Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

SKKN sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1858 – 1918) THPT chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.98 KB, 88 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho
học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT
- Chương trình chuẩn”

Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Thu Hằng
Mã lĩnh vực: 12.57

Lập Thạch, năm 2020


MỤC LỤC


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Những năm gần đây, môn Lịch sử nhận được sự quan tâm của đông đảo các
chuyên gia, giáo viên (GV) và học sinh (HS). Sự quan tâm đến từ thực trạng chất
lượng của môn học này ngày càng giảm sút. Hầu hết các nhà giáo dục lịch sử đều
thừa nhận rằng, lịch sử cần được dạy nhằm phát triển năng lực người học, thay vì
lối học nhồi nhét như trước kia. Vậy đâu là cách tiếp cận hiệu quả nhất để môn
Lịch sử phát triển năng lực người học?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần nhắc lại bản chất của khái niệm “ lịch sử”
và phương pháp mà nhà sử học sử dụng để khám phá quá khứ. Nhìn chung, đa số
các nhà sử học cho rằng lịch sử là tập hợp các diễn giải khác nhau về quá khứ. Một


sự kiện lịch sử có thể có nhiều diễn giải khác nhau. Những diễn giải có lập luận
chặt chẽ, đưa ra bằng chứng tin cậy thì diễn giải đó được công nhận và trở nên phổ
biến. Câu hỏi đặt ra, chúng ta nên dạy HS học thuộc các diễn giải hay nên giúp HS
tự thiết lập các diễn giải? Cách dạy nào thực sự có thể phát triển năng lực người
học?
Sự phát triển của xã hội đòi hỏi con người cần được trang bị tư duy độc lập, có
chính kiến và hành động theo lý trí. Trong dạy học lịch sử, tư liệu gốc (TLG) và kĩ
năng tư duy lịch sử (KN TDLS) là hai thành tố quan trọng nhất để hình thành tư
duy độc lập cho HS. HS được trang bị các kĩ năng mà nhà sử học sử dụng (kĩ năng
tư duy lịch sử) để điều tra tư liệu. Trong quá trình điều tra, HS luôn đặt ra các câu
hỏi về quá khứ, HS được yêu cầu đưa ra giả thuyết về các sự kiện dựa trên những
bằng chứng lịch sử. Quá trình này sẽ rèn luyện cho HS một tư duy nhạy bén, thực
chứng, luôn đặt dấu hỏi trước các thông tin và khả năng đưa ra quan điểm của bản
thân.
Tuy nhiên, thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay nhiều GV còn
thiên về “truyền thụ tri thức”; HS tiếp cận lịch sử chủ yếu thông qua SGK theo
kiểu “thầy đọc trò chép”. Phương pháp trên không những không phát triển tư duy
cho HS, mà càng làm cho HS chán học sử.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn (1858 - 1918) có vị trí quan trọng trong tiến trình
lịch sử dân tộc. Giai đoạn này chứng kiến nhiều biến đổi của xã hội Việt Nam từ
cận đại sang hiện đại. Đặc biệt, với số lượng tư liệu lịch sử phong phú cùng những
vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau sẽ là nội dung hữu ích để phát triển kĩ năng
tư duy lịch sử cho HS.
3


Xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống và xã hội về chất lượng nguồn nhân
lực, mục tiêu, vị trí, vai trò bộ môn; thực tiễn DHLS ở trường THPT, tôi lựa chọn
vấn đề: “Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh
trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT - Chương trình chuẩn”

làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. TÊN SÁNG KIẾN
Sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ năng tư duy lịch sử cho học sinh trong dạy
học Lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) THPT - Chương trình chuẩn
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Phạm Thị Thu Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0976919332

E_mail:

4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Phạm Thị Thu Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0976919332

E_mail:

5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Sử dụng để giảng dạy Lịch sử lớp 11 phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn (1858 1918)
- Đề tài tập trung đi sâu vào một số biện pháp sử dụng tư liệu gốc để phát triển kĩ
năng tư duy phản biện cho HS khi dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 –
1918 (SGK lớp 11 – Chương trình chuẩn)
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ
- Đề tài này tôi đã triển khai cho học sinh lớp 11A5 tại trường THPT Ngô Gia Tự Lập Thạch – Vĩnh Phúc , lần đầu ngày 23/ 01/ 2019 và nhận thấy sự thay đổi trong
học tập của học sinh.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
- Về nội dung của sáng kiến:
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TƯ

LIỆU GỐC ĐỂ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TƯ DUY LỊCH SỬ CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1.

Cơ sở lí luận
4


1.1.1. Tư liệu gốc trong dạy học lịch sử
1.1.1.1. Quan niệm về “tư liệu gốc”
Hiện nay, chưa có sự thống nhất tuyệt đối về cách định nghĩa của khái niệm “tư
liệu gốc”(TLG). Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này, việc khảo sát một
số cách tiếp cận tiêu biểu sẽ giúp chúng ta thống nhất cơ bản về bản chất của khái
niệm này.
Trong bài viết “Về việc sử dụng các tài liệu gốc trong giảng dạy lịch sử ở
trường phổ thông”, tác giả Trần Viết Thụ đưa ra khái niệm TLG “là những văn
kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự
kiện như các văn tự cổ, các hiệp ước, điều ước, tuyên ngôn…”[8;245]. Trong khái
niệm này, có hai điểm chính mà tác giả muốn nhắc tới : TLG là tư liệu tham gia
trực tiếp vào sự kiện và xảy ra cùng thời gian diễn ra sự kiện ; tài liệu gốc là các
văn kiện, tài liệu thành văn.
Tuy nhiên, hai điểm trên có một vài hạn chế. Thứ nhất, có một số tài liệu không
tham gia trực tiếp và không diễn ra cùng thời điểm như hồi kí, tự truyện…những
vẫn được coi là TLG và trong một vài trường hợp có một giá trị sử học quan trọng.
Thứ hai, nếu chỉ đề cập đến tài liệu thành văn như tác giải liệt kê như văn tự cổ,
hiệp ước, tuyên ngôn là chưa đủ, bởi còn rất nhiều loại tư liệu khác được coi là
TLG như : hình ảnh, di chỉ khảo cổ, phim, báo…Nếu định nghĩa như tác giả thì
vẫn chưa thật đầy đủ.
Tác giả Nguyễn Văn Ninh trong bài viết “Sử dụng tư liệu lịch sử gốc khi dạy
bài “Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII” lớp 10 THPT nhằm nâng cao hiệu

quả bài học” đã khẳng định:“Tư liệu lịch sử gốc là tư liệu lịch sử mang những
thông tin đầu tiên về sự kiện lịch sử được phản ánh lại, ra đời cùng thời gian và
không gian của sự kiện lịch sử đó, là bằng chứng gần gũi, xác thực nhất của lịch
sử. Tư liệu lịch sử gốc mang giá trị đặc biệt mà không một loại tài liệu nào có
được”[8;109].
Cách định nghĩa trên đã hạn chế phạm vi của của TLG. Chúng ta không thể phủ
nhận giá trị của những tư liệu đầu tiên phản ảnh sự kiện, diễn ra cùng thời gian và
không gian với sự kiện, nhưng có rất nhiều tư liệu mặc dù không phải là tư liệu
phản ảnh đầu tiên sự kiện lại có giá trị sử học quan trọng, đặc biệt khi tư liệu phản
ánh đầu tiên sự kiện không tồn tại. Lấy ví dụ, để biết nội dung một bài phát biểu
trong trường hợp bản thu âm bài phát biểu đó bị thất lạc thì một cuộc phỏng vấn
những người lắng nghe bài phát biểu trở thành tư liệu có giá trị. Đối với những giai
đoạn lịch sử lâu đời và xa xôi thì việc đòi hỏi có một tư liệu diễn ra cùng thời và
cùng địa điểm là điều rất khó. Trong trường hợp này, những tư liệu phản ánh hiểu
biết của con người thời đại sau về giai đoạn xa xưa là một tư liệu có giá trị đặc
biệt. Nhìn chung, cách định nghĩa muốn nhắc tới TLG theo nghĩa hẹp.
5


