Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tài chính doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 59 trang )

1

Tài liệu học tập

TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP I
Dành riêng cho Sinh viên Học Viện Ngân Hàng

1


2

Biên soạn
Th.S Hoa Quốc Quỳnh
Khóa K17 – Học Viện Ngân Hàng

Thay mặt Trung tâm Ơn Thi Học Kì, anh Quỳnh gửi tặng
các em món quà nhỏ mà anh tổng hợp được trong suốt khoảng
thời gian đi dạy. Trung tâm Ôn Thi Học Kì khơng bán bất kỳ tài
liệu nào, chúng tơi ln sẵn sàng cho tặng các em hồn tồn
miễn phí. Ngồi ra cịn cả một kho tàng chứa trong group “Đề
Thi và Tài Liệu BA” nhé dịch bệnh nguy hiểm các em vào đó mà
xem nha.
Tài liệu có tham khảo và tổng hợp chắt lọc từ Giáo trình
Tài chính Doanh nghiệp trường Học Viện Ngân Hàng. Hy vọng
tài liệu này sẽ giúp ích được cho các em để chúng ta cùng nhau
ẵm trọn điểm 10 môn học TCDN1 siêu dễ và siêu thực tiễn này
nhé.
Một ngàn lời chúc đến với các em trong học kỳ này!



TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I.

Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp

-

-

Định nghĩa: (theo luật doanh nghiệp 2014) DN là tổ chức kinh tế có tên riêng có tài sản, có
trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục
đích thực hiện các HĐKD.
Theo hình thức tổ chức pháp lý: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn (một thành viên và hai thành viên trở lên), cơng ty cổ phần.

2. Tài chính doanh nghiệp
-

Tiền đề ra đời:

 Nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ: Quyết định sự ra đời của TCDN.

 Sự tồn tại của nhà nước: mang tính định hướng sự phát triển của tài chính.
-

Q trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp:
T: vốn tiền tệ

H

Sử dụng
Tạo lập

T

SX

H’: Thành phẩm (đối
với doanh nghiệp) và
hàng hoá (đối với nền
kinh tế).

Tạo lập

Sử dụng

T'

H'

=> “Tạo lập” và “sử dụng” luôn gắn liền với 1 đầu của chữ T
=> Xét dưới góc độ tài chính: quá trình HĐKD trong DN là quá trình tạo lập, hoặc sử dụng các quỹ

tiền tệ của DN, làm phát sinh dịng tiền vào và dịng tiền ra, phía sau là các quan hệ TCDN.
- Các quan hệ TCDN:

HOA QUỐC QUỲNH

1


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn






Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài
chính với nhà nước như nộp thuế, lệ phí vào ngân sách.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế.
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: thanh tốn tiền lương, tiền cơng, thưởng phạt,...
Quan hệ giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu doanh nghiệp: khi chủ DN đầu tư hay rút vốn,
phân chia lợi nhuận sau thuế.

: Nếu DN là DN nhà nước (công ty TNHH một thành viên là nhà nước) thì quan hệ tài chính thuộc
loại thứ 1 và thứ 4 tuỳ thuộc vào vai trị của nhà nước lúc đó, lúc nào là cơ quan quản lí, lúc nào là
chủ sở hữu.


: Đặc trưng của quan hệ tài chính:



Quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị.
Gắn liền với việc sử dụng và tạo lập các quỹ tiền tệ của DN.

-

Khái niệm: TCDN là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo
lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của DN trong quá trình kinh doanh

3. Quản trị tài chính doanh nghiệp
-

-

Khái niệm: quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài
chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:







Tối đa hoá lợi nhuận.
Khả năng thanh khoản.

Nâng cao năng lực cạnh tranh.
....
Mục tiêu cụ thể gắn liền với từng giai đoạn nhất định (ví dụ khi mới bắt đầu thâm nhập thị
trường thì chấp nhận lỗ).
 Tối đa hoá lợi nhuận chưa chắc đã
Giám đốc tài
thanh khoản.
chính
-

Mục tiêu tổng qt: tối đa hố giá
trị tài sản cho các chủ sở hữu.

(Ví dụ: DN khơng chia cổ tức nhưng giá
cổ phiếu tăng)
 Mục tiêu tổng quát đạt được khi
đạt được mục tiêu cụ thể.
 Mơ hình quản trị tài chính:

HOA QUỐC QUỲNH

Sử dụng nguồn
lực (mục tiêu cụ
thể)

Lợi nhuận

Thanh khoản

Ra quyết định

(mục tiêu tổng
quát)

Tài sản

2


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

4. Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp
-

Sinh lợi: nguyên tắc quan trọng nhất trong quản trị tài chính.
Dựa trên mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận:





Rủi ro và lợi nhuận luôn song hành với nhau (tỉ lệ thuận).
Rủi ro ở đây là rủi ro có hệ thống, cịn lợi nhuận ở đây là lợi nhuận kì vọng.
Chấp nhận rủi ro được đền bù bằng tỉ suất lợi nhuận.

-


Tính đến giá trị thời gian của tiền:



Giá trị thời gian của tiền có tác dụng khi xác định hiệu quả tài chính của 1 dự án => quyết
định chính xác trong đầu tư.
Cần phải đưa lợi ích và chi phí của dự án về 1 thời điểm, thường là hiện tại để xem xét và
đánh giá 1 dự án.


-

Đảm bảo khả năng chi trả: luôn phải dự trữ 1 mức ngân quỹ cần thiết để:





Thực hiện việc chi trả hàng ngày.
Giải quyết những nhu cầu chi tiêu bất thường.
Đáp ứng những cơ hội tốt trong kinh doanh.

-

Gắn kết lợi ích của người quản lí với lợi ích của cổ đơng: nhà quản lí kinh doanh có vì lợi
ích doanh nghiệp, lợi ích cổ đơng hay khơng cịn tuỳ thuộc vào chính sách khen thưởng, trợ
cấp quản lí của doanh nghiệp đưa ra.
Tính đến tác động của thuế (đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp + thuế thu nhập cá
nhân):






Đối với thuế thu nhập cá nhân: khi thuế cao, cổ đơng có thể chấp nhận không chia cổ tức,
chuyển thành lợi nhuận giữ lại => cổ đông không mất nhiều vào thuế khi nhận cổ tức => tái
đầu tư sản xuất.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: khi đi vay, doanh nghiệp được hưởng lợi từ tấm lá
chắn thuế. Điều đó được giải thích bằng 2 cách như sau:
 Chi phí lãi vay được tính là chí phí được trừ (chi phí giảm thuế của DN) => giảm
thu nhập chịu thuế => giảm thuế thu nhập doanh nghiệp => đi vay tiết kiệm hơn
phát hành cổ phần.
 Khi cơng chúng góp vốn vào DN, rủi ro cao hơn so với cho DN vay, nên cơng
chúng mong muốn lợi nhuận kì vọng có tỉ suất cao hơn lãi vay => đi vay rẻ hơn
phát hành cổ phần (tuy nhiên phát hành cổ phần lại an tồn hơn đi vay do khơng
lo khi đáo hạn) (cần chú ý nếu DN làm ăn nhỏ).

