Tác động tích cực và tiêu cực
của q trình thu hồi đất nơng nghiệp
Đào Mộng Anh
Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Thủy lợi
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là yếu tố quan trọng hàng đầu
của môi trường sống và phát triển kinh tế. Trong nông nghiệp, đất đai được coi là tư liệu sản xuất quan
t "ọng, và là nguồn lực quyết định nhất và không thể thay thế. Đất đai giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng là nơi diễn ra các hoạt động chăn ni vì vậy nếu thiếu đất, các hoạt động của ngành nông nghiệp
không thể tiến hành một cách thuận lợi.
1. Mở đâu
Sự gia tăng về số lượng nhà ở, trường học, cơng
trình giao thơng, sự phát triển của ngành cơng
nghiệp và ngành bán lẻ... đang khiến diện tích đất
nộng nghiệp ngày càng giảm xuống (Francis và cộng
sự, 2012). Để có quỹ đất cho các mục đích phát triển
kinh tế - xã hội thì việc thu hồi đất nơng nghiệp là
q trình tất yếu, khách quan. Hoạt động thu hồi đất
nơng nghiệp mang đến các tác động khác nhau tùy
khu vực và quốc gia trên thế giới, hiện nay có nhiều
nghiên cứu về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp với
những đánh giá và nhận định đa chiều về vấn đề này
được tiến hành ở Việt Nam và các nước trên thế
giới.
2. Những mặt tích cực của q trình thu hồi
đất nông nghiệp
Ở Việt Nam
Sally p. Marsh và T. Gordon MacAulay (2006) đã
tiến hành khảo sát 400 nông hộ ở 4 tỉnh Việt Nam.
Phận tích số liệu cho thấy thị trường chuyển
nhựợng quyền sử dụng đất diễn ra khá sôi động
nhưng mức độ sôi động giữa các tỉnh lại khá chênh
lệch. Một số hộ gia đình đã có được một tỷ lệ lớn đất
của họ thông qua hoạt động mua hoặc cho thuê,
khác biệt với đất đã được cấp cho hoặc được thừa
kế. Thị trường sôi động hơn dường như gắn liền với
các cơ hội thay đổi sử dụng đất dẫn đến các hoạt
độnIg sản xuất mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Thiếu
đẩt, khả năng tiếp cận tín dụng và sự không sẵn sàng
bán quyền sử dụng đất được xác định là những trờ
ngại đối với thị trường chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, hơn là chi phí giao dịch và giới hạn sở hữu
đẩt.
Blên cạnh đó, Tran Quang Tuyen (2014) đã cung
cấp bằng chứng kinh tế lượng đầu tiên cho thấy việc
mất đất (do đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa) khơng
ảnh hưởng đến xác suất của một hộ gia đình thuộc
một nhóm thu nhập cụ thể (nghèo, trung lưu hoặc
giàu) ở các khu vực ven đô Hà Nội. Kết quả cũng cho
thấy rằng việc giữ đất canh tác không tương quan về
mặt thống kê với khả năng hộ gia đình ở trong một
nhóm thu nhập nhất định. Tuy nhiên, các yếu tố
khác, bao gồm trình độ học vấn của hộ gia đình, khả
năng tiếp cận tín dụng, tài sản sản xuất và đặc biệt là
sự tham gia phi nông nghiệp của họ trước khi mất
đất canh tác làm gia tăng thu nhập của họ.
Ngoài ra, Nguyen Quang Phuc (2015) đã nhận
định q trình thu hồi đất nơng nghiệp khiến các hộ
gia đình có thể phục hồi được sinh kế và đang có
một điều kiện sống tốt hơn, thu nhập cao hơn và các
tài sản vật chất đã được cải thiện hơn, mặc dù sự
phục hồi sinh kế sau khi mất đất nhìn chung là rất
tích cực nhưng vẫn cịn nhiều vấn đề đang nổi bật và
đang thách thức sự phát triển công bằng và bền
vững.
