Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Những giải pháp cụ thể ngăn ngừa bạo hành trẻ em lứa tuổi mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.83 KB, 16 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
Câu nói rất mộc mạc và giản dị của vị lãnh tụ Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói
về vẻ ngây thơ hồn nhiên và ngộ nghĩnh của thế hệ mầm non. Trẻ em là hạnh
phúc của gia đình là tương lai của đất nước. Trẻ em rất đáng yêu, đó là món quà
mà cha mẹ được ban tặng. Tất cả trẻ em được sinh ra đều như tờ giấy trắng
nhưng khác nhau ở xuất phát điểm và con đường đi phía trước. Mọi trẻ em đều
có quyền sống học tập, tham gia và bảo vệ không bị xâm hại, trong mơi trường
an tồn, lành mạnh , thân thiện và bình đẳng khơng bị phân biệt đối xử. lợi ích
của trẻ phải được đặt lên hàng đầu bởi vì trẻ em là nhân tố nguồn đến sự phát
triển kinh tế xã hội của gia đình xã hooik và tồn dân tộc. Để trưởng thành và
phát triển thì cần có cách giáo dục của từng gia đình và mơi trường giáo dục.
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo
đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Như nhà xã hội học người Mỹ E.R.PARK có nói “Người ta sinh ra khơng
phải đã là con người, mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục” . Vì
vậy giáo dục thế hệ trẻ là một q trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của
tồn bộ xã hội mà giáo dục nhầ trường là nòng cốt. Muốn nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện theo u cầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước phải đổi mới phương thức quản lý phát triển tổng thể các yếu tố chi phối
quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Trước tiên là tiếp thu nắm vững những đặc điểm
của từng trẻ, đánh giá phân loại, xác định những mặt mạnh,mặt yếu của đa số
trẻ, nắm vững gia cảnh điều kiện hoàn cảnh của gia đình trẻ. Nắm vững mục
tiêu, nội dung dạy học, giáo dục của trường lớp mình chủ nhiệm.
Hiện nay tình trạng bạo hành trẻ lứa tuổi mầm non đang là một vấn đề
nhức nhối trong dư luận bởi tính nghiêm trọng của sự việc. Tình trạng này
khơng chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ mà cịn ảnh hưởng tới


tính mạng của trẻ. Những trẻ em đã từng bị bạo hành thường bị ảnh hưởng tâm
lý và sự phát triển về thể chất. Nhiều trẻ còn bị mắc chứng rối loạn và căng
thẳng hậu chấn thương và nguy hiểm hơn, những di chứng sau khi trẻ bị bạo lực
cịn có thể theo đến suốt cuộc đời.
Trong thời gian gần đây tình trạng bạo lực học đường đang rộ lên và trở
thành vấn đề nóng bỏng ảnh hưởng rất nhiều đến con trẻ. Tuy chỉ xuất hiện ở
một số cơ sở giáo dục tư thục hoặc cơ sở giáo dục tư nhân nhưng đã làm ảnh
hưởng khơng nhỏ tới ngành giáo dục. Chỉ vì một con sâu mà làm rầu nồi canh,
làm cho xã hội có cách nhìn lệch lạc về ngành giáo dục. Đặc biệt là ngành giáo
dục mầm non chịu tai tiếng rất lớn. Trẻ em lứa tuổi mầm non đang trong giai
đoạn vàng để phát triển tâm sinh lý. Môi trường tốt an tồn lành mạnh thì ắt đứa
trẻ đó sẽ phát triển toàn diện tốt về mọi mặt cả về thể chất lẫn tâm tư tình cảm.
Nhưng nếu đứa trẻ sống trong cảnh luôn bị mắng chửi dè bửu và hành hạ thì đứa
1


trẻ đó sẽ hình thành tính hung hăng hiếu thắng hoặc tự kỷ. Bởi vậy môi trường
sống là yếu tố quyết định nên sự hình thành tính cách của trẻ. Do đó, mơi trường
gia đình , mơi trường nhà trường và mơi trường xã hội phải có mối quan hệ
khăng khít và hỗ trợ nhau thật tốt mới có thể hình thành nên một con người có
ích. Vậy để tìm hiểu rõ vấn đề này tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến : “Những giải
pháp cụ thể ngăn ngừa bạo hành trẻ em lứa tuổi mầm non”
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SÁNG KIẾN
Phương pháp quan sát- đàm thoại
Phương pháp tổ chức các buổi tập huấn tuyên truyền
Phương pháp tổ chức các trò chơi, rèn kỹ năng sống.
III. MỤC TIÊU
Đảm bảo mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, chủ động
phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn và kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm nhằm
giảm thiểu bạo lực học đường. tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận

thức, trách nhiệm về phòng chống bạo lực cho người dạy và người học. Các cơ
sở giáo dục cần tổ chức các hoạt động giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng
phòng chống bạo lực học đường và rèn luyện kỹ năng sống cho người học.
Tuyên truyền rộng rãi cho gia đình và tồn xã hội biết được hậu quả của bạo lực
trẻ để mọi người cùng chung tay xây dựng xã hội lành mạnh và bảo vệ trẻ em.
CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN
1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề
Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân
thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các
hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em (Khoản 6, Điều 4,
Luật Trẻ em năm 2016).
Bạo lực học đường hiện nay xảy ra rất nghiêm trọng. Trên cả nước có rất
nhiều trường hợp và dẫn đến hậu quả đáng tiếc ở tất cả các cấp học. Tuy chỉ là
một số cơ sở nhưng đã làm ảnh hưởng tới toàn ngành giáo dục. Đối với lứa tuổi
mầm non đã xảy ra tại một số cơ sở trông trẻ tư nhân, trường tư thục khơng
được nhà nước cấp phép hành nghề. Nhưng chính từ những vết xước đó đã làm
cho ngành giáo dục mầm non phải chịu một cái tiếng xấu là bảo mẫu dữ như
cọp. Nghề giáo viên mầm non so với các nghề khác thì vất vả nhất với đặc thù
chung của ngành. Luôn đi sớm về muộn thức khuya dạy sớm, thậm chí bỏ cả
việc gia đình con cái mình để lo cho con người, với mức thu nhập thấp không đủ
để trang trải cho cuộc sống gia đình cũng khơng thể làm thêm được việc gì để
thêm thu nhập. Chưa hết đè nặng lên đôi vai của giáo viên mầm non là áp lực
nơi cơ quan, phụ huynh và hiện nay thêm vấn đề của xã hội là bạo hành trẻ. chỉ
một cá nhân nào đó gây ra đã làm ảnh hưởng tới toàn thể đội ngũ giáo viên. Từ
những yếu tố đó làm cho giáo viên ngày càng áp lực và rơi vào tình trạng street.
Để tháo gỡ được tình trạng này của xã hội, tại trường mầm non Võ Lao
nơi tơi đã gắn bó cơng tác được hơn 10 năm đã xác định được mục tiêu của vấn
đề là: Trường là nhà, cô là mẹ học sinh là con. Xác định rõ cơng tác phịng
chống bạo lực trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bam giám hiệu,

2


đội ngũ giáo viên và toàn thể cha mẹ học sinh. Từ ngày thành lập trường cho
đến nay hơn 30 năm trường mầm non Võ Lao không để xảy ra bất cứ một tình
trạng bạo lực hay xâm hại nào đối với trẻ. Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu
lao động suất xắc cấp tỉnh và là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 đầu tiên
của huyện Thanh Ba. Trường học thân thiện học sinh tích cực, giáo viên nhiệt
huyết gương mẫu lương tâm trách nhiệm và sáng tạo.Trường học an tồn và lành
mạnh từ chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ. Ln gắn bó chặt chẽ với các cơ
quan đoàn thể của địa phương và được cha mẹ học sinh tín nhiệm tin yêu.
2. Chỉ ra các tồn tại, hạn chế
* Thuận lợi
Trẻ em ngày nay so với trẻ em ngày xưa thì có phần thơng minh và bạo
dạn hơn. Nhưng mức độ trẻ con hiếu độngvà tự kỷ cũng nhiều hơn so với trước.
Tuy nhiên trẻ luôn tự tin và khẳng định được bản thân. Đó là một thuận lợi để
trẻ hình thành tính tự tin trong giao tiếp và trong mọi hoạt động của cuộc sống.
Bên cạnh đó trẻ được tiếp cận với những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
và tiến tiến nên phần nào giúp trẻ thông minh hơn. Đa số cha mẹ trẻ ở độ tuổi
cịn trẻ nên có những năng động và nhanh nhạy hơn trong cuộc sống. Điều đó
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên ln
năng động sáng tạo và thay đổi để đáp ứng được nhu cầu về kiến thức và việc
học tập chơi trải nghiệm của trẻ. Ban giám hiệu, cùng với các ban ngành đoàn
thể trong trường ln quan tâm sát sao tới chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Ln đặt lợi ích và an tồn của trẻ lên hàng đầu. Khơng chỉ vậy tồn thể giáo
viên trong trường hăng hái thi đua làm đồ dùng đồ chơi hấp dẫn đẹp mắt thu hút
trẻ tham gia các hoạt động, tạo khơng khí vui vẻ, thân thiện, gần gũi nhau. Các
cô sáng tạo thiết kế những bài hát múa, điệu nhảy erobic để tuyên truyền về
phòng chống bạo lực cho tất cả học sinh, giáo viên và phụ huynh biết.
* Khó khăn

Trẻ hiếu động năng động, cha mẹ mải mê đi làm ít có thời gian bên con.
Chủ yếu các con là ở nhà với ông bà nên phần nào cũng có ảnh hưởng tới chất
lượng chăm sóc giáo dục các con. Do trẻ được tiếp cận với công nghệ thông tin
hiện đại sớm nên trẻ rất nhạy cảm với các vấn đề của xã hội, nó tác động không
tốt tới nhận thức và sự phát triển của trẻ.
Hồn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, mâu thuẫn gia đình, cha mẹ bị
cuốn vào tệ nạn xã hội, ma túy, cờ bạc... cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến
bạo hành trẻ em. Một phần cũng do nhận thức của cha mẹ trẻ về vấn đề chăm
sóc con khơng đúng cách , khơng khoa học cũng có khả năng dẫn đến mâu thuẫn
gia đình làm ảnh hưởng đến tinh thần trẻ.
.
Việc tuyên truyền, giáo dục, thực thi quyền trẻ em hiện nay của chúng ta
còn thụ động, thiếu tính phịng ngừa, nhiều vụ việc khi xảy ra nghiêm trọng, báo
chí nêu lên, các cơ quan chức năng mới vào cuộc, lên tiếng.
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
3