Các tác giả nước của trường đại học Yale(Hoa Kỳ) cho rằng “TLG là lời khai
hoặc bằng chứng trực tiếp liên quan đến một chủ đề nghiên cứu. Bản chất và giá
trị của tư liệu gốc không thể xác định được nếu không liên quan đến chủ đề và các
câu hỏi mà nó có ý định trả lời. Cùng một tư liệu, nó có thể là tư liệu gốc trong
một nghiên cứu này hay là tài liệu tham khảo trong một nghiên cứu khác”[14;15].
Cách định nghĩa này nhấn mạnh mối quan hệ giữa chủ đề nghiên cứu và TLG.
Theo đó, TLG là tất cả những tư liệu liên quan trực tiếp đến chủ đề.
Ngoài ra, việc xác định xem tư liệu có phải là TLG hay không phụ thuộc vào
chủ đề muốn tìm hiểu bởi như tác giả đã nhận mạnh trong một số nghiên cứu tư
liệu này có thể được sử dụng như là một TLG, tuy nhiên ở nghiên cứu khác nó chỉ
được coi là tài liệu tham khảo.

Ví dụ khi nghiên cứu về chế độ ruộng đất, một tờ giấy bán ruộng có thể được
coi là TLG để tìm hiểu sự phát triển của ruộng tư trong một giai đoạn lịch sử.
Ngược lại tờ giấy đó chỉ là tài liệu thảm khảo khi nghiên cứu về văn tự giai đoạn
lịch sử đó, bởi vì đối với chủ đề văn tự, giá trị của tờ giấy bán ruộng không thực sự
quan trọng nhất. Vì để nghiên cứu văn tự không chỉ dựa trên mỗi văn bản của tờ
giấy đó mà phải sử dụng nhiều loại văn bản khác. Tóm lại, cách định nghĩa trên mở
rộng đối tượng của TLG và lưu ý việc trở thành một TLG phụ thuộc vào mục đích
của nghiên cứu.
Một số học giả khác thì cho rằng “thông tin của TLG cung cấp những tường thuật
đầu tiên về các sự kiện, hoạt động hoặc hoàn cảnh cho một chủ đề nghiên cứu. Nói
chúng, đó là những tài liệu được tạo ra bởi những nhân chứng hoặc những người
ghi chép đầu tiên về các sự kiện trong thời gian chúng diễn ra, và bao gồm nhật kí,
thư từ, các bản báo cáo, hình ảnh, hồ sơ tài chính, sổ nhớ, và các bài báo… TLG
cũng bao gồm các tường thuật đầu tiên được ghi lại sau khi sự kiện đó diễn ra
như: tự truyện, hồi kí hoặc lịch sử truyền miệng. Tuy nhiên, TLG đáng tin cậy nhất
là những tư liệu được tạo ra gần nhất với giai đoạn đang được nghiên cứu”[15].
Cách định nghĩa này mở rộng đối tượng của TLG, theo đó TLG có thể là tư liệu
diễn ra cùng thời gian diễn ra sự kiện như: nhật kí, thư từ, báo..và cũng có thể diễn
ra sau thời gian mà sự kiện đó diễn ra như: hồi kí, tự truyện hoặc lịch sử truyền
miệng. Điều quan trọng mà định nghĩa này nhấn mạnh không phải nó thuộc loại tư
liệu nào mà quan trọng giá trị nó mang lại và độ tin cậy của tư liệu mới là điều cần
thiết. Trong nhiều trường hợp, những tư liệu càng gần thời điểm diễn ra sự kiện
càng có độ tin cậy và giá trị sử học cao hơn.
Trên cơ sở phân tích những cách tiếp cận tiêu biểu về định nghĩa “ tư liệu gốc”,
chúng tôi cho rằng TLG là loại tư liệu:
- Liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử(tư liệu có thể được tạo ra cùng hoặc khác
thời gian diễn ra sự kiện nhưng phải liên quan trực tiếp đến sự kiện).
6



- Có giá trị đối với việc khôi phục một sự kiện lịch sử( tư liệu phải phục vụ cho việc
trả lời các câu hỏi mà một nghiên cứu lịch sử đặt ra).
1.1.1.2. Phân loại tư liệu gốc và sự khác biệt với tài liệu tham khảo
Các loại tư liệu gốc
Cũng giống như cách định nghĩa về TLG, việc phân loại các loại TLG cũng có
nhiều sự khác biệt. Có nhiều nhà nghiên cứu dựa vào nội dung và tính chất của tư
liệu mà phân chia. Cũng có một số dựa vào đối tượng tạo ra tư liệu là tiêu chí
quyết định việc phân loại. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng đối với TLG, sự rành
mạch như vậy là điều khó xảy ra và đôi khi chỉ là sự miễn cưỡng trong sự phân
loại. Ví dụ như một bức thư nếu có thể được coi là một tài liệu thành văn, cũng có
thể là tài liệu hiện vật hoặc là một loại tài liệu cá nhân, thậm chí nếu mục đích viết
bức thư phục vụ cho hoạt động của một cơ quan, tổ chức thì nó sẽ trở thành tư liệu
của một tổ chức.
Cách phân loại của tác giả không bó hẹp trong một tiêu chí cụ thể mà là sự
tổng hợp của các tiêu chí trên. Điều quan trọng cách phân loại này phản ánh toàn
diện tất cả các tư liệu, trong đó vẫn đề cập đến một số loại TLG điển hình và phổ
biến. Cụ thể TLG gồm những loại sau:
a. Tư liệu cá nhân
Trong quá khứ, một cá nhân tham gia vào sự kiện lịch sử thường rất phổ biến và
họ thường để lại những dấu tích. Những tài liệu cá nhân thường gặp có thể là các
bức thư, thư điện tử(email), nhật kí, hình ảnh hoặc kế hoạch hoạt động hàng ngày
của một người. Trong một số trường hợp, giấy phép lái xe, thẻ căn cước công dân
cũng trở thành những TLG có giá trị để tìm hiểu về một cá nhân.

Thẻ khiêu vũ, trong đó ghi lại những bạn nhảy của một người tại các sự kiện xã
hội có thể được coi là một tư liệu cá nhân
7


(Nguồn:

/>b. Tư liệu tổ chức

Mỗi tổ chức hoặc đoàn thể đều tạo ra tư liệu trong quá trình hoạt động hàng
ngày của mình và dùng nó để ghi lại các hoạt động, giao dịch, và chức năng của tổ
chức đó. Một số ví dụ về tư liệu tổ chức như: báo cáo tài chính, các báo cáo, biên
bản cuộc họp, thư điện tử, sổ ghi nhớ, tài liệu công khai, các ấn phẩm nội bộ như
bản tin.

