Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỉnh sóc trăng phát huy truyền thống hào hùng, khơi dậy các tiềm năng phát triển, tạo động lực mới cho tăng trưởng và bứt phá vươn lên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.38 KB, 6 trang )

Thực tiễn - Kinh nghiệm

Tạp chí Cộng sàn

TÌNH SĨC TRẢNG PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG

HÀO HÙNG, KHƠI DẬY CÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN,
TẠO DỘNG LỰC MĨI CHO TẢNG TRNG
VÀ BÚT PHÁ VUON LÊN
LÂM VĂN MẪN
*

Từ một tình cịn nhiều khó khăn khi được tái lập, song với những quyết
sách đột phá, tỉnh thần đồn kết, năng động, sáng tạo, Sóc Trăng đã và
đang có sự bứt phá vươn lên mạnh mẽ, tạo thế và lực mới, tạo đà để phát
triển bền vững.

N

GÀY 26-12-1991, Quốc hội ban
hành nghị quyết về việc phân chia
địa giới hành chính một số tỉnh,
trong đó chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh
Cần Thơ và Sóc Trăng. Đầu tháng 4-1992,
tỉnh Sóc Trăng chính thức được thành
lập. Thời điểm mới tái lập, Sóc Trăng là
tỉnh thuần nơng, diện tích đất đai hầu hết
bị nhiễm phèn, mặn; kết cấu hạ tầng yếu
kém, lạc hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của
tỉnh rất khó khăn. Tống sản phấm nội tỉnh
chỉ đạt 1.268 tỷ đồng; thu nhập bình quân


đầu người khoảng 1,34 triệu đồng/người/
năm; thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 45 tỷ
đồng; đời sổng của nhân dân cịn nhiều khó
khăn, có đến 27,7% hộ thiếu đói và 36,7%
hộ nghèo.
Trước những khó khăn, thách thức đó,
với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung
ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ,
ngành Trung ương, Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân Sóc Trăng đã đồn kết, sáng
tạo, đây mạnh khai thác tiềm năng, phát huy
lợi thế, tranh thủ các nguồn lực, thời cơ, nồ
lực, quyết tâm vượt qua khó khăn. Sau hơn

30 năm tái lập, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên
tất cả các lĩnh vực.
Kinh tế liên tục tăng trưởng và cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyến dịch theo hướng tích cực.
Sau hon 35 năm đổi mới, tỉnh Sóc Trăng
từ một nền kinh tế lúa nước lạc hậu đã có
bước chuyển dịch tích cực theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh tế duy trì tốc
độ tăng trưởng ổn định, hợp lý trong điều kiện
có nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2021,
quy mơ kinh tế của tỉnh (GRDP) đạt 57.120
tỷ đồng, tăng 38 lần so với năm 1992. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực;
trong đó, khu vực nơng - lâm - ngư nghiệp
giảm tỷ trọng từ 68,30% năm 1992 xuống

còn 44,78% vào năm 2021; khu vực công
nghiệp - xây dựng tăng tỷ trọng từ 9,68%
năm 1992 lên 15,11% năm 2021; khu vực
dịch vụ tăng tỷ trọng từ 22,02% năm 1992
lên 40,11 % vào năm 2021. Bên cạnh đó, tỉnh
có nhiều biện pháp, cơ chế, chính sách để
* TS, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,
Trưởng Đồn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng

Số 988 (tháng 4 năm 2022) 83


Thực tiễn - Kinh nghiệm
khai thác tốt nguồn thu; chỉ đạo, điều hành
có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh đe
tạo nguồn thu cho ngân sách. Kết quả thu
ngân sách tỉnh hằng năm đều đạt và vượt kế
hoạch, từng bước đáp ứng tốt một phần nhu
cầu chi. Năm 2021 tổng thu ngân sách trên
địa bàn (thu nội địa) đạt 4.238 tỷ đồng, tăng
116,64 lần so với năm 1992; GRDP bình
quân đầu người là 47,33 triệu đồng/người/
năm, tăng 35,32 lần so với năm 1992.
về lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh chú trọng
đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững,
phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản xuất
nông nghiệp. Tỉnh xây dựng, triển khai các
chương trình, đề án chuyển đổi sản xuất, các
cơ chế, chính sách hồ trợ phát triển liên kết

sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nơng nghiệp, nơng thơn, Chương trình
mồi xã một sản phẩm (OCOP), đầu tư kết
cấu hạ tầng thủy lợi, điện, áp dụng tiến bộ
khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất nơng
nghiệp,... Qua đó, sản xuất nông nghiệp đạt
được những thành tựu nổi bật, sản lượng lúa
hằng năm của tỉnh đạt trên 2 triệu tấn, tăng
2,4 lần so với năm 1992; chuyển dần sản
xuất lúa theo hướng đặc sản, chất lượng cao,
đặc biệt nhóm giống lúa ST, (lúa đặc sản, lúa
chất lượng cao các loại chiếm hơn 78,79%
diện tích) mang lại giá trị thu nhập cao cho
người sản xuất. Năm 2021, tổng sản lượng
nuôi trồng và khai thác thủy sản là 339.082
tấn, tăng 12,44 lần so với năm 1992.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới huy động sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung
sức, đồng lịng của người dân. Đen nay, hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước
hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan
nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an tồn,
giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích
ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền
vững. Thời gian qua, các địa phương thực
hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới
84 Số 988 (tháng 4 năm 2022)

Tạp chí Cơng sản


đạt kết quả tích cực. Đen cuối năm 2021,
tồn tỉnh có 3 huyện đạt chuẩn nơng thôn
mới; 58/80 xã được công nhận đạt chuẩn
nông thôn mới, đạt tỷ lệ 72,5%, cao hơn
bình quân khu vực đồng bằng sơng Cửu
Long (khoảng 69,6%), trong đó, có 9 xã đạt
chuẩn nơng thơn mới nâng cao.
Cơng nghiệp là ngành đóng góp đáng kể
cho ngân sách nhà nước và trở thành ngành
xuất khẩu chủ đạo của tỉnh. Sóc Trăng có
lợi thế về các ngành công nghiệp chế biến
nông sản, thủy sản xuất khấu, sản xuất hàng
tiêu dùng, may mặc, năng lượng,... Các lĩnh
vực này đã có những bước phát triển mạnh
mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc
làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng
suất và nâng cao đời sống của nhân dân.
Để phát triển sản xuất công nghiệp, tỉnh
quy hoạch 5 khu cơng nghiệp với tổng diện
tích 1.106ha, 6 cụm cơng nghiệp với tổng
diện tích 263,5ha. Ngồi ra, tỉnh cũng quan
tâm đến việc khai thác tiềm năng phát triển
năng lượng tái tạo. Trong những năm gần
đây, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
20 dự án điện gió, với tổng quy mô công
suất 1.435MW, tỉnh đang tiến hành rà sốt,
đánh giá tiềm năng phát triển điện gió để
cập nhật quy hoạch điện VIII, với tổng công
suất tiềm năng là 12.849MW; trong đó, điện

gió trên bờ 10.849MW, điện gió ngồi khơi
2.000MW. Hiện đã có 11 dự án khởi cơng,
thi cơng. Đến cuối năm 2021, trên địa bàn
tỉnh có 4 dự án vận hành thương mại, với
tổng công suất 110,8MW.
Thương mại, dịch vụ có bước chuyển biến
tích cực; hoạt động thương mại nội địa, xuất
khẩu hàng hóa được đẩy nhanh, thị trường
mở rộng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nhân dân và góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của tỉnh. Sóc Trăng thực hiện
có hiệu quả đề án phát triển chợ ưên địa bàn
tỉnh, xã hội hóa trong việc đầu tư, khai thác
hệ thống chợ, trung tâm thương mại,...; tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển siêu thị, cửa


