Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
TÊN ĐỀ TÀI:
GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ
THƠ VĂN.
(Qua phần truyện, kí, thơ hiện đại- học kì II. Ngữ văn 6).
Năm học 2019-2020
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong một buổi tập huấn “Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố” do Sở
giáo dục đào tạo tổ chức, tôi rất tâm huyết một câu nói từ hội nghị đó là: “Người thầy
khơng phải là người dạy cho học trò nhiều tri thức mà phải là người dạy cho học trò con
đường đến với tri thức”. Vâng, câu nói đó đã cho thấy vai trò quan trọng của người thầy
cũng như vai trò quan trọng của phương pháp dạy học với cuộc sống và tương lai của mỗi
học trị. Câu nói đó cũng thơi thúc trong tôi những nghĩ suy, trăn trở phải làm sao để có
thể hình thành cho học trị u của mình những con đường đến với tri thức?
Rồi trong cuốn “Hướng dẫn dạy học môn Ngữ Văn trung học cơ sở theo chương
trình giáo dục phổ thơng mới” do tác giả Đỗ Ngọc Thống chủ biên cũng đã khẳng định
một trong ba mục tiêu cụ thể của chương trình Ngữ Văn THCS mới là: Mục tiêu về năng
lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập… Vậy
để đạt được mục tiêu môn học đó, mỗi giáo viên chúng ta phải thật sự nhận ra, tích cực
thực hiện phương pháp dạy học mới để phát huy năng lực của người học cũng như phát
huy những năng lực đặc trưng của môn Ngữ Văn: Năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ
thẩm mĩ và những năng lực gần gũi, cần thiết khác như: năng lực giao tiếp và hợp tác;
năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để từ đây, các em
khơng chỉ có những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách
nhiệm, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành và phát triển cá tính… Bên cạnh đó, mơn học Ngữ
văn cịn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có
đời sống tâm hồn phong phú , có quan niệm sống và ứng xử nhân văn, có tình u đối với
tiếng Việt và văn học, có ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn và
phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam cũng như hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại... Mục tiêu này của môn Ngữ Văn cũng đã chi phối rất nhiều đến mỗi
giáo viên chúng ta trong quá trình dạy học, trong mỗi giờ lên lớp, mỗi tiết học của học
trò…
Năm học 2019-2020
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
Một lí do nữa thơi thúc tơi thực hiện đề tài này đó là cần hướng tới những yêu cầu
cần đạt về năng lực văn học ở cấp Trung học cơ sở: Nhận biết được các loại văn bản văn
học, phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức thuộc mỗi thể loại văn học,
trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm với bản
thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học… Để đạt được mục tiêu đó
khơng thể thiếu đi năng lực cảm thụ thơ văn!
Hơn nữa, chương trình học kì 2, phần văn bản của các em cũng có nội dung rất gần
gũi, thiết thực với những câu chuyện, trang bút kí, những bài thơ hấp dẫn, lôi cuốn, dễ
tiếp cận, cảm thụ. Và, sau một học kì làm quen với cấp học mới, các em đã quen với
phương pháp, kĩ năng học. Lúc này là thời điểm lí tưởng, là địa chỉ cụ thể có thể thực
hiện khả năng hình thành và phát triển năng lực cảm thụ thơ văn!
Từ những lí do trên, bản thân tôi đã trăn trở, suy nghĩ và tìm kiếm cho mình những
giải pháp cụ thể, đúc rút những kinh nghiệm hữu ích để có thể giúp cho các em học sinh
lớp 6 mà tôi trực tiếp giảng dạy có thể hình thành và phát triển cho mình năng lực cảm
thụ thơ văn. Để từ đây, các em có thể có được phương pháp học, niềm u thích, sự say
mê với mơn học hay cụ thể nữa đó là các em được bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm, lí tưởng
để có thể phát triển và làm giàu thêm đời sống tinh thần, làm phong phú thêm, đẹp thêm
đời sống tâm hồn và nhân cách!
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Phạm vi thực hiện:
- Chương trình bộ mơn Ngữ Văn 6 phần văn bản truyện, kí, thơ hiện đại gồm có
10 văn bản (Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi,
Vượt thác; Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mưa, Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lao xao); học
trong 15 tiết trong đó có 3 tiết đọc thêm. Chương trình đã có sự sắp xếp để tích hợp với
phần Tiếng Việt, Tập làm văn khá chặt chẽ.
-Chương trình dạy bồi dưỡng nhu cầu buổi chiều, nhà trường cũng qui định có 5
buổi (tương đương với 15 tiết) liên quan đến 10 văn bản- tác phẩm được học.
- Chương trình ơn luyện cho học sinh tham dự thi Olimpic Ngữ văn 6 cấp huyện
cũng có 2 buổi cảm thụ, 3 buổi liên quan đến các văn bản này (khoảng 15 tiết)
Năm học 2019-2020
3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
– Ngoài ra, phần truyện kí, thơ hiện đại này cịn được phân bố tích hợp với tập làm
văn: phần văn tự sự, phần văn miêu tả cả kì 1 và kì 2, phần Tiếng Việt như: So sánh; nhân
hóa; ẩn dụ; hốn dụ; Tập làm thơ 4,5 chữ; Câu trần thuật đơn có từ là; Câu trần thuật đơn
khơng có từ là; Các thành phần chính của câu; Dấu câu….
-Như thế, phạm vi của đề tài được thực hiện trong 45 tiết học cả buổi sáng và buổi
chiều. (Chưa kể phần tích hợp trong các tiết Tiếng Việt, tập làm văn..).
2. Đối tượng:
-Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ ở học sinh khối 6
với đối tượng học sinh 2 lớp 6A1, 6A2.
3. Thời gian:
Năm học 2019-2020.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp: thống kê, khảo sát, quan sát, điều
tra, phân loại, phân tích, tổng hợp, thực nghiệm...
Năm học 2019-2020
4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề:
1. Cơ sở lí luận:
Trước hết, ta cần hiểu thế nào là cảm thu văn học? Cảm thụ văn học (CTVH) là sự
cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện
trong tác phẩm (truyện, thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…)
thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ. Cảm thụ văn học có nghĩa là khi
đọc, nghe một câu chuyện, một bài thơ,…ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm,
tưởng tượng và thật sự xúc động hay cảm thấy gần gũi, “nhập thân” với những gì đã
đọc… Nhờ cảm thụ mà khi đọc văn, học văn ta sẽ suy ngẫm, tưởng tượng, (liên tưởng)
rung cảm thật sự với những gì có trong văn bản. Đúng như nhà văn Anh Đức đã tâm sự :
“Khi đọc, tôi khơng chỉ thấy dịng chữ mà cịn thấy cảnh tượng ở sau dịng chữ, trí tưởng
tượng nhiều khi dẫn tơi đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị”.
Ví dụ: Nhà văn Hoàng phủ Ngọc Tường đã từng nhớ lại: “Dế Mèn phiêu lưu kí”
giúp tơi phát hiện tình bạn như một sức mạnh kì diệu của tâm hồn… Khi đói quá, sắp
chết Dế Trũi đã đưa càng cho Dế Mèn ăn, đề nghị bạn ăn lấy thịt mình để mà sống. Tơi
nhận ra rằng, chính Mèn và Trũi mới là nhân vật của tâm hồn tôi, đã làm tôi chảy nước
mắt.” Hay, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng tâm sự: “ Hồi nhỏ, khi đọc bài ca dao: Giã ơn cái cối
cái chày/ nửa đêm gà gáy có mày, có tao/ Giã ơn cái cọc bờ ao/ Nửa đêm gà gáy có tao,
có mày” thì trái tim non nớt của tôi láng máng nhận ra vị đắng của cuộc đời đi ở xưa kia.
Khi đó, tơi chưa hiểu hết ý nghĩa của câu ca, nhưng tơi thấy nó thật gần gũi. Cái cối, cái
chày, cái cọc bờ ao, những thứ ấy quá quen thuộc với tôi nhưng cứ lạ mãi, tại sao nó lại
trở thành tiếng nói buồn tủi, bắt ta phải thương xót cảm thơng? Trí tưởng tượng của tơi
phát ra một bóng người cơ độc, bị vắt kiệt sức, bị ném xuống tận đáy, bị loại ra khỏi cái
thế giới người, chỉ còn biết thui thủi một mình thổ lộ tâm tư cùng những vật vơ tri, vơ
giác…”. Đó chính là những cảm xúc, những rung động, cảm nhận, tưởng tưởng…, sống
cùng tác phẩm. Đó cũng là cảm thụ văn học.
