Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bình đẳng giới và hạnh phúc chủ đề nghiên cứu trọng tâm trong báo cáo hạnh phúc thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.17 KB, 9 trang )

Bỉnh đăng gỉói và hạnh phúc
- Chủ đê nghiên cứu trọng tâm trong
Báo cáo hạnh phúc thê giói
7

Bùi Thị Hương Tràm
*

Tóm tắt: Tại Hội nghị cấp cao của Liên Họp Quốc về hạnh phúc và phúc lợi
xã hội được tố chức năm 2012, cơ quan này đã khuyến cáo các quốc gia nên
coi hạnh phúc là thước đo đúng đắn của tiến bộ xã hội và là mục tiêu của chính
sách cơng (World Happiness Report, 2012). Điểm quan trọng trong tiến trình
đó là cần xác định mối tương quan của hạnh phúc với các yếu tố kinh tế, xã
hội, môi trường và phúc lợi. Báo cáo Hạnh phúc thế giới đã căn cứ vào luận
điếm quan trọng trên đây để phát triển thành các chủ đề trọng tâm của các báo
cáo hằng năm. Mối quan hệ giữa binh đẳng giới và hạnh phúc là chủ đề trọng
tâm của Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2016. Ket quả nghiên cứu chỉ ra
rằng: bình đẳng giới là một phần khơng thể thiếu của hạnh phúc. Bình đẳng
giới có mối quan hệ với hạnh phúc nhưng rất phức tạp và nhiều sắc thái. Khi
định kiến giới khơng bị phá võ thì phụ nữ và nam giới sẽ tiếp tục phải đối mặt
với bất cơng giới ngay cả khi có cơ hội bình đẳng. Và điều này làm ảnh hưởng
đến cảm nhận hạnh phúc. Do đó, các can thiệp về bình đẳng giới có mục tiêu
khơng chỉ đem lại điều kiện tốt hơn cho phụ nữ và nam giới mà còn để tăng
cường hạnh phúc tong the của cả hai giới. Bài viết sử dụng phương pháp tổng
quan tài liệu, trong đó nguồn tài liệu chính là 09 Báo cáo Hạnh phúc thế giới
(từ năm 2012 đến năm 2021)*
1.

Từ khóa: Báo cáo Hạnh phúc thế giới; Hạnh phúc; Bình đẳng giới.
Ngày nhận bài: 11/10/2021; ngày chỉnh sửa: 25/10/2021; ngày duyệt đăng:
15/11/2021.



* TS., Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
1 Bài viết là sản phẩm của Đề tài cấp Cơ sở “Thứ bậc hạnh phúc của Việt Nam trong bảng xếp
hạng hạnh phúc thế giới’’ do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ trì thực hiện năm 2021.


Bùi Thị Hương Trầm 131

1. Giói thiệu
Trong khi chủ đề bình đẳng giới thu hút rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam
thì chủ đề hạnh phúc chỉ mới được quan tâm nghiên cứu khoảng 10 năm trở lại
đây. Phần lớn các nghiên cứu về bình đẳng giới đã thực hiện thường đo mức độ

hài lòng - như một chỉ báo của hạnh phúc - ở một số lĩnh vực. Một số nghiên cứu
khác về hạnh phúc thì thường phân tích yếu tố giới như một biến số có thể thay

đổi nhưng khơng xem xét liệu bình đẳng giới có phải là một chỉ số của hạnh phúc

hay không (Carmine Rustin, 2018). Việt Nam là quốc gia được đánh giá có
những quyết tâm chính trị cao trong lĩnh vực bình đẳng giới. Chính phủ Việt
Nam đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ thúc đẩy bình đẳng giới