Thi Ha Thanh Nguyen, Quang Cuong Doan, Thi
Quynh Nhu Thai, Van Tuan Tran, Thi Phin Pham,
Khac Hung Vu, Huong Giang Doan và Quang Thanh
Bui (2020) đã nghiên cứu về sự phân mảnh đất đai
và tác động đến hộ nông nghiệp ở hai tỉnh Hưng Yên
và Vĩnh Phúc ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy tập trung đất đai có thể
thay đổi cơ cấu khơng gian và mở rộng diện tích đất
canh tác, tạo điều kiện chuyển đối cơ cấu cây trồng,
nâng cao thu nhập hộ gia đình, đẩy nhanh cơ giới
hóa trong sản xuất nông nghiệp, tạo nhiều cơ hội
việc làm hơn cho lao lao động nơng nghiệp. Tuy
nhiên, q trình tập trung ruộng đất cịn thiếu các
chính sách thích hợp và thiếu tính đồng bộ.
Ở Trung Quốc
Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)
19
NGHIÊN CƯU
RESEARCH
Kaili Peng, Chen Yang và Yao Chen (2020) đã
nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển
nhượng đất ở Trung Quốc, các nhân tố ảnh hưởng
đến tác động của nơng dân trong q trình chuyển
nhượng đất từ đó đo lường tác động của quá trình
này tới thu nhập và đâu là nhân tố tác động quan
trọng nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển
nhượng đất giúp nâng cao thu nhập của người nơng
dân, qua đó có ảnh hưởng tích cực tới quyết định
chuyển nhượng đất của nơng dân. Các phân tích sâu
hơn trong nghiên cứu cho thấy những người nông
dân cả chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đều
tăng thêm thu nhập từ các nguồn khác nhau. Nghiên
cứu đề xuất tận dụng và tối ưu hóa vai trị của đất
nông nghiệp ở Trung Quốc sẽ giúp tăng thu thập cho
các hộ gia đình nơng thơn.
Thomas Bilaliib Udimal, E Liu, Mingcan Luo và Ya
Li (2020) đã nghiên cứ các nhân tố ảnh hưởng tới
quyết định chuyển đổi đất của chủ sở hữu đất nông
nghiệp và việc chuyển đổi đất nông nghiệp ảnh
hường như thế nào tới thu nhập của họ. Bản chất
của chính sách chuyển đổi đất nơng nghiệp là để
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nghiên
cứu sử dụng dữ liệu được thu thập của tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự di
dân, thu nhập ngồi nơng nghiệp, kiều hối, kết cấu
hạ tàng cơng cộng, đào tạo phát triển kỹ năng có ảnh
hưởng dương tới quyết định chuyển đổi. Kết quả
còn cho thấy kinh nghiệm làm nơng nghiệp, khả
năng tiếp cận tín dụng, giáo dục và tuổi tác có ảnh
hưởng âm tới quyết định chuyển đổi đất nơng
nghiệp. Bên cạnh đó, chuyển đổi đất nông nghiệp
mang lại sự gia tăng thu nhập đáng kể cho chủ sở
hữu đất nông nghiệp.
Meishan Jiang, Krishna p. Paudel và Yunsheng Mi
(2018) đã khảo sát và thu thập dữ liệu từ 2677 nông
hộ tại 9 tỉnh Trung Quốc để hiểu về vai trò của nhân
khẩu học, kinh tế, đất đai và các đặc điểm của từng
làng đến quyết định của nông dân trong việc chuyển
đổi đất nông nghiệp. Kết quả cho thấy các biến số
như sự vay mượn từ những nguồn phi chính thức,
số lao động sẵn có trong từng hộ, tỷ lệ thu nhập của
nông hộ từ nơng nghiệp có ảnh hưởng dương tới
q trình chuyển đổi thành đất nông nghiệp. Kinh tế
phát triển thấp và hệ thống giao thông kém thuận
lợi làm giảm tỷ lệ đất chuyển đổi thành đất nông
nghiệp. Nghiên cứu kết luận việc chuyển nhượng
đất đai giúp cân bằng tài sản và mang đến cho các hộ
gia đình Trung Quốc nhiều cơ hội hơn để gia tăng
thu nhập từ nơng nghiệp từ đó giảm tỷ lệ nghèo ở
nông thôn.