: + Khi lãi vay < tỉ suất lợi nhuận => khi DN làm ăn có lãi, càng vay thì càng lãi, chủ DN được
hưởng phần chênh lệch = tỉ suất LN – lãi vay => địn bẩy tài chính thuận.
+ Khi lãi vay > tỉ suất lợi nhuận => địn bẩy tài chính nghịch.

: Khi đưa ra quyết định tài trợ, cần chú ý đến cơ cấu vốn, vì huy động vốn từ nguồn vay hay từ vốn
CSH đều có những điểm lợi và hại.

HOA QUỐC QUỲNH

3


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ


TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

5. Vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp
-

-

Đảm bảo vốn cho hoạt động DN: đảm bảo đủ lượng vốn cần thiết phục vụ những nhu cầu
khác nhau, phù hợp với nhu cầu tài chính doanh nghiệp về thời gian và kết cấu.
Tổ chức sử dụng vốn hiệu quả: đầu tư vào cái gì, mức sinh lời ra sao, kết cấu đầu tư như thế
nào để dịng vốn được sử dụng 1 cách hợp lí, tiết kiệm, giảm bớt những thiệt hại do ứ đọng
vốn gây ra =? Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của DN thông qua việc:




Lập kế hoạch hoạt động sản xuất.
Định kì tiến hành phân tích hoạt động tài chính thơng qua tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài
chính.
 Giám sát các hoạt động của doanh nghiệp.
 Đánh giá kịp thời mọi hoạt động của DN, xác định được điểm mạnh, điểm yếu về tình hình
tài chính, từ đó đưa ra quyết định để điều chỉnh một cách hợp lí.

II.

Các quyết định về tài chính doanh nghiệp

1. Quyết định đầu tư

-

Là quyết định quan trọng nhất, liên quan đến các quyết định:




-

Loại tài sản nào.
Mức độ đầu tư bao nhiêu.
Cơ cấu giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn như thế nào.

Khi tài sản đã được mua sắm và nguồn tài trợ đã được sử dụng để mua sắm thì việc quản lý
tài sản đó để được sử dụng hiệu quả là vấn đề cần phải quan tâm.

2. Quyết định nguồn vốn
-

Vốn là điều kiện tiên quyết đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có nhiều hình thức và phương pháp huy động vốn, mỗi nguồn vốn lại có chi phí sử dụng
khác nhau và có những điểm lợi và bất lợi riêng (sử dụng nguồn vốn nào và cơ cấu vốn ra
sao).

3. Quyết định phân phối lợi nhuận
-

Quyết định phân phối lợi nhuận hay còn gọi là chính sách cổ tức (gồm việc phân phối hợp lý

lợi nhuận sau thuế và trích lập sử dụng các quỹ của doanh nghiệp) góp phần thúc đẩy sự
phát triển của doanh nghiệp.

 Đảm bảo tỉ lệ chi trả cổ tức và lợi nhuận để lại có tác động tốt đến giá trị doanh nghiệp và
giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường.

HOA QUỐC QUỲNH

4


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

III. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị tài chính
doanh nghiệp
1. Hình thức tổ chức doanh nghiệp
- Tuỳ theo đặc điểm hình thức pháp lý của DN (DNTN, công ty hợp danh, công ty TNHH,
cơng ty cổ phần) mà các DN có những các huy động nguồn vốn và phân phối lợi nhuận khác nhau.

2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ngành kinh doanh
- Quy mô và cơ cấu vốn được quyết định bởi tính chất ngành kinh doanh:
 Ví dụ: đối với kinh doanh quán cafe, quy mô vốn nhỏ, chủ yếu là tài sản ngắn hạn, còn đối
với ngành khai thác khống sản, quy mơ tài sản phải lớn đồng thời chủ yếu là tài sản dài
hạn.
- Nhu cầu vốn và tốc độ chu chuyển vốn bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ và chu kì sản xuất:
 Ví dụ: đối với những doanh nghiệp làm bánh, đến mùa bánh trung thu thì nhu cầu sẽ cao

hơn lúc bình thường; đối với ngành đóng tàu, chu kì sản xuất thường lớn hơn 1 năm, vì vậy
nhu cầu vốn rất lớn và phải đảm bảo vốn thanh toán các loại chi phí (lương nhân viên,...)
cho đến khi hồn thành đơn hàng.

3. Mơi trường kinh doanh
- Mơi trường tài chính – kinh tế:



Các yếu tố kinh tế như lãi suất thị trường, tỷ giá hối đoái, mức độ ổn định của đồng tiền,...
Thị trường tài chính và các trung gian tài chính.
- Mơi trường pháp lý (chính sách kinh tế, pháp luật bao gồm: thuế, khuyến khích đầu tư, xuất
nhập khẩu,...).
- Mơi trường kĩ thuật công nghệ, thông tin:



Những thành tựu khoa học kĩ thuật tạo điều kiện cạnh tranh, tuy nhiên cần phương thức huy
động vốn phù hợp để đầu tư kĩ thuật.
Kịp thời nắm bắt, phân tích và xử lí các thơng tin chính xác, nhạy bén tạo điều kiện chớp
thời cơ.

HOA QUỐC QUỲNH

5


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I


Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

CHƯƠNG II
GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN
- Quan điểm của nhà quản trị: tiền có giá trị về thời gian => thời gian tác động đến tiền làm
thay đổi giá trị (lạm phát + sinh lợi nhuận sau 1 thời gian + tính rủi ro của đồng tiền).

Khi nói 1 đồng tiền thì cần xác định thời điểm cụ thể bởi vì ở hiện tại 1 đồng có giá trị từng
này và tương lai 1 đồng có giá trị khác.
- Tiền tại hiện tại  tiền tại tương lai




Mũi tên xuôi chiều chỉ rằng: một khoản tiền hiện tại được quy đổi bao nhiêu trong tương lai.
Mũi tên ngược chiều chỉ rằng quy đổi giá trị đồng tiền được quy đổi từ tương lai về hiện tại.
2 chiều của mũi tên nhằm xem xét lợi nhuận đạt được là bao nhiêu.

: Tại sao khơng nói đến tiền q khứ ?

Vì hiện tại chính là tương lai của quá khứ.