Trong thời đại cơng nghiệp hóa hiện đại hóa như ngày nay và công nghệ
thông tin bùng nổ rất dễ dàng để thấy được mặt tiêu cực của xã hội. Vấn đề bảo
vệ trẻ em luôn là mục tiêu hàng đầu để phát triển thế hệ tương lai, nhưng không
phải lúc nào trẻ em cũng được an toàn. Nguyên nhân của những vụ bạo hành trẻ
là do đâu? Ngay tại gia đình vẫn để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ: bố mẹ đánh
mắng con, bố say rượu đánh chửi con, con không học được, điểm kém cũng bị
đánh mắng, con không ăn được cũng bị mắng, con không biết giúp đỡ bố mẹ
việc nhà cũng bị la mắng…. Trên lớp con trêu đánh bạn, không ăn, không tập
trung vào bài cũng bị cô giáo la mắng….Ra xã hội bạn bè rủ nhau tụ tập đánh
nhau theo hội đồng vì thích bạn nọ u bạn kia….. Đó một loạt những nguyên
nhân. Nhưng nguyên nhân lớn nhất ở đây là thiếu sự quan tâm, chia sẻ của bố
mẹ và cộng đồng. Vì guồng quay kinh tế lo cơm áo gạo tiền cuộc sống mưu sinh

đã làm cho vòng tay của bố mẹ xa dần các con. Để các con rơi vào tình trạng vơ
cai quản. Mọi áp lực mọi muộn phiền đổ lên đầu các con. Khi đến lớp bất chấp
mọi hành vi sẵn sàng đánh nhau. Gây áp lực cho giáo viên, khơng dạy được thì
bảo khơng ngoan khi rèn rũa thì cho là hình phạt. Cứ như vậy tạo thành một vấn
nạn cho xã hội. Giáo viên muốn học sinh ngoan giỏi phải có sự rèn luyện của
người học và sự phối kết hợp chặt chẽ với gia đình. Nhưng hầu như ngày nay bố
mẹ giao trắng trách nhiệm việc dạy dỗ rèn luyện con mình cho giáo viên. Đó là
một sự thiếu sót rất lớn để con em mình phát triển tồn diện.
4. Tính cấp thiết tạo ra sáng kiến
Để phòng chống bạo lực trẻ lứa tuổi mầm non là một bài tốn mà cần
nhiều phía chung tay giải đáp để đưa ra đáp án tối ưu nhất và hiệu quả nhất. Làm
thế nào để con em mình được an toàn lành mạnh và phát triển toàn diện. Vậy tất
cả các ban ngành mọi người cùng phải chung tay để bảo vệ trẻ em. Cần đưa ra
những giải pháp cụ thể để xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em mọi lúc mọi nơi, từ
gia đình nhà trường và toàn xã hội. Đây là một việc làm cần được triển khai
ngay và nhanh chóng ở các mơi trường gia đình nhà trường và xã hội. Phải xác
định rõ đây không phải việc của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. Cần phải
được phổ biến rộng rãi cho các bậc cha mẹ, các cơ sở giáo dục để tìm ra hướng
giáo dục trẻ một cách an tồn thân thiện và hiệu quả. Để những đứa trẻ lớn lên
trở thành người có ích cho xã hội. Từ thực trạng và ngun nhân trên, để thực
hiện cơng tác phịng chống bạo lực trẻ em trong ngành giáo dục đạt hiệu quả cần
tăng cường các giải pháp sau:
II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo lực trẻ.
Trước tiên, cần tuyên truyền cho phụ huynh, bạn bè đồng nghiệp và mọi
người xung quanh hiểu rõ thế nào là bạo hành trẻ em, bạo lực học đường. Bạo
hành trẻ em không phải là chỉ đánh đập mà la mắng đối xử khơng cơng bằng và
thiếu quan tâm thậm chí bỏ rơi trẻ em cũng là bạo hành trẻ em. Việc giáo dục,
bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân
cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi

trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì
thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng ln ln địi hỏi sự
4


phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan
tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội.
Chúng ta đều biết rằng trong thực tế, trong môi trường xã hội mà trẻ sống,
học tập và phát triển, bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực ln
ln tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân
cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống lại trẻ dễ bắt chước theo,
dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách
của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động
giáo dục giữa nhà trường và gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất
hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất tai hại. Vì vậy rấ cần sự tham
gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây
dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng
cao chất lượng giáo dục. Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ
huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết
hợp. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tơn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín nhà
giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng giáo viên trước mặt con cái.
Trẻ lứa tuổi mầm non còn non nớt và hiếu động nên nhiều bậc cha mẹ
thường có biện pháp dùng roi vọt để dạy con. Các cô giáo thường áp dụng là
phạt trẻ đúng tại chỗ vài giây. Tuy vậy đó cũng chính là hành vi bạo lực trẻ, bởi
hiện nay thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, chỉ với một hành vi nhỏ nhưng
cũng sẽ được thổi phồng lên rất nghiêm trọng. Trước kia,ơng bà ta vẫn thường
nói : “Thương con thì cho roi cho vọt, ghét con thì cho ngọt cho bùi”. Nhưng chỉ
đúng với đối tượng và hồn cảnh nào thơi. Ngày nay mà cơ giáo dùng roi dùng
vọt thì cơ giáo sẽ nhận một mức phạt là bạo hành trẻ em. Vậy hạn chế ở đây là
gì? Đó là câu hỏi khiến tất cả những người làm giáo dục và các bậc cha mẹ phải