(Trần Thị Minh Thi (chủ biên), 2017). Tuy nhiên, trên thực tế, còn rất nhiều
thách thức mà phụ nữ và nam giới phải đối mặt, bao gồm cả bất bình đẳng và

bạo lực trên cơ sở giới.
Thực tiễn xây dựng và triển khai các chương trình liên quan đển bình đẳng

giới và hạnh phúc, ln có rất nhiều câu hỏi được đặt ra: các chính sách thúc đẩy
bình đẳng giới tác động đến cách phụ nữ và nam giới trải nghiệm cuộc sống như thế


nào? Họ có hạnh phúc khơng và có thấy hạnh phúc gắn liền với những nỗ lực bình
đẳng giới khơng? Liệu có khả năng: có bình đắng nhưng khơng có hạnh phúc hay

có hạnh phúc mà khơng có bình đẳng? Bằng việc phân tích một số chiều cạnh của

mối quan hệ giữa bình đẳng giới và hạnh phúc, bài viết mang tính gợi mở bước đầu
về mối quan hệ này.

2. Đôi nét về các chủ đề trọng tâm trong Báo cáo Hạnh phúc thế giói
Báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report-WHR) đầu tiên được

công bố vào tháng 4 năm 2012, nhằm hỗ trợ Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc
về hạnh phúc và phúc lợi xã hội. số liệu của Báo cáo được thu thập từ người dân
tại hơn 150 quốc gia. Ke từ đó, WHR được tiếp tục nghiên cứu và cơng bố vào

Ngày Quốc tế về Hạnh phúc các năm. Khoảng thời gian mỗi báo cáo giới hạn để
đo hạnh phúc của các quốc gia là 3 năm, chẳng hạn Báo cáo WHR 2020 nghiên

cứu, đánh giá hạnh phúc của các quốc gia trong các năm từ 2017 đến 2019. Tương

tự như thế, Báo cáo WHR 2021 sẽ nghiên cứu, đánh giá hạnh phúc cùa các quốc
gia trong các năm từ 2018 đến 2020. Đến nay đã có 09 Báo cáo WHR vào các năm

2012, 2013, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021.
Các Báo cáo Hạnh phúc thế giới không chỉ xem xét hạnh phúc trung bình

trong một cộng đồng hoặc quốc gia, mà còn bao gồm các chủ đề trọng tâm phân
tích sâu hơn về hạnh phúc ờ các quốc gia và khu vực. Những hiểu biết cụ thê và


rõ ràng về các chủ đề trọng tâm là cơ sở gợi ý chính sách cho các quốc gia như lời


132

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 130-138

Giáo sư Jeffrey D. Sachs - Giám đốc Mạng lưới giải pháp phát triển bền vừng nhấn mạnh trong lời giới thiệu WHR 2013: “Chúng ta đang sống trong thời đại

mà căng thẳng gia tăng. Các chính sách phải phù hợp chặt chẽ hơn với những gì

thực sự quan trọng đổi với con người. Càng ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo trên
thế giới bao gồm cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Hàn Quốc Park
Geun-hye và Thủ tướng Anh David Cameron, nói về tầm quan trọng cùa hạnh
phúc như một kim chì nam cho quốc gia của họ và cho thế giới. Dữ liệu này sẽ

cung cấp cho các chính phủ trên thế giới cơ hội để cân nhắc lại các chính sách
cơng cũng như đê các cá nhân lựa chọn cuộc sông cá nhân, nâng cao hạnh phúc.
Báo cáo cũng sẽ chỉ ra những thách thức tiềm ẩn cần được giải quyết” (WHR,

2013: 5).

Chủ đề trọng tâm của 09 Báo cáo Hạnh phúc thế giới (từ năm 2012 đến năm
2021) được tổng họp ờ Bảng dưới đây:
Bảng 1. Chủ đề trọng tâm của 09 Báo cáo Hạnh phúc thế giới
Chủ đề trọng tâm

Báo cáo

Báo cáo Hạnh phúc thế giói 2012


Ngun nhân của hạnh phúc và khơ đau

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2013

Sức khoé tâm thần và hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2015

Xu hướng và sự khác biệt toàn cầu về hạnh phúc
Phát triển bền vững và hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2016

(Binh đẳng giới là một mục tiêu phát triển bền vững hướng
đến hạnh phúc toàn diện)

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2017

Vai trò cùa các yếu tố xã hội trong hỗ trợ hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2018

Di cư và hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2019

Cộng đồng và hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2020


Môi trường, xã hội đô thị và hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2021

Covid-19 và hạnh phúc

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ 09 WHR.

