Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.2 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA
ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP L14--- NHÓM 07 --- HK 212
NGÀY NỘP 29.03.2022
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đặng Kiều Diễm

Sinh viên thực hiện

Mã số sinh viên

Châu Trí Viễn

1912434

Nguyễn Hồn Ngun

1911721

Đặng Ngọc Trâm

2014813

Nguyễn Thái Sơn



1914962

Nguyễn Hồng Lâm

1913919

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

Điểm số


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHĨM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)
Nhóm/Lớp: L14 .Tên nhóm: 07. HK 212. Năm học 2021-2022
Đề tài:

GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG,
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
% Điểm Điểm
STT
Mã số SV
Họ
Tên
Nhiệm vụ được phân cơng

Ký tên
BTL
BTL
1
1912434
Châu Trí
Viễn
Mở đầu, kết luận, tổng hợp bài
20%
2

1911721

Nguyễn Hoàn

Nguyên

Chương 2 phần 2.3

20%

3

2014813

Đặng Ngọc

Trâm

Chương 2 phần 2.2


20%

4

1914962

Nguyễn Thái

Sơn

Chương 1

20%

5

1913919

Nguyễn Hoàng

Lâm

Chương 2 phần 2.1

20%

Họ và tên nhóm trưởng:Châu Trí Viễn

Số ĐT: 09045010028


Email:

Nhận xét của GV: ..........................................................................................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN
NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên
(Ký và ghi rõ họ, tên)


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI ............................................................................................................. 4
1.1. Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình .................................. 4
1.1.1. Khái niệm gia đình ........................................................................... 4
1.1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội ......................................................... 4
1.1.3. Chức năng cơ bản của gia đình ........................................................ 6
1.2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .. 9
1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội ........................................................................ 9
1.2.2. Cơ sở chính trị - xã hội ................................................................... 10
1.2.3. Cơ sở văn hố ................................................................................. 11
1.2.4. Chế độ hơn nhân tiến bộ ................................................................. 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO
LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................ 13
2.1 Bạo lực gia đình và những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình ..... 13
2.1.1 Quan niệm về bạo lực gia đình ........................................................ 13
2.1.2 Những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình .................................. 14
2.2. Thực trạng phịng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam..................... 21

2.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân .............................................. 21
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 24
2.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm phịng chống bạo lực gia đình ở Việt
Nam trong thời gian tới: ............................................................................ 28
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 32

1|Page


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tổ ấm, là nơi con người được sinh ra và lớn lên. Gia đình cũng là điều
ảnh hưởng, tác động to lớn đến cuộc đời của mỗi con người. Không những phát triển
trên giá trị luật pháp (Hôn nhân), gia đình cịn phát triển, tồn tại dựa trên tình cảm, đạo
đức và trách nhiệm. Albert Einstein từng nói rằng: “Tất cả những điều có giá trị trong
xã hội con người đều dựa vào sự phát triển hòa hợp của mỗi cá nhân”. Chính vì thế, gia
đình là một cốt lõi cơ bản nhất xây dựng nên một xã hội to lớn. Gia đình là vấn đề lý
luận khơng thể thiếu trong toàn bộ học thuyết về sự phát triển của xã hội mới xã hội chủ
nghĩa. Con người Việt Nam phải phát triển trong mơi trường gia đình thuận lợi thì xã
hội mới phát triển.
Gia đình cũng là nơi đầu tiên giáo dục con người về đạo đức, lối sống chuẩn mực,
hay rộng hơn là phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc là dựng nước hay giữ
nước…Tuy nhiên, sự phát triển của cá nhân gia đình đôi khi không suôn sẻ, dễ dàng như
mỗi chúng ta mong đợi, theo thống kê của báo hội nông dân: “Cứ 03 người phụ nữ thì
có gần 02 người phụ nữ (62.9%) phải chịu ít nhất một hoặc nhiều hình thức bạo lực do
chồng gây ra trong đời và 31.6% bị bạo lực hiện thời”.1 Đó là một con số khơng hề nhỏ
và đang gây nên vấn đề nhức nhói trong xã hội nước ta hiện nay.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề gia đình qua các luận điểm trên, nhóm thực
hiện tiểu luận với đề tài: “Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,

thực trạng và giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” nhằm
nghiên cứu về những vấn đề cơ bản, nguyên nhân cốt lõi cũng như giải pháp của bạo
lực gia đình – thứ làm lệch chuẩn mực đạo đức và phá hủy nên tảng của cá nhân nói
riêng và xã hội nói chung.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

1

Trần Hải. (06/11/2020). 62,9% phụ nữ phải chịu ít nhất một hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng
gây ra trong đời. Truy cập từ />
2|Page


Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; bạo lực gia đình.
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng phịng, chống bạo lực gia đình ở nước ta thời gian gần
đây.
Thứ ba, đề xuất giải pháp phịng, chống bạo lực gia đình cơ bản ở nước ta thời gian
tới.

3|Page


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI
1.1. Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình
1.1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và

phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho
rằng: “… hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra
những người khác, sinh sơi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái,
đó là gia đình”2. Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân
và quan hệ huyết thống.
Trong gia đình, ngồi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng, quan
hệ giữa cha mẹ với con cái, cịn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với cháu
chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu, quan hệ cha mẹ ni với
con ni…Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội.
Như vậy, “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong
gia đình”3.
1.1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình có vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch
sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân

C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.41
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: NXB Chính trị quốc
gia Sự thật, tr.241.
2
3

4|Page


sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần

áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản
xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những trật tự xã hội, trong đó những
con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là
do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt
khác là do trình độ phát triển của gia đình”4.
Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người,
gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội. Khơng
có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội khơng thể tồn tại và phát triển được. Tuy
nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng
chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào bản
thân mơ hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử.
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cả
nhân của mỗi thành viên
Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi cá nhân
đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là mơi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được
yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của
mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể
lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội. Chỉ trong mơi trường n ấm của gia
đình, cá nhân mới cảm thấy bình n, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con
người xã hội tốt.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng
rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người. Chỉ trong gia đình,
mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và
con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế.