suy nghĩ. Số lượng trẻ ngày càng gia tăng kéo theo yêu cầu gia tăng tương ứng
về cơ sở vật chất và nguồn lực phục vụ cho công tác giảng dạy. từ đó nảy sinh ra
nhiều trường tư thục, nhóm trẻ, nhà trẻ ngồi cơng lập phát triển mạnh mẽ.ồ ạt.
Đặc biệt ở các thành phố lớn và khu công nghiệp. Dẫn đến tình trạng khó khăn
trong cơng tác quản lý, kiểm soát về cơ sở vật chất và nhân lực cũng như chất
lượng trong các cơ sở nuôi dạy trẻ. Do đó mới để xảy ra hàng loạt vụ bạo hành
trẻ như thời gian qua. Bạo lực trẻ còn xảy ra ở gia đình cũng rất phổ biến. Xưa
kia thì bảo mẹ ghẻ con chồng nhưng xã hội thời nay con em ruột thịt cũng có thể
bạo hành như người ngồi. Nguyên nhân và lý do tại đâu? Theo xu hướng phát
triển kinh tế và vì cuộc sống mưu sinh nhiều bậc cha mẹ đã khơng cịn quan tâm
con cái như trước. suốt ngày công việc rồi để con tự do tự tại theo ý muốn của
trẻ. Khơng có thời gian quan tâm con cái về tâm tư tình cảm, về sở thích hay
mong muốn của trẻ, mà dần dần hình thành cái gọi là áp đặt với trẻ. Phải thế này
phải thế kia theo ý muốn của cha mẹ mà khơng cần biết con mình có khả năng
làm được hay khơng. Dần dần đứa trẻ sống theo kiểu phó mặc khơng cảm xúc
có thể dẫn đến trầm cảm, tự kỷ. Thấy con khơng được như mong muốn của bố
mẹ thì bố mẹ sẵn sàng lăng mạ,chửi rủa và thậm chí ra tay đánh đập chính con
đẻ của mình. Những hành vi như thế khiến cho trẻ em ngày càng hoang mang
sống trong cảnh mấp mỏng khơng an tồn từ chính gia đình của mình. Một phần
5


nữa là sự nhận thức của người lớn, cha mẹ trẻ chưa nhận thức đúng về quyền
của trẻ em và tác hại của bạo lực trẻ em. Nên đâu đó vẫn cịn xảy ra tình trạng
bạo hành trẻ em. vậy nên chúng ta cần tuyên truyền rộng rãi và lan tỏa nhiều
hình ảnh đẹp, việc làm tốt và tấm gương sáng để cùng nhau chung tay bảo vệ trẻ
em.
Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay,
rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo
con người có nhân cách, có kỹ luật lao động. Để có được những con người đảm

bảo yêu cầu của đổi mới xã hội cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ
giữa ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường và xã hội, tác động mạnh
vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Nhà trường sẽ là vai trò
trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia
đình và các lực lượng trong xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt
đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước,
nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo con người xã hội
chủ nghĩa. Mặt khác, nhà trường ln ln có đội ngũ giáo viên có trình độ,
năng lực, nhiệt tình, tâm huyết và yêu nghề mến trẻ, đã được đào tạo có hệ
thống. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ
tri thức văn hóa đã được rút kết từ các tinh hoa của nhân loại, mở mang trí tuệ
cho học sinh. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa cơ bản này mà nhân cách
của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng.
Xây dựng tài liệu tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, chấp
hành pháp luật của người học, các cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các
cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả
của bạo lực trẻ, trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi
bạo lực trẻ.
Tuyên truyền các gương điển hình trong cơng tác phịng chống bạo lực trẻ
trên các trang web, cổng thông tin điện tử, các phương tiện thơng tin đại chúng
và các hình thức khác cho người học, các bộ quản lý nhà giáo, nhân viên trong
các cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng.
Cụ thể: Năm học 2018- 2019 Phòng Giáo Dục huyện Thanh Ba có tổ chức
hội thi “ Phịng chống bạo lực trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non” Trường
mầm non Võ Lao đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh giáo viên trường tham
gia thi và đạt giải 3. Với kết quả là toàn thể giáo viên, phụ huynh và học sinh
hưởng ứng nhiệt tình, đã phối kết hợp chặt chẽ với nhau để chăm sóc giáo dục
trẻ phát triển toàn diện an toàn và lành mạnh. Tất cả giáo viên chúng tôi đã
không ngừng học hỏi nhau về chuyên môn về kinh nghiệm nuôi con, chăm sóc
trẻ. Các tổ chun mơn đã cùng nhau ngồi lại sinh hoạt tổ chuyên môn và dự giờ

đồng nghiệp, góp ý và đưa ra các biện pháp hay nhất hiệu quả nhất để chăm sóc
giáo dục trẻ. Tổ chức thi đua giữa các lớp các khối với nhau về chủ đề tuyên
truyền phòng chống bạo lực trẻ lứa tuổi mầm non.Thường xuyên giữ mối liên hệ
chặt chẽ với phụ huynh để kịp thời trao đổi thơng tin về tình hình của trẻ.