Hiện tại ở đây không nhất thiết phải là thời điểm mình đang nói, mà chỉ là thời điểm mà
mình quy ước.

I.

Chuỗi thời gian và chuỗi tiền tệ


1.

Chuỗi thời gian

.......................
n-1
. điểm có khoảng cách đều nhau (tháng, quý, năm)
Chuỗi thời gian bao gồm các thời
1

0
-

2

n



Đảm bảo tính liên tục.
- Thời điểm 0 được quy ước là thời điểm hiện tại. Các thời điểm 1,2,...,n-1,n là các thời điểm
tương lai, mỗi thời điểm là kết thúc của một kì và đồng thời cũng là bắt đầu của kì tiếp theo.

2.

Chuỗi tiền tệ
- Chuỗi tiền tệ là các khoản tiền phát sinh ở mỗi thời điểm của chuỗi thời gian.

- Tuỳ thuộc vào các giá trị hoặc thời điểm phát sinh của khoản tiền mà chia ra các loại chuỗi
tiền tệ:

Đầu kì
Đều
Cuối kì

Chuỗi tiền
tệ

Khơng đều
(biến thiên)

HOA QUỐC QUỲNH

Đầu kì

- Chuỗi tiền tệ đều: là chuỗi tiền tệ mà ở tất cả các thời
điểm đều phát sinh một khoản tiền bằng nhau.
- Chuỗi tiền tệ không đều: là chuỗi tiền tệ mà ở các
thời điểm phát sinh các khoản tiền không bằng nhau.

Cuối kì

6


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn


: Để có chuỗi tiền tệ đầu kì từ chuỗi tiền tệ cuối kì, cần dịch chuyển các khoản tiền tịnh tiến về
phía bên trái thêm 1 kì (do cuối kì này là đầu kì kia).

: Nếu không tịnh tiến các khoản tiền về bên trái thêm 1 kì mà chỉ nhấc khoản tiền từ n về 0, tuy
rằng đúng về mặt hình học nhưng sẽ sai về mặt bản chất, do khi đó những khoản tiền khác vẫn giữ
nguyên tại chỗ, mà để có chuỗi đầu kì từ chuỗi cuối kì thì buộc mọi khoản tiền đều phải dịch
chuyển.

: Điểm mấu chốt làm bài phải vẽ được chuỗi tiền tệ (điểm 0 do mình tự chọn).
Lãi đơn, lãi kép và giá trị tương lai
1.

Lãi đơn và lãi kép
- Lãi đơn: số tiền lãi được tính trên số vốn gốc (số vốn ban đầu) theo một lãi suất nhất định



Phương pháp tính lãi đơn.
- Lãi kép: số tiền lãi của kì này được tính dựa trên cơ sở số tiền lãi của các thời kì trước đó
gộp cùng số vốn gốc và 1 lãi suất nhất định.


Phương pháp tính lãi kép.

: Số tiền nhận được tính theo lãi kép lớn hơn hoặc bằng số tiền tính theo lãi đơn. Dấu “=”

xảy ra

nếu số tiền chỉ được gửi 1 kì.



Ý nghĩa: việc nghiên cứu lãi đơn và lãi kép có tác dụng:

Giúp cho việc xem xét hiệu quả đầu tư, thiệt hại do ứ đọng vốn theo cách nhìn mới: đồng
tiền ln vận động, sinh lời.

Sử dụng trong lượng hoá chứng khoán, cân nhắc thuê, mua tài sản, xác định chi phí sử dụng.

2.

Giá trị tương lai

- Khái niệm: giá trị tương lai là giá trị được xác định ở một thời điểm trong tương lai của một
lượng tiền đơn, hoặc một chuỗi tiền tệ nhất định.

Giá trị tương lai của 1 lượng tiền đơn
- Là toàn bộ giá trị có thể nhận được ở 1 thời điểm trong tương lai, bao gồm số vốn và toàn
bộ tiền lãi có thể nhận được tới thời điểm đó.
a.


Giá trị tương lai của 1 lượng tiền đơn gồm: vốn gốc – vốn ban đầu (luôn cố định) + lãi (thay
đổi tuỳ theo phương pháp tính lãi).
- Phương pháp tính lãi đơn:

FVn = V0 ´ (1 + r ´ n )
FVn: giá trị tương lai (giá trị đơn) tại thời
điểm n

HOA QUỐC QUỲNH


Vo : Số vốn gốc
r : lãi suất của một kì ( năm, nửa năm, quý,
tháng)
n

: số kỳ tính lãi

7


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

- Phương pháp tính lãi kép:

FVn  V0  (1  r ) n

FVn = V0 ´ FVF(r, n)

FVn: giá trị tương lai (giá trị kép) tại thời điểm n

(1 + r)n : Thừa số lãi suất tương lai của lượng tiền đơn => FVF(r,n) (bảng tài chính 1)

Việc tính giá trị tương lai thơng qua phương pháp tính lãi kép mới giúp các nhà quản trị nhìn
nhận và đánh giá chính xác hơn khi đưa ra các quyết định đầu tư.
Giá trị tương lai của 1 chuỗi tiền tệ

- Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ chính là tổng giá trị tương lai của từng khoản tiền CFt xảy
ra từng thời điểm khác nhau quy về cùng 1 mốc tương lai là thời điểm n.
b.


Ta phải xác định giá trị tương lai của từng khoản CFt và cộng toàn bộ giá trị tương lai đó với
nhau.
- Chuỗi tiền tệ đều: Giả sử thu nhập cuỗi mỗi kì là CF, lãi suất mồi kì là r%.


Chuỗi tiền tệ đều cuối kì:

Giá trị tương lai được tính:

FVAn = CFx

(1 + r ) n - 1
= CF ´ FVFA(r , n)
r

FVAn: Giá trị tương lai của chuối tiền tệ đều cuối kì
CF: giá trị khoản tiền đồng nhất ở mỗi thời kì
r: lãi suất một kì
n: số thời kì
FVFA(r,n): thừa số lãi suất tương lai của chuỗi tiền tệ đều (bảng tài chính 3)

kì.




Chuỗi tiền tệ đều đầu kì: so với chuỗi tiền tệ cuối kì, chuỗi đầu kì phát sinh sớm hơn đúng 1
Tăng thêm 1 kì tính lãi so với chuỗi cuối kì.
Tính chuỗi cuối kì và tăng lên 1 kì nữa bằng cách nhân thêm với (1+r).