Trang đầu tiên của một biên bản cuộc họp của một tổ chức vào ngày 26 tháng 5
năm 1948
(Nguồn:
/>c. Tư liệu quan trọng

Tính quan trọng của loại tư liệu này là bởi nó đóng vai trò tất yếu cho sự vận
hành của đời sống cá nhân và tổ chức. Giấy khai sinh, giấy chứng tử, và giấy đăng
kí kết hôn được xem là giấy tờ quan trọng cho xã hội, chúng được duy trì trong
một thời gian dài trong các cơ quan hành chính và sử dụng để nghiên cứu phả hệ
(nghiên cứu lịch sử gia đình) cũng như các nghiên cứu khác. Trong tiến trình của
một đời người, bất kì tư liệu mà có thời gian tồn tại dài và có giá trị quan trọng có
8


thể được coi là tư liệu quan trọng.

Một bằng tốt nghiệp vào năm 1929
(Nguồn:
/>d. Phương tiện truyền thông đại chúng

Các sản phẩm của phương tiện truyền thông đại chúng có thể là TLG nếu nó
được tạo ra cùng thời gian của sự kiện hoặc hiện tượng trong một nghiên cứu. Ví

dụ: báo, tạp chí, hình ảnh công cộng, các bản thu truyền hình và truyền thanh, các
bản phát thanh âm nhạc, quảng cáo, sách và tạp chí. Một điểm cần lưu ý, với bất kì
loại TLG nào, điều quan trọng phải xem xét ai, cách nào và vì mục đích gì mà nó
được tạo ra. Điều này là vô cùng quan trọng với các sản phẩm của phương tiện
truyền thông đại chúng.
Tùy thuộc vào từng loại phương tiện truyền thông cụ thể, sẽ có những mức độ
khác nhau mà cá nhân và tổ chức tham gia tạo dựng và đóng góp vào sản phẩm.
Trong khi một số loại tư liệu như một tạp chí hoặc một blog cá nhân sẽ có ít sự
thỏa thuận giữa tác giả và người đọc, một số khác thì mức độ thỏa thuận giữa tác
giả và người đọc tăng lên bởi có rất nhiều người tham gia như: biên tập viên, hiệu
đính, nhà xuất bản, các nhà quảng cáo, nhà pháp lí…

9


e.

Khi sử dụng các quảng cáo như một tư liệu gốc, hãy nhớ rằng chúng được tạo ra
để thúc đẩy một sản phẩm hoặc dịch vụ, không phản ánh thực tế
(Nguồn: />ply.htm)
f. Tư liệu tồn tại trong thời gian ngắn

Nhìn chung là những tài liệu được in cho một dịp hoặc một mục đích cụ thể và
nó thường không còn tồn tại sau thời gian nó được sử dụng. Ví dụ như chương
trình chiếu rạp, áp phích cho các sự kiện, cuống vé, tờ dơi chính trị, và tờ dơi thông
báo. Mặc dù chúng được tạo ra để sử dụng trong thời gian ngắn, nhưng được bảo
quản trong các kho lưu trữ vẫn có nhiều giá trí cho việc tìm hiểu quá khứ, bởi vì
chúng có thể cung cấp thông tin về các kế hoạch tổ chức sự kiện văn hóa và chính
trị.


10


Một áp phích quảng cáo một bài thuyết trình dự kiến vào ngày 13 tháng 3 năm
2003
(Nguồn:
/>g. Hiện vật

Là các đối tượng được con người tạo ra hoặc thiết kế mà nó có thể được sử
dụng để hiểu về con người, tổ chức, hoặc văn hóa của quá khứ. Ví dụ, nếu bạn
muốn tìm hiểu về kĩ thuật luyện kim thời cổ đại, bạn có thể quan sát những chiếc
trống đồng. Những ví dụ khác như đồng xu, mặt hàng quần áo, dụng cụ cá nhân,
biển hiệu, và đồ nội thất có thể được coi là TLG.

Kính mắt thuộc một bộ sưu tập hiện vật tại trung tâm lưu trữ. Các hiện vật có thể
giúp bạn tìm hiểu về cuộc sống và văn hóa của sinh viên trong những thời kì trước.
11


(Nguồn: />h. Lịch sử truyền miệng

Đây là loại tư liệu có giá trị, đặc biệt đối với những giai đoạn lịch sử xa xưa.
Nhưng khi sử dụng chúng như TLG, điều quan trọng phải xem xét là những ghi
nhớ có thể nhầm lẫn hoặc thiếu sót. Trải qua năm tháng, giữa các sự kiện và sự
thuật lại của nhân chứng, nhân chứng có thể chịu ảnh hưởng bởi các thuật lại của
người khác cũng như sách hoặc thậm chí là những bộ phim về các sự kiện liên
quan đến câu hỏi phỏng vấn. Nói chung với TLG, thời gian gần hơn với sự kiện mà
tường thuật kể lại sẽ đáng tin cậy hơn.
Một dạng đặc biệt của tư liệu lịch sử truyền miệng là hồi kí và tự truyện. Đây là
những tường thuật bằng văn bản cá nhân về các sự kiện diễn ra trong cuộc sống

của tác giả. Có nhiều mức độ khác nhau mà ở đó tác giả tìm cách để kể lại quá khứ
với độ chính xác hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng có thể thay đổi các chi tiết
hoặc tên để bảo vệ sự riêng tư hoặc làm cho câu chuyện thêm thú vị. Nói chung, tự
truyện được cho là chính xác hơn hồi kí, mặc dù trong cả hai trường hợp tác giả
dựa chủ yếu vào trí nhớ của họ và tìm cách viết lại một câu chuyện hấp dẫn trong
đó có thể đánh bóng uy tín của họ.
i. Hình ảnh

Hình ảnh là một loại TLG khá phổ biến. Chúng có thể được sử dụng để ghi lại:
+ Các sự kiện hoặc các mối quan hệ trong cuộc sống của một nhân vật
+ Lịch sử của một tổ chức, cơ quan, thành phố, quốc gia hoặc một nhóm xã hội
+ Sự kiện xã hội quan trọng
+ Hoặc gần như tất cả những thứ khác
Có người cho rằng các hình ảnh không nói dối. Nhưng giống như tất cả các
TLG khác, hình ảnh nên được kiểm tra cẩn thận khi sử dụng những thông tin của
tư liệu gốc. Hãy nhớ rằng các hình ảnh được tạo ra bởi con người cụ thể để ghi lại
các sự kiện từ quan điểm của họ hoặc bởi vì họ muốn truyền đạt điều gì đó. Những
người là đối tượng của hình ảnh cũng thường có một mục đích giao tiếp trong đầu.
Sự khác biệt giữa tư liệu gốc và tài liệu tham khảo
Khác với TLG, thông tin của tài liệu tham khảo là thứ được tạo ra sau này, bởi
12


một vài người không chứng kiến và không tham gia trong các sự kiện hoặc bối
cảnh đang được nghiên cứu. Đối với mục đích của một dự án nghiên cứu lịch sử,
tài liệu tham khảo nhìn chung là các sách học thuật và các bài viết. Cũng có thể
bao gồm tài liệu tham khảo như bách khoa toàn thư. Ví dụ cuốn sách Đại cương
lịch sử Việt Nam tập I có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để tìm hiểu về
thời kỳ đầu tiên của lịch sử Việt Nam.
Đối với tài liệu tham khảo, thường những tài liệu tốt nhất là những tài liệu