Thực tiễn - Kinh nghiệm
hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, với các
hình thức thanh tốn linh hoạt, chú trọng phát
triển thương mại điện tử giúp đưa sản phẩm
đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Năm 2021, tổng mức lưu chuyển hàng hóa
bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội
đạt 51.673 tỷ đồng, tăng 59,94 lần so với năm
1992. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong
những năm gần đây là điểm sáng của tỉnh;
tính đến năm 2021, hàng hóa của tỉnh Sóc
Trăng đã xuất khẩu đến khoảng 40 quốc gia
và vùng lãnh thổ, như: Mỹ, Phi-líp-pin, Liên

minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, Ca-na-đa,
Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a,..., với trị giá xuất
khẩu khoảng 1.289 triệu USD, tăng 51,56 lần
so với năm 1992.
Ket cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư
và phát triên, nhất là hạ tầng về đô thị, giao
thông, tạo nên diện mạo, sắc thái mới cho
tỉnh Sóc Trăng.
Tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển,
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt
được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống
giao thông từng bước được hoàn thiện, cơ
bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng
hóa, góp phần quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Các tuyến đường
cao tốc đang được cấp có thẩm quyền xem
xét, đầu tư; các tuyến quốc lộ về cơ bản đã
hoàn thiện; các tuyến đường tỉnh, đường
huyện được duy tu, sửa chừa kịp thời, bảo
đảm giao thông thông suốt; hệ thống đường
đô thị được cải tạo, nâng cấp, góp phần thay
đổi diện mạo đơ thị; mạng lưới đường giao
thông nông thôn được quan tâm đầu tư,
góp phần quan trọng trong việc thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới. Các tuyến đường thủy từng
bước được đầu tư nạo vét, lắp đặt biển báo
hiệu, đáp ứng nhu cầu vận tải bằng giao
thông thủy, phục vụ sản xuất nông nghiệp;
hệ thống cảng biển, cảng sơng, bến bãi, từng

bước hình thành, đầu tư, nâng cấp; phương
tiện vận tải ngày càng phát triển.

Tạp
Tình hình phát triển đơ thị của tỉnh Sóc
Trăng nói chung và trên địa bàn các huyện, thị
xã, thành phố nói riêng có những chuyển biến
tích cực; các đơ thị của tỉnh tăng về số lượng
và chất lượng, góp phần nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của người dân. Nếu năm 1992,
tỉnh có 7 đơ thị, thì đến năm 2021 tăng lên 19
đơ thị; tốc độ đơ thị hóa của tỉnh năm 2021 là
32,43%, tăng 15,77% so với năm 1992, cao
hơn mức bình qn của khu vực đồng bằng
sơng Cửu Long (khoảng hơn 31%).
Đời sổng vật chất và tinh thần của cộng
đồng các dân tộc tiếp tục được nâng lên.
Tỉnh Sóc Trăng là mái nhà chung của
cộng đồng 3 dân tộc anh em Kinh, Khmer,
Hoa sinh sống cộng cư. Việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên
của các cấp ủy, chính quyền. Tỉnh quan tâm
đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, cơng
trình kết cấu hạ tầng phục vụ việc tổ chức lễ
hội truyền thống dân tộc; thực hiện tốt công
tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa,
lịch sử của tỉnh, như: Khu căn cứ Tỉnh ủy,
đình Hịa Tú, đền thờ Bác Hồ, các di sản văn

hóa dân tộc về vật thể, phi vật thể, tiếng nói,
chữ viết của người dân tộc thiểu số.
Chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước
được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mạng
lưới trường lớp, cơ sở vật chất phục vụ dạy
và học được quan tâm đầu tư, phần lớn các
trường đã xây dựng mới, kiên cố hóa, khơng
cịn tình trạng học ca ba. Tỉnh được cơng
nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về xóa mù chữ
vào năm 1999, đạt các mục tiêu về công
tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
và được công nhận đạt chuẩn quốc gia về
phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ tháng
12/2008. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục chỉ
đạo các đơn vị củng cố và duy trì tốt thành
tích đã đạt được để có thể tiến đến thực hiện
phổ cập giáo dục trung học phổ thông trong
những năm tiếp theo.
Số 988 (tháng 4 năm 2022) 85


