Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

(SKKN HAY NHẤT) một số biện pháp sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1858 – 1918) THPT chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.46 KB, 48 trang )

SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

TẾN SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ
năng tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học Lịch sử
Việt Nam (1858 – 1918) THPT - Chương trình chuẩn”.
Tác giả sáng kiến:

Phạm Thị Hải Yến

Mã sáng kiến:

19.57.01

Vĩnh Phúc, năm 2021

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích


TDLS

Tư duy lịch sử

KN TDLS

Kĩ năng tư duy lịch sử

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

Nxb

Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TLG


Tư liệu gốc

DHLS

Dạy học lịch sử

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Những năm gần đây, môn Lịch sử nhận được sự quan tâm của đông đảo các chuyên
gia, giáo viên (GV) và học sinh (HS). Sự quan tâm đến từ thực trạng chất lượng của
môn học này ngày càng giảm sút. Hầu hết các nhà giáo dục lịch sử đều thừa nhận rằng,
lịch sử cần được dạy nhằm phát triển năng lực người học, thay vì lối học nhồi nhét như
trước kia. Vậy đâu là cách tiếp cận hiệu quả nhất để môn Lịch sử phát triển năng lực
người học?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần nhắc lại bản chất của khái niệm “lịch sử” và
phương pháp mà nhà sử học sử dụng để khám phá quá khứ. Nhìn chung, đa số các nhà
sử học cho rằng lịch sử là tập hợp các diễn giải khác nhau về quá khứ. Một sự kiện lịch
sử có thể có nhiều diễn giải khác nhau. Những diễn giải có lập luận chặt chẽ, đưa ra
bằng chứng tin cậy thì diễn giải đó được cơng nhận và trở nên phổ biến. Câu hỏi đặt
ra, chúng ta nên dạy HS học thuộc các diễn giải hay nên giúp HS tự thiết lập các diễn
giải? Cách dạy nào thực sự có thể phát triển năng lực người học?
Sự phát triển của xã hội đòi hỏi con người cần được trang bị tư duy độc lập, có
chính kiến và hành động theo lý trí. Trong dạy học lịch sử, tư liệu gốc (TLG) và kĩ
năng tư duy lịch sử (KN TDLS) là hai thành tố quan trọng nhất để hình thành tư duy

độc lập cho HS. HS được trang bị các kĩ năng mà nhà sử học sử dụng (kĩ năng tư duy
lịch sử) để điều tra tư liệu. Trong quá trình điều tra, HS luôn đặt ra các câu hỏi về quá
khứ, HS được yêu cầu đưa ra giả thuyết về các sự kiện dựa trên những bằng chứng lịch
sử. Quá trình này sẽ rèn luyện cho HS một tư duy nhạy bén, thực chứng, luôn đặt dấu
hỏi trước các thông tin và khả năng đưa ra quan điểm của bản thân.
Tuy nhiên, thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay nhiều GV còn thiên
về “truyền thụ tri thức”; HS tiếp cận lịch sử chủ yếu thông qua SGK theo kiểu “thầy
đọc trị chép”. Phương pháp trên khơng những khơng phát triển tư duy cho HS, mà
càng làm cho HS chán học sử.

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Lịch sử Việt Nam giai đoạn (1858-1918) có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch
sử dân tộc. Giai đoạn này chứng kiến nhiều biến đổi của xã hội Việt Nam từ cận đại
sang hiện đại. Đặc biệt, với số lượng tư liệu lịch sử phong phú cùng những vấn đề có
nhiều quan điểm khác nhau sẽ là nội dung hữu ích để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử
cho HS.
Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống và xã hội về chất lượng nguồn nhân lực,
mục tiêu, vị trí, vai trị bộ mơn; thực tiễn DHLS ở trường THPT, tôi lựa chọn vấn đề:
“Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy
học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT - Chương trình chuẩn”.
2. Tên sáng kiến:
Một số biện pháp sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh
trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT - Chương trình chuẩn.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thị Hải Yến
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bình Sơn.

- Số điện thoại: 0979.438.999.
E_mail:
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được sử dụng trong quá trình giảng dạy
lịch sử Việt Nam (1858 – 1918), chương trình lớp 11.
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 4 đến tháng
5 năm 2020, tại khối lớp 11 trường THPT Bình Sơn.

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1: Về nội dung của sáng kiến:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC
ĐỂ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TƯ DUY LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về “tư liệu gốc”
Tác giả Nguyễn Văn Ninh trong bài viết “Sử dụng tư liệu lịch sử gốc khi dạy bài
“Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII” lớp 10 THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài
học” đã khẳng định:“Tư liệu lịch sử gốc là tư liệu lịch sử mang những thông tin đầu
tiên về sự kiện lịch sử được phản ánh lại, ra đời cùng thời gian và khơng gian của sự
kiện lịch sử đó, là bằng chứng gần gũi, xác thực nhất của lịch sử. Tư liệu lịch sử gốc
mang giá trị đặc biệt mà không một loại tài liệu nào có được”.
Các tác giả nước của trường đại học Yale (Hoa Kỳ) cho rằng “TLG là lời khai
hoặc bằng chứng trực tiếp liên quan đến một chủ đề nghiên cứu. Bản chất và giá trị
của tư liệu gốc không thể xác định được nếu không liên quan đến chủ đề và các câu
hỏi mà nó có ý định trả lời. Cùng một tư liệu, nó có thể là tư liệu gốc trong một nghiên
cứu này hay là tài liệu tham khảo trong một nghiên cứu khác”. Cách định nghĩa này

nhấn mạnh mối quan hệ giữa chủ đề nghiên cứu và TLG. Theo đó, TLG là tất cả
những tư liệu liên quan trực tiếp đến chủ đề.
Một số học giả khác thì cho rằng “thơng tin của TLG cung cấp những tường
thuật đầu tiên về các sự kiện, hoạt động hoặc hoàn cảnh cho một chủ đề nghiên cứu.
Nói chúng, đó là những tài liệu được tạo ra bởi những nhân chứng hoặc những người
ghi chép đầu tiên về các sự kiện trong thời gian chúng diễn ra, và bao gồm nhật kí, thư
từ, các bản báo cáo, hình ảnh, hồ sơ tài chính, sổ nhớ, và các bài báo… TLG cũng bao
gồm các tường thuật đầu tiên được ghi lại sau khi sự kiện đó diễn ra như: tự truyện,
hồi kí hoặc lịch sử truyền miệng. Tuy nhiên, TLG đáng tin cậy nhất là những tư liệu
được tạo ra gần nhất với giai đoạn đang được nghiên cứu”.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Cách định nghĩa này mở rộng đối tượng của TLG, theo đó TLG có thể là tư liệu
diễn ra cùng thời gian diễn ra sự kiện như: nhật kí, thư từ, báo…và cũng có thể diễn ra
sau thời gian mà sự kiện đó diễn ra như: hồi kí, tự truyện hoặc lịch sử truyền miệng.
Điều quan trọng mà định nghĩa này nhấn mạnh khơng phải nó thuộc loại tư liệu nào
mà quan trọng giá trị nó mang lại và độ tin cậy của tư liệu mới là điều cần thiết. Trong
nhiều trường hợp, những tư liệu càng gần thời điểm diễn ra sự kiện càng có độ tin cậy
và giá trị sử học cao hơn.
Trên cơ sở phân tích những cách tiếp cận tiêu biểu về định nghĩa “tư liệu gốc”,
chúng ta nhận thấy TLG là loại tư liệu:
- Liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử (tư liệu có thể được tạo ra cùng hoặc khác thời
gian diễn ra sự kiện nhưng phải liên quan trực tiếp đến sự kiện).
- Có giá trị đối với việc khơi phục một sự kiện lịch sử (tư liệu phải phục vụ cho việc trả
lời các câu hỏi mà một nghiên cứu lịch sử đặt ra).
1.1.2. Các đặc trưng của tư liệu gốc

