Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Câu hỏi ôn tập học kỳ môn LUẬT HÀNH CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.9 KB, 10 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐẠI HỌC VĂN LANG HỌC KỲ 213
Phần 1: Lý thuyết
Câu 1: Anh (chị) hãy phân biệt công chức và viên chức. Nêu 02 ví dụ về cơng chức và
viên chức.
Cơng chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân
quốc phịng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ
sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước. ( Khoản 2 Điều 4 và Khoản 1 Điều 32 Luật Cán Bộ, Cơng
chức năm 2009,sđbs 2020)
VD: Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh
Viên chức: là công dân Việt Nam được tuyển dụng vào các vị trí việc làm, làm việc tại
đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 2 Luật Viên chức 2010)
VD: Bác sĩ, giáo viên
Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích các đặc điểm của trách nhiệm kỷ luật cán bộ, công chức,
viên chức.
- Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật và những vi phạm pháp luật khác mà
theo quy định phải bị xử lý kỷ luật.
- Công chức:
+ Vi phạm kỷ luật: Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của
cơng chức trong thi hành công vụ, những việc công chức không được làm.
+ Vi phạm pháp luật khác: sẽ bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Vi phạm
pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bình đẳng
giới, phịng chóng tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công
chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trắc nghiệm hình sự.
- Viên chức:
+ Vi phạm kỷ luật: Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, những việc viên chức không được


làm quy định tại Luật Viên chức. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm
việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập.


+ Vi phạm pháp luật khác: sẽ bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Vi phạm
quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan
đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đối tượng áp dụng trách nhiệm kỷ luật là cán bộ, cơng chức, viên chức.
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt cảnh cáo.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng nghiêm trọng, có tình tiết
giảm nhẹ và phải được pháp luật quy định.
- Mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14
đến dưới 16 thực hiện.
- Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản ( Điều 22 Luật Xử lý vi phạm
hành chính)
Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt tiền.
Mức tiền phạt đối với vi phạm hành chính (VNĐ):
- Cá nhân: 50.000- 1.000.000.000
- Tổ chức: gấp đôi mức tiền phạt cá nhân: 100.000- 2.000.000.000
( Khoản 1 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
Mức tiền phạt tối đa trong các lĩnh vực:
- Đối với cá nhân: Khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính
- Đối với một hành vi vi phạm hành chính:
+ Là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi
đó.
+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng
khơng được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
+ Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên hưng
không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

+ Nếu một người thực hiện nhiều hành vi thì các hành vi bị phạt tiền
được công lại thành mức phạt chung.
( Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
Câu 5: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy
phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
- Vừa được áp dụng là hình thức phạt chính vừa là hình thức phạt bổ sung (Điều 2, Điều
25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
- Có thể tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi có các căn cứ:
+ Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
+ Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự QLNN.


- Thời hạn tước:
+ Từ 01 tháng đến 24 tháng và được quy định thành khung và khi xử phạt xác định mức cụ
thể
+ Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt
trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước
quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành
nghê: thì áp dụng thời hạn tước cao nhất QSDGP, CCHN của hành vi vi phạm hành chính
có thời hạn dài nhất.
- Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành
nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ
thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Các loại giấy tờ không được tước: Giấy tờ liên quan đến nhân thân khơng nhằm mục
đích hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh.
Câu 6: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời
hạn.
- Theo Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý phạt hành chính, được áp dụng trong trường hợp các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế
gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, mơi trường.

- Nếu cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình khơng phải có giấy phép thì
đình chỉ một phần hoặc toàn bộ.
- Nếu cơ sở hoạt động kinh doanh có giấy phép: đình chỉ một phần hoạt động của cơ sở
sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Câu 7: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương
tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Việc tịch thu được áp dụng khi có 2 điều kiện sau:
- Vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý.
- Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp mà nếu khơng có nó thì khơng vi
phạm được.
Lưu ý: Nếu tang vật là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, vật có giá trị lịch sử, vật thuộc loại cấm
lưu hành thì vẫn bị tịch thu:
- Dù không đáp ưng đầy đủ hai điều kiện nêu trên
- Dù thuộc các trường hợp không ra được quyết định xử phạt (do người vi phạm chết, mất
tích, doanh nghiệp phá sản, giải thể...Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
Khơng được tịch thu tang vật phương tiện thuộc sở hữu hợp pháp của người khác do người
vi phạm chiếm hữu hợp pháp.
Câu 8: Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của hình thức xử phạt trục xuất.