6


(H/ả: Truyền tải thơng điệp nói khơng với bạo lực trẻ em)
7


Đến năm học 2019- 2020 trường tiếp tục triển khai và phát huy thực hiện
có hiệu quả xây dựng mơi trường an tồn- thân thiện- bình đẳng, lấy trẻ làm
trung tâm. Đặc biệt trong năm học này do dịch bệnh covid-19 đang diễn biến
phức tạp, các con tạm nghỉ ở nhà nhưng giáo viên chúng tôi luôn đồng hành sát
cánh bên các con, quan tâm chia sẻ hướng dẫn các con cách bảo vệ vệ sinh thân
thể, cách phòng tránh dịch bệnh rất tích cực qua gọi điện hỏi thăm sức khỏe .
Luôn tuyên truyền tới tất cả các bậc phụ huynh để cùng nhau chăm lo cho các
con luôn khỏe mạnh. Gợi ý cho các phụ huynh tự tạo ra những đồ chơi hoặc
sáng tác ra các trò chơi phù hợp với khả năng nhu cầu của trẻ khi ở nhà. Đảm
bảo trẻ luôn được đối xử công bằng tạo cảm giác an tồn thân thiện.
2. Xây dựng mơi trường an tồn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng trong
trường mầm non.
Mục tiêu đầu tiên nhà trường đặt ra là phải đảm bảo tuyệt đối về an tồn
tính mạng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Tuyệt đối khơng để xảy ra tình
trạng bạo hành trẻ em. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử
văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại thông tư số
06/2019TT- BGDĐT là tăng cường giáo dục phòng chống bạo lực học đường,
phòng chống tai nạn thương tích, an tồn giao thơng cho trẻ ở các cơ sở giáo dục

mầm non. Đảm bảo trẻ được học tập và vui chơi trong môi trường an toàn cả về
vật chất và tinh thần. Được đối xử xơng bằng trai như gái, hồn cảnh địa vị của
các gia đình trẻ đều như nhau. Đối với những trẻ khuyết tật được hịa nhập cộng
đồng hoặc hồn cảnh khó khăn đều được chăm sóc và giáo dục cơng bằng như
nhau. Hàng năm, cơ sở giáo dục có bản cam kết với cơ quan cấp trên về việc
đảm bảo môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện và khơng có bạo lực.
Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục mầm
non. Tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm, tập thể có tính cộng đồng, xã
hội nhằm tạo cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế,
góp phần định hướng thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, hình thành và
phát triển nhân cách. Xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân
thiện và bình đẳng.
Phát triển các câu lạc bộ, lớp học phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều
kiện và lứa tuổi học sinh. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập
thể, hoạt động xã hội để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học
sinh.
Thường xuyên cung cấp các thông tin về hoạt động của cơ sở giáo dục
đến gia đình người học để cùng phối hợp giáo dục người học. Tổ chức ký cam
kết giữa cơ sở giáo dục với gia đình người học và các tổ chức khác trong việc
xây dựng môi trường giáo dục an tồn lành mạnh thân thiện và phịng chống bạo
lực trẻ.
Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với
người học, trẻ em. Tổ chức các diễn đàn tọa đàm , giao lưu hội nghị, thảo luận
và các hình thức phù hợp khác để người học, các bộ quản lý, nhà giáo , nhân
viên được bày tỏ các kiến nghị, sáng kiến, nguyện vọng đối với các cơ sở giáo
dục, cơ quan tổ chức cá nhân. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm,
8


trường và có mời các bậc phụ huynh và cơ quan địa phương tham gia để đẩy

mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi.
Giáo viên sẽ là cầu nối vững chắc cho trẻ với ngơi trường. Mơi trường
giáo dục an tồn sẽ là ngôi nhà thứ hai của trẻ để giúp trẻ lớn lên phát triển và
bước đầu hình thành nhân cách kỹ năng sống tốt đẹp. Mơi trường an tồn, bình
đẳng thì trẻ sẽ là trung tâm của các hoạt động trong nhà trường.
3. Tích hợp nội dung giáo dục phòng chống bạo lực trẻ vào các hoạt động
giáo dục, nội dung chương trình, sách giáo khoa.
Tăng cường lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục đạo đức lối sống, kỹ
năng sống ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong nội dung chương trình
chăm sóc giáo dục, hoạt động giáo dục của chương trình sách giáo khoa .
Lồng ghép tích hợp nội dung kiến thức về đảm bảo mơi trường giáo dục
an tồn lành mạnh thân thiện phịng chống bạo lực trẻ vào kế hoạch của cơ sở
giáo dục. Ln sáng tạo làm mới nội dung và hình thức truyền tải, tạo điều kiện
mọi mặt về môi trường vật chất, môi trường xã hội. Thường xuyên đưa ra các
tình huống để trẻ tư duy bàn bạc đưa ra các giải pháp tốt nhất đối với trẻ. Về
phía giáo viên thì khơng nên phủ định quyết định của trẻ mà thay vào đó là
những lời động viên có cánh nhưng sát thực tiễn để tạo cho trẻ cảm giác thoải
mái tự chủ và tự tin. Đó là bước tiền đề để trẻ có thể tự mình giải quyết vấn đề
một cách tự chủ và khách quan.
Giáo dục trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống về phòng, chống bạo
lực trẻ và phòng chống bạo hành trẻ em cho người đi học, cán bộ quản lý, nhà
giáo, nhân viên của cơ sở và gia đình người học.
Cụ thể: Nhà trường có kế hoạch tập huấn, hay chăm sóc sức khỏe trẻ cần
mời phụ huynh tham gia để tập những kỹ năng kiến thức ni dạy chăm sóc trẻ
khoa học. Đặc biệt tuyên truyền những kiến thức về phòng chống bạo lực bạo
hành trẻ để mọi người cùng nắm được. Tổ chức các buổi trải nghiệm dã ngoại
hoặc tạo ra các tình huống để giáo viên phụ huynh và học sinh cùng giải quyết
tìm ra kết quả tốt nhất. Có thể những câu hỏi trắc nghiệm, những câu hỏi tình
huống để học sinh, phụ huynh, giáo viên tìm ra đáp án…..
4. Nâng cao năng lực phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản

lý, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non.
Nếu ai hỏi “ Em làm nghề gì?”. Thì em sẽ trả lời như sau:
Nghề giáo viên nghe thơi đã thấy thích
Cùng lắng nghe chia sẻ để yêu thương
Em ươm mầm cho hạt giống trẻ thơ
Gieo hy vọng trong hoan ca tiếng hát
Để ngày mai con cất cánh bay lên
Với tinh hoa rạng ngời của đất nước.
Không phải tự nhiên mà có câu: “Nghề giáo viên là nghề cao quý nhất”.
Nghề nào cũng có nỗi vất vả riêng, nhưng nghề giáo viên có một nét đặc trưng
riêng biệt. Đó là nghề trồng người. Giáo viên cần phải có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp, phải có năng lực sư phạm thì mới có thể được sướng tên nhà giáo.
Khơng phải ai sinh ra cũng hồn hảo mà chúng ta cần phải trau dồi hàng ngày
9


thường xuyên liên tục học hỏi để cập nhật kiến thức, kinh nghiệm theo sự phát
triển của con người thời đại hiện nay. Đối với giáo viên mầm non thì luôn phải
linh hoạt, sáng tạo, mẫu mực và không ngừng học tập về chuyên môn nghiệp vụ.
Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, của
nghành. Thực hiện có hiệu quả chỉ thị 05/CT-TW học tập và làm theo tư tưởng
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động
“ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của các tổ
chức đoàn thể trong việc quản lý, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục. Đặc biệt là phải tuân
thủ theo nhiệm vụ của giáo viên "Điều 35. Nhiệm vụ của giáo viên
Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Thực hiện cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình

giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng mơi trường giáo
dục, tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và
quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên mơn, của nhà trường, nhà trẻ,
nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu,
thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ
các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ
động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để
nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Thực hiện nghĩa vụ cơng dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy
định của nhà trường, quyết định của hiệu trưởng.
Và những điều giáo viên không được làm:
Các hành vi giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non không
được làm được quy định tại điều 40 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo
văn bản hợp nhất số 04/VBHN- BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 như sau:
Các hành vi giáo viên không được làm:
Xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp
Xuyên tạc nội dung giáo dục.
Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình ni dưỡng, chăm sóc giáo
dục.
Đối xử khơng cơng bằng đối với trẻ em.
Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.
Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em. làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động
ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
Tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phịng, chống bạo lực học
đường trong chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường. Xây dựng các
chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân,

10


phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo
dục, hoạt động đoàn, hội. Tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về phòng,
chống bạo lực học đường, giáo dục kỷ luật tích cực cho cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên, tích cực nêu gương người tốt việc tốt, đề cao sự gương mẫu của
các cá nhân để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân
thiện, thuyết phục.
Cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nâng cao
đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả phương pháp
giáo dục tích cực trong nhà trường. Tổ chức đánh giá rà soát bố trí đội ngũ cán
bộ nhà giáo, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân, đảm bảo
trong cơ sở giáo dục khơng có quản lý nhà giáo và nhân viên vi phạm đạo đức
nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ. Xử lý nghiêm theo quy định
của pháp luật đối với nhà giáo có hành vi bạo lực.
Tiến hành rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình,
hình thức đào tạo, gắn yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ sư phạm với năng lực, phẩm
chất nghề nghiệp cho giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn
nghề nghiệp giáo viên. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực
hành, thực tập sư phạm để rèn các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giải quyết tình
huống sư phạm, kỹ năng tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh, bồi dưỡng đạo đức nhà
giáo, chuyên đề đào tạo về công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phòng chống bạo lực trẻ cho người
học và đội ngũ cán bộ quản lý nhà giáo nhân viên trong cơ sở giáo dục.
5. Kiểm tra giám sát và xử lý bạo lực trẻ.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục, phát hiện xử lý các vi phạm liên quan
đến bạo lực tại các các cơ sở giáo dục.
Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của các cơ sở giáo dục,

hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát và các hình thức
khác. Theo dõi thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực.
Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa nhà trường và gia đình để tăng cường phối
hợp quản lý xử lý các tình huống liên quan đến bạo lực học đường. Xử lý
nghiêm mạnh tay các hành vi nguy cơ gây ra bạo lực trẻ em. Cần đưa ra pháp lật
để trừng trị những người có hành vi hay động cơ bạo lực trẻ để làm gương cho
người khác.
Xây dựng và áp dụng các cơng cụ phịng ngừa giải quyết nguy cơ xảy ra
bạo lực trẻ. Xây dựng cơ chế phối hợp và quy trình xử lý các tình huống bạo lực.
Xây dựng hệ thống thu thập phân tích thơng tin điện tử về bạo lực học đường
của ngành giáo dục.
Cụ thể: Trong nhà trường gồm có các ban ngành đồn thể như cơng đồn,
ban thanh tra nhân dân, ban đại diện cha mẹ học sinh. Vậy trách nhiệm và cơng
việc của từng đồn thể cần phối hợp chặt chẽ với nhau và phát huy hết khả năng
trách nhiệm của mình góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực, mơi trường an tồn lành mạnh khơng có bạo lực.Tạo cơ hội bồi đắp quan hệ
với những người lớn quan tâm đến trẻ, kết hợp với chương trình học, phòng
11


