Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

LÀNG (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.8 KB, 3 trang )

Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của
Kim Lân
Bài làm
Khi nhắc đến người nơng dân thì ai nấy trong chúng ta đều nghĩ đến những
con người gắn liền với quê hương, với miền quê và cả thửa ruộng, bờ đê. Chính
những thứ ấy đã gắn liền với họ, cùng họ trong những năm tháng gian khổ. Cho
nên khi rời xa tất cả những thứ ấyđã để lại trong họ một nỗi buồn man mác. Và
điều ấy đã được Kim Lân thể hiện qua tác phầm “ Làng”, sáng tác năm 1948. Tác
phẩm đã thể hiện được chuyển biến tâm lý nhân vật qua từng thời điểm khác nhau
và điển hình là nhân vật ông Hai. Đến với tác phẩm, chúng ta sẽ cảm nhận được
những vui buồn cùng với nhân vật trong đó.
Như chúng ta đã biết, ơng Hai là một người yêu làng tha thiết, đi đến đâu
ông cũng khoe về cái làng chợ Dầu của mình là làng kháng chiến. Chính vì thế mà
khi nghe tin làng mình là làng Việt gian, ông Hai đã rất sốc,ông đau đớn, cực nhục.
Suốt mấy hơm liền ơng khơng dám ra ngồi, gặp gỡ ai hết. Nhưng cuối cùng ông
cũng nhận được tin cải chính khiến ơng Hai vui mừng khơn xiết. Cũng vì điều ấy
để chứng minh rằng ơng Hai u thương làng mình hơn bất cứ thứ gì.
Nếu như ơng Hai là một người yêu làng tha thiết thì tình yêu làng ấy đã được
thể hiện qua thời điểm, khoảnh khắc khác nhau và càng thể hiện rõ nét hơn nữa khi
ông Hai ở nơi tản cư. Thật vậy, khi nghe lệnh phải tản cư thì ơng đã cùng gia đình
chuyển đến ở chỗ mới. Ở chỗ mới ông vẫn nhớ da diết về cái làng chợ Dầu của
mình. Ơng nhớ những ngày cùng các anh em làm việc, vậy mà giờ đây phải xa họ
khiến cho ơng khơng kìm nổi nước mắt. Đủ thấy tình u làng của ơng Hai nó cao
cả, tuyệt vời biết bao! Chính vì q nhớ làng nên ơng đã đến phịng thơng tin, ngày
ngày ơng đều đến đó để nghe ngóng tin tức “ chỗ này giết được dăm ba thằng
giặc, chỗ kia giết được dăm ba thằng thì ruột gan của ơng cứ như múa cả lên”, chỉ
biết thốt lên: “ Vui quá!” . Ngồi ra tình u làng của ơng Hai cịn được thể hiện
qua tiếng chửi rủa: “Nắng thế này thì bỏ mẹ chúng nó”.Khi có người hỏi chúng nó
nào thì ơng lại trả lời: “ Tây ấy chứ cịn chúng nó nào nữa”. Quả thật tình u cách
mạng của ơng Hai lớn thật, được thể hiện qua từng cử chỉ, lời nói một. Chưa dừng
lại ở đó, nếu ơng Hai q yêu làng như vậy thì khi nghe tin làng mình theo Tây,


ơng đã có những tâm trạng hết sức rõ nét. Đúng vậy, khi nghe tin ấy, tâm trạng ông
suy sụp hoàn toàn, nụ cười thường ngày cũng dần tắt hẳn đi và thay vào đó là sự
đau đớn, cực nhục, Ơng khơng thể tin vào tai mình, ơng hồn tồn thất vọng về
làng của mình. Nghe được tin dữ ấy “ cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân
rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến khơng thở được”. Ơng kiểm điểm từng người
trong tâm trí mình: “ họ là những người có tinh thần cả mà” sao lại đổ đốn đến thế
được. Giờ đây ông Hai đau khổ tột cùng, đau như ai lấy dao đâm mình vậy. Ơng


đau như chính mình có lỗi, như chính mình làm vậy. Có thể thấy rằng, ơng Hai q
u làng, u quá cho nên khi nghe như vậy ông Hai không kìm được nỗi xúc
động. Về đến nhà, ơng Hai tự giằng xé lương tâm của mình“ ơng nằm vật ra
giường” ,vắt tay lên trán nghĩ ngợi, “ tủi thân, nước mắt ơng lão cứ giàn ra”.Ơng
khơng biết bây giờ mình phải làm gì? Phải suy nghĩ gì? Và phải như thế nào? Tâm
trí ơng Hai giờ đây bị đè nặng bởi hai chữ “ Việt gian”. Trời ơi, chỉ có hai chữ thôi
là cả một sự cực nhục, xấu hổ, đau xót. Giờ đây, người ta sẽ nghĩ gì về cái làng của
ơng, chỉ tồn những cớ để người ta ghét, người ta khinh. Đã vậy, khi ơng nhìn
những đứa con của mình thì nỗi đau ấy lại dâng lên như khơng cịn chỗ để chứa,
ơng chỉ biết nói lên trong nỗi nhục nhã: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian
đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi
đầu”. Bấy nhiêu đây là quá đủ rồi, đủ nói lên sự đay nghiến từ tận đáy lòng trong
con người ông Hai. Dù cho có ai đánh, có ai đập, giết ơng đi chăng nữa thì cũng sẽ
khơng đau đớn bằng hai chữ “ Việt gian”. Giờ đây, ông Hai phải đối mặt với hai
lựa chọn: một là đi nơi khác sinh sống, hai là quay về làng. Nhưng nếu “ về làng
tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”. Cuối cùng, ơng Hai cũng quyết định “ Làng thì
u thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Quả thật ngay lúc này đây, ông Hai đã
vô cùng mạnh mẽ, chính tình u làng đã đưa ơng đến quyết định ấy. Ơng vẫn một
mực trung thành với cách mạng, có thể nói tình u làng q của ơng đã khái qt
lên và to lớn hơn đó là tình u nước. Có thể khẳng định, dù cho có ra sao, có như
thế nào thì tình u mà ơng Hai dành cho làng q, đất nước vẫn khơng bao giờ