Thực tiễn - Kinh nghiệm
Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
có nhiều tiến bộ. Sóc Trăng triển khai nhiều
chương trình, dự án bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước và hỗ trợ của các tổ chức trong
và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực và
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, như: xây
dựng, nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện,

bệnh viện đa khoa liên huyện, bệnh viện đa
khoa tỉnh và nâng cấp các bệnh viện chuyên
khoa lao, tâm thần,... Ngoài ra, ngành y tế
tăng cường đầu tư trang bị thêm phương
tiện kỳ thuật hiện đại, ứng dụng thành tựu
khoa học tiên tiến trong chẩn đốn và điều
trị; từ đó, cơ sở y tế được tăng cường, chất
lượng khám, chữa bệnh tăng lên, y tế tuyến
xã có bước tiến mới. Cơng tác phịng bệnh
được thực hiện tốt, đã khống chế và cơ bản
thanh toán được các bệnh dịch nguy hiểm,
đặc biệt là đã khống chế được dịch COVID19, không để xảy ra tình trạng mất kiểm sốt
trong cơng tác phịng, chống dịch.
Các cấp ủy, chính quyền quan tâm cơng
tác giảm nghèo, thực hiện nhiều chương
trình, dự án, chính sách hỗ trợ người nghèo
hiệu quả, giúp người dân tăng thêm thu
nhập, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc Khmer tạo điều kiện để
người dân vươn lên làm giàu, bền vững.
Hiện nay, đời sống người dân, đặc biệt là
khu vực nơng thơn, khu vực có đơng đồng
bào dân tộc thiểu số có những chuyển biến
tích cực; năm 2021, tỉnh khơng cịn hộ thiếu
đói, tỷ lệ hộ nghèo của tĩnh là 6,64%, giảm
30,06% so với năm 1992.
Công tác quân sự, quốc phịng địa
phương được tăng cường, an ninh chính
trị và trật tự, an toàn xã hội giữ vững, hoạt
động đổi ngoại mở rộng.

Các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo gắn phát triển kinh tế với bảo
đảm quốc phịng, giữ vững an ninh chính trị.
Tỉnh xây dựng lực lượng thường trực, dân
quân tự vệ, dự bị động viên bảo đảm về số
lượng và chất lượng; thường xuyên tổ chức
86 Số 988 (tháng 4 năm 2022)

Tạp chí Cộng sản

diễn tập khu vực phòng thủ các cấp; việc xây
dựng nền quốc phịng tồn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng
thủ ngày càng vững chắc hơn; phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động
hiệu quả. Cơng tác đấu tranh, phịng, chống
tội phạm và tệ nạn xã hội được đẩy mạnh;
xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ, việc phức
tạp, khơng để xảy ra điểm nóng; đặc biệt là
các vụ việc liên quan đến dân tộc, tôn giáo.
Trong những năm qua, lực lượng cơng an
chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền
trong tỉnh mở nhiều đợt cao điểm tấn công,
trấn áp tội phạm, triệt xóa các tụ điểm phức
tạp về an ninh, trật tự gây bức xúc trong
nhân dân; bảo vệ tuyệt đối an ninh, an tồn
các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, các
hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại
địa phương.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ

thống chính trị của tỉnh đạt nhiều kết quả
tích cực.
Các cấp ủy tập trung lãnh đạo xây dựng
Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, tổ chức và cán bộ. Người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền phát huy vai trò nêu
gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao; tích cực khắc phục những hạn
chê trong cơng tác lãnh đạo, chi đạo, điều
hành. Tập trung thực hiện việc sắp xếp, kiện
toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và
cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu
lực, hiệu quả.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội có nhiều chuyển biến
tích cực, chất lượng được nâng lên; thường
xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động, tăng cường giám sát, phản biện xã
hội, sâu sát cơ sở đáp ứng u cầu trong
tình hình mới; cơng tác phối hợp với các cơ
quan nhà nước và chính quyền các cấp ngày
càng hiệu quả; khơi dậy được động lực trong
nhân dân, phát huy quyền làm chủ, tạo đồng