Jing Chen, Bo-Ming Sun, Dan Chen, Xin Wu, LongZhu Guo và Gang Wang (2014) đã nghiên cứu về
việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra một
20
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)
cách nhanh chóng ở khu vực đồng bằng nhỏ
Sanjiang, Trung Quốc. Các hệ sinh thái tự nhiên đã
chuyển thành đất công nghiệp và đất trồng trọt ở
vùng đồng bằng này. Ở đây, đất rừng, đồng cỏ và đất
ngập nước suy giảm đánh kể, dẫn tới sự suy giảm
dịch vụ hệ sinh thái và giá trị dịch vụ hệ sinh thái
qua các mức độ khác nhau. Trước hết, diện tích đất
rừng và đất ngập nước suy giảm xấp xỉ với diện tích
đất trồng trọt và đất xây dựng tăng lên. Sự chuyển
đổi này mang lại các giá trị kinh tế cao hơn. Tuy
nhiên, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cạn
kiệt năng lực của hệ sinh thái để cung cấp các dịch
vụ của hệ sinh thái, thiệt hại dài hạn có thể vượt q
các lợi ích ngắn hạn. Các nhà hoạch định chính sách
sử dụng đất nên đặt mục tiêu cân bằng mục tiêu và
mong muốn của xã hội. Trong dài hạn, khi xem xét
dịch vụ hệ sinh thái, nếu hệ sinh thái được bảo tồn
và sử dụng thường xuyên, điều này sẽ mang lại lợi
ích lâu dài cho toàn bộ xã hội.
3. Những mặt hạn chê' của q trình thu hồi
đất nơng nghiệp
Ở Việt Nam
Thi Ha Thanh Nguyen, Van Tuan Tran, Quang
Thanh Bui, Quang Huy Man, Timo de Vries Walter
(2016) đã tiến hành nghiên cứu về 4 dự án thu hồi
đất nông nghiệp ở hai khu vực (huyện Hoài Đức và
huyện Thanh Oai) ở thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điều tra dựa vào phương pháp phỏng vấn có cấu
trúc về khảo sát giá đất với 395 hộ gia đình có đất
thu hồi được lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy
lợi ích giữa các bên liên quan khác nhau. Trung bình,
người nơng dân được hưởng lợi ít nhất. Mặc dù
nơng dân có cơ hội chuyển đổi sinh kẽ dựa vào nông
nghiệp sang phi nông nghiệp với thu nhập cao hơn,
họ vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong
các hoạt động phi nơng nghiệp, tìm kiếm sinh kế
thay thế ổn định và sử dụng tiền đền bù để tiếp tục
hoạt động đầu tư.
Ở Ethiopia
Melese Worku và Setechigne Deribew (2018) đã
tiến hành nghiên cứu ở Azezo Tekle Haymanot
Kebele, thị trấn Gondar, Ethiopia để xác định
nguyên nhân của việc chuyển đổi đất đai và tác động
của sự thay đổi này đối với năng suất nông nghiệp.
Nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy 70.89% đất ở Azezo Tekle
Haymanot Kebele chuyển đổi do sự phát triển của
hệ thống công trình hạ tầng và 13.92% đất chuyển
đổi là do sự mở rộng khu đô thị định cư, 11.66% đất
chuyển đổi do xây dựng. Giai đoạn 2002 - 2006, 205
ha đất trồng trọt đã chuyển đổi cho các mục đích
phát triển cơng trình, phát triển đơ thị với mức giảm
từ 912 ha xuống 825 ha trong 4 năm. Tuy nhiên, việc
mở rộng đơ thị và thay đổi mục đích sử dụng đất
lông nghiệp đã ảnh hưởng đến năng suất nông
nghiệp do sự khan hiếm đất hoặc thiếu đất và xã hội
phải sử dụng tiền đền bù để bắt đầu các hoạt động
trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
Ở Indonesia
Anisa Nurpita, Latri Wihastuti và Ike Yuli Andjani
(2017] đã phân tích tác động của quá trình chuyển
đổi đất đai tới thu nhập và tình trạng an ninh lương
thực của các nơng hộ ở 5 làng phải di dời nơi ở đế
chuẩn bị xây dựng sân bay NYIA ở phường Temon,
duận Kulon Progo, tỉnh Yogyakarta, Indonesia.
r|ghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Kểt
quả cho thấy việc chuyển đổi đất có tác động tiêu
cực và ảnh hưởng đáng kể tới thu nhập của các hộ
gỉa đình bị ảnh hưởng bởi dự án. Thu nhập của
người nông dân ở 5 làng của phương Temon giảm
do sự suy giảm đất trồng trọt. Bên cạnh đó, thu nhập
của người nơng dân giảm cũng ảnh hưởng tới mức
tiêu dùng lương thực của họ. Số nơng hộ đối mặt với
tình trạng mất an ninh lương thực tăng từ 87% đến
90% sau khi thực hiện chuyển đổi đất. Từ đó, nghiên
cưu đã đề xuất một vài chính sách để giảm nhẹ tác
động tiêu cực và hỗ trợ người nông dân giải quyết
vấn đề do tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng
đất.