được xuất bản gần đây nhất. Nếu bạn sử dụng tài liệu tham khảo đã xuất bản từ
những thập kỉ trước, điều quan trọng là bạn phải biết là các học giả sau này viết về
chủ đề này như thế nào, họ phản biện các công trình hoặc cách tiếp cận trước đó
của vấn đề ra sao.
Có thể liệt kê một vài ví dụ về tài liệu tham khảo như: bách khoa toàn thư, các
cuốn tiểu sử, chuyên khảo(sách hoặc bài viết về một chuyên ngành), hầu hết các
tạp chí(trừ những tạp chí được viết cùng thời gian diễn ra sự kiện), từ điển, sách
giáo khoa, công trình nghiên cứu…
Các đặc trưng của tư liệu gốc

1.1.1.3.

Rất khó để đưa ra những đặc điểm cơ bản của TLG mà có sự đồng thuận tuyệt
đối. Bởi cách hiểu khác nhau về TLG sẽ quy định cách hiểu về những đặc trưng
của loại tư liệu này. Tác giả sẽ căn cứ vào cách định nghĩa ở trên để đưa ra quan
điểm của mình về những đặc điểm của TLG. Theo đó, tư liệu gốc bao gồm những
đặc trưng sau:
-

Là những bằng chứng của quá khứ, liên quan trực tiếp đến sự kiện, nhân vật, quan
điểm của một thời đại lịch sử. Chúng là những thực thể đã tồn tại trong quá khứ,
cho ta biết những hiểu biết đầu tiên về quá khứ.

-

Sự tin cậy của TLG phải được kiểm tra kĩ lưỡng bởi trong nhiều trường hợp tư liệu
ra đời chịu ảnh hưởng của quan điểm cá nhân, hoàn cảnh lịch sử, định kiến của
thời đại. Và TLG không phải luôn luôn là nguồn tư liệu khách quan.

-


Bản chất và giá trị của TLG chỉ có thể được xác định khi nó liên quan đến vấn đề
nghiên cứu và những câu hỏi mà nó phải trả lời.

-

TLG có thể là tư liệu được công bố hoặc không công bố. Không phải là tư liệu tổng
hợp mà nó chỉ thể hiện một khía cạnh nhất định của biến cố mà nó phản ánh.

-

Ra đời trong một thời gian và địa điểm cụ thể trong quá khứ nên có những hạn chế
về mặt ngôn ngữ, số lượng, sự nguyên vẹn…
13


Giá trị của tư liệu gốc trong dạy học lịch sử

1.1.1.4.

Khó có thể đánh giá hết những giá trị của tư liệu đối với học tập lịch sử. Ngày
này, sử dụng tư liệu gốc trong bài học lịch sử dần trở nên tất yếu và tạo nên sức
sống của môn lịch sử. Dạy học với TLG mang lại những lợi ích cho cả GV và HS.
a. Khuyến khích sự tham gia của học sinh
-

Bản thân TLG là những mảnh ghép của quá khứ, chúng sẽ khuyến khích HS tìm kiếm
những thông tin bổ sung, kết nối các mảnh ghép thông quan việc nghiên cứu và tìm
hiểu TLG, từ đó xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về quá khứ.


-

Khi làm việc với TLG, HS được hóa thân, được trải nghiệm dưới góc độ cá nhân
trong mối quan hệ với sự kiện lịch sử. HS có được sự đồng cảm đối với những số
phận và hiểu biết sâu sắc về quá khứ. Được trải nghiệm sẽ giúp HS tích cực tham
gia các hoạt động do giáo viên đưa ra.

-

Làm việc với TLG khuyến khích HS tích cực trong các hoạt động. Bởi HS phải
đưa ra các kết luận từ những thông tin mà chúng giải mã ở TLG, HS xây dựng nên
những quan điểm riêng và chỉ đạo việc học của chính mình.

-

Đối với HS ở bất kì độ tuổi nào đều hứng thú với tư liệu bởi chúng là những thông
tin đầu tiên về nhân vật, sự kiện, hiện tương. Sự chân thực và hiện hữu của TLG
giúp HS tiến gần với quá khứ. HS sẽ thích tự mình khám phá quá khứ thay vì ngồi
nghe những lời giảng giải của GV.

b. Phát triển các kĩ năng tư duy phản biện, tư duy lịch sử
- TLG thường chỉ phản sánh một khía cạnh và có ít manh mối về bối cảnh lịch sử.
Do đó HS phải sử dụng những hiểu biết đã có và làm việc với tư liệu để vẽ lên một
bức tranh hoàn chỉnh hoặc tìm ra sự thật lịch sử.
- Trong khi phân tích một tư liệu, HS phải di chuyển từ người quan sát sự kiện cụ
thể sang đặt câu hỏi và đưa ra các kết luận dựa trên tư liệu.
- Câu hỏi về những sai lệnh của tư liệu, về mục đích và quan điểm của người tạo ra
tư liệu có thể là những thách thức cho những giả thuyết mà HS đặt ra. Để giải
quyết những thách thức này, đòi hỏi HS phải sử dụng các kĩ năng của tư duy phản
biện, tư duy lịch sử để tìm ra sự thật. Đồng thời, TLG cũng thách thức cho các định

kiến về con người, sự kiện trong quá khứ. HS sẽ học cách để giải mã những định
kiến đó, đương nhiên cần sử dụng những kĩ năng của tư duy phản biện. HS sẽ học
để thách thức các giả định và kết luận.
- Trong nhiều trường hợp, HS phải đưa ra các kết luận và lập luận chống lại với sự
14


thiên vị cá nhân của người tạo ra tư liệu. Ví dụ như đâu là mục đích của bài phát
biểu, thông điệp nào mà nhiếp ảnh gia muốn thể hiện qua bức tranh hoặc nhạc sĩ
viết bài hát vì điều gì. HS bắt đầu nhận ra rằng thông tin nhiều khi mang tính chủ
quan và nó có thể ảnh hưởng đến các kết luận.
- Các TLG khác nhau cung cấp cho HS những quan điểm khác nhau về một người
hoặc sự kiện. HS phải sử dụng các kĩ năng tư duy phản biện, tư duy lịch sử để xem
xét những quan điểm đó xuất phát từ đâu, điểm mạnh và điểm yếu của từng quan
điểm, từ đó đưa ra quan điểm của mình. TLG cho phép HS tham gia trong quá
trình của một tranh luận, thảo luận và giải thích lịch sử.
c. Xây dựng kiến thức và phong cách học
- Khi làm việc với TLG, kiến thức mà HS tiếp nhận được đến một cách chủ động
thông qua hoạt động tìm kiếm. Tiến hành điều tra TLG, khuyến khích HS đối mặt
với những mâu thuẫn trong cùng một vấn đề lịch sử và so sánh nhiều tài liệu đa
dạng đại diện cho những quan điểm khác nhau, đối diện với sự phức tạp của quá
khứ. Thông qua quá trình đó, những kiến thức trọng tâm và quan trọng sẽ được HS
ghi nhớ và biến thành kiến thức của mình.
- Khác với cách học lắng nghe GV giảng, HS hình thành kiến thức khi chúng thiết
lập các kết luận được lập luận chặt chẽ, kết luận của chúng dựa trên những bằng
chứng và kết nối TLG với bối cảnh mà chúng được tạo ra, tổng hợp thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau. Kiến thức đến từ sự đa dạng trong nhận thức sẽ có sức
sống hơn việc tiếp thu một chiều.
- Phát triển các phong cách học khác nhau: thông qua sử dụng nhiều nguồn tư liệu
khác nhau, GV thúc đẩy hầu hết các phong cách học khác nhau của HS. Ví dụ, lịch

