Người soạn: Trần Xuân Giảng
Trường THCS Hải Đình
CÂU HỎI ÔN TÂP HỌC KỲ II- SINH HỌC 7
CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Câu 1: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú ?
Đáp án
Đặc điểm chung:
-Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
-Thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
-Có lông mao, bộ răng phân hóa thành ba loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm.
-Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
Vai trò: Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, nguyên liệu, làm đồ mĩ nghệ,
và tiêu diệt gặm nhấm có hại.
Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư ?
Đáp án
Đặc điểm chung:
-Lưỡng cư là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa
ở cạn.
-Da trần và ẩm ướt.
-Di chuyển bằng 4 chi.
-Hô hấp bằng da và phổi.
-Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
-Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật biến nhiệt.
Vai trò thực tiển:Làm thức ăn cho người, một số lưỡng cư làm thuốc, diệt sâu
bọ và là động vật trung gian truyền bệnh.
Câu 3: Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời
sống ở cạn ? Đáp án
Những đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
-Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
-Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
-Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
-Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước
tiểu.
-Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
Câu 4: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn ? Ý
nghĩa ?
Đáp án
Trong sự thụ tinh, ngoài số lượng trứng do cá chép cái đẻ ra lớn vì thụ tinh
ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh ít, vì sự thụ tinh xảy ra ở trong
môi trường nước không được an toàn do làm mồi cho kẻ thù và điều kiện môi
trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển trứng như: nhiệt độ, nồng
độ ôxi thấp…
Câu 5: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống
bay ?
Đáp án
Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy một dòng khí liên
tục đi qua các ống khí trong phổi theo một chiều nhất định khiến cơ thể sử
dụng được nguồn ôxi trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay,
càng bay nhanh sự chuyển động dòng khí qua các ống khí càng nhanh đáp ứng
nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay.
CHƯƠNG VII: SỰ TIÊN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
Câu 1: So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính ?
Đáp án:Hình thức sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế
bào sinh dục cái trong sự thụ tinh của trứng ngược hẳn lại với hình thức sinh sản hữu
tính.
Câu 2: Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của
giới động vật ? cho ví dụ ? (15 phút)
Đáp án:Sự phức tạp hóa hệ vận động, di chuyển tạo điều kiện cho con vật có
nhiều hình thức di chuyển hơn (vịt trời, châu chấu) và ở từng cơ quan vận
động, các động tác đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của loài (bàn tay
khỉ thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo).
Câu 3: Trình bày sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật ?
Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản:
-Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.
-Đẻ nhiều trứng → ít trứng →đẻ con.
-Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát
triển trực tiếp có nhau thai.
-Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được
học tập thích nghi với đời sống.
CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Câu 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ?
Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm
ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.
Câu 2: Thế nào là động vật quý hiếm ?Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật
quý hiếm ?
Đáp án
* Động vật quý hiếm là những động có giá trị nhiều mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ
nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… và có số lượng giảm
sút.
-Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:
-Bảo vệ môi trường sống.
-Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép các loài động vật quý hiếm.
-Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
-Xây dựng khu bảo tàn thiên nhiên.