- Trục xuất là người có thẩm quyền buộc người nước ngồi có hành vi vi phạm hành chính
tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.
- Trục xuất chỉ áp dụng cho người nước ngồi, khơng áp dụng cho người khơng quốc tịch.
- Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất:
+ Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh
+ Giám Đốc Cơng an cấp tỉnh.
- Trục xuất nếu là hình thức phạt bổ sung thì thường đi kèm với hình thưc phạt tiền hơn là
cảnh cáo (Điều 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Phần 2: Câu hỏi nhận định đúng sai
a. Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước.

Nhận định này là Sai. Vì Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cơ quan
thuộc Chính phủ Việt Nam. ( Theo Nghị định sô 37/2008/NĐ-CP ngày 01/04/2008)
b. Ủy ban nhân dân cấp huyện khơng có thẩm quyền tuyển dụng cơng chức.
Nhận định này là Sai. Vì theo Điều 39 Luật Cán bộ, Công chức được sửa đổi bởi
Khoản 6, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, cơng chức và
Viên chức có ghi quy định về tuyển dụng công chức về các cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng cơng chức bao gồm y ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp
tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản l ý.
c. Người có thẩm quyền xử phạt thì đương nhiên có thẩm quyền áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả.
Nhận định này là Sai.
d. Trách nhiệm kỷ luật không thể áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm pháp
lý khác.
Nhận định này là Sai. Vì Luật cán bộ cơng chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019
có ghi trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công
chức, viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt
độngcông vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự
e. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ln là nguồn của Luật Hành chính.
Nhận định này là Sai. Vì theo đặc điểm của nguồn của Luật Hành chính, khơng chỉ có
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngồi ra có nguồn của Luật Hành chính có thể
là Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư (Bộ trưởng), Nghị quyết (Hội đồng Nhân dân),
Quyết định (Ủy Ban nhân dân),...
f. Bí Thư, Phó Bí thư Đồn Thanh niên cộng sản Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 là
cán bộ cấp xã.
Nhận định này là đúng. Vì theo Khoản 2 Điều 61 Luật Cán bộ, Cơng chức 2008, có
quy định cán bộ cấp xã bao gồm Bí Thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức
chính trị- xã hội
g. Văn phịng Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.



Nhận định này là đúng. Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2005 (Luật tổ
chức chính quyền sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định 17 Sở được tổ chức thống nhất
ở địa phương. Vì vậy Văn phịng Sở được xem là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
h. Sở Nội Vụ, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Ban Dân tộc được tổ chức ở tất cả các đơn vị
hành chính cấp tỉnh.
Nhận định này là
i. Viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã chết do tai nạn
giao thơng thì khơng bị xử lý kỷ luật.
Nhận định này là Đúng. Vì theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán
bộ, cơng chức, viên chức có quy định ở Khoản 4 Điều 4 có ghi cán bộ, cơng chức,
viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị kỷ luật nhưng đã qua đời sẽ được miễn
trách nhiệm kỉ luật.


j. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không bao giờ được đơn phương chấm
dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản.
k. Theo pháp luật hiện hành, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ là Thủ tướng Chính phủ.
l. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì khơng được
dự tuyển cơng chức.
m. Theo quy định của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, công chức loại C, loại D mới
được tuyển dụng đều phải thực hiện chế độ tập sự.
n. Hình thức kỷ luật giáng chức có thể áp dụng với mọi công chức khi thực hiện vi
phạm bị kỷ luật.
o. Thứ trưởng Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm.
p. Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp luôn là nguồn của Luật Hành chính.
q. Cơ quan hành chính nhà nước ln có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính.

r. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam phường Cô Giang là cán bộ
cấp xã.
s. Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam do Tổng giám đốc bổ nhiệm.
t. Luật Đất đai không phải là nguồn của Luật Hành chính.
u. Theo quy định của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, chỉ có 02 trường hợp khơng
thành lập Hội đồng kỷ luật công chức là: i. Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật; ii. Đã có quyết định xử
lý kỷ luật đảng.
v. Nguyên tắc trực thuộc hai chiều chỉ được áp dụng đối với các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.
Phần 3: Bài tập

Bài tập 1: Bà Trần Thị B là công chức tư pháp – hộ tịch của phường VL, thành phố
RG, tỉnh KG. Ngày 20/10/2020, trong q trình giải quyết thủ tục hành chính cho
người dân, bà Trần Thị B có hành vi lợi dụng vị trí cơng tác, cố ý làm trái pháp luật
với mục đích vụ lợi. Thơng qua camera an ninh của cơ quan, ngày 30/10/2020, lãnh
đạo phường VL đã phát hiện vi phạm của bà Trần Thị B.
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ căn cứ pháp lý:
a. Chủ thể nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với vi phạm của bà Trần Thị B? Giải
thích.
- Chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với vi phạm của bà Trần Thị B là chủ
tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành phố GR vì:
- Đối với cơng chức khơng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ
quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức
tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với cơng chức cấp


xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định
hình thức kỷ luật. CSPL ( Khoản 2, điều 24, Nghị định về xử lý kỉ luật cán bộ,
công chức, viên chức ).

b. Theo Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật đối với vi phạm của bà Trần Thị B
gồm có 5 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường VL, 01
ủy viên là Chủ tịch Cơng đồn phường VL, 01 ủy viên là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt
trận tổ quốc phường VL, 01 ủy viên là đại diện Đảng ủy phường VL, 01 ủy viên Thư
ký hội đồng là cơng chức Văn phịng – thống kê của phường VL. Thành phần hội
đồng kỷ luật nêu trên có phù hợp với quy định của pháp luật không? Tại sao.
- Thành phần hội đồng kỷ luật nêu trên chưa phù hợp với quy định của pháp
luật. Vì thành phần hội đồng kỷ luật phải bao gồm những thành viên sau:
o Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng
đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý
công chức;
o 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng
đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
o 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của cơ quan, đơn vị trực tiếp sử
dụng công chức;
o 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đồn của cơ quan
quản lý cơng chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
o 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện cơ quan tham mưu về
công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan
được phân cấp quản lý công chức.
c. Giả sử vi phạm của bà Trần Thị B thuộc trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật hạ
bậc lương, tuy nhiên bà Trần Thị B đang hưởng lương bậc 1 thì người có thẩm quyền
xử lý kỷ luật giải quyết như thế nào?
- Giả sử vi phạm của bà Trần Thị B thuộc trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật
hạ bậc lương, tuy nhiên bà Trần Thị B đang hưởng lương bậc 1 thì khơng áp
dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi
phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền xem xét áp dụng hình thức kỷ luật phù
hợp.
d. Bà Trần Thị B có quyền làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nếu cho
rằng việc kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương đối với mình khơng đúng quy định?

Nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận việc xử lý kỷ luật bà bà Trần Thị B tiến hành
không đúng quy định thì vụ việc sẽ được giải quyết như thế nào?
- Bà Trần Thị B có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của
pháp luật về khiếu nại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nếu cho rằng
việc kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương đối với mình khơng đúng quy định.
- Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
o Tổ chức họp kiểm điểm.
o Thành lập Hội đồng kỷ luật.
o Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.


Bài tập 2: Ngày 20/12/2021, ông Nguyễn Văn A là Thạc sĩ luật được tuyển dụng vào
làm việc tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh BL. Trong nội dung quyết định tuyển
dụng có quy định ơng A phải thực hiện thời gian tập sự là 12 tháng kể từ ngày được
tuyển dụng và hưởng 85% mức lương bậc 1.
Trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ cơ sở pháp lý:
a. Việc quy định tiền lương trong thời gian tập sự của ông A như trên đúng hay sai?
Tại sao?
- Việc quy định tiền lương trong thời gian tập sự của ơng A như trên là sai vì:
o Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1
của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có
trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì
người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp
tuyển dụng. CSPL ( Khoản 1, điều 23, Nghị định quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức ).
b. Nếu ông A thực hiện hành vi vi phạm bị kỷ luật thì ai sẽ là người có thẩm quyền
xử lý kỷ luật đối với ông A?
- Nếu ông A thực hiện hành vi vi phạm bị kỷ luật thì Chủ tịch UBND tỉnh BL sẽ
là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với ơng A, vì:
o Đối với viên chức khơng giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự

nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định
hình thức kỷ luật. CSPL ( Khoản 2, điều 31, Nghị định về xử lý kỉ luật
cán bộ, công chức, viên chức).
c. Xác định thành phần họp hội đồng kỷ luật đối với ông A.
- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp cơng lập quản lý viên chức hoặc được phân cấp quản lý viên
chức.
- 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu
đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức.
- 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị trực tiếp sử dụng viên
chức.
- 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành cơng đồn của đơn vị sự
nghiệp cơng lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên
chức.
- 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về
công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
- CSPL: Khoản 2, điều 35, Nghị định về xử lý kỉ luật cán bộ, công chức, viên
chức.
d. Việc xử lý kỷ luật sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định tuyển dụng của ông
A?


- Việc xử lý kỷ luật sẽ khiến cho quyết định tuyển dụng của ông A không được
xem xét và thông qua mà phải chờ đến khi ông A chấp hành xong kỷ luật.

Bài tập 3: Bà Nguyễn Thị Q là chun viên phịng đào tạo chính quy Trường Đại
học SG (trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố H) được tuyển dụng từ tháng 9 năm
2015. Ngày 12/4/2022, cơ quan nơi bà Nguyễn Thị Q công tác phát hiện bà có hành
vi sử dụng bằng tốt nghiệp đại học giả để được tuyển dụng và tiến hành xử lý kỷ luật
đối với bà Nguyễn Thị Q.

Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ căn cứ pháp lý:
a. Chủ thể nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Q?
 Chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Q là
Hiệu trưởng trường Đại học SG (trực thuộc Ủy ban nhân dân
Thành phố H), vì:
 Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng
đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành
xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. CSPL
( Khoản 2, điều 31, Nghị định về xử lý kỉ luật cán bộ, công
chức, viên chức).
b. Bà Nguyễn Thị Q cho rằng hành vi của mình đã qua 24 tháng nên không
đồng ý với việc kỷ luật của người có thẩm quyền do đã hết thời hiệu xử
lý kỷ luật. Ý kiến của bà Nguyễn Thị Q đúng hay sai? Giải thích.
 Bà Nguyễn Thị Q cho rằng hành vi của mình đã qua 24 tháng nên
khơng đồng ý với việc kỷ luật của người có thẩm quyền do đã hết
thời hiệu xử lý kỷ luật. Ý kiến của bà Nguyễn Thị Q là sai, vì:
 Khơng áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với các hành vi
sau:
o Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức
phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
o Có hành vi vi phạm quy định về cơng tác bảo vệ
chính trị nội bộ;
o Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh
vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
o Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác
nhận giả hoặc không hợp pháp.
o CSPL: Điều 53, Luật viên chức.
c. Bà Nguyễn Thị Q có quyền làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình nếu cho rằng việc kỷ luật đối với mình khơng đúng quy định?
 Bà Q khơng có quyền khiếu nại vì bà đã sử dụng văn bằng, chứng

chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để ứng


tuyển vào làm việc trong khoảng thời gian dài tại Trường Đại học
SG (trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố H).
d. Nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận việc xử lý kỷ luật bà Nguyễn Thị
Q tiến hành khơng đúng quy định thì vụ việc sẽ được giải quyết như thế
nào?
 Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước
sau đây:
 Tổ chức họp kiểm điểm.
 Thành lập Hội đồng kỷ luật.
 Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
 Nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận việc xử lý kỷ luật bà
Nguyễn Thị Q tiến hành không đúng quy định thì quyết định sẽ
khơng có hiệu lực và vụ việc sễ phải tiến hành lại từ đầu theo quy
định của pháp luật.



×