Rất khó để đưa ra những đặc điểm cơ bản của TLG mà có sự đồng thuận tuyệt đối.
Bởi cách hiểu khác nhau về TLG sẽ quy định cách hiểu về những đặc trưng của loại tư
liệu này. Căn cứ vào cách định nghĩa ở trên để đưa ra quan điểm của mình về những
đặc điểm của TLG. Theo đó, tư liệu gốc bao gồm những đặc trưng sau:
- Là những bằng chứng của quá khứ, liên quan trực tiếp đến sự kiện, nhân vật, quan
điểm của một thời đại lịch sử. Chúng là những thực thể đã tồn tại trong quá khứ, cho ta
biết những hiểu biết đầu tiên về quá khứ.
- Sự tin cậy của TLG phải được kiểm tra kĩ lưỡng bởi trong nhiều trường hợp tư liệu ra
đời chịu ảnh hưởng của quan điểm cá nhân, hoàn cảnh lịch sử, định kiến của thời đại.
Và TLG không phải luôn luôn là nguồn tư liệu khách quan.
- Bản chất và giá trị của TLG chỉ có thể được xác định khi nó liên quan đến vấn đề
nghiên cứu và những câu hỏi mà nó phải trả lời.
- TLG có thể là tư liệu được cơng bố hoặc không công bố. Không phải là tư liệu tổng
hợp mà nó chỉ thể hiện một khía cạnh nhất định của biến cố mà nó phản ánh.
- Ra đời trong một thời gian và địa điểm cụ thể trong quá khứ nên có những hạn chế về
mặt ngơn ngữ, số lượng, sự nguyên vẹn…
1.1.3. Giá trị của tư liệu gốc trong dạy học lịch sử

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Khó có thể đánh giá hết những giá trị của tư liệu đối với học tập lịch sử. Ngày
này, sử dụng tư liệu gốc trong bài học lịch sử dần trở nên tất yếu và tạo nên sức sống
của môn lịch sử. Dạy học với TLG mang lại những lợi ích cho cả GV và HS.
a. Khuyến khích sự tham gia của học sinh
- Bản thân TLG là những mảnh ghép của q khứ, chúng sẽ khuyến khích HS tìm
kiếm những thông tin bổ sung, kết nối các mảnh ghép thơng quan việc nghiên cứu và
tìm hiểu TLG, từ đó xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về quá khứ.

- Khi làm việc với TLG, HS được hóa thân, được trải nghiệm dưới góc độ cá nhân
trong mối quan hệ với sự kiện lịch sử. HS có được sự đồng cảm đối với những số phận
và hiểu biết sâu sắc về quá khứ. Được trải nghiệm sẽ giúp HS tích cực tham gia các
hoạt động do giáo viên đưa ra.
- Làm việc với TLG khuyến khích HS tích cực trong các hoạt động. Bởi HS phải đưa
ra các kết luận từ những thông tin mà chúng giải mã ở TLG, HS xây dựng nên những
quan điểm riêng và chỉ đạo việc học của chính mình.
- Đối với HS ở bất kì độ tuổi nào đều hứng thú với tư liệu bởi chúng là những thông
tin đầu tiên về nhân vật, sự kiện, hiện tương. Sự chân thực và hiện hữu của TLG giúp
HS tiến gần với quá khứ. HS sẽ thích tự mình khám phá q khứ thay vì ngồi nghe
những lời giảng giải của GV.
b. Phát triển các kĩ năng tư duy phản biện, tư duy lịch sử
- TLG thường chỉ phản sánh một khía cạnh và có ít manh mối về bối cảnh lịch sử. Do
đó HS phải sử dụng những hiểu biết đã có và làm việc với tư liệu để vẽ lên một bức
tranh hoàn chỉnh hoặc tìm ra sự thật lịch sử.
- Trong khi phân tích một tư liệu, HS phải di chuyển từ người quan sát sự kiện cụ thể
sang đặt câu hỏi và đưa ra các kết luận dựa trên tư liệu.
- Câu hỏi về những sai lệnh của tư liệu, về mục đích và quan điểm của người tạo ra tư
liệu có thể là những thách thức cho những giả thuyết mà HS đặt ra. Để giải quyết
những thách thức này, đòi hỏi HS phải sử dụng các kĩ năng của tư duy phản biện, tư
duy lịch sử để tìm ra sự thật. Đồng thời, TLG cũng thách thức cho các định kiến về
con người, sự kiện trong quá khứ. HS sẽ học cách để giải mã những định kiến đó,
đương nhiên cần sử dụng những kĩ năng của tư duy phản biện. HS sẽ học để thách
thức các giả định và kết luận.

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



- Trong nhiều trường hợp, HS phải đưa ra các kết luận và lập luận chống lại với sự
thiên vị cá nhân của người tạo ra tư liệu. Ví dụ như đâu là mục đích của bài phát biểu,
thơng điệp nào mà nhiếp ảnh gia muốn thể hiện qua bức tranh hoặc nhạc sĩ viết bài hát
vì điều gì. HS bắt đầu nhận ra rằng thông tin nhiều khi mang tính chủ quan và nó có
thể ảnh hưởng đến các kết luận.
- Các TLG khác nhau cung cấp cho HS những quan điểm khác nhau về một người
hoặc sự kiện. HS phải sử dụng các kĩ năng tư duy phản biện, tư duy lịch sử để xem xét
những quan điểm đó xuất phát từ đâu, điểm mạnh và điểm yếu của từng quan điểm, từ
đó đưa ra quan điểm của mình. TLG cho phép HS tham gia trong quá trình của một
tranh luận, thảo luận và giải thích lịch sử.
c. Xây dựng kiến thức và phong cách học
- Khi làm việc với TLG, kiến thức mà HS tiếp nhận được đến một cách chủ động
thơng qua hoạt động tìm kiếm. Tiến hành điều tra TLG, khuyến khích HS đối mặt với
những mâu thuẫn trong cùng một vấn đề lịch sử và so sánh nhiều tài liệu đa dạng đại
diện cho những quan điểm khác nhau, đối diện với sự phức tạp của q khứ. Thơng
qua q trình đó, những kiến thức trọng tâm và quan trọng sẽ được HS ghi nhớ và biến
thành kiến thức của mình.
- Khác với cách học lắng nghe GV giảng, HS hình thành kiến thức khi chúng thiết lập
các kết luận được lập luận chặt chẽ, kết luận của chúng dựa trên những bằng chứng và
kết nối TLG với bối cảnh mà chúng được tạo ra, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau. Kiến thức đến từ sự đa dạng trong nhận thức sẽ có sức sống hơn việc tiếp
thu một chiều.
- Phát triển các phong cách học khác nhau: thông qua sử dụng nhiều nguồn tư liệu
khác nhau, GV thúc đẩy hầu hết các phong cách học khác nhau của HS. Ví dụ, lịch sử
truyền miệng cho những người học thiên về thính giác, hình ảnh và hiện vật cho người
thích học tập bằng thị giác…HS được trải nghiệm TLG theo phong cách học bản thân
chúng.
1.1.4. Kĩ năng tư duy lịch sử trong dạy học
Trong tương lai, việc tiếp cận bài học lịch sử theo lối truyền thống sẽ không mang
lại hiệu quả học tập. Thay vào đó, bài học lịch sử cần tiếp cận dưới góc độ một vấn đề

lịch sử thơng qua một cuộc điều tra lịch sử. Nói cách khác, bài học lịch sử nên trở