4

C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.44


5|Page


Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình,
mà cịn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngồi các thành viên
trong gia đình. Mỗi cá nhân khơng chỉ là thành viên của gia đình mà cịn là thành viên
của xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa
các thành viên của xã hội. Khơng có cá nhân bên ngồi gia đình, cũng khơng thể có cá
nhân bên ngồi xã hội. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ
xã hội của mỗi cá nhân. Gia đình cũng chính là mơi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học
được và thực hiện quan hệ xã hội.
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến
cá nhân. Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác
động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối
sống, nhân cách v.v... Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem
xét họ trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình. Có những vấn đề quản lý xã
hội phải thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến cá nhân. Nghĩa vụ và quyền
lợi của mỗi cá nhân được thực hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia đình.
1.1.3. Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng một cộng đồng nào có thể thay thế.
Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng
nhu cầu duy trì nịi giống của gia đình, dịng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động
và duy trì sự trường tồn của xã hội.
Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng gia đình,
nhưng khơng chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội. Bởi vì, thực hiện chức
năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc
tế. Thực hiện chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống
xã hội. Vì vậy, tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này được
thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích. Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp.

6|Page


Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình cịn có trách nhiệm ni
dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Chức
năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời
thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội. Thực hiện chức năng này, gia đình có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người.
Bởi vì, ngay khi sinh ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha nhẹ
và người thân trong gia đình. Những hiểu biết đầu tiên, mà gia đình đem lại thường để
lại dấu ấn sâu đậm và bền vững trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, gia đình là một mơi
trường văn hóa, giáo dục, trong môi trường này, mỗi thành viên đều là những chủ thể
sáng tạo những giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là những người thụ
hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác trong
gia đình.
Chức năng ni dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời
của mỗi thành viên. Mỗi thành viên trong gia đình đều có vị trí, vai trị nhất định, vừa là
chủ thể vừa là khách thể trong việc ni dưỡng, giáo dục của gia đình. Đây là chức năng
hết sức quan trọng, mặc dù, trong xã hội có nhiều cộng đồng khác (nhà trường, các đồn
thể, chính quyền v.v...) cũng thực hiện chức năng này, nhưng không thể thay thế chức
năng giáo dục của gia đình. Với chức năng này, gia đình góp phần to lớn vào việc đào
tạo thế hệ trẻ, cung cấp và nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn
của xã hội, đồng thời mỗi cá nhân từng bước được xã hội hóa. Vì vậy, giáo dục của gia
đình gắn liền với giáo dục của xã hội. Nếu giáo dục của gia đình khơng gắn với giáo dục
của xã hội, mỗi cá nhân sẽ khó khăn khi hịa nhập với xã hội, và ngược lại, giáo dục của
xã hội sẽ không đạt được hiệu quả cao khi không kết hợp với giáo dục của gia đình,
khơng lấy giáo dục của gia đình là nền tảng. Do vậy, cần tránh khuynh hướng coi trọng

giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội hoặc ngược lại.
Thực hiện tốt chức năng ni dưỡng, giáo dục, địi hỏi mỗi người làm cha, làm
mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đối tồn diện về mọi mặt, văn hóa, học vấn, đặc biệt
là phương pháp giáo dục.

7|Page


Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất và tái sản sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên, đặc thù của
gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động cho xã hội. Gia đình khơng chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra
của cải vật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội.
Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của
gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình. Đó là việc sử dụng
hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình vào việc đảm bảo đời sống
vật chất và tinh thần của mỗi thành viên cùng với việc sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi
để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhằm nâng cao sức khỏe,
đồng thời để duy trỉ sở thích, sắc thái riêng của mỗi người.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay cả
một hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, chức năng
kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mơ sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và
cách thức tổ chức sản xuất và phân phối. Vị trí, vai trị của kinh tế gia đình và mỗi quan
hệ của kinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội cũng khơng hồn tồn
giống nhau.
Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo vệ nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu
vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình, hiệu quả hoạt động kinh tế của gia
đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên gia đình.
Đồng thời, gia đình đóng góp vào q trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu

có của xã hội. Gia đình có thể phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của mình
về vốn, về sức lao động, tay nghề của ngời lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho gia
đình và xã hội.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

8|Page


Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu
tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ
chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa
các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương
tâm của mỗi người. Do vậy, gia đình là chỗ lựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương
tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi trong tựa về vật chất của con người. Việc duy
trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát
triển của xã hội. Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội
cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
Ngồi những chức năng trên, gia đình cịn có chức năng văn hóa, chức năng chính
trị... Với chức năng văn hóa, gia đình lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũng
như tộc người. Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được thực
hiện trong gia đình. Gia đình khơng chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơi sáng tạo và thụ
hưởng những giá trị văn hóa của xã hội. Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức
chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy
chế (hương ước) của làng xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế
đó. Gia đình là cầu nối của quan hệ giữa nhà nước với công dân.
1.2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội
Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất
là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa. Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế

độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố
thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nguồn gốc của sự áp bức, bóc lột và
bất bình đẳng trong xã hội và gia đình dân dần bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây
dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội. V.I. Lênin đã
viết: “Bước thứ hai và là bước chủ yếu là thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, công
xưởng và nhà máy. Chính như thế và chỉ có như thế mới mở được con đường giải phóng

9|Page


hoàn toàn và thật sự cho phụ nữ, mới thủ tiêu được “chế độ nơ lệ gia đình” nhờ có việc
thay thế nền kinh tế gia đình cá thể bằng nền kinh tế xã hội hóa quy mơ lớn”5.
Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng
thống trị của người đàn ơng trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và
chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ. Bởi vì sự thống trị của người đàn ơng trong gia đình
là kết quả sự thống trị của họ về kinh tế, sự thống trị đó tự nó sẽ tiêu tan khi sự thống trị
về kinh tế của đàn ơng khơng cịn. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đồng thời
cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực tiếp,
người phụ nữ dù tham gia lao động xã hội hay tham gia lao động gia đình thì lao động
của họ đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiến bộ của xã hội. Như Ph. Ăngghen đã
nhấn mạnh: "Tư liệu sản xuất chuyển thành tài sản chung, thì gia đình cá thể sẽ khơng
cịn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa. Nền kinh tế tư nhân biến thành một ngành lao động
xã hội. Việc nuôi dạy con cái trở thành công việc của xã hội”6. Do vậy, phụ nữ có địa vị
bình đẳng với đàn ơng trong xã hội. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ
sở làm cho hôn nhân được thực biện dựa trên cơ sở tình u chứ khơng phải vì lý do
kinh tế, địa vị xã hội hay một sự tính tốn nào khác.
1.2.2. Cơ sở chính trị - xã hội
Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
việc thiết lập chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nhân dân lao động được
thực hiện quyền lực của mình khơng có sự phân biệt giữa nam và nữ. Nhà nước cũng

chính là cơng cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng lên vai người phụ nữ đồng
thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ sở của việc xây dựng gia đình, thể hiện ở vai trị
của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hơn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính
sách xã hội đảm bảo lợi ích của cơng dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự
bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội...

5
6

V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.42,tr.464.
C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.21, tr.118

10 | P a g e


1.2.3. Cơ sở văn hoá
Cùng với những biến đổi căn bản trong đời sống chính trị, kinh tế, thi đời sống văn
hóa, tinh thần cũng khơng ngừng biến đổi. Phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã
hội cũ để lại từng bước bị loại bỏ.
Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần nâng cao
trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng thời cũng cung cấp
cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làm nền tảng cho sự hình
thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ
Hôn nhân tự nguyện
Hôn nhân tiến bộ là hơn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ và tất yếu dẫn
đến hôn nhân tự nguyện. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do
trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ. Tất nhiên,

hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có
nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hơn.
Hơn nhân tiến bộ cịn bao hàm cả quyền tự do ly hơn khi tình u giữa nam và
nữ khơng cịn nữa. Tuy nhiên, hơn nhân tiến bộ khơng khuyến khích việc ly hơn, vì ly
hơn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ, chồng và đặc biệt là con cái. Vì vậy,
cần ngăn chặn những trường hợp nông nổi khi ly hôn, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng
quyền ly hơn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi.
Hơn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân một vợ một chồng
là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình u. Thực hiện hơn nhân một vợ một
chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự
nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người.

11 | P a g e


Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội lồi người,
khi có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy. Thực hiện
chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện
sự bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Trong đó vợ và chồng đều có quyền
lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình. Vợ và chồng được tự
do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập
và một số nhu cầu khác v.v... Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết
những vấn đề chung của gia đình như ăn, ni dạy con cái... nhằm xây dựng gia đình
hạnh phúc.
Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha
mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau. Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ yêu
thương con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy
bảo của cha mẹ. Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ có những
mâu thuẫn không thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích riêng của

mỗi người. Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vấn đề cần được mọi người
quan tâm, chia sẻ.
Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
Quan hệ hơn nhân, gia đình thực chất khơng phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia
đình mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, xã
hội không can thiệp nhưng khi hai người đã thỏa thuận để đi đến kết hôn, tức là đã đưa
quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó
được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý trong
hôn nhân, là thể hiện sự tơn trọng trong tình tình u, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách
nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội và ngược lại. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn
những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn đề thảo mãn những nhu cầu
khơng chính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình. Thực hiện thủ tục pháp
lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do kết hôn và tự do ly hơn chính đáng, mà
ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất.

12 | P a g e


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC
GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Bạo lực gia đình và những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình
2.1.1 Quan niệm về bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là bạo lực và lạm dụng xảy ra trong mơi trường gia đình, như
trong hơn nhân hoặc sống thử. Bạo lực gia đình thường được sử dụng như một từ đồng
nghĩa với bạo lực với vợ chồng, được thực hiện bởi một trong những người trong mối
quan hệ thân mật với người khác, và có thể xảy ra trong các mối quan hệ khác giới hoặc
đồng giới hoặc giữa vợ hoặc chồng cũ hoặc đối tác. Bạo lực gia đình cũng liên quan đến
bạo lực đối với trẻ em, cha mẹ hoặc người già. Nó có thể giả định nhiều hình thức, bao
gồm lạm dụng thể chất, lời nói, cảm xúc, kinh tế, tơn giáo, sinh sản hoặc tình dục, có
thể bao gồm từ các hình thức tinh tế, cưỡng ép đến hãm hiếp hôn nhân và lạm dụng thể

