Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bình luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Tại sao nói mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.79 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 2
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu
chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là
cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế
nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên
khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế
góp phần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc
sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển. ............................... 3
Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và ổn định. Trong những năm qua, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp
ứng được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước. .................................... 3
Tuy nhiên hiện nay, xét trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đánh giá, Việt Nam
được nhận định có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng không cao và muốn
phát triển bền vững Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng. ............................... 3
1. KHÁI QUÁT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ ...................................................................................................................................... 4
1.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế ..................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế .............................................................................. 4
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ............................................................................. 4
1.1.3. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế .............................................................................. 5
1.2 Tổng quan về chất lượng tăng trưởng ................................................................................ 7
Chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể
hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và khả
năng duy trì nó trong dài hạn. .................................................................................................... 7
1.2.2. Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng ............................................................. 7
2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .... 8
2.1. Một số thành tựu đạt được .................................................................................................... 8
Nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khu vực. Sau hơn


20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu
như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân
4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%, cao
hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát
triển. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có
thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền
tệ Châu Á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam
là 6,9%, năm 2002: 7%, năm 2003: 7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm 2006: 8,2%
và năm 2007: 8,5%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có
tốc độ tăng trưởng rất cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau: .. 8
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng. Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn dân số nước ta
sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu
nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi
mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao
động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu
người ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2002 đạt trung bình 5,2%. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2007 của người dân Việt Nam đã đạt 820 USD/năm. So với năm 1995, mức thu
nhập bình quân đầu người hiện nay của Việt Nam đã tăng khoảng 2,8 lần. .............................. 8
Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ
nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo
chuẩn nghèo quốc tế) và được thế giới đánh giá là thành công trong việc chống nghèo đói. .. 8
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể. Nhờ chú trọng giáo dục -
đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hạn chế tỷ lệ sinh, nên chỉ số phát triển con người của Việt Nam
đã được cải thiện đáng kể. Năm 2006, HDI của Việt Nam đạt 0,709, cao hơn nhiều nước có
cùng trình độ phát triển kinh tế. ................................................................................................... 8
2.2. Những hạn chế về chất lượng tăng trưởng kinh tế ............................................................ 10
Qua gần 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tích đầy ấn tượng trong tăng
trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Điều này không chỉ góp phần giúp đất nước khắc phục

tình trạng kém phát triển, mà còn làm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội
khác như giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, phát triển giáo
dục, y tế, văn hoá, xóa đói giảm nghèo... Về cơ bản, những thành tựu tăng trưởng đã đến
được với đại bộ phận người dân, thể hiện ở mức tăng về thu nhập và tiêu dùng của tất cả các
nhóm dân cư trong thời gian qua. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng đang bộc lộ ngày càng rõ
những lo ngại về chất lượng và sự bền vững của quá trình tăng trưởng, thể hiện dưới các góc
độ: chuyển dịch cơ cấu, hiệu quả của tăng trưởng, và một số khía cạnh về phát triển xã hội. 10
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 23
LỜI MỞ ĐẦU
2
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu
hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh
tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế
nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên
khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế
góp phần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc
sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và
tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển.
Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong những năm qua, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng
được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên hiện nay, xét trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đánh giá, Việt Nam
được
nhận định có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng không cao và muốn phát
triển bền vững Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng.
Vì vậy, em chọn đề tài “Bình luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong thời gian qua. Tại sao nói mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình tăng

trưởng theo chiều rộng?”
3
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
1. KHÁI QUÁT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự gia tăng của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia
tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu
nhập bình quân đầu người (Per Capital Income, PCI).
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm
trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là
một năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng
tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước
trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng
tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.
Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.
Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân
đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về
lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế
tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân
vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.
Bản chất của tăng trưởng kinh tế thực chất là sự gia tăng về thu nhập (mặt
lượng của nền kinh tế). Sự gia tăng này được đo bằng mức và tỷ lệ của thu nhập tính

theo hiện vật và giá trị.
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bề ngoài của tăng trưởng và
được phản ánh qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng.
4
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô
kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP
(hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực
tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng
kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
Hiện tại, có các chỉ tiêu đo lường như:
1. Tổng giá trị sản xuất (GO);
2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP);
3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI);
4. Thu nhập quốc dân sản xuất (NI);
5. Thu nhập quốc dân sử dụng (DI);
6. GDP bình quân đầu người.
Tuy nhiên, chỉ tiêu thường được sử dụng nhất và được đánh giá là chính xác
nhất: GDP và GDP/người. Và hiện nay, các nước đang phát triển có nhu cầu và khả
năng đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn các nước phát triển.
1.1.3. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
Qua quá trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các
nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát
triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng

kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này
khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết
quả tương ứng.
• Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và
kỷ luật của đội ngũ lao động, là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế.
Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể
mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương
5
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất
chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn
hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt.
• Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển,
những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ,
rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển
kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có
thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út.
Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc
sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc
gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên
nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư
bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy
mô.
• Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người
lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên
mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực
hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan
trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP
cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không
chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân đầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố

