TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG – CS 2 TP. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN NHÓM
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA FTA
Môn học: Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Giảng viên: Cô Trần Thị Phương Thủy
Lớp: CN21 - QTKDQT
Tên nhóm: Nhóm Số 7
Thành viên:
1. Nguyễn Thị Vân Anh
1103
025001
2. Phạm Ngọc Thành
1103
025029
3. Lê Anh Tú
1103
025037
4. Nguyễn Thị Bích Phượng
1103
025081
1
Ý nghĩa tên nhóm: (Nhóm Số 7)
Trong văn hóa Đông – Tây, số 7 tượng trưng cho rất nhiều điều tích cực, như may mắn, hài hòa
và sự hoàn hảo. Do vậy, đây là một trong những con số được nhiều người yêu thích nhất. Mục đích
ban đầu, nhóm mong muốn được nhiều may mắn và sẽ được bốc thăm làm đề tài số 7 trong số 8 đề
tài, vì đây là đề tài có tài liệu phong phú, có vẻ dễ thực hiện. Tuy không được thực hiện đề tài như
mong đợi, song sự may mắn của số 7 có lẽ đã giúp nhóm vượt qua khá nhiều bài tập nhóm từ đầu
môn học đến nay.
Kết cấu tiểu luận:
1. Khái niệm FTA trang 2
2. Phân loại FTA trang 4
3. Tác động tích cực của FTA trang 4
4. Liên hệ tình hình Việt Nam trang 9
5. Kết luận trang 12
6. Danh mục tài liệu tham khảo trang 13
2
1.
Khái niệm FTA
FTA: Free Trade Agreement /Area: Hiệp định thương mại tự do / Khu vực mậu dịch tự do
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia.
Theo đó, các nước sẽ tiến hành lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi
thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một Khu vực mậu dịch tự do. Điều này cho phép các quốc
gia tận dụng lợi thế so sánh của mình, chuyên môn hóa và phân công lao động để thu được tối đa lợi
ích từ việc tăng cường giao thương.
- Theo quan niệm truyền thống (GATT 1947): FTA là một nhóm gồm hai hoặc nhiều lãnh
thổ thuế quan trong đó thuế và các quy định khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất
xứ từ lãnh thổ đó và được trao đổi tương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó.
- Theo quan niệm hiện đại (từ năm 1990): FTA được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn
về cam kết tự do hóa.
Nội dung cơ bản:
- Tự do hóa thương mại hàng hóa: thuế và các rào cản thương mại phi thuế quan:
o
ngày càng có nhiều các mặt hàng được miễn hoặc giảm thuế theo lộ trình phù hợp.
o
Quy định về các biện pháp hạn chế định lượng và các rào cản kỹ thuật thương mại khác
o
Thủ tục hải quan đơn giản hóa
- Tự do hóa thương mại dịch vụ:
o
Các nước tham gia hiệp định cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho nhau tùy theo pham
vi và mức độ cam kết của các quốc gia tham gia ký kết.
- Tự do hóa đầu tư:
o
Cam kết hướng tới tự do hóa đầu tư ngày càng phát triển nhiều ở các nước phát triển
o
Quy định gỡ bỏ các rào cản đối với nhà đầu tư của nước đối tác, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đầu tư.
- Một số cam kết khác:
o
Cam kết về sử dụng cơ sở dữ liệu, về quyền sở hữu trí tuệ: các sản phầm sinh học, được
phẩm, tin hoc…
o
Ngoài ra, còn có các vấn đề về mua sắm chính phủ, cạnh tranh, môi trường và lao động.
3
2.
Phân loại FTA
Căn cứ theo quy mô, số lượng các nước thành viên hoặc dựa vào mức độ tự do hóa, FTA được
chia làm hai loại: FTA song phương và FTA đa phương.
2.1
Hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA)
Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên, trong đó mỗi bên có thể là một quốc gia (vùng lãnh thổ
hải quan khác), một nền kinh tế hoặc giữa một nhóm nền kinh tế (một khu vực) như:
o
Hiệp định FTA Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam – Chi Lê
o
Hiệp định FTA ASEAN – Úc – New Zealand
o
Hiệp định FTA ASEAN – Trung Quốc
o
Hiệp định FTA ASEAN - Ấn Độ
- Các FTA điển hình như: EC, NAFTA, AFTA…
2.2
Hiệp định thương mại tự do đa phương
Hầu hết được ký kết giữa các nước láng giềng với nhau. có quy mô trên toàn thế giới, có mức độ
tư do hóa cao nhất, đòi hỏi các nước thành viên phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, kể cả ngành dịch
vụ, nhưng có những trường hợp ngoại lệ như các hiệp định WTO trên toàn thế giới và các hiệp định
TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) thì các nước thuộc khu vực theo
một số định nghĩa nhưng không lân cận.
o
NAFTA - North American Free Trade Agreement
o
AFTA – ASEAN Free Trade Agreement
o
CEFTA – Central European Free Trade Agreement
o
SAFTA – South Asia Free Trade Agreement
3.