Thực tiễn - Kinh nghiệm
thuận xã hội, là cầu nối góp phần quan trọng
củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng,
chính quyền, tăng cường khối đại đồn kết

tồn dân tộc. Trong điều kiện ảnh hưởng bởi
dịch COVID-19, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội đã thực hiện tốt việc
vận động, quyên góp, úng hộ, hỗ trợ kinh
phí, vật tư, trang thiết bị y tế, lương thực,
thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ cho công
tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh cho
người nghèo, người yếu thế, người già neo
đơn, người lao động bị mất việc làm do ảnh
hưởng của dịch COVID-19, góp phần cùng
với tỉnh chăm lo tốt hơn cho người dân, vượt
qua những khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Những bài học kinh nghiệm và định
hướng phát triển trong thịi gian toi
Nhìn lại chặng đường 30 năm xây dựng
và phát triển, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng rút ra
một số bài học kinh nghiệm:
Một là, trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành tổ chức thực hiện phải có quyết tâm
chính trị cao, hành động quyết liệt, trách
nhiệm, vừa xem trọng tính tồn diện, vừa
tập trung dồn sức cho những lĩnh vực then
chốt, nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá,
tạo động lực phát triển.
Hai là, giải quyết hài hịa lợi ích chính
đáng của các tầng lófp nhân dân với những
cách làm, bước đi phù hợp, khả thi. Chú
trọng xây dựng, phát triển, nhân rộng những
điển hình tiên tiến, nhân tố mới tích cực trên

các lĩnh vực.
Ba là, kết họp chặt chẽ giữa xây dựng
và củng cố hệ thống chính trị với phát triển
kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa, bảo đảm quốc phịng, an ninh,
bảo vệ mơi trường.
Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, đạo đức tổ chức và cán
bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức đảng. Xây dựng hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh, tồn diện. Làm tốt

Tạp
cơng tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có
quyết tâm, năng động, sáng tạo, có đủ phẩm
chất, năng lực. Đe cao tinh thần trách nhiệm,
gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Năm là, đổi mới phương thức lãnh đạo
của các cấp ủy, phong cách quản lý, điều
hành của các cấp chính quyền, phương thức
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thê nhân dân theo hướng khoa học, sâu sát
cơ sở; xác định rõ trách nhiệm của từng
cấp, từng ngành, kịp thời sơ kết, tổng kết,
rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc.
Bước vào nhiệm kỳ 2020 - 2025, Sóc
Trăng ngày càng định vị rõ hơn những tiềm
năng, giá trị khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế

cạnh tranh nhất là phát huy tuyến hành lang
Nam sông Hậu, để bứt phá phát triển. Sóc
Trăng là tỉnh giáp biển, với đường bờ biển
dài 72km, sức gió bình qn hơn 6m/giây
là một trong những địa phương có tiềm năng
gió khá lý tưởng để phát triển điện gió...
Bên cạnh đó, Sóc Trăng sở hữu 3 vùng sinh
thái ngọt - mặn - lợ là điều kiện thuận lợi để
phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Dân
số gần 1,2 triệu người, lực lượng lao động
dồi dào với trên 640.000 người là điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào
địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt, cảng biển
Trần Đề được Chính phủ đưa vào quy hoạch
tống thể phát triển cảng biển Việt Nam giai
đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
với định hướng phát triển thành cảng biển
đặc biệt. Tỉnh đã đầu tư tuyến đường trục
phát triển kinh tế Đơng - Tây để hình thành
hành lang kinh tế mới kết nối quốc lộ Quản
lộ Phụng Hiệp với quốc lộ Nam sông Hậu,
thúc đẩy phát triển vùng trũng thị xã Ngã
Năm, huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Xuyên
và thị xã Vĩnh Châu. Bên cạnh đó, tỉnh đầu
tư hoàn thành, đưa vào sử dụng cầu Mạc
Đĩnh Chi kết nối thành phố Sóc Trăng với
huyện Trần Đề; trước mắt là tuyến kết nối
với Khu công nghiệp Trần Đề, cảng cá Trần
Số 988 (tháng 4 năm 2022) 87