3. Mối quan hệ giữa bình đẳng giói và hạnh phúc
Helliwell và cộng sự trong các Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2012, 2013,

2015 khẳng định: hạnh phúc là sản phẩm cùa nhiều khía cạnh xã hội, trong đó có
khía cạnh bình đẳng giới (Helliwell, Richard Layard, Jeffrey Sachs, 2015). Báo cáo
Hạnh phúc thế giới năm 2016 nhấn mạnh bình đẳng giới là một trong các mục tiêu

phát triển bền vững hướng tới hạnh phúc toàn diện. Điều này không chỉ được xem
xét trong mỗi quốc gia mà còn cần được xem xét giữa các quốc gia. Mối quan hệ

giữa bình đắng giới và hạnh phúc the hiện ở bốn chiều cạnh sau: (1) Có bình đẳng


Bùi Thị Hương Trầm 133

giới, có hạnh phúc; (2) Có bình đẳng giới nhưng khơng có hạnh phúc; (3) Có hạnh
phúc mà khơng có bình đẳng giới; (4) Bất bình đẳng giới là bất hạnh.
Trong phạm vi của bài viết này, tác giả chỉ đề cập tới hai chiều cạnh của mối
quan hệ: (1) Có bình đẳng giới, có hạnh phúc và (2) Có bình đẳng giới nhưng khơng

có hạnh phúc.


3.1. Có bình đẳng giới, có hạnh phúc
Nghiên cứu của Holter được thực hiện năm 2014 chỉ ra rằng: cả phụ nữ và
nam giới đều hạnh phúc hơn trong các xã hội bình đăng giới hơn. Nam giới khơng
hề bị thua thiệt (mất quyền lực) khi xã hội bình đẳng. Hay nói cách khác, cả nam

giới và phụ nữ đều được hưởng lợi (được hạnh phúc) từ bình đẳng giới. Ở Châu Àu,
tỷ lệ phụ nữ và nam giới ở ba quốc gia có chỉ số bình đẳng giới cao nhất cảm thấy
hạnh phúc cao gấp đôi so với ba quốc gia có chỉ số bình đẳng giới thấp nhất. Ở Mỹ,

cơ hội hạnh phúc cùa một cá nhân cao gấp đơi ở bang có điểm bình đăng giới cao

nhất so với bang có điểm bình đẳng giới thấp nhất (Holter, 2014: 521).
Tại Việt Nam, bình đẳng giới là mục tiêu được xác định trong rất nhiều văn

bản luật. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định bình
đăng giới là định hướng quản lý phát triền xã hội: Quản lý phát triển xâ hội có hiệu

quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội (trong đó có cơng bằng giới) (Đảng Cộng sản Việt Nam,

2021: 116). Rõ ràng, xét về mặt giá trị, bình đẳng giới được ủng hộ trên hành trình
kiếm tìm hạnh phúc. Bên cạnh đó, nếu xem xét bộ chỉ số binh đẳng giới và bộ chỉ
số hạnh phúc sẽ nhận thấy chúng gặp nhau ở một số chì báo/chỉ tiêu nền tảng. Như

vậy, xét về cấu trúc, binh đẳng giới và hạnh phúc có mối liên hệ tương tác và giao

thoa với nhau.
Có thể điểm 03 chỉ báo/chỉ tiêu giao thoa sau:


(1) về thu nhập - Bộ chỉ tiêu thống kê giới của Việt Nam có chi tiêu số 20
liên quan đến thu nhập bình quân một lao động có việc làm và chỉ tiêu số 34 liên
quan đến khoảng cách thu nhập theo giới (Danh mục Chỉ tiêu thống kê phát triển
giới của quốc gia, 2019). Trong khi đó, thu nhập (cá nhân) và GDP (quốc gia) là chỉ

báo quan trọng trong đo lường hạnh phúc. Do đó, thu nhập được coi là một chỉ số

quan trọng ưong cả khía cạnh bình đẳng giới và hạnh phúc. Hạnh phúc thường đi
kèm sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế. Phụ nữ và nam giới hạnh phúc hơn khi

được trả lương cao hơn và không bị phân biệt đối xử liên quan đến thu nhập (World

Database on Happiness, 2017). Tiền là một phương tiện để tạo điều kiện hạnh phúc
(Robeyns, 2003; Sen, 1992) và quan trọng đối với công bằng xã hội (Fraser, 2000,
2007). Việc phân bổ lại các nguồn lực là chìa khóa đề đảm bảo rằng phụ nữ có


134

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, sồ 4, tr. 130-138

quyền độc lập và tiếng nói, đồng thời duy trì sự độc lập và tiếng nói (Fraser, 2007).
Ngồi ra, việc phân bồ lại các nguồn lực sè cho phép phụ nữ tiếp cận các cơ hội

khác như giáo dục và cơng việc được trả lương cao hơn, do đó tạo điều kiện thuận

lợi cho sự bình đẳng có sự tham gia và đạt được ngưỡng năng lực tối thiểu.
(2) về tham gia lãnh đạo, quản lý - Bộ chỉ tiêu thống kê giới của Việt Nam
có 11 chỉ tiêu (từ chỉ tiêu 35 đến chỉ tiêu 45) liên quan đến tỷ lệ phụ nữ tham gia
lành đạo, quản lý (Danh mục Chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia, 2019).


Trong nghiên cứu hạnh phúc, quyền tự quyết (trong lãnh đạo, quản lý và trong đời
sống cá nhân) khơng chỉ là trung tâm của hạnh phúc mà cịn là khả năng theo đuổi

các mục tiêu và giá trị mà con người cho là quan trọng. Điều kiện dành cho phụ nữ

và nam giới sẽ được cài thiện khi có thêm nhiều phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý,

cất lên tiếng nói mạnh mẽ và quyền lực đòi hỏi đáp ứng nhu cầu, giải quyết quan

ngại và đảm bảo hạnh phúc. Mối liên hệ đáng kể được quan sát thấy giữa quyền tự

quyết của phụ nữ và hạnh phúc, với sự hài lòng của phụ nữ với cuộc sống và ảnh
hưởng ngày càng tăng khi quyền tự quyết của họ tăng lên (Carmine Rustin, 2018).

(3) về bình đẳng tại nơi làm việc - Bộ chỉ tiêu thống kê giới của Việt Nam có
chi tiêu số 23 về số giờ trung bình làm cơng việc chăm sóc khơng được trả công và
chi tiêu số 24 về số giờ trung bình cơng việc tạo thu nhập và cơng việc chăm sóc

khơng được trả cơng (Danh mục Chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia,

2019). Bình đắng giới tại nơi làm việc được thể hiện bằng số giờ làm công việc được
trả lương đi đôi với số giờ làm việc không được trả công. Trong nghiên cứu hạnh

phúc, vấn đề này được đo bằng tính cân bằng, tự chù trong công việc và an sinh xã
hội. Hạnh phúc thường đi kèm sự cân bàng và chính sách an sinh xã hội hiệu quà.
Khi các chính sách an sinh xã hội được thiết kế tốt sẽ làm tăng các lựa chọn có sẵn
cho cả phụ nữ và nam giới. Do đó, sẽ làm tăng phúc lợi gia đình và xã hội và tăng
hạnh phúc tổng thể.