FVAĐn = CF ´ FVFA(r, n) ´ (1 + r)
- Chuỗi tiền tệ không đều: quy từng khoản tiền về thời điểm xác định tỏng tương lai sau đó
tổng hợp lại.
n

FVn = å CFt ´ (1 + r )
t =1

n-t

FVn: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ
CFt: Giá trị của khoản tiền ở thời điểm t
r: tỷ lệ chiết khấu
n: số kỳ h

HOA QUỐC QUỲNH

8


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn


: Ngồi ra để tính nhanh giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ không đều, có thể sử dụng bảng sau:
Thời kì

CF

FVF

FVn

1

...

...

...

2

...

...

...

...

...

...


...

n

...

...

...

: Khơng xác định giá trị tương lai của chuỗi vơ hạn: vì đối với chuỗi vô hạn, n -> vô cùng làm cho
thừa số tương lai -> vô cùng, dẫn tới không xác định được giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ vơ hạn.

II.

Giá trị hiện tại của tiền

- Tính giá trị hiện tại của tiền là việc quy đổi các khoản tiền khác nhau trong tương lai về thời
điểm hiện tại.

Việc quy đổi các khoản tiền về cùng một thời điểm để so sánh và thời điểm thường được
chọn là thời điểm hiện tại.

1.

Giá trị hiện tại của 1 lượng tiền đơn

- Thơng qua cơng thức tính giá trị tương lai của lượng tiền đơn, giá trị hiện tại của một khoản
tiền trong tương lai được xác định:


PV = FVn ´

1
(1 + r ) n

PV: Giá trị hiện tại
FVn: Giá trị của khoản tiền tại thời điểm n
r: tỷ lệ chiết khấu (tỷ lệ hiện tại hóa)
1
(1 + r) n



Kí hiệu hệ số hiện tại hoá: PVF(r,n) (bảng 2).

2.

Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ

a.

: Hệ số chiết khấu (hệ số hiện tại hóa)

Chuỗi tiền tệ đều
- Đối với chuỗi tiền tệ cuối kì:

PVA = CF ´

1 - (1 + r ) - n

= CF ´ PVFA(r, n )
r

PVA: Giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều
cuối kỳ
HOA QUỐC QUỲNH

CF: Giá trị khoản tiền đồng nhất ở cuối mỗi
thời kỳ
PVFA(r,n): Thừa số lãi suất hiện tại của chuỗi
tiền tệ đều (bảng 4)
9


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

- Đối với chuỗi tiền tệ đầu kì:

FVAĐ n = PVA ´ (1 + r )
FVAĐ n = CF ´ PVFA( r; n ) ´ (1 + r )
- Đối với chuỗi tiền tệ vô hạn:

PVA = CF ´

1
r


Chuỗi tiền tệ không đều
- Đối với chuỗi tiền tệ không đều, phải xác định giá trị hiện tại của từng khoản tiền ở mỗi thời
điểm, sau đó tổng hợp lại.
b.

n

PVA = å CFt ´
t =1

n
1
=
å CFt ´ PVF(r, t )
(1 + r ) t t =1

PV: Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ
CFt: Giá trị của khoản tiền ở thời điểm t
r: Tỷ lệ chiết khấu
n: số kỳ hạn

III. Một số ứng dụng giá trị thời gian của tiền
: Phân biệt kì hạn và thời gian:

gốc.


Kì hạn: 1 khoảng thời gian mà sau khoảng thời gian này, lãi được nhận hoặc nhập lãi vào


1.

Cách xác định lãi suất năm

Thời gian: khoảng thời gian từ lúc bỏ vốn đến lúc thu hồi.

- Đối với khoản tiền có kì hạn 1 năm: từ cơng thức giá trị tương lai của lượng tiền đơn:

FVn = PV ´ (1 + r ) n

Khi n = 1
Þr=

FV
-1
PV

- Đối với khoản tiền có kì hạn trên 1 năm => n > 1
Þr=n

FV
-1
PV

- Tìm lãi suất trả góp:
Trên thực tế, việc đi mua trả góp hay vay trả góp sẽ phát sinh các khoản tiền được quy định trả vào
cuối mỗi kì với số tiền bằng nhau. Như vậy cần phải xác định lãi suất của các hợp đồng tài trợ này để
làm căn cứ xem xét xem việc mua ngay hay trả góp có lợi hơn, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
HOA QUỐC QUỲNH


10


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn


Ví dụ: 1 doanh nghiệp vay trả góp 100 tỷ đồng, sẽ phải thanh tốn 1 khoản tiền là 32 tỷ mỗi
năm trong thời hạn 5 năm. Khi đó, 100 tỷ đồng sẽ là giá trị hiện tại của 32 tỷ đồng với thời hạn 5
năm, tức là tạo ra 1 chuỗi tiền tệ đều cuối kì. Áp dụng cơng thức giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều
cuối kì, ta có:
PVA = CF x PVFA(r,n) => PVFA(r,n) = PVA / CF => từ bảng tài chính sẽ tra được ra lãi suất r.

: Cơng thức tính nội suy:
Giả sử: x1 -> y1, x2 -> y2. Biết x  (x1,x2). Giá trị y tương ứng của x được tính như sau:
y= y1+ (y2-y1)*(x-x1)/(x2-x1) hoặc y = y2 - (y2 -y1)* (x2-x)/(x2-x1)

- Lãi suất thực đối với khoản tiền có kì hạn nhận lãi dưới 1 năm: (lãi suất thực khác với lãi suất
thực tế của ngân hàng = lãi suất danh nghĩa – lạm phát).
Giả sử lãi suất 1 năm là r, mỗi năm nhận lãi m lần => số kì nhận lãi là mxn.
Khi đó: FVn = PV x (1 + r/m)mxn
Với n = 1 => FV1 = PV x (1 + r/m)m

re = (1 + r/m)m – 1 = (1 + k)m – 1
Trong đó: m là số lần tính lãi 1 năm
r là lãi suất danh nghĩa theo năm
k là lãi suất tương ứng với mỗi kì hạn tính lãi

Ví dụ: Với r = 12%, lãi được trả theo quý => re = 12,55% => Ý nghĩa: khi đi vay với lãi suất danh
nghĩa là 12%/năm áp dụng trả lãi theo quý thì lãi suất thực tế 1 năm phải chịu sẽ là 12,55%/năm.

: re > r vì lãi nhận về trước nên phải tính cả phần giá trị tương lai của số lãi trả hàng kì.


Thời hạn trả lãi càng ngắn thì re càng cao.

2.

Lập kế hoạch trả tiền

- Việc lập kế hoạch trả tiền giúp doanh nghiệp theo dõi và chủ động thanh toán các khoản vay
nợ khi đến hạn, đồng thời theo dõi được khoản tiền trả hàng tháng bao gồm bao nhiêu lãi và bao
nhiêu vốn để từ đó hạch tốn vào tài khoản kế tốn khác nhau.

a.