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thành nơi HS được khám phá, điều tra một câu hỏi lịch sử được định hướng trước.
Trong loại bài học này, TLG thay thế một phần hoặc toàn bộ SGK, trở thành
nguyên liệu chính của giờ học. HS sẽ khám phá tư liệu thông qua các câu hỏi định
hướng KN TDLS để giải đáp câu hỏi về chủ đề mà GV đưa ra. Tư duy độc lập, lập
luận sắc bén, kĩ năng đọc lịch sử sẽ là những kĩ năng mà HS sẽ có được trong bài học
này. Đối với cách tiếp cận mới này, chúng tôi đề xuất hai loại bài học làm giải pháp,
đó là bài học Điều tra và bài học Đồng thuận.
1.1.4.1. Sử dụng bài học Điều tra để phát triển tư duy lịch sử
a. Thế nào là một bài học điều tra?
Bài học Điều tra – nơi HS sử dụng kĩ năng KN TDLS để phân tích các tư liệu
lịch sử, nhằm thiết lập các giả thuyết về một sự kiện lịch sử trong quá khứ.
b. Mô tả
Trong suốt bài học, HS được yêu cầu giải quyết một câu hỏi lịch sử trung tâm
được đề xuất từ GV. Bằng cách hành thu thập các bằng chứng từ nhiều nguồn tư
liệu khác nhau, HS đưa ra những giả thuyết nhằm trả lời câu hỏi trung tâm. Các tư
liệu được GV đưa ra đều kèm theo các câu hỏi sử dụng KN TDLS, giúp HS khi
khai thác tối đa thông tin từ tư liệu.
Số lần làm việc của HS tương ứng với số lượng tư liệu GV đưa ra. Sau mỗi lần
nghiên cứu tài liệu, HS đưa ra quan điểm (giả thuyết) của riêng mình dựa trên các
bằng chứng, dữ liệu và thông tin thu thập được. Trải qua mỗi vịng, giả thuyết của
HS có thể giữ nguyên, thay đổi hoặc được bổ sung tùy thuộc vào thơng tin thu thập
từ tư liệu. Vịng làm việc cuối cùng HS tiến hành trao đổi những hiểu biết của mình
với bạn cùng lớp. Khi kết thúc bài học, HS được yêu cầu đưa ra một giả thuyết cuối

cùng để trả lời câu hỏi trung tâm và bảo vệ giả thuyết thông qua các bằng chứng cụ
thể.
c. Chuẩn bị của giáo viên:
Thứ nhất, chọn một câu hỏi lịch sử có liên quan đến chủ đề mà bạn dạy. Ví dụ,
“Tại sao Nguyễn Tất Thành lại chọn phương Tây để cứu nước? Hoặc “Tại sao triều
Nguyễn lại thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa?”.
Thứ hai, tìm và chọn lọc các tư liệu khác nhau cung cấp các quan điểm và thông
tin khác nhau liên quan đế câu hỏi điều tra. Tư liệu đầu tiên nên xác nhận những

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


giả thuyết đầu tiên của học sinh, mà thường tương tự với ý tưởng được trình bày
trong sách giáo khoa hoặc các phương tiện truyền thông miêu tả về quá khứ. Vòng
tư liệu thứ hai nên mâu thuẫn hoặc thách thức ý tưởng từ tư liệu mà HS bắt gặp
trước đó. Các vịng tư liệu tiếp theo nên có nhiều phức tạp hơn.
Gợi ý: Bước 1 và 2 là đệ quy (được áp dụng nhiều lần). Chọn các câu hỏi điều
tra và các nguồn mà HS sẽ điều tra để trả lời câu hỏi đòi hỏi sự chú ý gần gũi liệu
nguồn nào thực sự trả lời được câu hỏi. GV có thể cần sửa lại các câu hỏi gốc dựa
trên nguồn tư liệu bạn tìm học chọn các tư liệu khác. Xem xét thời gian bao lâu mà
bạn dành cho các hoạt động trong lớp. GV có thể yêu cầu học sinh đọc trước tư liệu
ở nhà. Phô tô các tư liệu và tất cả các tài liệu có liên quan. GV nên làm một phiếu
học tập cho HS để ghi chép các bằng chứng trong suy nghĩ của mình về câu hỏi
điều tra.
d. Trong lớp học (Các bước thực hành)
Bước 1: Cung cấp kiến thức nền tảng - Đặt câu hỏi trung tâm
HS tham gia điều tra được giáo viên cung cấp thông tin nền tảng giúp các em hình
thành giả thuyết ban đầu. Ví dụ, đọc một mục lịch sử nhỏ trong sách giáo khoa

hoặc chiếu một đoạn video ngắn. Hoạt động này có thể làm việc theo cá nhân hoặc
làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đưa ra thông tin
nền tảng bản đầu (lời giới thiệu, tư liệu, video), sau đó đưa ra câu hỏi trung tâm của
bài học.
Câu hỏi trung tâm bài học có nhiều loại khác nhau, ví dụ:
+ Câu hỏi nhân quả: “Những gì đã gây ra X”?
+ Câu hỏi giải thích: “Tại sao X xảy ra”?
+ Câu hỏi đánh giá: Có phải X là một thành công?
Lưu ý: “Hãy chắc chắn để đặt một câu hỏi gợi ra một cuộc tranh luận lịch sử,
không phán xét đạo đức”.
Hãy chắc chắn để đặt một câu hỏi gợi ra một cuộc tranh luận lịch sử, không phán
xét đạo đức”. Ví dụ, câu hỏi “Nước Mỹ có nên sử dụng bom nguyên tử?” không thể
được lập luận mà không có bất kì một tài liệu tham khảo nào về các bằng chứng
lịch sử, thay vào đó chỉ đánh giá duy nhất dựa trên cơ sở đạo đức. Bạn hãy sử dụng
một câu hỏi mà yêu cầu HS sử dụng bằng chứng lịch sử để trả lời nó.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bước 2: Xây dựng giả thuyết ban đầu
Gợi mở cho HS các ý tưởng ban đầu và yêu cầu chúng chia sẽ giả thuyết dự kiến
đầu tiên của chúng để trả lời cho câu hỏi điều tra. Hoạt động này diễn ra một cách
nhanh gọn, trong đó HS đưa ra các giả thuyết suy đoán ban đầu. Để hoạt động hiệu
quả nên sử dụng phương pháp thảo luận, làm việc nhóm.
Lưu ý: các giả thuyết ban đầu của HS thường trùng khớp với các giải thích đơn
giản về câu hỏi trung tâm, thường bắt gặp trong SGK, hay trên các phương tiện
truyền thông đại chúng. Các giả thuyết đơn giản lúc đầu sẽ được thử thách khi GV
cung cấp các bằng chứng khiến học sinh phải xem xét lại giả thuyết ban đầu, thu