sử truyền miệng cho những người học thiên về thính giác, hình ảnh và hiện vật cho
người thích học tập bằng thị giác…HS được trải nghiệm TLG theo phong cách học
bản thân chúng.
1.1.2. Kĩ năng tư duy lịch sử trong dạy học
1.1.2.1. Quan niệm về tư duy lịch sử
Tư duy lịch sử(TDLS) là trung tâm nghiên cứu các nhà giáo dục lịch sử trong nước
cũng như trên thế giới. Do đó, không thể tránh khỏi những khác biệt về cách định
nghĩa loại tư duy này. Trong quá trình khảo cứu, chúng tôi xin đưa ra những cách
định nghĩa điển hình nhất về loại tư duy này, từ đó đưa ra một định nghĩa toàn diện
và cơ bản, cụ thể:
Trong một dự án mang tên “History Thinking”(Tư duy lịch sử), các nhà giáo dục
lịch sử tại đại học British Columbia(Canada) đã đưa ra một cách định nghĩa tổng
quát về TDLS, theo đó TDLS gồm 6 thành tố chính, bao gồm:
15


- Thiết lập ý nghĩa lịch sử (Establish historical significance)
- Sử dụng bằng chứng tư liệu gốc(Use primary source evidence)
- Nhận biết tính liên tục và thay đổi(Identify continuity and change)
- Phân tích nguyên nhân và hệ quả(Analyze cause and consequence)
- Có quan điểm lịch sử(Take historical perspectives)
- Hiểu được chiều hướng logic của các diễn giải lịch sử(Understand the ethical
dimension of historical interpretations)[16]
Các tác giả đã lí giải tầm quan trọng của những thành tố trên như sau:
- Thiết lập ý nghĩa lịch sử: Lịch sử là mọi thứ đã từng xảy ra với bất kì ai, bất kì nơi
nào. Có quá nhiều sự kiện để ghi nhớ. Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta lựa chọn
được những điều đáng để ghi nhớ. Các sự kiện có ý nghĩa là những sự kiện tạo ra
sự thay đổi to lớn giữa các thời đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến số lượng lớn con
người. Các nhân vật và sự kiện lịch sử thực sự có ý nghĩa nếu chúng ta liên kết nó
với xu hướng và những vấn đề của chúng ta hiện tại. Như vậy, một khía cạnh quan

trọng của TDLS là nắm được những ý nghĩa mà các sự kiện mang lại cho chúng ta.
- Sử dụng bằng chứng tư liệu gốc: Những gì còn lại của lịch sử như: thư từ, hồ sơ,
nhật kí, bản đồ…đều là những báu vật của nhà sử học. Chúng quý bởi nhờ đó mà
các bí ẩn lịch sử được lật mở. Tuy nhiên, nhà sử học đọc chúng theo một cách
khác. Để sử dụng chúng hiệu quả, chúng ta đặt chúng trong bối cảnh lịch sử lúc
bấy giờ và mục đích nó được tạo ra. Việc sử dụng tư liệu lịch sử giúp chúng ta hiểu
hơn về những điều đã diễn ra khi chúng được tạo ra. Người có TDLS là người luôn
căn cứ vào tư liệu để lập luận và phán đoán về các sự kiện.
- Nhận biết tính liên tục và thay đổi: HS thường nhầm lẫn rằng lịch sử là tập hợp các
sự kiện. Chúng không biết rằng các sự kiện có mối quan hệ mất thiết với nhau. Mối
quan hệ đó được thể hiện qua sự liên tục và thay đổi của lịch sử. Hai sự kiện diễn
ra cùng một thời điểm, nhưng một sự kiện sẽ tiếp tục diễn tra, trong khi đó sự kiện
còn lại biến đổi. Một trong những chìa khóa để tiếp cận tính liên tục và thay đổi
của lịch sử đó là: tìm kiếm sự thay đổi ở nơi có sự liên tục và tìm kiếm sự liên tục
ở nơi được giả định là có sự thay đổi. Việc nhận biết tính liên tục và thay đổi có thể
thực hiện bằng việc so sánh hai sự kiện trong quá khứ, hoăc một sự kiện trong quá
khứ và một sự kiện ở hiện tại.
- Nguyên nhân và hệ quả: Khi một sự kiện diễn ra, chúng ta luôn đặt câu hỏi rằng tại
sao nó xảy ra và điều đó có ảnh hưởng gì? Đây là một trong những phẩm chất mà
TDLS có được.
- Có quan điểm lịch sử: tư duy đồng nghĩa với việc quan sát, đánh giá. Đối với một
sự kiện, nhà sử học sau khi tìm hiểu buộc phải đưa ra quan điểm của mình, dù quan
16


điểm đó có hoàn toàn đúng đắn và chính xác hay không. Đương nhiên, quan điểm
của nhà sử học phải dựa vào các bằng chứng mà học có được. Đưa ra quan điểm là
một phẩm chất quan trọng của TDLS.
- Hiểu chiều hướng diễn giải lịch sử: TDLS cũng là việc suy nghĩ về cách tư duy
của người khác. Lịch sử xét ở một góc độ nào đó thì chúng là tập hợp các diễn giải.

Những diễn giải nào có nhiều bằng chứng hỗ trợ, có lập luận logic thì diễn giải đó
sẽ trở nên phổ biến và được công nhận. Việc đánh giá sự logic trong các diễn giải
lịch sử là vô cùng quan trọng đối với nhà sử học. Nhờ năng lực này mà họ có thể
phát hiện đâu là diễn giải hợp lí và đâu là diễn giải chưa hợp lí. Phẩm chất hiểu
chiều hướng logic của diễn giải cũng giống như tư duy phản biện trong lịch sử[16].
Theo một số tác giả khác, TDLS bao gồm 5 thành tố chính như sau:
- Diễn giải và quan điểm đa chiều(Multiple Accounts & Perspectives)
- Phân tích tư liệu gốc(Analysis of Primary Documents)
- Truy nguồn(Sourcing)
- Hiểu bối cảnh lịch sử(Understanding Historical Context)
- Kết nối bằng chứng với khẳng định(Claim-Evidence Connection)[17]
Tầm quan trọng của 5 thành tố này được các tác giả diễn giải như sau:
- Diễn giải và quan điểm đa chiều: Lịch sử thì luôn phức tạp và đa dạng. Việc dạy
học và tư duy một cách cố định về lịch sử là một sai lầm trong cách tiếp cận. Bởi
để khám phá một sự kiện chúng ta phải sử dụng nhiều nguồn tại liệu khác nhau,
dẫn đến có sự đa dạng trong quan điểm và diễn giải. Chúng ta không dạy học HS
thuộc các diễn giải mà giúp học sinh phân tích, tổng hợp, tạo ra các diễn giải
phong phú và hợp lí. Không một diễn giải hay một quan điểm cố định nào có thể
phản ánh đầy đủ và chính xác sự phức tạp của lịch sử. Người có TDLS đứng trên
nhiều góc độ để tìm hiểu về một vấn đề lịch sử, chấp nhận sự khác biệt trong các
diễn giải khác.
- Phân tích tư liệu gốc: Phân tích tư liệu gốc và những gì còn lại của lịch sử là
nhiệm vụ rất quan trọng để chúng ta khôi phục quá khứ. TDLS là việc đọc, đặt câu
hỏi, ngữ cảnh hóa và phân tích nguồn tư liệu vì chúng có thể kể ra những câu
chuyện khác nhau về cùng một sự kiện. Trong hai lời khai trái ngược nhau của hai
nhân chứng, chúng ta không thể biết được ai nói sai và ai nói đúng. Thay vào đó
chúng ta phải tìm hiểu đâu là những gì người này bỏ sót, người kia có được. Đâu là
những điểm tương đồng và khác biệt trong lời khai của họ. Lời khai của họ bị ảnh
hưởng bởi những yếu tố nào. TDLS yêu cầu các kĩ năng đặt câu hỏi và đọc kĩ
lưỡng các tư liệu lịch sử.