Lập kế hoạch trả tiền vào cuối mỗi kì thanh tốn với số tiền bằng nhau
- Từ công thức giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ đều cuối kì, ta có:

CF =

HOA QUỐC QUỲNH

PV
PVFA(r, n)
11



TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

PV: số tiền tài trợ ban đầu
n: số kỳ thanh toán
r: lãi suất tài trợ
CF: số tiền thanh tốn cuối mỗi kỳ
- Ví dụ: Một DN thuê mua một máy dập của một công ty cho thuê với giá trị 100 trđ, lãi
suất tài trợ 6%/năm, trả dần trong thời hạn 4 năm vào cuối mỗi năm.

CF =



PV
100.000.000
=
= 28.859.149!
PVFA(6%, 4)
3, 4651

Số tiền tài trợ
ĐK(1)

Tiền t.tốn
trong kỳ (2)


Trả lãi

Trả nợ gốc

Số tiền CK

(3)=(1)*r

(4)=(2)-(3)

(5)=(1)-(4)

1

100.000.000

28.859.149

6.000.000

22.859.149

77.140.851

2

77.140.851

28.859.149


4.628.451

24.230.698

52.910.153

3

52.910.153

28.859.149

3.174.609

25.684.540

27.225.613

4

27.225.613

28.859.149

1.633.536

27.225.613

0


Cộng

115.436.596

15.436.596

100.000.000


Số tiền còn ở cuối kì này sẽ là số tiền ở đầu kì sau.

Vì mỗi kì trả bớt 1 phần gốc đi nên do đó sau mỗi kì số lãi sẽ giảm dần. Mà mỗi kì số tiền
phải trả lại bằng nhau nên số gốc kì sau tăng dần.
b.

PV (CF)

0

Lập kế hoạch thanh tốn ngay khi hợp đồng có hiệu lực
CF

CF

1

2

HOA QUỐC QUỲNH


.......................
.

CF

CF

n-1

n
12


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

Giả sử vẫn với ví dụ ở phần a, nhưng DN đó quyết định sẽ trả tiền ngay vào thời điểm hợp
đồng vay có hiệu lực, tức là trả CF vào thời điểm 0.
Khi đó, chuỗi tiền tệ trên khơng phải là chuỗi đầu kì và cũng khơng phải là chuỗi cuối kì.
Vậy để tính tốn được, cần chuyển về chuỗi tiền tệ đều cuối kì hoặc đầu kì.

-


Tách riêng CF tại điểm 0 để tính và phần cịn lại từ 1 đến n chính là chuỗi tiền tệ đều cuối
kì.


PV – CF = giá trị hiện tại của chuỗi đều cuỗi kì từ 1 đến n.

Công thức: PV = CF + CFxPVFA(r,n) = CF x (1 + PVFA(r,n)) => CF = PV / [1 +
PVFA(r,n)]
-

Áp dụng cơng thức vào ví dụ, ta có:

CF =



PV
100.000.000
=
= 22.395.914
1+ PVFA(r, n) 1+ 3, 4651

Số tiền tài
trợ ĐK(1)

Tiền t.toán
trong kỳ (2)

Trả lãi

Trả nợ gốc

Số tiền CK


(3)=(1)*r

(4)=(2)-(3)

(5)=(1)-(4)

0

100.000.000

22.395.914

0

22.395.914

77.604.086

1

77.604.086

22.395.914

4.656.245,1

17.739.668,9

59.864.417,1


2

59.864.417,1

22.395.914

3.591.865

18.804.049

41.060.368,1

3

41.060.368,1

22.395.914

2.463.622,0

19.932.292

21.128.076,1

4

21.128.076,1

22.395.914


1.267.837,9

21.128.076,1

HOA QUỐC QUỲNH

13


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

CHƯƠNG III
CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH
NGHIỆP
I.

Chi phí của doanh nghiệp

- Chi phí của doanh nghiệp đó là sự tiêu hao các yếu tố, các nguồn lực trong doanh nghiệp
nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
- Bản chất: sự mất đi của các nguồn lực để đổi lấy kết quả thu về nhằm thoả mãn các mục
tiêu hoạt động.
 Gắn với hoạt động cụ thể của doanh nghiệp
- Chi phí của doanh nghiệp:




Chi phí kinh doanh: chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí tài chính
Chi phí khác.

1. Chi phí kinh doanh
- Chi phí kinh doanh là tồn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh
thường xuyên của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định.
 Gồm: chi phí sản xuất kinh doanh + chi phí tài chính.
a. Chi phí sản xuất kinh doanh
- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các hao phí về lao động
sống và lao động vật hố mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một thời kì nhất định.
 Có tính thường xun và gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh:
Theo khoản mục tính giá
thành

Theo mối quan hệ giữa chi
phí với quy mô kinh doanh

Căn cứ vào đặc điểm kinh tế
(nội dung kinh tế).

Căn cứ vào công dụng kinh
tế và địa điểm phát sinh chi
phí.

Căn cứ vào mối quan hệ
giữa chi phí với quy mơ kinh
doanh.


Lập dự tốn chi phí sản xuất
theo yếu tố, kiểm tra sự cân
đối giữa các bộ phận trong
doanh nghiệp.

Phân tích tác động của từng
khoản mục chi phí đến giá
thành sản phẩm.

Thấy được hướng biến đổi
của từng loại chi phí theo
quy mơ kinh doanh, từ đó
xác định sản lượng hồ vốn

Theo nội dung kinh tế

Tiêu thức
phân loại

Mục đích

HOA QUỐC QUỲNH

14


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I


Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn
cũng như quy mô kinh
doanh để đạt hiệu quả tối ưu.
- Chi phí vật tư: tồn
bộ giá trị các loại vật tư mà
doanh nghiệp mua ngoài
dùng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh (vật liệu, nhiên
liệu, dụng cụ, phụ tùng thay
thế).
- Chi phí khấu hao
TSCĐ: tồn bộ số tiền khấu
hao TSCĐ mà DN trích
trong kì.

Nội dung
phân loại

- Chi phí tiền lương và
các khoản trích theo lương:
tồn bộ các khoản tiền
lương, tiền công mà DN phải
trả cho người lao động, các
khoản trích nộp theo lương
trong kì (BHXH, BHYT, BH
thất nghiệp, kinh phí cơng
đồn).
- Chi phí dịch vụ mua
ngồi: toàn bộ số tiền mà

DN phải trả cho các dịch vụ
đã sử dụng vào hoạt động
SXKD trong kỳ (tiền điện,
nước, điện thoại,...).
- Chi phí bằng tiền
khác.

- Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp: các chi phí về
nguyên vật liệu, nhiên liệu,
động lực dùng trực tiếp cho
việc sản xuất sản phẩm, dịch
vụ của DN.
- Chi phí nhân cơng
trực tiếp: tồn bộ tiền lương,
tiền cơng và các khoản phụ
cấp mang tính chất tiền
lương, các khoản chi ăn ca,
các khoản trích theo lương
của cơng nhân trực tiếp tạo
ra sản phẩm.
- Chi phí sản xuất
chung: tồn bộ các chi phí
cịn lại phát sinh trong phạm
vi phân xưởng, bộ phận sản
xuất sau khi trừ chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và
nhân cơng trực tiếp.

- Chi phí biến đổi

(biến phí): những chi phí
ln thay đổi về tổng số theo
sự thay đổi của sản lượng
sản xuất hay quy mơ kinh
doanh của DN: chi phí vật
tự, tiền lương cơng nhân trực
tiếp sản xuất,...
- Chi phí cố định (định
phí): những chi phí khơng
đổi (ít thay đổi) về tổng số
theo sự thay đổi của sản
lượng sản xuất và quy mô
kinh doanh như CP tiền
lương trả cho cán bộ, nhân
viên quản lý,...
- Chi phí hỗn hợp: các
khoản chi phí bao gồm cả
biến phí và định phí.

- Chi phí bán hàng:
tồn bộ các chi phí phát sinh
trong q trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ
như: CP tiền lương, các
khoản phụ cấp trả cho nhân
viên bán hàng, chi hoa hồng
đại lý, chi phí khấu hao
TSCĐ ở bộ phận bán hàng,...
- Chi phí quản lí
doanh nghiệp: các chi phí

phát sinh ở bộ phận quản lí
chung của doanh nghiệp như
tiền lương của nhân viên
quản lý, vật tư tiêu dùng cho
công tác quản lý,...

: Phân biệt chi phí vật tư và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
HOA QUỐC QUỲNH

15


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn



Chi phí vật tư => chỉ các chi phí chi cho việc mua ngồi của doanh nghiệp (bao gồm cả chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí vật liệu cho bán hàng + chi phí vật liệu sx chung + chi
phí vật liệu cho quản lý doanh nghiệp).
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp => khơng phân biệt là chi phí mua ngồi hay do DN tự sản
xuất ra => chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí độc lập, bởi vì dùng trực tiếp sản xuất
1 loại sản phẩm cụ thể, mà khơng liên quan đến sản phẩm.
 Chi phí gián tiếp không phải là không trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm mà nó vẫn có thể
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm nhưng mà nó sẽ dùng cho việc sản xuất
nhiều loại sản phẩm hoặc nó gồm nhiều loại chi phí khác nhau.


: Phân biệt chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương với chi phí nhân cơng trực tiếp: tương
tự như so sánh chi phí vật tư với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
 chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm cả chi phí nhân cơng trực tiếp, một
phần chi phí sản xuất chung, 1 phần chi bán hàng, 1 phần chi phí quản lí doanh nghiệp.

: Chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào 1 phần chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng
và chi phí quản lí doanh nghiệp.

: Chi phí cố định (định phí) khơng phải là chi phí khơng đổi giữa các thời kì vì chi phí cố định là
cố định với 1 quy mơ sản xuất cố định, và nếu vượt quá quy mô sản xuất đó, thì định phí sẽ thay
đổi.
 Ví dụ, đối với 1 máy sản xuất, công nhân sẽ vận hành sản xuất trong cơng suất của máy đó,
tức là tương ứng với 1 lượng sản phẩm trong 1 khoảng nhất định, thì chi phí cố định (chi phí
máy sản xuất) sẽ cố định. Tuy nhiên khi sản lượng phải sản xuất vượt quá định mức của máy
sản xuất, thì phải thay máy mới (định phí biến đổi).
 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa định phí và sản lượng là bậc thang gấp khúc.
b. Giá thành sản phẩm
- Khái niệm: giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp
đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm hay 1 loại sản phẩm nhất định.
- Vai trò của giá thành sản phẩm:






Thể hiện mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có cơ sở để xác
định hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi loại sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định
lựa chọn sản phẩm cũng như quy mô kinh doanh.
Là công cụ quan trọng để doanh nghiệp kiểm tra, giám sát chi phí hoạt động sản xuất kinh

doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức và kĩ thuật để có những biện pháp điều chỉnh
kịp thời.
Là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xác định giá bán cho sản phẩm hàng hoá, từ đó có thể
thực hiện các biện pháp nhằm hạ giá sản phẩm để cạnh tranh về giá.

HOA QUỐC QUỲNH

16


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

- Phân loại giá thành:



Theo thời điểm tính và nguồn số liệu tính: giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.
Theo phạm vi phát sinh: giá thành sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp + nhân công trực tiếp
+ sản xuất chung) và giá thành tồn bộ (tồn bộ chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm).

: Giá thành sản xuất khi được tính cho số sản phẩm tiêu thụ thì sẽ trở thành giá vốn hàng bán
 Giá thành toàn bộ = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân cơng trực tiếp + chi phí
sản xuất chung + chi phí bán hàng + chi phí quản lí doanh nghiệp
 Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ (giá vốn hàng bán) + chi phí bán
hàng + chi phí quản lí doanh nghiệp


- Lập kế hoạch giá thành sản phẩm: là việc dự tính giá thành đơn vị sản phẩm theo khoản mục
chi phí.
 Nhằm phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng để giảm bớt chi phí sản xuất, tiêu thụ.
 Các bước lập kế hoạch giá thành:
 B1: phân loại các khoản mục chi phí, gồm: chi phí trực tiếp (độc lập) gồm 2 khoản
mục + chi phú gián tiếp (tổng hợp) gồm 3 khoản mục.
 B2: xác định các khoản mục chi phí, gồm:
- Đối với các khoản mục chi phí độc lập: định mức/1 đơn vị sp x Đơn giá.
- Đối với các khoản mục chi phí tổng hợp, phải lập dự tốn chi phí (tập hợp các khoản chi
phí) rồi sau đó phân bổ cho các sản phẩm có liên quan theo tiêu thức nhất định, áp dụng
cơng thức:
Chi phí phân bổ/sản phẩm = (tổng CP phân bổ x tiêu thức sp được phân bổ)/tổng tiêu thức
lựa chọn

- Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hạ giá thánh sản phẩm:


Mức hạ giá thành của sản phẩm so sánh được:
Mz: mức hạ giá thành sản phẩm hàng hoá so sánh
n
được.
i1
i1
i1
i0
Qi1: Số lượng sản phẩm thứ i kỳ kế hoạch được
i =1
sản xuất ra.