chất bạo lực khác, chẳng hạn như nghẹt thở, đánh đập, cắt xén bộ phận sinh dục nữ và
ném axit có thể dẫn đến biến dạng hoặc tử vong. Giết người trong nước bao gồm ném
đá, đốt cô dâu, đơi khi liên quan đến các thành viên gia đình khơng sống chung.
Trên tồn cầu, nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ, và phụ nữ có xu hướng
trải qua các hình thức bạo lực nghiêm trọng hơn. Họ cũng giống đàn ông hơn khi sử
dụng bạo lực đối tác thân mật để tự vệ. Ở một số quốc gia, bạo lực gia đình có thể được
coi là hợp lý hoặc được cho phép hợp pháp, đặc biệt là trong trường hợp ngoại tình thực
tế hoặc nghi ngờ từ phía người phụ nữ. Nghiên cứu đã xác định rằng có một mối tương
quan trực tiếp và đáng kể giữa mức độ bình đẳng giới của một quốc gia và tỷ lệ bạo lực
gia đình, nơi các quốc gia có ít bình đẳng giới trải qua tỷ lệ bạo lực gia đình cao hơn.
Bạo lực gia đình là một trong những tội ác không được báo cáo đầy đủ nhất trên toàn
thế giới đối với cả nam và nữ. Ngoài ra, do sự kỳ thị xã hội liên quan đến nạn nhân nam,
những người đàn ông là nạn nhân của bạo lực gia đình phải đối mặt với khả năng bị các
nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bỏ qua.
Bạo lực gia đình thường xảy ra khi kẻ lạm dụng tin rằng họ có quyền được hưởng
nó, hoặc nó được chấp nhận. Nó có thể tạo ra một chu kỳ bạo lực giữa các thế hệ ở trẻ
em và các thành viên khác trong gia đình, những người có thể cảm thấy rằng bạo lực
như vậy là chấp nhận được hoặc được dung thứ. Nhiều người không nhận ra mình là

13 | P a g e


những kẻ lạm dụng hoặc nạn nhân, bởi vì họ có thể coi trải nghiệm của họ là xung đột
gia đình đã vượt khỏi tầm kiểm sốt. Định nghĩa và tài liệu về bạo lực gia đình khác
nhau rất nhiều giữa các quốc gia. Ngồi ra, bạo lực gia đình thường xảy ra trong bối
cảnh hôn nhân cưỡng bức hoặc trẻ em.
2.1.2 Những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình
Các hình thức bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình bằng hình thức vật lý:
Lạm dụng thể chất là gây sợ hãi, đau đớn, thương tích, đau khổ thể chất khác

hoặc tổn thương cơ thể. Lạm dụng thể chất là để kiểm soát nạn nhân. Nguyên nhân của
lạm dụng thể chất trong một mối quan hệ thường phức tạp. Bạo lực thể xác có thể là
đỉnh điểm của các hành vi lạm dụng khác, chẳng hạn như đe dọa, đe dọa và hạn chế
quyền tự quyết của nạn nhân thông qua sự cô lập, thao túng và hạn chế tự do cá nhân. Từ
chối chăm sóc y tế, thiếu ngủ và sử dụng ma túy hoặc rượu bắt buộc, cũng là những hình
thức lạm dụng thể chất. cũng có thể bao gồm gây thương tích thể chất cho các mục tiêu
khác, chẳng hạn như trẻ em hoặc vật nuôi, để gây tổn hại về tinh thần cho nạn
Các cuộc tấn cơng axit, là một hình thức bạo lực cực đoan, trong đó axit được
ném vào các nạn nhân, thường là khuôn mặt của họ, dẫn đến thiệt hại lớn bao gồm mù
lòa lâu dài và sẹo vĩnh viễn. Đây thường là một hình thức trả thù một người phụ nữ vì
đã từ chối lời cầu hơn hoặc tiến bộ tình dục.
Điển hình là vụ việc xảy ra vào hồi 17h 30 ngày 30/1/2014. Do mâu thuẫn vợ
chồng, Trương Văn Hà (SN 1976) thường trú tại số 18 ngõ Y, Vạn Phúc quận Ba Đình
đã hành hung vợ là chị Trương Thị Lan Phương (SN 1979). Không dừng lại ở đó, Hà
dùng súng quân dụng bắn vợ làm chị Lan tử vong.
Vụ việc tiếp theo xảy ra vào ngày 18/6/2014, do mâu thuẫn việc gia đình, Đỗ
Đức Quân (SN 1983), trú tại phường Xuân Đỉnh đã dùng dao đâm vợ là chị Lê Thị Minh
Hằng, (SN 1990) khiến chị Hằng tử vong. Ngay trong ngày, Phịng PC45 phối hợp với
Cơng an quận Bắc Từ Liêm tiến hành điều tra vụ giết người và bắt giam hung thủ.

14 | P a g e


Bạo lực gia đình bằng hình thức tình dục:
Lạm dụng tình dục là bất kỳ hành vi tình dục nào, cố gắng để có được một hành
vi tình dục, bình luận hoặc tiến bộ tình dục khơng mong muốn, hoặc hành động giao
thông, hoặc được hướng dẫn khác, chống lại tình dục của một người bằng cách sử
dụng ép buộc. Nó cũng bao gồm kiểm tra bắt buộc đối với trinh tiết và cắt bỏ bộ phận
sinh dục nữ. Ngoài iviệc bắt đầu hành vi tình dục thơng qua vũ lực thể chất, lạm dụng
tình dục xảy ra nếu một người bị áp lực bằng lời nói để đồng ý, khơng thể hiểu được bản