Như vậy, bình đẳng giới và hạnh phúc được liên kết với nhau, đôi khi giao

thoa và bộc lộ mối quan hệ chặt chẽ giữa các chi báo. Bình đẳng giới là lợi ích xã
hội và là một phần không thể thiếu cùa hạnh phúc. Các mối quan hệ bình đẳng hơn
và giải quyết các vai trị giới khác biệt được coi là có cuộc sống hạnh phúc hơn.

3.2. Có bình đẳng giới nhưng khơng có hạnh phúc
Theo tác giả Betsey Stevenson và Justin Wolfers (2009): trên thực tế, tồn tại
một khoảng cách giới trong thụ hưởng hạnh phúc. Betsey Stevenson and Justin
Wolfers đưa ra một “nghịch lý suy giảm hạnh phúc của phụ nữ” (paradox of declining
female happiness). Hai tác giả phân tích hạnh phúc của phụ nữ trong 35 năm bằng
việc phân tích bộ số liệu Khảo sát Xã hội của Mỳ (GSS - General Social Survey).


Bùi Thị Hương Trầm 135

Khảo sát này bắt đầu thực hiện từ năm 1972 và được lặp lại hàng năm. Khoảng thời

gian dài của GSS và việc sử dụng phương án khảo sát phù họp để đo lường hạnh phúc
là rất lý tưởng cho việc phân tích xu hướng hạnh phúc theo thời gian. Ket quả chỉ ra

rằng: mặc dù cuộc sống của phụ nừ được cải thiện do tác động của các chính sách

bình đẳng giới nhung hạnh phúc của phụ nữ đã giảm về mặt tuyệt đối so với nam giới.

Những năm 1970, phụ nữ hạnh phúc hon nam giới. Nhưng đến những năm 1990, phụ
nữ hạnh phúc ít hon trong khi hạnh phúc của nam giới giữ ở khoảng ổn định. Phong

trào giải phóng phụ nữ, quyền tự do kinh tế, chính trị, xã hội đã thúc đẩy sự tiến bộ
của phụ nữ và kỳ vọng phụ nữ sẽ hạnh phúc hon. Nhưng thực tế khơng hồn tồn như


vậy (Stevenson & Wolfers, 2009). “Vai trị kép” đã làm suy giảm hạnh phúc của phụ
nữ. Nhiều sự lựa chọn cũng làm cuộc sống của phụ nữ trở nên phức tạp hon và việc

gia tăng cơ hội việc làm của nữ giới trên thị trường đã dẫn đến sự gia tãng tổng số

lượng công việc mà phụ nữ phải đảm nhiệm. Người phụ nữ vừa phải nồ lực kiếm tiền
ngồi xã hội vừa phải chăm sóc con cái và làm việc nhà. Áp lực này là nguyên nhân
suy giảm hạnh phúc của người phụ nữ.

Người phụ nữ Mỹ giữa thế kỷ XX đã “bị mắc bẫy” giữa quan niệm xã hội về
“bà nội trợ Mỹ hạnh phúc” (thực hiện 13 vai trò gồm: làm vợ, làm bồ, làm mẹ, làm

y tá, người tiêu dùng, đầu bếp, lái xe, chuyên gia về trang trí nội thất, chăm trẻ, sửa

thiết bị, làm mói đồ gồ, dinh dưỡng và giáo dục) với quan niệm của chính bản thân
họ về hạnh phúc. Một bà mẹ bốn con, bỏ học đại học năm 19 tuổi để lấy chồng và

“đã thử mọi thứ mà người ta cho là phụ nữ hay làm - có thú vui riêng, làm vườn,
muối dưa, làm đồ hộp, giao du với hàng xóm, tham gia các úy ban, tổ chức những

buổi tiệc trà bên Hội phụ huynh... nhưng tôi tuyệt vọng. Tơi bắt đầu thấy mình
khơng có tính cách. Tơi chỉ là người bưng đồ ãn, mặc quần áo cho bọn trẻ, dọn

giường, ai đó được gọi đến khi muốn có thứ gì đó. Nhưng tơi là ai mới được chứ?”