Tác động tích cực của FTA
Điểm chính của Hiệp Định THương mại tự do là để bảo đảm tự do hóa thương mại. Do đó, FTA
sẽ mang lại cho các thành viên những cơ hội phát triển tiềm tàng. Các rào cản được dỡ bỏ tạo thuận
lợi cho luân chuyển hàng hóa, dịch vụ và vốn. Nhờ vậy các chỉ số kinh tế cơ bản của quốc qua như:
kim ngạch xuất khẩu, đầu tư, năng xuất lao động, thu nhập quốc dân… đều tăng. Ngoài ra, không
4
thể phủ nhận rằng, các FTA đã góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đa phương hóa diễn ra
thuận lợi và nhanh chóng hơn.
3.1 Tác động giữa các quốc qua thành viên
3.1.1 Tác động về thương mại
a) Thúc đẩy xuất - nhập khẩu phát triển
Các hiệp định thương mại tạo điều kiện cho hàng hóa và dịch vụ tự do qua biên giới bằng cách
giảm các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch và lệch cấm. Khi đó, một nước
thành viên của FTA sẽ thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa có chi phí sản xuất cao nào
đó bằng việc nhập khẩu mặt hàng đó rẻ
hơn từ các nước thành viên FTA, hệ quả
của việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan khiến
giá hàng hóa nhập khẩu thấp hơn chi phí
cho việc sản xuất mặt hàng đó ở trong
nước. Tác động này sẽ làm tăng phúc lợi
kinh tế tổng hợp của các nước thành viên
FTA do việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất,
cắt giảm các ngành ít hiệu quả, sử dụng
nhiều tài nguyên sang tăng cường xây
dựng, đầu tư vào các ngành công nghiệp dựa trên những lợi thế so sánh.
Ví dụ: Hiệp định thương mại tự do NAFTA giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico (ký kết
ngày 12/08/1992, có hiệu lực từ ngày 01/01/1994) đã mang lại nhiều lợi ích cho các nước thành
viên. Đơn cử như Mexico, tính đến 10/2003, sau 10 năm tham gia Hiệp Định Thương Mại tự do
Bắc Mỹ (NAFTA), các chỉ số kinh tế cơ bản của Mexico đều được cải thiện. Dưới tác động của
NAFTA, kim ngạch xuất khẩu của Mexico tăng gấp 4 lần, GDP trung bình tăng 3.3%/ năm so với
mức 2.9% những năm trước, nguồn tiền do lao động tại Hoa Kỳ chuyển vào mỗi năm 14 tỷ USD
trở thành nguồn ngoại tệ quan trọng của Mexico.
(Trích nguồn: t />Co-hoi-va-thach-thuc/34716.tctc)
b) Mở rộng thị trường và thúc đẩy cạnh tranh
Việc dở bỏ các hàng rào thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất thâm nhập thị
trường các nước thành viên FTA dễ dàng hơn. Mở rộng thị trường giúp các doanh nghiệp có thể
5
tiếp cận nhiều hơn với cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Mặc khác, người tiêu dùng sẽ
có nhiều cơ hội được tiếp cận với hàng ngoại, chất lượng cao và có nhiều sự lựa chọn hơn cho giỏ
hàng của mình.
3.1.2 Thúc đẩy đầu tư và nâng cao trình độ công nghệ
Ngoài việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, FTA còn làm tăng mức độ hấp dẫn đầu tư của
một quốc gia. Bằng cách giảm thiểu các hạn chế thương mại và khuyến khích minh bạch, thủ tục
đúng đắng sẽ làm an lòng các nhà đầu tư.