M Z = å [(Q ´ Z ) - (Q ´ Z


)]

Zio: Giá thành đơn vị sản phẩm thứ i kỳ báo cáo.
Zi1: Giá thành đơn vị sản phẩm thứ i kỳ kế
hoạch.
n: Số loại sản phẩm so sánh được.


Tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được:

HOA QUỐC QUỲNH

17


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

TZ 

Công

MZ
n

Q

i 1

i1

 100

Z i0

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:



Các nhân tố về mặt kĩ thuật công nghệ sản xuất.
Các nhân tố về tổ chức quản lí sản xuất, quản lí tài chính doanh nghiệp: khi tổ chức một cách
hiệu quả + xác định định mức sản xuất và phương pháp sản xuất tối ưu (từ đó hạn chế được
sự lãng phí ngun liệu, giảm tỉ lệ sản xuất hỏng) + tối ưu hoá vốn sử dụng, tăng tốc độ chu
chuyển của vốn.
 Các nhân tố về tổ chức và sử dụng lao động: tổ chức sử dụng lao động hợp lí + đúng người
đúng việc + tận dụng tối đa trình độ, sở trường người lao động.
 Các nhân tố thuộc điều kiện và môi trường kinh doanh.
- Các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm:


Đầu tư đổi mới kĩ thuật, cải tạo dây chuyền công nghệ, ứng dụng các thành tự tiến bộ khoa
học.
 Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và năng lực quản lý doanh nghiệp.
 Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thông
qua việc xây dựng định mức và kế hoạch chí phí và xác định rõ nội dung và phạm vi sử dụng
chi phí để quản lí cho phù hợp. Ngồi ra định kì tiến hành phân tích đánh giá tình hình quản
lí chi phí để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Ý nghĩa của việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm:





Điều kiện cơ bản (tiền đề) để doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm (do hạ giá
thành giúp DN có thể hạ giá bán, từ đó tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn nhanh).
Giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận:
 Hạ giá thành => hạ giá bán => Lợi nhuận trên 1 sản phẩm không đổi + sản lượng tiêu
thụ tăng => lợi nhuận tăng.
 Hạ giá thành => giữ nguyên giá bán => lợi nhuận trên 1 sản phẩm tăng + sản lượng
tiêu thụ không đổi => lợi nhuận tăng.
Mở rộng thêm sản xuất sản phẩm, dịch vụ hoặc giảm bớt nhu cầu vốn lưu động dùng trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm được chi phí đầu vào với lượng vốn như cũ.

: Trong mọi trường hợp DN áp dụng KHKT công nghệ đều hạ giá thành => sai vì cịn tuỳ vào trình
độ của người lao động khi DN áp dụng cơng nghệ đó.

: Trong mọi trường hợp DN hạ giá thành đều kích thích tiêu dùng => sai vì nếu các nhân tố khác
khơng đổi thì sản lượng tiêu thụ khơng tăng.
- Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:



Kĩ thuật tiến tiến.
Tay nghề lao động

HOA QUỐC QUỲNH


18


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn




Quy trình kĩ thuật
Nguyên vật liệu đầu vào

c. Chi phí tài chính
- Khái niệm: chi phí tài chính là chi phí có liên quan đến hoạt động đầu tư vốn, huy động vốn,
hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định.
- Bao gồm:






Chi phí liên doanh, liên kết.
Chi phí mua bán ngoại tệ, chứng khoán, các tổn thất về đầu tư chứng khốn.
Chi phí cho th tài sản.
Chi phí trả lãi vay vốn kinh doanh.
Chiết khấu thanh toán cho người mua hưởng.


2. Chi phí khác
- Khái niệm: chi phí khác là những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động không thường
xuyên (bất thường) của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định.
- Bao gồm:






Chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. (Gía trị cịn lại của TSCĐ, chi phí tân trang TSCĐ)
Chi phí kì trước bị bỏ sót.
Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xố.
Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng.
Chi phí về thu tiền phạt.

II.

Doanh thu của doanh nghiệp
1. Doanh thu của doanh nghiệp

- Khái niệm: doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kì,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu.
- Ý nghĩa của doanh thu:


Nguồn tài chính quan trọng để doanh nghệp trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh,
thực hiện tái sản xuất giản đơn và mở rộng.

 Nguồn quan trọng để thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và các nghĩa vụ tài chính khác.
 Nguồn để doanh nghiệp có thể tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên kết với các đơn vị
khác.
- Gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh thu hoạt động tài chính.

a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu tiêu thụ)

HOA QUỐC QUỲNH

19


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

- Khái niệm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền sản phẩm, hàng hoá và
dịch vụ trên thị trường đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh tốn trong 1 thời kì nhất
định.
 Thời điểm xác định doanh thu:
 Khi doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm hàng hố hoặc hồn thành
việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng => điều kiện quan trọng nhất (do điều kiện này
là điều kiện của điều kiện dưới).
 Khách hàng chấp nhận thanh tốn (khơng phân biệt trả tiền hay chưa).
- Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng:


Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp: khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kì + giá cả

sản phẩm hàng hố dịch vụ.
 Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp (ảnh hưởng thông qua khối lượng sản phẩm và giá cả): chất
lượng sản phẩm + kết cấu mặt hàng + thị trường và phương thức tiêu thụ, phương thức thanh
tốn + uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm.
- Lập kế hoạch doanh thu bán hàng (căn cứ vào các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh doanh đã
được kí kết + tình hình thị trường + kế hoạch sản xuất) theo 2 bước:
 B1: dự đoán doanh thu tiêu thụ của từng loại sản phẩm kì kế hoạch.
Doanh thu tiêu thụ của từng loại sản phẩm kì kế hoạch phụ thuộc vào 2 yếu tố: số sp tiêu thụ (Qti) và
giá bán 1 đơn vị sản phẩm (gi).
-

Xác định Qti :

Qti = Qdi + Qxi - Qci

Qđ: là số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế
hoạch.
Qx:là số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch.
(Dựa vào kế hoạch sản xuất năm KH)
Qc: là số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối kỳ kế
hoạch. (Tính theo tỉ lệ % của sản xuất)
i: là loại sản phẩm

Vì lập kế hoạch doanh thu vào quý IV năm báo cáo nên số lượng sản phẩm đầu kì ở kì kế hoạch vẫn
là số lượng dự tính. Dó đó, ta có cơng thức:

Qđ = Qc 3 + Q x 4 - Q t 4
- Xác định giá bán đơn vị sản phẩm (dùng giá bán dự kiến bình quân năm kế hoạch):
Đối với sản phẩm chịu VAT theo phương pháp khấu trừ, giá đơn vị sản phẩm tính theo giá chưa VAT.
Đối với sản phẩm khác, giá đơn vị sản phẩm tính theo giá thanh toán.