- Truy nguồn: Truy nguồn là việc xác định và đặt câu hỏi về nguồn gốc của nguồn tư
17


liệu, về mục đích và quan điểm của tác giả của tư liệu, thời gian nguồn tư liệu được
tạo ra và cho ai, về độ tin cậy của nó. Trong một vấn đề lịch sử, việc truy nguồn sẽ
ảnh hưởng quan trọng đến việc diễn giải lịch sử. Đôi khi việc truy nguồn có thể
thay đổi một nhận định đã có từ trước. Vì thế, TDLS đòi hỏi kĩ năng đánh giá tư
liệu và quyết định có nên tin tưởng vào nó hay không.
- Hiểu bối cảnh lịch sử: Bối cảnh lịch sử là không gian và thời gian diễn ra sự kiện.
Giống như trong toán học, chúng ta có thể nói rằng tọa độ của lịch sử(bối cảnh lịch
sử) là không gian và thời gian. Các sự kiện không phải là những đồ vật trôi nổi tự
do mà nó nằm trong một mắt xích của thời đại, chịu ảnh hưởng của bối cảnh lúc
bấy giờ. Bối cảnh bao gồm nhiều các khía cạnh khác nhau, như hệ tư tưởng của
thời đại, nhận thức của con người, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán...Bối cảnh
lịch sử sẽ giúp chúng ta định vị các sự kiện trong thời gian và không gian cụ thể,
giúp chúng ta hiểu hơn về chúng. Do đó, TDLS luôn đặt sự kiện trong bối cảnh của
nó để suy xét.
- Kết nối bằng chứng với khẳng định: Lịch sử được tạo ra bởi các diễn giải về sự
kiện. Chất liệu để làm nên các diễn giải là các bằng chứng lịch sử. Một sự kiện có
nhiều cách diễn giải khác nhau. Làm thế nào để chúng ta có thể quyết định nên tin
vào diễn giải nào? Câu trả lời đó chính là sự kết nối, liên kết giữa bằng chứng với
một khẳng định lịch sử. Diễn giải nào có lập luận logic, hợp lí giữa bằng chứng và
các suy luận nhất, thì diễn giải đó đáng tin cậy nhất. Đó là cách chúng ta phân biệt
những khẳng định hợp lí với sự xuyên tạc, những lời nói bậy về lịch sử. Tóm lại,
chúng ta không thể tạo ra một cốt chuyện hoàn hảo về một vấn đề lịch sử theo ý
muốn của mình, mà tất cả phải dựa trên sự kết nối với bằng chứng. TDLS đòi hỏi
nhà sử học phải lập luận chặt chẽ và thuyết phục để bảo vệ cho quan điểm của
mình[17].
Ngoài hai quan điểm tiêu biểu trên, còn có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về

TDLS. Sau khi nghiên cứu hai quan điểm trên cùng nhiều quan điểm khác, chúng
tôi xin đưa ra một cách định ra tổng hợp và trọng tâm về TDLS. Cụ thể TDLS gồm
các thành tố chính như sau:
- Truy nguồn: là khả năng xác định và đặt câu hỏi về: nguồn gốc của nguồn tư liệu;
mục đích và quan điểm của tác giả tạo ra tư liệu; thời gian nguồn tư liệu được tạo
ra và cho ai; độ tin cậy của nó.
- Hiểu bối cảnh lịch sử: là khả năng đặt sự kiện lịch sử trong một không gian và thời
gian mà nó diễn ra. Thấy được sự tác động của bối cảnh lịch sử với bản thân các sự
kiện.
- Sự thực chứng: là khả năng xem xét chi tiết tài liệu thông qua việc so sánh nhiều
tài liệu khác để xác định những điểm tương đồng và khác biệt. Để cuối cùng quyết
định xem tài liệu nào đáng tin cậy nhất.
18


- Diễn giải và quan điểm đa chiều: là khả năng đưa ra quan điểm trước một sự kiện
lịch sử, dựa trên các tư liệu lịch sử. Sự đa dạng về tư liệu và cách tiếp cận về cùng
một sự kiến làm xuất hiện nhiều diễn giải và quan điểm đa chiều. Chỉ quan điểm
nào có lập luận chặt chẽ và hợp lí, quan điểm đó mới được phổ biến và được chấp
nhận.
1.1.2.2. Kĩ năng tư duy lịch sử
Kĩ năng tư duy lịch sử(KN TDLS) là loại kĩ năng mà nhà sử học sử dụng để
khám phá quá khứ. Cũng giống như TDLS, cách định nghĩa về KN TDLS cũng có
nhiều quan điểm khác nhau. Trong số các diễn giải khác nhau về KN TDLS, quan
điểm sau đây được coi là điển hình nhất.
Theo tổ chức Tổ chức College Board có tất cả 4 kĩ năng chính như sau[18]:

CÁC KĨ NĂNG TƯ DUY LỊCH SỬ
Kĩ năng 1: Phân tích bằng chứng và nguồn tư liệu lịch sử
Mô tả


Phân tích bằng chứng: Nội dung và truy nguồn
TDLS liên quan đến năng lực miêu tả, chọn lọc và đánh giá
các chứng cứ liên quan về quá khứ từ các nguồn tư liệu khác
nhau(bao gồm tư liệu thành văn, tác phẩm nghệ thuật, hiện vật
khảo cổ, lịch sử truyền miệng) và suy luận về mối liên hệ của
chúng với các vấn đề lịch sử khác nhau.
Một nhà sử học phân tích sử liệu tập trung vào sự tương tác
giữa nội dung của một tài liệu với tác giả, quan điểm, mục đích,
đối tượng hướng tới và hình thức hoặc hoàn cảnh của nguồn tài
liệu, đánh giá tính hữu ích, độ tin cậy và hạn chế của một nguồn
tài liệu như những bằng chứng lịch sử.
Sự diễn giải
TDLS liên quan đến năng lực miêu tả, phân tích và đánh giá
các phương pháp khác nhau mà nhà sử học giải thích quá khứ.
Điều này bao gồm sự hiểu biết các loại câu hỏi mà nhà sử học đặt
ra, cũng như xem xét bối cảnh và hoàn cảnh cụ thể, trong đó từng
nhà sử học sẽ làm việc và viết ra sự giải tích của họ về quá khứ
và các bằng chứng lịch sử.

