Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Từ những hiều biết về bình đẳng giới, hãy tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142 KB, 14 trang )

Lời mở đầu
Đảng và Nhà nước ta luôn coi vấn đề bình đẳng giới (BĐG) và
khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ là một mục tiêu quan trọng. Việt Nam
được Liên hợp quốc đánh giá là quốc gia có nhiều nhiều thành tựu trong nỗ
lực hướng tới BĐG. Tuy nhiên, sự khác biệt trên cơ sở giới, đồng thời việc
còn tồn tại những cách hiểu chưa đúng về BĐG vẫn đang là rào cản đối với
sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội vẫn còn thể hiện sự bất BĐG, ngay trong cả cách đối xử của những bậc
cha, mẹ đối với các bé trai và bé gái trong gia đình. Một trong nội dung của
vấn đề này được thể hiện trong việc thực hiện quyền học tập của trẻ em trai
và trẻ em gái. Vậy trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ
em gái, vấn đề BĐG được thể hiện ra sao? Với mong muốn tìm hiểu về
BĐG và thực trạng trên, em đã quyết định chọn đề tài số 1: “ Từ những
hiều biết về bình đẳng giới, hãy tìm hiểu và đánh giá về thực trạng bình
đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái
”.
Dù đã cố gắng nhưng chắc hẳn bài viết còn nhiều thiếu sót, rất mong sự
đóng góp từ phía thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!
1
Nội dung
I. Khái niệm bình đẳng giới
1. Dưới góc độ khoa học về giới
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống
và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ đều có vị thế
bình đẳng và được tôn trọng như nhau.
Nhìn vào khái niệm trên ta nhận thấy một số điểm đáng chú ý sau:
- Nam giới và phụ nữ có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và
thực hiện các mong muốn của mình.
- Nam giới và phụ nữ có cơ hội bình đẳng để tham gia đóng góp và thụ
hưởng các nguồn lực và lợi ích của sự phát triển.


- Nam giới và phụ nữ được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình
đẳng và thụ hưởng thành quả một cách bình đẳng.
2. Dưới góc độ Luật Bình đẳng giới
Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới quy định: “Bình đẳng giới là việc
nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội để phát
huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.” Theo đó, nội dung của
Điều luật này bao gồm:
- Nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau về mọi mặt, trong mọi lĩnh vực
của đời sống, xã hội và gia đình.
- Nam, nữ đều được tạo điều kiện và cơ hội để phát triển năng lực của
mình.
- Nam, nữ bình đẳng như nhau trong việc tiếp cận và kiểm soát các
nguồn lực.
2
- Nam, nữ bình đẳng như nhau trong việc tham gia bàn bạc và ra quyết
định.
- Nam, nữ bình đẳng như nhau trong việc thụ hưởng các lợi ích của sự
phát triển (dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm thất nghiệp…)
Như vậy, bình đẳng giới không có nghĩa và không đòi hỏi số lượng phụ
nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động phải ngang bằng nhau mà bình
đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái phải có
cơ hội ngang nhau trong việc sử dụng các quyền của họ. Và vì thế, bình
đẳng giới đòi hỏi các chương trình phát triển, các dịch vụ công và các dịch
vụ xã hội phải được thiết kế sao cho đáp ứng được các nhu cầu nhiều mặt
phù hợp với mức độ ưu tiên khác nhau của phụ nữ và nam giới. Nếu làm
được việc này thì sự phát triển kinh tế xã hội sẽ dẫn tới sự công bằng trong
việc thụ hưởng các thành quả và mở ra cơ hội như nhau cho phụ nữ và nam
giới trong việc phát huy các tiềm năng của cá nhân họ.
II. Thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập

giữa trẻ em trai và trẻ em gái
1. Những quy định của pháp luật hiện hành của nước ta liên quan tới
việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái
Tìm hiểu về vấn đề này, trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là trẻ em?
Theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của
nước ta quy định: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam
dưới mười sáu tuổi”(Điều 1).
Đề cập tới những quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta, trước hết,
chúng ta phải nhắc tới đó là những quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001):
“Điều 59
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân…”
3
“Điều 64
…Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con.”
Tiếp theo là quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006:
“Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
…”
“Điều 33. Trách nhiệm của gia đình
…4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học
tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.”
Ngoài ra, quy định về vấn đề bình đẳng giới trong việc thực hiện
quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em còn có:
Quy định của Luật giáo dục năm 2005:
“Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học
tập…”
“Điều 11.Giáo dục phổ cập
1.Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập.Nhà
nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện phổ cập
giáo dục trong cả nước.
2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ
giáo dục phổ cập.
4
3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình
trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.”
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:
“Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ em
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con
đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn
giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ,
đều được bảo hộ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định
của pháp luật”.
Nhìn vào quy định của pháp luật, ta thấy vấn đề bình đẳng giới trong
việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái được quy định
khá đầy đủ, vậy tình hình thực hiện vấn đề này hiện nay đã thực sự tuân thủ
những quy định của pháp luật hay chưa?
2. Thực trạng bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa
trẻ em trai và trẻ em gái
Từ việc phân tích ở trên về khái niệm bình đẳng giới, chúng ta có thể
hiểu bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền học tập giữa trẻ em trai và trẻ
em gái, đó là việc trẻ em trai và trẻ em gái được tạo điều kiện và cơ hội để
học tập và được thụ hưởng như nhau thành quả từ việc học tập đó.
Nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như

nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều
hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có tiềm năng
thấp hơn trẻ em gái lại được học hành nhiều hơn, như thế, chất lượng nguồn
nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được.
Bình đẳng giới trong giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nguồn
nhân lực của tương lai. Với vai trò quan trọng như vậy nhưng trong thực tế,
5

×