(Betty Friedan, 2015: 37).
Việt Nam được ghi nhận là một trong những quốc gia có khung pháp lý tiến
bộ theo xu hướng đảm bảo các quyền con người và không phân biệt đối xử. Mối


quan tâm và tiếng nói của phụ nữ đã được lắng nghe. Tuy nhiên, sự phát triển tích
cực này tác động đến cuộc sống hàng ngày của phụ nữ và nam giới như thế nào lại

là một vấn đề khác. Phụ nữ tiếp tục mang gánh nặng của khuôn mẫu giới. Phụ nữ

thành công trong trật tự xã hội gia trưởng có thể khơng hạnh phúc vì bị quá tải và
căng thẳng. Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý có thể gây ra những cãng thẳng trong
cuộc hơn nhân vì người chồng cảm thấy bị giảm “nam tính”, có khả năng dẫn tới

bạo lực gia đình và hơn nhân tan vỡ.
Những nghiên cứu về gia đình từ lâu đã nhấn mạnh sự tham gia của phụ nữ
vào lực lượng lao động được trả lương không phải là sự chuyển đổi vị trí từ cơng


136

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 130-138

việc nhà, vì thế phụ nữ làm các cơng việc chăm sóc khơng được trả cơng là làm “ca

thứ hai”. Việc nhà ít khiến đàn ơng bị trầm cảm nhưng đóng góp vào sự trầm cảm
của phụ nữ và khiến phụ nữ cảm thấy không hạnh phúc, về cơ bản, phụ nữ vẫn chịu
trách nhiệm về công việc sinh sản. Sự lựa chọn giữa tham gia lực lượng lao động và

công việc sinh sản đã tạo thêm gánh nặng cho phụ nữ và ảnh hưởng đến hạnh phúc
của họ. Áp lực, căng thẳng do công việc sinh sản gây ra tác động đen khả năng tận
hưởng thời gian vui chơi giải trí và tiếng cười của phụ nữ - những chỉ báo dự đoán

về mức độ hạnh phúc.


Phụ nữ coi trọng bình đẳng giới và có thể muốn giành lấy các cơ hội bình
đẳng giới. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, khó có cơ hội nắm bắt hoặc tận dụng

cơ hội này cỏ thể dẫn đến thách thức khác đối với phụ nữ. Phụ nữ vần phải chịu

trách nhiệm về các hoạt động chăm sóc, đặc biệt là liên quan đến trẻ em. Vì vậy,
phụ nữ khơng chỉ phải cân bằng và điều hướng thời gian và nguồn lực của họ mà

còn phải đối mặt với những xáo trộn về cảm xúc mà cơng việc có thể dẫn đến, nếu

họ tin rằng con cái của họ đang phải chịu đựng. Do đó, lập luận có thể được đưa ra
rằng khi phụ nữ đảm nhận các vị trí ngang bằng với nam giới, nhưng trong một trật

tự xã hội tiếp tục được định hình bởi sự phân biệt giới, họ thậm chí có thể bị trừng

phạt bằng cách nhận thấy mình có nhiều gánh nặng và bị xã hội bất bình dần đến
bất hạnh.
Những chuẩn mực truyền thống về nam tính cũng tác động nhiều chiều tới

nam giới. Những tiêu chí về hình mầu “người đàn ơng đích thực” cho thấy xã hội
đã đặt ra những kỳ vọng quá cao (là trụ cột gia đình, kiếm đủ tiền ni vợ con, có

vị trí trong cơ quan nhà nước, khả năng tình dục cao...) buộc nam giới phải cố gắng
khơng ngừng để đạt được những điều đó (Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội, 2020).