Kĩ năng 2: Tạo ra các kết nối lịch sử
Mô tả

Sự so sánh
19


TDLS liên quan đến năng lực nhận biết, so sánh, và đánh giá
nhiều quan điểm về cùng một sự kiện lịch sử để rút ra kết luận về
sự kiện đó.

Nó cũng liên quan đến năng lực miêu tả, so sánh và đánh giá
sự phát triển quan điểm lịch sử của một xã hội, một hoặc nhiều
quan điểm giữa các xã hội khác nhau, và trong bối cảnh thời gian
và địa lí khác nhau.
Bối cảnh hóa
TDLS liên quan đến năng lực để kết nối các sự kiện và quá
trình lịch sử với hoàn cảnh cụ thể của thời gian và không gian
cũng như quá trình rộng lớn hơn trong khu vực, quốc gia và toàn
cầu.
Tổng hợp
TDLS liên quan đến năng lực phát triển sự hiểu biết về quá
khứ bằng cách làm cho các kết nối lịch sử/hoặc liên ngành có ý
nghĩa và sức thuyết phục giữa một vấn đề lịch sử với bối cảnh
lịch sử, giai đoạn, chủ đề hoặc các chuyên ngành khác.
Kĩ năng 3: Suy luận theo lịch đại
Mô tả

Hệ quả
TDLS liên quan đến năng lực nhận biết, phân tích và đánh giá
mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả lịch sử. TDLS cũng
liên quan đến năng lực phân biệt giữa hệ quả, sự tương tác và
nhận thức về sự bất ngờ, cách mà các sự kiện lịch sử là kết quả
của nhiều yếu tố phức tạp đến với nhau bằng những cách không
thể đoán trước được và thường có những kết quả không thể lường
trước.
Tính liên tục và thay đổi của lịch sử
TDLS liên quan đến năng lực nhận biết, phân tích và đánh
giá sự năng động, tính liên tục và thay đổi lịch sử qua các giai
đoạn thời gian với các độ dài khác nhau, cũng như năng lực liên
kết tính liên tục và thay đổi với các chủ đề hoặc quá trình lịch sử

lớn hơn.
Phân kì lịch sử
TDLS quan đến năng lực miêu tả, phân tích và đánh khác
các cách khác nhau mà nhà sử học phân chia lịch sử thành các
20


giai đoạn riêng biệt và xác định. Nhà sử học xây dựng và tranh
luận khác nhau, đôi khi cạnh tranh mô hình phân kì lịch sử; lựa
chọn các bước ngoặt cụ thể hoặc thời điểm bắt đầu và kết thúc có
thể phù hợp với một giá trị cao hơn một câu chuyện, khu vực,
hoặc một nhóm hơn nhóm khác.
Kĩ năng 4: Tạo và hỗ trợ một lập luận lịch sử
Mô tả

Biện luận
TDLS sử liên quan đến năng lực tạo ra một lập luận và hỗ trợ
nó bằng việc sử dụng các bằng chứng lịch sử có liên quan.
Tạo ra một lập luận lịch sử bao gồm xác định và xây dựng
khung câu hỏi về quá khứ và sau đó hình thành một sự khẳng
định hoặc lập luận về câu hỏi, thường dưới hình thức một luận đề.
Một luận cứ thuyết phục đòi hỏi một luận đề hoặc tuyên bố chính
xác và được bảo vệ, hỗ trợ bằng việc phân tích nghiêm ngặt các
bằng chứng lịch sử đa dạng và có liên quan. Các lập luận và bằng
chứng sử dụng phải được áp dụng của các kĩ năng tư duy lịch sử
đặc biệt(so sánh, nhân quả, tính liên thục và thay đổi theo thời
gian, hoặc phân kì lịch sử).
Thêm vào đó, TDLS liên quan đến năng lực kiểm tra nhiều
phần khác nhau của bằng chứng trong sự hòa hợp với nhau, lưu ý
những mâu thuẫn, sự chứng thực, và những quan hệ khác giữa

các nguồn để phát triển và hỗ trợ một lập luận.

Như vậy, các tác giả đã đưa ra một bảng miêu tả chi tiết các thành tố của KN
TDLS. Tuy nhiên, những điều này được áp dụng chủ yếu với các nhà sử học. Vậy
còn trong dạy học, các KN TDLS mà HS cần được dạy và phát triển sẽ như thế
nào? Tổ chức College Board cũng đưa ra một bảng chi tiết những KN TDLS mà
HS cần được phát triển, cụ thể như sau:

KĨ NĂNG TƯ DUY LỊCH SỬ HỌC SINH CẦN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
Kĩ năng 1: Phân tích bằng chứng và nguồn tư liệu lịch sử
Các mức Phân tích bằng chứng: Nội dung và truy nguồn
độ được A1 – Giải thích sự liên quan trong quan điểm của tác giả, mục
kì vọng
đích, đối tượng, hình thức hoặc hoàn cảnh của tác giả, và/hoặc
21


bối cảnh lịch sử cũng như sự tương tác giữa các mặt này, để
chứng minh sự hiểu biết về tầm quan trọng của nguồn TLG.
A2 – Đánh giá sự hữu ích, độ tin cậy và hạn chế của một nguồn
TLG trong việc trả lời một câu hỏi cụ thể.
Sự diễn giải
B1 – Phân tích lập luận của một nhà sử học, giải thích cách mà các lập
luận được hỗ trợ thông quan phân tích các bằng chứng lịch sử liên quan
và đánh giá hiệu quả của lập luận.
B2 – Phân tích các diễn giải lịch sử khác nhau.
Kĩ năng 2: Tạo ra các kết nối lịch sử
Các mức Sự so sánh
độ được
C1 – So sánh các quan điểm khác nhau được thể hiện trong nguồn

kì vọng
TLG để rút ra kết luận về một hoặc nhiều sử kiện lịch sử.
C2 – So sánh sự khác nhau giữa nhân vật, sự kiện, sự phát triển lịch
sử, và/hoặc quá trình, phân tích cả hai sự tương đồng và khác biệt
để rút ra kết luận sử học có giá trị. So sánh có thể được thực hiện
qua các giai đoạn thời gian khác nhau, trên những khu vực địa lí
khác nhau, và giữa các sự kiện lịch sử khác nhau hoặc sự phát triển
trong cùng thời kì lịch sử và địa lí.
Bối cảnh hóa
C3 – Đặt các sự kiện lịch sử, sự phát triển hoặc quá trình vào trong bối
cảnh khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu, trong nơi chúng xảy ra để rút ra
kết luận về tầm quan trọng tướng ứng của chúng.
Tổng hợp
C4 – Thiết lập sự kết nối giữa một vấn đề lịch sử nhất định và sự
phát triển liên quan trong bối cảnh lịch sử khác nhau, khu vực địa
lý, giai đoạn, hoặc thời đại, bao gồm cả hiện tại.
C5 – Thiết lập sự kết nối giữa các chủ đề và/ hoặc các tiếp cận
với lịch sử(như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc trí tuệ) cho
một vấn đề lịch sử nhất định.
C6 - Sử dụng những hiểu biết từ các ngành khác nhau hoặc các lĩnh
vực khác nhau của cuộc điều tra(như kinh tế, chính phủ và chính trị, lịch
sử nghệ thuật, nhân học) để hiểu rõ hơn một vấn đề lịch sử nhất định.
Kĩ năng 3: Suy luận theo lịch đại
22


Các mức Hệ quả
độ được D1 – Giải thích hệ quả lâu dài hoặc trước mắt, hay tác động của một sự
kì vọng
kiện lịch sử tới sự phát triển, hoặc quá trình.