thập thêm bằng chứng để mở rộng giả thuyết hoặc có thể thay thế bằng một giả
thuyết mới.
Bước 3: Cung cấp tư liệu
Giới thiệu cho HS những bằng chứng lịch sử để giải quyết câu hỏi. Các bằng chứng
có thể gồm tài liệu, ảnh, hoặc biểu đồ, cũng như các tư liệu khác giống như một bài
giảng thu nhỏ.
Xem xét sử dụng một đoạn trích đoạn ngắn hoặc thay đổi ngơn ngữ khó hiểu trong
tư liệu, đặc biệt nếu bạn đang làm việc với những tư liệu khó hiểu.
Bước 4: Điều tra, phân tích, khảo sát các giả thuyết
Q trình điều tra có thể diễn ra theo nhiều vòng, tùy thuộc vào số lượng tài liệu
mà GV cung cấp. Q trình phân tích thực chất là q trình HS trả lời các câu hỏi
về tài liệu mà được giao viên thiết kế sẵn nhằm khai thác tài liệu một cách hiệu quả
nhất.
Với mỗi một lần phân tích bằng chứng được theo sau là một lần thay đổi giả
thuyết, trong đó bạn giúp HS kiểm tra giả thuyết của mình, loại bỏ các giả thuyết
mà khơng được hỗ trợ bởi các dự liệu và thêm giả thuyết mới nếu chúng đảm bảo
bằng chứng kèm theo.
Lặp lại bước 4 nhiều lần ở mức cần thiết dựa trên số bằng chứng mà bạn muốn HS
của mình xem xét.
Bước 5: Sản phẩm và đánh giá:
Yêu cầu HS viết ra giả thuyết mà họ đánh giá là tốt nhất được hỗ trợ bởi các dữ
liệu. Gọi nó là một kết luận sơ khởi mà có thể được tin tưởng cho đến khi các bằng

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chứng mới đảo lộn nó. Ra một bài luận tổng hợp về chủ đề nơi HS sẽ trả lời các
câu hỏi điều tra bằng việc sử dụng các dân chứng có sẵn.

Các sản phẩm của học đều được đánh giá thơng qua các tiêu chí cụ thể, trong đó
trong tâm là việc sử dụng các bằng chứng để hỗ trợ lập luận của mình.
1.1.4.2. Sử dụng Bài học Đồng thuận để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử
a. Thế nào là một bài học Đồng thuận?
Bài học Đồng thuận – nơi HS sử dụng KN TDLS để khám phá các tư liệu nhằm
tìm hiểu các mặt đối lập của câu hỏi trung tâm. Cuối cùng, HS đưa ra một sự đồng
thuận về câu hỏi hoặc ít nhất là làm rõ sự khác biệt của nhau.
b. Mô tả
Trong bài học này, GV chia cả lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm 4 chia thành 2
đội (đội A và đội B). GV đưa ra một câu hỏi trung tâm có sự đối lập về quan điểm.
Nhiệm vụ của hai đội A và B là thu thập thông tin, bằng chứng từ các nguồn tư liệu
khác nhau để bảo vệ cho quan điểm của nhóm mình. Các tài liệu được GV lựa chọn
hỗ trợ cho quan điểm của cả hai đội và có câu hỏi định hướng khai thác tư liệu. Các
câu hỏi định hướng sử dụng KN TDLS để khám phá tư liệu.
Kết thúc hoạt động nghiên cứu tư liệu, nhóm 4 người sẽ được thiết lập. Đại diện
của hai đội A và B sẽ lần lượt trình bày quan điểm của nhóm mình. Trong khi đội
A trình bày, đội B phải lắng nghe và sau đó nhắc lại ý hiểu của đội mình về quan
điểm của đội A cho đến khi đội A đồng ý, và ngược lại. Điều này để đảm bảo hai
nhóm hiểu quan điểm của nhau. Sau khi hai đội trình bày xong quan điểm, mỗi đội
sẽ có thời gian để thuyết phục đội cịn lại chấp nhận quan điểm của mình. Các đội
có thể giữ ngun quan điểm khi thấy chưa thuyết phục hoặc thay đổi quan điểm
khi thấy thuyết phục. Hai đội cố gắng tìm ra những điểm chung hoặc ít nhất làm rõ
sự khác biệt của nhau.
c. Chuẩn bị của giáo viên
Thứ nhất, chọn một câu hỏi lịch sử mà có sự đối lập về quan điểm. Ví dụ như:
“Pháp đến Việt Nam có phải để khai hóa văn mình?” hoặc “Phan Thanh Giảng nộp
ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp là đúng hay sai?”. Hay “Việc ném bom nguyên
tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki có thực sự cần thiết để bánh bại
phát xít Nhật?”.


12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Thứ hai, tìm kiếm và lựa chọn hai hoặc ba tư liệu gốc thể hiện quan điểm ở mỗi
bên. Các tài liệu có thể được chỉnh sửa hoặc đánh chú thích giúp HS có thể hiểu về
tư liệu. Đối với mỗi một tư liệu, GV đưa ra các câu hỏi định hướng dựa trên các kĩ
năng tư duy lịch sử, giúp HS khai thác hiệu quả tư liệu. Cân nhắc thời gian cho các
hoạt động, chuẩn bị tài liệu phát tay, lên kế hoạch cho các hoạt động nhóm.
d. Trong lớp học (Các bước thực hành)
Bước 1: Tổ chức lớp thành các nhóm 4 người. Trong mỗi nhóm 4 người sẽ có 2
nhóm 2 người.
Bước 2: Mỗi nhóm 2 người sẽ nghiên cứu các tài liệu đại diện cho quan điểm của
nhóm.
Bước 3: Sau khi kết thúc hoạt động nghiên cứu tài liệu, nhóm 4 người được hình
thành. Đại diện của hai nhóm sẽ trình bày của nhóm mình, nhóm cịn lại lắng nghe
và làm ngược lại.
Bước 4: Thay vì bác bỏ quan điểm của nhóm vừa trình bày, nhóm lắng nghe nhắc
lại quan điểm của nhóm vừa trình bày về những gì mà họ hiểu. Nhóm lắng nghe
chỉ được nói khi nhóm vừa trình bày hài lịng về những gì mà nhóm lắng nghe
nghe được và hiểu.
Bước 5: Sau khi cả hai nhóm đã trình bày xong. Các nhóm sẽ thảo luận, thuyết
phục nhau và có thể dời bỏ quan điểm của mình nhằm đưa ra một sự đồng thuận
chung. Trong trường hợp khơng tìm ra được điểm chung, các nhóm hãy làm rõ sự
khác biệt của nhau.
b. Rắc rối thường gặp
Học sinh tranh luận quá sớm và quá vội vã khi chưa làm việc cẩn thận với tư liệu.
Mặc dù được nhắc rằng cần phải hiểu và không phản bác quan điểm của đối
phương, nhưng HS vẫn luôn tìm các lỗ hổng trong quan điểm của đối phương để

phản biện. GV nên thực hiện giải pháp “lắng nghe tích cực”. Hoạt động này yêu
cầu học sinh chỉ lắng nghe mà khơng cắt ngang phần phát biểu của nhóm khác.
Nếu chúng phát hiện những vẫn đề sai xót, những thắc mắc, những câu hỏi, hãy ghi
chúng ra giấy và giành nó đến phần thảo luận.
1.2. Cơ sở thực tiễn về việc sử dụng tư liệu gốc để phát triển tư duy lịch sử trong
dạy học lịch sử