Nam giới cũng bị mắc kẹt ưong bối cành xã hội hướng đến bình đẳng giới. Nam
giới được kỳ vọng vừa phải đáp ứng những chuẩn mực truyền thống (là trụ cột trong

gia đình, thành cơng ngồi xã hội) vừa phải đáp ứng chuẩn mực bình đẳng giới (chia
sẻ vai trị chăm sóc trong gia đình, tơn trọng, binh đẳng ở nơi làm việc). Điều này

khiến nam giới bị áp lực, căng thẳng và không hạnh phúc. Từ đó, họ có xu hướng
thực hiện các hành vi bất bình đắng giới, cản trở sự phát triển của phụ nữ. Đây là

nguyên nhân quan trọng khiến mục tiêu bình đẳng giới thực chất vần chưa đạt được,

khiển mục tiêu nâng cao hạnh phúc tổng thể vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

4. Kết luận
Các vấn đề đã phân tích phàn ánh sự phức tạp và sắc thái đa dạng giữa bình

đắng giới và hạnh phúc: giao thoa và có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, mối liên
hệ giữa bình đẳng giới và hạnh phúc khơng phải là tuyến tính. Bình đẳng giới là cần


Bùi Thị Hương Trầm 137

thiết trong cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư để có được hạnh phúc nhưng giữa bình
đẳng giới và hạnh phúc chưa xác định được mối quan hệ nhân quả một cách chặt
chẽ. Chỉ riêng pháp luật sẽ khơng đảm bảo được bình đẳng giới thực chất và hạnh
phúc một cách tổng thể. Pháp luật tạo ra các cơ hội bình đẳng giới nhưng trong thực

tiễn, các rào cản khiến cả phụ nữ và nam giới khó nắm bắt được cơ hội lại khiến dẫn
đến những thách thức khác.
Chính vì phụ nữ chọn cách tận dụng các cơ hội bình đẳng giới trong bối

cảnh cịn tồn tại định kiến giới khiến phụ nữ không hạnh phúc. Không chỉ nam

giới, ngay cả phụ nữ cũng “đầu tư vào chế độ phụ hệ” (Helman & Ratele, 2016;
Sen, 1995; Worl Bank, 2012) khi nội tâm hóa niềm tin rằng nam giới làm lãnh


đạo tốt hơn và phụ nữ làm các cơng việc chăm sóc tốt hơn... Các tập qn xã
hội bất cơng thường được duy trì và tái tạo thông qua các hành vi và thực hành
hằng ngày. Bằng cách này, phụ nữ đã tái tạo, duy trì các tập quán bất bình đẳng
giới. Khi định kiến giới không bị phá vỡ, phụ nữ và nam giới sẽ tiếp tục phải đối

mặt với bất công giới ngay cả khi có cơ hội bình đẳng. Và điều này làm ảnh
hưởng đến cảm nhận hạnh phúc.

Các chính sách xã hội cần phải tính đến những phức tạp này hơn nữa khi xây
dựng các chiến lược bình đẳng giới và thúc đẩy hạnh phúc. Chúng ta cần có nhiều

biện pháp can thiệp để đảm bảo phụ nữ và nam giới có thể chuẩn bị đầy đủ điều
kiện (kỹ năng, trình độ...) nhằm đón nhận cơ hội bình đẳng và phát triển. Chúng ta

không chỉ đặt mục tiêu giảm khoảng cách giới về thu nhập, không chỉ mong đợi
công việc được trả lương tốt hơn mà còn cần chú trọng tới một số khía cạnh khác

của cơng việc có liên quan mạnh mẽ đến hạnh phúc lớn hơn - sự cân bằng cuộc sống

và công việc, tự chủ, đa dạng, vốn xã hội, sức khoẻ và an toàn. Việc nâng cao thu
nhập (cá nhân, quốc gia) sẽ không nhất thiết và cũng khơng tự động chuyển thành

bình đẳng thực chất hay nâng cao mức độ hạnh phúc (cá nhân, quốc gia).