tránh các vấn đề kỷ luật. Biện pháp kỷ luật công bằng, xác đáng và kết hợp đồng
thời những việc làm gắn kết mối quan hệ với trẻ sẽ làm giảm những rắc rối
tương tự sau này. Những biện pháp kỷ luật duy trì hiệu quả hành vi giao tiếp
thích hợp giúp trường học trở nên an toàn hơn. Trường học an tồn hơn sẽ tạo
mơi trường học tập hiệu quả hơn.Khi trẻ được học trong môi trường giáo dục bổ
ích, trẻ sẽ cải thiện hành vi và nhận thức tốt hơn. Trẻ chú ý tập trung lắng nghe
và dễ dàng chia sẻ với cô và các bạn, bố mẹ trẻ
Để áp dụng được những biện pháp này cần đáp ứng được những nhu cầu
phù hợp với trường, địa phương.
Thực hiện nghiêm túc nội quy, điều lệ trường mầm non. Trong Làm tốt công tác

khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành
mạnh, thân thiện, bình đẳng.Tuyệt đối nói khơng với bạo lực trẻ em.
Tại điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định các chủ thể giáo dục phải đảm
bảo các yêu cầu sau: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, tồn diện,
thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công
dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của
người học”. Như vậy, Luật Giáo dục quy định đối với tất cả các giáo viên, người
làm công tác quản lý giáo dục. Đối với giáo viên, thì trách nhiệm của họ khơng
chỉ truyền đạt những kiến thức chun mơn mà cịn phải giáo dục đạo đức, lối
sống, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của trẻ. Phải nắm được chất
lượng toàn diện trên tất cả các mặt, khơng chỉ học mà cịn là sự tu dưỡng, rèn
luyện, sự phát triển và những thay đổi của trẻ.
Đối với bậc học mầm non thì cần coi trọng vấn đề dạy người hơn dạy chữ,
bởi “Tiên học lễ, hậu học văn” nền móng của nhân cách con người hình thành
như thế nào thì đều bắt đầu từ bậc học mầm non. Các con cần được trang bị cho
mình đầy đủ về lễ giáo và kỹ năng sống để từ đó sẽ hình thành con đường đi
đúng đắn và thành cơng.
Trong q trình đồng hành cùng các con, khơng ai có thể chắc chắn 100%
rằng mình khơng nóng nảy hay mất bình tĩnh. Nhưng điều quan trọng rằng
chúng ta là những người bạn, những người cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến
thức và cùng nhau tìm ra con đường đến thành công. Cô là người đi trước sẽ
truyền đạt kiến thức kinh nghiệm và kỹ năng sống tích cực cho trẻ. Trẻ là người
tiếp nhận tuy có thể theo các cách khác nhau, mức độ tiếp thu khác nhau và sự
thành công khác nhau. Nhưng chúng ta cùng đến chung một đích là tình u
thương, sự sẻ chia, kết quả thành cơng, cống hiến hết mình cho xã hội, làm
người có ích cho xã hội, biết trân trọng và bằng lịng với những gì mình có. Đặc
biệt là cùng nói khơng với bạo lực. Đó là con đường đi đúng đắn nhất, hịa bình
nhất và lâu bền nhất. Đúng như truyền thống của dân tộc Việt Nam ta:
“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
Chỉ có yêu thương mới làm con người gần gũi gắn kết bên nhau mãi mãi.

12


III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG NHÂN RỘNG
Từ khi có chuyên đề phòng chống bạo lực trẻ trong các cơ sở giáo dục
mầm non, nhà trường nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía gia đình phụ huynh
và các cơ quan đoàn thể. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên thực hiện rất tốt đạo đức
nghề nghiệp, lương tâm trách nhiệm. Có những phương pháp giảng dạy hiệu
quả, nhẹ nhàng mà chất lượng. Tôi rất mong là sức lan tỏa của sáng kiến sẽ được
các cơ giáo trong tồn trường áp dụng hiệu quả và nếu có thể lan tỏa tới các nhà
trường mầm non ( Cơ sở giáo dục mầm non) trong tồn huyện.
“Roi vọt khơng dạy trẻ em nên người
Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng
*Qua khảo sát cho thấy kết quả như sau:
Tổng học sinh trong trường có 290 cháu
Đầu năm
Hết học kỳ 1
* Nề nếp:
147/290 cháu = 50,6%
260/290 cháu = 90%
*Bé ngoan

169/290 cháu = 58,2%

264/290 cháu = 91,0%

* Trẻ mạnh

dạn

149/290 cháu = 51,3%

235/290 cháu= 81,0%

* Trẻ nhận
thức tốt

156/290 cháu= 53,7%

246/290 cháu= 84,8%

* Trẻ giao tiếp 162/290 cháu= 55,8%
tốt

233/290 cháu= 80,3%

Để đạt được kết quả như trên là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ban giám
hiệu, đội ngũ giáo viên nhân viên trường mầm non Võ Lao. Đặc biệt là sự quan
tâm động viên chia sẻ của chính quyền địa phương và các bậc cha mẹ học sinh.
Ln u thương bảo vệ chăm sóc các cháu để các cháu ngày càng lớn lên và
phát triển toàn diện.
IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Từ sáng kiến với kết quả trên tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như
sau: Giáo viên khi bước vào lớp cần có thái độ vui vẻ niềm nở, thân thiện gần
gũi, chia sẻ, động viên nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm tư nguyện vọng
của trẻ. Đặc biệt phải công bằng trong mọi việc và mọi trẻ, yêu thương trẻ như
nhau. Giáo viên phải có tâm với nghề, phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.
Luôn là người kết nối thân thiết giữa nhà trường với gia đình, là cầu nối giữa tri