Cảm thụ văn học có tác dụng như thế nào? Trước hết nó giúp các em phát triển
năng lực xúc cảm, biết yêu thương nhiều hơn, cảm thông đồng cảm nhiều hơn với cuộc
đời. Giúp các em hiểu và yêu văn chương hơn, và khi đó chắc chắn các em sẽ học tốt hơn
môn Ngữ Văn, đặc biệt giúp các em hiểu, yêu cuộc sống và sống tốt hơn…
Năm học 2019-2020
5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
Dạy học sinh biết cảm thụ thơ văn, ta không chỉ giúp các em phát huy những năng lực
chung như: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo. Mà còn phát huy năng lực đặc thù của bộ môn như:
*Năng lực ngôn ngữ:
Năng lực ngôn ngữ thể hiện chủ yếu ở việc sử dụng tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ
tự nhiên qua giao tiếp hàng ngày, thể hiện qua các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe các văn
bản thơng thường. năng lực này được hình thành dần qua từng lớp và khối lớp. Ban đầu
học sinh sử dụng ngôn ngữ một cách qn tính, sau đó mới tiến hành sử dụng một cách
có ý thức. Và chương trình Ngữ văn 6 đã cung cấp một số kiến thức ngôn ngữ nền tảng
để người học có thể sử dụng trong việc thực hành đọc- hiểu, viết, nói và nghe các kiểu
loại văn bản. Cảm thụ tốt các văn bản của chương trình nói chung và phần truyện, kí, thơ
hiện đại nói riêng người học sẽ biết sử dụng ngơn ngữ một cách hiệu quả, truyền cảm,
gây được ấn tượng và phát huy được khả năng giao tiếp.
*Năng lực văn học:
Năng lực văn học là năng lực tiếp nhận, giải mã cái hay, cái đẹp của văn bản văn
học, thể hiện chủ yếu ở việc học sinh biết đọc hiểu ngôn từ nghệ thuật thông qua các văn
bản văn học; nhận biết, lí giải, nhận xét và đánh giá những đặc sắc về hình thức văn bản
văn học, từ đó biết tiếp nhận đúng và sáng tạo các thông điệp nội dung (nghĩa, ý nghĩa,
chủ đề, tư tưởng, cảm xúc..). Năng lực văn học còn thể hiện ở khả năng tạo lập văn bản,
biết cách biểu đạt (viết và nói) kết quả cảm nhận, hiểu và lí giải giá trị thẩm mĩ của văn
bản văn học, bước đầu có thể tạo ra các sản phẩm văn học…
Muốn hình thành và phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ phải thơng
qua các kĩ năng: đọc, viết, nói, nghe từ các văn bản mà mình cảm thụ được.
*Năng lực cảm thụ thẩm mĩ:
Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ là khả năng của mỗi cá nhân trong
việc nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của tác phẩm, sự vật, hiện tượng, con người và
cuộc sống thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết
hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. Năng lực cảm thụ thẩm
mĩ là năng lực đặc thù, quan trọng của môn học Ngữ văn. Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
được thể hiện ở những phương diện sau:
– Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình ảnh, hình
tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ
nghệ thuật.
Năm học 2019-2020
6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
– Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học: cái đẹp, cái
xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,…. Từ đó cảm nhận được những giá trị tư
tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác phẩm.
– Cảm, hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn học; hình
thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết cảm nhận và rung
động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những hành vi đẹp đối với
bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua
việc tiếp nhận tác phẩm văn chương. Như thế, từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học,
HS sẽ biết rung động trước cái đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và
phê phán những hình tượng, biểu hiện khơng đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ
ước cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề:
- Ngay từ thuở cịn nằm trong nơi, mỗi chúng ta đã được đắm chìm trong lời ru,
câu hát, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ. Khi đến trường Mầm non, chúng ta
được các cô cho học những tiết “Làm quen với văn học” qua những bài thơ, những câu
chuyện gần gũi, thân thương. Khi vào trường Tiểu học cũng vẫn được tiếp xúc, cảm thụ
với những bài Tiếng Việt xinh xắn, đáng yêu mà sâu sa, kì diệu. Lên cấp 2, cấp 3 là
những văn bản thật sinh động, hấp dẫn hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn… Như thế, một
trong những điều đem lại cho con người niềm vui sống là: biết cảm nhận cái hay, cái đẹp,
ý nghĩa cuộc đời qua những áng thơ văn. Dù sau này con người ấy có theo nghề nào đi
chăng nữa. Vì trong các tác phẩm văn chương, cuộc sống đã được kết tinh thành “cái
đẹp” qua tài năng và tình cảm, tâm huyết của người viết. Bởi thế dạy cho học sinh biết
cảm thụ thơ văn ngay từ khi vào lớp 6 là một yêu cầu vô cùng quan trọng và cẩn thiết.
Khi các em lên đến lớp 6 là các em bắt đầu đến với một cấp học mới với những
thay đổi hoàn toàn mới lạ từ phương pháp đến kiến thức. Đây là lúc mà mỗi giáo viên
Ngữ văn chúng ta không thể không chú ý đến việc dạy học sao cho hiệu quả giúp các em
được làm quen, nhận thức, cảm thụ được những cái hay, cái đẹp của văn chương để từ
đây các em có thể hình thành và phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ để có thể vững vàng
bước đi trên con đường cảm thụ văn chương một cách tự tin, say mê và cũng để tận
hưởng niềm hạnh phúc tinh thần trong cuộc sống.
Khi cảm thụ văn chương tốt, đời sống tâm hồn các em sẽ giàu có hơn, trái tim các
em sẽ biết yêu thương và rung động nhiều hơn. Thông qua việc tiếp cận với cảm thụ, với
các hình tượng nghệ thuật trong các văn bản, các em sẽ được hình thành, phát triển khả
Năm học 2019-2020
7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
năng đọc, cảm thụ, phân tích , đánh giá văn học; tư duy hình tượng; cảm xúc thẩm mĩ và
định hướng thị hiếu lành mạnh, góp phần hồn thiện nhân cách, sáng tạo nghệ thuật. Tuy
nhiên, tất cả các biểu hiện của năng lực văn học sẽ được hình thành qua các kĩ năng đọc,
viết, nói, nghe… Và rồi những trạng thái rung động trực tiếp của con người trước các
hiện tượng thẩm mĩ khách quan trong thế giới tự nhiên, trong đời sống, trong nghệ thuật.
Khi đó tự nó sẽ hình thành năng khiếu văn chương…
Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta thấy còn một số học sinh lười học, mải chơi,
chưa tập trung. Nhiều học trị cịn giữ thói quen học tập ở tiểu học, chưa biết cách tự học;
ngại học văn, ngại đọc và làm văn nhất là những tác phẩm truyện có dung lượng khá
dài…
Qua thực tế giảng dạy, đặc biệt khi dạy Ngữ Văn 6, qua các văn bản truyện, kí hiện
đại, học sinh có định hướng phát triển tốt năng lực cảm thụ, song còn 1 số học sinh rụt
rè, chưa tự tin phát biểu trước sự cảm nhận, chưa dám nói lên những suy nghĩ, nhận xét,
cảm xúc của mình. Kĩ năng giao tiếp cịn kém, năng lực phản biện cịn hạn chế…
Đứng trước điều đó, tơi đã thực hiện một bài tập khảo sát ngắn như sau:
Đọc kĩ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”- Tơ Hồi) và
cho biết:
a/ Ai là người kể chuyện? Điều đó có tác dụng gì?
b/ Tác giả đã miêu tả ngoại hình, hành động của Dế Mèn qua những từ ngữ nào?Việc
miêu tả đó cho thấy thái độ và tính cách ra sao? Cảm xúc và ấn tượng của em về những
từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn?
c/ Thái độ đối xử của Mèn với Choắt như thế nào?Tìm những từ ngữ miêu tả tâm trạng
của Dế Mèn khi chứng kiến cái chết của Dế Choắt? Em hình dung như thế nào về tâm
trạng của Dế Mèn trong đoạn văn?
d/ Viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu), nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn?
e/ Hãy kể lại một trải nghiệm – một bài học đường đời đầu tiên- của em?
Kết quả: Hầu hết các em trả lời:
a/ Đúng người kể chuyện mà không nêu đúng tác dụng (Kể theo ngôi 1, tạo sự gần gũi
giữa người kể và bạn đọc; tạo sự thuận lợi trong việc thể hiện tâm trạng, ý nghĩ, thái độ
của nhân vật đối với những gì xảy ra xung quanh và đối với chính mình..)
b/ Tìm đúng những từ ngữ miêu tả ngoại hình, hành động mà khơng phân tích được đặc
sắc nghệ thuật (dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy và nghệ thuật nhân hóa tài ba khiến
Năm học 2019-2020
8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
nhân vật hiện lên chân thực, sinh động…). Cảm xúc và ấn tượng về cách sử dụng từ ngữ
chưa rõ ràng, còn chung chung…
c/ Tìm được từ ngữ miêu tả thái độ, tâm trạng nhưng khơng hình dung được tâm trạng
của Dế Mèn .
d/ Hầu hết, các em không trả lời đúng mà chỉ trả lời chung chung, không nêu rõ được
cảm nhận về nhân vật (Vừa đáng yêu ở ngoại hình đẹp cường tráng, mạnh mẽ, hùng
dũng, nhưng đáng trách ở thái độ kiêu căng, ngông cuồng, tự phụ, xem thường mọi
người... Nhưng cuối cùng biết ân hận, ăn năn- một trong những điều không thể thiếu giúp
con người trưởng thành và nhận ra nhiều bài học sâu sắc… ) .
e/ Học sinh kể lại trải nghiệm một cách hời hợt, thiếu cảm xỳc
*Số liệu thống kê : điểm khảo sát của học sinh 2 lp nh sau:
Lớp
Sĩ
Số Điể
Điểm khá Điểm TB Điểm yếu Trên
Dới TB
số
bài m
TB
giỏi
6A1
44
43 0=0% 12= 27,9% 25=58,1% 6=14%
86 %
14%
6A2
40
40 0=0% 2= 5%
25=62,5% 13=32,5%
74,6% 25,4%
-Rõ ràng đây là kết quả khơng như mong đợi. Điều đó khiến tơi rất trăn trở, tìm tịi đúc
rút kinh nghiệm, tìm và ứng dụng những biện pháp cụ thể vào việc thực hiện giảng dạy
làm sao để phát huy năng lực cảm thụ thơ văn cho học sinh qua phần truyện, kí hiện đại
này trong chương trình Ngữ văn 6.
II. BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN VẤN ĐỀ:
1. Giúp các em tự biết cách soạn bài ở nhà để phát triển năng lực tự học, tự cảm thụ:
- Ngay từ đầu năm học, khi làm quen với các em, ta cần giúp các em có cách soạn
văn sao cho hiệu quả. Đây là điều rất cần thiết để giúp các em tự học, tự cảm thụ môn
Ngữ Văn. Bởi khi ở cấp Tiểu học nhiều em không quan tâm hoặc rất ngại chuẩn bị bài ở
nhà trước khi đến lớp. Có nhiều em vì sợ cơ giáo kiểm tra nên chuẩn bị một cách chiếu
lệ, chống đối. Đối với môn Ngữ Văn chuẩn bị bài là một khâu rất quan trọng, nó chẳng
những tạo cho các em ý thức tự học mà còn giúp các em có được những cảm xúc, cảm
tính ban đầu với nhân vật, với nội dung, nghệ thuật, câu chữ, hình ảnh có trong tác phẩm.
Để từ đó khi lên lớp, chẳng những các em có thể tiếp thu bài trên lớp một cách dễ dàng
mà còn khắc sâu, có thêm những cảm xúc sâu sắc về tác phẩm. Vậy làm thế nào để chuẩn
bị bài một cách hứng thú, hiệu quả. Đây là cách mà tôi đã ứng dụng và giúp các em soạn
Năm học 2019-2020
9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
phần văn bản ngay từ những tiết đầu tiên khi bước vào cấp học mới với các bước cụ thể
như:
I. Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả:
-Ghi những nét cơ bản về TG. (Qua việc đọc phần Chú thích –SGK, sách, báo tham
khảo…).
-Có thể tóm tắt những tư liệu hay, những truyện thú vị về bút danh, cuộc đời nhà văn…
2/ Tác phẩm:
+Chú ý đọc kĩ và ghi lại những nét chính về hồn cảnh sáng tác, xuất xứ; giúp ích
cho việc cảm thụ đánh giá tác phẩm.
+Xác đinh thể loại. Mỗi thể loại có đặc trưng riêng, cần hiểu nó để có cái nhìn sâu
hơn về tác phẩm .
+Đọc nhiều lần (khoảng 5 lần) văn bản và tìm ra cách đọc.
+Tóm tắt truyện, tập đọc diễn cảm thơ..
+Tìm bố cục: Chia đoạn và tìm ra nội dung chính của từng đoạn.
+Nêu rõ nhận xét, ấn tượng, cảm xúc khái quát của mình về văn bản.
II. Trả lời câu hỏi phần : “Đọc, hiểu văn bản”:
+Trả lời theo cá nhân, suy nghĩ sau khi đọc nhiều lần văn bản.
III . Thắc mắc cần giải đáp:
+Ghi lại những băn khoăn, thắc mắc của mình về tác phẩm để hỏi bạn, hỏi cơ (Chi tiết
khó, tên văn bản, suy nghĩ về nhân vật…).
VD: Sau khi học văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” em có băn khoăn muốn biết thêm về ý
nghĩa tên các nhân vật như: Lạc Long Quân, Âu Cơ…?
IV. Những sáng tạo hoặc vận dụng riêng của em:
-VD: kể lại truyện theo ngôi kể mới, kết cục mới, tưởng tượng một cuộc gặp gỡ hay nói
chuyện với nhân vật nào đó trong tác phẩm. Kể lại truyện bằng thơ, kể lại bài thơ bằng
câu chuyện, vẽ tranh minh họa một chi tiết mình thích. Liên hệ phẩm chất, tính cách của
nhân vật, tình huống câu chuyện, bài thơ vào cuộc sống…(VD: Từ 2 nhân vật trong văn
bản “Sơn tinh, Thủy Tinh”, có thể rút ra bài học về: sự đúng giờ, đúng hẹn để thành công,
dành chiến thắng; biết kiềm chế cảm xúc, không nên ghen tị…
Rồi đến học kì 2, khi các em đã quen với phương pháp soạn bài, học bộ môn là lúc các
em được tiếp xúc với các tác phẩm truyện, kí, thơ hiện đại, chúng ta phải chú ý hướng dẫn
các em cách tiếp cận văn bản hiện đại. Cần dành thời gian hướng dẫn các em ngoài việc
soạn bài kĩ càng, theo đúng các yêu cầu với 4 bước cụ thể như trên, cần nhấn mạnh, lưu ý
thêm với các em về kĩ năng đọc hiểu một văn bản truyện nói chung và truyện hiện đại nói
riêng, ngồi việc nắm chắc những thơng tin về tác giả, hồn cảnh ra đời của tác phẩm, ta
cần nắm được cốt truyện; phân tích, nêu cảm nghĩ về nhân vật chính; xác định và chỉ ra
được tác dụng của ngơi kể; giải thích ý nghĩa nhan đề; phân tích được một số chi tiết
Năm học 2019-2020
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
(đoạn văn đặc sắc) khắc họa nhân vật, cảnh vật…Ghi lại những ảnh hưởng, tác động từ
tác phẩm truyện đến cuộc sống, suy nghĩ của em? Liên hệ với thực tế những tình huống,
vấn đề đặt ra từ câu chuyện?
Khi soạn hay muốn đọc hiểu một văn bản thơ ngoài việc trả lời các câu hỏi trong phần
đọc hiểu văn bản của sách giáo khoa, cần trả lời thêm được các câu hỏi:
+Bài thơ viết về con người, sự vật nào?
+Qua đó bài thơ muốn gửi gắm điều gì? Thơng điệp sâu kín nào?
+Nội dung thơng điệp đó được nhà thơ thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật độc
đáo ra sao?
+Tình cảm, cảm xúc của người viết ở bài này là gì?Được thể hiện như thế nào?Có ý
nghĩa gì?
+Bài thơ có tác động gì tới tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ, hành vi và lối sống của em
không?
+Muốn hiểu, đánh giá được giá trị của bài thơ nên bắt đầu từ đâu và cần chú ý những
gì?
Các câu hỏi này được biến thành những phiếu học tập cụ thể. Chú ý giao bài với
những yêu cầu của từng tiết học không chỉ theo phiếu học tập mà cịn có những câu hỏi
thảo luận nhóm, bài tập theo dự án… Tạo thành thói quen, thành kĩ năng để các em có thể
có thêm những chìa khóa giúp cảm thụ sâu hơn văn bản; thành thục dần với việc khám phá
tác phẩm truyện, kí, thơ…
2. Luôn tạo cho các em sự hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; biết gắn thơ văn với đời
sống để có thêm vốn sống, vốn hiểu biết từ thực tế và văn học mới có thể nâng cao
năng lực cảm thụ thơ văn:
Ngay từ những ngày đầu vào lớp 6, các em còn rất non nớt, ngây thơ khi phải tiếp
xúc với một cấp học mới, một chương trình mới, với những tiết học cụ thể. Lúc này là
thời gian tốt nhất để chúng ta giúp các em trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn.
Giáo viên chúng ta sẽ lôi cuốn các em bằng những bài (đoạn) thơ hay, xúc động; những
câu chuyện bổ ích, lí thú. Cho các bạn biết đọc diễn cảm, đọc to lên; cho các em tự tóm
tắt, kể lại một cách sáng tạo những câu chuyện được học. Trong các giờ học để các em
tự do nêu cảm nhận, suy nghĩ về các hình ảnh chi tiết nghệ thuật có trong văn bản (Ví dụ:
Chi tiết Dế Mèn đứng trước nấm mồ của Dế Choắt (Bài học đường đời đầu tiên- Tơ
Hồi; Người anh đứng trước tâm trạng của cơ em gái (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy
Anh)… Thậm chí cho các em tự chuyển thể thành những kịch bản, tiểu phẩm từ những
câu chuyện được học. Nhiều học sinh tỏ ra rất hào hứng, mong chờ đến tiết Ngữ Văn..