D2 – Đánh giá được ý nghĩa tương đối của các hệ quả và tác động
khác nhau đến một sự kiện lịch sử hoặc quá trình, phân biệt hệ
quả và mối tương quan và cho thấy một nhận thức lịch sử dự
phòng khác.
Tính liên tục và thay đổi của lịch sử
D3— Xác định tính liên tục và thay đổi của các sự kiện lịch sử
qua thời gian và giải thích ý nghĩa của sự liên tục và thay đổi đó.
D4— Giải thích cách mà sự liên tục và thay đổi qua thời gian liên
quan đến một quá trình hoặc chủ đề lịch sử lớn.
Phân kì lịch sử
D5— Giải thích cách mà các sự kiện và quá trình lịch sử có thể
được tổ chức thành các giai đoạn lịch sử riêng biệt, khác nhau và xác
định.
D6—Đánh giá xem một sự kiện hoặc niên đại lịch sử có thể hoặc
không thể là một bước ngoặt giữa các thời kì lịch sử khác nhau,
giữa các giai đoạn xác định, khi xem xét về các bằng chứng lịch
sử cụ thể.
D7—Phân tích sự khác nhau và phức tạp của các mô hình phân kì
lịch sử.
Kĩ năng 4: Tạo và hỗ trợ một luận điểm lịch sử
Các mức Biện luận
độ được E1—Trình bày rõ một tuyên bố bảo về về quá khứ trong hình thức
kì vọng
của một luận đề rõ ràng và thuyết phục về tầm quan trọng tương đối
của nhiều yếu tố và nhìn nhận sự khác nhau, đa dạng và mâu thuẫn
trong các bằng chứng hoặc quan điểm.
E2—Phát triển và hỗ trợ một lập luận lịch sử trong một bài luận,
thông qua những phân tích chặt chẽ của các bằng chứng lịch sử liên
quan và đa dạng, sắp xếp các lập luận và bằng chứng xung quang
việc áp dụng các kĩ năng tư duy lịch sử cụ thể(ví dụ: so sánh, nhân

quả, sự liên tục và thay đổi qua thời gian hoặc phân kì lịch sử).
23


E3—Đánh giá các bằng chứng để giải thích sự liên quan của nó với
một tuyên bố hoặc luận đề, cung cấp các liên kết rõ ràng và nhất
quán giữa các bằng chứng và lập luận.
E4—Liên kết các bằng chứng lịch sử đa dạng trong một cách chặt
chẽ để minh họa cho sự mâu thuẫn, chắc chắn, dè dặt và các loại
khác của mối quan hệ lịch sử trong việc phát triển một lập luận.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau về KN TDLS, về những năng
lực của KN TDLS, chúng tôi đưa ra một cách tiếp cận tổng quát và cơ bản nhất về
các KN TDLS của học sinh. Trong cách tiếp cận này, chúng tôi sẽ miêu tả những
câu hỏi định hướng giúp phát triển các KN TDLS, những mức độ mà học sinh có
thể đạt được ở các KN TDLS và những gợi ý để học sinh thành công với TDLS.

Các kĩ năng
tư duy lịch
sử

Câu hỏi định
hướng

Học sẽ có thể…

Gợi ý

Truy nguồn • Ai là người viết điều• Xác định quan điểm• Các tác giả có lẽ
này?

của tác giả về sự kiện đáng tin…
• Quan điểm của tác lịch sử.
• Tôi nghĩ đối tượng
giả là gì?
• Xác định và đánh giá xem tài liệu là…
• Nó được viết khi mục đích của tác giả• Dựa trên thông tin
trong việc tạo ra tài nguồn, tôi nghĩ rằng
nào?
liệu.
tác giả có thể…
• Nó được viết ở đâu?
• Đưa ra giả thuyết về
• Tại sao nó được những điều tác giả sẽ• Tôi tin/không tin tài
liệu này bởi vì…
viết?
nói trước khi đọc tài
• Nó có đánh tin cậy? liệu.
Tại sao có? Tại sao• Đánh giá độ tin cậy
không?
của tài liệu sau khi
xem xét về thể loại,
đối tượng xem tài liệu,
mục đích.

Bối cảnh hóa• Địa điểm và thời• Hiểu
24

cách




bối• Dựa trên thông tin


gian mà tài liệu cảnh/thông tin thời đại nền tảng, tôi hiểu tài
được tạo ra?
ảnh hưởng đến nội liệu này khác biệt
bởi…
• Điều gì là sự khác dung của tài liệu.
biệt? Điều gì là sự• Nhận biết rằng các tài• Tác giả có thể đã bị
tương đồng?
liệu là sản phẩm của ảnh hưởng bởi
cảnh
lịch
• Bằng cách nào hoàn những điểm cụ thể (bối
cảnh của tài liệu có trong một khoảng thời sử) . . .
thể ảnh hưởng đến gian.
• Tài liệu này có thể
nội dung của nó?

Đọc kĩ

không cho tôi bức
tranh toàn cảnh bởi
vì…

• Đâu là những khẳng• Xác định khẳng định•
định mà tác giả tạo của tác giả về sự kiện.
ra?
• Đánh giá các bằng

• Đâu là những bằng chứng và suy luận mà•
chứng mà tác giả sử tác giả sử dụng để hỗ
dụng?
trợ khẳng định.

Tôi nghĩ tác giả lựa
chọn những từ này
để…

• Ngôn ngữ nào(lời•
nói, cụm từ, ảnh,
biểu tượng) mà tác
giả sử dụng để
thuyết phục khán
giả của tài liệu?

Tác
giả
định…

Đánh giá việc chọn lựa•
từ ngữ của tác giả:
hiểu rằng ngôn ngữ•
được sử dụng có chủ
đích.

Tác giả đang cố
gắng để thuyết phục
tôi…
khẳng


Các bằng chứng đã
được sử dụng để hỗ
trợ cho khẳng định
của tác giả là…

• Cách nào để ngôn
ngữ của tư liệu cho
thấy quan điểm của
tác giả?
Sự thực • Những tài liệu khác• Thiết lập những gì có•
chứng
nói gì?
thể xảy ra bởi việc so
• Bạn đồng ý với tài sách tài liệu với tài liệu
liệu? Nếu không thì khác


Tác
giả
đồng
ý/không đồng ý
với…

Các tài liệu này
tại sao?
• Nhận biết sự khác biệt đồng ý/không đồng
ý tất cả về…
• Những tài liệu khác giữa các tường thuật
có thể là gì?

• Một tài liệu khác
được xem xét có
• Đâu là những tài
25


×