B2: doanh thu tiêu thụ của cả kì kế hoạch
Qti : là số lượng sản phẩm bán ra thứ i kỳ kế hoạch.
n

D tt = å Q ti ´ G i
i =1

HOA QUỐC QUỲNH

Gi : là giá bán đơn vị sản phẩm loại thứ i kỳ kế hoạch
n : Là số loại sản phẩm bán trong kỳ.
20


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

b. Doanh thu hoạt động tài chính
- Khái niệm: là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang
lại.
- Bao gồm:








Lãi liên doanh, liên kết, cổ tức được chia.
Lãi cho vay, lãi tiền gửi.
Chênh lệch tỉ giá ngoại tệ khi thanh toán.
Lãi từ mua, bán chứng khoán, ngoại tệ.
Lãi bán hàng trả chậm, trả góp, chiết khấu thanh tốn được hưởng.
Thu nhập từ cho thuê tài sản.

2. Thu nhập khác của doanh nghiệp





Khái niệm: là các khoản thu được trong kì từ các hoạt động khơng thường xun và các
hoạt động mang tính bất thường ngồi các hoạt động tạo ra doanh thu.
Bao gồm:

Tiền thu do nhượng bán, thanh lí tài sản.
Tiền thu từ bảo hiểm được các tổ chức bồi thường.
Khoản thu về tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp.
Khoản nợ khó địi đã xố nay địi lại được....

III. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
1. Lợi nhuận của doanh nghiệp
-

Khái niệm: là khoản tiền chênh lệch giữ doanh thu (thu nhập khác) và chi phí mà doanh

nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu (thu nhập khác) đó từ các hoạt động của doanh
nghiệp mang lại.

 Lợi nhuận là khoản tiền còn lại sau khi doanh thu bù đắp chi phí.
 Lợi nhuận chính là 1 phần tiền của doanh thu.







Bao gồm: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + lợi nhuận khác.
Ý nghĩa:

Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả, chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nguồn tài chính quan trọng đảm bảo tăng tưởng ổn định và vững chắc.
Nguồn quan trọng để tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, tái sản xuất xã hội
Nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động
trong doanh nghiệp.

HOA QUỐC QUỲNH

21


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ


TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

a. Tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận tương đối)
- Khi so sánh các doanh nghiệp với nhau, nếu chỉ dùng lợi nhuận tuyệt đối để so sánh thì khơng
thể so sánh được do sự khác nhau về quy mô sản xuất kinh doanh,...
 Sử dụng tỷ suất lợi nhuận để so sánh.
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu:

ROS =

P
´ 100
D

P: LN trước thuế hoặc sau thuế
D: Doanh thu trong kỳ (thường là DT thuần)

 Trong 100 đồng doanh thu thu được trong kì thi có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kì.
-

Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản:

ROA =

P
´ 100

TBQ

P: Lợi nhuận trước hoặc sau thuế trong kỳ.
TBQ: Tổng tài sản bq trong kỳ.

 Chỉ tiêu nhân quả.
 Bình quân 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản trong kì thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 Phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của DN trong kỳ.
-

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:

ROE =

PST
´ 100
CBQ

PST: Lợi nhuận sau thuế.
CBQ: Vốn chủ sở hữu bình quân

 Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào DN thì nhận được bao nhiêu lợi nhuận
 Phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
b. Phương hướng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
-

Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

 Con đường cơ bản để tăng lợi nhuận.
-


Tăng doanh thu hoạt động kinh doanh.

c. Lập kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp
- Khái niệm: là việc dự kiến trước số lợi nhuận mà DN sẽ tạo ra được ở kì kế hoạch.
- Căn cứ để lập:



Dựa vào kế hoạch doanh thu, chi phí.
Dựa vào kết quả phân tích đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của những kỳ trước và những
dự đoán xu hướng thay đổi trong môi trường kinh doanh.

HOA QUỐC QUỲNH

22


TRUNG TÂM ƠN THI HỌC KÌ

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Số 90 Ngõ 167 Tây Sơn

- Ý nghĩa:


Giúp cho nhà quản trị biết trước được quy mô số lãi mà doanh nghiệp sẽ tạo ra => doanh
nghiệp có kế hoạch sắp xếp nhiệm vụ hoạt động kinh doanh và tìm ra những giải pháp phấn
đấu thực hiện.

 DN chủ động phân phối và sử dụng lợi nhuận, lập kế hoạch đầu tư, đổi mới thiết bị.
- Phương pháp lập kế hoạch lợi nhuận:
LN thuần từ HĐKD = DT thuần – Giá thành tồn bộ sp bán trong kì + DT HĐTC – CP HĐTC
DT thuần = DT từ HĐSXKD – Các khoản giảm trừ doanh thu
LN khác = Thu nhập khác – CP khác
LN trước thuế = LN thuần từ HĐKD + LN khác
LN sau thuế = LN trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

: Không chia lợi nhuận từ HĐKD thành LN từ HĐSXKD và LN từ HĐTC mà gộp chung lại vì:


Đối với mỗi DN, LN là 1 chỉ tiêu quan trọng, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải lỗ đối
với LN từ HĐTC nên không muốn cơng bố.
Chi phí trả lãi vay vốn kinh doanh là chi phí chiếm phần lớn trong phần chi phí HĐTC. Mà
chi phí trả lãi vay này phần lớn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu tính vào phần
LN từ HĐTC riêng thì khơng phản ánh được hiệu quả của hoạt động tài chính, khơng phản
ánh ngun tắc phù hợp.



: LN từ HĐKD chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận của DN.
: Giá thành toàn bộ của sản phẩm bán trong kì (hay giá thánh sản xuất sp tiêu thụ, giá vốn hàng bán):
Ztb(tt) = Zsx(tt) + CPBH + CPQLDN
Trong đó:
 TH1: Zsx(tt) = Qt * Zsx (Nếu Z1 = Z0)
 TH2: Zsx(tt) = (Qđ * Z0) + (Qt – Qđ) * Z1 (Nếu Z1 # Z0)
 CPBH và CPQLDN: tính theo tỷ lệ % của Zsx(tt) hoặc căn cứ vào dự tốn chi phí.

2. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
- Phân phối lợi nhuận cần đảm bảo các u cầu:




Đảm bảo hài hồ lợi ích giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác.
Đảm bảo hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài.
- Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được sử dụng nhằm:






Bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn.
Trừ các khoản bị phạt do vi phạm luật (kế tốn, thuế,...).
Trích lập các quỹ dự phịng tài chính.
Lợi nhuận để lại để tái đầu tư.

HOA QUỐC QUỲNH

23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×