Ví dụ: Trong nửa đầu năm 2010, đầu tư trực
tiếp của ASEAN vào Trung Quốc đặt 3.131 tỉ USD,
cao hơn 24.9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu từ trực
tiếp của Trung Quốc vào ASEAN là 1 221 tỉ USD,
t ăng hơn 125,7%
Cùng với sự gia tăng các nguồn vốn đầu tư là quá
trình chuyển giao công nghệ, phương pháp quản lý, đặc
biêt là các thành viên có trình độ phát triển kinh tế
khác nhau. Quá trình này giúp cho các nước phát triển ở mức thấp hơn có điều kiện tiếp nhận công
nghệ mới, hiện đại, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quản lý, hoạch định chính sách, giúp cho quá
trình xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế chính sách quốc qua tốt hơn.
Chú thích ảnh: Một nông dân
Brazil dùng máy cào hạt cà phê đang
được sấy khô trong nhà kính, đây là
một kỹ thuật mới được áp dụng để
tăng năng suất.
3.1.3 Tác động đến quá trình cải cách thể chế và hội nhập kinh tế quốc tế
FTA hình thành sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá phát triển cả về quy mô, số
lượng và chất lượng. Cùng với việc gia tăng thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư cũng tăng đáng
6
kể dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng – lãnh thổ, và cơ cấu xã hội. Do vậy,
các thành viên FTA buộc phải thúc đẩy cải cách ở trong nước cho phù hợp với các cam kết FTA.
3.1.3 Các tác động khác
a) Tác động đến các lợi ích xã hội
Thực tế đã chứng minh rằng, các nước cởi mở hơn đối với thương mại quốc tế đều có tỉ lệ có
việc làm cao hơn, thu nhập cao hơn và mức sống tốt hơn so với các nước hạn chế thương mại.
Ví dụ: Tính đến tháng 3, 2013, tỉ lệ hộ nghèo của
Mexico (mức sống dưới 2 USD một ngày) đã giảm
63% kể từ khi ký kết hiệp định Thương mại tự do Bắc
Mỹ (NAFTA) năm 1994. Cũng tại nước này, những
ngành xuất khẩu từ 60% các sản phẩm của mình trở
nên trả lương cao hơn 39% so với các ngành không
xuất khẩu.
b) Tác động đến an ninh, chính trị
Khi các quốc gia thành viên FTA giao thương tự do, các nước thành viên trở nên gắn kết với
nhau về mặt kinh tế, thương mại gần gũi hơn có thể tạo lòng tin giữa các thành viên, từ đó giảm
những xung đột, căng thẳng trong quan hệ đối ngoại giúp cho quan hệ chính trị được cải thiện và ít
có khẩ năng đi đến chiến tranh
c) Gia tăng vị thế quốc gia
Việc hình thành FTA sẽ giúp các nước nhỏ có thể có được vị thế lớn hơn thay vì cá thể đơn lẻ,
nó cho phép các nước thành viên có được khung khổ và cơ chế phối hợp hiệu quả, thống nhất hơn
trước các đối tác lớn khác. Đối với các nước có vị thế lớn trên thế giới, việc lôi kéo các nước khác
tham gia vào FTA nhằm mục đích thiết lập một trật tự mới có lợi hơn cho họ trên bản đồ địa chính
trị, địa kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, hình thành FTA cũng là một phương cách hữu hiệu tăng cường
sức ép trên bàn đàm phán đa phương và các diễn đàn thương mại khác.
3.2 Tác động tích cực của FTA đối với quá trình đa phương hóa
7
a/ FTA là một hình thức để các nước chưa phải là thành viên của WTO hình thành nguyên
tắc tự do hóa thương mại và chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức sau này
Các FTA hầu hết được hình thành trên nền tảng các nguyên tắc của WTO và thậm chí một số
còn đi xa hơn WTO về mức độ tự do hóa ở một số lĩnh vực. Do vậy, những quốc gia chưa gia nhập
WTO nhưng thông qua việc tham gia vào các FTA có thể khiến các thể chế kinh tế của mình đáp
ứng được nhu cầu và đòi hỏi của tự do hóa thương mại phù hợp với nguyên tắc của WTO. Việc
thúc đẩy các FTA song phương và khu vực sẽ tạo ra những “ngoại áp” cần thiết cho quá trình cải
cách bên trong, đồng thời có thể tạo ra các hiệu ứng “cam kết cải cách” minh bạch, đoán định được
và giảm thiểu nguy cơ đảo ngược chính sách.
Có thể coi đây là một cách thức để các nước chưa phải là thành viên của WTO chuẩn bị năng lực
một thành viên WTO trong tương lai cho mình thông qua việc thực hiện các nguyên tắc tự do hóa
thương mại trên nền tảng của hệ thống thương mại đa phương trong FTA.