định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư
bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia
nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ
thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc
gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....
• Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không
phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư
bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công
nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản
lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát
triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia
tăng hiệu quả của sản xuất.
6
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
1.2 Tổng quan về chất lượng tăng trưởng
1.2.1. Nghĩa hẹp của chất lượng tăng trưởng
Chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh
tế, thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng
và khả năng duy trì nó trong dài hạn.
1.2.2. Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng
Chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên
tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến
các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi trường.
1.2.3. Phân tích chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp
Chất lượng tăng trưởng kinh tế theo nghĩa hẹp có thể được phân tích trên nhiều
nội dung:
• Phân tích hiệu quả tăng trưởng
• Phân tích cấu trúc đầu vào của tăng trưởng
• Phân tích cấu trúc tăng trưởng theo ngành

• Phân tích cấu trúc cấu ra của tăng trưởng
Để phân tích hiệu quả tăng trưởng, ta có thể:
• So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng với mục tiêu cuối cùng cần đạt được về
mặt kinh tế:
o Tốc độ tăng GO và GDP(VA);
o Tốc độ tăng GDP với tốc độ tăng GDP/người.
• So sánh kết quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng với chi phí bỏ ra:
o Tăng trưởng với lao động;
o Tăng trưởng với vốn.
7
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN QUA
2.1. Một số thành tựu đạt được
Nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khu
vực. Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã
tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt
mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng
trưởng GDP bình quân là 8,2%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, và
thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc
độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90
thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á, nhưng vẫn
vào loại cao trong khu vực. Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,9%, năm
2002: 7%, năm 2003: 7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm 2006: 8,2% và
năm 2007: 8,5%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc
gia có tốc độ tăng trưởng rất cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó thể hiện ở các
khía cạnh cơ bản sau:
• Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng. Trước thời kỳ đổi mới, phần lớn
dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một đất nước

nghèo nàn, lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có
nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội
nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động,
dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2002 đạt trung bình
5,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 của người dân Việt Nam đã
đạt 820 USD/năm. So với năm 1995, mức thu nhập bình quân đầu người
hiện nay của Việt Nam đã tăng khoảng 2,8 lần.
• Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng
nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo
ở Việt Nam là 18,1% (tính theo chuẩn nghèo quốc tế) và được thế giới đánh
giá là thành công trong việc chống nghèo đói.
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể. Nhờ chú
trọng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hạn chế tỷ lệ sinh, nên chỉ số phát triển
con người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2006, HDI của Việt Nam đạt
0,709, cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
8
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
• Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện. Đến
nay ở Việt Nam có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa,
98,9% xã có trường tiểu học và 99% các xã có trạm y tế. Nhiều mục tiêu đề
ra đã đạt được hoặc vượt mức như tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn
2,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có
cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi thọ của người dân (năm 2006) đạt
71,3 tuổi. Phần lớn người dân Việt Nam đã có những tiện nghi tối thiểu cho
sinh hoạt hằng ngày như điện, nước sạch, ti vi... Tỷ lệ hộ dân có phương
tiện đi lại bằng xe máy, ô-tô và sử dụng các phương tiện sinh hoạt cao cấp
như điện thoại di động, máy tính cá nhân,... ngày càng có xu hướng tăng
nhanh.
• Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa. Nếu năm

1990, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 38,7% GDP, thì đến năm
2006 giảm còn 20,4%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp và xây dựng
ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, tăng tương ứng từ 22,7% lên 41,5%. Ngành
dịch vụ duy trì khá ổn định ở mức khoảng 38%. Xét trong từng nhóm
ngành, cơ cấu ngành kinh tế cũng có sự thay đổi tích cực. Trong nhóm
ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tỷ trọng của ngành nông nghiệp và lâm
nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành thủy sản tăng lên. Trong cơ cấu
ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến cũng không
ngừng tăng. Cơ cấu ngành dịch vụ cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, du lịch,...
• Năng suất lao động ngày càng tăng. Những ngành có năng suất lao động
tăng cao nhất phải kể đến là ngành khai thác (tăng 17%/năm), ngành điện,
khí đốt, nước (tăng 11,1%) nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và công
nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý. Hệ số vốn đầu tư phát triển
so với tốc độ tăng GDP đã giảm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã tăng lên, mặc
dù vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Trung
Quốc, Ấn Độ do chi phí lớn. Xét chung lại, tốc độ tăng năng suất lao động
của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005 đạt bình quân 4,81%/năm.
• Thể chế kinh tế thị trường bước đầu được hình thành. Sự chuyển đổi thể
chế kinh tế hiện chủ yếu là dựa vào thị trường, để cho giá cả tự điều tiết, tôn
trọng quan hệ cung cầu, khuyến khích kinh tế tư nhân, hình thành hàng loạt
các thị trường... Việt Nam đã có Luật Đầu tư nước ngoài từ năm 1987, Luật
Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (năm 1991). Hiến pháp sửa đổi năm
1992 đã bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều
9

×