chất hoặc tình trạng của hành động, không thể từ chối tham gia hoặc không thể giao tiếp
sự không sẵn sàng tham gia vào hành vi tình dục. Điều này có thể là do thiếu niên, bệnh
tật, khuyết tật hoặc ảnh hưởng của rượu hoặc các loại thuốc khác, hoặc do đe dọa hoặc
áp lực.
Trong nhiều nền văn hóa, nạn nhân bị hãm hiếp được coi là đã mang lại sự ô nhục
hoặc ô nhục cho gia đình của họ và phải đối mặt với bạo lực gia đình nghiêm trọng, bao
gồm cả giết người vì danh dự. Đây là trường hợp đặc biệt nếu nạn nhân mang thai.
Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ được WHO định nghĩa là "tất cả các thủ tục liên quan
đến việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục nữ bên ngoài, hoặc chấn thương
khác cho cơ quan sinh dục nữ vì lý do phi y tế". Thủ tục này đã được thực hiện trên hơn
125 triệu phụ nữ cịn sống ngày nay, và nó tập trung ở 29 quốc gia ở châu Phi và Trung
Đông.
Loạn luân, hoặc quan hệ tình dục giữa một người lớn có liên quan và một đứa
trẻ, là một hình thức bạo lực tình dục gia đình. Trong một số nền văn hóa, có những hình
thức nghi thức lạm dụng tình dục trẻ em diễn ra với kiến thức và sự đồng ý của gia đình,
nơi đứa trẻ được buộc tham gia vào các hành vi tình dục với người lớn, có thể để đổi lấy
tiền hoặc hàng hóa. Ví dụ, ở Malawi, một số cha mẹ sắp xếp cho một người đàn ông lớn
tuổi, thường được gọi là linh cẩu, quan hệ tình dục với con gái của họ như một hình thức
khởi đầu.

15 | P a g e


Cưỡng ép sinh sản là mối đe dọa hoặc hành vi bạo lực đối với quyền sinh sản,
sức khỏe và ra quyết định của đối tác; và bao gồm một bộ sưu tập các hành vi nhằm gây
áp lực hoặc ép buộc bạn tình mang thai hoặc kết thúc thai kỳ.
Chị Trần Thu Hà (Hà Tây, Hà Nội) thì thường xuyên tổn thương bộ phận sinh
dục vì chồng đeo bi, cấy lông ngựa vào “của quý”. Anh ta không dùng “áo mưa” nên
chị cũng bị lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, phải chạy chữa kéo dài. Khi chị mang
thai, anh ta vẫn không tha, tiếp tục hành động thô bạo khiến chị sảy thai. Cũng có lần,

chị nhờ một cán bộ hội phụ nữ giúp đỡ nhưng anh ta vênh vang “ai không khỏe được
bằng tôi nên ghen tị”, “vợ tơi tơi muốn địi hỏi kiểu gì chả phải nghe theo”. Cuối cùng,
cán bộ chính quyền lại bảo chị: “Nó u vợ thì nó mới làm vậy, khơng chiều nó nó lại
đi với người khác thì chết”. Vậy là, chị Hà tiếp tục những đêm ác mộng. Hiện chị gày
yếu, xơ xác khiến chồng mất hứng thì anh ta lại đánh đập, chửi rủa chị vì “làm vợ khơng
xong” hay “như con cá ươn”.
Bạo lực cảm xúc:
Lạm dụng tình cảm hoặc tâm lý là một mơ hình hành vi đe dọa, đe dọa, phi nhân
tính hoặc làm suy yếu một cách có hệ thống giá trị bản thân. Bạo lực tâm lý là "hành vi
cố ý làm suy yếu nghiêm trọng tính tồn vẹn tâm lý của một người thơng qua ép buộc
hoặc đe dọa".
Lạm dụng tình cảm bao gồm giảm thiểu, đe dọa, cô lập, sỉ nhục công khai, chỉ
trích khơng ngừng, phá giá cá nhân liên tục, kiểm sốt cưỡng chế. Rình rập là một hình
thức đe dọa tâm lý phổ biến, và thường được thực hiện bởi các đối tác thân mật trước
đây hoặc hiện tại. Nạn nhân có xu hướng cảm thấy đối tác của họ gần như kiểm sốt
hồn tồn họ, ảnh hưởng lớn đến động lực quyền lực trong một mối quan hệ, trao quyền
cho thủ phạm và tước quyền lực của nạn nhân. Nạn nhân thường bị trầm cảm, khiến họ
có nguy cơ rối loạn ăn uống,, tự tử, lạm dụng ma túy và rượu.
Vụ án được đưa ra xét xử trong năm 2013 từng gây nhức nhối dư luận là vụ chị
Đỗ Thị Minh trú tại Cao Viên huyện Thanh Oai, Hà Nội dùng kéo đâm chết chồng.

16 | P a g e


Nguyên nhân bắt nguồn từ việc cuộc sống của gia đình gặp khó khăn khi chồng
chị là anh Hịa khơng có việc làm, thu nhập bấp bênh, mọi việc phải lo đổ dồn lên vai
người vợ. Ngoài việc đồng áng, chị Minh phải chạy chợ buôn bán và là trụ cột chính
trong gia đình. Anh chồng khơng những khơng động viên vợ mà mỗi lần uống rượu say
lại trút lên vợ những cú đấm, đạp, mắng chửi.
Nhận những trận đòn liên miên của chồng, chị Minh một mực nín nhịn, cắn răng