Đó chính là những biểu hiện ban đầu của hứng thú, mỗi giáo viên chúng ta cần giữ gìn và
ni dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ, đến mức say mê.
Năm học 2019-2020
11
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
Tuy nhiên, cũng có những học sinh chưa thích văn thơ, thiếu sự say mê cần thiết;
thậm chí, có những em cịn chưa biết đọc lưu lốt được văn bản. Khi đó các em sẽ khó
có nguồn cảm xúc, chưa thể xúc động thật sự với những gì đẹp đẽ, sâu xa, lí thú qua
những trang văn. Lúc này, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải có sự kiên trì. Phải động
viên, giao bài tập cá nhân, bài tập cho các nhóm và dành ra khoảng 5- 7 phút đầu giờ để
kiểm tra, nhận xét, tuyên dương các em. Phải thật sự bền bỉ bởi: “Nếu khơng “làm thân”
với văn thơ thì khơng nghe được tiếng lịng chân thật của nó. Muốn “làm thân” với văn
thơ, chính ta cũng phải có tấm lịng chân thật, có tình cảm thiết tha, u q văn thơ…
(Lê Trí Viễn).
Tóm lại chỉ khi tạo cho các em niềm hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ, các em sẽ
vượt qua được khó khăn, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi
mơn Ngữ Văn. Có khi chỉ đơn giản là giúp các em biết đọc diễn cảm một văn bản; biết
chăm chú lắng nghe để tìm hiểu cái đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, của thơ văn; tập
dùng từ ngữ cho đúng và hay; nói viết thành câu cho rõ ý, sinh động… đó đều là giúp các
em phát triển về năng lực cảm thụ văn học. Từ đây các em có nhận thức đúng, tình cảm
đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê. Đây là yếu tố không thể thiếu của
cảm thụ văn học.
Bên cạnh đó, cảm thụ văn học là q trình nhận thức có ảnh hưởng bởi “vốn sống”
của mỗi người. Cái “vốn” ấy trước hết được tích lũy bằng những hiểu biết và cảm xúc
của bản thân qua sự hoạt động, quan sát và những trải nghiệm hàng ngày trong cuộc
sống. Đặc biệt trong chương trình kì 2, phần văn miêu tả cũng có đến 6 tiết học liên quan
trực tiếp và nhiều tiết khác liên quan gián tiếp đến sự quan sát, so sánh, nhận xét trong
văn miêu tả. Bởi thế ta cần hướng cho các em nâng cao kĩ năng quan sát, nhận xét, liên
hệ từ văn chương đến cuộc sống của thực tế của các em. Thực tế có những cảnh vật, con
người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc, nhưng nếu ta khơng chú
ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ (hoặc ghi chép lại) thì chúng ta sẽ không
thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống quanh ta. Chính vì vậy, tập cho học sinh
quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi
ngửi..) là một thói quen rất cần thiết của mỗi học sinh. Nếu không quan sát, các em khơng
thể có vốn sống và khi đó các em sẽ có sự “tùy tiện”, thiếu chính xác trong q trình tạo
lập văn bản nói, viết. Điều đó dẫn đến trường hợp có học sinh viết: “Trời cuối tháng,
trăng sáng vằng vặc, chi chít mn ngàn vì sao lấp lánh”; “Con lợn nhà em có 4 cái
chân to bằng 4 cái ống điếu”; …
Năm học 2019-2020
12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
Nhưng quan sát như thế nào mới có kết quả tốt và phục vụ cho việc tích lũy “vốn
sống”, vốn văn chương? Nhà văn Tơ Hồi- người nổi tiếng về tài quan sát và miêu tả đã
mách giùm các em kinh nghiệm như sau: “Quan sát giỏi phải tìm ra nét chính, thấy được
tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi chẳng cần dàn
đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất như: một câu nói lột tả
tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tư
tưởng do mình đã khổ cơng nhìn, nghe, nghĩ mới bật lên và khi thấy bật lên được thì thích
thú, hào hứng, khơng ghi khơng chịu được”.
Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp cho các em viết được bài văn hay mà
còn tạo điều kiện để cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế, sâu
sắc. Khi cố công giúp học sinh quan sát cũng là chúng ta đang hướng đến dạy học phát
triển năng lực. Bởi mục tiêu cuối cùng của dạy học phát triển năng lực không phải là hệ
thống kiến thức, là khối lượng nội dung, là biết thật nhiều…. mà mỗi khi dạy một vấn đề,
một kiến thức nào đó, người giáo viên cần phải xác định rõ: dạy cái này để làm gì? giúp
ích gì cho người học; những hiểu biết ấy có thể vận dụng vào những tình huống nào trong
cuộc sống? Người học cũng phải luôn tự đặt câu hỏi tương tự và tự tìm hiểu trả lời, khi
đó học sinh mới có năng lực để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những
yêu cầu của xã hội đang thay đổi từng ngày. Chỉ khi giúp các em biết liên hệ, quan sát từ
tác phẩm, quan sát từ đời sống… các em mới hiểu về cuộc sống, để không chỉ được mở
mang kiến thức mà cịn hiểu cách tìm ra tri thức đó; biết tri thức đó giúp được gì cho
mình để tiến xa hơn trong tương lai.
Ví dụ: Khi dạy về văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”Tơ Hồi), ta có thể gợi dẫn để các em có thêm năng lực quan sát, cảm nhận, liên hệ với
đời sống hàng ngày bằng những câu hỏi gần gũi như: Em đã từng làm chuyện gì khiến
mình phải tiếc nuối, ân hận khơng? Em có thể chia sẻ câu chuyện và cảm xúc của mình
trước sự việc đó với các bạn khơng? Khi học sinh kể lại những trải nghiệm đó, ta không
quên dạy các em cách lồng ghép cảm xúc của mình khi kể cũng như cách sử dụng ngơn
ngữ sao cho truyền cảm phù hợp, lơ gíc. Người nghe cũng cần sử dụng những ánh mắt,
thái độ thân thiện, đồng cảm, tích cực… và trả lời được câu hỏi: Em thích điều gì nhất
trong phần trình bày của bạn? Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất trong phần
trình bày này?... Đó chính là sự quan sát và lồng ghép thiết thực nhất.
Năm học 2019-2020
13
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
Hay dạy văn bản “Bức tranh của em gái tôi”- Tạ Duy Anh, ta cũng có thể đưa những
bài tập dưới dạng phiếu học tập để học sinh vừa có thêm tâm thế tiếp nhận bài học, vừa
được gắn liền bài học với những vốn sống, những trải nghiệm từ thực tế của các em như:
Phiếu 1: Ghi lại một cách chân thực thái độ, suy nghĩ của em bằng cách chọn một trong
các phương án sau:
1. Khi một người thân (anh, chị, em ruột …), hoặc bạn cùng lớp đạt thành tích thực sự
xuất sắc, cảm xúc của em như thế nào?
A. Vui mừng.
B. Khó chịu.
C. Buồn bã.
D. Khác….
2. Khi một người mà em khơng/ ít u mến, thậm chí cịn ghét, đưa ra những nhận xét tốt
về em trước mặt mọi người, em sẽ:
A. Cảm ơn.
B. Hối hận.
C. Dửng dưng.
D. Khác….
3. Sẵn sàng chỉ ra những điều chưa hồn hảo của mình là hành động:
A. Nên làm. Vì………………………………………………….
B . Khơng nên làm. Vì…………………………………………..
Phiếu 2: Học sinh thực hiện một trong hai bài yêu cầu sau:
1.Viết một bức thư, gửi cho bố/ mẹ hoặc người thân trong gia đình về cảm giác của em
khi bị/ được so sánh với người khác?
2. Hãy thử cố gắng tìm và ghi lại một/ một số điều tốt đẹp của một người bạn hoặc một
người ở xung quanh mà em chưa yêu mến…
Như thế, thông qua văn bản được học, các em được tiếp xúc, được khơi dậy niềm
hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng, ảnh hưởng đến cách xử thế của từng em. Bởi học tập là
một hoạt động nhằm vào kiến thức, kĩ năng… Ta phải để các em hiểu biết, tiếp thu và
đưa kiến thức, kĩ năng ..vào vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hội kiến
thức, kĩ năng đó. Học sinh lĩnh hội văn chương là một hoạt động tinh thần và được xác
định do tính đặc thù của tác phẩm văn chương. Học sinh phải bằng trí trưởng tượng, óc
liên tưởng của mình để hiểu và hình dung cụ thể những điều được miêu tả trong tác
phẩm văn chương. Qua mỗi tác phẩm, các em tìm thấy những kiểu mẫu người, những suy
nghĩ và hành động, cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của mỗi tác giả. Các
em học cách ứng xử giao tiếp trong cuộc sống, trong xã hội từ tác phẩm, từ đó mở rộng
thế giới tinh thần, phát triển ở bản thân hiểu biết, kiến thức, cảm xúc… cũng như năng
lực giao tiếp, những kĩ năng sống một cách gần gũi, tự nhiên mà hứng thú.