Nhìn lại các FTA đã và đang chuẩn bị ký kết, chúng ta đều thấy rõ nội dung của các hiệp định
tương đối phù hợp với những nội dung của WTO như :
• Thương mại hàng hoá;
• Thương mại dịch vụ;
• Đầu tư;
• Mua sắm chính phủ;
• Quyền sở hữu trí tuệ;
• Trợ cấp;
• Cạnh tranh;
• Các vấn đề lao động;
• Nguyên tắc xuất xứ;
• Chống phá giá;
• Các thủ tục hải quan;
• Các tiêu chuẩn kỹ thuật;
• Những đòi hỏi về vệ sinh và vệ sinh thực vật;
• Cơ chế giải quyết tranh chấp;
• Các vấn đề về môi trường.
b/ FTA có thể hỗ trợ tiến trình tự do hóa thương mại trong WTO
8
Loyd (2002) cho rằng, các FTA có thể tạo ra các tiền lệ tốt về phương thức đàm phán và thể thức
của một khu vực thương mại tự do nếu được hình thành và đó là những tiền lệ có thể áp dụng được
vào quá trình đàm phán đa phương.
Ví dụ: FTA đó có thể mở rộng phạm vi cam kết tự do hóa còn cao hơn so với cam kết hiện có
của WTO hoặc những vấn đề mà WTO vốn đang bế tắc. Bổ sung cho những lập luận trên, Báo cáo
của OECD (2003) đã phân tích toàn diện vai trò của các hiệp định thương mại khu vực (RTA) đối
với hệ thống thương mại đa phương trên 10 vấn đề lớn như thương mại dịch vụ, dịch chuyển lao
động, đầu tư, chính sách cạnh tranh, thuận lợi hóa thương mại, mua sắm chính phủ, quyền sở hữu
trí tuệ, tự vệ khẩn cấp, môi trường và quy định xuất xứ. Báo cáo nhấn mạnh rằng những điều khoản
trong các RTA đã vượt lên trên cả những gì quy định trong khung khổ WTO, nhưng điều này không
có nghĩa đó là những điều khoản “tốt hơn” những qui định của WTO. Báo cáo cũng phản ánh quan
điểm của các Bộ trưởng Thương mại OECD rằng các RTA có vai trò bổ sung như không thể thay
thế cho kênh tự do hóa đa phương.
Nếu càng có nhiều nước cam kết như vậy trong khuôn khổ các FTA thì sẽ càng thuận lợi trong
việc đạt được các cam kết có mục đích tương tự trong vòng đàm phán đa phương của WTO. Có thể
nói các tiến trình tự do hóa song phương và khu vực đang góp phần tạo áp lực thúc đẩy tiến trình tự
do hóa đa phương đi nhanh hơn.
c/ FTA là một kênh thay thế tiến tới tự do hóa thương mại đa phương
Quan điểm ủng hộ tự do hóa thương mại khu vực lập luận rằng các FTA sẽ trở thành những
“viên gạch lát đường” cho quá trình tự do hóa thương mại đa phương. Nghiên cứu của Baldwin
(1996) đã phân tích “Hiệu ứng Đôminô” của việc hình thành các FTA, theo đó khi FTA hình thành
thì các nước đứng ngoài sẽ có “Hiệu ứng Đôminô” của việc hình thành các FTA đó do lo ngại bị
phân biệt đối xử, không được hưởng những ưu đãi của các nước tham gia FTA dành cho nhau.
Cùng với quá trình kết nạp thành viên mới thì FTA đó sẽ trở nên rộng lớn hơn và dần bao gồm toàn
bộ nền thương mại thế giới.
Cho đến hiện nay, hầu như tất cả các nước thành viên WTO đều tham gia ít nhất một Hiệp
định này. Ngay cả các thành viên trung thành nhất với khung khổ tự do hóa đa phương như Hàn
Quốc và Nhật Bản cũng chuyển hướng ưu tiên hình thành các FTA song phương và khu vực (FTA
ASEAN+3, FTA ASEAN +6). Chính khối ASEAN cũng đang thực hiện chính sách FTA ASEAN
+1 của mình với một loạt các nước đối tác chủ chốt và từng thành viên riêng rẽ cũng đều đã triển
9
khai chiến lược FTA song phương riêng của mình, với cả đối tác lớn như Hoa Kỳ. Nếu FTA được
coi là “viên gạch lót đường” trên lộ trình đến với thế giới mở hơn nữa, thì các FTA giữa ASEAN
với các đối tác bên ngoài cũng sẽ góp phần như vậy đối với thương mại ASEAN.