chịu đựng. Cho đến một buổi chiều, khi chị Minh vừa đi chợ về, anh Hòa đã uống rượu
say lại gây gổ với vợ. Thấy chồng như vậy, chị Minh đã bỏ sang nhà bà cơ ruột gần đó.
Được 20 phút nghe tiếng đập phá từ nhà, chị chạy về thấy chồng đang ném quần áo và
đổ dầu vào châm lửa đốt.
Khi lao vào can ngăn, chị Minh bị chồng đấm đá khắp người. Chính lúc đó chị
Minh đã vớ được chiếc kéo. Trong cơn giận không kiềm chế được chị đã nhằm chồng
đâm liên tục khiến anh Hòa tử vong.
Bạo lực bằng hình thức kinh tế:
Lạm dụng kinh tế (hoặc lạm dụng tài chính) là một hình thức lạm dụng khi cht
có quyền kiểm sốt quyền truy cập của đối tác khác vào các nguồn lực kinh tế. Tài sản
hôn nhân được sử dụng như một phương tiện kiểm sốt. Lạm dụng kinh tế có thể liên
quan đến việc ngăn chặn người phối ngẫu mua lại tài nguyên, hạn chế những gì nạn
nhân có thể sử dụng hoặc bằng cách khai thác các nguồn lực kinh tế của nạn nhân. Lạm
dụng kinh tế làm giảm khả năng tự nuôi sống bản thân của nạn nhân, tăng sự phụ thuộc
vào thủ phạm, bao gồm giảm khả năng tiếp cận giáo dục, việc làm, thăng tiến nghề
nghiệp và mua lại tài sản. Buộc hoặc gây áp lực cho một thành viên trong gia đình ký
các tài liệu, bán mọi thứ hoặc thay đổi di chúc là những hình thức lạm dụng kinh tế.
Nguyên nhân của bạo lực gia đinh
Các vấn đề về tâm thần
Phụ nữ là nạn nhân của lạm dụng thể chất nghiêm trọng có khả năng bị bệnh tâm
thần. Các bệnh bao gồm lo lắng, trầm cảm, nghiện rượu và nghiện ma túy, rối loạn nhân

17 | P a g e


cách chống đối xã hội và tâm thần phân liệt. Khơng rõ liệu phụ nữ bị bệnh tâm thần có
xu hướng bị lạm dụng hay phụ nữ bị lạm dụng phát triển bệnh tâm thần. Tuy nhiên, có
vẻ như hai tình huống khơng may xảy ra cùng nhau, dẫn đến một trong những yếu tố
chính góp phần vào bạo lực gia đình.
Nghèo đói và thất nghiệp

Những người gặp khó khăn về tài chính có nhiều khả năng liên quan đến bạo lực
gia đình. Một nửa số phụ nữ và trẻ em vô gia cư là nạn nhân của bạo lực gia đình. Một
ngun nhân chính của xu hướng này là thực tế là các nạn nhân lạm dụng trong nghèo
đói thường thiếu phương tiện để thốt khỏi tình trạng này. Họ có thể khơng có thể đủ
khả năng nhà ở của riêng họ. Những kẻ lạm dụng thường thực hiện các bước để giữ cho
nạn nhân của họ trong nghèo đói là tốt. Ví dụ, một kẻ lạm dụng có thể phá hoại cơ hội
việc làm cho nạn nhân của họ để giữ cho nạn nhân phụ thuộc vào kẻ lạm dụng.
Giáo dục
Trên khắp thế giới, giáo dục tạo ra sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ nguyên nhân gây
ra bạo lực gia đình. Mỗi năm học thêm có liên quan đến sự gia tăng nhận thức và khả
năng của một người phụ nữ để tránh những tiến bộ tình dục khơng mong muốn. Phụ nữ
có một số giáo dục trung học làm giảm nguy cơ bạo lực gia đình. Điều này là có thể bởi
vì phụ nữ có nhiều giáo dục hơn có nhiều khả năng thấy mình bình đẳng với những kẻ
lạm dụng và có phương tiện để đảm bảo sự độc lập của họ và tránh bất kỳ yếu tố bạo
lực gia đình nào.
Yếu tố lịch sử
Tự do cho phụ nữ và bình đẳng tương ứng vẫn là một vấn đề tranh luận và đang
được đấu tranh. Vì vậy, sự thay đổi tư duy chắc chắn sẽ mất thời gian. Xã hội là nam
giới chiếm ưu thế trong thời gian trước đó. Vì vậy, ngay cả khi tình trạng gia trưởng và
thống trị của nam giới không tồn tại trong tất cả các túi của xã hội, khơng hồn tồn có
thể loại bỏ một trong những nguyên nhân lớn nhất của bạo lực gia đình cùng một lúc.

18 | P a g e


Kết quả là, sự phức tạp vượt trội và cái ác vốn có của chủ nghĩa sơ vanh đóng vai trị là
một trong những ngun nhân chính của bạo lực gia đình.
Yếu tố văn hóa
Khi hai người từ các nền văn hóa khác nhau quyết định kết hơn, khơng cần thiết
cả hai đều quen thuộc với sự khác biệt trong văn hóa. Ban đầu có vẻ thú vị, nhưng theo