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu chúng tơi thấy rằng việc đưa TLG vào trong
giảng dạy lịch sử là điều thực sự cần thiết. HS sẽ tiếp cận lịch sử dưới góc đó một nhà
sử học nhỏ tuổi, sử dụng các công cụ mà nhà sử học dùng để khám phá lịch sử. Một
trong những cơng cụ đó là TLG và KN TDLS. Thông qua trải nghiệm khám phá lịch
sử, HS dần có tư duy độc lập về một vấn đề. Vậy trên thực tế, ở các trường phổ thông
hiện nay ra sao?
Để hiểu rõ thực tiễn việc sử dụng TLG trong DHLS để phát triển KN TDLS ở
trường THPT hiện nay chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tế tại trường THPT Nguyễn
Thị Minh Khai(Hà Nội). Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn GV dạy học bộ môn
Lịch sử, các em HS, chúng tôi đã điều tra 10 GV, 150 HS và thu được kết quả về tình
hình thực tế như sau:
1.2.1. Về phía giáo viên
Chúng tơi đưa ra một số câu hỏi nhằm tìm hiểu về thực trạng và nhận thức
của GV đối với phương pháp sử dụng TLG nhằm phát triển KN TDLS cho HS trong
quá trình DHLS ở trường THPT, kết quả thu được như sau:
Thứ nhất, nhận thức của GV về TLG và việc sử dụng TLG trong DHLS
Số lượng / tỷ lệ GV
Câu hỏi và mức độ


Số

Tỷ

lượng

(%)

lệ

GV
1. Theo Thầy/Cô tư liệu gốc là gì?
Là những văn kiện, tư liệu có liên quan đến sự kiện.

3

30

Là tư liệu mang những thông tin đầu tiên về sự kiện lịch sử

5

50

1

10

1


10

được phản ánh, ra đời cùng thời gian và không gian của sự kiện lịch
sử đó
Là những nhận xét, đánh giá của người đương thời về sự
kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh.
Là những tư liệu liên quan đến sự kiện, hiện tượng lịch sử do
người đời sau viết lại

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Theo Thầy/Cơ có cần thiết sử dụng tư liệu gốc trong
DHLS ở trường THPT khơng?
Cần thiết

6

60

Bình thường

2

20

Khơng cần thiết


2

20

Thường xun.

1

10

Thỉnh thoảng.

7

70

Chưa bao giờ

2

20

Khơi phục, tái hiện hình ảnh q khứ.

1

10

Là một nguồn kiến thức quan trọng ngoài SGK.


6

60

Khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử.

2

20

Là căn cứ để đánh giá, nhận xét lịch sử.

1

10

3. Việc sử dụng tư liệu gốc của thầy (cơ) như thế nào trong
q trình dạy học?

4. Việc sử dụng tư liệu gốc có vai trị, ý nghĩa như thế nào?

Dựa vào kết quả điều tra, có khoảng 50% GV nhận thức đúng tư liệu gốc là gì.
Điều đó chứng tỏ phần lớn GV đã nhận thức đúng về khái niệm TLG. Tuy nhiên, vẫn
có GV nhận thức chưa đúng thế nào là TLG, chưa thấy được tầm quan trọng của
nguồn tư liệu này trong dạy học bộ mơn. Xét về một mặt nào đó, thực trạng cũng bắt
nguồn từ lí thuyết chưa có sự nhất quán và phân biệt rõ ràng giữa khái niệm “tư liệu”
và “tài liệu”, vì vậy trong quá trình giảng dạy GV vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm
TLG. Khi được hỏi về mức độ cần thiết sử dụng tư liệu gốc trong DHLS ở trường
THPT, có 60% GV cho là cần thiết, nhưng có 20% GV cho rằng khơng cần thiết. Điều

đó chứng tỏ thực trạng DHLS ở trường phổ thơng là ngồi kiến thức SGK, phần lớn
GV hiểu được sự cần thiết của việc sử dụng TLG trong DHLS, nhưng một số GV vẫn
chưa chú trọng nguồn kiến thức từ bên ngoài đặc biệt là từ TLG.
Với câu hỏi về tần suất sử dụng TLG trong dạy học bộ môn kết quả thu được
cho thấy mức độ sử dụng thường xuyên chiếm 1/10 (10%); thỉnh thoảng chiếm 7/10
(70%) và chưa bao giờ 2/10 (20%). Kết quả trên cho thấy trong nhận thức của GV
phần lớn đều biết rằng sử dụng TLG là cần thiết nhưng tần suất GV sử dụng khơng
thường xun. Điều đó được các GV giải thích bằng nhiều khó khăn khác nhau: Do

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trình độ HS cịn hạn chế, số lượng các tư liệu lịch sử gốc cịn hạn chế, khơng có thời
gian trên lớp, HS không hứng thú học tập, công việc địi hỏi phải chuẩn bị cơng phu,
mất nhiều thời gian…
Với câu hỏi: “Việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc có vai trị, ý nghĩa nào như thế
nào?”, đa số GV đã hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng TLG.
Thứ hai, tìm hiểu về mục đích và biện pháp GV sử dụng TLG trong

DHLS, kết quả thu được như sau:
Số lượng / tỷ lệ GV
Câu hỏi và mức độ

Tỷ lệ
Đồng

(%)


ý
1. Theo Thầy/Cơ chúng ta có thể sử dụng tư liệu gốc như
thế nào cho hiệu quả?
Sử dụng để bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa cho

6

học sinh.

60
20

Sử dụng làm minh họa, dẫn chứng cho bài học.

2

Hướng dẫn HS điều tra tư liệu để giải quyết một vấn đề

2

20

lịch sử
2. Theo Thầy/Cô việc sử dụng tư liệu lịch sử gốc sẽ phát
triển những năng lực gì cho học sinh?
Năng lực phân tích

3

30


Năng lực tư duy lịch sử

1

10

Năng lực tổng hợp

6

60

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3. Theo thầy (cơ) có những biện pháp sư phạm nào khi
sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử
cho HS?
Sử dụng tư liệu gốc để xây dựng nội dung bài học nhằm