Bên cạnh đó, các trở ngại về thể chế cũng cần phải được giải quyết. Các chuẩn
mực xã hội, hành vi và thái độ cản trở tiến trình bình đẳng giới cần phải bị thách

thức và phá vỡ. Sự đảm bảo rằng khi các cơ hội bình đẳng giới được tận dụng sẽ
dẫn đến hạnh phúc chứ không phải bất hạnh cần được hướng tới một cách riết róng


hơn. Để có cơ sở khoa học cho đảm bảo này, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa bình

đẳng giới và hạnh phúc từ 4 chiều cạnh sau là rất cần thiết: (i) Bình đẳng giới là
hạnh phúc; (ii) Bình đẳng giới khơng có hạnh phúc; (iii) Hạnh phúc khơng có bình

đẳng giới; (iv) Bất bình đẳng giới là bất hạnh.
Bài viết mang tính gợi mở bước đầu nhằm mục đích đóng góp vào sự hiếu

biết và sự phức tạp của mối quan hệ giữa bình đẳng giới và hạnh phúc - có liên
quan đặc biệt đến can thiệp chính sách và chương trình. Rõ ràng, các quốc gia


138

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 130-138

trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn phải đi một chặng đường

dài để khám phá mối quan hệ giữa bình đẳng và hạnh phúc cũng như sự biến đổi

của nó theo thời gian.

Tài liệu trích dẫn
Betty Friedan. 2015. Bi ẩn nữ tính. Nguyễn Vân Hà (dịch). Đại học Hoa Sen và
Nxb. Hồng Đức.

Carmine Rustin. 2018. Gender equality’ and happiness among South Africa women.
Danh mục Chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia. 2019. Ban hành kèm theo
Thông tư số 10/2019/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Ke hoạch và Đầu tư. Item

ID 137315.

Fraser, N. 2000. Rethinking recognition. New Left Review, 3, pp. 107-120.

Fraser, N. 2007. “Feminist politics in the age of recognition: A two-dimensional
approach to gender justice”. Studies in Social Justice, 7(1), pp.23-35.
Helliwell, Richard Layard, Jeffrey Sachs. WHR 2015. ort/.

Helman, R., & Ratele, K. 2016. “Everyday (in)equality at home: complex
constructions of gender in South African families”. Global Health Action,
9(1), 31122. doi: 10.3402/gha.v9.31 122.
Holter, O.G. 2014. “What’s in it for men?”: Old question, new data”. Men and
Masculinities, 17(5), pp.515-548.

Robeyns, I. 2003. Sen’s capability approach and gender Inequality: selecting
relevant capabilities. Feminist Economics 9 (2-3), pp. 61-92.
Sen, A. 1992. Inequality re-examined. New York, NY: Russell SageFoundation.
Sen, A. 1995. Gender inequality and theories of justice. In M. Nussbaum & J.
Glover (Eds.), Women, culture, development. A study of humancapabilities
(pp. 259-273). Oxford: Oxford University Press.
Stevenson, B., & Wolfers, J. 2009. “The paradox of declining femalehappiness”.
American Economic Journal: Economic Policv, 7(2), pp. 190-225.
Tran Thị Minh Thi (Chủ biên). 2017. Bình đẳng giới trong chính trị từ chiều cạnh
thê chế, văn hoá và hội nhập quốc tế. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội. 2020. Nam giới và nam tính trong một Việt Nam
hội nhập. Báo cáo.
World Bank. 2012. World development report on gender equality and development.
Washington: The International Bank for Reconstruction and Development/
The World Bank.


World Database on Happiness (n.d.). Archive ofresearch findings on subjective enjoyment
oflife. Retrieved December 9,2017, from .
World Happiness Report (WHR) 2012,2013,2015,2016,2017,2018,2019,2020,2021.
ort/.



×