Bên cạnh việc giúp các em nhận ra phải biết gắn văn chương với hiểu biết về thực
tế cuộc sống- phải biết gắn liền văn học với đời sống, ta cũng cần để các em biết muốn
Năm học 2019-2020
14
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
tích lũy về vốn sống, vốn hiểu biết không thể không thông qua việc đọc sách thường
xuyên. Khi dạy đến thể loại nào, tác phẩm nào, chúng ta cần cố gắng giới thiệu những
cuốn sách phù hợp, cho các em sưu tầm, lên thư viện trao đổi nhau để tự tìm ra những
điều bổ ích và lí thú trong sách. Khi đọc sách, cần hướng các em biết tập trung tư tưởng
cao, luôn suy nghĩ về những điều đang đọc để thấy cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Ghi lại,
trao đổi cùng nhau những điều cảm nhận được, hay nói khác đi là “sống” cùng với nhân
vật, biết vui-buồn-sướng-khổ hay yêu-ghét…; đồng thời cảm nhận được những hình ảnh
đẹp, những câu văn hay, những chi tiết xúc động… Khi đó, tầm nhìn của các em sẽ được
mở rộng và khơi sâu, những cảm xúc, suy nghĩ sẽ sâu sắc hơn. Khi đó chắc chắn năng lực
cảm thụ văn học của các em sẽ được hình thành và phát triển.
Ví dụ: Khi đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tơ Hồi, một em học sinh lớp
6a1 đã viết: “Em vô cùng thương sót và cảm phục nhân vật Dế Choắt. Chú ta ln biết
mình sức yếu, biết nhún nhường. Những lời nói của chú với Dế Mèn, với Chị Cốc thật từ
tốn, lịch sự. Ngay cả khi đứng trước cái chết do Mèn gây ra cho mình, câu ta vẫn nhã
nhặn: “Thơi tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi chết tơi khun anh: Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà khơng biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ
vào mình đấy”.. Phải chăng vì điều đó đã khiến cho Mèn thật sự ăn năn, hối hận vô cùng
và nhận ra bài học khắc cốt ghi tâm trong cuộc đời. Em hiểu ra rằng : trong cuộc sống,
chỉ có sự chân thành mới có giá trị cảm hóa thật sâu sắc…..”.
Cũng cần phải nói thêm rằng, khi đọc thơ văn các em không chỉ biết rung cảm
cùng tác phẩm mà còn phải biết chọn lọc, ghi chép cơng phu để thu nhận, tích lũy những
điều bổ ích, làm giàu thêm “vốn sống”. Giúp các em tập cho mình thói quen ghi vào “Số
tay tiếng Việt và Văn học” những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, câu thơ, đoạn văn mà mình
thích thú hoặc cảm nhận được để trau dồi năng lực cảm thụ văn học cho bản thân.
3. Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt:
Để các em có thể trau dồi năng lực cảm thụ văn học, ta cần định hướng và có
những biện pháp cụ thể để học sinh nắm vững được những kiến thức tiếng Việt liên quan
có trong chương trình. Bằng việc đan xen những bài tập trong các buổi bồi dưỡng nhu
cầu, trong các tiết Tiếng Việt ta giúp các em có thêm những hiểu biết về từ, các loại từ,
các từ loại, các biện pháp tu từ.... Chỉ khi nắm vững, hiểu rõ, các em mới có thể hiểu
được nội dung, nghệ thuật của văn bản được đọc.
Ví dụ: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Năm học 2019-2020
15
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
“Đôi càng tôi mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn
hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Đơi cánh
tơi trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ đã thành cái áo dài kín xuống tận chấm đi. Đầu
tơi to ra và nổi từng tảng trông rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai
ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. (…)Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi
làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên, rung xuống hai chiếc râu. cho ra kiểu cách
con nhà võ. Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. … (“Bài học đường
đời đầu tiên”- Tơ Hồi).
a/ Xếp các từ in đậm vào các cột: từ đơn, từ ghép, từ láy?
b/ Giải thích nghĩa của các từ láy và nhận xét tác dụng của các từ láy trong đoạn văn?
Khi các em tìm đúng, giải thích được các từ láy. Giáo viên chúng ta có thể nói thêm về
cách sử dụng từ láy, từ ghép trong giao tiếp. Cái hay của việc sử dụng từ láy trong đoạn
văn nói triêng và trong văn bản nói chung….
Không chỉ nắm vững kiến thức về từ ngữ, khi nắm vững kiến thức Ngữ pháp Tiếng
Việt, các em không chỉ nói, viết tốt mà cịn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung
qua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo. Qua những câu văn, câu thơ đặc
biệt, dài, ngắn bất thường, hay cách sử dụng đảo ngữ, sử dụng các kiểu câu….
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Lượm”-Tố Hữu ta có thể cho học sinh bài tập liên quan đến câu
từ, cấu trúc của câu thơ, khổ thơ như sau: Tìm trong đoạn thơ: “Ra thế/ Lượm ơi!..->Lượm ơi, cịn khơng?” những câu thơ và khổ thơ có cấu tạo đặc biệt. Nêu tác dụng của
nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả?
-Học sinh sẽ phát hiện ra ngay:
+Câu thơ : “Ra thế,
Lượm ơi!....” Như để biểu hiện sự đau đớn sửng sốt đến lặng người.
+”Thơi rồi, Lượm ơi!”- Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái
giây phút đau đớn ấy nên khơng kìm lịng được, lại thốt lên lời thơ đầy đau đớn!
+”Lượm ơi, còn không?”- Câu thơ được tách ra thành một khổ thơ thể hiện tiếng gọi vừa
thân thương vừa thống thiết kết hợp câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc
suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm. Tình cảm, cảm xúc của người kể dâng lên cao độ,
thể hiện ra trong cách gọi tên đầy ấn tượng thể hiện sự tiếc thương, đau đớn tột cùng…
Trong chương trình Ngữ Văn 6, các vấn đề về câu của Tiếng Việt bao gồm: các
thành phần chính của câu và câu trần thuật đơn (có từ “là” và khơng có từ “là”). Còn các
Năm học 2019-2020
16
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
biện pháp tu từ tiếng Việt của lớp 6 là 4 biện pháp tu từ từ vựng ngữ nghĩa là: so sánh,
nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Các biện pháp tu từ này nhằm củng cố và nâng cao kiến thức
của học sinh, giúp các em nắm vững, hiểu được các biện pháp tu từ đêu có giá trị biểu
cảm cao, có tác dụng làm cho câu văn, câu thơ, lời nói có tính hàm súc, tính hình ảnh.
Bởi thế trong khi dạy các văn bản, ta phải thường xuyên vận dụng, tích hợp các nội dung
tiếng Việt này. Để qua đó, học sinh không chỉ hiểu kiến thức tiếng Việt, nắm rõ cách sử
dụng sáng tạo của tác giả, mà còn cảm nhận cái hay trong cách dùng và vận dụng trong
đời sống. Đây cũng là một cách đơn giản, giúp các em có thể nâng cao hơn kĩ năng làm
bài cảm thụ thơ văn.
Ví dụ : Khi dạy văn bản “Lao xao” của nhà văn Duy Khán, ta có thể cho học sinh bài
tập : Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cay hoa lan nở trắng xóa. Hoa giẻ
từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ơng
Tun. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả
bướm. bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi”…
a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn trên và cho biết cấu tạo
của chúng?
b. Nêu cảm nhận của em về cách sử dụng các câu văn và các biện pháp tu từ mà
tác giả sử dụng trong đoạn văn?
a. Học sinh dễ dàng xác định :
Giời
chớm hè
Chủ ngữ- Danh từ Vị ngữ- CĐT
Cây cối
um tùm
Chủ ngữ- DT
Vị ngữ- Tính từ
…………
b/ Qua việc thấy được cách viết câu, cách sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn, có học
sinh đã viết được đoạn văn cảm nhận của mình như sau:
“Đoạn văn trích trong bài “ Lao xao” của Duy Khán trên đã tả cảnh vườn quê buổi
chớm hè thật ấn tượng. Cả một thế giới hoa, có ong, có bướm được nói đến, được nhắc
lại một cách hồn nhiên qua kí ức tuổi thơ.
Cách viết của tác giả rất sinh động, tài hoa. Câu văn ngắn, có câu 3 chữ, có câu 4
chữ, cảnh vật được chấm phá tinh tế. Hoa được miêu tả bằng phép so sánh, ong bướm
được nhân hóa làm cho bức tranh vườn quê đầy hương sắc, dào sạt sinh khí và sức sống.
Năm học 2019-2020
17
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
Em cảm thấy, nàh văn Duy Khán đang mỉm cười và ngắm nhìn cảnh vật làng quê:
“ Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm”.. Câu văn như nhún nhảy. “Giời chớm
hè” là cuối tháng ba, đầu tháng tư, bắt đầu có mưa rào, có nắng mới. “Cây cối um tùm”
là bức tranh xốm thơn, là sinh khí của cây cỏ. Khi đó lúa con gái cũng bắt đầu ngậm
địng xanh thắm bao la đồng quê. Trong vườn rau xanh mơn mởn, các loài cây ăn trái
như chanh, cam bưởi tưng bừng ra hoa, dâng hương. Tất cả các loài cây đều um tùm
tươi tốt. “Cả làng thơm” vì hương hoa. Hoa nở trắng phau, hoa nở thắm hồng, ngàn hoa
khoe sắc dâng hương. Cả một khơng gian bao la, từ xóm dưới đến làng trên, từ trong nhà
đến vườn tược đều ngào ngạt hương q.