3

30

5

50


2

20

giúp học sinh điều tra để trả lời cho một câu hỏi lịch sử
Sử dụng tư liệu gốc kết hợp các câu hỏi gợi mở nhằm giúp
học sinh thu thập thông tin.
Sử dụng tư liệu gốc để xây dựng nội dung bài học tranh
luận nhằm phát kĩ năng lập luận
Như vậy nhìn vào bảng điều tra cho thấy, 60% việc sử dụng tư liệu gốc là chỉ để
bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa cho học sinh, chỉ có 20% GV nhận thức được
sử dụng TLG sẽ phát triển năng lực điều tra cho HS. Mỗi GV lại có nhiều quan điểm
và ý tưởng khác nhau về sử dụng TLG để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho HS
nhưng nhìn chung các thầy, cô đều thống nhất cho rằng cần có sự kết hợp việc sử dụng
TLG với các phương pháp khác nhau trong DHLS. Sự kết hợp đó tùy thuộc vào từng
nội dung bài học và cần đảm bảo các nguyên tắc trong DHLS ở trường THPT.
1.2.2. Về phía học sinh
Để tìm hiểu sự hứng thú, phương pháp học tập của HS đối với bộ môn và phát triển
kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra thực tiễn
thu được kết quả như sau:
Thứ nhất, mức độ yêu thích bộ môn Lịch sử và hứng thú học tập của HS khi sử
dụng TLG trong dạy học.
Với câu hỏi, “Em có thích học mơn lịch sử khơng?” kết quả thu được là 10/150
ý kiến (7%) HS rất thích học bộ mơn, 16/150 ý kiến (11%) HS thích học lịch sử,
94/150 ý kiến (63%) bình thường, cịn lại là số HS khơng thích học lịch sử.
Khảo sát về mức độ tiếp xúc với TLG trong các tiết học trên lớp qua câu hỏi:
“Trong tiết học, thầy (cơ) có cung cấp các tài liệu, tư liệu gốc và hướng dẫn các em
điều tra tư liệu?”. Kết quả thu được là HS đã được tiếp xúc với TLG nhưng với các
mức độ khác nhau trong đó 13/150 ý kiến (9%) thường xuyên, 112/150 ý kiến (75%) ít

khi, 25/150 ý kiến (16%) khơng bao giờ. HS ít tiếp xúc với TLG lo lượng tài liệu chủ
yếu của các em tiếp cận là trong SGK và ít khi được GV bổ sung tư liệu bên ngoài.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đại đa số HS nhận thức đúng sự cần thiết của việc sử dụng tư liệu gốc trong
học tập lịch sử ở trường phổ thông, khoảng 99% HS được điều tra, khảo sát đều lựa
chọn phương án “Rất cần thiết” và “Cần thiết” cho câu hỏi “Theo em, việc sử dụng tư
liệu lịch sử gốc trong DHLS có cần thiết hay không?”
Qua tiến hành khảo sát thực tế về việc sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng
tư duy lịch sử cho HS. Theo đó, tơi đưa ra một số kết luận quan trọng. Trong thực tế,
đa số các nhiều GV đã ý thức được tầm quan trọng và giá trị của TLG nên đã tiền hành
nhiều giờ học hay, có sức hấp dẫn, tạo hứng thú cho HS khi sử dụng TLG để hướng
dẫn các học sinh điều tra tư liệu. Tuy nhiên, vẫn còn một số GV chưa hiểu được tầm
quan trọng của nguồn tư liệu này cho nên ít khi hoặc khơng bao giờ sử dụng đến khiến
giờ học khô khan, không đạt hiệu quả cao. Nhiều GV sử dụng TLG trong bài giảng
nhưng chỉ dừng lại ở mức độ minh họa, chưa chú trọng đến hướng dẫn HS nghiên cứu
thông tin giải quyết vấn đề hay nói cách khác chưa chú trọng đến yếu tố phát triển
năng lực HS khi sử dụng. Vì vậy, mặc dù có sử dụng nhưng khơng hiệu quả cao thậm
chí làm bài học thêm nặng nề và khó hiểu.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU GỐC ĐỂ PHÁT
TRIỂN KĨ NĂNG TƯ DUY LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918) THPT – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
2.1. Một số yêu cầu cơ bản về việc sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư
duy lịch sử cho học sinh
Dựa vào đặc điểm của TLG và đặc trưng của quá trình dạy học lịch sử ở trường
THPT, việc sử dụng tư liệu gốc trong dạy học lịch sử cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

a. Xác định rõ mục đích sử dụng
Các TLG được sử dụng trong DHLS ở trường THPT không phải nhằm cho HS
nghiên cứu để trở thành một nhà sử học đúng nghĩa mà hệ thống các TLG này là các tư
liệu đã được kiểm nghiệm chính xác, khoa học lịch sử khẳng định. Mục đích khi cho
HS tiếp cận với nguồn tư liệu này là để các em có được cái nhìn khách quan, khơng
phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ luận điểm nào trong các tài liệu viết về vấn đề lịch sử
đó. Các em có thể đưa ra quan điểm riêng của cá nhân về vấn đề lịch sử đang bàn luận
hoặc tìm hiểu trên cơ sở nghiên cứu TLG. Đồng thời, còn nhằm hình thành cho các em
cách tiếp cận tri thức khoa học, cách học, cách nghiên cứu khoa học. Mặt khác, thông

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


qua quá trình hướng dẫn và điều khiển HS khai thác TLG sẽ giải quyết được các
nhiệm vụ học tập, định hình và rèn luyện cho HS kĩ năng học tập cần thiết để tự thân
vận động biến quá trình học tập trên lớp thành quá trình tự chiếm lĩnh tri thức chứ
không thụ động tiếp nhận kiến thức một chiều như trước đây.
b. Sử dụng TLG trong DHLS cần phải đáp ứng mục tiêu bài học
Mục đích dạy học là cái đích bộ mơn cần đạt hay nói cách khác mục tiêu dạy
học chính là đích khi tiến hành hoạt động dạy học mà thầy trò cần đạt đến. Tư liệu lịch
sử nói chung là phương tiện hữu hiệu giúp giáo viên thực hiện những mục tiêu dạy học
cụ thể đã đề ra đối với bài học lịch sử. Do vậy, sử dụng TLG trong DHLS ở trường
THPT cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu bài học để có thể lựa chọn được các biện
pháp sử dụng đa dạng, phong phú nhưng phù hợp. Để đáp ứng được mục tiêu dạy học
khi sử dụng TLG giáo viên cần xem xét kỹ nội dung của bài học để tiến hành thẩm
định, chọn lọc tư liệu trước khi sử dụng trên lớp. Đồng thời, phải xác định được mục
đích sử dụng tư liệu, xem xét các biện pháp sử dụng có ý nghĩa như thế nào đối với HS
về kiến thức, kĩ năng, thái độ…. Có như vậy khi sử dụng mới có tính chính xác, đem

lại hiệu quả cao.
c. Sử dụng TLG phải làm nổi bật nội dung cơ bản của bài học
Nội dung kiến thức cơ bản là những kiến thức tối ưu, cần thiết cho việc hiểu
biết về lịch sử của HS. Đó là những sự kiện, niên đại, khái niệm lịch sử, phương pháp
học tập và vận dụng kiến thức học tập vào thực tiễn. Trong DHLS để xác định kiến
thức trọng tâm cần dựa vào sơ đồ Đai- ri, qua đó cho thấy tư liệu lịch sử là nguồn chứa
đựng kiến thức có số lượng và chủng loại phong phú cho nên cần kết hợp tư liệu lịch
sử ngồi SGK với hệ thống kênh hình, kênh chữ trong SKG để giúp học sinh lĩnh hội
được tri thức. Khi GV sử dụng các nguồn tư liệu này đều phải nhằm mục đích góp
phần làm nổi bật nội dung cơ bản của bài học. Do đó, cần phải có biện pháp khai thác
và sử dụng một cách hợp lý, chọn lọc nội dung có tác dụng hỗ trợ quan trọng cho bài
học giúp HS không chỉ biết mà còn hiểu sâu sắc nội dung bài học, tránh việc sử dụng
TLG một cách nặng nề, tràn lan, hoặc quá sức tìm hiểu của HS.
d. Sử dụng TLG phải đảm bảo tính vừa sức, trình độ và tâm lí học sinh
Trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, tính vừa sức được thể hiện ở việc giáo
viên lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học và cách thức tổ chức quá trình nhận

