- Bảo Minh
+ Bắt đầu vận hành khoảng năm 2003
+ Phiên bản SAP R/3 4.6D
- Vtrac (hãng sản xuất máy kéo Mỹ thương hiệu Catterpilar):
+ Bắt đầu vận hành khoảng năm 2003
+ Phiên bản SAP R/3 4.6C (hình như đã nâng cấp lên ECC6)
- Vinamilk
+ Giải pháp Oracle E Business Suite
+ Đơn vị triển khai : Pythis

+ Thời gian : 7/9/2007
- Panasonic Communication Vietnam (PCV):
+ Phiên bản SAP R/3 Enterprise (4.7)
+ Bao gồm các phân hệ FI, CO, MM, SD và PP.
+ Dự án chính thức Go-Live tháng 9 năm 2006. Đây là một dự án thành công.
- ICP (công ty sản xuất sản phẩm X-men)
+ GoLive năm 2008
- Vitranschart JSC (Công Ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt nam)
+ Triển khai từ 10/2009
- TAFICO (Công ty Cổ phần xi măng FICO Tây Ninh)
+ Triển khai từ 01/2010
- Biti's (Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên )
+ Triển khai từ 03/2010
-Tháng 9/2011
+ Công ty Bánh kẹo Phạm Nguyên (Phaner) cùng Oracle và Công ty Dịch vụ
ERP FPT công bố triển khai thành công Giải pháp Oracle E-Business Suite cho
hệ thống quản trị nguồn lực ERP.

×