Duy Khán chỉ nói đến 3 lồi hoa: hoa lan, hoa giẻ, hoa móng rồng. Màu sắc
“trắng xóa” nói lên vẻ đẹp thanh khiết của hoa lan. Hoa giẻ khoe sắc, dâng hương nở
“từng chùm”, “ mảnh dẻ”. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm nồng nàn, ngào ngạt như “mùi
mít chín”… Khi đó cũng là lúc hàng đàn ong, bướm kéo nhau về hút mật hoa và để bay
lượn, vui chơi. Đủ loài ong: ong vàng, ong mật, ong vò vẽ. Cần hút được nhiều mật hoa,
cũng là để sinh tồn nên các loài ong đã tranh giành nhau, đánh lộn nhau quyết liệt. Loài
bướm hiền lành thật dễ thương đã tự biết thân phận mình “ từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay
đi”.
Chỉ bằng vài nét chấm phá, nhà văn đã giúp em hình dung vẻ đẹp bức tranh vườn
quê lao xao buổi chớm hè. Cảnh vật xơn xao, đầy sinh khí, thật đáng u. Bài văn khơng
chỉ ấm áp một tình q vơi đầy, mà cịn truyền cho em tình u làng q đằm thắm, nặng
sâu…
Rõ ràng nếu các em khơng có kiến thức ngữ pháp, sự am hiểu về biện pháp tu từ
nói riêng và kiến thức tiếng Việt nói chung thì khơng thể thấy được cái hay, cái độc đáo
trong cách đặt câu của nhà văn và khơng thể có những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về đoạn
văn như vậy!
Như vậy, những kiến thức và kĩ năng cơ bản về Tiếng Việt mà mỗi học sinh có
được bởi giáo viên thường xuyên vận dụng, lưu ý và được trau dồi qua các bài tập, qua
các tiết học sẽ giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ văn học cũng như năng lực giao
tiếp rất nhiều.
4. Thường xuyên rèn luyện cho các em những bài tập để : đọc, viết, nói, nghe về
cảm thụ văn học:
Có thể nói, dạy cho các em hệ thống bài tập cảm thụ cụ thể là bước quan trọng,
quyết định kĩ năng cảm thụ của các em. “Sản phẩm” của các em thể hiện rõ nhất ở bước
Năm học 2019-2020
18
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
này. Vậy nên, hệ thống bài tập không chỉ được chia theo dạng bài cụ thể gắn với nội
dung, gắn với các biện pháp tu từ , hay hình ảnh chi tiết… mà cịn hình thành, phát triển
bốn kĩ năng: đọc, viết, nói, nghe cho học trò.
Trước hết là kĩ năng đọc- hiểu. Khi đọc tác phẩm, như đã nói ở trên, các em cần
hiểu về đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp, chi tiết…có trong văn bản. Nhận biết, phân
tích, đánh giá được các đặc điểm, các kiểu văn bản, thể loại… Đọc cần có thêm sự mở
rộng, đọc với sự say mê.
Tiếp nữa là kĩ năng viết. Khi viết cần xác định rõ: nội dung (viết cái gì?); thu thập
tư liệu và hình thành ý chính cho đoạn bài viết; hình thức viết -viết như thế nào (viết
đoạn, viết bài…); chỉnh sửa, bổ sung cho hồn thiện, phù hợp.
Kĩ năng nói: lưu lốt, phát âm chuẩn xác, trơi chảy. Nói truyền cảm, có ngữ điệu,
âm lượng phù hợp, hấp dẫn với người nghe. Nội dung bài nói tập trung làm nổi bật vấn
đề chính. Sử dụng câu, từ chuẩn mực, ấn tượng. Dáng vẻ, tư thế, ánh mắt, nét mặt phù
hợp nội dung bài nói. Có thể sử dụng thêm những cử chỉ, thái độ, hành động phi ngôn
ngữ tạo sự ấn tượng, thể hiện thái độ thân thiện, giao lưu tích cực với người nghe. Có mở
đầu, có kết thúc ấn tượng…
Kĩ năng nghe: Chú ý chăm chú lắng nghe, thể hiện thái độ đồng cảm, sự kích thích
với người nói qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ… Trình bày rõ được ấn tượng, sự nhận xét
của mình khi nghe bạn nói….
Chúng ta cũng hiểu thêm chương trình Ngữ Văn 6- kì 2 có 3 thể loại truyện kí, thơ
hiện đại. Về tác phẩm truyện có 4 văn bản với những nội dung gần gũi, phù hợp với lứa
tuổi các em với những chủ đề về gia đình, bài học trong cuộc sống, về quê hương và thế
giới tuổi thơ sinh động. Đó là Bài học đường đời đầu tiên trích trong Dế Mèn phiêu lưu
kí mà mỗi chúng ta đề thấm thía: ở đời khơng được sống hung hăng, hống hách, có óc mà
khơng biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào thân. Rồi qua truyện Bức tranh của em gái
tôi”, ta thấy được bài học về cách ứng xử trước tài năng của người khác cũng như ý nghĩa
của tấm lịng nhân hậu trong cuộc sống. Hình ảnh quê hương trù phú, giàu có với những
nét độc đáo trong cảnh sắc thiên nhiên và sinh hoạt con người (Sơng nước Cà Mau); hình
ảnh con người lao động giản dị mà khỏe khoắn (Vượt thác) cũng được khắc họa rất sinh
động trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi.
Các tác phẩm truyện và kí trong chương trình có cách viết giản dị, gần gũi. Các tác
giả đã xây dựng được những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng đẹp như: hình ảnh cây tre
biểu tượng cho vẻ đẹp của người nơng dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói
Năm học 2019-2020
19
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
chung; hình ảnh Dượng Hương thư vượt thác như tượng trưng cho sức mạnh và ý chí con
người trong cơng cuộc chinh phục thiên nhiên; vẻ đẹp biển đảo Cô Tô tráng lệ, làm say
lịng người… Với biện pháp nhân hóa, ẩn dụ , mượn truyện lồi vật để nói truyện con
người đã được sử dụng để gửi gắm lời khuyên sâu sắc về cuộc sống. Câu văn giàu hình
ảnh, thấm đẫm chất thơ, dễ dàng đi vào tâm hồn người đọc.
Tiếp theo là các tác phẩm thơ. Ai cũng biết rằng: Thơ là tiếng nói của tình cảm.
Nếu phương thức biểu đạt chính của các tác phẩm truyện là tự sự thì của thơ là biểu cảm.
các tác phẩm thơ nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mỗi tác giả. Thơ hiện đại trong
chương trình Ngữ Văn 6 gồm có 3 bài trong đó 2 bài viết trong thời kì kháng chiến chống
Pháp (Lượm- 1949; Đêm nay Bác không ngủ 1951) và một bài thơ làm trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ (Mưa-1967). Từ năm 1945-1975 cả nước phải tiến hành 2 cuộc
kháng chiến để giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Thơ ca vì thế,
tập trung biểu hiện những tình cảm chung của cả dân tộc, của nhân dân như tình quê
hương đất nước; tình đồng bào, đồng chí, tình cảm nhân dân với Bác Hồ; xây dựng hình
tượng những nhân vật trữ tình tiêu biểu cho con người Việt Nam trong chiến đấu và xây
dựng đất nước.
Nội dung chủ yếu trong thơ ca giai đoạn 1945-1975 là những tình cảm chính trị.
Bài thơ Lượm được Tố Hữu sáng tác 1949 in trong tập thơ Việt Bắc có nội dung ca ngợi
sự dũng cảm, gan dạ và sự hi sinh anh dũng của một chú bé liên lạc. Từ hình tượng
Lượm, chúng ta có thể liên tưởng đến những tấm gương anh dũng của thời kì này như:
Kim Đồng. Lê Văn Tám, Vừ A Dính…
Bác Hồ là hình tượng trung tâm trong thơ ca kháng chiến bởi lẽ Bác chính là linh
hồn của cuộc kháng chiến. Viết về Bác, có rất nhiều tác phẩm và cây bút quen thuộc:
Minh Huệ, Tố Hữu, Chế Lan Viên và nhiều nhà thơ khác. Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ
Đêm nay Bác không ngủ hiện lên thật giản dị mà vĩ đại. Nếu bài thơ Đêm nay Bác không
ngủ được kết cấu theo cách kế lại câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên
đường đi chiến dịch, bài thơ Lượm hiện lên qua lời kể và miêu tả cùng với cảm xúc của
chủ thể trữ tình , thì trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa là một cái nhìn độc đáo làm cho
thế giới thiên nhiên hiện ra trước và trong cơn mưa thật sống động, mỗi thứ cỏ cây, lồi
vật đều có tính cách riêng vô cùng ấn tượng.