Ở Bangladesh
Md Abul Quasem (2011) đã phân tích về sự
chuyển đổi đất nơng nghiệp sang phi nông nghiệp ở
Bangladesh thông qua khảo sát thực địa tiến hành ở
24 làng thuộc sáu khu vực. Bangladesh là quốc gia
khan hiếm đất, đất canh tác bình quân đầu người là
khoảng 12.5%, mỗi năm khoảng 1% đất nông
nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp. Nghiên
cứu cho rằng tỷ lệ chuyển đổi đất nông nghiệp cao
khộng chỉ cản trở sản xuất nơng nghiệp mà cịn đe
dọa tới an ninh lương thực. Ước tính tỷ lệ đất nơng
ngl liệp chuyển đổi hàng năm là khoảng 0.56% khiến
sản lượng gạo ước tính giảm từ 0.86% đến 1,16%.
Đất chuyển đổi chủ yếu được sử dụng cho mục đích
xây nhà ở, làm đường và thành lập các doanh
nghiệp. Khu vực đất xấu ghi nhận tỷ lệ chuyển đổi
sang các mục đích khác cao hơn. Nghiên cứu đã chỉ
ra hai yếu tố chính ảnh hưởng tới sự chuyển đổi là
quy mô sở hữu đất của một hộ gia đình và nghề phi
nơng nghiệp của chủ hộ. Để ngăn chặn tỷ lệ đất nông
ngh ệp chuyển đổi như hiện nay, các hộ gia đình
tham gia khảo sát đã đề xuất nâng cao tỷ lệ lợi tức từ
các loạt động nơng nghiệp bên cạnh đó áp thuế tiêu
thụ íặc biệt cho đất nơng nghiệp chuyển đổi.
4. Kết luận
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy, thu hồi
ruộng đất nông nghiệp mang lại các tác động khác
nhau tại các địa phương và khu vực khác nhau. Các
tác động tích cực như cải thiện thu nhập, nâng cao
hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất, đời sống của
người dân trở nên tốt hơn, giảm tỷ lệ nghèo đói...
được ghi nhận ở một số dịa phương tuy nhiên các
tác động tiêu cực và hạn chế của quá trình này cũng
mang đến ảnh hưởng không nhỏ tới sinh kế lâu dài
của người dân, tính cơng bằng và bền vững trong
từng chính sách thu hồi đất nơng nghiệp. Vì vậy,
trong q trình thu hồi đất nơng nghiệp, các nhà
hoạch định sách sách cần xây dựng các chính sách
thích hợp và đồng bộ dựa trên đặc điểm của từng
địa phương để có được chính sách hiệu quả, mang
lại lợi ích tối đa cho các chủ thể tham gia vào quá
trình này và hạn chế được tối thiểu các tác động tiêu
cực./.
Tài liệu tham khảo
Nguyen Quang Phuc (2015], Urban land grab or
fair urbanization?: Compulsory land acquisition and
sustainable livelihoods in Hue, Vietnam, Doctoral
dissertation, Utrecht University, Netherlands.
Thi Ha Thanh Nguyen, Van Tuan Tran, Quang
Thanh Bui, Quang Huy Man, de Vries Walter, T.
(2016), "Socio-economic effects of agricultural land
conversion for urban development: Case study of
Hanoi, Vietnam", Land Use Policy 54, pp. 583-592.
Thorp s., Rivers R., Pebbles V. (1997), "Impacts of
changing land use", Environment Canada
Tran Quang Tuyen (2014), "The impact of farm
land loss on income distribution of households in
Hanoi's peri-urban areas, Vietnam", Hitotsubashi
Journal of Economics 55(2), pp. 189-206.
Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)
21