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thức phù hợp với từng đối tượng HS. Cịn tính vừa sức trong việc sử dụng TLG được
thể hiện:
+ Khối lượng kiến thức trong các TLG đưa vào sử dụng phải vừa đủ. GV cần
phải căn cứ vào từng cấp học, lớp học, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi cũng như khả
năng tư duy của từng đối tượng, ở từng vùng miền….để xác định nội dung cơ bản phù
hợp với từng đối tượng HS. Sau đó mới lựa chọn các tư liệu gốc sao cho phù hợp với
từng đối tượng, tránh trường hợp tư liệu quá dễ hay quá khó với trình độ nhận thức của
HS.

+ Khi đưa TLG, tránh đưa những tư liệu bằng tiếng nước ngoài, những tư liệu
khó hiểu phải mất nhiều thời gian giải thích và làm cho việc lĩnh hội kiến thức của học
sinh gặp khó khăn.
+ Trình bày nội dung TLG ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu không rườm rà quá nhiều
tên riêng, tên nước ngồi.
+ GV khơng nên trích dẫn q nhiều tư liệu lịch sử, phải biết chọn lọc, phân
loại chúng, đưa những tư liệu lịch sử có nội dung liên quan đến nội dung cơ bản của
bài học. Tránh việc trích dẫn q nhiều làm “lỗng” nội dung kiến thức cơ bản, phân
tán sự chú ý của học sinh làm bài học thêm nặng nề hơn.
e. Sử dụng tư liệu lịch sử gốc phải kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy
học khác
+ Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng khơng có bất kì một phương
pháp nào là vạn năng. Bởi vậy, khi dạy học lịch sử cần phải biết kết hợp nhiều phương
pháp, nhiều biện pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung lịch sử rất phong
phú, nhiều loại kiến thức, mỗi loại kiến thức cần có một phương pháp dạy học phù hợp
để đạt kết quả tốt nhất. TLG là một nguồn kiến thức quan trọng bên cạnh nguồn kiến
thức từ SGK. Vì vậy, khai thác và sử dụng TLG cũng là một biện pháp dạy học của
giáo viên. Do đó, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn việc sử dụng TLG với các phương
pháp dạy học khác.
+ Khi hướng dẫn học sinh khai thác các TLG, GV cần phải kết hợp nhuần nhuyễn
với lời nói, cử chỉ phi ngơn ngữ các đồ dùng trực quan khác, tổ chức cho học sinh trao
đổi thảo luận nhóm, tranh biện hay sử dụng kết hợp với các nguồn tài liệu lịch sử

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khác….để từ đó góp phần phát huy tối đa vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu
gốc trong DHLS ở trường THPT.

2.2. Một số biện pháp sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch
sử cho học sinh
2.2.1. Sử dụng bài học Điều tra để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử
GIÁO ÁN BÀI HỌC ĐIỀU TRA
Chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn(1802-1884)
Trong bốn đời vua đầu triều Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,
Tự Đức) đã thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa, tuy có sự khác biệt về mức độ
giữa các đời vua. Chính sách này ngăn cấm các giáo sĩ nước ngoài truyền đạo và người
dân theo đạo ở Việt Nam. Ngồi ra, nhà Nguyễn cịn đưa ra những hình phạt cho
những người chống đối. Chính sách cấm đạo là một trong những nguyên nhân quan
trọng để người Pháp xâm lược Việt Nam vào năm 1858. Vậy câu hỏi đặt ra: Tại sao
triều Nguyễn lại thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa?

Câu hỏi Lịch sử Trung tâm
Tại sao triều Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa?
I. Mục tiêu bài học:
Thông qua bài học này, học sinh sẽ được học:
- Phân tích được một số nguyên nhân dẫn đến chính sách cấm đạo của triều Nguyễn.
- Biết cách đặt câu hỏi đối với một nguồn thông tin (tư liệu lịch sử).
- Phát triển kĩ năng hợp tác trong q trình làm việc cặp đơi, thảo luận nhóm và tranh
luận.
- Phát triển kĩ năng lập luận khi thiết lập giả thuyết và bảo vệ giả thuyết lịch sử.
II. Chuẩn bị
- Giáo án.
- Tư liệu lịch sử: A, B, C về Chính sách cấm đạo.
III. Hoạt động học tập
1. Hoạt động giới thiệu và đưa ra câu hỏi trung tâm

Giáo viên giới thiệu về chính sách cấm đạo và nêu câu hỏi trung tâm:


21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét các tài liệu để giải quyết câu hỏi: Tại sao triều Nguyễn
thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa?
2. Bắt đầu vịng Điều tra đầu tiên

Học sinh làm việc theo cặp để tìm hiểu tài liệu A, một cuộc đối thoại giữa vua Gia
Long và Giám mục Bá Đa Lộc, sau đó hồn thành nhiệm vụ tương ứng trong phiếu
học tập.
3. Chia sẻ giả thiết 1 sau khi thảo luận các câu hỏi

- Theo vua Gia Long đâu là điểm khác biệt giữa đạo Thiên Chúa với những tín
ngưỡng, tập tục của người Việt?
- Thái độ của vua Gia Long với đạo Thiên Chúa trong cuộc đối thoại là tích cực hay
tiêu cực? Vì sao?
- Vua Gia Long lo sợ điều gì nếu đạo Thiên Chúa phát triển ở Việt Nam?
4. Bắt đầu vòng điều tra số 2

Phát tài liệu B. Học sinh làm việc theo cặp để đọc tài liệu và hoàn thành vào
mục tương ứng trong phiếu học tập.
5. Chia sẻ giả thuyết số 2 sau khi thảo luận các câu hỏi

- Có giả thuyết của ai thay đổi khơng? Vì sao có và vì sao khơng?
- Theo em, những lời mà Giám mục Puginier nói có đáng tin cậy? Vì sao tin cậy và vì
sao khơng?
- Theo lời của Giám mục Puginier, các giám mục và giáo dân có vai trò như thế nào
trong cuộc xâm lược của thực dân Pháp?

- Những hành động của các giám mục và các giáo dân có quan hệ như thế nào với
chính sách cấm đạo mà triều Nguyễn tiến hành?
6. Bắt đầu vòng điều tra thứ 3

Phát tài liệu C. Theo cặp đôi, học sinh đọc tài liệu và hoàn thành các mục tương ứng
trong phiếu học tập.
7. Chia sẻ giả thuyết thứ ba sau khi thảo luận các câu hỏi

- Theo em, những lời của Đặng Đức Tuấn liệu có đáng tin cậy? Vì sao có và vì sao
khơng?
- Thái độ của Đặng Đức Tuấn đối với người Pháp được biểu hiện như thế nào? Là
thái độ phản đối hay ủng hộ người Pháp?