phai nhạt, đó là một tình u chân chính.
Nếu như sự đau đớn của ơng Hai là q lớn như vậy thì khi ơng Hai nghe tin
cải chính từ ơng chủ tịch thì lại là một tâm trạng khác nữa. Có thể nói Kim Lân thật
q tài tình và sâu sắc. khi ơng Hai sắp suýt phải chết vì đau đớn, tủi nhục, sắp nổ
tung lên vì chuyện làng là Việt gian thì Kim Lân đã cứu chính nhân vật của mình
bằng tin cải chính, nó đã xóa bỏ những tủi nhục, xấu hổ mà ông Hai đang mang.
Ngay thời điểm ấy, ông Hai vui lắm, vui như nhận được vàng, sự đau khổ trên
khn mặt ơng khơng cịn nữa mà thay vào đó là niềm sung sướng, hạnh phúc tột
cùng. Ơng vui như một đứa con nít, đem câu chuyện ấy khoe với tất cả mọi người
“ Tây nó đốt nhà tơi rồi ông chủ ạ! Đốt nhẵn”. Tại sao nhà ông bị đốt mà ông lại
vui đến thế. Lẽ nào ông khơng u làng của mình sao? Khơng, khơng phải vì ông
không yêu mà là quá yêu nên ông mới đem khoe. Nhà ông bị đốt tức là làng ông
không theo Tây, làng ơng khơng phải Việt gian bán nước. Ơng Hai một lần nữa
phải tự hào về ngôi làng của mình hơn, bởi lẽ ơng Hai vẫn tin rằng làng mình vẫn
chiến đấu anh dũng, khơng thể nào theo Tây được. Niềm vui sướng của ông Hai đã
bao quát lên niềm vui sướng của tất cả mọi người, của người nơng dân. Ơng đã hi
sinh đi lợi ích cá nhân của bản thân mình vì cái lớn hơn và điều lớn hơn là vì cách
mạng. Có thể thấy ở ơng Hai có những đức tính mà chúng ta học hỏi như là tình
yêu làng quê da diết và biết hi sinh đi cá nhân và vì cộng đồng. Tóm lại, ơng Hai
chính là hình tượng cho những người nơng dân yêu làng, yêu quê hương.


Tất cả những điều ấy đã nói lên phần nào con người của ơng Hai. Ta có thể thấy
truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân là một câu chuyện hết sức độc đáo. Với tất cả
mọi người đây là một tác phẩm xuất sắc, với việc xây dựng nhân vật điển hình
trong hồn cảnh điển hình đã tạo nên nét đặc sắc của Làng. Đó là hình ảnh ngơi
làng trong số những ngôi làng và đặc biệt ông Hai là nhân vật điển hình trong vơ số
những người nơng dân khác. Tại sao tác giả lại gọi là ông Hai mà không gọi bằng
một cái tên nào khác? Bởi lẽ ông Hai chỉ là một hình tượng điển hình cho những
người nơng dân khác. Ngồi ra, tác phẩm Làng cịn có một cốt truyện hết sức độc

đáo, có thắt nút, mở nút, kết cấu chặt chẽ, có đỉnh điểm cao trào.Bên cạnh đó, hình
thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là một trong những nghệ thuật khắc
họa thành công chiều sâu tâm lý của nhân vật. Cùng viết về đề tài người nông dân
nhưng Nam Cao lại nói về một khía cạnh khác, nói về người nơng dân bị áp bức,
bóc lột vì cái đói và miếng ăn, bị dồn vào bước đường cùng như Lão Hạc hay tiếng
kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh, từ một đứa trẻ lương thiện vì miếng ăn
lại trở nên tha hóa như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Nhưng sau cùng thì tất
cả cũng đều nói lên sự khổ cực, khốn cùng của người nơng dân.
Có thể nói tác phẩm Làng là một trong những truyện ngắn xuất sắc, xứng
đáng là một trong những truyện ngắn hay của nền Văn học hiện đại Việt Nam. Bởi
thông qua nhân vật ơng Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất
nước và vẻ đẹp bên trong tâm hồn của mỗi người nông dân Việt Nam. Họ dám
đứng lên giành quyền sống, quyền được độc lập trước mọi gian nan thử thách. Từ
đó, thế hệ trẻ chúng ta cần học hỏi và học tập những phẩm chất đáng quý như yêu
làng, yêu nước, dũng cảm dám đối đầu với mọi chông gai trong cuộc sống như
những người nơng dân để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×