Nắm được những nét khái quát như vây, ta sẽ giúp cho học sinh cảm nhận sâu hơn,
cụ thể hơn từng nét độc đáo, tinh tế của mỗi văn bản. Mỗi bài tập cần hướng vào những
mục đích những kĩ năng cụ thể với những nội dung vơ cùng bổ ích, hấp dẫn.
Năm học 2019-2020
20
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
*Dạng 1: Cảm nhận về ý nghĩa nhan đề:
Khi sáng tác mỗi tác phẩm, các nhà văn thường rất cân nhắc việc lựa chọn cho đứa
con tình thần của mình một cái tên giàu ý nghĩa. Trong một số tác phẩm có thể tác giả
lấy tên nhân vật chính hoặc lấy một chi tiết, hình ảnh đặc sắc nào đó đặt cho nhan đề.
Vấn đề là chúng ta phải hướng cho học sinh hiểu, giải thích được những ý nghĩa sâu xa
trong nhan đề của tác phẩm. Qua việc giải thích nhan đề, học sinh vừa thể hiện được năng
lực đọc, hiểu, cảm thụ, sáng tạo vừa cảm nhận sâu hơn chủ đề hoặc ý nghĩa tư tưởng của
tác phẩm đó. Với dạng bài này, học sinh cần hiểu các cách đặt nhan đề thường thấy trong
bản ( lấy tên nhân vật chính, lấy một chi tiết đặc sắc trong văn bản hay nhan đề hàm chứa
chủ đề, tư tưởng đặc sắc mà tác giả gửi gắm). Cần chỉ ra, giải mã được ý nghĩa sâu xa của
nhan đề. Với các em lớp 6, dạng bài này chưa có nhiều, nhưng các em cần làm quen và
hình thành thói quen chú ý đến nhan đề nêu nhận xét và hiểu ý nghĩa nhan đề khi đọc và
cảm thụ tác phẩm.
Ví dụ: Vì sao tác giả lại đặt tên nhan đề tác phẩm là “Bài học đường đời đầu tiên”
Học sinh cần nêu được: Nhan đề Bài học đường đời đầu tiên là nhan đề giản dị và hàm
chứa ý nghĩa tư tưởng chủ đề của văn bản. Đó là bài học mà Dế Mèn có được sau khi trêu
chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Đó là bài học về sự ngông cuồng,
kiêu ngạo, ảo tưởng về sức mạnh khiến Dế Mèn ân hận mãi... Bài học này là hành trang
cho Dế Mèn trên con đường chu du thiên hạ sau này….
*Dạng 2: Cảm nhận về cái hay, sự độc đáo của một từ ngữ, hình ảnh cụ thể có trong
văn bản.
Ai cũng hiểu rằng, văn chương vẽ nên cuộc sống bằng từ ngữ, nên khi khai thác
cần chú ý đến từ ngữ. Phân tích từ ngữ trong cảm thụ văn chương thực chất là chỉ ra, giúp
học sinh tìm hiểu thấy nội dung mà người viết muốn thể hiện, truyền đạt qua từ ngữ đó
khi tham gia xây dựng các hình tượng và bộc lộ chủ đề tư tưởng. Vì vậy nếu khơng hiểu
đúng nghĩa của từ, khơng nắm được chính xác nội dung mà người viết muốn gửi gắm qua
từ thì mọi giá trị nghệ thuật sẽ khơng toàn vẹn. Bởi thế, giá trị nghệ thuật của một từ ngữ
trước hết là nó phản ánh được đầy đủ nhất, đúng đắn nhất cái mà người viết muốn truyền
đạt. Hơn nữa, nội dung biểu đạt của từ còn là kết quả của trí tưởng tượng, tài năng ngơn
ngữ và tâm tư, cảm xúc của người viết với đối tượng của cuộc sống. Bởi thế, với dạng bài
này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ ỹ nghĩa biểu đạt của từ ngữ này trong văn bản,
giá trị gợi tả, gợi cảm cùng sự chính xác, tinh tế của nó trong câu thơ, văn nói riêng và
trong văn bản nói chung. Đơi khi phải luyện cho các em thói quen so sánh: tại sao tác giả
Năm học 2019-2020
21
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
dùng từ này mà khơng phải từ kia? Từ nào có giá trị hơn? ….Có như vậy các em mới có
thể hình thành kĩ năng giải nghĩa từ, kĩ năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của từ ngữ trong
văn bản.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Cơ Tơ”- Nguyễn Tn, ta có thể hỏi các em những câu
hỏi thuộc dạng bài này như:
1. Nêu cảm nhận của em về từ “vàng giòn” trong câu văn: “Cây trên núi đảo lại
thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đặm đà hươn hết cả mọi khi, và cát lại vàng
giòn hơn nữa?
2. Cho câu văn: “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần
lên cái chất bạc nén”. Có bạn đã thay từ “chao” trong câu trên bằng từ “liệng”. Em có
đồng ý với ý kiến của bạn đó khơng? Vì sao?
-Với dạng bài này, học sinh sẽ được kích thích, động não và sẽ cảm nhận được:
1. Từ “vàng giòn” chỉ màu vàng của cát. Nó thể hiện sự cảm nhận của Nguyễn
Tuân bằng cả thị giác và vị giác. Nó vừa gợi sắc vàng, vừa gợi được độ khơ, độ sáng, độ
ánh của cát. Nguyễn Tuân không tả nắng mà như có nắng óng ánh trong đó. Chỉ với 1 từ
thôi, ta thấy vẻ đẹp của cát đảo Cô Tô sau trận bão; sự tài hoa, tinh tế của Nguyễn Tuân.
2. –Không thể thay thế từ chao bằng từ liệng được bởi:
+Từ liệng chỉ gợi cử động của cánh chim lượn đi lượn lại trên bầu trời.
+ Từ chao vừa gợi cử động cánh chim lượn tạo thành hình vịng cung, vừa mang
tính tạo hình khiến ta cảm nhận được vẻ đẹp thanh thoát, mỏng mảnh của cánh chim.
Cánh chim làm cho bức tranh thêm sinh động và thơ mộng….
Như thế, ở dạng bài này song song với việc hiểu được ý nghĩa của từ là sự rung
động của người đọc để nhận ra sức gợi, nhận ra cảm xúc của người viết. Trong mỗi văn
bản, không phải tất cả các từ đều có sức gợi, đều mang hàm ý. Chỉ những từ nào chứa
đựng nhiều sức gợi, thật sự có ý nghĩa tinh tế, sâu sắc và mang tính biểu cảm cao mới có
thể trở thành “tín hiệu thẩm mĩ” để khám phá, cảm nhận.
Một ví dụ khác nữa đó là khi dạy văn bản “Lượm”-Tố Hữu, ta cũng có thể đặt câu
hỏi:
1. Tác giả đã sử dụng rất nhiều từ láy tượng hình để miêu tả vẻ đẹp của chú bé
Lượm. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của chúng?
2. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều đại từ xưng hô khác
nhau. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng?
Với dạng bài tập này, học sinh có thể phát hiện được:
Năm học 2019-2020
22
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
1. Từ láy tượng hình: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh… đã gợi
lên ấn tượng về một chú bé liên lạc với trang phục đặc trưng là : cái xắc và ca lơ. Ấn
tượng nhất với tác giả đó là dáng vẻ loắt choắt- nhỏ nhắn, xinh xắn, sự thoăn thoắt- cử
chỉ rất nhanh nhẹn, chính xác. Đặc biệt, hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên và đáng
yêu với Cái đầu nghênh nghênh thật lạc quan. Nhìn hình ảnh của em, tác giả có một sự so
sánh, liên tưởng vơ cùng độc đáo đó là em Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng..