thời gian, sự khác biệt văn hóa có thể đóng vai trò là một trong những nguyên nhân phổ
biến của bạo lực gia đình. Những gì có vẻ phù hợp với một khi văn hóa có thể được
đánh giá cao ở một nền văn hóa khác. Và điều này sẽ tạo ra một trong những nguyên
nhân quan trọng của bạo lực gia đình.
Nếu các cặp vợ chồng khơng áp dụng sự khác biệt văn hóa với cách tiếp cận có
ý thức, điều này có thể dẫn đến nguyên nhân bạo lực gia đình. Cuối cùng nó có thể đặt
tương lai vào câu hỏi. Làm thế nào để nuôi dạy những đứa trẻ? Ý thức hệ văn hóa để
làm theo như thế nào? Rất nhiều thứ xuất hiện nếu những chiếc coupe khơng chia sẻ khả
năng tương thích văn hóa và / hoặc thiếu tơn trọng sự lựa chọn của nhau. Ngồi yếu tố
văn hóa và các yếu tố kể trên, cịn có các yếu tố như: Tự vệ, tệ nạn, nghi ngờ ngoại tình,
để níu kéo mối quan hệ, cha mẹ cịn trẻ tuổi…
Hậu quả của bạo lực gia đình
Tác động của bạo lực gia đình đối với nạn nhân:
Như với bất cứ ai đã bị tổn thương, nạn nhân thể hiện một loạt các tác động từ
bạo lực gia đình. Hành vi lạm dụng của thủ phạm có thể gây ra một loạt các vấn đề sức
khỏe và thương tích thể chất. Nạn nhân có thể cần được chăm sóc y tế cho các thương
tích ngay lập tức, nhập viện vì các cuộc tấn cơng nghiêm trọng hoặc chăm sóc mãn tính
cho các vấn đề sức khỏe suy nhược do các cuộc tấn công thể chất của thủ phạm. Các tác
động thể chất trực tiếp của bạo lực gia đình có thể bao gồm từ trầy xước hoặc vết bầm
tím nhỏ đến gãy xương hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục do hoạt động tình
dục cưỡng bức và các thực hành khác. Các tác động thể chất gián tiếp của bạo lực gia

19 | P a g e


đình có thể bao gồm từ đau đầu hoặc đau dạ dày tái phát đến các vấn đề sức khỏe nghiêm
trọng do sự chăm sóc y tế hoặc thuốc men bị giữ lại.
Nhiều nạn nhân bị lạm dụng thường xuyên đến gặp bác sĩ của họ vì các vấn đề
sức khỏe và các thương tích liên quan đến bạo lực gia đình. Thật khơng may, nghiên
cứu cho thấy nhiều nạn nhân sẽ không tiết lộ sự lạm dụng trừ khi họ được bác sĩ trực

tiếp yêu cầu hoặc sàng lọc bạo lực gia đình. Do đó, điều bắt buộc là các nhà cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải trực tiếp hỏi về bạo lực gia đình có thể xảy ra để nạn
nhân được điều trị thích hợp cho thương tích hoặc bệnh tật và được cung cấp hỗ trợ thêm
để giải quyết lạm dụng.
Tác động của bạo lực gia đình đối với nạn nhân có thể dẫn đến các vấn đề sức
khỏe tâm thần cấp tính và mãn tính. Tuy nhiên, một số nạn nhân có tiền sử bệnh tâm
thần có thể trở nên trầm trọng hơn do lạm dụng; những người khác có thể phát triển các
vấn đề tâm lý do hậu quả trực tiếp của việc lạm dụng. Ví dụ về tác động cảm xúc và
hành vi của bạo lực gia đình bao gồm nhiều phản ứng đối phó phổ biến đối với chấn
thương, chẳng hạn như: Từ chối hoặc giảm thiểu sự lạm dụng, bốc đồng hoặc hung hăng,
e ngại hoặc sợ hãi, bất lực, tức giận, lo lắng hoặc tăng cường, rối loạn ăn hoặc ngủ, trầm
cảm, tự tử, rối loạn căng thẳng sau chấn thương…
Nuôi dạy con cái và nạn nhân
Nghiên cứu mới nổi chỉ ra rằng tác hại của bạo lực gia đình có thể ảnh hưởng tiêu
cực đến hành vi ni dạy con cái. Cha mẹ đang bị lạm dụng có thể trải qua mức độ căng
thẳng cao hơn, do đó, có thể ảnh hưởng đến bản chất của mối quan hệ và phản ứng của
họ với con cái của họ.
Các nạn nhân đang bận tâm với việc tránh các cuộc tấn cơng thể chất và đối phó
với bạo lực phải đối mặt với những thách thức bổ sung trong nỗ lực của họ để cung cấp
sự an toàn, hỗ trợ và nuôi dưỡng cho con cái của họ. Thật không may, một số nạn nhân
của bạo lực gia đình khơng có sẵn về mặt cảm xúc hoặc thể chất cho con cái của họ do
chấn thương, kiệt sức về tinh thần hoặc trầm cảm.

20 | P a g e


Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nạn nhân của bạo lực gia đình có nhiều khả
năng ngược đãi con cái của họ hơn những người không bị bạn tình lạm dụng. Trong một
số trường hợp, nạn nhân sử dụng vũ lực hoặc kỹ thuật kỷ luật không phù hợp đang cố
gắng bảo vệ con cái họ khỏi các hình thức bạo lực hoặc kỷ luật nghiêm trọng hơn bởi