4.
Liên hệ tình hình Việt Nam
4.1 Tổng quan
Đến nay, Việt Nam mới kí kết Hiệp định Thương mại Tự do song phương với Nhật Bản (Hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Việt Nam – Nhật Bản – VJEPA) và Chile.
Trên bình diện đa phương, Việt Nam đã cùng ASEAN kí kết và triển khai 3 FTAs, gồm Hiệp
định khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung
Quốc (ACFTA), và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).
Ngoài ra, Việt Nam còn đang đàm phán song phương và đa phương với nhiều đối tác khác, như
Hoa Kỳ và các nước Châu Á – Thái Bình Dương (TPP), EU (EVFTA), Liên minh Thuế quan (Nga,
Kazashstan, Belarus), Khối thương mại Tự do EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechstenstein),
Hàn Quốc, Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện RCEP (giữa ASEAN và 6 nước đã có FTA song
phương với ASEAN, gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và Trung Quốc).
Các hiệp định song phương và đa phương hiện đang có những bước tiến triển khá lạc quan, có thể
tiến đến kí kết trong tương lai gần.
4.2 Các tác động chính của FTA tại Việt Nam
a. Thuế
Giảm và tiến tới bãi bỏ thuế quan nhiều loại mặt hàng (nông, lâm, thủy sản, chăn nuôi, hàng công
nghiệp…) theo lộ trình định trước. Gỡ bỏ nhiều hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan.
Ví dụ: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê đã được đại diện của hai Chính phủ Việt
Nam và Chi Lê ký kết vào ngày 11 tháng 11 năm 2011, có hiệu lực vào năm 2013. Trong hiệp định
này, Chi Lê cam kết sẽ xoá bỏ thuế quan đối với 99,62% số dòng thuế nhập khẩu trong vòng 10
năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực trong đó cam kết xoá bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu
10
lực đối với 83,54% số dòng thuế hiện đang có mức thuế suất 9,3% và 6%. Trong số các dòng thuế
xoá bỏ thuế quan ngay phải kể đến 12 dòng thuế có mức thuế suất cơ sở cao nhất trong biểu thuế
suất MFN của Chi lê là 9,3% cam kết sẽ giảm xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, đó là các
mặt hàng thịt và phụ phẩm sau giết mổ của gia cầm, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Chi Lê chỉ loại trừ
29 dòng thuế tương đương với 0,38% tổng số dòng thuế trong đó có một mặt hàng lúa mì, một mặt
hàng ngũ cốc, bột mì, mặt hàng đường, bột làm kem, chế phẩm không cồn để sản xuất bia, bột coca,
một số loại lốp xe cũ và đắp lại.
Việt Nam cam kết sẽ xoá bỏ thuế quan đối với 83,89% số dòng thuế trong vòng 10 năm kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực và xoá bỏ thêm đối với 4,66% số dòng thuế trong vòng 15 năm kể từ khi Hiệp
định có hiệu lực. (nguồn: />hieu-luc/310484.vov)
•
Tích cực:
- Vi mô: doanh nghiệp phải chủ động hội nhập, xây dựng chiến lược phát triển bài bản, môi
trường lao động tiêu chuẩn
- Vĩ mô: đất nước hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, tiến lên công nghiệp hóa – hiện đại
hóa…
•
Tiêu cực:
- Vi mô: hạn chế cơ hội phát triển của doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, các thành phần kinh
tế phi chính thức… hiện chiếm phần lớn tỉ trọng trong nền kinh tế VN. Các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước chưa kịp tái cơ cấu để phát triển kịp với sự năng động của thị trường…
- Vĩ mô: nhà nước bị thất thu thuế, nhiều ngành nông nghiệp, thủy hải sản, chăn nuôi, dệt
may… bị tổn thương do chưa đủ năng lực cạnh tranh khi các biện pháp bảo hộ bị gỡ bỏ.
b. Thị trường xuất khẩu
FTA có tác động gián tiếp, tăng về lượng qua từng năm. Thay đổi tích cực cơ cấu xuất khẩu theo
hướng giảm tỉ trọng sản phẩm thô (dầu mỏ, than đá, cao su, gạo…) sang sản phẩm công nghiệp chế
biến, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.