Nhờ những từ láy đó, ta cảm nhận được hình ảnh Lượm thật hồn nhiên, trong sáng, yêu
đời, say mê với cơng việc. Hình ảnh đó như một âm thanh trong trẻo giữa sự khốc liệt,
căng thẳng của chiến tranh khiến cho chúng ta yêu mến, cảm phục…
2. Trong bài thơ có một điều đáng chú ý là việc tác giả dùng rất nhiều những từ
ngữ xưng hô với Lượm. Đầu tiên, tác giả gọi cháu – thể hiện tình cảm gắn bó, thân mật;
tiếp theo, tác giả gọi là chú bé một cách đầy trìu mến; có khi tác giả lại gọi chú đồng chí
nhỏ thể hiện một niềm trân trọng, cảm phục và khi tác giả gọi Lượm là lúc tác giả dành
cho em nhiều tình cảm nhất. Lượm là một chú bé rất hồn nhiên trong sáng; Lượm là một
chú đồng chí nhỏ rất anh dũng và quả cảm; hơn thế Lượm còn là một người cháu vơ cùng
thân u của chính tác giả… Qua những từ ngữ xưng hô ấy, Tố Hữu không chỉ thể hiện
cảm xúc trân trọng, tự hào, yêu mến, tiếc thương…một thiếu nhi anh dũng trong kháng
chiến mà còn thể hiện tấm lịng u thương vơ bờ mà tác giả dành cho người cháu thân
yêu của mình. .. Bài thơ vì vậy rất tự nhiên, nhưng lại gây xúc động và có sức lan tỏa
trong lịng người. Lượm trở thành một hình ảnh đáng yêu và đáng cảm phục với tất cả các
bạn nhỏ trên đất nước Việt Nam…
Bên cạnh những từ ngữ, cịn là những hình ảnh. Hình ảnh : là toàn bộ đường nét,
màu sắc hoặc đặc điểm của người, vật cảnh bên ngoài được ghi lại trong tác phẩm để nhờ
đó ta có thể tưởng tượng ra người, cảnh đó. Để xây dựng hình ảnh các nhà văn cũng rất
dụng cơng. Đó có thể là những hình ảnh nhỏ như: Ngọn lửa; trong bài thơ “Đêm nay
Bác khơng ngủ- Minh Huệ; Hình ảnh đường vàng trong bài thơ “Lượm”- Tố Hữu; hình
ảnh cây bưởi”, con người-( khổ thơ cuối) bài thơ Mưa; có thể là hình ảnh lớn hơn như
dượng Hương Thư (Vượt Thác-Võ Quảng);hình ảnh “Cây tre Việt Nam”, ; Hình ảnh
Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ; Lượm trong bài thơ cùng
tên của Tố Hữu… Tuy nhiên đây cũng là nền tảng để chúng ta có thể giúp học sinh hình
thành kĩ năng cảm nhận về những hình ảnh nhân vật có ý nghĩa sâu sa tinh tế- nâng lên
thành hình tượng nhân vật sau này. Với hình ảnh này, học sinh cần nắm rõ hoàn cảnh
Năm học 2019-2020
23
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
xuất hiện, giải mã những ý nghĩa mà nó có để từ đó thấy đượng thông điệp, chủ đề, cảm
xúc mà tác giả gửi gắm trong văn bản.
Ví dụ cụ thể. Với bài thơ Đêm nay Bác khơng ngủ- Minh Huệ, ta có thể hỏi :
Trong bài thơ, hình ảnh Bác Hồ ln xuất hiện cùng hình ảnh ngọn lửa hồng Hãy chỉ ra
và nêu ý nghĩa của những câu thơ có hình ảnh đó?
Với hình ảnh này học sinh cần cảm nhận các ý nghĩa giản dị mà sâu sắc của ngọn
lửa: +Là hình ảnh đem lại ánh sáng và hơi ấm, xua tan cái giá lạnh của đêm đơng;
+Là hình ảnh làm tôn lên vẻ đẹp của Bác;
+Ngọn lửa hồng gắn liền với hành động mang tính biểu tượng “đốt lửa” – là hiện
thân cho tình thương bao la của Bác.
+Ngọn lửa hồng còn tạo nên những cảm xúc thăng hoa cho người lính trẻ : Anh đội
viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng/ Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa
hồng…
Khơng chỉ hiểu như vậy, có học sinh cịn viết được đoạn văn cảm thụ rất ấn tượng
như sau:
Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, bên cạnh hình
tượng về Bác Hồ với tình yêu thương bao la dành cho đồng bào và chiến sĩ thì khơng thể
khơng nhắc tới hình tượng ngọn lửa. Có thể nói đây là một “nhân vật” quan trọng làm
nên sự sinh động và mang những ý nghĩa sâu xa trong bài thơ.
Trong bài thơ, hình ảnh ngọn lửa mang rất nhiều ý nghĩa, ở mỗi câu thơ, mỗi thời
điểm được nhắc đến, ngọn lửa lại mang những nghĩa tượng trưng khác nhau. Tuy nhiên
có duy nhất một nghĩa thực, đó chính là một hình ảnh ngọn lửa thực, ngọn lửa do chính
tay Bác Hồ đốt lên, đang cháy và sưởi ấm giữa khu rừng trong đêm đông giá lạnh:
“Lặng yên bên bếp lửa”
Ánh lửa bập bùng ấy chính là hơi ấm xua tan đi cái rét, cái lạnh, sự mệt mỏi sau một ngày
dài chiến đấu, Bác – một vị lãnh tụ cao cả vì thương các chiến sĩ đã đốt lên ngọn lửa ấy:
“Đốt lửa cho anh nằm”
Bác không nằm, cũng không ngủ mà là đang ngồi đốt lửa, đốt lửa cho những người con
chiến sĩ của mình, hình ảnh ngọn lửa được đốt lên là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và
tình thương của Bác dành cho bộ đội. Chẳng còn khoảng cách nào giữa một vị lãnh tụ
đứng đầu đất nước với những người chiến sĩ, ngọn lửa đã xóa đi khoảng cách đó, thể hiện
cho sự gắn bó giữa người lãnh đạo với nhân dân, bộ đội.
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Hình ảnh ngọn lửa đã soi sáng bóng dáng, chân dung của Bác – chân dung của vị lãnh tụ
vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam với những vẻ đẹp gần gũi, bình dị. Khơng chỉ
Năm học 2019-2020
24
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Sáng kiến kinh nghiệm Ngữ Văn 6
soi rõ chân dung, ánh sáng của ngọn lửa còn soi tỏ tấm lòng cao cả của Bác với đồng bào
và với nhân dân. Bác cả một đời vì nước vì dân mà cống hiến, quên đi bản thân mình,
suốt một đời chỉ vì mục tiêu giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ngọn lửa trong đêm
đông ấy đã cho anh đội viên thấy rõ từng nét mặt, tâm trạng, cử chỉ và hành động của
Bác, Bác trầm ngâm nghĩ ngợi về việc nước, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, nhón
chân nhẹ nhàng để khơng ai bị thức giấc. Hình ảnh Bác hiện lên qua ngọn lửa thật thiêng
liêng và chính sự quan tâm ân cần của Bác là ngọn lửa ấm áp nhất, ấm hơn bội phần so
với ngọn lửa hồng ngồi kia. Hình ảnh ngọn lửa được so sánh với Bác càng tô đậm sự lớn
lao, vĩ đại đang bao trùm không gian, và sánh ngang trời đất của Bác, tình yêu thương
của Bác dành cho dân và quân mạnh mẽ và ấm áp hơn bất kì ngọn lửa nào. Hình ảnh
ngọn lửa ở cuối bài thơ mang ý nghĩa về hi vọng và niềm tin vào cuộc kháng chiến của
quân và dân ta nhất định sẽ thắng lợi.
Có thể nói, hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Đêm nay Bác khơng ngủ” là một
hình ảnh đẹp và là điểm sáng trong nghệ thuật của bài thơ. Bác Hồ không chỉ đem lại một
ngọn lửa để sưởi ấm cái lạnh bên ngồi mà chính Bác là một ngọn lửa sưởi ấm tinh thần,
tâm hồn những người chiến sĩ…
Như thế, dạng bài tập này rất đơn giản mà cần thiết và bổ ích vì nó khơng chỉ giúp
học sinh hiểu mà cịn hứng thú hơn trong q trình học. Quan trọng là chúng ta phải chú
ý khơi gợi, kích thích, động viên để học sinh có thể nhận ra, cảm nhận…
* Dạng 3: Cảm nhận về chi tiết đặc sắc trong tác phẩm:
Chi tiết “là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (từ
điển thuật ngữ văn học). “Tùy theo sự biểu hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng
thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm,
điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm”…( từ điển thuật ngữ văn học). Để làm
nên chi tiết nhỏ có giá trị lớn, nhà văn phải có tầm vóc của người nghệ sĩ, có sự thăng hoa
về cảm hứng, về tài năng sáng tạo nghệ thuật, về phương pháp sáng tác… Nhà văn xây
dựng được một chi tiết nhỏ nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, sống mãi trong lòng người
đọc, sống mãi với thời gian. Nói đến chi tiết nghệ thuật nào là người ta nhớ ngay đến tác
giả… Trong mỗi chi tiết ít nhiều đều gửi gắm chủ đề, ý nghĩa của văn bản, bức thông
điệp của nhà văn. Học sinh tự học, hay đọc hiểu phải phát hiện được chi tiết cũng như tác
dụng của những chi tiết đặc sắc có trong văn bản.
Trong chương trình Ngữ Văn 6 kì 1, các em đã được làm quen với các chi tiết ấn
tượng, ý nghĩa sâu sắc trong phần Truyện dân gian (Tiếng đàn thần; niêu cơm thần
(truyện “Thạch Sanh”); bọc trăm trứng (Con Rồng cháu Tiên); Thần báo mộng (Sự tích
Bánh chưng, bánh dầy); Cây bút thần;…. Trong truyện hiện đại cũng có những chi tiết
đặc sắc (Dế Mèn trêu chị Cốc (“Bài học đường đời đầu tiên”- Tơ Hồi); (Chi tiết miêu tả
Năm học 2019-2020
25
LUAN VAN CHAT LUONG download : add