kẻ lạm dụng. Ví dụ, một nạn nhân của bạo lực gia đình có thể tát đứa trẻ khi kẻ lạm dụng
đe dọa gây hại nếu đứa trẻ không im lặng.
Dường như, hành vi lơ là của nạn nhân cũng có thể là kết quả trực tiếp của bạo
lực gia đình. Điều này được minh họa khi kẻ lạm dụng ngăn cản nạn nhân đưa đứa trẻ
đến bác sĩ hoặc đến trường vì vết thương của nạn nhân trưởng thành sẽ tiết lộ sự lạm
dụng.
Phần lớn các nạn nhân của bạo lực gia đình khơng phải là cha mẹ xấu, không
hiệu quả hoặc lạm dụng, nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng bạo lực gia đình là một
trong vơ số các yếu tố gây căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc nuôi dạy con
cái. Tuy nhiên, nhiều nạn nhân, mặc dù bị lạm dụng liên tục, vẫn hỗ trợ, nuôi dưỡng các
bậc cha mẹ làm trung gian cho tác động của việc con cái họ tiếp xúc với bạo lực gia
đình. Với tác động của bạo lực đối với hành vi nuôi dạy con cái, điều có lợi là nạn nhân
nhận được các dịch vụ làm giảm bớt sự đau khổ của họ để họ có thể hỗ trợ và mang lại
lợi ích cho trẻ em.
2.2. Thực trạng phịng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam
2.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân
Bạo lực gia đình trong tình hình dịch Covid-19
Hiện nay thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19, với tình hình vơ cùng hổn
loạn, thì người dân được khuyến cáo thậm chí có nhiều giai đoạn bắt buộc phải ở nhà.
Khơng những mọi người có nhiều thời gian rảnh rỗi, có nhiều trường hợp mất công ăn
việc làm, thất nghiệp, … nên thời gian gặp nhau của hai vợ chồng tăng lên, họ cũng
dành thời gian uống rượu, cờ bạc. Từ đó nguy cơ bạo lực có thể tăng lên.
Điển hình các vụ việc đến từ những địa phương đang áp dụng giãn cách hoặc
đang ở khu vực phong tỏa do có ca dương tính, thì nạn nhân càng dễ rơi vào hoảng loạn,
sợ hãi và tuyệt vọng vì khơng thể ra khỏi nhà.

21 | P a g e


Ví dụ: Thể hiện qua số tổng số cuộc gọi và tin nhắn tư vấn của CSAGA – Trung tâm

Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên cho
biết từ đầu năm 2020 đến hết tháng 7 năm 2021 được điều tra và thống kê là 3.487 cuộc7,
trong đó chủ yếu là phụ nữ bị bạo hành gia đình, phân bố đều ở cả thành thị và nông
thôn.
Số lượng người liên lạc và cầu cứu trang xã hội Peace House Shelter (Ngơi Nhà
Bình n) trong 4 tháng đầu năm 2020 tăng tính bằng cả năm 2019. Cho đến năm 2021,
6 tháng đầu tổng đài tiếp nhận hơn 1.300 cuộc gọi, lại tăng so với 2020 ước tính 140%,
trong đó bạo hành gia đình chiếm hơn 1.000 cuộc, riêng Hà Nội đã giải cứu 74 người
đến với Ngơi Nhà Bình n – tăng 120% so với cùng kỳ năm 2020, bên cạnh đó miền
Nam cũng chiếm hơn 30% trên tổng cuộc gọi cả nước 8. Đồng thời, bên một tổ chức
khác là Mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó Bạo lực giới tại Việt Nam cơng bố có tới
99% phụ nữ 9 được khảo sát thừa nhận thời gian diễn ra bệnh dịch đã xuất hiện nhiều
mâu thuẫn trong gia đình hơn.
Đảng và nhà nước ta dành sự quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình:
Bằng cách chủ động tuyên truyền mạnh mẽ đến các hộ gia đình thành thị lẫn vùng
xa. Sáng lập Luật phòng/ chống bạo lực gia đình với những điều khoản được cân nhắc
phù hợp với thời đại.
Ví dụ: Trong những năm qua, Đảng nhà Nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật
trực tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp (ban hành lần đầu năm 1946 và sửa đổi qua 5 lần,
mới nhất là nấc 2013), Luật Hơn nhân và gia đình (thơng qua lần đầu năm 1959 đến hiện
tại là phiên bản năm 2014), Luật Bảo vệ - chăm sóc và giáo dục trẻ em (lần đầu 1991
đến nay 2004), Bộ luật Dân sự (lần đầu 1995 đến nay 2015), …và đặc biệt vào năm
2007 đã ban hành luật riêng cho vấn nạn này là Luật phịng, chống bạo lực gia đình.

Hạnh Đỗ (19/09/2021), Bạo lực gia đình “nở rộ” mùa Covid-19. Truy cập từ: />8
Phan Dương (03/11/2021), Phụ nữ bị bạo hành gia tăng vì Covid-19. Truy cập từ: />9
Hồng Ngân (24/10/2021), Gia tăng bạo lực gia đình mùa Covid-19. Truy cập từ:
/>7

22 | P a g e



Nhận thức của nhân dân:
Về bạo lực gia đình, ý thức được rõ ràng vai trò, trách nhiệm của người chồng/
vợ, sáng suốt trong việc phân biệt giữa sự nhường nhịn của các cặp đôi và sự chịu đựng
(trong trường hợp bị bạo hành).
Ví dụ: nhận thức và ý thức về vai trò cũng như trách nhiệm được cải thiện và tăng
dần kèm theo trình độ dân trí. Hiện nay sự giáo dục ở Việt Nam được chú trọng vô cùng,
việc tham gia học tập từ nhỏ ở trẻ đã tạo điều kiện cho thế hệ hiện tại tiếp thu thế nào là
luật cũng như biết về bạo hành. Song song đó việc né tránh các tệ nạn xã hội khác (rượu
chè, cờ bạc, …) cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình.
Bảng thể hiện tỷ lệ hoàn thành cấp học năm 2020 và 2021 10

Biểu đồ lực lượng lao động năm 2020 và 2021 11

Điều tra SDGCW Việt Nam 2020-2021, Giáo dục. Truy cập từ:
/>11
Tổng cục thống kê (06/01/2022), Thơng cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý 4 năm 2021. Truy cập từ:
/>10

23 | P a g e


×