Thực tiễn - Kinh nghiệm
Đề, bến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo và
kết nối cảng biển Trần Đe, cầu Đại Ngãi
trong tương lai, tạo điều kiện trong việc
thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội,
nhất là phát triển kinh tế biển. Trong thời
gian tới, Trung ương dự kiến đầu tư dự án
tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía
đơng, dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu
Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, dự án cầu Đại
Ngãi, dự án Cảng biển Trần Đề. Với vị trị là
cửa ngõ phía đơng của khu vực đồng bằng
sơng Cửu Long, kết hợp việc đầu tư những
cơng trình, dự án giao thông trọng điểm,
kết nối liên vùng và quốc tế, tác động rất
lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
Sóc Trăng có cơ hội đón đầu, bứt phá đi
lên, trở thành một trong những trung tâm
phát triển của vùng.
Đe thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, giai đoạn 2020 - 2025, Đảng
bộ tỉnh đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và
các đột phá là: “Tập trung đầu tư phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, thủy
lợi trọng điểm; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư
năng lượng, cảng biển, khu logistics, khu,
cụm công nghiệp, các đô thị, hạ tầng du lịch,
hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển kinh

tế số”.
về những nhiệm vụ trọng tâm, Sóc Trăng
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
chính quyền và hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các cơng
trình, dự án trọng điểm. Khai thác lợi thế
hành lang kinh tế ven sông Hậu kết nối khu
vực kinh tế biển; kêu gọi đầu tư các dự án
năng lượng, cảng biển, khu logistics, phát
triển các khu, cụm công nghiệp, thương mại,
dịch vụ và du lịch. Đẩy mạnh thực hiện cơ
cấu lại ngành nông nghiệp gắn với thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

88 Số 988 (tháng 4 năm 2022)

Tạp chí Cộng sàn

nơng thơn mới. Củng cố thế trận quốc phịng
tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Ket hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội với củng cố, tăng cường quốc phịng,
an ninh. Phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù
địch, phản động và các loại tội phạm, giữ
vừng an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn

với phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng
giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Triển khai thực hiện tốt các chính sách
an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần của người dân; Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình
mục tiêu quốc gia phát triên kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021 - 2030. Tăng cường công tác
quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài
nguyên; bảo vệ, cải thiện mơi trường; chủ
động, tích cực triển khai các giải pháp ứng
phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
về các đột phá, Sóc Trăng đẩy mạnh
phát triển tồn diện nguồn nhân lực phục
vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao (đội ngũ cán bộ cấp chiến lược,
cán bộ lãnh đạo, quản lý), chuyển dịch
cơ câu lao động, đáp ứng từng bước yêu
cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính, xây dựng chính quyền điện tử, tạo
sự chuyển biến rõ nét trong cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số
cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh, thúc đẩy khởi nghiệp, phát
triển doanh nghiệp. Tập trung đầu tư phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội. Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thơng,

thủy lợi trọng điểm; đay mạnh xã hội hóa
đầu tư năng lượng, cảng biển, khu logistics,
khu, cụm công nghiệp, các đô thị, hạ tầng
du lịch, hạ tầng công nghệ thông tin, phát
triển kinh tế số. □



×