11
• Tích cực: phát triển đúng hướng công nghiệp hóa, phát triển đa dạng các nguồn lực trong
nước, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ví dụ: Với điều kiện địa lý thuận lợi và có quan hệ buôn bán từ lâu đời giữa Việt Nam – Trung
Quốc, sau khi ký kết ACFTA kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc liên
tục tăng mạnh. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 8,9% và chiếm 6,9% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, và trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt
Nam. Năm 2008, tốc độ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 39,4% đạt 4,6 tỷ USD (Trích nguồn:
Nghiên cứu tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- TRUNG QUỐC tới thương mại Việt
Nam – Trung Quốc – ThS.Lê Hồng Thu)
• Tiêu cực: sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao còn chưa nhiều, giá trị chưa cao, chưa thực
sự đóng góp cao vào tỉ trọng GDP quốc gia…
c. Thị trường nhập khẩu
Mở rộng biên độ nhập khẩu đến các thị trường ASEAN và các nước có kí kết FTA với VN…
Tăng về lượng và đa dạng chủng loại mặt hàng.
• Tích cực: người tiêu dùng có đa dạng sự lựa chọn, toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng hơn…
• Tiêu cực: nhập siêu làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, tỉ giá hàng tiêu dùng, lạm
phát,… đe dọa các ngành sản xuất trong nước, khiến VN lệ thuộc vào các nước nhập siêu trên
trường quốc tế (Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU…)
5. Kết luận
- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế lớn của thời đại. Một trong những xu hướng
chính của hội nhập kinh tế quốc tế là việc ký kết Hiệp định Thương mại khu vực (RTA) dưới dạng
FTA hoặc Liên minh thuế quan.
- Tự do hóa thương mại khu vực/ song phương thúc đẩy hay cản trở tự do hóa thương mại đa
phương? Hay cụ thể, các FTA là “vật cản đường” hay “vật lát đường” tới lộ trình tự do hóa thương
mại trong khuôn khổ GATT/WTO? Cho tới nay mối quan hệ giữa chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa
đa phương vẫn là một trong những vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn
12
không thể phủ nhận được những tác động tích cực đến nền kinh tế của các nước thành viên tham gia
vào một FTA như cơ hội để các quốc gia mở rộng thị trường mà không gặp khó khăn với hang rào
thuế quan, thứ hai là tạo ra cạnh tranh trên thị trường – điều này rất có lợi cho người tiêu dung, thứ
ba là tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp nội địa thu hút đầu tư, trao đổi lao động trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. FTA đã hệ quả tất yếu trong quá trình hội nhập toàn cầu trong một “thế giới phẳng” như
hiện nay.
- FTA là xu hướng tất yếu, khách quan trong quá trình VN hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm cả
những mặt tích cực lẫn tiêu cực.
- VN cần nâng cao năng lực cạnh tranh ở đa dạng các nhóm ngành bằng cách nâng cao trình độ
nhân lực để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, nhằm tận dụng được ngày càng tốt
hơn những lợi thế mà các FTA mang lại, tránh chệch hướng thương mại, nhập siêu tăng cao và các
tác động tiêu cực khác.
5.
Danh mục tài liệu tham khảo
•
Văn bản:
1.
PGS.TS Phạm Thị Thanh Bình, Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN với EU và
những tác động đến kinh tế Việt Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới.
2.
TS. Bùi Trường Giang, Phương thức hình thành các hiệp định thương mại tư do (FTA)
trong khu vực Đông Á hướng tới một cộng đồng kinh tế Đông Á tương lai.
3.
Hoàng Thị Thanh Nhàn, FTA song phương của các nước ASEAN, Những vấn đề kinh tế và
chính trị Thế Giới Số 5.
4.
PGS. TS Phạm Tất Thắng, Phân tích đánh giá sự chuyển hướng thương mại cùng những
tác động bất lợi của FTA đã ký kết và các giải pháp vượt qua thách thức nhằm phát triển
xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ người tiêu dùng trong
thời gian tới, Viện Nghiên cứu Thương mại.
5.
ThS. Lê Hồng Thu, Nghiên cứu tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
13
6.
Nhiều tác giả, Quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam và
nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình đàm phán và triển khai các cam kết FTA, Bộ Công
thương – Vụ Chính sách thương mại Đa biên.
•
Website:
1.
/>2.
/>policymakers
3. />3. www.moit.gov.vn
4. www.mpi.gov.vn
5. www.wto.org
HẾT.
14