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Theo Đặng Đức Tuấn, đâu là những hậu quả mà người giáo dân phải gánh chịu khi
ủng hộ người Pháp?
8. Chia sẽ giả thuyết cuối cùng và đưa ra bằng chứng hỗ trợ.

TƯ LIỆU HỌC TẬP
Tư liệu A: Cuộc đối thoại giữa vua Gia Long và Giám mục Bá Đa Lộc
về đạo Thiên Chúa
Giám mục Bá Đa Lộc, người giúp Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) chống
lại nhà Tây Sơn. Ông nhiều thể hiện mong muốn với vua Gia Long để đạo Thiên Chúa
có thể phát triển ở Việt Nam. Trong một lần đối thoại, vua Gia Long đã thể hiện quan
điểm của mình về tơn giáo này:
Vua Gia Long nói: “Rất mong rằng tục lệ của chúng tơi có thể dung hịa được với

đạo Thiên chúa, bởi vì theo tơi nghĩ, khơng có trở ngại thực sự nào khác ngăn cản cả
nước tôi theo đạo Thiên chúa. Chế độ một vợ một chồng cũng không phải là một
nguyên tắc mà chúng tôi không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên tơi kiên quyết duy trì việc thờ cúng tổ tiên và theo như tơi đã trình bày
với Ngài, với tơi việc đó khơng hề lố lăng chút nào; đó là nền tảng giáo dục của chúng
tơi. Nó gợi cho trẻ con ngày từ thuở nhỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và mang lại
cho bậc cha mẹ cái uy quyền mà nếu họ khơng có sẽ dẫn tới rối loạn ngay trong gia
đình…
Tơi cũng đồng ý sửa đổi một số lễ nghi mà Ngài cho là mê tín; nhưng nếu tơi lại
xóa bỏ tất cả, thì e rằng tôi đã tạo thêm mối ngờ vực nơi thần dân của tơi và rất có thể
họ tưởng tơi đã thay đổi tơn giáo, họ sẽ giảm lịng gắn bó với tôi.
Thực vậy, như Ngài đã thấy, theo nghi lễ của triều đình, tơi phải xuất hiện tại các
cuộc lễ đó cùng với triều thần của tơi. Nếu nhiều người trong số họ theo đạo Thiên
chúa và do đó tơi khơng thể vắng mặt như họ, vì tơi bắt buộc phải xuất hiện, tôi sẽ
phải cử hành các nghi lễ một mình và như thế là đã làm hạ thấp uy tín của ngài vàng”.
Nguồn: Trích E. Võ Đức Hạnh –La place du Catholicisme dán ies relations la
France et le Vietnam de 1854 à 1871, xuất bản năm 1969. Theo bản dịch của TML –
Tài liệu tham khảo, tập 2 – “Việc phong Thánh các Chân phúc tử đạo ở Việt Nam”.
Tư liệu B: Về Giám mục Puginier

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ông là một trong những giám mục hoạt động nổi bật nhất trong cuộc xâm lược
của người Pháp. Puginier đã tuyển mộ quân khoảng 200 người, chủ yếu là giáo dân
cho Francis Garnier khi đánh chiếm Bắc Kỳ lần 1. Đồng thời Puginier cũng đã sử dụng
một số giáo dân tin cẩn làm tai mắt để do thám tình hình quân nhà Nguyễn.
Năm 1857, Giám mục Puginier quay lại Pháp để vận động chính giới Pháp

can thiệp vào Việt Nam. Trong bức thưc gửi cho Hồng đế Na-pơ-lê-ơng III, ơng
viết:“Tơi khơng cần phải trình bày với hồng đế về những lợi ích vật chất và chính trị,
mà nước Pháp có được từ sự chiếm đóng các hải cảng của xứ Cơ sanh xi nơ(tức Việt
Nam) mà nước Pháp có quyền…tơi thấy dường như các phương tiện dùng đến sẽ
không phải là tốn kém cho nước Pháp”
Puginier cũng từng thú nhận:“Các quan chức Pháp do khơng hiểu được tiếng
nói cũng như phong tục của dân xứ này, nên đã không thể nắm được lời nói và việc
làm hàng ngày của họ chống lại Chính phủ Bảo hộ. Phải sống hịa vào dân chúng như
các giáo sĩ mới có thể biết được những gì đang diễn ra và những gì có hại cho chúng
ta…Chính các giáo sĩ nắm vững được tất cả những hành động chống đối nước Pháp
và họ đã cần mẫn làm công việc này ngày này qua ngày khác để khắc phục những mối
đe dọa ấy…
“Nhờ ai mà các cuộc âm mưu chống người Pháp bị phát giác? Đó là nhờ các
giáo sĩ và con chiên! Khi muốn hành động sẽ tìm thấy ở đâu nguồn tin tức quan trọng
và đáng tin cậy? Cũng vẫn là ở các giáo sĩ và con chiên! Ai đã phòng ngừa được
những tai biến lớn trong những giờ phút khó khăn? Cũng vẫn là các giáo sĩ và con
chiên!”
Nguồn: Trích dịch theo Louvet. Vie de Mgr Puginier, Hà Nội. 1894. Theo “Sự
du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam thực chất, hậu quả và hệ lụy”, Nguyễn Văn
Kiệm, NCLS số 1, 1993.
Tư liệu C: Về Đặng Đức Tuấn (1806-1874)
Ông là một linh mục, quê ở Bình Định, từng học tập ở nước ngồi. Ơng cịn là
một Danh nhân văn hóa, nhà thơ, nhà Hán Nơm với nhiều tác phẩm có giá trị trong
lĩnh vực Cơng giáo và xã hội. Trong tác phẩm “Nguyên đạo” (Nguồn gốc của Đạo)
ông viết:

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



“Nay bọn Tây dương xâm phạm nước ta lại mượn câu “Xin bỏ lệnh cấm đạo”
làm danh nghĩa. Chẳng qua nó mượn điều này để lừa gạt cơng luận của thiên hạ mà
thôi. Nhưng xét những việc chúng làm đều là cậy sức mạnh hung tàn, ngang dọc lung
tung, há người theo đạo Thiên chúa lại có thể coi bọn đó là đồng tâm, đồng đạo? Có
đánh tan được bọn giặc Pháp thì cái lịng căm giận của người anh hùng mới tiêu tan,
đâu lại có thể phản bội nước mình mà làm nội ứng cho bọn đó được sao? Nếu làm như
vậy thì bề ngồi và trên thế gian đã mắc tội với triều đình, mà bề trong cõi huyền linh
lại mắc tội với Thiên chúa. Những kẻ lòng thành giữ đạo, quyết khơng có việc này”.

PHIẾU ĐIỀU TRA TƯ LIỆU VÀ THIẾP LẬP GIẢ THUYẾT
Tên: …………………………..
Tại sao triều Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa?
Vịng một
Tư liệu

Lí do chính sách cầm đạo

Các bằng chứng từ tư liệu

được gợi ý từ tài liệu

hỗ trợ cho lí do

Đối thoại giữa vua
Gia Long và Giám
mục Bá Đa Lộc

Giả thuyết 1: Tại sao triều Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa?
Vòng hai


25

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×