thức với trẻ với cha mẹ trẻ. Đối với trẻ cô như là người mẹ hiền thứ hai của trẻ,
như người bạn lớn chơi với trẻ, và lắng nghe con trẻ nói dãi bày tâm sự. Một
thành phần vơ cùng quan trọng đó là cha mẹ trẻ hãy luôn dành thời gian quan
tâm chia sẻ với con cái để biết được con đang có gì, đang cần gì và mong muốn
được điều gì. Chỉ như vậy thì trẻ em mới lớn lên được từ trong tinh thần và thể
chất.
13


Bên cạnh đó,gia đình ln giữ vai trị hàng đầu, yếu tố quyết định đối với
việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quan hệ huyết thống và ni dưỡng
chính là hai trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình. Cha mẹ và các thành
viên trong gia đình là những người gần gũi mật thiết, thường xuyên bên cạnh trẻ
em, nên việc chăm sóc con trẻ khơng chỉ là trách nhiệm mà cịn là “bản năng”
của họ. Trong gia đình, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực
hiện một cách khoa học, với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Chăm sóc phải
gắn liền với bảo vệ, phải xác định gia đình chính là nơi an tồn nhất cho trẻ em.
Bảo vệ trẻ em trước hết là đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của
mình; đồng thời phịng ngừa khơng để trẻ em bị thiệt thịi, khơng bị xâm hại đến
các quyền đã được pháp luật thừa nhận (Nhà nước đã tham gia ký kết Công ước
Quốc tế về quyền trẻ em; ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Luật Phổ cập giáo dục tiểu học; Luật Hơn nhân và Gia đình; các văn bản
dưới Luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em…).
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cịn nhằm ngăn ngừa, khơng để các em rơi vào
hồn cảnh đặc biệt khó khăn như: Mồ cơi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình
dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội…
Khi thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, gia đình
khơng thể tách rời những yếu tố khác là nhà trường và cộng đồng xã hội; không
chỉ quan tâm tới những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà cịn phải
biết được những hoạt động của các em tại trường học, tại những nơi sinh hoạt

cộng đồng để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.
Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình,
với khả năng cao nhất của mình, cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất
để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã
được nâng lên, với mức ổn định khá, nên các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không
chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em
khơng phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập, phát triển theo khả năng
của mình. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thơng điệp chung
mà nhân loại tiến bộ đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai.
Quan tâm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm khơng chỉ của mỗi
gia đình mà cịn là của tồn xã hội.
Để thế hệ trẻ hơm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất
nước, trách nhiệm đầu tiên là của mọi gia đình. Gia đình phải thực sự là tổ ấm,
nơi ni dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ; là thành trì an tồn, phịng chống
các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.
Sáng kiến này tôi rất mong được áp dụng rộng rãi tồn trường trong
những năm tới, nếu có thể sẽ được nhân rộng ra các đơn vị khác.
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với sáng kiến “ Những giải pháp cụ thể ngăn ngừa bạo hành trẻ lứa
tuổi mầm non” tôi rất mong được áp dụng và phổ biến tới tất cả giáo viên phụ
huynh. Tất cả vì con em, vì tương lai đất nước. Đất nước nhân văn phát triển
tồn diện thì phải có nền giáo dục chính thống, căn bản tồn diện. Khơng có bạo
14


lực học đường, khơng có bạo hành trẻ em, lan tỏa yêu thương bao bọc lẫn nhau
cùng nhau cố gắng nỗ lực phấn đấu vì ngày mai tươi sáng. Như cha ông của dân
tộc ta vẫn dạy:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Để áp dụng được sáng kiến nhân rộng, tơi có một số đề xuất sau.
2. Đề xuất, kiến nghị
* Phòng giáo dục và đào tạo
Phối hợp với các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội của địa phương
xây dựng mơi trường giáo dục an tồn lành mạnh, thân thiện và phòng chống
bạo lực trẻ.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thực hiện các nhiệm vụ
được giao. Nắm vững thông tin về bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục
thuộc phạm vi quản lý để sử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm
quyền xử lý kịp thời. Chỉ đạo triển khai việc cung cấp số liệu lên hệ thống thông
tin điện tử về phòng chống bạo lực trẻ em của ngành giáo dục.
* Đối với nhà trường
Lãnh đạo các nhà trường chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên
khi để xảy ra vụ bạo lực ( nếu có). Xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc đề nghị
các cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Phối hợp
các cơ quan đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hành động tại
cơ sở giáo dục. Tổ chức ký cam kết phối hợp hàng năm giữa gia đình với nhà
trường khơng để xảy ra tình trạng bạo lực trẻ em.
Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, các
mơ hình phịng chống bạo lực trẻ và triển khai bộ cơng cụ hỗ trợ phịng ngừa các
nguy cơ về bạo lực trẻ và kịch bản ứng phó với các tình huống bạo lực. Khơng
để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ em. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát
thực hiện tốt các quy định về môi trường an toàn, kịp thời phát hiện các yếu tố
nguy cơ gây mất an tồn cho trẻ và có biện pháp khắc phục.
Ngày 20 tháng 3 năm 2020
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG


Đỗ Thị Thu Phương

15


16



×